1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ ĐỘ BA ĐẲNG CẤP Ở PHÁP

16 2,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 595 KB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tàiNước Pháp trước cách mạng cuối thế kỉ XVIII chứa đầy những mâu thuẫn gay gắt. Trong thế kỉ XVIII, các cơ cấu xã hội có từ lâu đời và các thể chế chính trị ở Châu Âu bị vây kín an toàn. Hầu hết các vương quốc vẫn tự cho là quyền lực của họ xuất phát từ Thiên Chúa. Cộng tác với tầng lớp quý tộc, họ đứng đầu các lĩnh vực bao gồm các tầng lớp công dân khác nhau, hoặc các đẳng cấp mà họ đi được mọi người biết đến. Mỗi tầng lớp có các quyền lợi, đặc quyền, và bổn phận riêng. Nhưng sức ép phải thay đổi đang hình thành trong thế kỉ. Ở Pháp, tài chính hay chính trị thường có thể được chế ngự bởi chế độ quân chủ, sẽ đe dọa phát triển nhanh trong môi trường mới này. Sự bóc lột vô hạn độ của nhà nước phong kiến tăng lữ đã kìm hãm sự phát triển trong nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân cũng như ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp Tư Bản Chủ Nghĩa. Từ thế kỷ XVIII nền Công thương nghiệp Pháp đã có bước phát triển mới đòi hỏi phá bỏ sự ràng buộc của chế độ phong kiến thể hiện qua: Pháp có quan hệ mậu dịch với nhiều nước Châu Âu và khu vực khác, công nghiệp nhẹ phát triển như: các ngành làm đường, dệt vải, sản xuất hàng xa xỉ. Công nghiệp nặng: cơ khí, mỏ, đóng tàu, bước đầu được cơ khí hóa. Xuất hiện các công trường thủ công. Quan hệ sản xuất phong kiến là trợ lực chính cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa và mâu thuẫn giữa chúng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cách mạng Pháp. Lúc này xã hội Pháp chia thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và quảng đại quần chúng nhân dân (gồm tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị, thợ thủ công,….), khác nhau về địa vị Kinh tế Chính trị và thái độ chính trị trong cách mạng. Giai cấp tư sản Pháp đứng đầu đẳng cấp thứ 3 ra đời trên nền tảng của một nền kinh tế hàng hóa. Do vậy mâu thuẫn với chế độ phong kiến. Tuy nhiên giai cấp này thể hiện tính không đồng nhất, chia thành mấy tầng lớp khác nhau: Đại tư sản, tư sản vừa và nhỏ, tư sản tài chính, tư sản công thương. Tính không đồng nhất này cùng với sự tồn tại vững chắc của chế độ phong kiến Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Pháp lúc đó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềLịch sử thế giới cận đại 1 (tập 1) của nhóm tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đào Tuấn Thành Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú Phương, Nxb Đại học Sư Phạm xuất bản năm 2010 đã đề cập đến vấn đề bối cảnh tình hình của nước Pháp về chính trị kinh tế xã hội. Từ đó giúp ta hiểu thêm về mâu thuẫn gay gắt giữa chế độ ba đẳng cấp ở Pháp.

Trang 1

KHOA LỊCH SỬ

MÔN : LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỘ BA ĐẲNG Ở PHÁP

Đà Lạt, 03/6/2015

Trang 2

KHOA LỊCH SỬ

MÔN : LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỘ BA ĐẲNG CẤP Ở PHÁP GVHD : Th.S Lê Thị Thu Hằng

SVTH MSSV

1.Y Hur Bkrông 1210974

2 Lê Hoàng Dung 1210928

3.Trương Thị Cẩm Nương 12109463

4 K’ Nguyên 1210948

5.Phạm Thị Phương Thảo 1212128

Đà Lạt, ngày 6 tháng 3 năm 2015

Trang 3

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

6.Đóng góp của đề tài 2

7.Bố cục của đề tài 3

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG XVIII 4

1.1 Tình hình kinh tế 4

CHƯƠNG HAI CHẾ ĐỘ BA ĐẲNG CẤP CỦA PHÁP 7

KẾT LUẬN 12

Trang 4

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Nước Pháp trước cách mạng cuối thế kỉ XVIII chứa đầy những mâu thuẫn gay gắt Trong thế kỉ XVIII, các cơ cấu xã hội có từ lâu đời và các thể chế chính trị ở Châu Âu bị vây kín an toàn Hầu hết các vương quốc vẫn tự cho là quyền lực của họ xuất phát từ Thiên Chúa Cộng tác với tầng lớp quý tộc, họ đứng đầu các lĩnh vực bao gồm các tầng lớp công dân khác nhau, hoặc các đẳng cấp mà họ đi được mọi người biết đến Mỗi tầng lớp có các quyền lợi, đặc quyền, và bổn phận riêng Nhưng sức ép phải thay đổi đang hình thành trong thế kỉ Ở Pháp, tài chính hay chính trị thường có thể được chế ngự bởi chế độ quân chủ, sẽ đe dọa phát triển nhanh trong môi trường mới này Sự bóc lột vô hạn độ của nhà nước phong kiến tăng lữ đã kìm hãm sự phát triển trong nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân cũng như ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp Tư Bản Chủ Nghĩa Từ thế kỷ XVIII nền Công thương nghiệp Pháp đã có bước phát triển mới đòi hỏi phá bỏ sự ràng buộc của chế độ phong kiến thể hiện qua: Pháp có quan hệ mậu dịch với nhiều nước Châu Âu và khu vực khác, công nghiệp nhẹ phát triển như: các ngành làm đường, dệt vải, sản xuất hàng xa xỉ Công nghiệp nặng: cơ khí, mỏ, đóng tàu, bước đầu được

cơ khí hóa Xuất hiện các công trường thủ công Quan hệ sản xuất phong kiến

là trợ lực chính cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa và mâu thuẫn giữa chúng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cách mạng Pháp Lúc này xã hội Pháp chia thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và quảng đại quần chúng nhân dân (gồm tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị, thợ thủ công,….), khác nhau về địa vị Kinh tế - Chính trị và thái độ chính trị trong cách mạng Giai cấp tư sản Pháp đứng đầu đẳng cấp thứ 3 ra đời trên nền tảng của một nền kinh tế hàng hóa Do vậy mâu thuẫn với chế độ phong kiến Tuy nhiên giai cấp này thể hiện tính không đồng nhất, chia thành mấy tầng lớp khác nhau: Đại tư sản, tư sản vừa và nhỏ, tư sản tài chính, tư sản công thương Tính không đồng nhất này cùng với sự tồn tại vững chắc của chế độ phong kiến Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Pháp lúc đó

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch sử thế giới cận đại 1 (tập 1) của nhóm tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đào Tuấn Thành Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú Phương, Nxb Đại học Sư Phạm xuất bản năm 2010 đã đề cập đến vấn đề bối cảnh tình hình của nước Pháp về chính trị kinh tế xã hội Từ đó giúp ta hiểu thêm về mâu thuẫn gay gắt giữa chế độ ba đẳng cấp ở Pháp

Lịch sử thế giới cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, xuất bản năm 2006 do Nxb Giáo dục Tác phẩm đề cập đến vai trò của ba đẳng

Trang 5

cấp tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.

Lịch sử văn minh phương Tây của tác giả Mortimer, Barbara Hanawalt, David Herlihy, Theodore K.Rabb, Isser Woloch, Raymond Grew do nhà xuất bản McGraw Hill, Collage đề cập đến vấn đề nguyên nhân xuất hiện của chế độ

ba đẳng cấp

Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cận đại của tác giả Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên, Nguyễn THị Thu, Đặng Thị Thanh Tịnh do Nxb Giáo xuất bản năm

1985 đề cập đến vấn đề đánh giá những vai trò của ba đẳng cấp

Lịch sử thế giới của tác giả Nguyễn Hiến Lê – Thiên Giang , Nxb Văn hóa Thông tin năm 1995 đã đề cập đến những vấn đề chung của nước Pháp

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề chế độ ba đẳng cấp của Pháp để làm rõ hơn về những mâu thuẫn cũng như vai trò của ba đẳng cấp, từ đó đưa ra những đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của ba chế độ này trước cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-LêNin , tư tưởng Hồ Chí Minh , các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước trên lĩnh vực sử học

Đây là đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học lịch sử nên hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic

Ngoài ra các phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu cũng được sử dụng trong đề tài

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên con đường phát triển của nền sử học thế giới có sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng sử học khác nhau Cùng song hành phát triển, các khuynh hướng sử học có sự trao đổi cũng như đấu tranh lẫn nhau làm cho nền sử học thế giới phát triển theo những chiều hướng khác nhau

Do đối tượng nghiên cứu của đề tài này là đặc điểm của sử học tư sản Từ việc xác định chính xác đối tượng nghiên cứu giúp ta dễ dàng nhận định được việc nghiên cứu ở đề tài này không đi vào nghiên cứu tổng quát cụ thể về sử học tư sản của từng quốc gia mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm chung của sử học tư sản thời cận đại nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở:

Phạm vi không gian: Lịch sử thế giới cận đại 1

Phạm vi thời gian: vào thế kỉ XVIII

6.Đóng góp của đề tài

Với đề tài này chúng tôi muốn giúp bạn đọc và những ai quan tâm đến vấn

Trang 6

đề này có được những kiến thức tổng thể, khái quát nhất về sự xuất hiện và phát triển các khuynh hướng sử học tư sản thời cận đại Qua đó thấy được tầm quan trọng, nhất là sự đóng góp của sử học tư sản đối với sự phát triển của nền sử học thế giới

Ngoài ra chúng tôi cũng đưa ra những kiến giải của mình dựa trên những

sự kiện đã xảy ra nhằm làm cho bài tiểu luận hoàn thiện hơn, dùng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, bổ sung vào học phần lịch sử sử học

7.Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài này được chia làm hai chương:

Chương 1 Trong chương này đề tài nêu lên bối cảnh của nước Pháp cuối thế kỉ XVIII

Chương 2 Chương này nêu lên vấn đề về vai trò và mâu thuẫn của chế độ

ba đẳng cấp

Trang 7

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

XVIII

1.1 Tình hình kinh tế

Mặc dù còn thua kém nước Anh và không có những biến đổi lớn về kĩ thuật, xong nền kinh tế Pháp ở thế kỉ XVIII đã phát triển khá mạnh, nhất là công nghiệp và thương nghiệp

+ Nông nghiệp

Chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu nền kinh tế, hơn 90% cư dân Pháp (24.600.000 người vào năm 1740) vẫn sống bằng nghề nông Phương thức canh tác lạc hậu, chế độ hữu canh chiếm vai trò chủ đạo, thiếu phân bón, gia súc Năng suất lao động thấp, trung bình một bao lúa giống chỉ thu hoạch được

5 bao lúa cuối vụ Trong nông nghiệp Pháp hầu như không có cải tiến kĩ thuật,

số đất bỏ hoang ngày càng nhiều (khoảng 1/3 diện tích) nạn đói kém mất mùa thường xuyên xảy ra Khác với nước Anh, nông nghiệp Pháp hầu như không hỗ trợ được gì cho sự phát triển của công thương nghiệp Chủ nghĩa tư bản xâm nhập vào nông nghiệp, nhưng rất yếu Tình trạng sút kém đó là kết quả tất nhiên của sự duy trì chế độ phong kiến, một chế độ ăn sâu vào nông thôn nước Pháp và ngày càng trở nên lỗi thời, phản động

Quan hệ ruộng đất phong kiến chiếm địa vị thống trị trong nông thôn Về danh nghĩa vua là chủ sở hữu tối cao của toàn bộ đất đai trên toàn quốc nên có quyền lấy ruộng đất ban tặng cho quần thần Nhà thờ cũng nắm quyền sở hữu một phần ruộng đất đáng kể

Những đất đai đó được sử dụng theo hai hình thức Thường lãnh chúa phong kiến giữ lấy một phần nhỏ làm lãnh địa Lãnh địa được chia thành những mảnh nhỏ, phát canh cho nông dân để thu tô theo chế độ phân đôi sản phẩm hay thu một số tô cố định Những bản khế ước lĩnh canh thường quy định thời hạn cho phép người tá điền sử dụng từ 1 đến 3 năm, có khi 5 năm, nghĩa là 3 lần luân canh ba khoảnh, cũng có kho dài hơn nữa Sau khi hết thời gian đã quy định, mảnh đất được trả về cho lãnh chúa Ngoài lãnh địa, phần lớn đất đai được canh tác theo chế độ vĩnh điền nông nô

Nông dân lao động trên mảnh đất đó nhưng không có quyền sử dụng ruộng đất đó nhưng không có quyền sở hữu, phải nộp cho lãnh chúa một thứ thuế “xăng” nhất định

Người nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê của lãnh chúa, đóng địa tô và nghĩa vụ phong kiến cho lãnh chúa Nông dân phải nộp cho Lãnh Chúa từ 1/6 đến 1/4 có khi đến 1/2 số thu hoạch, nộp cho nhà thờ “thuế thập phân”

Như vậy đến cuối thế kỉ XVIII , sự phát triển của lực lượng sản xuất Pháp

đã bị kìm hãm nghiêm trọng bởi nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thuế quan nội địa phức tạp, hệ thống đo lường không

Trang 8

thống nhất, các quy chế ngặt nghèo của phường hội phong kiến.

+ Công nghiệp

Ngành bông non trẻ chủ yếu tập trung ở vùng Ruăng và Lơ Havrơ đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh Trung tâm dệt tơ, lụa nổi tiếng nhất hình thành ở Liông Ngành luyện kim loại chủ yếu phát triển ở Andát và Lôren Một

số xí nghiệp lớn được xây dựng, chuyên sản xuất các mặt hàng xa xỉ theo thời trang, vốn được giới quý tộc và các tầng lớp giàu có ở Pháp và Châu Âu ưa chuộng

Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa đóng vai trò chủ yếu trong công nghiệp Những công trường thủ công lớn, có quy mô từ 50 đến 100 công nhân xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là các vùng trung tâm luyện kim và khai thác than đá Tuy còn ít, song vào cuối thế kỉ XVIII ở Pháp cũng đã xuất hiện

xí nghiệp lớn, như các mỏ than của công ty Ăngdanh tập trung tới 4.000 nghìn thợ làm việc; ở công trường thủ công Văn Rôbe ở Abơvilơ chuyên sản xuất da mịn hơn 1.700 thợ dệt chủ yếu là phụ nữ

Việc sử dụng máy móc đã bắt đầu phổ biến trong công nghiệp, nhưng còn chậm Vào thập niên 60 - đầu thập niên 70 của thế kỉ XVIII, trong ngành dệt ở Nócmăngđi, lyông, Picacđi đã sử dụng máy Gienny nhập từ Anh sang

Tuy nhiên, chế độ phường hội phong kiến với những truyền thống bảo thủ, kĩ thuật và tổ chức lao động lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, quá trình tự do kinh doanh và khuyến khích cải tiến kĩ thuật Máy móc đã xuất hiện nhưng chưa được áp dụng một cách phổ cập; cả nước Pháp mới chỉ có khoảng vài chục chiếc máy hơi nước Nhìn chung công trường thủ công còn chiếm số đông và là những doanh nghiệp nhỏ về quy mô cũng như về số thợ Lao động thủ công còn là chủ yếu trong công nghiệp Pháp

+ Thương nghiệp

Có phần khởi sắc, các hải cảng của Pháp nằm ven địa Trung Hải và Đại Tây Dương trở nên nhộn nhịp Mácxây là hải cảng chuyên xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Pháp sang vùng Cận Đông, đồng thời nhập khẩu những mặt hàng nổi tiếng của Cận Đông và Viễn Đông như: vải vóc, hương liệu Năngtơ và Boocđô là hải cảng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy ngành thương mại hàng hải và thuộc địa phát triển mạnh mẽ

1.2 Tình hình chính trị - xã hội

+ Chính trị

Nước pháp trước năm 1789 vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, trong khi nền tảng kinh tế - xã hội Pháp có nhiều biến đổi quan trọng Thực hiện chế độ chuyên chế, vua Lui XVI (ở ngôi từ năm 1774 đến năm 1792) nắm giữ toàn bộ tổ chức hành chính, quân đội, cảnh sát, đồ dùng các quan lại ở trung ương và địa phương Lui XVI, tuy là một người yếu đuối và nhu nhược, song vẫn thích nhắc rằng chỉ có ý chí của mình mới là luật pháp, tự cho rằng mình là vị quân chủ “do trời định” Nhà tù Baxti ở Pari được coi là biểu trưng

Trang 9

của chế độ quân chủ chuyên chế Nền quân chủ Pháp vào thế kỉ XVIII vẫn khét tiếng độc đoán và tàn bạo Chỉ cần “mật lệnh có ấn vua” là từ cung đình đến quý tộc đều có thể bị bắt, bị tù đày không xét xử

Một bộ trưởng của vua Lui XVI là bá tước Vơrgien nhận xét rằng “ở nước Pháp, vua phán và dân phải phục tùng”

Nhà nước và hoàng gia sống xa hoa, hoang phí Hàng năm có tới xấp xỉ 1/12 ngân sách nước Pháp được dùng cho nhu cầu ăn chơi của vua và quần thần

Bộ máy quan liêu cồng kềnh, phức tạp và không đồng nhất của nền quân chủ chuyên chế Pháp chi phối chặt chẽ toàn bộ và đời sống Việc duy trì cả một

mớ pháp luật, tập quán, quy tắc phong kiến được hình thành trong nhiều thế kỉ

đã khiến cho hệ thống tổ chức chính quyền nước Pháp trước cách mạng hết sức hỗn độn, đầy dẫy những mâu thuẫn bên trong Nước Pháp không có một tổ chức hành chính, tư pháp, chế độ thuế khóa thống nhất giữa các vùng Người ta cảm thấy như mọi thứ hổ lốn khác nhau đã được sáp nhập vào để hợp thành quốc gia Pháp

Cơ cấu hành chính của nước Pháp hoàn toàn không đồng nhất, cả nước được chia ra làm nhiều tỉnh, tỉnh lại chia thành những khu hành chính nhỏ hơn như khu tư pháp, khu hành chính Các khu đó không đáp ứng những lãnh địa phong kiến độc lập, sáp nhập vào triều vua Pháp qua các thời kì khác nhau Chế độ quân chủ chuyên chế Pháp lúc bấy giờ càng thể hiện sự bất lực của

nó ở chỗ không hoàn thành được sự thống nhất đất nước trên phương diện chính trị và hành chính; nó trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp cần được cải thiện

+ Tình hình xã hội

Đến thế kỉ XVIII, nước Pháp tồn tại các mâu thuẫn cơ bản giữa những đẳng cấp có đặc quyền và không có đặc quyền Chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ rất chặt chẽ sự phân chia xã hội thành 3 đẳng cấp có quyền lợi và nghĩa

vụ khác nhau: Tăng lữ là đẳng cấp thứ nhất, quý tộc là đẳng cấp thứ hai và đẳng cấp thứ ba bao gồm tất cả những tầng lớp, giai cấp còn lại: tư sản, nông dân, công nhân, bình dân thành thị Mặc dù tăng lữ quý tộc chỉ chiếm hơn 1% dân số, nhưng hai đẳng cấp trên lại nắm toàn bộ các chức vụ quan trọng trong

bộ máy nhà nước và giáo hội, được hưởng mọi quyền lợi, sống dựa trên sức lao động của đẳng cấp thứ ba, là giai cấp thống trị của nhà nước Pháp phong kiến

và chuyên chế

Trang 10

CHƯƠNG HAI CHẾ ĐỘ BA ĐẲNG CẤP CỦA PHÁP

2.1 Vai trò của ba đẳng cấp

2.1.1 Đẳng cấp tăng lữ

Đẳng cấp tăng lữ là đẳng cấp đảm đương chức vụ tôn giáo thiêng liêng, đại diện cho tư tưởng triết học của nhà thờ chống lại tư tưởng tiến bộ của triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII Tăng lữ có nhiều đặc quyền đặc lợi nhất, nắm giữ trong tay rất nhiều ruộng đất Trường học các cấp đều do Giáo hội cai quản Môn Thần học là môn bắt buộc

Trong nội bộ đẳng cấp tăng lữ cũng có sự phân hóa thành các tầng lớp: tăng lữ cấp trên (Giáo chủ, Tổng giám mục, Trưởng tu viện lớn) và tăng lữ cấp dưới (Thầy cả, Thầy trợ tế, linh mục địa phương) Họ có quyền khác nhau, nên thái dộ chính trị cũng không giống nhau

Phần lớn tăng lữ cấp trên xuất thân đại quý tộc, đồng thời là những địa chủ lớn (143 giám mục của nhà nước đều xuất thân từ gia đình giàu sang) Tăng lữ cấp dưới lại xuất thân từ nông dân hay tư sản Của cải cũng được phân phối không bình đẳng trong nội bộ đẳng cấp Tăng lữ cấp trên thường có thu nhập trên 100.000 livrơ, nghĩa là gấp 140 lần bổng cấp của một Thầy cả, 240 lần bổng cấp của Thầy trợ tế

2.1 2 Đẳng cấp quý tộc

Đẳng cấp quý tộc có nhiều quyền lợi gắn chặt với chế độ phong kiến chuyên chế Đẳng cấp này cũng chia thành (“quý tộc cung kiếm” và “quý tộc

áo dài” “Quý tộc cung kiếm” thuộc hàng ngũ quý tộc lâu đời, được phân làm hai tầng lớp có đời sống và lối sống rất khác biệt nhau: quý tộc triều đình và quý tộc địa phương Có khoảng 4.000 gia đình quý tộc là những “quý tộc cung kiếm”, sống ở cung đình Véc xai bằng tiền trợ cấp của nhà vua Về thu nhập cũng như về lối sống, quý tộc địa phương khác hẳn với quý tộc triều đình Các lãnh chúa ở nông thôn, nhất là những gia đình đã nghèo đi, được học hành rất

ít, đôi khi chỉ kí được cái tên là cùng “Quý tộc áo dài” là tầng lớp được quý tộc hóa từ các thế kỉ XVI, XVII và chức vị nắm giữ Họ thường xuất thân từ giai cấp tư sản và dùng tiền mua tước quý tộc Phần lớn trong số họ là quý tộc tư pháp, và tham gia vào các chức vụ hành chính quan trọng, nên ngày càng có thế lực trong chế độ phong kiến chuyên chế và có quyền lợi trong việc bảo tồn chế

độ ấy Cả hai tầng lớp “cung kiếm” và “áo dài” đều bảo thủ và phản động

“Quý tộc áo dài” tuy thừa nhận khả năng tiến hành một số cải cách có thể chỉnh

Ngày đăng: 15/10/2015, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w