1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE

32 2,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

 BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ

KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE

GVHD: Thầy Phạm Anh Tuấn

Nhóm thực hiện:

1.Võ Thị Thanh Tuyền B1301065 2.Châu Thị Mộng B1301027 3.Nguyễn Thị Ngọc Viên B1301068 4.Trần Thị Cẩm Thu B1301052 5.Chim Thị Thu Thể B1301049 6.Hồ Bảo Yến B1301070 7.Nguyễn Thị Út B1301071 8.Nguyễn Thanh Cường B1301001 9.Nguyễn Thị Anh Thư B1301054

10 Thái Thị Thu Hà B110343

Năm học: 2016

Trang 2

2015-ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH

HAMLET (SHAKEKSPEARE)

1.TÌM HIỂU CHUNG

1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của W.Shakekspeare

1.1.1 Vài nét về cuộc đời của Shakekspeare

William Shakespeare (1564-1616) sinh trưởng tại Statford-upon-Avon,một thị trấn nằm ở trung tâm nước Anh Shakepera là con thứ ba của ông JohnShakepeare và bà Marry Arden Shakepeare Ông John là một người vốn theonghề nông nhưng rồi rời bỏ đồng ruộng ra thị trấn theo đuổi nghề làm bao tay.Nhờ cần cù, làm ăn phát đạt John được bầu làm thị trưởng Bà Marry là con gáimột chủ trại giàu có theo đạo thiên chúa Catholic Thuở nhỏ Shkespeare theohọc ở trường tiểu học Stratford, trường Grammar School và được tiếp xúc vớicác môn phổ thông, tiếng Hi Lạp, Latinh và một vài tác phẩm cổ đại Hi Lạp, La

Mã Năm 1576 gia đình gặp tai nạn và Shakepeare không thể theo học đượcnữa Năm 18 tuổi thì kết hôn với Anna Hathaway (26 tuổi) Ba năm sau, hai vợchồng sinh được ba người con Hai con gái và một con trai (tên Hmnet), năm

11 tuổi Hamnet mất

Càng ngày cuộc sống gia đình càng túng quẫn hơn Năm 23 tuổiShakepeare rời quê hương ra kinh thành Luân Đôn với hai bàn tay trắng vàniềm đam mê sân khấu Ông tìm đến rạp The Theatre xin làm chân giữ ngựa rồisoát vé, về sau làm chân nhắc vở hoặc đóng vai phụ Trong thời gian này ôngkhông ngừng học hỏi, học tiếng Pháp, tiếng Italia và nghiền ngẫm cuốn Sử biênniên của Anh, Ailen và Xcô của Holinet Từ năm 1950, ông bắt tay vào sựnghiệp sáng tác Sau đó cho ra đời tập thơ "Venus & Adonis" vào năm 1593.Tuy nhiên sau đó ông chuyển sang làm thơ, do bệnh dịch hoành hành đã khiếncho các rạp hát ở thành phố Luân Đôn phải đóng cửa, nhu cầu về các vở kịchgiảm đi Những năm 1599- 1608, ông hoạt động tích cực đã viết ra nhiều hàikịch và hầu như tất cả bi kịch, do đó danh tiếng của ông vang lừng Vào 8 năm

Trang 3

cuối đời ông đã viết ra 4 vở kịch là Cymbeline, Henrry VIII, Bão Tố, CâuChuyện Mùa Đông.

10/2/1616: con gái của ông là Judith lập gia đình với Thomas Quiney-contrai một người hàng xóm Sáu tuần lễ sau đó ông viết di chúc rồi trong vòngmột tháng, ông qua đời và an nghỉ ở nghĩa trang của nhà thờ Stratford Bảynăm về sau, tức là vào năm 1623 các tác phẩm lừng danh của ông bắt đầu được

in thành sách và phổ biến

1.1.2 Vài nét về sự nghiệp của Shakepeare

Shakepeare là nhà văn và là nhà viết kịch vĩ đại nhất của văn học PhụcHưng Anh nói riêng và văn học Châu Âu nói chung Ông để lại cho nền vănhọc với nhiều tác phẩm có giá trị (kể cả tác phẩm hợp tác) bao gồm 38 vở kịch,

154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài và vài bài thơ ngắn Những vở kịchcủa ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được trình diễn ở khắp các sânkhấu lớn trên toàn thế giới, nhiều hơn các nhà viết kịch khác

Các nhà nghiên cứu thường chia sự nghiệp sáng tác của ông làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn đầu 1590 – 1594: Đây là thời kỳ ông viết nhiều về hài kịch.

Người ta thường gọi đây là thời kỳ tập sự, thử sức, sửa chữa hay cải biên các

vở cũ và hợp tác với soạn giả khác viết vở mới Thời kỳ này Shakespeare cho

ra đời hai bản trường ca Vinơx và Âyđônix (1593), Lucrit (1594) cùng một sốbài none là say mê lòng người Nổi bật là vở Romeo và Juliet được viết vàocuối thời kỳ này

Giai đoạn đầu 1594 – 1600: Là thời kỳ trình diễn các vở kịch lịch sử

nổi tiếng như Henri IV (2 phần), Henri V…cùng một số vở kịch khác, Chàngthương gia Vơnizơ, Giấc mộng đêm hè… Giai đoạn này tài năng củaShakespeare được bùng nổ như hoa mùa xuân với cảm hứng chủ đạo là lạcquan, yêu đời, yêu quê hương đất nước

Giai đoạn đầu 1601 – 1608: Ông sáng tác chủ yếu là bi kịch bao gồm

các tác phẩm bi kịch nổi tiếng như Hamlet, Macbeth, Othello, Vua lear và một

vài tác phẩm khác bằng tiếng Anh

Giai đoạn đầu 1608 – 1613: Trong giai đoạn này, ông chủ yếu viết về

những cuộc tình thơ mộng, đầy trắc trở nhưng cuối cùng cũng tốt đẹp: Câuchuyện mùa đông, Bão táp, Periklex…và thường hợp tác với một số nhà viết

Trang 4

kịch khác Từ 1613, Shakespeare không viết nữa, ông về lại thị trấn quê hương

và rất ít khi ra Luân Đôn

Những vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với chất lượng khác nhau.Năm 1623, Shakespeare cùng hai đồng nghiệp cũ cùng làm việc trên sân khấu

kịch, xuất bản “First Folio” tác phẩm tập hợp tất cả các vở kịch được coi là

thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác kịch của ông

Đa phần những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare là những vở bi kịch vàđược viết vào giai đoạn thứ ba trong sự nghiệp sáng tác của ông (1601 – 1608).Đây là giai đoạn mà những cảm hứng lạc quan vui vẻ đã được thay thế bằngthái độ lên án, đã phản ánh mạnh mẽ những mặt đen tối của cái xã hội hiệnthời Thời đại của Shakespeare là thời đại của những chuyển biến, đổi thaymạnh mẽ Ở đó chế độ phong kiến với một tốc độ hết sức nhanh chóng đãchuyển mình để trở thành chế độ Tư Bản với hàng loạt sự thay đổi về hệ giá trị

Bi kịch của Shakespeare thể hiện ước mơ hóa giải những mối xung độtcủa xã hội Trong bi kịch của Shakespeare luôn tồn tại sự đối lập giữa tư tưởngnhân văn và hiện thực xã hội đen tối, xấu xa Chính mối mâu thuẫn màShakespeare đề cập đến trong các vở bi kịch của ông đã phản ánh được sự bếtắc và tan vỡ của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng trước các thế lực tàn phá

Trong bi kịch của Shakespeare, xung đột chủ yếu được đề cập đến là quátrình đấu tranh của con người mang lý tưởng cao đẹp chống lại các thế lực xấu

xa Trong cuộc đấu tranh đó, những con người mang trong mình lý tưởng sẽ bị

cô lập, đàn áp nhưng những lý tưởng của họ sẽ còn mãi với thời gian Dù conngười mang lý tưởng có bị thất bại đi nữa thì bi kịch của ông cũng khônghướng tới chủ nghĩa bi quan, mà trái lại bi kịch của ông lại mang niềm tin sâusắc và mạnh mẽ về con người và cuộc đời, vào sự thắng lợi của chân lý

1.2 Vài nét về tác phẩm Hamlet

1.2.1 Tiểu sử

Shakespease viết Hamlet vào khoảng năm 1601 theo thể tuồng

(melodrame), là hình thức nghệ thuật sân khấu phổ biến ở nước Anh thời bấygiờ Về sau qua nhiều lần trình diễn, tác phẩm bị tam sao thất bản, ông tự taychỉnh lý dần tác phẩm Văn bản cuối cùng theo thể kịch nói xuất bản năm 1623

được dùng cho đến ngày nay Kịch bản của Hamlet phỏng theo một truyện dân

Trang 5

gian Đan Mạch Truyện này đã được thầy tu Đan Mạch tên là Grammaticut(Saxo Grammaticus sao chép lại từ ba thế kỉ trước) Đến năm 1572 nhà biênsoạn Pháp tên là Belơforét (Louis de Belleforest) dựa vào đó mà viết câuchuyện bi thảm thứ năm trong tập truyện của ông Đây là chuyện một vị thái tửtên là Amlet (Amleth) phải giả điên để tìm cách báo thù cho cha, vì người chúruột đã giết cha chàng, lấy mẹ chàng và cướp đoạt ngôi vua.

Tuy rằng kịch bản của Shakespease dựa trên câu chuyện đó nhưng chủ

đề tư tưởng cũng như tính cách các nhân vật của bi kịch Hamlet hoàn toàn khác

hẳn hai bản văn kia Amlet của Grammaticut là “một con người có thể sánh với thần thánh, làm được những việc tày trời như Hecquyn” Amlet của Belơforét

là một con người có sức “chiến thắng được số mệnh nhờ đức kiên trì nhẫn nại, nêu lên một tấm gương vĩ đại và dũng cảm” Hamlet của Shakespease không

thuộc vào loại những con người tượng trưng đơn giản đó, cũng như chủ đề câuchuyện không phải chỉ là sự trả thù Dưới ngòi bút của Shakespease, Hamlet làmột điển hình hiện thực phức tạp, một con người đa dạng về tính cách mà tínhcách hoài nghi là chủ yếu Chàng luôn bất bình đối với xã hội chàng đang sống,chàng đã vùng lên kháng cự cuộc sống đen tối với ước muốn cuộc sống tốt đẹp

và con người lương thiện Nhưng cuối cùng chính chàng cũng trở thành nạnnhân của cuộc sống đen tối và đầy mưu mô đó

1.2.2 Tóm tắt tác phẩm Hamlet

Vở kịch “Hamlet” xoay quanh nhân vật trung tâm là hoàng tử Hamlet

nước Đan Mạch Gia đình chàng gặp một cảnh ngộ éo le: vua cha vừa chếtđược hai tháng thì mẹ chàng – Hoàng hậu Gertrude tái giá lấy chú ruột củachàng là Claudius Một đêm Horatio cùng một số binh sĩ khác nhìn thấy Hồn

ma xuất hiện trong lâu đài, họ liền thuật chuyện kỳ lạ ấy cho Hamlet nghe.Không hiểu vì sao sau khi nghe chuyện về hồn ma, có một động lực vô hìnhnào đó đã thúc giục Hamlet tìm gặp cho được Hồn ma ấy Khi biết Hồn ma làngười cha đáng kính, uy nghiêm của mình cũng là lúc chàng phát hiện ra sựthật nguyên nhân cái chết của cha mình Ông chết không phải vì bị rắn cắn nhưlời đồn đại mà là bị ám hại bởi một âm mưu thâm độc của Claudius Chú ruộtcủa chàng vì muốn chiếm đoạt ngai vàng và cả Hoàng hậu nên đã nhẫn tâm đổthuốc độc vào tai cha chàng trong khi ông đang ngủ say

Trang 6

Sau khi biết được sự thật, Hamlet không trả thù ngay lập tức vì chàngcòn hoài nghi về lời Hồn ma và cũng bắt đầu nghi ngờ người chú ruột và mẹcủa mình Để xác minh rõ mọi sự việc ai đúng ai sai, chàng đã lập ra một kếhoạch Chàng giả điên trước sự ngỡ ngàng, nghi ngờ của mọi người, kể cả

Ophelia- người con gái mà chàng vô cùng thương mến và chàng cũng “giả điên” mà phủ nhận tình cảm của mình dành cho nàng Một hôm, nhân dịp có đoàn hát vào lâu đài để diễn Hamlet đã bí mật yêu cầu họ diễn lại vở “mưu sát Gondago” và sắp xếp một số tình tiết theo nội dung chàng đưa ra Chàng cố

ý mời nhà vua và Hoàng hậu đến để xem và âm thầm dò xét họ Quả nhiên khi

xem đến đoạn “Nhà vua bị hoàng hậu và cháu trai bày mưu giết hại” thì nhà

vua thay đổi sắc diện, đứng lên và bỏ về Tiếp theo đó, được sự gợi ý củaPolonius- một tên cận thần của nhà vua, một kẻ chuyên nịnh hót và rình mòchuyện người khác Thế là nghe theo lời kẻ nịnh thần lẫn ý muốn trừ khửHamlet nhà vua đã quyết định đưa chàng sang Anh Cát Lợi với sự bí mật sắpđặt giết chàng Trước khi đi, chàng đến gặp Hoàng hậu và đã vô tình giết chếtPolonius đang núp sau tấm rèm mà chàng tưởng là nhà vua

Lúc Hamlet đi không được bao lâu thì Ophelia đau buồn chồng chất:người yêu từ chối và ra đi, cha mất…nàng hóa điên và té sông chết Anh trainàng là Laertes được nhà vua cho biết cái chết của cha anh ta là do Hamlet giết.Đồng thời nhà vua cùng bày mưu khuyến khích Laertes trả thù Hamlet vẫn lênđường sang Anh theo lời của Đức vua và Hoàng hậu nhưng chàng ngầm hiểuđược mưu đồ thâm độc của nhà vua Tìm cách lấy được lá thư mà vua Claudiusgửi cho vua Anh với lời yêu cầu hãy giết chết Hamlet ngay khi chàng đến.Hamlet đã âm thầm chỉnh sửa nội dung bức thư là giết hai kẻ hầu cận và thacho Hamlet rồi niêm phong thư lại giống như ban đầu và để lại chỗ cũ Hamlettrở về Đan Mạch với lý do bị cướp biển bắt cóc nhưng may mắn trốn thoát.Trước khi về cung điện chàng vô tình chứng kiến cảnh đám tang của người yêukhiến chàng vô cùng đau đớn Tiếp đó, chàng nhận được lời mời đấu kiếm củaLaertes Tất nhiên đó là cuộc đấu kiếm do nhà vua sắp đặt nhằm giết chếtHamlet bằng một mũi kiếm tẩm độc cùng một cốc rượu độc để mời Hamletuống phòng khi chàng chiến thắng và không bị mũi kiếm đâm phải Nhưng sựviệc xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn của Claudius, khi Hamlet thắng lần đầu

Trang 7

Hoàng hậu lại là người uống cốc rượu ấy để mừng con Tiếp đó trong lúc đấukiếm Laertes đâm Hamlet bị thương Và trong trận đánh nhau vô tình kiếm haingười hoán đổi và Hamlet lấy nhầm kiếm có tẩm độc đâm trúng vào ngườiLaertes.

Cuối cùng Hoàng hậu bị ngấm thuốc độc mà chết Laertes cũng biếtmình sắp chết nên đã nói ra sự thật trận đấu kiếm là do nhà vua Claudius sắpđặt, tất cả đều là âm mưu của kẻ độc ác Căm phẫn tột độ Hamlet đã dùng mũikiếm tẩm độc kết liễu cuộc đời nhà vua Kết thúc tác phẩm là tiếng đại bácmừng Fortibras (hoàng tử nước Na Uy) lên ngôi và cũng là lúc đưa Hamlet vềnơi an nghỉ

1.2.3 Đề tài: Bi kịch tâm lý nhân vật Hamlet.

1.2.4 Chủ đề: Sự trăn trở, hoài nghi của Hamlet về con người và xã hội.

1.3.5 Tư tưởng:

Hamlet mở đầu cho giai đoạn sáng tác bi kịch của Shakespease, là vở

kịch có ý nghĩa tâm lý xã hội sâu sắc nhất trong các vở kịch của ông Ông xây

dựng tác phẩm này vào thời kỳ đã từng trải nhiều về cuộc sống, sau hai mươi

năm bôn ba chìm nổi trong xã hội nước Anh thời bấy giờ Ông nhận ra Tư bảnAnh đang nảy sinh những mâu thuẫn xã hội gay gắt chưa từng thấy: sự cướpđoạt làm giàu của giai cấp tư sản cấu kết với phong kiến đang bần cùng hóaquảng đại nhân dân, đồng tiền vạn năng và cường quyền chà đạp lên công lý,bao nhiêu quan niệm nhân đạo làm giá trị tinh thần của thời đại Phục hưng đổ

vỡ trên nền móng thối nát của xã hội Tư bản đang thành hình Con người lýtưởng của thời đại Phục hưng mà trước đây Shakespease biểu hiện trong các vởkịch của ông, cũng bị tan vỡ theo Và nhân vật hoài nghi Hamlet xuất hiện làm

nên một hiện tượng có ý nghĩa lịch sử: đó là lần đầu tiên trong văn học thế giới,

một nhân vật dám lên tiếng hoài nghi cả một xã hội và ngang nhiên lôi nó ragiữa tòa án của công chúng, của nhân loại Bởi thế, hoài nghi của Hamletkhông phải là thứ chủ nghĩa hoài nghi tiêu cực, nó có một tác dụng tích cực đặcbiệt đến hiện thực xã hội và nó chính là phát súng đầu tiên của nhân loại bắnvào thành trì của Chủ nghĩa Tư bản ngay giữa lúc đang xây dựng Giá trị tư

tưởng vĩ đại của vở kịch Hamlet là ở chỗ ấy.

Trang 8

2 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

2.1 Về nội dung

2.1.1 Nhân vật chính Hamlet

2.1.1.1 Hamlet - con người điển hình của xã hội

Châu Âu của thế kỉ XIV, XV đã dấy lên một cuộc vận động tư tưởng

và văn hóa rất mực hào hứng và quyết liệt mà loài người chưa từng thấy,người ta gọi đó là thời kì Phục hưng Một số học giả phương Tây cho rằngphong trào này nhằm làm sống lại nền văn học cổ đại Hi Lạp và La Mã cổxưa mà Trung cổ phong kiến và Nhà thờ đã cắt đứt, làm sống lại và tiến tớimột thời truyền thống rực rỡ chứ không phải là quay trở lại theo cái cũ Cóthể nói rằng, sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng là trào lưu tư tưởngnhân văn chủ nghĩa, nổi bật nhất là yêu cầu và khát vọng giải phóng conngười thoát khỏi những xiềng xích trói buộc của thời Trung cổ phong kiến

và nhà thờ Tìm thấy và phát huy trong đó vẻ đẹp của con người, cuộc sống

tự nhiên trần trụi nhất của con người, ý chí đấu tranh cho tự do, công bằng

và chống áp bức xã hội

Trong Hamlet, Shakespease đã xây dựng nên một Hamlet điển hìnhcho con người thời Phục hưng, một con người luôn đi tìm giá trị sống đích

thực và luôn phải đấu tranh cho giá trị đó Con người ấy phải chạy đua với

sự phơi bày thối nát của xã hội lúc bấy giờ, phải đấu tranh kịch liệt Ông

đã gửi gắm tất cả những bâng khuâng, suy nghĩ vào vấn đề “Sống hay không

sống” nói lên sự nghi ngờ của bản thân về xã hội, về “sự áp bức của kẻ bạo ngược, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền” Shakespeare

không mất lòng tin vào các nguyên lý nhân bản nhưng cách cảm thụ thế giớicủa ông đã đổi khác Chính từ góc độ của những lý tưởng đó màShakespeare nhận thức về các mâu thuẫn xã hội một cách sâu sắc hơn Vìvậy mà những mâu thuẫn được ông xây dựng trong tác phẩm chúng khóchấp nhận sự dàn xếp hài hòa mà đòi hỏi phải đấu tranh đến cùng và trongquá trình đó toàn bộ điều ác của cuộc đời phải được bộc lộ Shakespeare say

mê tìm lối thoát cho những bi kịch cuộc sống Ngay khi cảm thụ cuộc đời

Trang 9

một cách u ám nhất, Shakespeare vẫn giữa lòng tin vào con người, vào thắnglợi cuối cùng của những điều tốt đẹp trong đời sống

Hamlet còn là một con người nhìn thấy rõ sự cấu kết giữa thế lực

cũ và thế lực mới, giữa chế độ phong kiến cũ thối nát và tầng lớp xã hội mới đang được hình thành lúc bấy giờ, nó có tên là tư sản Hamlet nhận

thấy điều đó ngay trong chính nơi cung điện mà chàng đang sống, ngay trên

chính cái đất nước mà chàng đang sống, khiến chàng phải thốt lên: “Đan

Mạch là nhà tù đen tối nhất” Phải chăng nơi đó đang kềm kẹp bao giới hạn

của một con người, đẩy con người xuống bờ vực thẳm? Phải chăng đó là nơiđại diện cho bầu không khí đấu tranh của xã hội Anh lúc bấy giờ, buộc conngười phải đứng dậy, bước từng bước đấu tranh chống lại? Nhân vật Hamlet

cứ tưởng xã hội ấy sẽ đem lại quyền lợi nhân văn chính đáng cho conngười, nhưng không nó đang bị các thế lực đen tối chà đạp một cách khôngthương tiếc Hamlet đã thực sự rơi vào bi kịch khi biết được chân tướng vềcái chết của người cha đáng kính và uy nghiêm của mình Sự thật đau đớnkhi người em đã bày mưu giết anh ruột nhằm chiếm ngai vàng, vươn lênđỉnh cao quyền lực Người mẹ mà chàng luôn yêu thương, tôn kích là bậcmẫu nghi thiên hạ có đủ đức hạnh thuỷ chung lại phản bội tình nghĩa phu thê

để ngã vào lòng một tên sát nhân đã giết hại chồng bà “Một tháng trời ngắn

ngủi! Đôi giày tan còn chưa mòn gót, mới ngày nào còn lê theo thi hài người cha đáng thương của ta, khóc như nàng Niôbê đầm đìa giọt lệ; ấy thế

mà mẹ ta, chính mẹ ta Trời hỡi! Một con vật không biết điều hay lẽ phải cũng còn để tang được lâu hơn – mẹ ta đã tái giá cùng chú ta, em ruột của cha ta” Đây quả là một điều loạn luân không thể chấp nhận được Chính vì

thế mà sự vùng lên, đi tìm lối thoát của Hamlet vô tình lại trở thành bi kịchcho chàng, phản ánh sự bế tắc và tan vỡ của tinh thần nhân văn trước sứcmạnh của các thế lực phản nhân văn Nhưng tinh thần đấu tranh thì tác giảvẫn giữ nguyên vẹn cho đến phút cuối cùng Cận kề cái chết, Shakespearevẫn để cho nhân vật của mình hướng đến những điều tốt đẹp nơi thiênđường, vẫn để họ nói lên tiếng nói đấu tranh cho tư tưởng mới vẹn toàn cả

về lí trí, tình cảm, lương tâm Hamlet vẫn cất cao hơi thở để nói với Horaxio

Trang 10

những điều cuối cùng cho sự minh bạch và sáng tỏ mọi việc sau khi chàng

chết: “Nếu như lòng bạn vẫn còn tha thiết đối với tôi, xin hãy nán lùi phút

giây sung sướng được siêu thoát, kéo dài thêm ít phút nữa cuôc sống nhọc nhằn trên cõi đời ô trọc này, để kể rõ ngọn ngành câu chuyện của tôi!”.

Hamlet con người sống trong sự đời dối gian, đen tối nhưng vẫn giữđược tâm hồn cao đẹp, hướng về chân lý cao đẹp của cuộc sống Chàng hoàinghi về tất cả mọi thứ xung quanh mình để rồi khi nhận biết đâu là đúng đâu

là sai, chàng đã đấu tranh cho những điều tốt đẹp Hamlet chính là nhân vậtđiển hình của xã hội lúc bấy giờ, là một hình mẫu lý tưởng mà con người mơước: con người dù sống trong sự hoài nghi bởi sự bủa vây của cái xấu, cái ácnhưng không vì thế mà họ đánh mất đi tâm hồn cao đẹp của bản thân Họluôn tin tưởng cái thiện, cái đẹp luôn luôn chiến thắng cái ác, cái xấu xa

2.1.1.2 Hamlet - con người của trí tuệ và lý trí

Ngoài việc là nhân vật điển hình của xã hội, Hamlet còn nổi bật là mộtcon người có trí tuệ và lý trí Điều đó thể hiện sự giằng co trong tư tưởng, nỗiđau khổ dằn vặt của nhân vật Hamlet - một con người kế thừa trong mìnhnhững tinh hoa của thời đại Phục hưng với bản chất thông minh, tư tưởng tự

do, tâm hồn cao quý, tấm lòng nhạy cảm Chính trí tuệ thông minh khiến chàngluôn luôn phải suy nghĩ, đi tìm lời giải cho các vấn đề mà chính chàng đặt ra

Đó là những mờ ám trong cái chết của cha, là vấn đề tồn tại của con người, lànhững hiện thực đảo điên, xã hội Đan Mạch đầy tăm tối, hỗn loạn đang xảy ratrước mắt chàng Một viễn cảnh tăm tối đã bao trùm lên toàn bộ xứ sở ĐanMạch từ khi người cha đáng kính của chàng lìa xa cuộc sống Mọi thứ như trởnên đầy ám ảnh và tang tóc hơn khi chưa được bao lâu thì mẹ của chàng lại táigiá với người chú ruột của chàng Nỗi oán hận và hoài nghi về tình yêu của mẹchàng dành cho người cha thân yêu ngày càng tăng thêm Trí tuệ của chàng vẫnluôn thôi thúc Hamlet tìm ra nguyên nhân của mọi chuyện Khi lý trí càng lên

tiếng kêu la thì trái tim Hamlet càng thổn thức, đau đớn “Thôi…ta đừng nghĩ đến nữa! Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà! …Như vậy chẳng tốt đâu, trước sau chẳng thể nào tốt được! Nhưng tim ta ơi! Hãy nổ tung ra đi, vì ta bắt buộc cứ phải chịu câm miệng” Một trí tuệ thông minh đủ để chàng sáng suốt nhận ra

Trang 11

vấn đề, có khả năng phản ứng tinh nhạy trước hiện thực Chính điều đó khiếnchàng luôn sống trong tâm trạng hoài nghi, bi quan chán nản Cùng lúc với mọichuyện đang xảy ra buộc Hamlet phải căng hết trí não để tỉnh táo đặt lại mọivấn đề của cuộc sống: Tình yêu, tình bạn, cha con, vợ chồng Cái chết đầy uẩnkhúc của vua cha, việc tái giá vội vàng của người mẹ đã làm cho chàng hoàng

tử Đan Mạch mất niềm tin vào cuộc sống Chàng khinh rẻ, xem thườngClaudius và sự cả tin của người mẹ, chàng xem việc họ đến với nhau là mộtđiều thật đáng buồn cười Tất cả được lột tả đầy đủ trong cuộc trò chuyện giữa

Hamlet và Horatio “Tôi nghĩ là ông về để dự đám cưới của mẹ tôi” hay

“Horatio ạ! Thịt quay trong đám tang sẽ dùng làm đồ nguội trong đám cưới

mà Horatio ơi! Tôi thà gặp kẻ thù nguy hiểm nhất trên đời còn hơn phải nhìn thấy cái ngày đó”

Hamlet- một con người sống thiên về lý trí nên khi nghe hồn ma nói sựthật về cái chết của cha mình, chàng không vội tin ngay mà bắt đầu tìm hiểu

Trước hết chàng xác thực lời của hồn ma bằng cách giả vờ điên để choClaudius không nghi ngờ Chàng giả vờ làm cho bản thân không được bìnhthường, không được tỉnh táo, đầu óc có vấn đề Với kẻ điên người ta chỉ có thểthương hại hoặc chẳng xem ra gì Hamlet quả là người biết lập luận chặt chẽ vàtính toán kĩ lưỡng trước mọi công việc Để vạch trần tội ác của kẻ thù, Hamlet

đã sử dụng một thứ vũ khí sắc bén: dùng nghệ thật sân khấu để đánh đòn tâm lý

phủ đầu “Ta nghe nói những kẻ có tội, ngồi xem diễn kịch, trước nghệ thuật tinh vi của sân khấu, thường xúc động đến tận tâm can mà bộc lộ hết hành vi

ám muội của mình.”

Tiếp đến, chàng cho kép hát diễn một vở tuồng mà ở đó dàn dựng lại ynhư cảnh Claudius đã sát hại cha chàng Chàng phải kiểm tra lại những điều màhồn ma báo cho biết Hơn thế nữa, Hamlet luôn có yêu cầu cao đối với ngườinghệ sĩ, yêu cầu họ phải biết tôn trọng, có trách nhiệm với những việc mình tạo

ra Người nghệ sĩ là “Bản biên niên sữ tóm tắt của thời đại” và phải biết rung động trước những rung cảm của cuộc sống Vì vậy, vai diễn “không được nhạt nhẽo quá”, “lúc diễn phải vận dụng trí xét đoán Động tác phải ăn nhịp với lời nói, lời nói với động tác phải đặc biệt thận trọng sao cho đúng mức, không

Trang 12

được vượt quá cái bình dị của tự nhiên Cường điệu quá trớn lúc diễn xuất, tức

là xa rời nghệ thuật sân khấu” Và lý trí sáng suốt đã mách bảo cho chàng,

giúp chàng mau chống nhận ra kẻ thù đã sát hại cha mình

Để thực hiện những bước kế tiếp, chàng để cho mọi người xung quanhnghĩ rằng căn bệnh của chàng ngày càng nặng hơn Trong quan niệm củaHamlet, trả thù không đơn giản là chém giết, lấy máu đền máu Do đó khi biếtchắc Claudius là kẻ có tội, Hamlet không giết hắn, vì thấy hắn đang cầu kinh

“giết một người đang cầu kinh cũng có nghĩa là đưa hắn lên thiên đường”,

“Thù ta có rửa được không, nếu ta giết y đúng vào lúc y cầu nguyện cho linh hồn sạch tội, sẵn sàng bước sang thế giới bên kia?” Đối với hoàng hậu (tức

mẹ chàng), chàng quyết định sẽ trả thù mà không làm vấy bẩn tâm hồn như lời

căn dặn từ người cha đáng kính của chàng Chàng quyết định “Ta sẽ nói với mẹ

ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng Trong cuộc gặp gỡ này miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư quy Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì tâm hồn ta nhất định không bao giờ cho phép” Qua sự suy tính kỹ lưỡng việc trả

thù sao cho kẻ có tội phải đền tội mà không nhất thiết sự đền tội ấy phải được

tô bằng máu Sự trả thù mà theo chàng là đau đớn nhất chính là để kẻ có tộiphải xuống đại ngục, phải khổ đau khi nhận ra tội lỗi của mình Và người trảthù chỉ là người thực thi công lý nên không cho phép thù hận làm hoen ố tâm

hồn cao đẹp của chính mình “dù phải trả thù bằng cách nào, con cũng chớ làm nhơ bẩn tân hồn con, đừng suy tính một sự trừng phạt nào đối với mẹ con, hãy phó mặc cho trời, hãy xứng để cho chông gai cấu xé cõi lòng nó.”

Bên cạnh đó, chính sự khôn ngoan lý trí đã cứu sống Hamlet, chàng luôn

để tâm và cảnh giác trước kẻ thù của mình Hamlet với trí thông minh tuyệtvời, hành động nhất quán luôn gây bất ngờ cho kẻ thù Tuy nhiên với tuổi đờicòn trẻ, và chiến đấu đơn độc nên Hamlet vẫn phải chịu sự truy kích hãm hạicủa Claudius Claudius với những thủ đoạn thâm độc để hãm hại Hamlet, đãkhiến con đường trả thù của chàng gặp không ít khó khăn Hắn dự đoán đượcmối nguy hiểm nên bày cách đày Hamlet sang Anh Cát Lợi để thủ tiêu chàng.Nhưng bằng sự khôn ngoan, Hamlet phát hiện được âm mưu hiểm độc của chú

Trang 13

ruột và giả tâm ác độc của hai người bạn, Hamlet đã đánh tráo bức thư và biếnRosencrantlz và Guildenstern thành những kẻ tử tội thế mạng cho mình

Ngoài ra trí tuệ minh mẫn và lý trí sáng suốt còn được thể hiện trong

đoạn độc thoại “sống hay không sống - đó là vấn đề”, câu hỏi lớn đang làm

Hamlet bâng khuâng, trăn trở là câu hỏi về lẽ sống Nếu chàng buông xuôi để

“chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số phận phủ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sống gió của biển khổ, chống lại để tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quí hơn? Chết, là ngủ Không hơn Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt đi mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương

mà hình hài phải chịu đựng, kết liễu cuộc đời như thế chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ ngủ có thể chỉ là mơ” Theo Hamlet, sống là phải chiến đấu để

tiêu diệt khổ đau và điều ác gây ra đau khổ, phải chiến đấu để khôi phục lại trật

tự, làm cho cái “thời đại đảo điên tan tác” của chàng trở nên “ngay ngắn, vững vàng” Đúng như Hamlet nói “đó là vấn đề”, vấn đề của bản thân chàng cũng

đồng thời là vấn đề của thời đại Cuối cùng chàng quyết định không lùi bướctrước sức mạnh của thế lực xấu xa, chàng lên kế hoạch chiến đấu

Hamlet là người có trái tim quả cảm, thông minh sắc sảo nhưng chàngcòn mang tâm hồn mềm yếu chưa đủ quyết đoán Vì thế chàng đã gục ngã vì

cạm bẫy của kẻ thù “sống hay không sống” có nghĩa là chịu đựng hay vùng lên

chiến đấu để phá tan nhà ngục, mang lại tự do cho con người Câu nói nổi tiếngcủa Hamlet đã phần nào nói lên sự cương quyết của con người trong việc tìm ragiải pháp mới Đoạn độc thoại chứa đựng câu nói trên của Hamlet là một bướcngoặt của vở bi kịch Bi kịch ở chỗ khi con người đang sống, thay vì tận hưởngnhững điều tốt đẹp của cuộc sống thế mà trước thực tế xung quanh toàn nhữngđiều đen tối, dối trá để phải ngờ vực mà phân vân giữa sự sống hay khôngsống

2.1.1.3 Hamlet- con người mang tư tưởng của chủ nghĩa hoài nghi.

Trong tác phẩm Hamlet chúng ta thấy nhân vật chính- Hamlet hoài nghi

về tất cả mọi thứ từ gia đình, bạn bè đến người yêu và cả bản thân mình Trước

“những điều trông thấy” trong xã hội mình đang sống khiến chàng hoài nghi

tất cả những thứ xung quanh mình và cả chính bản thân mình Chàng không tin

Trang 14

vào điều gì gọi là tuyệt đối của thế gian và bắt đầu ngờ vực mọi người, mọiviệc Chính những tư tưởng hoài nghi ấy, đã phát triển thành sự xung đột trongnội tâm Hamet và trở thành nỗi đau khổ dằn vặt không nguôi Sự hoài nghi của

chàng lớn nhanh đến mức chàng đã buộc miệng thốt lên “Bẩn thỉu thay là đời,

ôi bẩn, bẩn! chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”

Hoài nghi bắt đầu từ nỗi khổ đau dằn vặt của Hamlet là cái bi hài của gia

đình mình Cha chàng chết chưa đầy hai tháng mà mẹ chàng đã đi lấy chồngkhác, chồng khác đó không ai xa lạ lại là em chồng của mình và là chú ruột củaHamlet Với nỗi đau khi mất đi người thân- người cha mà chàng tôn kính nhất

và sự việc mẹ chàng vội vàng tái giá cùng chú chàng đã làm dấy lên trong lòngHamlet những hoài nghi nhen nhóm về tình anh em, tình nghĩa vợ chồng vàtình đời Khi chàng biết được sự thật về cái chết của cha mình thì chàng thật sựđau đớn và chàng đau đớn đến cùng cực khi chính hồn ma của cha mình xácnhận điều đó Cái chết của vua cha Hamlet là một vụ mưu sát, mà chủ mưu làngười chú ruột thịt của chàng Chính người chú ruột của chàng đã bày mưuhiểm để đoạt ngôi và cướp luôn vợ của vua Từ lúc đó trong tâm hồn Hamlet đã

thật sự hình thành chủ nghĩa hoài nghi: “Vâng, từ nay con sẽ xin xóa bỏ khỏi trí nhớ của con mọi ký ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường” Chàng hoài nghi mọi thứ trong cuộc đời, hoài nghi tất cả những gì

mình đã biết được bao lâu nay và hoài nghi cả những cái mà hồn ma đã nói vớichàng (dù rằng dáng dấp hồn ma rất giống với người cha đáng kính của chàng,chàng cũng không để tình cảm chi phối việc nhìn nhận của lý trí) Lúc này, khi

mà tình cảm của chàng đang mất phương hướng thì lý trí của chàng vẫn vữngvàng, nhưng lý trí càng vững vàng thì chàng càng cảm thấy càng hoài nghi hơn.Liệu những điều hồn ma nói có đúng sự thật? Hay chỉ là lời của một con quỷ có

ý phá rối? Chàng đã không ít lần nghi ngờ về điều đó:“Hồn ma ta đã gặp có thể là ác quỷ và ác quỷ thường có năng lực biến thành những hình hài quyến

rũ, có sức mạnh chế ngự những tâm hồn u uất, có lẽ vì ta yếu đuối, u buồn mà

nó đã lừa lọc mưu hại ta chăng? Ta phải có những chứng cớ xác đáng hơn nữa

vở tuồng này giúp ta nhìn thấu suốt lương tâm y”,“Nếu tội ác thầm kín của y

Trang 15

không chút gì bộc lộ khi y nghe kép hát nói một đoạn nào đó, thì hồn ma chúng

ta đã gặp là một linh hồn khốn khiếp, và trí tưởng tượng của tôi dơ bẩn chẳng khác gì lò lửa của Vucan” Và rồi nếu câu chuyện của hồn ma là thật thì chàng

phải quyết định ra sao Trả thù hay không? Nếu trả thù thì chàng sẽ trả thù ai?Trả thù như thế nào? Điều đó dẫn đến sự đau khổ, dằn vặt cho chính chàng.Chính việc đưa ra quyết định trả thù ai và bằng cách nào cũng làm cho tâm hồnHamlet trở nên sự đấu tranh giằng xé trong tâm hồn giữa cái thiện và cái ác,giữa chính đạo và vô đạo Sự đau khổ dằn vặt trong nội tâm của Hamlet chính

là linh hồn của vở bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu cũng như lịch sửvăn học thế giới

Bi kịch của Hamlet không những mang giá trị nhân văn sâu sắc mà cònphản ánh chân thực xã hội lúc bấy giờ Sự đau khổ của nhân vật Hamlet cứ trở

đi trở lại trong toàn bộ tác phẩm khiến người đọc người xem không khỏi dằnvặt theo nội tâm của nhân vật Đồng thời thông qua sự đau khổ dằn vặt đã thôithúc, hình thành trong lòng nhân vật những hoài nghi Điều đó cho ta thấy rõcon người có quyền nghi ngờ bất kỳ ai, mọi thứ xung quanh và tìm câu trả lờihợp lý cho chính mình bằng cách chứng minh sự hoài nghi của mình là đúnghay sai Chỉ có hoài nghi mới giúp con người chủ động hơn, tiến bộ hơn khi tìm

ra lời giải đáp đích đáng về những gì mình nghi ngờ Vì thế nên chủ nghĩa hoàinghi xuất hiện trong tác phẩm nói riêng và xã hội nói chung đến nay vẫn cònnguyên giá trị

2.1.1.4 Khát khao yêu thương nồng cháy

Hamlet tuy là một người lý trí, trí tuệ và hoài nghi nhưng chàng cũng làcon người như bao con người khác Sâu thẳm trong tâm hồn chàng cũng nungnấu một khát khao yêu đương nồng cháy Ngay từ đầu chàng đã yêu say đắmOpelia nhưng lại bị người cha của nàng ngăn cản Dù cho biến cố gia đình xảyđến đột ngột cũng chẳng thể làm chàng từ bỏ tình yêu với Opelia Ngay cả khi

đắn đo trước lựa chọn “sống hay không nên sống” thì chàng cũng vẫn tha thiết

dành cho Ophelia tình yêu chân thành của mình Bằng chứng là khi thoángthấy nàng thì Hamlet tạm thay sự đắn đo giữa vấn đề chàng đặt ra mà chợt

chuyển sang suy nghĩ về người con gái mà chàng thầm yêu: “Thôi khẽ chứ! Kìa Ophelia yêu kiều! nữ thần của ta ơi, khi nàng cầu nguyện, xin nàng đừng

Trang 16

quên những tội lỗi của ta” Dù trước mặt nàng Hamlet đã dùng những lời lẽ như ngàn lưỡi dao khứa nát trái tim nàng “Nếu cô em cứ nhất định xuất giá thì tôi xin gởi tặng lời nguyền bất hạnh này để cô em làm của hồi môn: dù cô em

có trinh khiết như bang trong trắng như tuyết, cũng không thể nào tránh khỏi được miệng tiếng người đời Thôi cô em vào nhà tu kín đi, vào đi, chào cô! Hay cô em thấy cứ cần phải lấy chồng, thì chỉ nên lấy một thằng rồ, vì những

kẻ khôn ngoan thừa biết cô sẽ biến họ thành quỷ dữ” Trước bi kịch gia đình,

Hamlet đã hành động trái với tình cảm của mình Tuy mang trong mình chủnghĩa hoài nghi nhưng không vì thế mà chàng vứt bỏ những suy nghĩ ban đầucủa chàng về tình yêu Đỉnh điểm của khát vọng tình yêu trong con ngườiHamlet là hành động nhảy xuống huyệt của Ophelia trước khi nàng được chôn

Chàng đã khẳng định “Ta yêu Ophelia, dù có bốn mươi ngàn thằng anh em gộp tình yêu của chúng lại cũng không sánh nổi tình yêu của ta đâu!” Đây

không phải là những lời nói vô nghĩa của một tên điên loạn mà là lời nói chânthành từ tận sâu trái tim chàng

Trong cái xã hội bát nháo tồn tại trong tác phẩm Hamlet, đứng ngược

hướng với tiền tài, địa vị, quyền lực, dục vọng chính là tình yêu Chính khátvọng tình yêu sẽ lôi con người ra khỏi vòng xoáy của cơn bão tố cuộc đời vàHamlet đã có điều đó: khát khao yêu đương nồng cháy Con người dù sa chânvào tội lỗi, dù có tuyệt vọng trước cuộc sống như thế nào đi chăng nữa thì tìnhyêu vẫn là khát khao chính đáng nhất, vẫn là liều thuốc tinh thần cho mọi đaukhổ Nó chỉ là ước mơ, là hy vọng cho cuộc sống tốt đẹp hơn Hamlet là hìnhtượng bất hủ cho văn chương thế giới Ở chàng có cả sự dằn vặt đau khổ củamột thời đại điên cuồng cũng như niềm tin sâu sắc của các thế hệ nhà văn tinvào tình yêu của con người

2.1.2 Một số nhân vật phụ

2.1.2.1 Nhân vật Hồn ma

Trong tác phẩm Hamlet “Hồn ma” tuy không là nhân vật trung tâm

nhưng chính là khơi nguồn của mọi câu chuyện Hồn ma chính là phụ vươngcủa hoàng tử Hamlet Người thường hiện về trong đêm khuya và đi đi lại lạitrong tòa lâu đài với dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt Nhưng trong sâuthẳm tâm hồn dường như chất chứa một nỗi niềm, uẩn khúc muốn giải bày

Ngày đăng: 15/10/2015, 14:02

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w