Hướng dẫn chuyên đề báo cáo kế toán chi phí giá thànhHướng dẫn chuyên đề báo cáo kế toán chi phí giá thànhHướng dẫn chuyên đề báo cáo kế toán chi phí giá thànhHướng dẫn chuyên đề báo cáo kế toán chi phí giá thànhHướng dẫn chuyên đề báo cáo kế toán chi phí giá thành
QUY CHẾ VỀ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP, VIẾT VÀ CHẤM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHO CÁC HỆ ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 1. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1 Mục đích, yêu cầu thực tập tốt nghiệp 1.1.1 Mục đích + Thực tập tốt nghiệp là một khoảng thời gian quan trọng, là khâu trung gian, bước chuyển tiếp của quá trình đào tạo và công việc thực tế sau khi ra trường. Qua đó, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế, từ đó so sánh giữa lý thuyết và thực tế. + Làm quen với những công việc thực tế của nghề nghiệp từ đó nhanh chóng tiếp cận với công việc thuộc chuyên môn khi tốt nghiệp ra trường. + Vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế của công tác kế toán hay kiểm toán tại đơn vị thực tập, từ đó củng cố và hoàn thiện kiến thức chuyên môn. 1.1.2 Yêu cầu đối với sinh viên thực tập + Am hiểu về lý thuyết kế toán – kiểm toán và những kiến thức bổ trợ liên quan. + Tìm hiểu thực tế về những nội dung thuộc về kế toán, kiểm toán đã học và những vấn đề có liên quan. + Nhận xét, đánh giá và so sánh giữa thực tế và lý thuyết, lý giải được sự khác biệt giữa lý thuyết và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp. + Sinh viên phải có tinh thần tích cực, trung thực, chủ động trao đổi với giảng viên hướng dẫn và người hướng dẫn tại đơn vị thực tập để nghiên cứu, thu thập thông tin và trình bày kết quả trong khóa luận tốt nghiệp. 1.2 Đơn vị thực tập tốt nghiệp: Tất cả các đơn vị (Công ty, Doanh nghiệp, …) có tư cách pháp nhân, không phân biệt hình thức sở hữu vốn (Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…) và lĩnh vực hoạt động (Sản xuất, thương mại, dịch vụ, hành chính sự nghiệp, ngân hàng…). Các đơn vị này phải có quy mô phù hợp với yêu cầu thực tập tốt nghiệp. 1.3 Nội dung, quy trình thực tập viết khóa luận tốt nghiệp 1.3.1 Nội dung thực tập 1.3.1.1 Tìm hiểu về đơn vị thực tập + Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh. + Cơ cấu tổ chức quản lý. + Tình hình tổ chức công tác kế toán và tổ chức hoạt động kiểm toán. + Các nội dung liên quan đến đề tài: như kế toán hàng tồn kho, kế toán giá thành, kiểm toán nợ phải thu khách hàng, kế toán tiêu thụ, kế toán xác định kết quả kinh doanh… 1.3.1.2 Nghiên cứu tài liệu: + Nghiên cứu các nội dung trong lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp quy, giáo trình, tạp chí ngành, internet… + Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề tại đơn vị, thông qua tài liệu thực tế thu thập được. 1.3.1.3 Tiếp cận công việc thực tế 1 + Thông qua những tài liệu thực tế thu thập được và người hướng dẫn của đơn vị để hiểu được quy trình, phương pháp thực hiện những vấn đề thực tế. + Tìm hiểu cách giải quyết vấn đề phát sinh, giúp sinh viên làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích được những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị. 1.3.1.4 Lựa chọn đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp + Kết thúc quá trình thực tập sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp, qua đó đánh giá kiến thức và kỹ năng thu thập được trong quá trình thực tập. Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn. + Đề tài sinh viên lựa chọn để viết khóa luận tốt nghiệp có thể liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị, hoặc có thể lựa chọn đề tài có nội dung liên quan đến các vấn đề đặt ra cần giải quyết của xã hội không nhất thiết chỉ gói gọn tại đơn vị thực tập. + Trong khóa luận, sinh viên cần trình bày những cơ sở lý luận liên quan, những vấn đề thực tế tại đơn vị hoặc thực tiễn trong xã hội có liên quan đến nội dung đề tài và đưa ra các nhận xét của mình. Sinh viên có thể đưa ra các đề xuất của mình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên dựa trên nền tảng kiến thức đã học. + Khóa luận sau khi hoàn thành phải có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc và tìm hiểu của sinh viên, tính xác thực của những vấn đề đã nêu trong đề tài cũng như những đánh giá từ phía đơn vị đối với các nhận xét, đề xuất nêu ra trong đề tài. Trong những trường hợp đặc biệt khác, tùy theo nội dung của đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá tính xác thực của khóa luận do sinh viên thực hiện. 1.3.1 Quy trình viết khóa luận tốt nghiệp Bước 1: Lựa chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài được tiến hành sau khi đã tìm hiểu kỹ về các nội dung thực tế tại đơn vị và có thể được tiến hành theo một trong các cách sau: + Sinh viên thực tập tự chọn đề tài (Phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn). + Giảng viên hướng dẫn giao đề tài. + Đơn vị thực tập giao đề tài (Phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn). Bước 2: Viết đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết viết khoảng 3-4 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 2 hoặc 3 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giảng viên hướng dẫn góp ý và duyệt Đề cương chi tiết được phê duyệt sẽ phải đóng kèm trong khóa luận tốt nghiệp Bước 3: Viết bản thảo Bản thảo viết xong từng phần hoặc toàn bộ nếu cần có sự góp ý và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn sẽ gởi cho giáo viên hướng dẫn đọc và góp ý. Bước 4: Hoàn thành khóa luận Sau khi hoàn thành khóa luận, sinh viên gởi khóa luận cho đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp cho giảng viên hướng dẫn (Hoặc bộ phận quản lý chức năng) đúng thời hạn quy định. 1.4 Các quy định cụ thể về hình thức trình bày một khóa luận tốt nghiệp 1.4.1 Dung lượng khóa luận: Từ phần “Lời mở đầu” cho đến “Kết luận” tối thiểu 50 trang và tối đa 60 trang (± 10%), không kể phần phụ lục kèm theo (chứng từ, mẫu sổ, văn bản pháp quy…) 1.4.2 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Một khóa luận thực tập bao gồm các phần sau: 2 Trang bìa (Theo mẫu) Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” Trang “Lời cảm ơn” Trang “Các từ viết tắt sử dụng” Trang “Danh sách các bảng sử dụng” Trang “Danh sách các đồ thị, sơ đồ” Trang “Mục lục” Trang “Lời mở đầu” + Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài : nêu lên tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu, các vấn đề tồn tại liên quan đến đề tài, từ đó nêu lên tính cấp thiết (sự cần thiết phải nghiên cứu ) của đề tài và từ đó nêu lên lý do chọn đề tài + Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài : Nghiên cứu đề tài để làm gì? giải quyết vấn đề gì cho đề tài, cho đơn vị thực tập? + Phương pháp (Cách thức) thực hiện đề tài : Sử dụng các phương pháp phân tích đã học: so sánh, phân tích, dự báo... + Phạm vi của đề tài : - Không gian: Phạm vi tại đơn vị thực tập; - Thời gian: 1 tháng, 1 quý + Nguồn số liệu của đề tài: thu thập số liệu từ đâu? + Kết cấu các chương của đề tài: Gồm 3 chương theo nội dung của đề tài được chọn Mục lục Chương 1: Cơ sở lý luận về [mục tiêu nghiên cứu] + [đề tài nghiên cứu]: Trình bày những vấn đề lý luận chung, những lý thuyết, thuật ngữ, phương pháp nghiên cứu. Toàn bộ chương này phải được tổng hợp từ các sách vở, tài liệu học tập tại trường hoặc của các học giả công bố được công nhận. Tuyệt đối không sao chép, copy trên internet. Các nội dung phải đảm bảo như sau: 1.1 Khái niệm của vấn đề chung. 1.2 Khái niệm của vấn đề cụ thể (đề tài nghiên cứu) 1.3 Vai trò của vấn đề nghiên cứu: đối với đơn vị thực hiện, đối với khách hàng, đối với nền kinh tế 1.4 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: đối với đơn vị thực hiện, đối với khách hàng, đối với nền kinh tế, tầm quan trọng 1.5 Những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu: - Đối tượng - Thời hạn thực hiện - Điều kiện thực hiện - Phương pháp thực hiện - Quy trình thực hiện (có vẽ sơ đồ cụ thể) 1.6 Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1.7 Phương pháp phân tích vấn đề nghiên cứu: Nêu rõ khái niệm, ý nghĩa, phương pháp phân tích vấn đề nghiên cứu 3 1.8 Kết luận: Các vấn đề đã trình bày, mục tiêu và kết quả của chương 1 như thế nào, dùng để làm gì? Chương 2: Thực trạng của [đề tài nghiên cứu] tại [phạm vi nghiên cứu] 2.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập: 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về đơn vị mình đang thực tập 2.1.2 Lịch sử hình thành 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ 2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành 2.1.5 Kết quả kinh doanh qua các năm... 2.2: Thực trạng của [đề tài nghiên cứu] tại [phạm vi nghiên cứu]: Phân tích thực trạng về đề tài nghiên cứu tại đơn vị thực tập: thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm, việc phân tích bắt buộc phải dựa trên cơ sở lý luận đã đề ra trong chương 1 và đặc biệt phải dựa trên các chỉ tiêu phân tích đã đưa ra trong chương 1…, Cụ thể hóa như sau: 2.2.1. Nêu tình chung về [Đề tài nghiên cứu] tại địa bàn, tại [đơn vị thực tập] 2.2.2. Trình bày chi tiết về công tác kế toán của [đề tài nghiên cứu] tại [đơn vị thực tập]: Chương3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả/ chất lượng [vấn đề nghiên cứu]: - Đánh giá thực trạng về vấn đề nghiên cứu tại đơn vị nghiên cứu: Đánh giá cụ thể các vấn đề đã nghiên cứu: ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, tồn tại, nguyên nhân tồn tại theo kết quả nghiên cứu thực tế từ các chỉ tiêu phân tích. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá trong chương 2, nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề. - Trình bày các giải pháp theo hình thức nhóm giải pháp, có nghĩa là để giải quyết một vấn đề khó khăn tồn tại, chúng ta cần nhiều giải pháp đang xen nhau. - Mỗi nhóm giải pháp là giải quyết 1 vấn đề khó khăn tồn tại đã nêu ra trong phần kết luận cuối chương 3. 1.4.3 Trình bày khóa luận 1.4.3.1 Định dạng trang Khổ trang: A4, in 01 (một) mặt Canh lề trái: 3 cm Canh lề phải, đầu trang và cuối trang: 2,0 cm Font chữ: Times New Roman Cỡ chữ: 13 Cách dòng (Line Spacing): 1.5 Space 1.4.3.2 Đánh số trang + Bắt đầu từ trang “Lời mở đầu” cho đến hết phần “Kết luận” đánh thứ tự theo số (1, 2, 3…) + Phần phụ lục đánh thứ tự theo số (i, ii, iii, iv,…) + Các trang từ bìa lót, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của đơn vị thực tập,…Mục lục: Không đánh số trang. 1.4.3.3 Đánh số các đề mục 4 Đánh theo số thứ tự của chương và thứ tự theo đề mục (Bắt đầu mỗi chương phải sang trang mới) Chương 1………… 1.1 1.1.1 1.1.2 ………. Chương 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.2.1 (Tối đa 4 chữ số)…….. 3.4.3.4 Đánh số bảng, sơ đồ, đồ thị… Bảng biểu, sơ đồ, đồ thị…được đặt tên và đánh số theo thứ tự chương, cụ thể như sau: Số đầu là số chương, số thứ 2 là thứ tự bảng, đồ thị… Ví dụ: Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sản phẩm Ý nghĩa: Bảng số 1 thuộc chương 2 có tên gọi “Bảng tính giá thành sản phẩm” Đồ thị 1.1: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát Ý nghĩa: Đồ thị số 1 thuộc chương 1 có tên gọi “Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát” 3.4.3.5 Trích dẫn tài liệu 3.4.3.5.1 Trích dẫn trực tiếp + Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn Ông A (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật” + Nếu nhiều tác giả Ông A, ông B và ông C (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật” + Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách,…không có tác giả cụ thể “Kế toán là nghệ thuật”(Kế toán tài chính, 2012, nhà xuất bản, trang) 3.4.3.5.2 Trích dẫn gián tiếp + Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, 2011) + Nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, T. V. Hải, 2011) 3.4.3.6 Sắp xếp tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo thông lệ sau: + Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. + Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tực ABC của họ và tên tác giả theo quy ước sau: Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ. Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ. 5 Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Tài chính xếp vào vần B,… + Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (Không có dấu ngăn cách). (Năm xuất bản, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn). Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (In nghiêng, dấu phẩy cuối tên). Nhà xuất bản (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo). Nơi sản xuất (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo). Ví dụ: Nguyễn Văn A (2012), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội + Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách…ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả (Không có dấu ngăn cách) (Năm công bố, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) “Tên bài báo” (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) Tên tạp chí (In nghiêng, dấu phẩy ngăn cách) (Số) (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) Các số trang (Gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu chấm kết thúc) Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009), “Tầm quan trọng của kế toán,” Tạp chí Phát triển Kinh tế, (Số 3), trang 1219. 1. Minh hoạ đề cương chi tiết 1 đề tài Sinh viên : Lớp : Khoá : Đề tài : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt may A ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm 1.1.1.2. Phân loại. 6 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm 1.1.2.2. Phân loại. 1.1.3. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành 1.1.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT MAY A 2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY A 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty 2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức 2.1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ các bộ phận 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 2.1.4.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty (có liên quan đến đề tài) 2.1.5. Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty 2.2. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt may A 2.2. 1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 2.2.2. Tổ chức quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty. 2.2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.2.5. Kỳ tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty 2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tại công ty 2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung tại công ty 7 2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty 2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty 2.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT A 3.1. Nhận xét 3.1.1. Ưu điểm 3.1.2. Hạn chế 3.2. Kiến nghị 3.3.............. KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 ... Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 1.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.4 Đánh giá. .. hợp chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành 1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phương pháp tính giá thành 1.1.5 Kỳ tính giá thành sản phẩm 1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1 Kế. .. tài : Kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm công ty dệt may A ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH