BÀI BÁO CÁO HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC

14 896 2
BÀI BÁO CÁO HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚCHỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ------------ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC Chủ đề 18: Tìm hiểu về sông Mã Giáo viên hướng dẫn: Lê Tấn Lợi Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Diệu 1 MỤC LỤC MỤC LỤC......................................................................................................................................2 MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................3 1.Giới thiệu chung về sông Mã.....................................................................................................4 1.1. Lịch sử hình thành sông Mã...............................................................................................4 1.2. Đặc điểm sông Mã.............................................................................................................4 2. Chức năng của sông Mã...........................................................................................................6 3. Tính Đa dạng sinh học của sông Mã.........................................................................................7 3.1. Đa dạng về động, thực vật.................................................................................................7 3.1.1. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sốp Cộp.............................................................................7 3.1.2. Rừng Quôc gia Bến Én................................................................................................8 3.2. Thảm thực vật...................................................................................................................9 3.3. Tính chất môi trường sông Mã........................................................................................10 3.3.1. Tính chất môi trường nước......................................................................................10 3.3.2. Tính chất môi trường đất.........................................................................................11 4. Một số đặc điểm khác của sông Mã.......................................................................................13 Tài liệu tham khảo........................................................................................................................1 2 MỞ ĐẦU Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Hạ nguồn sông Mã, nơi hội tụ của các dòng sông chính của xứ Thanh Hóa để tạo nên một châu thổ màu mỡ, cũng là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa xuôi - ngược, Bắc Nam… để nảy sinh vùng văn hóa Hàm Rồng có nhiều nét riêng trên nền tảng chung của văn hóa dân tộc. Một trong những hoa trái của vùng văn hóa này là sản phẩm của văn hóa truyền thống, là nền nghệ thuật đồ đồng Đông Sơn, là các kiến trúc cổ (cả đá và gỗ) đậm đà bản sắc dân tộc (theo Trần Việt Anh – 2012). Theo dân gian, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: "sông Mạ", trong đó "mạ" là một từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn". Ở Lào, sông Mã được gọi là nậm Mã với nậm nghĩa là sông thường dùng ở miền Trung Lào. Lịch sử Việt Nam còn gọi sông Mã là Lỗi Giang. Hình 1: Ngược xuôi sông Mã 3 1.Giới thiệu chung về sông Mã 1.1. Lịch sử hình thành sông Mã Theo Đào Duy Anh (1964) ông lấy dẫn chứng lịch sử và cho rằng dòng chính của sông Mã bị thay đổi vào thời nhà Nguyễn. Theo nhận định này ngoài cửa Sung, sông Mã còn đổ ra biển bằng cửa chính là Lạch Trường với dòng chính là sông Tào Xuyên ngày nay (sử cũ gọi là dòng Ngu giang). Đầu đời Nguyễn, một trận lũ lớn đánh đắm một bè gỗ lim ở cửa vào sông Ngu, bè ấy bị phù sa lấp mà chẹn nghẽn đường sông, thì sông ấy mới dần dần bị hẹp lại. Sau khi dòng sông Ngu bị hẹp lại thì sông Mã trổ rộng ra ngách sông nhỏ trước kia ở giữa núi Hàm Rồng và núi Châu Phong, đổ ra cửa biển Lạch Hới như ngày nay. Một đoạn sông Mã từ ngã ba Bông đến cửa sông Nhà Lê ở thành phố Thanh Hóa từ thế kỷ X đã được Vua Lê Đại Hành tổ chức khơi thông tạo tuyến kênh Nhà Lê là tuyến giao thông đường thủy nối từ kinh đô Hoa Lư tới biên giới Đèo Ngang thời Tiền Lê. 1.2. Đặc điểm sông Mã - Sông Mã có tổng chiều dài 512 km, trong đó đoạn chảy trên tỉnh Điện Biên dài 58 km (11%), đoạn chảy qua tỉnh Sơn La dài 82 km (16%), đoạn chảy qua tỉnh Hủa Phăn (Lào) dài 102 km (20%), đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa dài 270 km (53%). Diện tích lưu vực sông Mã là 28.400 km2, phía bắc lưu vực sông Mã giáp lưu vực sông Đà và sông Bôi, phía tây là lưu vực sông Mê Kông, phía nam là lưu vực sông Hiếu và sông Yên, phía đông là biển Đông. Trong 28.400 km2 diện tích của lưu vực sông Mã, phần diện tích của các địa bàn như sau: tỉnh Điện Biên: 2.150 km2 (7,5%), tỉnh Sơn La: 4.600 km2 (16,2%), tỉnh Hủa Phăn (Lào): 10.310 km2 (36,3%), tỉnh Hòa Bình: 1.790 km2 (6,3%), tỉnh Thanh Hóa: 8.900 km2 (31,3%), tỉnh Nghệ An: 650 km2 (2,28%). Lưu lượng 52,6 m³/s (theo Vũ Trường Giang 2011). - Theo Viện Quy hoạch thủy lợi (2005) thì: + Sông Mã có 39 phụ lưu lớn và 2 phân lưu. Lưới sông Mã phát triển theo dạng cành cây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu. Các chi lưu quan trọng của sông Mã là: Nậm Lệ, Suối Vạn Mai, sông Luồng, sông Lò, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Hoạt, sông Chu. 4 + Dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Mã 18 tỷ m3 nước tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm là 570 m3/s, mô số dòng chảy năm trung bình là 20 l/s.km2. Trong đó phần dòng chảy sản sinh tại Việt Nam là 14,1tỷ m3 với mô số 25,3 l/s.km2 và tại Lào 3,9.tỷ m3 với mô số trung bình 11,4 l/s.km2 + Lưu vực sông Mã có hướng dốc chính Tây Bắc- Đông Nam, cao độ biến đổi từ 2.000 m đến 1,0 m. Địa hình đa dạng, có thể chia địa hình sông Mã thành 3 dạng chính là địa hình núi cao, địa hình gò đồi, địa hình đồng bằng. Hình 2: Sông Mã chảy qua địa bàn huyện Cẩm Thuỷ - Tỉnh Thanh Hoá - Sông Mã có hai nguồn chính, nguồn thứ nhất từ phía Nam tỉnh Điện Biên (núi Tuần Giáo) chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thổ Lào, nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phía Bambusao, hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua địa phận tỉnh Sầm Nưa. Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ theo 2 nhánh sông (nhánh phía Nam vẫn gọi là sông Mã, nhánh phía Bắc gọi là sông Lèn) ở Lạch Hới (cửa Hới) nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng Lạch Sung (cửa Sung) nằm giữa huyện Hậu Lộc và Nga Sơn. - Hệ thống sông Mã có 90 sông nhánh: 40 sông nhánh cấp I; 33 nhánh sông cấp II; 16 nhánh sông cấp III; và 1 nhánh sông cấp IV. Trong 40 sông nhánh cấp I có 5 sông diện tích lưu vực từ 1.000 km2 trở lên là: Nậm Khoai, Nậm Lương (sông Luồng), sông Lò, sông Bưởi và sông Chu. Tổng lượng nước của hệ thống sông Mã là 20,1 km3/năm (theo Vũ Trường Giang 2011). 5 - Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s. - Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam. - Hệ thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và 2 phụ lưu lớn là sông Chu, sông Bưởi. Hệ thống sông này có tổng chiều dài là 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km², trong đó có 17.520 km² nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn bộ hệ thống sông là 19,52 tỉ m³. - Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi. - Tiềm năng thủy điện lý thuyết của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kW, tiềm năng có thể khai thác là 4.732 triệu kW và tiềm năng kinh tế là 2,43 tỷ kW. Cùng với nhiệm vụ phát điện, hệ thống này còn có nhiệm vụ thủy lợi: cấp nước cho nông nghiệp, chống lũ hạ du. Sông Mã có độ dốc nhỏ, các công trình thủy điện chủ yếu tập trung vào phụ lưu của nó là sông Chu. Hình 3: Sông Mã đoạn qua thị trấn Sông Mã 2. Chức năng của sông Mã - Là nguồn nước tưới rất cần thiết với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. - Là nguồn giúp người dân khai thác cát. 6 - Sông Mã có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ. Đồng thời phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngày càng mở rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm diện tích trồng trọt. 3. Tính Đa dạng sinh học của sông Mã 3.1. Đa dạng về động, thực vật Theo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa thì Hệ sinh thái lưu vực sông Mã bao gồm : hệ sinh thái trên cạn và dưới nước -Hệ sinh thái lưu vực sông Mã mang đặc trưng của cả hệ sinh thái vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Rừng thường xanh là loại rừng đặc trưng cho rừng tự nhiên của lưu vực; loại rừng thường xanh vùng đất thấp chỉ còn tồn tại ở một vài nơi thuộc Vườn quốc gia Bến Én. Các khu Bảo tồn - Có 4 khu Bảo tồn, bao gồm Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Chính phủ công nhận. - Chỉ số diện tích khu bảo tồn của lưu vực là 5.56%, ở mức trung bình thấp so với các lưu vực khác. Chỉ số này thể hiện giá trị bảo tồn và tài sản môi trường trong lưu vực ở mức trung bình thấp. 3.1.1. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sốp Cộp Vị trí, diện tích, nguồn nước: Diện tích :27,886 ha - Khu Bảo tồn thiên nhiên nằm ở địa phận huyện Sông Mã- thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Địa hình dốc, nhiều dãy núi nhỏ, với độ cao 450-1940 m. Hệ sinh thái và lớp thảm thực vật được nuôi dưỡng và thoát nước bởi các sông nhánh của sông Mã. - Rừng tự nhiên đã bị tàn phá nặng nề thay thế là các bụi cây, bụi rậm. Tuy nhiên, rừng thường xanh vẫn còn tồn tại một vài nơi có địa hình cao. - Trước đây khu hệ động vật rất phong phú, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật có vú lớn, như loài tê giác đã xuất hiện vào những năm 1950. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học nơi đây đã bị suy giảm trong những năm gần đây. 7 - Rừng của Khu bảo tồn Sốp Cộp có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước sông, suối cho cộng đồng để cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt. 3.1.2. Rừng Quôc gia Bến Én Vị trí, diện tích, nguồn nước Diện tích: 16,634 ha - Vườn Quốc gia Bến Én thuộc địa phận huyện Như Thanh và Như Xuân, Thanh Hóa, nằm trong vùng đồi núi thấp bao quanh hồ nước. Cao độ từ 20-497 m, đa phần dưới 200 m. Hồ ở độ cao 50 m trên mực nước biển với diện tích 2281 ha. Địa chất của Vườn quốc gia chủ yếu là đá trầm tích, cá biệt là đất đá. Một số nơi là đá vôi, và vùng đệm ở phía đông bắc Vườn quốc gia còn thấy các hang động đá vôi huyền ảo - Hệ sinh thái nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia được nuôi dưỡng bởi sông Mực, còn vùng mở rộng theo dự kiến được nguồn nước sông Chang nuôi dưỡng - Vườn Quốc gia Bến Én có tính đa dạng sinh học ở mức trung bình. Nó góp phần bảo vệ một số vùng hiếm hoi rừng thường xanh vùng đất thấp của Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tuy vậy, rừng đã bị triệt phá trước đây bởi mục đích thương mại, và kết quả là chỉ còn những cây không tán lá che bóng mát và phổ biến là bụi cây thấp như tre nứa. Vì thế, kể từ khi cấm khai thác gỗ vì mục đích thương mại, chất lượng rừng đã trở nên tốt hơn. - Có 870 loài thực vật bậc cao, 375 loài động vật bao gồm: lưỡng cư, bò sát (trăn, kỳ đà, rắn, tê tê,...), động vật có vú (bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, voọc, chồn, nhím,...) và chim (gà rừng, lôi, trĩ, công, vẹt, cò bợ...) (2004), trong đó, nhiều loài thực vật và động vật có vú có tên trong danh sách các loài có nguy đe doạ ở mức toàn cầu. Hình 4: Đa dạng sinh học trên lưu vực sông Mã 8 3.2. Thảm thực vật Thảm thực vật tự nhiên - Rừng kín lá rộng xanh nhiệt đới ẩm với cấu trúc nhiều tầng là loại rừng tự nhiên, có độ che phủ rất lớn (kín) còn tồn tại ở Cóc phương, Thường Xuân, Quan Sơn, Sông Mã, Lạc Sơn, Tân Lạc... - Rừng thứ sinh là loại rừng phổ biến trên lưu vực có tán dày, phủ kín nhưng không nhiều tầng và thấp. - Rừng tre nứa nhiệt đới ẩm là loại rừng phân bố khắp nơi, nhưng chủ yếu ở Thanh Hoá. - Rừng nứa thứ sinh phân bố rất nhiều nơi trên lưu vực, là loại rừng đang được phục hồi sau nhiều kỳ khai thác. - Rừng hỗn giao có độ che phủ kín là loại rừng cây lá rộng, lá kim xen kẽ tre nứa và cây bụi có chỗ 1 tầng, có chỗ 2 - 3 tầng phân bố nhiều nơi. - Rừng lá kim (chủ yếu là thông), độ che phủ thấp là loại rừng tái sinh, phân bố chủ yếu trên các đồi núi thấp. - Rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim có độ che phủ lớn còn rất ít trên núi cao. - Trảng bụi cỏ thứ sinh nhiệt đới ẩm phân bố đan xen rừng tre nứa thứ sinh phát triển rộng khắp. - Trảng bụi cỏ thứ sinh á nhiệt đới phân bố trên núi cao, có cấu trúc thưa, thấp. Trảng bụi cỏ thứ sinh á nhiệt đới trên đá vôi, thấp thưa xen với đá lộ. Thảm thực vật trồng - Lúa nước và hoa màu: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng trũng giữa các khe núi và thung lũng. - Rừng trồng: phân bố rải rác trên các đồi núi và đồng bằng. - Nương rẫy: phân bố chủ yếu trên các đồi núi thấp, sườn núi.... 9 - Các quần thể khác rất nhỏ lẻ trong vườn tạp, hàng rào.. phân bổ khắp trong các khu dân cư. Thảm thực vật trên lưu vực rất phong phú về kiểu, loại được hình thành do phân hoá của khí hậu, địa hình và do sự tác động của con người. Địa hình lưu vực chiếm vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lớp phủ thực vật trên lưu vực: địa hình núi cao thường gắn với việc hình thành các loại thảm phủ rừng kín lá rộng xanh nhiệt đới ẩm, trảng bụi cỏ... Địa hình núi thấp hình thành các rừng kín lá rộng xanh nhiệt đới ẩm, trảng bụi cỏ thứ sinh, tre nứa.. Địa hình vùng đồng bằng là thảm phủ cây nông nghiệp lúa nước, cây ăn quả, hoa màu... Trong các kiểu thảm thực vật, kiểu thực vật thứ sinh, thực vật trồng là chủ yếu. Thảm thực vật tự nhiên nguyên sinh còn rất ít ở nơi khó khai thác, khó vận chuyển (theo Hoàng Ngọc Quang 2008). 3.3. Tính chất môi trường sông Mã 3.3.1. Tính chất môi trường nước -Trên toàn lưu vực sông Mã hiện có hơn 1800 công trình thủy lợi. Trong đó đáng kể nhất là hồ chứa đa mục tiêu Cửa Đạt có dung tích 1,45 tỷ m3 nước nhằm giảm nhẹ lũ sông Chu, cấp nước tưới ổn định cho 87000 ha, phát điện với công suất lắp máy 97 MW và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, công nghiệp. Hệ thống đập dâng Bái Thượng được xây dựng từ thời Pháp thuộc có nhiệm vụ tưới cho hơn 50.000 ha. Ngoài 2 công trình lớn trên, còn có 2 hệ thống trạm bơm lớn Hoàng Khánh, Nam sông Mã và một số hồ chứa có dung tích khá lớn như: hồ Thung Bằng, hồ Tây Trác, Đồng Ngư, Cống Khê, Bai Manh, Bai Lim, Minh Sơn, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ,... và đầu tư nâng cấp nhiều công trình đầu mối, kênh mương đã hỗ trợ đắc lực cho cấp nước phát triển nông nghiệp. -Để bảo vệ sản xuất, trên lưu vực sông Mã đã xây dựng được khoảng hơn 500km đê sông, đê biển, hình thành một mạng lưới khép kín. Các cửa lấy nước và nhận nước trên các triền sông đều có cống khống chế. Hệ thống cống dưới đê khá ổn định về kết cấu để chống lũ, các cánh cống đều kín nước. Tuy nhiên mặt cắt các đê còn chưa đủ theo tiêu chuẩn thiết kế, chưa đủ cơ đê và các cống dưới đê đều ngắn hơn mặt cắt đê. Các tuyến đê Sông Mã, sông Chu và các sông nhánh đều phần lớn nằm sát với khu dân cư nên khả 10 năng tôn cao và mở rộng mặt cắt đê vẫn có thể thực hiện được nhưng khó khăn (theo Viện Quy hoạch thủy lợi). 3.3.2. Tính chất môi trường đất So với toàn quốc, lưu vực sông Mã có 40/60 loại đất được xếp thành 11 nhóm chính (Hình 5): 1)Đất cát ven biển có tên là: Arennosols: có khoảng 16.000 - 17.000 ha, chủ yếu ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, thị xã Sầm Sơn và Quảng Xương thích hợp cho việc trồng cây chịu hạn, cây công nghiệp ngắn ngày. Loại đất này thường có địa hình sóng lượn, xen kẽ giữa vùng địa hình cao và vùng trũng, khó thoát nước, đất có màu xám trắng, nâu hoặc vàng nhạt với thành phần cơ giới: cát pha, cát thô tơi xốp, nghèo dinh dưỡng, dễ tiêu, chua vừa đến chua ít: pH = 5,5 - 7,0. 2) Nhóm đất nhiễm mặn hay đất Salic Fuvisols: có khoảng 12.000 - 13.000 ha chủ yếu ở vùng ven biển cửa sông Mã như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn. Đất có nhiều mùn do phù sa tạo nên, mầu đen hoặc xám nhạt, có độ đạm cao thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản và trồng cói. 3) Nhóm đất nhiễm phèn: có khoảng 6.700 ha vừa bị mặn vừa bị chua. Loại đất này tập trung chủ yếu ở cửa sông và được sử dụng cấy lúa nhưng năng suất không cao, cần được cải tạo. 4) Đất phù sa hay đất Fluvisol: chiếm 79% tổng diện tích đất nông nghiệp Thanh Hoá và 50% tổng diện tích đất nông nghiệp của lưu vực sông Mã (142.259 ha) được phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng châu thổ. như: Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, Yên Định, Nga Sơn, Quảng Xương. Loại đất này có nguồn gốc từ phù sa của sông Mã và sông Yên, nhưng chủ yếu là sông Mã. 5) Đất lầy và than bùn: có khoảng 10.595 ha, phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi của Thanh Hoá có địa hình dạng thung lũng do dốc tụ. 6) Nhóm đất xám bạc màu: có khoảng 32.000 ha, bị bạc màu, độ phì kém phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi Hoà Bình và Thanh Hoá. 11 7) Nhóm đất đen: có khoảng 17.000 ha, tập trung ở miền núi Thanh Hoá, có nhiều hàm lượng: Mg, Ca, CaO và các vi lượng khác. 8) Đất đỏ vàng: chiếm khoảng 80% diện tích đồi núi (tại Thanh Hoá có khoảng 637.000 ha), tầng đất dày và phần lớn là rừng và rừng tái sinh. 9) Đất mùn vàng đỏ trên núi: chủ yếu ở độ cao từ 700 ÷ 1.500m, thuộc vùng thượng nguồn sông Mã, sông Chu và sông Bưởi, địa hình dốc đứng và hầu hết còn rừng che phủ. Tại Thanh Hoá, loại đất này có khoảng 87.000 ha. 10) Đất thung lũng: chiếm tỷ lệ nhỏ và phân bố ở hầu hết các huyện miền núi, thượng nguồn sông. Đất thường xuyên có nước ngầm làm sình lầy, độ phì cao và bị chua. Tại Thanh Hoá, loại đất này có khoảng 6.884 ha. 11) Đất xói mòn trơ sỏi đá: chiếm khoảng 5% diện tích lưu vực, có nguồn gốc từ đá, cát do bị rửa trôi xói mòn mạnh, tầng canh tác mỏng dưới 30 cm. Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi. Trong 11 loại đất ở lưu vực, phần thuộc Thanh Hoá có 8 loại: đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất lầy Glêy, đất đen, đất xám bạc màu, đất đỏ và đất mòn trơ sỏi đá. Trong 8 loại đất ở thanh Hoá, đất phù sa là loại đất chủ yếu ở vùng đồng bằng và loại đất quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp bền vững ở địa phương (theo Hoàng Ngọc Qunag 2008). Hình 5: Bản đồ phân bố đất lưu vực sông Mã 12 4. Một số đặc điểm khác của sông Mã - Hàng năm, sông Mã tải ra biển một lượng phù sa khoảng 5,17 triệu tấn/năm, khoảng 18,4 tấn/km2. Trong đó, 90% được chuyển trong mùa lũ, còn mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 10%. - Nền văn hoá trên lưu vực sông Mã là nền văn minh lúa nước các cộng đồng người Việt di cư và định cư trước hết là ven sông để trồng lúa. Điển hình văn hoá cổ trên lưu vực là văn hoá Đông Sơn và văn hoá Mường Hoà Bình, Mường Cẩm Thuỷ. Nền văn minh lúa nước trên lưu vực sông Mã đã duy trì, tồn tại và phát triển đến ngày nay. - Ven dòng sông Mã, những nếp nhà sàn các bản làng người dân tộc Thái, Mường nối nhau trong nắng sáng thật yên bình. 13 Tài liệu tham khảo http://dch.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DSVH/So%2048/4809_Song%20Ma %20dong%20song%20cho%20phu%20sa%20van%20hoa.pdf https://xuthanhnet.wordpress.com/2011/11/05/dong-song-m%E1%BA%B9/ http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/userfiles/admin/File/Phu%20luc%203.%20Moi %20truong%20nen%20cac%20luu%20vuc%20song.pdf http://123doc.org/document/1347909-bao-cao-khoa-hoc-nghien-cuu-de-xuat-cacgiai-phap-quan-ly-tong-hop-tai-nguyen-va-moi-truong-luu-vuc-song-ma.htm?page=19 1 [...]... phần thuộc Thanh Hoá có 8 loại: đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất lầy Glêy, đất đen, đất xám bạc màu, đất đỏ và đất mòn trơ sỏi đá Trong 8 loại đất ở thanh Hoá, đất phù sa là loại đất chủ yếu ở vùng đồng bằng và loại đất quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp bền vững ở địa phương (theo Hoàng Ngọc Qunag 2008) Hình 5: Bản đồ phân bố đất lưu vực sông Mã 12 4 Một số đặc điểm khác của sông Mã -... sông Đất thường xuyên có nước ngầm làm sình lầy, độ phì cao và bị chua Tại Thanh Hoá, loại đất này có khoảng 6.884 ha 11) Đất xói mòn trơ sỏi đá: chiếm khoảng 5% diện tích lưu vực, có nguồn gốc từ đá, cát do bị rửa trôi xói mòn mạnh, tầng canh tác mỏng dưới 30 cm Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Trong 11 loại đất ở lưu vực, phần thuộc Thanh Hoá có 8 loại: đất cát ven biển, đất. .. cao thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản và trồng cói 3) Nhóm đất nhiễm phèn: có khoảng 6.700 ha vừa bị mặn vừa bị chua Loại đất này tập trung chủ yếu ở cửa sông và được sử dụng cấy lúa nhưng năng suất không cao, cần được cải tạo 4) Đất phù sa hay đất Fluvisol: chiếm 79% tổng diện tích đất nông nghiệp Thanh Hoá và 50% tổng diện tích đất nông nghiệp của lưu vực sông Mã (142.259 ha) được phân bố chủ... và các vi lượng khác 8) Đất đỏ vàng: chiếm khoảng 80% diện tích đồi núi (tại Thanh Hoá có khoảng 637.000 ha), tầng đất dày và phần lớn là rừng và rừng tái sinh 9) Đất mùn vàng đỏ trên núi: chủ yếu ở độ cao từ 700 ÷ 1.500m, thuộc vùng thượng nguồn sông Mã, sông Chu và sông Bưởi, địa hình dốc đứng và hầu hết còn rừng che phủ Tại Thanh Hoá, loại đất này có khoảng 87.000 ha 10) Đất thung lũng: chiếm tỷ... trường đất So với toàn quốc, lưu vực sông Mã có 40/60 loại đất được xếp thành 11 nhóm chính (Hình 5): 1 )Đất cát ven biển có tên là: Arennosols: có khoảng 16.000 - 17.000 ha, chủ yếu ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, thị xã Sầm Sơn và Quảng Xương thích hợp cho việc trồng cây chịu hạn, cây công nghiệp ngắn ngày Loại đất này thường có địa hình sóng lượn, xen kẽ giữa vùng địa hình cao và vùng trũng, khó thoát nước, ... Sơn, Quảng Xương Loại đất này có nguồn gốc từ phù sa của sông Mã và sông Yên, nhưng chủ yếu là sông Mã 5) Đất lầy và than bùn: có khoảng 10.595 ha, phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi của Thanh Hoá có địa hình dạng thung lũng do dốc tụ 6) Nhóm đất xám bạc màu: có khoảng 32.000 ha, bị bạc màu, độ phì kém phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi Hoà Bình và Thanh Hoá 11 7) Nhóm đất đen: có khoảng 17.000... hình cao và vùng trũng, khó thoát nước, đất có màu xám trắng, nâu hoặc vàng nhạt với thành phần cơ giới: cát pha, cát thô tơi xốp, nghèo dinh dưỡng, dễ tiêu, chua vừa đến chua ít: pH = 5,5 - 7,0 2) Nhóm đất nhiễm mặn hay đất Salic Fuvisols: có khoảng 12.000 - 13.000 ha chủ yếu ở vùng ven biển cửa sông Mã như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn Đất có nhiều mùn do phù sa tạo nên, mầu... lưu vực sông Mã là nền văn minh lúa nước các cộng đồng người Việt di cư và định cư trước hết là ven sông để trồng lúa Điển hình văn hoá cổ trên lưu vực là văn hoá Đông Sơn và văn hoá Mường Hoà Bình, Mường Cẩm Thuỷ Nền văn minh lúa nước trên lưu vực sông Mã đã duy trì, tồn tại và phát triển đến ngày nay - Ven dòng sông Mã, những nếp nhà sàn các bản làng người dân tộc Thái, Mường nối nhau trong nắng sáng ... loại đất lưu vực, phần thuộc Thanh Hoá có loại: đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất lầy Glêy, đất đen, đất xám bạc màu, đất đỏ đất mòn trơ sỏi đá Trong loại đất Hoá, đất phù sa loại đất. .. Tính Đa dạng sinh học sông Mã 3.1 Đa dạng động, thực vật Theo sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa Hệ sinh thái lưu vực sông Mã bao gồm : hệ sinh thái cạn nước -Hệ sinh thái lưu vực... đất có khoảng 87.000 10) Đất thung lũng: chiếm tỷ lệ nhỏ phân bố hầu hết huyện miền núi, thượng nguồn sông Đất thường xuyên có nước ngầm làm sình lầy, độ phì cao bị chua Tại Thanh Hoá, loại đất

Ngày đăng: 15/10/2015, 14:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.Giới thiệu chung về sông Mã

    • 1.1. Lịch sử hình thành sông Mã

    • 1.2. Đặc điểm sông Mã

    • 2. Chức năng của sông Mã

    • 3. Tính Đa dạng sinh học của sông Mã

      • 3.1. Đa dạng về động, thực vật

        • 3.1.1. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sốp Cộp

        • 3.1.2. Rừng Quôc gia Bến Én

        • 3.2. Thảm thực vật

        • 3.3. Tính chất môi trường sông Mã

          • 3.3.1. Tính chất môi trường nước

          • 3.3.2. Tính chất môi trường đất

          • 4. Một số đặc điểm khác của sông Mã

          • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan