1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tóm tắt và phân tích đoạn Cảnh chùa chiền

2 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 11,16 KB

Nội dung

Tác giả Phạm Thái (1777 - 1813) hiệu là Chiêu Lì, quê ở Hà Bắc. Công danh lận đận, tình yêu dở dang. Cuôc đời Phạm Thái đầy bi kịch. Ông để lại "Sơ kính tân trang", "Văn tế Trương Quỳnh Như", bài "Chiến tụng Tây Hồ phú" và một số thơ nôm khác. "Sơ kính tân trang" cho thấy Phạm Thái là nhà thơ của tình yêu lãng mạn, của sự bộc lộ "cái tôi" trong thơ ca rất mới mẻ, báo hiệu thời kỳ cận đại. Tóm tắt "Sơ kính tân trang" nói về một chuyện tình như sau: Trương Công quê ở Kiến Xương, Sơn Nam. Phạm Công quê ở Từ Sơn, Kinh Bắc. Một người là võ quan, một người là quan văn kết bạn tâm giao. Họ ước hẹn, nếu sau này, một người sinh được con gái, một người sinh được con trai thì sẽ kết thành thông gia. Họ Trương trao cho họ Phạm một chiếc gương vàng và được tặng lại một chiếc lược ngọc, để đính ước. Sau đó, Phạm Công sinh con trai đặt tên là Phạm Kim, Trương Công sinh con gái, đặt tên là Trương Quỳnh Thư. Xảy ra quốc biến, Phạm Công chết, cơ nghiệp tan nát. Phạm Kim lớn lên định nối chí cha, nhưng mọi sự bất thành, chàng đi du ngoạn thăm thú các danh lam thắng cảnh. Chàng tới miền Thú Hoa Dương, thấy cảnh đẹp nên thơ, bèn lưu lại. Chính tại đây chàng hạnh ngộ Trương Quỳnh Thư đang sống cùng cha mẹ nàng ở kề bên. Và được Hồng Nương hết lòng giúp đỡ, Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư trao đổi thư từ, thơ phú cho nhau. Mến vì sắc, trọng vì tài nên hai người yêu nhau. Phạm Kim có việc, phải trở lại quê nhà, trong khi đó lại có viên đô đốc ở Kinh kì đến hỏi Trương Quỳnh Thư làm vợ. Nàng vội gửi thư báo tin cho Phạm Kim biết. Chàng vội đến Thú Hoa Dương gặp người yêu. Cả hai người đều bế tắc. Họ chia tay trong nước mắt và hẹn ước sang kiếp sau nên vợ nên chồng - Sau đó Trương Quỳnh Thư tự tử. Phạm Kim cũng vô cùng đau buồn, ốm nặng, chán đời, chàng bỏ đi tu. Trương Công từ quan về quê, lấy vợ lẽ, sinh được một người con gái, đặt tên con là Thụy Châu. Lớn lên Thụy Châu càng xinh đẹp và vô cùng phóng khoáng, cải dạng làm trai, tu luyện như một đạo sĩ và hành hương ngao du khắp mọi miền, thăm thú cảnh đẹp. Một lần, Thụy Châu đến Kim Sơn thì tình cờ gặp Phạm Kim. Hai người đàm đạo, xướng hoạ thơ phú. Lúc chia tay, Phạm Kim cứ đinh ninh Thụy Châu là một cô gái, chàng ngẩn ngơ bỏ cả tu hành. Phạm Kim trở lại Thú Hoa Dương viếng mộ Trương Quỳnh Thư, một đêm trăng đẹp nghe tiếng đàn mà chàng nhận ra Thụy Châu. Hai người tâm sự, cùng đem gương vàng lược ngọc ra đối chiếu.... Trương Công vui lòng cho hai người lấy nhau và khuyên Phạm Kim nên gắng sức học hành. Vui duyên mới, nhưng Phạm Kim vẫn buồn thương Trương Quỳnh Thư. Chàng nói với Thụy Châu về mối tình cũ. Thụy Châu liền giơ bàn tay có dấu hai chữ "Quỳnh Thư". Phạm Kim ứa lệ mới biết Thụy Châu là hậu thân của Trương Quỳnh Thư... Chủ đề "Sơ kính tân trang" ca ngợi mối lương duyên của tài tử giai nhân và niềm khát vọng trong tình yêu son sắc chung thuỷ. Phân tích đoạn "Cảnh chùa chiền" 1. Đoạn thơ "Cảnh chùa chiền" tả lại những cảnh đẹp và những con người mà Phạm Kim đã thăm thú đã gặp trên con đường mưu đồ đại sự, sau khi Phạm Công - cha chàng đã mất. 2. Đoạn thơ có hai cảnh đầy ấn tượng a. Cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình - Cảnh đền Hùng: "Lên Hùng Vương rất non cao, Mấy dương ngóc ngách, mấy cầu chông chênh" - Cảnh Yên Tử: "Vào Yên Tử rất non cùng, Đàn xô nước suối, phách giong cây rừng". - Cảnh Kính Chủ (Đông Triều, Quảng Ninh): "Đá sực sực, nước cồn cồn, Chênh vênh cửa động, chon von mái chùa". Phạm Thái có một cách viết rất mới lạ, có thể nói, ông tạo ra những câu thơ đảo ngữ, siêu cú pháp: "Lên Hùng Vương rất non cao", hoặc "Vào Yên Tử rất non cùng". Cảnh suối rừng núi non hùng vĩ hiện ra vô cùng kì thú. Các từ láy tạo nên những vần thơ đầy hình tượng và giàu âm điệu: "ngóc ngách", "chông chênh", "sực sực", "cồn cồn", "chênh vênh", "chon von",.... b. Nhà tu hành dưới mái chùa xưa Phạm Thái miêu tả những nhà tu hành dưới mái chùa xưa vừa bằng nụ cười châm biếm vừa bằng cái nhìn lãng mạn. Tình yêu có một mãnh lực, một ma lực ghê gớm có thể làm cho các nhà tu hành phải cởi áo cà sa để trở về cõi tục, về sống giữa "vườn trần" đông vui với bao lạc thú: "Sài Sơn tựa áng phồn hoa, Sư huynh chải chuốt, vãi già đong đưa. Ra vào tiểu gái lẳng lơ, Long lanh mắt liếc say sưa miệng cười..." Giữa cảnh phồn hoa, từ sư huynh, vãi già đến tiểu gái đã "lột xác" hoàn toàn, họ trở thành những con người trần tục hoàn toàn: ham sống và ham yêu. Có lúc nhà thơ ngẩn ngơ, tiếc nuối cho những giai nhân "lạc lối" vào con đường tu hành. Đó cũng là cái nhìn lãng mạn: "Người cung nữ tuổi xuân xanh, Đem thân bồ liễu, đổi cành đàn na... Tu hành đấy có sư cô, Dễ đem nghìn nén mà mua tiếng cười?". Tóm lại, Phạm Thái là nhà thơ của tình yêu. Mối tình của Phạm Kim với Quỳnh Thư - Thụy Châu là một thiên diễm tình. "Sơ kính tân trang" chỉ dài có 1482 câu thơ lục bát, có xen một vài bài thơ xướng hoạ nhưng đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc nhiều đoạn thơ tả cảnh, tả tình tràn đầy màu sắc lãng mạn. Phạm Thái không chỉ phản ánh cảnh ăn chơi sa đọa của tầng lớp nhà chùa trong thế kỷ 18, 19 ở nước ta mà còn khẳng định một sự thật ở đời: tình yêu lứa đôi là chuyện đẹp nhất ở vườn trần và có một sức mạnh ghê gớm. Đó là cái nhìn lãng mạn, là bút pháp lãng mạn của Phạm Thái.

Trang 1

Tác giả

Phạm Thái (1777 - 1813) hiệu là Chiêu Lì, quê ở Hà Bắc Công danh lận đận, tình yêu dở dang Cuôc đời Phạm Thái đầy bi kịch Ông để lại "Sơ kính tân trang", "Văn tế Trương Quỳnh Như", bài "Chiến tụng Tây

Hồ phú" và một số thơ nôm khác

"Sơ kính tân trang" cho thấy Phạm Thái là nhà thơ của tình yêu lãng mạn, của sự bộc lộ "cái tôi" trong thơ ca rất mới mẻ, báo hiệu thời kỳ cận đại

Tóm tắt

"Sơ kính tân trang" nói về một chuyện tình như sau:

Trương Công quê ở Kiến Xương, Sơn Nam Phạm Công quê ở Từ Sơn, Kinh Bắc Một người là võ quan, một người là quan văn kết bạn tâm giao Họ ước hẹn, nếu sau này, một người sinh được con gái, một người sinh được con trai thì sẽ kết thành thông gia Họ Trương trao cho họ Phạm một chiếc gương vàng

và được tặng lại một chiếc lược ngọc, để đính ước Sau đó, Phạm Công sinh con trai đặt tên là Phạm Kim, Trương Công sinh con gái, đặt tên là Trương Quỳnh Thư

Xảy ra quốc biến, Phạm Công chết, cơ nghiệp tan nát Phạm Kim lớn lên định nối chí cha, nhưng mọi sự bất thành, chàng đi du ngoạn thăm thú các danh lam thắng cảnh Chàng tới miền Thú Hoa Dương, thấy cảnh đẹp nên thơ, bèn lưu lại Chính tại đây chàng hạnh ngộ Trương Quỳnh Thư đang sống cùng cha mẹ nàng ở kề bên Và được Hồng Nương hết lòng giúp đỡ, Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư trao đổi thư từ, thơ phú cho nhau Mến vì sắc, trọng vì tài nên hai người yêu nhau Phạm Kim có việc, phải trở lại quê nhà, trong khi đó lại có viên đô đốc ở Kinh kì đến hỏi Trương Quỳnh Thư làm vợ Nàng vội gửi thư báo tin cho Phạm Kim biết Chàng vội đến Thú Hoa Dương gặp người yêu Cả hai người đều bế tắc Họ chia tay trong nước mắt và hẹn ước sang kiếp sau nên vợ nên chồng - Sau đó Trương Quỳnh Thư tự tử Phạm Kim cũng vô cùng đau buồn, ốm nặng, chán đời, chàng bỏ đi tu

Trương Công từ quan về quê, lấy vợ lẽ, sinh được một người con gái, đặt tên con là Thụy Châu Lớn lên Thụy Châu càng xinh đẹp và vô cùng phóng khoáng, cải dạng làm trai, tu luyện như một đạo sĩ và hành hương ngao du khắp mọi miền, thăm thú cảnh đẹp Một lần, Thụy Châu đến Kim Sơn thì tình cờ gặp Phạm Kim Hai người đàm đạo, xướng hoạ thơ phú Lúc chia tay, Phạm Kim cứ đinh ninh Thụy Châu là một cô gái, chàng ngẩn ngơ bỏ cả tu hành Phạm Kim trở lại Thú Hoa Dương viếng mộ Trương Quỳnh Thư, một đêm trăng đẹp nghe tiếng đàn mà chàng nhận ra Thụy Châu Hai người tâm sự, cùng đem gương vàng lược ngọc ra đối chiếu Trương Công vui lòng cho hai người lấy nhau và khuyên Phạm Kim nên gắng sức học hành Vui duyên mới, nhưng Phạm Kim vẫn buồn thương Trương Quỳnh Thư Chàng nói với Thụy Châu về mối tình cũ Thụy Châu liền giơ bàn tay có dấu hai chữ "Quỳnh Thư" Phạm Kim ứa lệ mới biết Thụy Châu là hậu thân của Trương Quỳnh Thư

Chủ đề

"Sơ kính tân trang" ca ngợi mối lương duyên của tài tử giai nhân và niềm khát vọng trong tình yêu son

sắc chung thuỷ.

Phân tích đoạn "Cảnh chùa chiền"

1 Đoạn thơ "Cảnh chùa chiền" tả lại những cảnh đẹp và những con người mà Phạm Kim đã thăm thú đã

gặp trên con đường mưu đồ đại sự, sau khi Phạm Công - cha chàng đã mất

2 Đoạn thơ có hai cảnh đầy ấn tượng

a Cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình

- Cảnh đền Hùng:

"Lên Hùng Vương rất non cao,

Mấy dương ngóc ngách, mấy cầu chông chênh"

- Cảnh Yên Tử:

"Vào Yên Tử rất non cùng,

Đàn xô nước suối, phách giong cây rừng"

Trang 2

- Cảnh Kính Chủ (Đông Triều, Quảng Ninh):

"Đá sực sực, nước cồn cồn,

Chênh vênh cửa động, chon von mái chùa".

Phạm Thái có một cách viết rất mới lạ, có thể nói, ông tạo ra những câu thơ đảo ngữ, siêu cú pháp: "Lên Hùng Vương rất non cao", hoặc "Vào Yên Tử rất non cùng" Cảnh suối rừng núi non hùng vĩ hiện ra vô cùng kì thú Các từ láy tạo nên những vần thơ đầy hình tượng và giàu âm điệu: "ngóc ngách", "chông chênh", "sực sực", "cồn cồn", "chênh vênh", "chon von",

b Nhà tu hành dưới mái chùa xưa

Phạm Thái miêu tả những nhà tu hành dưới mái chùa xưa vừa bằng nụ cười châm biếm vừa bằng cái nhìn lãng mạn Tình yêu có một mãnh lực, một ma lực ghê gớm có thể làm cho các nhà tu hành phải cởi áo cà

sa để trở về cõi tục, về sống giữa "vườn trần" đông vui với bao lạc thú:

"Sài Sơn tựa áng phồn hoa,

Sư huynh chải chuốt, vãi già đong đưa

Ra vào tiểu gái lẳng lơ,

Long lanh mắt liếc say sưa miệng cười "

Giữa cảnh phồn hoa, từ sư huynh, vãi già đến tiểu gái đã "lột xác" hoàn toàn, họ trở thành những con người trần tục hoàn toàn: ham sống và ham yêu

Có lúc nhà thơ ngẩn ngơ, tiếc nuối cho những giai nhân "lạc lối" vào con đường tu hành Đó cũng là cái nhìn lãng mạn:

"Người cung nữ tuổi xuân xanh,

Đem thân bồ liễu, đổi cành đàn na

Tu hành đấy có sư cô,

Dễ đem nghìn nén mà mua tiếng cười?"

Tóm lại, Phạm Thái là nhà thơ của tình yêu Mối tình của Phạm Kim với Quỳnh Thư - Thụy Châu là một thiên diễm tình "Sơ kính tân trang" chỉ dài có 1482 câu thơ lục bát, có xen một vài bài thơ xướng hoạ nhưng đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc nhiều đoạn thơ tả cảnh, tả tình tràn đầy màu sắc lãng mạn Phạm Thái không chỉ phản ánh cảnh ăn chơi sa đọa của tầng lớp nhà chùa trong thế kỷ 18, 19 ở nước ta

mà còn khẳng định một sự thật ở đời: tình yêu lứa đôi là chuyện đẹp nhất ở vườn trần và có một sức mạnh ghê gớm Đó là cái nhìn lãng mạn, là bút pháp lãng mạn của Phạm Thái

Ngày đăng: 15/10/2015, 07:07

w