Ngôn ngữ kịch

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE (Trang 27 - 30)

Ngôn ngữ của Shakespeare giàu hình ảnh và giàu tính biểu tượng, ông để nhân vật Hamlet của ông gọi cuộc đời trước mắt là “một vườn hoang đầy cỏ rác thối tha”, gọi đất nước mình “Đan Mạch là một ngục thất” và gọi cái chết “là một thế giới huyền bí mà vượt biên cương thì không một du khách nào quay trở lại”. Ngôn ngữ kịch không thuộc về tác giả mà nó mang sắc thái riêng của từng cá nhân, được thể hiện trực tiếp từ miệng của từng nhân vật. Shakespeare đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ kịch. Thông qua hệ thống ngôn ngữ kịch mà tất cả các nhân vật đều được khắc họa sinh động về tính cách, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp của mình. Ngôn ngữ kịch mà Shakespeare sử dụng cho nhân vật của mình không phải là bất biến với từng nhân vật mà có thể thay đổi hợp lý tùy vào tình huống và trạng thái tâm lý mà có thể biến đổi sao cho phù hợp nhất.

Ngôn ngữ của Shakespeare là phương tiện hết sức đắc lực làm nổi bật tính cách của nhân vật, ngôn ngữ ấy thường biến đổi phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý tính cách nhân vật. Chẳng hạn khi Hamlet đối thoại với mẹ của mình dù chàng là người có nhân cách trong sáng. Nhưng chàng đã dùng những lời lẽ phải nói là hết sức mỉa mai, cay độc: “Bà là hoàng hậu, là vợ của em chồng bà, và trời ôi, ước sao không phải như thế - bà là mẹ tôi”. Ngôn ngữ đó có khi mỉa mai chế giễu:“Để tiết kiệm đấy thôi, tiết kiệm đấy thôi! Thịt quay trong đám tang sẽ dùng làm đồ nguội trong đám cưới mà.”, “con người nếu không vui nhởn thì còn làm gì khác được? Này cô em trông mẹ tôi có vui không kìa, cha tôi thì mới chết chưa đầy hai tiếng đồng hồ thôi đấy”, “Trời ơi! Chết hai tháng rồi mà vẫn chưa bị quên ư?”, “như tình yêu của đàn bà”…Những lời tưởng chừng như bỡn cợt, vô ý hay là lời nói bâng quơ của một kẻ điên nhưng thực tế lại là lời mỉa mai, chế giễu người đàn bà không phẩm hạnh xem nhẹ

“luân thường đạo lý” đi lấy chồng mới, tệ hại hơn là em khi chồng mất chưa đầy hai tháng.

Khi đanh thép, khi hùng hồn “Bọn đàn bà các cô đối với chồng thì cũng thế thôi. Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu”, “thằng khốn nạn, xuẩn ngốc, liều lĩnh, tò mò, vĩnh biệt mi nhé!

Ta cứ tưởng chủ mi kia! Thôi mi đành chịu lấy số phận”, “Một hành động làm tàn phai cả vẻ kiều diễm và nét ửng hồng của e lệ, một hành đông gọi phẩm hạnh là đạo đức giả, ngắt đi mất bông hồng của mối tình quang minh và thay vào đó một ung nhọt; làm cho những lời nguyện ước phu thê trở thành giả dối như lời thề của phường con bạc”, “chính là chồng bà xưa kia đấy…đây là chồng bà bây giờ”, “một thằng sát nhân, một gã đê tiện, một tên vô lại, so với chồng trước của bà thật là một vực một trời. Một tên vua hề, một thằng ăn cắp ngai vàng và quyền uy, xoáy trộm vương miện trên giá cao vút đút vào túi áo hắn”… Lời nói rắn chắc, lời kết tội mạnh mẽ như đã phá tâm can của những con người tội lỗi. Khi tha thiết, khi lại não ruột và như một tiếng thở dài “Nhìn người, nhìn người! Mẹ nhìn kìa, sao trông người xanh xao làm vậy! Hình dáng và nông nỗi ấy, có nguyện cầu tới sỏi đá thì sỏi đá cũng phải xúc động, mủi lòng! Xin đừng nhìn con như thế, e rằng vẻ đau buồn của cha làm cho lòng quyết tâm của con phải yếu mềm…”.

Nhờ vào ngôn ngữ đa dạng, sử dụng phù hợp với tâm lý nhân vật kết hợp cùng ngôn ngữ độc thoại đã thể hiện rất rõ những nét tính cách, chiều sâu tư tưởng của nhân vật Hamlet. Thông qua hệ thống ngôn ngữ đa dạng mà Shakespeare sử dụng trong vở kịch của mình, ta thấy được sự am hiểu sâu rộng, phong phú về quần chúng, về cách nói đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội. Chính sự am hiểu và vận dụng linh hoạt ngôn ngữ quần chúng mà tác giả đã thể hiện thành công những nét đặc trưng của từng nhân vật. Giúp người đọc, người xem tiếp cận vở kịch một cách dễ dàng hơn.

3. TỔNG KẾT

Shakespeare - kịch gia bất hủ của mọi thời đại, sự nghiệp của ông để lại nhiều tiếng vang trên văn đàn thế giới và tiếng vang đáng kể nhất phải nói tới Hamlet. Như Lecmantôp - nhà thơ Nga thế kỷ XIX từng ca ngợi: “Nếu như Shakespeare vĩ đại thì đó là Hamlet. Nếu như Shakespeare thật là Shakespeare, một thiên tài vô cùng rộng lớn, đi sâu vào lòng người và những quy luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo, nghĩa là một Shakespeare không ai bắt chước được, thì đó chính là ở Hamlet”. Thông qua những tác phẩm kịch Hamlet, Shakespeare đã tái hiện thành công thực trạng của bộ mặt xã hội mà ông đã chứng kiến. Bằng tài năng nghệ thuật Shakespeare đã lên tiếng ca ngợi

con người, cổ vũ cho cuộc sống bình đẳng, thân ái, khẳng định lí tưởng sống tràn đầy phẩm chất nhân văn. Con người theo ông là một kì quan của tạo hoá, một kì quan kì diệu. Nhân vật của ông là những con người hành động luôn luôn vươn lên và bằng hành động khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thời gian trôi qua nhưng giá trị của Hamlet vẫn được lưu giữ trong lòng bao thế hệ độc giả. Được khắc họa tỉ mỉ đến từng chi tiết bằng ngôn ngữ đặc trưng của kịch trong lời nói cũng như trong hành động, nhân vật Hamlet trong vở bi kịch cùng tên của Shakespeare đã thể hiện được một con người mang lý tưởng của một thời đại. Ở đây ta bắt gặp một con người kiểu mẫu thời Phục hưng, một con người của trí tuệ, và một con người chất chứa trong lòng những dằn vặt đau khổ lẫn khát khao yêu thương nồng cháy. Hơn thế nữa tác phẩm cũng đã phần nào phản ánh hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả đều thể hiện qua lý tưởng cuộc sống tốt đẹp. Chính vì vậy tên tuổi của tác phẩm nói chung và Shakespeare nói riêng đã sống mãi cùng với thời gian.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w