Chuyên đề tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại trung tâm viễn thông Bù Đănguý thầy cô hướng dẫn và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty em đã hoàn thành đề tài thực tập: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng” Để hoàn thành tốt đề tài thực tập tổng hợp này lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại học Tây Nguyên đã trang bị kiến thức và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Trà Giang, giảng viên Khoa Kinh Tế đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chương trình thực tập cũng như bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn sự quân tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, cùng toàn thể các Anh Chị phòng kế toán và các phòng ban khác đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập. Với thời gian thực tập rất ngắn ngủi mà kiến thức thực tế rất rộng mặc dù đã cố rất nhiều nhưng chưa có kinh nghiệm cho nên bài báo cáo của em chác chắn không thể tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô tại Khoa Kinh Tế và các Anh Chị tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Qúy thầy cô đã dạy em trong khóa học, cùng các Anh Chị trong phòng Kế toán cũng như tại Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn. Đắk Lắk, Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Sinh viên thực hiện: i4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i MỤC LỤC..............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ........................................................................iv PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................3 Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình.............................................................11 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình..................................................14 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................22 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................................24 3.3.3. Tổ chức công tác kế toán............................................................................................26 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................................27 Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:........................................................................32 Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ................................................................................34 Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty..........................................................................35 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty..........................................................36 Số liệu thứ cấp: Để thu thập những thông tin chung về sự hình thành và phát triển, cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp em đã tiến hành thu thập qua các phòng ban, các báo cáo tổng kết, các chứng từ..............................................................37 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................38 Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng...................................................39 Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty.........................................................42 Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định........................................................43 Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định.......................................................54 Tài khoản : TSCĐ hữu hình Số hiệu : 211....................................65 PHẦN 5: KẾT LUẬN..........................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................74 ii5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC 1 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 2 DN Doanh nghiệp 3 C.P Cổ phần 4 KH Khấu hao 5 GĐ Giám Đốc 6 TP Trưởng phòng 7 NV Nhân viên 8 SCL Sửa chữa lớn 9 CP Chi phí 10 TK Tài khoản 11 KTTH Kế toán tổng hợp iii6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình.............................................................11 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình..................................................14 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................................24 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................................27 Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:........................................................................32 Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định........................................................43 Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định.......................................................54 BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ................................................................................34 Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty..........................................................................35 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty..........................................................36 Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng...................................................39 Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty.........................................................42 iv7. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngày nay trong cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý các tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất. TSCĐHH là điều kiện cần thiết để giảm được hao phí sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì TSCĐHH là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cùng với lực lượng lao động TSCĐ là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động, TSCĐ có thể thất thoát bởi những rủi ro hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Vì vậy sử dụng TSCĐHH có hiệu quả được đặt ra như là yếu tố khách quan của doanh nghiêp. Việc khai thác, sử dụng TSCĐ hợp lý, có hiệu quả sẽ góp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và điều quan trọng là tăng lợi nhuận cho doang nghiệp. Với xu thế càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì các quan niệm về TSCĐHH và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp nữa cần phải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán TSCĐHH trong doanh nghiệp hiện nay. Qua quá trình học tập và thực tập, tìm hiểu thực tế tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng c
Trang 1KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Sinh viên:
Chuyên ngành: Kế toán Khóa học: 2011 - 2015
Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Sinh viên:
Chuyên ngành: Kế toán
Giáo viên hướng dẫn:
Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng em đã tìm hiểu vàtiếp cận với công tác quản lý cũng như công tác kế toán tại Công ty Được sự giúp
đỡ tận tình của Quý thầy cô hướng dẫn và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty em đã hoàn thành đề tài thực tập: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng”
Để hoàn thành tốt đề tài thực tập tổng hợp này lời đầu tiên em xin chân thànhcảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại học Tây Nguyên đã trang bị kiếnthức và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực tập tại trường Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Trà Giang, giảng viên Khoa Kinh Tế đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chương trình thực tập cũngnhư bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn sự quân tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, cùngtoàn thể các Anh Chị phòng kế toán và các phòng ban khác đã tận tình chỉ bảo emtrong suốt thời gian thực tập
Với thời gian thực tập rất ngắn ngủi mà kiến thức thực tế rất rộng mặc dù đã
cố rất nhiều nhưng chưa có kinh nghiệm cho nên bài báo cáo của em chác chắnkhông thể tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp vàchỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô tại Khoa Kinh Tế và cácAnh Chị tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng để bài báo cáo của em được hoàn thiệnhơn
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Qúy thầy cô đã dạy emtrong khóa học, cùng các Anh Chị trong phòng Kế toán cũng như tại Công ty đãgiúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn
Đắk Lắk, Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Sinh viên thực hiện:
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.1.1 Tổng quan về tài sản cố định hữu hình 3
2.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình 3
2.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình 4
2.1.1.3 Đánh giá tài sản cố định hữu hình 6
2.1.2 Hạch toán chi tiết tài sản cố định hữu hình 7
2.1.2.1 Tại các bộ phận sử dụng 7
2.1.2.2 Tại phòng kế toán 8
2.1.3 Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình 8
2.1.3.1 Hạch toán các nghiệp vụ biến động tăng 8
2.1.3.2 Hạch toán các nghiệp vụ biến động giảm 11
2.1.4 Hạch toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình 14
2.1.4.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên 15
2.1.4.2 Hạch toán sửa chữa lớn 15
2.1.4.3 Hạch toán sửa chữa nâng cấp 16
2.1.5 Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình 16
2.1.5.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng 16
2.1.5.2 Nguyên tắc trích khấu hao 18
2.1.5.3 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 18
2.1.5.4 Phương pháp hạch toán 19
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.3 Các chỉ tiêu tài chính phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 22
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
ii
Trang 53.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.2 Phạm vi nghiên cứu 23
3.2.1 Phạm vi nội dung 23
3.2.2 Phạm vi không gian 23
3.2.3 Phạm vi thời gian 23
3.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 23
3.3.1.1 Tên đơn vị 23
3.3.1.2 Giấy phép kinh doanh 23
3.3.1.3 Chức năng 24
3.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý 24
3.3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24
3.3.3 Tổ chức công tác kế toán 26
3.3.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 27
3.3.2.3 Hình thức kế toán sử dụng 29
3.3.2.4 Chế độ kế toán áp dụng: 33
3.3.3 Tình hình tài sản tại công ty 34
3.3.4 Tình hình nguồn vốn tại công ty 35
3.3.5 Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty 36
3.4 Nội dung nghiên cứu 36
3.5 Phương pháp nghiên cứu 37
3.5.1 Phương pháp thu thập và xử lí thông tin, số liệu 37
3.5.2 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu 37
3.5.3 Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh 37
3.5.4 Phương pháp chứng từ kế toán 37
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình của Trung tâm viễn thông Bù Đăng 38
4.1.1 Danh mục Tài sản cố định hữu hình của Trung tâm viễn thông Bù Đăng .39
4.1.2 Phân loại và phân nhóm Tài sản cố định hữu hình ở Trung tâm viễn thông Bù Đăng 41
Trang 64.1.3 Tình hình tăng giảm Tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông
Bù Đăng 42
4.2 Trình tự ghi sổ 43
4.2.1 Kế toán tăng Tài sản cố định hữu hình 43
4.2.2 Kế toán giảm TSCĐ HH 54
4.2.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định 61
4.2.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định 67
4.3 Đánh giá về công tác kế toán tài sản cố định hữu hình 69
4.3.1 Những kết quả đạt được 69
4.3.2 Những hạn chế 69
4.3.3 giải pháp 70
PHẦN 5: KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
iv
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình 11
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình 14
Sơ đồ 3.1: tổ chức bộ máy quản lý 24
Sơ đồ 3.2: tổ chức bộ máy kế toán 27
Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ: 32
Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định 43
Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định 54
BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tình hình tài sản tại công ty 34
Bảng 3.2 Tình hình nguồn vốn tại công ty 35
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty 36
Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng 39
Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty 42
vi
Trang 9PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thếgiới Ngày nay trong cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kế toán là mộtcông việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai tròtích cực đối với việc quản lý các tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là một trong những bộ phận cơ bản tạonên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọngcủa quá trình sản xuất TSCĐHH là điều kiện cần thiết để giảm được hao phí sức laođộng của con người, nâng cao năng suất lao động Trong nền kinh tế thị trường hiệnnay thì TSCĐHH là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanhnghiệp, cùng với lực lượng lao động TSCĐ là một nhân tố quan trọng quyết định đến
sự phát triển của doanh nghiệp
Trong quá trình vận động, TSCĐ có thể thất thoát bởi những rủi ro hao mòn hữuhình và hao mòn vô hình Vì vậy sử dụng TSCĐHH có hiệu quả được đặt ra như là yếu
tố khách quan của doanh nghiêp Việc khai thác, sử dụng TSCĐ hợp lý, có hiệu quả sẽgóp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnhtranh và điều quan trọng là tăng lợi nhuận cho doang nghiệp
Với xu thế càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thìcác quan niệm về TSCĐHH và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp nữa cầnphải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán TSCĐHH trongdoanh nghiệp hiện nay
Qua quá trình học tập và thực tập, tìm hiểu thực tế tại Trung tâm viễn thông BùĐăng cùng với sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và của các cán bộ nhânviên phòng kế toán, em đã chọn đề tài: “Kế toán tài sản cố định tại Trung tâm viễnthông Bù Đăng” làm làm chuyên đề tốt nghiệp của mình
Trang 101.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kế toán tài sản cố định trongdoanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông BùĐăng
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tạiTrung tâm viễn thông Bù Đăng
Trang 11PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Tổng quan về tài sản cố định hữu hình
2.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình
Theo Thông tư số: 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính : Tài sản
cố định hữu hìnhlà những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn cáctiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưngvẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải…
* Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệthống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một haymột số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống khôngthể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi làtài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy
d) Có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộphận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nónhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộphận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩncủa tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập
Đối với súc vật làm việc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thờibốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐHH
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thờibốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình
Trang 12TSCĐHH ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụthể như nhà cửa, máy móc, thiết bị… Mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau, nhưngchúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn trên một năm.
TSCĐHH được phân biệt với hàng hoá Ví dụ như nếu doanh nghiệp mua máy
vi tính để bán thì đó sẽ là hàng hoá, nhưng nếu doanh nghiệp mua để sử dụng cho hoạtđộng của doanh nghiệp thì máy vi tính đó lại là TSCĐHH
2.1.1.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình
TSCĐHH được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thái biểuhiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng… mỗi 1 cách phân loại sẽ đáp ứngnhững nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó
* Theo hình thái biểu hiện:
TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn
và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữnguyên hình thái vật chất ban đầu Thuộc về loại này gồm có:
- Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa,vật kiến trúc, hàng rào, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đườngsắt… phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh
- Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinhdoanh như máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền thiết bị côngnghệ
- Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vậnchuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải,ống dẫn…)
- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ choquản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà…
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: bao gồm các loại cây lâu năm(
cà phê, chè, cao su…) súc vật nuôi để lấy sản phẩm( bò sữa, súc vật sinh sản…)
- TSCĐHH khác: bao gồm những TSCĐHH mà chưa được qui định phản ánhvào các loai nói trên ( tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…)
Trang 13Phương thức phân loại theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệpnắm được những tư liệu lao động hiện có với gía trị và thời gian sử dụng bao nhiêu, để
từ đó có phương án sử dụng TSCĐHH có hiệu quả
* Theo quyền sở hữu:
Theo cách này toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được phân thành TSCĐHH
tự có và thuê ngoài
- TSCĐHH tự có: là những TSCĐHH xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằngnguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồnvốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh…
- TSCĐHH đi thuê: là những TSCĐHH mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụcho yêu cầu sản xuất kinh doanh
Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐHH nào màmình hiện có và những TSCĐHH nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng vàmua sắm thêm TSCĐHH phục vụ cho sản xuất kinh doanh
* Theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này TSCĐHH được phân thành:
- TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay cấptrên cấp
- TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp(quĩ phát triển sản xuất , quĩ phúc lợi…)
- TSCĐHH nhận vốn góp liên doanh
Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin về cơcấu nguồn vốn hình thành TSCĐHH Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấuhao TSCĐHH 1 cách hiệu quả và hợp lý
* Theo tình hình sử dụng: TSCĐHH được phân thành các loại sau:
- TSCĐHH đang sử dụng: đó là những TSCĐHH đang trực tiếp tham gia vàoquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với những mục đíchkhác nhau của những doanh nghiệp khác nhau
- TSCĐHH chờ xử lý: bao gồm các TSCĐHH không cần dùng, chưa cần dùng
vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không còn phù hợp với việc sản xuất kinh
Trang 14doanh của doanh nghiệp, hoặc TSCĐHH tranh chấp chờ giải quyết Những TSCĐHHnày cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐHH.
Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được nhữngTSCĐHH nào đang sử dụng tốt, những TSCĐHH nào không sử dụng nữa để cóphương hướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp
Mặc dù TSCĐHH được phân thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau nhưngtrong việc hạch toán thì TSCĐHH phải được theo dõi chi tiết cho từng tài sản cụ thể vàriêng biệt, gọi là đối tượng ghi TSCĐHH Đối tượng ghi TSCĐHH là từng đơn vị tàisản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết vớinhau thực hiện một hay một số chức năng nhất định
2.1.1.3 Đánh giá tài sản cố định hữu hình
Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị ghi sổ của tài sản TSCĐHH được đánhgiá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng Nó được đánh giá theonguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐHHbao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí vậnchuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng Nguyên giá TSCĐHH trong từng trường hợp
cụ thể được xác định như sau:
- Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm (kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giámua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có) trừ đi số giảm giáđược hưởng( nếu có)
- Nguyên giá TSCĐHH xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế (giá trịquyết toán) của TSCĐHH tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử
- Nguyên giá TSCĐHH thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trịTSCĐHH do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có)
- Nguyên giá TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ởđơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí tântrang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phảichi trả trước khi đưa TSCĐHH vào sử dụng
Trang 15+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá,giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp Các phí tổn mớitrước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vàonguyên giá TSCĐHH.
Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐHH có thể bị thay đổi, khi đó phảicăn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐHH và chỉ thay đổi trongcác trường hợp sau:
+ Đánh giá lại giá trị TSCĐHH
+ Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng củaTSCĐHH
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐHH
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐHH doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ cáccăn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán sốkhấu hao luỹ kế của TSCĐHH và tiến hạch toán theo các qui định hiện hành
Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánhnhất định, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐHH theo dõi cả 3loại: nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lýTSCĐHH
2.1.2 Hạch toán chi tiết tài sản cố định hữu hình
2.1.2.1 Tại các bộ phận sử dụng
TSCĐHH trong doanh nghiệp nói chung và trong các bộ phận sử dụng nói riêng
là một trong những bộ phận quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanhnghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐHH thường xuyên có những biếnđộng lúc tăng nhưng có lúc lại giảm TSCĐHH Nhưng trong bất kỳ trường hợp nàocũng phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạicác bộ phận sử dụng
Từ những chứng từ của TSCĐHH, bộ phận sử dụng ghi vào sổ tài sản của đơn
vị Quyển sổ này theo dõi chi tiết từng tài sản của bộ phận sử dụng Mỗi một loạiTSCĐHH được theo dõi trên một sổ hay một số trang sổ và ghi chi tiết đầy đủ các sốliệu Sổ này là căn cứ để bộ phận sử dụng xác định được giá trị những tài sản hiện có
Trang 16và đồng thời cũng là căn cứ để bộ phận kế toán tiến hành hạch toán TSCĐHH củadoanh nghiệp.
2.1.2.2 Tại phòng kế toán
Để quản lý tốt TSCĐHH của doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh, theo dõichặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động Kế toán phải lưu giữ đầy đủ các chứng từ,biên bản.Tất cả các biên bản như: biên bản giao nhận TSCĐHH, biên bản đánh giá lạiTSCĐHH… đều có một bản lưu giữ tại phòng kế toán và có chữ ký xét duyệt
Hạch toán chi tiết TSCĐHH được tiến hành các bước như sau:
- Đánh giá số hiệu cho TSCĐHH
- Lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH Thẻ này nhằmmục đích theo dõi chi tiết từng tài sản của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá
và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản Ngoài ra kế toán cũng theo dõiTSCĐHH trên
Sổ chi tiết TSCĐHH, mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở, theo dõi mộtloại TSCĐHH Sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấpđược các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, sốkhấu hao TSCĐHH tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐHH, lý do ghi giảm TSCĐHH.Song song với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp TSCĐHH để đảm bảotính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐHH và tính thống nhất tronghạch toán
2.1.3 Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình
2.1.3.1 Hạch toán các nghiệp vụ biến động tăng
TSCĐHH của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như được cấp vốn,mua sắm, xây dựng…
a TSCĐHH được cấp (cấp vốn bằng TSCĐHH) được điều chuyển từ đơn vị khác hoặc được biếu tặng ghi:
Nợ TK 211: TSCĐHH
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh
Trang 17b Mua TSCĐHH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi tăng nguyên giá
Nợ TK211: nguyên giá TSCĐHH
Nợ TK 1332: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112: giá thanh toán
- Kết chuyển nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nếu đầu tư bằng quĩ đầu tư phát triển, nguồn vốn xây dựng cơ bản
Nợ TK 414: quĩ đầu tư phát triển
Nợ TK 441: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh + Nếu đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản:
Có TK 009+ Nếu đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chỉnh nguồn vốn
c Mua TSCĐHH cần thời gian lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng:
- Bút toán1: giá trị tài sản mua
Nợ TK 414, 441, 431
Có TK 411
Trang 18d Nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐHH: căn cứ giá trị tài
sản được các bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí khác (nếu có), kế toántính toán nguyên giá của TSCĐHH và ghi sổ:
Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐHH
Có TK 411: giá trị vốn góp
e Nhận lại TSCĐHH trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác, căn cứ vào giá trị TSCĐHH do hai bên liên doanh đánh giá khi trao trả để ghi tăng TSCĐHH và ghi giảm giá trị góp vốn liên doanh
Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại)
Có TK 222: vốn góp liên doanh
g TSCĐHH thừa phát hiện trong kiểm kê
- Nếu TSCĐHH thừa do nguyên nhân chưa ghi sổ, kế toán phải xác địnhnguyên nhân thừa Nếu xác định được thì tuỳ từng trường hợp để ghi sổ
- Nếu không xác định được nguyên nhân, kế toán ước tính giá trị hao mòn,nguyên giá sau đó ghi vào tài sản thừa chờ xử lý số liệu
Trang 19Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình 2.1.3.2 Hạch toán các nghiệp vụ biến động giảm
TSCĐHH của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như:nhượng bán, thanh lý, đem góp vốn liên doanh…Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể kếtoán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp
a Nhượng bán TSCĐHH:
TSCĐHH nhượng bán thường là những TSCĐHH không cần dùng hoặc xétthấy sử dụng không có hiệu quả Khi nhượng bán TSCĐHH phải làm đầy đủ các thủtục Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau:
- Bút toán 1: ghi giảm TSCĐHH (xoá sổ)
Nợ TK 2141: giá trị hao mòn luỹ kế
Nhận vốn góp, được cấp, tặng bằngTSCĐHH
Mua sắm TSCĐHH
Nhận lại TSCĐHH góp vốn liên doanh
Xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Đánh giá tăng TSCĐHH
Trang 20Có TK 111, 112, 331…
- Bút toán 3: thu về nhượng bán
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 711: doanh thu nhượng bán
Có TK 3331: thuế VAT phải nộp
b Thanh lý TSCĐHH
TSCĐHH thanh lý là những TSCĐHH hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụngđược, lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh màkhông thể nhượng bán được
- Trường hợp TSCĐHH thanh lý dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh ghi:+ Bút toán 1: xoá sổ TSCĐHH
Nợ TK 214: phần giá trị hao mòn
Nợ TK 811: giá trị còn lại
Có TK 211: nguyên giá+ Bút toán 2: số thu hồi về thanh lý
Nợ TK 111, 112: thu hồi bằng tiền
Nợ TK 152: thu hồi bằng vật liệu nhập kho
Nợ TK 131, 138: phải thu ở người mua
Có TK 3331: thuế VAT phải nộp
Có TK 711: thu nhập về thanh lý+ Bút toán 3: tập hợp chi phí thanh lý
Trang 21Những tài sản gửi đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác không còn thuộc quyềnquản lý và sử dụng của đơn vị Giá trị vốn góp được xác định bởi giá trị thoả thuậngiữa doanh nghiệp và đối tác hoặc giá trị do hội đồng định giá TSCĐHH Khi đó phátsinh chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị còn lại (nguyên giá) của TSCĐHH.
- Nếu giá trị còn lại của TSCĐHH nhỏ, kế toán tính hết một lần vào chi phí kinhdoanh căn cứ vào bộ phận sử dụng TSCĐHH
e TSCĐHH thiếu phát hiện trong kiểm kê:
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐHH và kết luận của hội đồng kiểm kê đểhạch toán chính xác lập thời theo từng nguyên nhân cụ thể:
Trang 22Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình
2.1.4 Hạch toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình
TSCĐHH được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiếtkhác nhau Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấuthành TSCĐHH bị hao mòn hư hỏng không đều nhau Do vậy, để khôi phục năng lựchoạt động bình thường của TSCĐHH và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất,cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐHH bị haomòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐHH Công việc sửa chữa có thể do
TSCĐHHgiảmtheonguyêngiá
TK222, 228
TK 811
TK411
Góp vốn liên doanhCho thuê tài chính
Trả lại TSCĐHH cho cácbên liên doanh, cổ đông
Giảm TSCĐHH do khấu hao hết
Nhượng bán thanh lý
Trang 23doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửachữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐHH.
2.1.4.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên
TSCĐHH trong các doanh nghiệp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau.Trong quá trình sử dụng TSCĐHH, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồngđều Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐHH đảm bảo cho các tài sản này hoạtđộng bình thường, an toàn, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡngsửa chữa tài sản khi bị hư hỏng Hoạt động sửa chữa thường xuyên với kỹ thuật sửachữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí phát sinh ít nên được tập hợptrực tiếp vào chi phí kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐHH đó
2.1.4.2 Hạch toán sửa chữa lớn
Công việc sửa chữa lớn TSCĐHH cũng có thể tiến hành theo phương thức tựlàm hoặc giao thầu:
- Nếu doanh nghiệp tự làm, kế toán ghi:
Nợ TK 241(2413)
Có TK 111, 112, 152, 214…
- Nếu doanh nghiệp thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 241: chi phí sửa chữa
Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ
Trang 24Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 2413 + Hoặc kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước hoặc chi phí phải trả:
- Khi công việc hoàn thành
+ Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH theo chi phí nâng cấp thực tế
Nợ TK 221
Có TK 2413 + Kết chuyển nguồn đầu tư
+ Lưu ý: trường hợp nâng cấp TSCĐHH hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,
kế toán phải tiến hành tính lại mức khấu hao phải trích TSCĐHH đó, vì nguyên giátăng thời gian sử dụng có thể bị thay đổi, tăng năng suất kéo dài thời gian sử dụng
2.1.5 Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
2.1.5.1 Khái niệm và tài khoản sử dụng
Khấu hao TSCĐHH chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐHH
đã hao mòn Hao mòn TSCĐHH là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử
Trang 25dụng của TSCĐHH Còn mục đích của trích khấu hao TSCĐHH là biện pháp chủ quannhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐHH khi nó bị hư hỏng.
Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sửdụng trong sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, biểu hiện ở chỗhiệu suất của TSCĐHH giảm dần, cuối cùng bị hư hỏng thanh lý
Như vậy, hao mòn là một yếu tố rất khách quan nhất thiết phải thu hồi vốn đầu
tư vào TSCĐHH tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tưTSCĐHH Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư
Khấu hao TSCĐHH được biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐHH
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụngtài khoản 214
TK 214: hao mòn TSCĐ
TK 2141: hao mòn TSCĐHH
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình
sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loạiTSCĐHH của doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản:
+ Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do các lý do giảm TSCĐHH
+ Bên có: giá trị hao mòn của TSCĐHH tăng do trích khấu hao TSCĐHH, dođánh giá lại TSCĐHH
+ Số dư có: giá trị hao mòn của TSCĐHH hiện có ở đơn vị
Bên cạnh TK 214- hao mòn TSCĐ còn có TK 009- nguồn vốn khấu hao cơ bản.Tài khoản được sử dụng để theo dõi việc hình thành tình hình sử dụng và còn lại củanguồn vốn khấu hao cơ bản
Kết cấu:
+ Số dư nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
+ Bên nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao hoặc do đơn vị cấpdưới nộp vốn khấu hao
+ Bên có: sử dụng vốn khấu hao cơ bản, nộp cho cấp trên sử dụng tái đầu tưTSCĐ, trả nợ tiền vay để đầu tư TSCĐ
Trang 262.1.5.2 Nguyên tắc trích khấu hao
Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (206/2003 QĐ-BTC) qui định
- Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấuhao
- Doanh nghiệp không được trích khấu hao đối với những TSCĐ đã trích khấuhao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh
- Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, DN phải xác định nguyênnhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại….và tính vào chi phí khác
- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh của DN thì khôngtrích khấu hao
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo
số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinhdoanh
- Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đăc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vôhình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao
2.1.5.3 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
- Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Mức KH hàng năm = nguyên giá x tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao năm TSCĐ =
100%
Số năm sử dụng của TSCĐ
Từ đó xác định được mức khấu hao hàng tháng:
Mức KH hàng tháng =
Mức KH hàng năm
12
Việc tính khấu hao được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao
- Phương pháp khấu hao số lượng, khối lượng sản phẩm:
Mức KH phải = sản lượng thực hiện x mức khấu hao cho một tríchtrong tháng trong tháng đơn vị sản lượng
Trang 27Trong đó:
Mức KH cho 1 đơn vị sản phẩm =
Nguyên giáSản lượng theo công suất thiết kế của cả đời máy
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong những năm đầu được xác định như sau:Mức trích KH hàng = giá trị còn lại x tỷ lệ khấu hao nhanh năm của TSCĐ của TSCĐ
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao = tỷ lệ KH theo phương x hệ số điều chỉnh
nhanh pháp đường thẳng
Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ như qui định:
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t<= 4 năm) 1.5
Trên 4 đến 6 năm (4<t<=6 năm) 2
Trên 6 năm (t>=6 năm) 2.5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dưgiảm dần như trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại
và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằnggiá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
2.1.5.4 Phương pháp hạch toán
Định kỳ (tháng, quí…) tính trích khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinhdoanh, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐHH, ghi:
Nợ TK 627: khấu hao TSCĐHH dùng cho sản xuất chung
Nợ TK 641: khấu hao TSCĐHH dùng cho bán hàng
Nợ TK 642: khấu hao TSCĐHH dùng cho quản lý doanh nghiệp
Có TK 214: tổng số khấu hao phải tríchĐồng thời ghi nhận số khấu hao cơ bản đã trích vào tài khoản ngoài bảng cânđối kế toán:
Nợ TK 009
Trang 28Nộp vốn khấu hao cho cấp trên:
+ Nếu được hoàn lại:
Đồng thời ghi giảm khấu hao cơ bản: Có TK 009
- Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao:
Nợ TK 128, 228
Có TK111, 112
Đồng thời ghi có TK 009
- Dùng vốn khấu hao cơ bản để trả nợ vay dài hạn ngân hàng:
Nợ TK 315
Có TK111, 112
Đồng thời ghi có TK 009:
- Đánh giá lại giá trị hao mòn của TSCĐHH:
+ Đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐHH, kế toán ghi:
Trang 29- Đối với TSCĐHH đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí
dự án, bằng quĩ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặcdùng vào văn hoá phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh màchỉ trích hao mòn TSCĐHH 1 năm 1 lần
Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiệnchuẩn mực kế toán
Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấuhao TSCĐ Ví dụ, khoản 1, điều 9 của thông tư quy định: “Tất cả TSCĐ hiện có củadoanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những trường hợp sau đây: TSCĐ đã khấuhao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh…”
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính áp dụng chocác doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn quản lý và tríchkhấu hao tài sản cố định
Trang 30Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông
tư này thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư số 244/2009/TT-BTC.
2.3 Các chỉ tiêu tài chính phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Nợ phải trảTổng tài sản
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đivay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quánhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tựchủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đònbẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay Ngược lại, tỷ
số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay
để có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp caohơn
Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản
Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càngcao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanhnghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quântổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản đểtạo ra thu nhập của doanh nghiệp
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản =
Trang 313.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình và hệ thống chứng
từ, sổ sách, sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng
Đề tài thực hiện tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng
Địa chỉ: Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng,Bình Phước
3.2.3 Phạm vi thời gian
Thu thập số liệu về tài sản cố định hữu hình trong 03 năm (2012-2014), nhưngtập trung nghiên cứu số liệu của năm 2014
3.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
3.3.1.1 Tên đơn vị
Trung tâm viễn thông Bù Đăng được thành lập vào tháng 1 năm 2008
Trụ sở Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng,Bình Phước
Số điện thoại: 06513975789
Mã số thuế: 3800182971-005
3.3.1.2 Giấy phép kinh doanh
Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3800182971-005 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp ngày 31 tháng1năm 2008
Đại diện tổng giám đốc: Vũ Đức Quang
Vốn điều lệ: 140.000.000.000đ
3.3.1.3 Chức năng
Sản xuất và kinh doanh các linh phụ kiện viễn thông, cáp , intenert
Trang 32- Quản lý vận hành lưới viễn thông.
- Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp viễn thông
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện
- Xây lắp các công trình viễn thông, internet và truyền hình cáp
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp internet- Tư vấn, giám sát thicông các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 50 kV
3.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý
3.3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý
Phòng
Kế hoạch-KT
PhòngKinh doanh (gồm các Tổ nghiệp
vụ kinh doanh)
Phó giám đốc Kinh doanh
Phòng Tài chính
kế toán
Tổ trực QLVH
và Thao tác đóng cắt
Trang 33 Phòng kỹ thuật
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành sản xuất điện, công tácquản lý kỹ thuật, công tác SCL nguồn và lưới điện, công tác sáng kiến, công tácnghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động SXKD điện năngcủa Công ty
Phòng kế hoạch
Tổng hợp và tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý thống nhất và chỉ đạothực hiện công tác kế hoạch toàn diện của Công ty về SXKD, ĐTXD và các hoạtđộng khác trong Công ty, bảo đảm cho các hoạt động của Công ty thực hiện theo đúngnguyên tắc, yêu cầu về công tác kế hoạch của Nhà nước và của EVN CPC
Phòng tài chính - kế toán
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo và quản lý thống nhất các mặt hoạtđộng về Tài chính - Kế toán trong toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán và các chuẩnmực kế toán cũng như các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước, EVN
và EVN CPC ban hành
Phòng vật tư
Tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý thống nhất, chỉ đạo điều hành công
tác quản lý vật tư, thiết bị trong Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, EVN, EVN
CPC
Phòng kinh doanh
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thống nhất công tác kinh doanh điệnnăng, dịch vụ khách hàng, quản lý và phát triển điện nông thôn trong Công ty theođúng chính sách, chế độ và quy định, qui phạm do Nhà nước và EVN, EVN CPC banhành
Trang 34lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượngđảm bảo và kinh tế Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điềukhiển Lập phương thức vận hành hàng ngày.
Phòng kiểm tra giám sát mua bán điện
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kiểm tra giám sát mua bán điệnnhằm đảm bảo công tác này thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước,Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung
Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực công tác: Thanh tra, kiểm traviệc thực hiện chính sách, pháp luật, các qui định của cấp trên và của Công ty; giảiquyết khiếu nại, tố cáo; công tác pháp chế, bảo vệ, bảo vệ bí mật Nhà nước; công tácquốc phòng; an ninh; đánh giá nội bộ tại Cơ quan Công ty
Phòng công nghệ thông tin
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác ứng dụng công nghệ thông tinvào các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành của Công ty, về công tácquản lý hệ thống mạng máy tính và các loại thiết bị về tin học và ứng dụng các chươngtrình phần mềm vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Phòng quản lý đầu tư
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác quản lýđầu tư và xây dựng về nguồn lưới điện, các công trình xây dựng dân dụng và côngnghiệp trong toàn Công ty trong phạm vi phân cấp của EVN, EVN CPC kể từ bướcchuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác
sử dụng đạt mục đích, bảo đảm đúng chế độ và trình tự thủ tục trong công tác quản lýđầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước
Và 10 đơn vị trực thuộc: Điện lực thành phố Kon Tum, Điện lực Đăk Tô, Điện
lực Đăk Hà, Điện lực Sa Thầy, Điện lực Kon Rẫy, Điện lực Đăk Glei, Điện lực NgọcHồi, Điện lực Tu Mơ Rông, Điện lực Kon Plong, Phân xưởng thí nghiệm điện
3.3.3 Tổ chức công tác kế toán
Trang 353.3.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, hìnhthức này phù hợp với mô hình và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ công việc xử lý thông tin kế toán, các
bộ phận trực thuộc chỉ thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ báo cáo lênphòng kế toán
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Kế toán trưởng
Điều hành bộ máy kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiệnthống nhất công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát kinh tế ở DN
Kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng, kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu
và lập các báo cáo phục vị cho yêu cầu sử dụng của ban lãnh đạo Trong công việc thực
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN TSCĐ &
CCỤ LAO ĐỘNG
THỦ KHO QUỸTHỦ
Trang 36hiện trên phần mềm kế toán, kế toán viên có quyền hạn sử dụng thông tin trong bộphận kế toán tổng hợp để truy xuất số liệu và in ấn báo cáo theo yêu cầu.
Bộ phận kế toán bao gồm:
Kế toán vốn bằng tiền
Hàng ngày phản ánh tình hình thực thu, chi và tổng quỹ tiền mặt Thường xuyênđối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sóttrong việc quản lý và sử dụng tiền mặt Phản ánh tình hình tăng giảm số dư tiền gửingân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.Trong kỳ kế toán vốn bằng tiền, hàng ngày nhập số liệu cho các phiếu thu, phiếu chi,giấy báo Nợ, Có của ngân hàng, cuối kỳ in các báo cáo như sổ quỹ tiền mặt, bảng kêthu chi…
Kế toán vật tư hàng hóa
Theo dõi quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng hóa, tính giáthực tế mua vào của hàng hóa vật tư mua và nhập kho
Kế toán tiền lương:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian laođộng, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúngđối tượng sử dụng lao động Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, cáckhoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động Lập các bảng báo cáo về lao động, tiềnlương như bảng tính lương, bảng phân bổ lương – BHXH, bảng tổng hợp chi trả lương– BHXH phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và của doanh nghiệp
Kế toán TSCĐ & công cụ lao động: giúp quản lý, điều hành và quản lý chung vềTSCĐ của công ty
Thủ quỹ : Có trách nhiệm thu tiền mặt, quản lý tiền mặt, ngân phiếu,ghi chép sổquỹ và báo cáo sổ quỹ hàng ngày
Thủ kho: xuất kho nguyên vật liệu cho đối tượng khi có chứng từ mà lãnh đạo đãchấp nhận.Bảo vệ giữ gìn tài sản,vật tư của công ty hiện đang lưu ở trong kho và vănphòng công ty nhập, xuất kho những tài sản, vật tư khi có lệnh kho của lãnh đạo côngty
Trang 373.3.2.3 Hình thức kế toán sử dụng
Hình thức kế toán là khái niệm được sử dụng để chỉ việc tổ chức hệ thống sổ kếtoán áp dụng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện việc phân loại xử lý và hệ thống hóacác thông tin và hệ thống hóa các thông tin được thu thập từ chứng từ kế toán phảiphản ánh số liện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán cũng như phục
vụ cho việc lập ra các báo cáo kế toán theo yêu cầu quản lý
Hình thức sổ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản
Số lượng sổ và kết cấu của từng loại sổ
Trình tự và phương pháp ghi chép vào từng loại sổ
Mối quan hệ giữa các sổ với nhau trong quá trình xử lý thông tin
Trung tâm viễn thông Bù Đăng chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ vì hình thứcnày phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị
a Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc điểm chủ yếu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ảnh ở chứng từ gốcđều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp Tronghình thức này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi sổ kế toántheo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký CT – GS và sổcái tài khoản
Ưu điểm, nhượt điểm và phạm vi sử dụng
Ưu điểm: Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, để kiểm tra đối chiếu, thuậnlợi cho việc phân công công tác và cơ giới hóa công tác kế toán
Nhượt điểm: Ghi chép còn trùng lắp, việc kiểm tra và đối chiếu thường bịchậm
Phạm vi sử dụng: Thích hợp với những DN có quy mô vừa và lớn cónhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau:
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Các sổ thẻ kế toán chi tiết
Trang 38Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp quy định trong chế độ kế toán.
Có hai loại sổ Cái: sổ Cái ít cột và sổ Cái nhiều cột được áp dụng trong những trườnghợp hoạt động kinh tế phước tạp Các mẫu sổ Cái có nhiều quan hệ đối ứng với cáckhoản khác phải sử dụng mẫu sổ Cái có nhiều cột để thuận tiện cho việc đối chiếu sốliệu và thu nhận chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý Trên sổ Cái có nhiềucột, sổ phát sinh bên Nợ và bên Có của mỗi tài khoản được phân tích theo các tàikhoản đối ứng Có và tài khoản đối ứng Nợ có liên quan Mỗi nghiệp vụ kinh tế phátsinh đều phải ghi vào bên Có của các tài khoản có quan hệ đối ứng với nhau
Sổ cái thường được đóng thành quyển để mở cho từng tháng trong đó mỗi tàikhoản được giành riêng cho một trang hoặc một số trang sổ tùy theo khối lượng nghiệp
vụ ghi chép nhiều hay ít Trường hợp một tài khỏan dùng một số trang thì cuối mỗitrang phải cộng tổng số theo từng cột và chuyển sang ðầu trang sau Cuối tháng phảikhóa sổ cộng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để làmcăn cứ lập bảng đối chiếu số phát sinh
Sổ đăng ký chứng từ ghi số là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi chépcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Ngoài mục đích đăng ký cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh thì sổ đăng ký chứng từ ghi sổ còn dùng để quản lý cácchứng từ ghi sổ và đối chiếu kiểm tra số liệu với Sổ Cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mở cho cả năm, cuối tháng phải cộng tổng sốphát sinh trong tháng để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh
Sổ và thẻ kế toán trong hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các loại chủ yếu sau:
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và nguồn vốn sở hữu
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vật liệu,… công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa
Sổ kế toán chi tiết tiền vay, vốn bằng tiền…
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán
Trang 39 Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến các tài khoản khác tùy theo yêu cầu quản lý và lập báo biểu
Nội dung và kết cấu của các sổ và thẻ kế toán phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng hạch toán và yêu cầu thu nhận các chi tiết phục vụ công tác quản lý và lập biểu
Trong hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ để ghi các nghiệp vụ kinh tếphát sinh vào các sổ sách kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ là loạichứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nộidung vào sổ cho từng sự việc ấy Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốchoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinhthường xuyên trong tháng Trong trường hợp thứ hai phải lập các bảng tổng hợp chứng
từ gốc Bảng này được lập cho từng nghiệp vụ một và có thể lập định kỳ 5 đến 10 ngàymột lần hoặc lập một bảng lũy kế cho cả tháng, trong đó các nghiệp vụ kinh tế phátsinh vừa được ghi chép theo tháng căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập cácchứng từ ghi sổ
b Trình tự ghi sổ theo Chứng từ ghi sổ
Hằng ngày, nhân viên kế toán phụ trách phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc
đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ sau đó được chuyển đến Kế toán trưởng ký duyệtrồi chuyển cho bọ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộphận ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái
Cuối tháng khóa sổ căn cứ vào Sổ Cái ta lập bảng cân đối phát sinh của các tàikhoản tổng hợp trên bảng cân đối số phá sinh phải khớp nhau và khớp với số tiền của
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tàikhoản trên bảng cân đối phải khớp với sổ dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổnghợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nóitrên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báocáo khác
Trang 40Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốcsau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách kế toán tổng hợp đượcchuyển cho bộ phận kế toán chi tiết làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán Cuối thángcộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập cácbảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông quabảng cân đối số phát sinh Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệucùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ lập các báo cáo
Báo cáo tài chính
Sổ cáiChứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc