Vai trò của người phụ nữ theo đạo hồi trong xã hội ( qua khảo cứu kinh quran)

101 1K 8
Vai trò của người phụ nữ theo đạo hồi trong xã hội ( qua khảo cứu kinh quran)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= BÙI THỊ THƠM VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= BÙI THỊ THƠM VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.03.09 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Triết học với đề tài: “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”, là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh. Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Thị Thơm LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh, cô đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho tác giả để Luận văn được hoàn thành. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các thầy cô trong bộ môn Tôn giáo học và các thầy cô công tác ở các đơn vị ngoài trường, các cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa, trường. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Bùi Thị Thơm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 9 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 9 7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 9 8. Kết cấu luận văn : ...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO ............................................ 10 1.1. Nguồn gốc kinh Qur’an ............................................................. 10 1.1.1. Bối cảnh ra đời ........................................................................... 10 1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an ............................................. 17 1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh Qur’an ............................................................................................... 30 1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an ........................ 30 1.2.2. Hồi giáo và phụ nữ ..................................................................... 36 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI ........................ 44 2.1. Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong gia đình ........... 44 2.1.1 Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa vợ - chồng.............................................................................................. 44 2.1.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái ..................................................................................... 51 2.2.Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong cộng đồng xã hội55 2.2.1. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong lĩnh vực kinh tế .. 55 1 2.2.2. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội ... 62 2.2.3. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tôn giáo và văn hóa ... 68 2.3. Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong Kinh Qur’an ............................................................. 74 KẾT LUẬN ................................................................................................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 87 PHỤ LỤC ................................................................................................... 92 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo Hồi là một trong những tôn giáo lớn ra đời trên bán đảo Ảrập, trong quá trình truyền đạo và phát triển đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thế giới Hồi giáo trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều quốc gia, cũng như nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội, vấn đề khủng bố, sự phân chia các giáo phái trong Hồi giáo, vấn đề xung đột Hồi giáo ở các nước Bắc Phi và Trung Đông… Đây đều là những sự kiện có sự tham gia của những tín đồ theo đạo Hồi. Đặc biệt trong thời gian gần đây việc đấu tranh chống bạo lực, đòi hỏi sự bình đẳng về giới là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Khi nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội, C.Mác viết: “Những biến đổi xã hội to lớn không thể có được khi thiếu chất men phụ nữ” [7, tr 486]. Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Phát biểu tại một hội nghị về vai trò của phụ nữ trong các vấn đề của thế giới, bà Rice – ngoại trưởng Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của quốc tế về việc dành cho phụ nữ một vai trò chính trị công bằng hơn, đặc biệt là trong việc giải quyết những vấn đề khẩn cấp của thế giới – biến đổi khí hậu, khủng bố, đói nghèo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo: “Trong thế giới hiện đại này, không một quốc gia nào có thể đạt được sự thành công, ổn định và an ninh bền vững nếu như một nửa dân số của họ bị gạt ra rìa. Cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo rằng chúng ta nghe thấy tiếng nói của 3 phụ nữ và quan tâm tới những lo ngại của họ tại tất cả những nơi chúng ta nỗ lực thiết lập hoặc gìn giữ hòa bình dễ dàng hơn” [45]. Ngay từ những bước đi đầu tiên của lịch sử, người phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng không thế thiếu, là người quyết định những vấn đề của đời sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của lực lượng sản xuất và quá trình phân công lao động đã đưa người đàn ông lên thay thế trở thành “người trụ cột” trong gia đình và xã hội, từ đó vị trí của người phụ nữ phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là những nước có tôn giáo độc thần thống trị. Ngày nay, khi con người đang bước dần đến kỷ nguyên của văn minh thì những giá trị về nhân quyền, dân quyền cũng như sự bình đẳng giới đang tiến dần những nấc thang mới. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự đóng góp vô cùng quan trọng của phụ nữ vào các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội. Nhận thức rõ vai trò to lớn của phụ nữ, từ những năm 70 trở lại đây, phong trào nghiên cứu về phụ nữ trong giới học giả rất phát triển, đặc biệt là ở phương Tây, nơi mà những giá trị về quyền con người được đặc biệt đề cao. Ở Việt Nam, nơi mà phụ nữ chiếm một nửa dân số, là hạt nhân của gia đình và xã hội thì vấn đề quan tâm đến phụ nữ chính là vì sự ổn định và phát triển đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, người phụ nữ luôn chiếm một vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính giới mình. Điều 9 trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng nam nữ. Trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp, song tư tưởng về bình đẳng giới luôn được bổ sung và hoàn thiện. Tất cả các Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định: phụ nữ có quyền bình đẳng với 4 nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao bởi những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của đất nước và sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên không phải ở bất cứ quốc gia nào người phụ nữ cũng được đặt đúng vị thế và vai trò của mình. Ở các nước theo đạo Hồi trên thế giới, vấn đề vị thế, vai trò của người phụ nữ là một vấn đề phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Tất cả những quan niệm về người phụ nữ theo đạo Hồi đều được Thượng đế Allah truyền lại qua thiên kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn linh thiêng liêng và có vị trí quan trọng trong trong tâm hồn những tín đồ theo đạo Hồi. Bởi trong kinh Qur‟an chứa đựng tất cả tinh thần của Hồi giáo, chứa đựng đức tin và thực hành đức tin đối với Thượng đế. Kinh Qur‟an không chỉ đơn thuần là cuốn kinh về giáo lý mà còn là bộ luật trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Muslim (các tín đồ theo Hồi giáo). Kinh Qur‟an không phải là tác phẩm do con người sáng tạo mà do thượng đế Allah sáng tạo, lấy Muhammad làm trung gian để thuyên truyền cho mọi người, đối với người Hồi giáo thì thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất mà Thượng đế ban cho loài người. Nội dung thiên kinh Qur‟an và những lời thuyết đạo của Thiên sứ Muhammad cho thấy người phụ nữ Hồi giáo có giá trị sống như nam giới và bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên,vẫn có những người hiểu phiến diện theo nghĩa phụ nữ Hồi giáo thấp kém hơn đàn ông. Không phải chỉ có riêng trong gia đình và xã hội Hồi giáo, mà lịch sử xã hội con người nói chung, tự nó đã phân biệt rõ sự khác nhau về chức năng của người phụ nữ với đàn ông; tính “bình đẳng” và sự “đồng dạng” là hai mặt khác nhau. Để hiểu đúng thân phận người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, trong thiên kinh Qur‟an đã giành hẳn một chương để nói về phụ nữ (chương IV). 5 Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, tôn giáo nói chung, đạo Hồi nói riêng đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa, tinh thần, chính trị, xã hội của đất nước ta. Đảng và nhà nước rất quan tâm tới vấn đề này. Văn kiện hội nghị lần thứ V, ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII, phần những nhiệm vụ cụ thể, điểm 8, chính sách văn hóa đối với tôn giáo khẳng định: “ khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan, chống việc lợi dụng tôn giáo thực hiện ý đồ chính trị xấu” [14,tr.66 – 67]. Hay chỉ thị 37/TC – TW của Bộ chính trị ra ngày 02 – 07 – 1998 đã viết: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Văn kiện Đại Hội X đã chỉ ra : “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật”. Tại điều 5 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Đảng cũng cho rằng : “ Tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo”… Với tất cả lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu Kinh Qur’an)” làm đề tài luận văn của mình. Đề tài không chỉ mang lại một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về tư tưởng của kinh Qur‟an trong các quan niệm về thế giới, con người và xã hội, qua cuốn kinh Qur‟an giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vai trò người phụ nữ Hồi giáo. Do vậy, nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an dưới cái nhìn tôn giáo học nhằm làm sáng tỏ những giá trị, vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi. 6 2. Tình hình nghiên cứu Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dưới những khía cạnh tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các tác giả nước ngoài tiêu biểu như: Dominique Sourel với tác phẩm “Hồi giáo” [11]; Jamal J.Elias với tác phẩm “Islam” và “Vấn đề giáo phái trong Islam giáo” [31]; W.Owen Cole, Peggy Morgan với “Six Reilehodge in the Twenty First Centry” [40]… Nhìn chung các công trình này đều nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, lịch sử truyền bá, sự phân chia các giáo phái, quá trình phát triển đạo Hồi trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề đạo Hồi trong những năm gần đây cũng được giới nghiên cứu quan tâm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu về đạo Hồi ở Việt Nam ở các góc độ tôn giáo, văn hóa và kinh tế…tiêu biểu như: Nguyễn Văn Luận với cuốn “Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam” [35]; Nguyễn Thọ Nhân với cuốn “ Đạo Hồi và thế giới Ảrập” [46]; Nguyễn Hồng Dương với tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay” [19]; Trần Thị Kim Oanh với tác phẩm “Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam” [51]; Ngô Văn Doanh với cuốn “Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á” [15]… Những công trình này nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của đạo Hồi, những giáo lý, giáo luật, nghi lễ của đạo Hồi, kinh Qur‟an và cũng ít nhiều đề cập đến cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của đạo Hồi trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của người Việt Nam theo đạo Hồi. Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu vấn đề này như: Bùi Thị Ánh Vân với bài viết “Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo truyền thống” [60]; “Những quy định về địa vị cá nhân của người phụ nữ 7 trong xã hội Hồi giáo” [52] của Vũ Thị Thanh dịch; Nguyễn Văn Dũng với “Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Islam giáo” [22]; Lương Thị Thoa với “Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng của Đạo Hồi” [53]; Ngô Văn Doanh với “Islam giáo và văn hóa Đông Nam Á thời cận hiện đại” [14]; Nguyễn Xuân Nghĩa với “Phụ nữ tôn giáo và vấn đề phát triển” [44]…. Bên cạch đó cũng có nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đạo Hồi như: Vũ Văn Chung “Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh Qur’an” [9]; Nguyễn Thanh Xuân “Vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội Inđônêxia” [63]… Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về: nguồn gốc ra đời, giáo lý, giáo luật, lịch sử phát triển, sự truyền bá đạo Hồi trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ Hồi giáo còn chưa sâu. Ở đây, tác giả đi sâu vào nghiên cứu “Vai trò người của phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an, từ đó phân tích, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo Hồi giáo trong kinh Qur‟an. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất: Khái quát chung về Kinh Qur‟an và đời sống của người phụ nữ Hồi giáo. Thứ hai: Phân tích vai trò của người phụ nữ Hồi giáo qua khảo cứu kinh Qur‟an. Thứ ba: Chỉ ra những giá trị và mặt hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong xã hội theo đạo Hồi qua sự khảo cứu kinh Qur‟an. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong xã hội được thể hiện qua kinh Qur‟an. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của Mác xít về tôn giáo, bản chất, vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo. Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đạo Hồi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học như: phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phương pháp nghiên cứu kinh điển. 6. Đóng góp của luận văn Từ việc làm sáng tỏ một số nội dung cụ thể về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (qua khảo cứu kinh Qur‟an). Trên cơ sở đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của người phụ nữ theo Hồi giáo. 7. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của người phụ nữ theo đạo Hồi nói chung so với những người phụ nữ trên thế giới nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần vào việc nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Hồi giáo, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói chung và Hồi giáo nói riêng. 8. Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết. 9 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO 1.1. Nguồn gốc Kinh Qur’an 1.1.1. Bối cảnh ra đời Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính quốc tế, ra đời muộn nhưng lại là tôn giáo phát triển nhanh, là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Xuất phát từ quê hương Ảrập từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, Hồi giáo đã phát triển nhanh chóng tạo thành một thế lực mạnh với những tổ chức đặc biệt của nó về phương diện tôn giáo cũng như quốc gia, xã hội. Ở bán đảo Ảrập, trước khi đạo Hồi xuất hiện phần lớn dân cư sống cuộc sống du mục, lang thang nay đây mai đó với những đàn cừu và lạc đà trên các sa mạc, trừ một vài vùng ở ven duyên hải và ốc đảo, có thể trồng trọt và chăn nuôi. Nhìn chung kinh tế còn trong tình trạng thấp kém, xã hội còn lạc hậu và tồn tại nhiều hủ tục. Sự ra đời của đạo Hồi được thúc đẩy bởi các nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị, gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền. Đầu thế kỷ thứ VII, các bộ lạc du mục trên bán đảo Ảrập đã bắt đầu định cư, các nhóm dân cư có nhu cầu hòa hợp vào nhau để tạo thành một quốc gia thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, xây dựng quân đội hùng mạnh để chống giặc ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ. Như vậy, yêu cầu thống nhất quốc gia đã trở thành một xu thế lịch sử tất yếu của Ảrập lúc đó. Hoàn cảnh lịch sử là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giáo lý, giáo luật của đạo Hồi nói chung và giáo lý, giáo luật đề cập tới thân phận và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội nói riêng. Xã hội Ảrập trước khi Hồi giáo ra đời còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Người Ảrập theo chế độ đa thê, tùy thuộc vào kinh tế giàu hay nghèo, mà 10 người đàn ông có số lượng vợ và nàng hầu khác nhau, họ có quyền quyết định đối với vợ con, người vợ được coi như là vật sở hữu của chồng, do đó có thể ruồng bỏ dễ dàng. Các góa phụ và phụ nữ bị ruồng bỏ thuộc quyền sở hữu của người đàn ông thừa kế, người thừa kế đó có thể giữ lại hoặc bán cho người khác. Đối với người phụ nữ bị bắt trong chiến tranh, họ bị xem như chiếm lợi phẩm, như nô lệ. Đối với con gái, người cha có thể bán cho người khác làm vợ tùy ý, có thể chôn sống lúc mới sinh hoặc kể cả khi đã lớn, nhằm tránh sự nghèo túng hoặc giữ danh dự cho gia đình, vì sự hiện diện của đứa con gái trong nhà là một điều sỉ nhục. Tục lệ này khá phổ biến trong xã hội tiền Hồi giáo và còn được coi như một việc làm hợp đạo lý. Trái lại, đối với người con trai, lại có quyền hạn rất lớn, nhất là khi chúng đã trưởng thành, bởi lý do là người con trai khi lớn lên sẽ trở thành những chiến binh đứng lên bảo vệ đất nước. Theo người Ảrập, với sứ mệnh của người con trai như vậy họ phải được tôn trọng và có quyền uy. Mặc dù sống trong một nhà nhưng đàn ông và đàn bà sống ngăn cách bởi một bức rèm, họ phải ăn riêng và ăn sau chồng, con trai mình và bạn bè của chồng. Hồi giáo ra đời, đã có bước ngoặt tiến bộ hơn so với thời kỳ trước, người phụ nữ không những được coi trọng mà họ còn có các quền hạn nhất định của mình. Họ cũng đóng vai trò quan trọng, là người vợ, người mẹ, giữ gìn tổ ấm gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, để người chồng an tâm lao động sản xuất. Không những vậy họ còn tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò của người phụ nữ Hồi giáo ở chương 2. Bên cạnh đó để một tôn giáo mới ra đời và tồn tại không chỉ dừng lại ở bán đảo Ảrập mà còn ở các nước trên thế giới phải kể đến vai trò của Muhammad. Ông chính là người sáng lập ra đạo Hồi và thiên kinh Qur‟an. 11 Qúa trình hình thành đạo Hồi và kinh Qur‟an gắn liền với hoạt động truyền đạo của Muhammad và các hậu duệ của Ông, sau này họ chính là những người đã dày công sưu tầm, biên soạn cuốn kinh Qur‟an. Muhammad sinh năm 571, từ bộ lạc Kyriesh. Vốn đã định cư ở Mekka từ lâu. Chính bộ lạc này đã xây đền Kabba ở đây từ những năm 2171 trước Công nguyên tính từ ông tổ Ismael trở xuống đến Muhammad đúng được 30 đời. Cha ông là Abdullah mất sớm từ khi ông ra đời được hai tháng, mẹ là bà Amina sau sáu năm thì mất. Muhammad được ông nội là Abd – El- Motalib và chú là Abou- Taib đem về nuôi, chính nhờ người chú mà Muhammad học được một nghề mà dân chúng Ảrập thời kỳ này rất yêu thích: nghề thương mại. Khi đi qua Syria và Lưỡng Hà ông có dịp tiếp xúc với các nhà tu hành Kitô giáo. Những người này đã có một số điểm chung với tinh thần Khải thị chân lý mà Muhammad sau đó nhận được đó là: đều tin vào Thượng Đế, tin vào Kinh Thánh và lời của Thượng Đế. Muhammad là người chín chắn, làm việc rất cẩn thận nên được mọi người tin yêu và tặng Ông cái tên Al-Amin có nghĩa là một người được mọi người tín nhiệm. Năm 25 tuổi ông vào làm quản lý cho một góa phụ giàu có ở thành Mekka tên là Khadijah, sau đó ông đã lấy bà làm vợ, mặc dù về tuổi tác là chênh lệch (bà Khadijah đã 40 tuổi). Nhờ vào thế lực của vợ, ông trở thành một nhân vật đáng kể trong vùng và cũng từ bấy giờ ông không phải lo sinh kế nữa nên có thì giờ lo việc đạo. Muhammad đã được xưng danh là sứ giả của Allah, nhà tiên tri và người đứng ra sáng lập đạo Hồi. Tương truyền rằng, vào năm 611, Muhammad bắt đầu trải nghiệm một sự kiện khác thường, khi đang một mình cô độc suy ngẫm trong một cái hang trên núi Xira, thuộc ngoại thành Mekka. Vào đêm hôm đấy, Thượng 12 đế Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của kinh Qur‟an, khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” – sứ giả của Thượng Đế, nhà Tiên tri. Sau khi được khải thị, ông hỏi Thiên sứ là mình phải nói gì cho đồng bào của mình và Thiên sứ đáp: “hãy nói nhân danh Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã sáng tạo ra con người từ một cục máu. Hãy nói “ Thượng đế của các ngươi là khoan dung nhất, người đã dạy bằng ngòi bút, dạy con người điều mà nó không biết”. Lời nói đó của Thiên sứ đã đặt nền móng hình thành nên kinh Qur‟an, từ đó về sau, Muhammad tự xưng là tiếp thu sứ mệnh của chân chủ trao cho, băt đầu truyền đạo Hồi. Đầu tiên, ông chưa công khai nói về tôn giáo của mình, mà chỉ bí mật truyền giáo cho những người thân và bạn bè, về sau ông mới công khai truyền giáo tới quần chúng Mekka và một số người đã tin theo. Ông truyền bá tư tưởng bình đẳng và lòng nhân từ, phê phán việc thờ phụng thần tượng. Trong mười năm, từ năm 611 đến năm 621, Muhammad đã kêu gọi người dân thành Mekka hãy nghe theo lời dạy của Thượng Đế, hãy chấp nhận một Thượng Đế độc tôn. Thế nhưng, những cố gắng của ông lúc bấy giờ vẫn chưa thành công, thậm chí với nhiều người những thông điệp của ông dường như là sự đe dọa đối với việc thờ các thần tượng đang rất sinh lợi cho họ, vì thế họ căm ghét ông. Lúc Muhammad mới rao giảng những lời của Thượng đế thì đa số những người có thế lực ở Mekka hoàn toàn thờ ơ, thế nhưng, dần dần, họ bắt đầu chống đối ông, họ không thích những bài giảng của ông chống lại các thần tượng của họ. Đặc biệt là những người giàu có, họ không quan tâm tới lời cảnh báo của ông về ngày phán xét cuối cùng và về địa ngục đang chờ họ. Họ quyết liệt đàn áp bằng cách tàn sát các tín đồ tôn giáo mới này, đa số thuộc tầng lớp dân nghèo và nô lệ. Lúc bấy giờ những người theo Muhammad còn ít nên trước cảnh tàn sát đó, ông 13 đã khuyên họ tản cư sang Abyssinie lánh lạn. Muhammad cũng rời thành Mekka đi giảng đạo ở TaiF phía nam Mekka, nhưng không thu được kết quả, lúc đó ông quyết định đi ngược về phía Bắc và truyền giáo tại thành Yathib (sau này đổi tên thành Medina) nơi cách Mekka 450 km. Từ đây số lượng tín đồ tin ông ngày càng tăng. Ông chọn thành Medina có nghĩa là thành phố của nhà tiên tri, thành nơi di dân đến cho các tín đồ Hồi giáo còn sót lại ở Mekka Ngày 16 tháng 7 năm 622, Muhammad quyết định dẫn các tín đồ ở Mekka di dân sang đây. Người Hồi giáo gọi đây là ngày Hidjra, có nghĩa là ngày Thánh di. Sau 17 năm ngày này được chọn làm ngày mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo vì chính sau này Hồi giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Muhammad tập trung phát triển đạo ở Medina và xây cất ở đây một Thánh đường, ông đề xuất tư tưởng “Muslim là anh em”. Theo tư tưởng này, tất cả những Muslim, không phân biệt bộ tộc, không phân biệt khoảng cách đều là anh em, đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo, đều lấy tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và nguyên tắc tối cao để xử lý mọi vấn đề thế tục. Trong thời gian ở Medina, ông đề xuất hàng loạt những chủ trương cải cách đời sống xã hội, những quy phạm luân lý đạo đức, những nguyên tắc pháp luật, những hệ thống giáo quy của Hồi giáo…để xử lý những vấn đề vấp phải trong cuộc sống thường ngày và để tạo ra sức mạnh cho chính quyền. Để hòa giải mâu thuẫn xã hội, ông đưa ra chủ trương giảm gánh nặng cho nô lệ, đề xướng việc cứu tế, giúp đỡ người khó khăn… Tuy nhiên vì xung đột lợi ích những người quý tộc ở Quraich thuộc Mekka luôn tìm cách triệt hạ thành Medina. Trước tình hình đó, ông đã tập hợp tín đồ để chống lại họ. Trong các năm 624 đến 627, đội quân Muslim 14 đã phát động cuộc chiến với các giáo đồ đa thần giáo Mekka ở Badr và ở Uhud. Tuy quy mô không lớn, khi thắng khi thua nhưng đội quân đã chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, đã đè bẹp được nhuệ khí của các quý tộc Mekka và quan trọng nhất đã tạo được niềm tin vào chiến thắng. Trước sự lớn mạnh của lực lượng Hồi giáo, các tín đồ đạo Do Thái cảm thấy bất an và đã tìm cách phá hoại sự đoàn kết của khối Muslim. Trước tình hình đó, ông đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang Muslim đánh bật hai bộ lạc Do Thái ra khỏi Medina. Năm 628, Muhammad đích thân dẫn hơn một nghìn tín đồ Hồi giáo cùng đi Mekka để triều kiến Kaba (ngôi đền thiêng, ngày nay năm ở trung tâm của Đại Thánh đường Hồi giáo ở Mekka) theo tục lệ cổ truyền của các dân tộc Ảrập. Khi sắp đến Mekka, đội quân Muslim bị binh lính của thành phố ngăn lại. Tuy nhiên dưới sự cứng rắn của Muhammad thì chính quyền Mekka phải nhượng bộ. Đại biểu quý tộc Mekka và những người Muslim đã ký hòa ước Hotapia đồng ý ngưng chiến trong mười năm và phải thừa nhận địa vị hợp pháp của những người Muslim về mặt tôn giáo. Đến năm 629, Muhammad đem quân đánh chiếm thành Mekka, lúc ấy thế lực bộ lạc Quraich đã giảm nhiều nên ông đã lấy được thành Mekka. Sau khi lấy được thành Mekka ông lại tiếp tục đánh một trận Honain để dẹp đội quân Hawain thì ông mới làm bá chủ bán đảo Ảrập về phương diện chính trị, quân sự cũng như tôn giáo. Mùa xuân năm 632, Muhammad cùng với mười vạn quân tới Mekka để lãnh đạo cuộc triều bái đã được cải cách. Tại đây ông tuyên bố hoàn thành đạo Hồi. Hoàng loạt nghi thức điển lễ mà Muhammad tiến hành trong lần triều bái này đã trở thành khuôn mẫu triều bái của những người Hồi giáo sau này. Sau triều bái, Muhammad trở về Medina, ít lâu sau ông mắc bệnh và qua đời, các tín đồ Hồi giáo mai táng ông tại Medina. 15 Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của Muhammad đối với sự ra đời đạo Hồi là rất to lớn. Bằng cách sử dụng một hình thức tôn giáo mới để tập hợp quần chúng, thống nhất các bộ lạc, thị tộc trên bán đảo Ảrập để hình thành nhà nước Ảrập. Cộng đồng Hồi giáo không chỉ là cộng đồng tôn giáo mà còn mang tính chất chính trị, cộng đồng xã hội. Sau khi Muhammad qua đời, phần lớn các bản chép tay của các tín đồ Hồi giáo về những lời khải thị của Thượng đế được ông truyền giảng trên những mảnh da cừu, da súc vật, trên lá bị thất lạc hoặc phân tán nhiều nơi. Nhu cầu cấp thiết cần phải thu hồi và sưu tầm các nguyên bản, sau đó cần phải có người tài giỏi biên tập các nguyên bản thành một cuốn kinh duy nhất. Năm 657, tức 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Qur‟an và gọi nó là “MUSHAF” có nghĩa là “kinh thánh chính thức của mọi người Hồi giáo”. Đối với các dân tộc Ảrập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ảrập của kinh Qur‟an là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Qur‟an không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục. Chính vì vậy, kinh Qur‟an nhanh chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ảrập. Trước khi có kinh Qur‟an, người Ảrập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu văn hóa và họ tỏ ra nể trọng người Do Thái và Ki tô, sự xuất hiện của kinh Qur‟an vào đầu thế kỷ thứ VII đã đem lại cho các dân tộc Ảrập một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh kinh viết bằng tiếng Ảrập. Họ đón nhận Hồi giáo là đạo của dân tộc chứ không phải đạo ngoại lai. Ðạo Hồi và kinh Qur‟an là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ảrập lại với nhau và biến khối Ảrập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều thế kỷ. 16 Cho nên trong ngôn ngữ người Ảrập có danh từ “Dhimmi” để gọi chung cho Do Thái và Ki tô. Danh từ này có nghĩa là “những người có sách Thánh kinh”. Do nhu cầu truyền đạo trong nhiều thế kỷ qua, đến nay kinh Qur‟an đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Đối với người Muslim kinh Qur‟an là hầu hết tất cả những gì người Hồi giáo có, trong đó chứa đựng những giá trị tinh thần, giáo lý, luật lệ, lễ nghi…Trong xã hội ngày nay nhiều quốc gia theo đạo Hồi còn lấy kinh Qur‟an làm chuẩn mực . Kinh gồm khoảng 6.200 câu, được sắp xếp thành 114 phần gọi là các chương (Sũrah). Mỗi chương có một tên riêng được lấy trong từ ngữ chính văn bản. Trong thiên kinh Qur‟an có cả một danh sách dài các luật lệ và quy định áp dụng cho xã hội Hồi giáo do chính Muhammad khải thị. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an Kinh điển thần thánh duy nhất của Hồi giáo là Kinh Qur‟an. Chữ Qur‟an có nghĩa là “tuyên đọc, tụng đọc”. Theo giáo lý của đạo Hồi, kinh Qur‟an là những lời mặc khải của thánh Allah thông qua sứ giả Muhammad truyền đến cho đời người. Nhưng, thực tế đó chỉ là những lời nói trong những trường hợp khác nhau của Muhammad. Sau Muhammad qua đời, những lời nói đó được ghi chép thành một tập. Đối với người Hồi giáo thì Thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất của Thượng Đế ban cho loài người và Đức Thông Suốt của Thiên Kinh có tính duy nhất thuộc loại này: - “(TA thề) bởi (Kinh) Qur‟an (đầy những điều ) Sáng Suốt Khôn Ngoan - Chắc chắn, Ngươi (Muhammad) là một trong các sứ giả (của Allah). - Đang ở trên con đường ngay thẳng (Chính đạo Islam) 17 - (Kinh Qur‟an này) do Đấng Toàn Năng, Đấng Khoan Dung ban xuống” [Sũrah 36; 2,3,4,5]. Hay có thể nói, mục tiêu của Kinh Qur‟an là bảo tồn các huyền khải đã có trước và khôi phục chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế, để dẫn dắt loài người đi đến con Đường Ngay Chính và làm sống lại linh hồn của con người, để đánh thức lương tri và soi sáng tâm trí con người. Qúa trình hình thành kinh Qur‟an gắn với quá trình hình thành đạo Hồi trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo trên bán đảo Ảrập. Vào khoảng năm 610, Muhammad bắt đầu truyền khẩu các thông điệp mà ông tin là xuất phát từ Thượng đế: “Đây là Kinh Sách, không có gì phải ngờ vực cả, (dùng làm) Chỉ Đạo cho những người ngay thẳng và sợ Allah [Sũrah 2;2]. Những thông điệp truyền khẩu này là những thiên khải ban đầu được các tín đồ ghi nhớ và truyền theo những lời giải thích truyền thống, nhiều năm sau khi Muhammad qua đời. Năm 632 kinh Qur‟an mới được viết ra đầy đủ. Và tên gọi “Bài học thuộc lòng” là tên gọi đầu tiên sau khi được viết ra, sau này có tên là Qur‟an – Qur‟an cũng chính với nghĩa ban đầu của nó là “đọc”, “niệm” , “thuộc lòng”. Những giáo lý cơ bản của đạo Hồi được trình bày trong Thánh kinh của người Hồi giáo là kinh Qur‟an. Bộ kinh này tổng cộng gồm 30 quyển, 114 chương chia nhỏ thành 6.200 câu. Nội dung kinh Qur‟an thật phong phú, chứa đựng những tín ngưỡng cơ bản, chế độ tôn giáo Hồi giáo, những ghi chép về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với các chủ trương, chính sách của Umma, các quy phạm luân lý đạo đức… Các chương trong kinh Qur‟an có độ dài không tương xứng với nhau, có chương rất dài, lại có những chương rất ngắn, vì chúng được Muhammad 18 đọc ra dần dần trong khoảng thời gian hơn 20 năm. Trừ chương đầu tiên, còn lại các chương được sắp xếp theo độ dài, từ chương dài nhất đến chương ngắn nhất. Vì gần như tất cả những chương ngắn hơn lại được khải thị sớm hơn về thời gian, nên trật tự sắp xếp của cuốn kinh hầu như hoàn toàn ngược lại với trình tự thời gian mà Muhammad tuyên đọc chúng. Chính vì vậy, các chương đều có thể đứng tách một cách độc lập, và không hề có bất kì mối liên hệ nào trong nội dung giữa chúng với nhau. Kinh Qur‟an được thiêng liêng hóa, coi là chân lý, trong đó có những điều răn dạy về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng, cách thức hành đạo, điều kiện nhập đạo, mối quan hệ gia đình, xã hội, đồng đạo, các nguyên tắc cư xử… tất cả việc đạo và đời. Cuốn kinh Qur‟an được lấy làm chuẩn mực cho tất cả, được lấy để thề nguyền trong phiên tòa, trong sự tranh chấp, xô xát. Kinh được viết bằng tiếng Ả rập, nay vẫn giữ nguyên không thay đổi. Cơ sở giáo lý là niềm tin vào thánh Allah (Thượng đế) – vào sứ giả Muhammed, vào thiên thần, ma quỷ, vào sự bất tử của linh hồn, vào ngày phục sinh và phán xét, vào thiên đường, địa ngục, vào sự vĩnh cửa của kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an bắt đầu bắt đầu bằng những lời sau đây, gọi là Al Fatihah (Khai Đề), tức khổ thơ mở đầu, đó là một bản tóm lược khá đầy đủ về linh hồn và thông điệp cơ bản của nó: “1- Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung. 2- Mọi lời ca ngợi (và biết ơn) đều dâng lên Allah, Rabb (Đấng Chủ Tể) của vũ trụ (Âlamin): 3- Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung; 4- Đức Vua của Ngày Phán Xử (Cuối Cùng). 5- (Ôi Allah!) Chúng con chỉ thờ phụng một mình Ngài và chỉ với riêng Ngài chúng con cầu xin được cứu giúp: 19 6- Xin Ngài dẫn dắt chúng con (đi) theo con đường Ngay Chính: 7- Con đường của những người đã được Ngài ban Ân, không phải là (con đường của) những kẻ đã bị Ngài giận giữ và (cũng không phải là con đường của) những ai lầm đường lạc lỗi” [Sũrah1;1-7]. Những chương đầu tiên của kinh Qur‟an nói về Thượng Đế Allah với những đặc tính siêu việt của Ngài. Ngoài Thượng Đế, kinh Qur‟an dạy phải tin có thiên thần và ma quỷ (Satan), tin các sách Mặc Khải của đạo Do Thái và Ki Tô cùng các vị thiên sứ, tin có ngày tận thế và ngày phán xét cuối cùng, tin mọi kẻ chết đều được sống lại, tin có Thiên Đàng Hỏa Ngục, tin mọi việc do Thượng Đế Allah tiền định nhưng mọi người có ý chí tự do. Cuốn sách tiếp tục với sự mô tả về những kỳ công sang thế của Thượng Đế: Allah đã tạo ra loài người bằng cách kết hợp giống đực và giống cái, từ những khối máu và sự phát triển thần bí của bào thai. Thượng Đế tạo ra người đàn ông dưới hình thức con người lý tưởng, con người lý tưởng này thể hiện sự khoan dung và sự diệu kỳ của Thượng Đế chứ không xúi bẩy người ta phủ nhận Ngài. Và khi ngày phán xét đến, những ai phạm phải tội lỗi thì những tội lỗi thì những tội lỗi đó sẽ hiện rõ trên mặt họ và Thượng Đế không cần phải hỏi đến, những ai phúc lành của vị Chúa Tể khi đó sẽ sa xuống địa ngục, còn những ai tôn kính sự uy nghi của thần thánh của Ngài sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng trong kinh Qur‟an cũng giống như hầu hết các tôn giáo khác, là một xứ sở tươi sáng rực rỡ khác hẳn với thiên đàng trong những giấc mơ trần thế, trong thơ ca. Kinh Qur‟an cảnh báo về ngày phán xét sẽ đến. Vào ngày đó tiếng còi báo hiệu sẽ vang lên, trái đất rung chuyển, mọi thứ vỡ vụn, trời xanh biến mất, biển khô cạn, gió bão nổi lên và mọi sinh vật không còn tồn tại. Thời điểm đó, Thượng Đế sẽ xuất hiện để phán xử loài người về những hành vi thiện, ác. 20 Trong khi kinh Cựu Ước và Tân Ước đề cập đến vấn đề thiêng liêng hoặc lịch sử thì kinh Qur‟an đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao nhất của Hồi giáo với những điều cấm kỵ được quy định rất chi tiết. - Cấm cho vay nặng lãi: “Những ai ăn (lấy) tiền lời cho vay (Ribâ) sẽ không đứng vững trừ phi đúng như kẻ đã bị Shaytân sờ mó và làm cho điên cuồng… Nhưng Allah cho phép buôn bán và cấm cho vay nặng lãi. Bởi thế ai nhận được lệnh Cảnh báo của Allah và ngưng (cho vay lãi) thì sẽ được Allah tha thứ về quá khứ của y” [Sũrah 2;275]. - Cấm ăn thịt heo, thịt đã cúng các thần thánh khác, cấm ăn máu (tiết canh, huyết), các đồ tế cúng… “(Allah) cấm các ngươi dùng (thịt của) xác chết, và máu (huyết) , và thịt của con heo, và món vật cúng cho ai khác không phải Allah; và (thịt của) những con vật bị vặn (hay thắt) cổ chết, và những con vật bị đập chết, và những con vật bị những con thú dữ ăn một phần trừ khi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo đúng nghi thức); và những món vật cúng trên bàn thờ (hay trên đá)…[Sũrah5;3] - Cấm cờ bạc: “Hỡi những ai có niềm tin! Uống rượu và cờ bạc và thờ cúng trên bàn thờ bằng đá và dùng tên để làm quẻ xin xăm là một điều khả ố” [Sũrah5;90] - Cấm giết thú săn bắn trong thời gian hành hương Mekka: “Chớ giết thú săn bắt trong lúc các ngươi đang ở trong tình trạng hãm mình (làm Hajj trong Thánh Địa Mekka); và ai trong các ngươi cố tình giết nó thì phải bị phạt đền bằng một con thú nuôi tương đương với con thú (săn) đã bị giết. Chọn trong đàn gia súc dưới sự giám sát của hai người công bằng trong các người và được dắt đến (ngôi đền) Ka‟bah để làm vật tế …” [Sũrah5;1;95]. 21 - Phải ăn chay trong tháng Ramadan: “Hỡi những ai có niềm tin! Nhịn chay theo chế độ (Siyâm) được truyền xuống cho các ngươi như đã được truyền xuống cho những người trước các ngươi để cho các ngươi (rèn luyện sự) khắc kỷ và trở thành người ngay thẳng… [Sũrah2;183-184-185]. - Phải rửa chân tay sạch sẽ trước khi cầu nguyện: “Khi các ngươi đứng dậy để đi dâng lễ (Salâm) hay rửa mặt và (hai) tay của các ngươi đến cùi chỏ và lau chùi đầu của các ngươi (với nước) và rửa hai bàn chân đến tận mắt cá. Và nếu các ngươi không được sạch sẽ (do việc chăn gối) thì phải tẩy sạch toàn thân (bằng cách tắm ghusl)…[ Sũrah5;6]. - Cấm giao hợp với đàn bà có tháng: “Họ hỏi ngươi về kinh kỳ của đàn bà. Hãy bảo họ: “Nó là sự ô nhiễm. Bởi thế, hãy xa đàn bà (người vợ) trong thời gian có kinh kỳ và chỉ đến gần họ khi nào họ sạch sẽ. Do đó, khi họ (tắm gội) sạch sẽ rồi, các ngươi có thể đến với họ lúc nào, nơi nào như Allah đã chỉ thị cho các ngươi…”[Sũrah2;222]. Trước khi có kinh Qur‟an, người phụ nữ Ảrập giàu có thường lấy nhiều chồng và đa số là những người đàn ông trẻ khỏe. Kinh Qur‟an cũng đề cấp quyền ưu của người đàn ông: “Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chi dung tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình”[Sũrah4;34], và chính thức bãi bỏ tục đa phu. Kinh Qur‟an quy định án phạt hết sức nặng nề đối với những ai chống Thượng Đế Allah hoặc chống Thiên Sứ Muhammad, người đó sẽ bị kết án. Họ sẽ đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay: “Hình phạt dùng trừng trị những kẻ tạo chiến tranh chống lại Allah và Sứ Gỉa của Ngài và 22 nỗ lực gây phá hoại trên trái đất chỉ có việc: hoặc xử tử, hoặc đóng đinh trên thập tự giá hoặc chặt tay này và chân kia hoặc trục xuất ra khỏi lãnh thổ” [Sũrah5;33]. Tội trộm cắp cũng có thể bị phạt rất nặng. Dù đàn ông hay đàn bà tùy theo nặng nhẹ nếu bị kết án về tội chộm cắp sẽ bị chặt một tay hay hai tay” (Đối với) người nam hay nữ trộm cắp, hãy chặt tay họ như là phạt đền tội mà họ đã phạm, một biện pháp từ Allah nhằm làm ngã lòng (kẻ chộm cắp) [Sũrah5;38]. Đặc biệt Kinh Qur‟an đã giành cả một chương IV để nói về người phụ nữ, đây là một trong những nét đặc sắc của cuốn kinh Qur‟an mà không có trong các kinh điển của các tôn giáo khác.“Hỡi nhân loại! Hãy sợ Rabb (Allah) của các người, Đấng đã tạo ra các người từ một Người duy nhất (Adam) và Người tạo ra người vợ (Hawwa) của Người và từ hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah, Đấng mà các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những dạ con (mang nặng đẻ đau); bởi vì Allah Hằng Trông Coi các người.” [Sũrah4;1]. Gíao lý Hồi giáo nhấn mạnh các điểm sau: + Thiên chúa Allah là đấng tối cao sinh thành ra trời đất, vũ trụ; Thượng đế Toàn quyền, Toàn uy, Toàn trí, Toàn thức. + Thiên chúa Allah là đấng tối cao sinh thành ra muôn loài, kể cả nhân loại. + Số phận con người có tính định mệnh và do chính Allah sắp đặt. + Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng đắn, giữ nguyên tắc: trong cộng đồng Umma phải kiên nhẫn chịu rằng buộc bởi các quy định, phục tùng tuyệt đối đức Allah; đối với người ngoại đạo thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi của Hồi giáo và sẵn sàng tinh thần Thánh chiến (Jiihard). + Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe. 23 + Những lời răn dạy về đạo lý bao gồm: 1. Chỉ tôn thờ một thiên chúa ( chúa Allah) 2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ 3. Tôn trọng quyền của người khác 4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo. 5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết. 6. Cấm ngoại tình. 7. Hãy bảo vệ và chu cấp cho trẻ mồ côi. 8. Hãy cư xử công bằng với mọi người. 9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần. 10. Hãy khiêm tốn. Như vậy, ta có thể thấy rằng trong kinh Qur‟an không chỉ bao gồm những điều răn dạy, cấm kỵ, những điều thưởng, phạt đối với tín đồ như nêu trên. Để củng cố đức tin và trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với người theo đạo Hồi. Mọi tín đồ Hồi giáo đều phải tuân theo 5 nghĩa vụ của mình: tin tưởng, tụng niệm, ăn chay, bố thí và hành hương. 1. Tin tưởng: Tín đồ Hồi giáo chỉ thừa nhận một Thượng Đế duy nhất là Allah và vị ngôn sứ của Ngài là Muhammad: “(Ôi Allah!) chúng con chỉ thờ phụng một mình Ngài và chỉ với riêng Ngài chúng con cầu xin được cứu giúp” [Sũrah1;5]. 2. Tụng niệm: Luật của đạo Hồi quy định một tín đồ phải hoàn thành 5 lần tụng niệm trong một ngày hướng về phía Thánh địa Mekka theo những giờ giấc nhất định, rạng sáng (crobh), giữa trưa (Zohr), chiều (acr), hoàng hôn (maghir) và chập tối (icha). 3. Ăn chay: chiếm một vị trí quan trọng, các đạo luật đã quy định tháng ăn chay Ramadan (tháng chín tính theo lịch mặt trăng): Tháng chay là tháng bắt buộc đối với mọi tín đồ chỉ trừ người ốm đau và người đi du 24 lịch. Theo quan điểm của người Hồi giáo việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho cả tinh thần và thể xác. “Về tinh thần, suốt tháng khắc khổ này, người tín đồ Hồi giáo được trải nghiệm thực tế về sự đói khát, để thấu hiểu nỗi khổ của kẻ nghèo khó, do đó mới biết rủ lòng thương những người nghèo khó. Về thể xác, ăn chay sau một tháng chịu đựng sẽ làm cho bộ phận tiêu hóa của con người như được đổi mới. Ăn ép xác là một dịp để tẩy rửa đi những sự ô uế, chật cặn bã tồn tại trong cơ thể do đồ ăn chưa tiêu hóa hết.” [10;13]. 4. Bố thí (Zakat): chính là thuế thu nhập của để chia bớt một phần lợi tức cho kẻ nghèo khổ bần hàn. 5. Hành hương: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mekka ít nhất một lần trong cuộc đời, để triều bái Kaabah trong tháng 12 theo lịch Hồi giáo (hành hương Haji). Cuộc lễ triều này kéo dài trong mười ngày trong tháng 12 là Chính triều. Ngày cuối cùng các tín đồ sẽ hiễn lễ là một con cừu hoặc lạc đà hoặc con vật có sừng. Các kỳ triều bái khác gọi là phó triều được diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn. Ngoài ra, luật pháp của đạo Hồi cũng được đề cập trong kinh Qur‟an. Đối với luật Hồi giáo: Người đàn ông được phép tối đa lấy 4 vợ còn trong những đạo luật thuộc về hình sự : - Hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội - Phạm vi hành vi giết người. - Hình phạt theo luật. - Hình phạt do tòa án phán quyết. Như vậy, đạo Hồi thông qua kinh Qur‟an, không những là một tôn giáo mà nó còn là cả một tập hợp các tiêu chuẩn xã hội, kinh tế, luật pháp, đạo đức gắn liền với những quy định của tôn giáo, mà đôi khi chúng còn phù hợp với nhân loại ngày nay, nhất là xu hướng “ thế tục hóa” của các 25 tôn giáo đang diễn ra mạnh mẽ. Chính điều này đòi hỏi Hồi giáo phải có sự đổi mới có thể hòa nhập vào đời sống hiện thực của thời đại. Toàn bộ giáo lý Hồi giáo dựa trên các nguyên tác cơ bản và đều được ghi trong Thiên kinh Qur‟an. Cuốn kinh là lòng cốt của tín ngưỡng Hồi giáo, tất cả nền tảng của tổ chức xã hội, những nguyên tắc luật pháp, những hình ảnh đẹp của văn chương, một nguồn thi phú tuyệt vời, vô tận. Theo người Hồi giáo, Thiên kinh Qur‟an không phải là một tác phẩm do con người sáng tạo ra, vì Kinh Qur‟an biểu hiện tư tưởng của “Đấng Cao cả” đã có thiên niên vạn kỷ, do Thượng đế tức Allah mặc khải dưới hình thức ngôn ngữ Ả rập, lấy con người của Muhammad làm trung gian để truyền chuyển cho nhân loại, bởi vậy mà trong Thiên kinh Qur‟an có rất nhiều đoạn nói với nội dung tương tự như: “Chắc chắn TA đã ban Nó xuống (dưới hình thức của) Qur‟an bằng tiếng Ả rập để các người có thể đọc hiểu dễ dàng”, “ Qua những điều mà TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) trong Qur‟an này, TA kể lại cho Ngươi một câu chuyện tốt đẹp mà trước đây mà ngươi không hề biến đến” [Sũrah12;2,3]. Cũng chính vì vậy mà Kinh Qur‟an không phủ nhận những lời truyền phán trước đó của Thượng Đế, đã được ghi nhận trong quyển Cựu Ước và sách Phúc Âm, nhưng trong khi sách Phúc Âm ghi lại những hành động, những lời nói của Giê su trong một số trường hợp, thì kinh Qur‟an có nội dung được trình bày như một thông điệp của Thượng Đế. Trong Thiên kinh Qur‟an có rất nhiều đoạn của Cựu Ước, nhưng dưới một hình thức hơi khác. Do đó, vào thời cận đại đã có một số nhà nghiên cứu giải thích tình trạng đó là sự truyền khẩu lệch lạc lúc đương thời. Nhưng quan điểm của người Muslim thì trái ngược lại: Nội dung Thiên kinh Qur‟an đã do Thượng Đế trao chuyển cho Muhammad thì nhất định không bao giờ sai lầm được. Nếu có khác biệt thì đó không phải là bản văn Qur‟an sai mà 26 chính là do người Do Thái liên hệ trước đó đã không bảo tồn Thiên Kinh một cách chu đáo nên đã có những sự thầm nén sửa chữa. Kinh Qur‟an theo ý nghĩa của danh từ, là một ngâm khúc thiêng liêng hàm chứa rất nhiều chất thi vị theo một nhịp điệu khi khẩu cần, khi kêu gọi. Đối với người Muslim, những nét đan xen êm nhẹ tuyệt vời của lời văn Qur‟an càng chứng tỏ Qur‟an chính là do Bề trên truyền xuống. Thường đạo Hồi không chấp nhận những phép màu, vì cho rằng phép màu không cần thiết để phát hiện chân lý. Nhưng có một phép màu mà đạo Hồi công nhận, là chính ở sự hiện hữu của “quyển” Qur‟an, người Muslim cho đó là một bằng chứng thiêng liêng, vì người thường, dù kiến thức uyên thâm đến đâu cũng không thể sáng tác được một bản tương tự. Ví như nhiều Hadith của các nhà truyền thuyết cũng có ghi đầy đủ những lời giảng dạy riêng của cá nhân Muhammad, trong nhiều trường hợp, nhưng do đặc tính của văn thể, mọi người Ả rập khi xem qua, đều có thể phân biệt rõ ràng những lời giảng ấy với những Ayat (câu) trong Qur‟an. Vì vậy mà mỗi người Muslim đều ý thức và nhận lấy phận sự của mình để ngâm đọc một đoạn Qur‟an mỗi ngày, trong Lễ Nguyện và trong những đêm không ngủ. Việc ngâm đọc Kinh Qur‟an đối với người Muslim là một dạng thức cao đẹp của sự tôn thờ và sự hành đạo, được ngấm sâu vào cuộc sống văn hóa xã hội, vào các tập tục truyền thống. Nội dung của Qur‟an được lưu chuyển từ nước này sang nước khác dưới hình thức nguyên thủy của tiếng Ả rập. Do đó, ngôn ngữ Ả rập có một giá trị đặc biệt đối với người Muslim, tiếng Ả rập không những là một ngôn ngữ tôn giáo mà còn là có tình cách thiêng liêng nữa. Vì vậy cuốn Kinh đã tạo lên lề lối sống cho người Muslim và những lời răn dạy của Qur‟an đã được người Muslim tuân hành trong mọi trường hợp hằng ngày, với tính cách nghiên chỉnh, uy nghiêm của tấm lòng 27 ngưỡng mộ, thần phục Thượng Đế cao cả, mọi người Muslim đều xem lời răn dạy trong kinh Qur‟an như là công cụ hữu hiệu, bất biến, trau giồi tâm tính và chỉ hướng cuộc sống xã hội hàng ngày. Kinh Qur‟an luôn được nhắc nhở trong mọi trường hợp: Muslim đọc kinh Qur‟an như ngâm một bài thơ hay, một đoạn kinh cầu, nó cần thiết đối với người Muslim, nó hướng tâm hồn họ về Thượng Đế. Kinh Qur‟an là tấm gương nhắc nhở chính đạo và đồng thời chung quanh con người có bao nhiêu ma quỷ sẵn sàng cám dỗ họ tách ra khỏi chính đạo ấy. Muslim cố gắng làm tròn nhiệm vụ do Thượng Đế quy định, cho đồng loại, cho hiện tại và cho mai sau. Bởi vậy mà người Muslim đã cho rằng Thiên Kinh có đặc tính riêng. Theo người Muslim thì Thiên kinh Qur‟an chứa đựng đầy Đức Thông Suốt không gì sánh bì được đó chính là Allah. Đồng thời Thiên Kinh cũng bắt nguồn từ uy quyền cưỡng chế của Thiên Kinh vốn không bao giờ có thể bắt trước được. Tính thiết thực của của Qur‟an, chính là các giải pháp thực tế của Thiên Kinh đã gợi lên các vấn đề của con người, và các mục tiêu cao cả mà Thiên Kinh đề ra cho con người, đánh dấu Đức Thông Suốt của Qur‟an với bản chất đặc tính đặc biệt. Thiên kinh Qur‟an không khô cằn mà luôn thông suốt trong tâm trí con người và làm sống lại lòng người. Tính sinh động này thể hiện ra ngay từ những ngày đầu khi Thiên sứ Muhammad truyền lời của Thánh Allah, thì quyền lực duy nhất của Thiên sứ Muhammad chính là Đức Thông Suốt của Thiên Kinh Qur‟an. Và cũng chính tính sinh động này đã thẩm thấu trong suốt Thiên Kinh Qur‟an làm cho người Muslim không cưỡng lại được. Ví như Allah đã phán dạy về Qur‟an như là một linh hồn hoặc tinh thần và cuộc sống, và là một ánh sáng theo đó mà các bề tôi của Allah được dẫn dắt đi theo con đường ngay chính. “Và đúng như thế. Ta mặc khải cho Ngươi Ruhan (Tinh Thần Mặc Khải) theo lệnh Ta (Trước đó), Ngươi không biết Kinh Sách là gì và Đức tin là gì. Nhưng Ta đã làm cho Nó 28 (Qur‟an) thành một nguồn sáng mà Ta dùng để dẫn dắt người nào Ta muốn trong số bày tôi của Ta. Và quả thật. Ngươi hướng dẫn (nhân loại) đến Con Đường Ngay Thẳng” [Sũrah42;52]. Thiên Kinh còn đề cập đến sự sống, sự sinh động tâm linh – làm sống lại linh hồn, tỏa chiếu ánh sáng dẫn đường chuyển dịch các đối tượng tưởng chừng như bất động “Nếu Ta (Allah) truyền giải Qur‟an này trên một ngọn núi, Ngươi (Muhammah) sẽ thấy Nó kiêm tốn và chẻ làm đôi vì khiếp sợ Allah. Đó là thí dụ (hình ảnh) mà Ta trình bày cho nhân loại để may ra họ biết suy ngẫm”. [Sũrah59;21]. Trong Thiên Kinh Qur‟an luôn mô tả con người với những tính cách cao đẹp, có danh dự và phẩm chất tốt, không hạ thấp vai trò của con người như những sinh linh không tự lực được hoặc tuyệt vọng. Mặc dù có sự quy kết tội lỗi con người là từ thời thủy tổ cho đến khi rời bỏ trần gian. Nhưng sự tiếp cận nổi bật của cuốn Kinh vẫn là những lời phán dạy của Thánh Allah nhằm vào phúc lợi tổng quát của con người và được đặt trên cơ sở những điều thực thi trong vòng tầm tay của con người. Chính vì thế mà tính khả thi của Thiên Kinh đã thể hiện trong các lời phán dạy và được thiết lập bởi gương sáng Muhammad và những người Muslim qua các thời đại. Cũng giống như các tôn giáo khác trên thế giới, giáo lý Hồi giáo bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Nó chứa đựng những yếu tố của tín ngưỡng nguyên thủy Ả rập, và nhất là của đạo Do Thái và Ki Tô giáo. Cơ sở giáo lý là niềm tin vào Thượng Đế Allah, vào sứ giả Muhammad, vào thiên thần và ma quỷ, vào bất tử của linh hồn, vào ngày phục sinh và phán xét, vào Thiên đường và Hỏa ngục, vào sự vĩnh cửu của kinh Qur‟an. Đạo Hồi cố giữ lấy những tập quán cổ truyền để lúc nào cũng theo sát kinh Qur‟an. Bởi vậy mà Qur‟an theo quan niệm của người Muslim là 29 quyển sách đúng chân lý nhất vì Qur‟an ghi lại tất cả những điều về giáo lý, luật lệ, lễ nghi sự thờ phụng, cách thức hành đạo, điều kiện nhập đạo, mối quan hệ gia đình, xã hội, đồng đạo, các nguyên tắc đạo đức… tất cả mọi việc đều được Thánh Allah giáo huấn, răn dạy cặn kẽ. Ở các nước trong thế giới Hồi giáo, vấn đề vai trò của người phụ nữ vẫn đang là một vấn đề phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Ở đó, mọi vấn đề chính trị và kinh tế - xã hội luôn tác động tới địa vị của người phụ nữ. Theo họ người phụ nữ Hồi giáo chỉ được coi như người giữ bếp của mỗi nhà. Các nhà tư tưởng Hồi giáo (cả chính thống giáo lẫn phái hiện đại) đều kêu gọi quay về với kinh Qur‟an và luật Hồi giáo. 1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh Qur’an 1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an Phụ nữ (female, woman): từ phụ nữ là từ chỉ giống cái của loài người. Trong ngôn ngữ thông thường từ phụ nữ được chỉ chung cho loài người thuộc giống cái mà không cần đề cập đến tuổi tác. Phụ nữ là một bộ phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới, là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của lý thuyết nữ quyền [65]. Người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo đã được kinh Qur‟an giành hẳn một chương đề cập đến (chương IV) và được bàn một cách rất chi tiết. Đây là một điểm riêng và đặc sắc của kinh Qur‟an mà không có trong kinh sách của bất kì một tôn giáo nào. Được đánh giá là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn hiện nay trên thế giới, Hồi giáo là tôn giáo có những quy định, những điều luật hà khắc với phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh Qur‟an và trong thánh luật Sharia - một sản phẩm của xã hội Trung Cổ mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị về mặt lập pháp cũng như đạo đức trong thế giới Hồi giáo. 30 Trước hết, phụ nữ được miêu tả một cách tích cực trong kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn sách duy nhất của Thánh Kinh thế giới mà trong đó phụ nữ thường được gọi cùng với người đàn ông, cả hai được mô tả như bạn bè và các đối tác trong đức tin. “Và những người tin tưởng, nam và nữ là bạn hữu và là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Họ ra lệnh làm điều phải và cản nhau làm điều quấy và dâng lễ Salah và đóng Zakah và tuân lệnh của Allah và Sứ Giả của Ngài. Đó là những người mà Allah khoan hồng bởi vì Allah Toàn Năng, Thấu Suốt (tất cả). Allah hữu với những người có đức tin, nam và nữ, các Ngôi vườn (Thiên Đàng) bên dưới có các dòng song chảy để vào ở trong đó, với các biệt thự cao sang trong các Thiên Đàng vĩnh cửu; nhưng hạnh phúc tột bậc là sự Hài Lòng của Allah; và đó là một sự thắng lợi vĩ đại.” [Sũrah 9;71,72]. “Qủa thật, đối với những người Muslim, nam và nữ; những người có đức tin, nam và nữ; những người cung kính, nam và nữ; những người chân thật, nam và nữ, những người kiên nhẫn, nam và nữ; những người bố thí, nam và nữ; những người kiêng cử, nam và nữ; những người giữ lòng trinh bạch, nam và nữ; những người tưởng nhớ Allah nhiều, nam và nữ; Allah sẽ tha thứ và ban thưởng to lớn cho họ” [Sũrah33; 35]. Rõ ràng là quan điểm của Kinh Qur‟an về phụ nữ không khác so với đàn ông. Cả hai đều là tạo hoá của Thượng Đế, có mục tiêu cao cả trên trái đất là tôn thờ Thượng Đế của họ, làm các việc tốt tránh xa việc xấu và cả hai sẽ được đánh giá phù hợp. Kinh Qur‟an không bao giờ nói rằng phụ nữ là cánh cửa của ma quỷ hay là kẻ lừa dối bẩm sinh. Kinh Qur‟an cũng không bao giờ nói rằng đàn ông là hình ảnh của Thượng Đế; tất cả đàn ông và phụ nữ đều là vật tạo hoá của Ngài. Theo Kinh Qur‟an, vai trò của phụ nữ trên trái đất không chỉ giới hạn ở sinh đẻ. Phụ nữ được đòi hỏi phải làm 31 nhiều việc thiện như đàn ông. Kinh Qur‟an chưa bao giờ nói không tồn tại phụ nữ ngay thẳng. Qua những điều luật trên ta có thể thấy, cả người nam và người nữ, cả hai bổ sung và đều cần thiết cho nhau. Kinh Qur‟an nói : “Hỡi nhân loại! Hãy sợ Allah của các ngươi. Đấng đã tạo ra các ngươi từ một Người duy nhất (Adam) và từ Người tạo ra vợ (Hawwâ‟) của Người và từ hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn (bà trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah, Đấng mà các ngươi đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những (dạ con mang nặng đẻ đau); bởi vì quả thật Allah Hằng Trông Coi các ngươi” [Sũrah4;1]. Người đàn bà có địa vị ngang với đàn ông trong cái nhìn của Thượng đế cũng như trong luật lệ của ngài. Người phụ nữ giống như đàn ông trong bản chất con người chứ không phải là nguồn gốc tội lỗi và cũng không phải là nguyên nhân khiến Adam – tổ tiên của loài người bị trục xuất ra hỏi thiên đàng. Họ cũng giống như người đàn ông trong việc phải gánh vác những bổn phận giáo luật, những gì người đàn ông phải có nghĩa vụ thì người phụ nữ cũng như vậy. “Đó là những giới hạn quy định bởi Allah. Và ai tuân lệnh Allah và Sứ Giả của Người thì sẽ được chấp nhận vào Thiên Đàng phía dưới có những dòng sông chảy, để vào ở đó đời đời; và đó là một sự thành tựu vĩ đại.”; “Ngược lại, ai không vâng lệnh Allah và của Sứ Gỉa của Ngài và vi phạm các giới hạn của Allah thì sẽ sa Hỏa Ngục và ở trong đó đời đời và sẽ hứng chịu sự chừng phạt nhục nhã” [Sũrah4;13;14]. Phụ nữ giống như đàn ông trong việc cô ta có quyền cá nhân độc lập, đạo Hồi ban cho họ quyền tư hữu (làm chủ tài sản). Nữ làm chủ lợi tức thu hoạch. Không ai – kể cả người cha, người chồng hay anh em trai – có quyền lấy đi quyền tài sản của họ. Họ có thể sử dụng tài sản và lợi tức của mình tùy theo ý muốn trong phạm vi hợp pháp. “Và hãy tặng cho vợ (sắp 32 cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích”; “Và chớ ham muốn những thứ mà Allah dùng để ưu đãi người này hơn người nọ. Đàn ông hưởng phần (kết quả) mà họ kiếm được và đàn bà hưởng phần kết quả mà họ đã kiếm được; và hãy cầu xin Allah và Thiên Lộc của Ngài bởi Allah hằng biết hết mọi việc” [Sũrah4;7;32]. Trong Hồi giáo người phụ nữ có quyền lựa chọn chồng cho mình. Không ai có quyền bắt ép người phụ nữ kết hôn ngược với ý muốn của họ. Người phụ nữ có quyền đòi ly hôn từ người chồng nếu hôn nhân của đôi bên không thể kéo dài được nữa. Nếu ai vu khống sự trinh thục của người phụ nữ trinh trắng thì người đó sẽ bị liệt vào thành phần không đáng chấp nhận bằng chứng. “Và (cấm các ngươi lấy) phụ nữ đã có chồng ngoại trừ (những nữ tù binh) nằm trong tay các ngươi. Đó là lệnh (cấm) của Allah đối với các người. Loại trừ những người phụ nữ vừa kể, các người phụ nữ khác đều hợp pháp cho các ngươi (để lấy làm vợ) miễn sao các người kiếm vợ bằng cách dùng tài sản của các ngươi để cưới hỏi đàng hoàng chứ không được gian dâm (hay ngoại tình). Bởi việc các ngươi hưởng lạc từ họ, hãy tặng phần tiền cưới (Mahr) bắt buộc của họ. Nhưng nếu sau khi lễ vật (Mahr) đã được quy định, các người thỏa thuận (thay đổi nó) thì các ngươi sẽ không có tội. Qủa thật Allah Rất biết, Rất Sáng Suốt.” [Sũrah4;24]. Điều này chứng tỏ người Muslim nam phải đối xử tử tế với người phụ nữ. “Hỡi những ai có niềm tin! Các ngươi không được phép cưỡng bức vợ để thừa hưởng gia tài của họ, cũng không được nhốt (hành hạ) họ để lấy lại một phần nào tiền cưới (Mahr) mà các ngươi đã tặng họ…” [Sũrah4;19]. Người chồng Muslim nhận trách nhiệm chu cấp cho người vợ, và người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ gìn trinh tiết với chồng. Trong thiên kinh Qur‟an có ghi “ Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) 33 trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng vắng mặt dưới sự giúp đỡ trông chừng của Allah..” [Sũrah4;34]. Người phụ nữ Muslim có quyền phát triển tài năng của mình và làm việc trong giới hạn của đạo Hồi. Họ có quyền học hỏi và trao dồi kiến thức. Hồi giáo cho phép người vợ Do Thái và Thiên Chúa giữ đạo giáo của mình và người chồng không được nhúng tay vào sự tự do tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, địa vị của người phụ nữ không được quyết định bởi những cố gắng từ chính bản thân họ, mà phải chịu sự chi phối từ những quan điểm của đạo Hồi, những điều luật được coi là của “Chúa”. Kinh Qur‟an xác nhận uy quyền của đàn ông với đàn bà “Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình để nuôi họ”. Do trong xã hội đàn bà là tài sản của đàn ông, còn trong gia đình, người vợ “là cánh đồng của người chồng nên người chồng có quyền đi gieo hạt trên cánh đồng của mình” [Sũrah2;223]. Tuy nhiên, phải có sự ưng thuận của người phụ nữ và người đàn ông thì họ mới lên duyên vợ chồng, dù cha mẹ không bằng lòng, họ vẫn được cưới nhau, họ được tự do trong lựa chọn người mình yêu. Kinh Qur‟an cho phép người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng Muhammad hạn chế, chỉ cho phép bốn vợ là cùng. “Nếu các người sợ không thể đối xử công bằng với các con (gái) mồ côi, hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi vừa ý hoặc hai, hoặc ba hoặc bốn. Nhưng nếu các ngươi sợ không thể (ăn ở) công bằng với họ (vợ) thì hãy cưới một bà thôi hoặc người (phụ nữ) nào ở dưới tay kiểm soát của các ngươi. Điều đó thích hợp cho các ngươi hơn để may ra (vì thế) các ngươi tránh được bất công” [Sũrah4;3]. Quy định này trong kinh Qur‟an đã trở thành điều luật đạo Hồi. Nếu đặt điều luật này 34 vào bối cảnh lúc ra đời thì nó mang ý nghĩa tiến bộ. Bởi vì trước khi có luật ấy thì đàn ông ở Ảrập, cũng giống như Trung Hoa có quyền lấy vô số vợ, bao nhiêu tùy thích. Điều luật này không những hạn chế số vợ xuống, mà còn răn rằng nếu như không đối xử công bằng các bà vợ, và không chu toàn cho họ được đời sống sung túc thì người đàn ông chỉ được lấy một vợ mà thôi. Nếu người nào nghèo đói lấy nhiều vợ, không đảm bảo cuộc sống cho họ thì người vợ có quyền ly hôn. Xét ở một khía cạnh nào đó, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, người phụ nữ đã có được một vị thế mà trước đây họ không có được. Chẳng hạn trong khoản tiền cưới, việc kết hôn đòi hỏi người đàn ông phải có tiền cưới như một điều kiện bắt buộc để tặng cho người vợ sắp cưới của mình: “Và hãy tặng cho vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào đó cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích” [Sũrah4;4]. Trong việc chia gia tài thì con gái cũng được hưởng nửa phần của con trai, hay người phụ nữ có thể được làm chứng trước tòa. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì nhân thân được lãnh một nửa số tiền bồi thường…Giáo lý Hồi giáo có những quan điểm phân biệt rõ ràng đối với phụ nữ trong các quan hệ hôn nhân, gia đình và xã hội…Về cơ bản, người phụ nữ đã có được quyền lợi căn bản như sinh tồn, quyền công dân và quyền thừa kế. Tuy nhiên, quyền lợi của họ chỉ bằng một nửa quyền của đàn ông. Theo truyền thống, văn hóa Hồi giáo dành sự ưu tiên và vị trí vượt trội cho nam giới, phụ nữ là người giữ bếp cho mỗi gia đình, bị phân biệt đối xử không được đến Thánh đường, không được có mặt ở nơi đông người, tự ý tiếp xúc với nam giới… Rõ ràng những người phụ nữ được sinh ra trong xã hội Hồi giáo không phải vì chính họ mà là để phục tùng và làm theo những lời chúa răn dạy (nghĩa là phục tùng sự thống trị của đàn ông để trở thành một tín đồ tốt trong cộng đồng). 35 Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, các bé gái thường không được đón đợi như các bé trai. Điều này xuất phát từ truyền thống trọng nam kinh nữ của Islam giáo, người phụ nữ không được coi như những người có thể kiếm sống độc lập. Sinh một bé trai có nghĩa là gia đình sẽ có thêm trụ cột, thu nhập, còn bé gái thì không được nhờ vả gì vì lớn lên cũng về nhà chồng. Khi lớn lên, người phụ nữ lại tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi khác, học hành không được coi là điều cần thiết cho con gái bởi mục tiêu quy định nhất của người phụ nữ là lấy được chồng. Bổn phận và việc làm của người phụ nữ chỉ bó hẹp trong không gian mà cô ta tồn tại đó là những việc nội trợ trong gia đình như chuẩn bị bữa ăn, may vá, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, và chế biến cất giữ đồ nông sản trong nhà [39.179]. Chính vì vậy, dù phụ nữ có đóng góp rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế tiểu nông, nhưng công lao của họ thường được đánh giá thấp kém, không tương xứng với những hi sinh nhọc nhằn mà họ đã trải qua. Những giáo lý, giáo luật ngặt nghèo từ kinh Qur‟an và thánh luật Sharia đã tước đi của họ quyền được làm chủ cuộc sống, quyền bình đẳng như nam giới, quyền được tồn tại như thực thể độc lập. Quan điểm đó đã làm hạn chế giá trị của người phụ nữ Hồi giáo. Sự tăng trưởng và phát triển của một xă hội tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, chính sách kinh tế xă hội… người phụ nữ cũng là một trong những yếu tố cấu thành sự phát triển của xã hội. 1.2.2 Hồi giáo và phụ nữ Trước khi Hồi giáo xuất hiện, người phụ nữ ở bản đảo Ả rập bị đối xử như nô lệ hoặc là tài sản của người chồng. Người phụ nữ không có sự độc lập, không được sở hữu tài sản và không được phép kế thừa chúng. Trong thời gian chiến tranh, người phụ nữ bị đối xử như là một phần của giải 36 thưởng. Ngoài ra sự ra đời của một đứa con gái trong một gia đình không phải là một dịp để vui mừng, mà là một nỗi sỉ nhục. Thời điểm đó, việc thực hành giết chết các bé gái đã không được kiểm soát. Với sự ra đời của Hồi giáo, là một bước tiến bộ trong cách nhìn về người phụ nữ. Cách nhìn đó được thể hiện qua quyền mà họ được hưởng trong xã hội Hồi giáo. Trong phân chia tài sản thừa kế, Hồi giáo không nhìn vào người thừa kế và giới tính của họ, mà Hồi giáo nhìn vào các tiêu chí sau đây để phân chia: Thứ nhất: Mức độ quan hệ huyết thống và thân thích giữa những người thừa kế dù là nam hay nữ với người để lại tài sản thừa kế. Mức độ quan hệ huyết thống và thân thích càng gần thì phần thừa hưởng càng tăng trong tài sản thừa kế, ngược lại, mức độ quan hệ huyết thống và thân thích càng xa th́ phần thừa hưởng càng giảm trong tài sản thừa kế; sự hơn kém và khác biệt về mức lượng tài sản thừa kế không dựa vào giới tính của người thừa kế. Thí dụ: con gái của người chết sẽ hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn cha và mẹ của người chết. Thứ hai: Tình trạng thực tế của người thừa kế trong cuộc sống các thế hệ tiếp nhận cuộc sống tương lai và chuẩn bị cho gánh nặng của nó (thế hệ con cháu) sẽ hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn các thế hệ mà cuộc sống của họ đã lụi lại ở phía sau và gánh nặng của cuộc sống tương lai đã giảm bớt đối với họ (thế hệ cha mẹ, ông bà). Thí dụ: con gái của người chết hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn mẹ của người chết mặc dầu cả hai đều là nữ giới, con gái của người chết cũng hưởng nhiều hơn cha của người chết mặc dù cha là nam giới và ngay cả trường hợp đứa con gái của người chết chỉ là một đứa bé nằm nôi chưa nhận dạng được cha của nó, nếu con gái của người chết là đứa con duy nhất thì lúc nào cũng sẽ hưởng chắc chắn một nửa tài sản thừa kế; tương tự, con trai của người chết hưởng nhiều hơn cha của người chết mặc dù cả hai đều là giới nam. 37 Thứ ba: Trách nhiệm tài chính mà giáo luật quy định thành nghĩa vụ và bổn phận cho người thừa kế đối với người khác, đây là tiêu chí duy nhất có sự khác biệt giữa nam và nữ nhưng không phải là phân biệt giới tính mà là sự khác biệt về tiêu chí trách nhiệm và gánh vác nghĩa vụ tài chính. Người chị (em) gái đã có gia đình được hưởng quyền nuôi dưỡng và chu cấp từ phía người chồng của cô ta, cho nên cô ấy hưởng tài sản thừa kế bằng một nửa người anh (em) trai cô ta, bởi vì người anh (em) trai của cô ta còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và chu cấp cho vợ và con cái của anh ta; còn nếu như người chị (em) gái còn độc thân thì cô ấy cũng hưởng bằng một nửa anh (em) trai cô ta và số tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng biệt của cô ta, tuy nhiên, người anh (em) trai của cô ta vẫn phải có trách nhiệm chu cấp cho cô ta. Tương tự, trường hợp của con cái cũng thế, con gái hưởng bằng một nửa con trai. “Allah ra lệnh cho các người về việc con cái của các người hưởng gia tài …” [Sũrah 4;11]. Như vậy, rõ ràng giáo luật Hồi giáo không phân biệt đối xử giữa sự tương đồng mà chỉ có sự khác biệt giữa sự không tương đồng cần phải có sự khác biệt. Nói đúng hơn giáo lý Hồi giáo quy trách nhiệm cho đàn ông nam giới nặng nề hơn nữ giới. Hồi giáo bắt người đàn ông phải trả tiền cưới cho người phụ nữ nhưng không bắt phụ nữ đưa tiền cưới cho người đàn ông. Tương tự,bắt đàn ông phải lo chuyện nhà cửa, chỗ ở, đồ đạc sinh hoạt cũng như nuôi dưỡng và chu cấp chi tiêu cho phụ nữ và con cái của cô ta, ngoài ra người đàn ông còn phải gánh nợ nần cho phụ nữ; ngay cả khi vợ chồng đã ly dị thì giáo lý Hồi giáo cũng không để mặc người phụ nữ phải một mình đối mặt với những gánh nặng cuộc sống mà giáo lý bắt người chồng 38 trước của cô ta phải chia sẻ gánh nặng, phải chu cấp và hỗ trợ nếu như cô ta chưa lấy chồng khác. Dựa theo những điều trên thì rõ ràng nam giới trong thế giới Hồi giáo khi có sự ngang bằng về mức độ huyết thống và thân thích với nữ giới thì anh ta phải gánh vác trách nhiệm về mặt tài chính hơn phụ nữ. Qua đó ta có thể thấy, phụ nữ được Hồi giáo cho quyền thừa hưởng tài sản thừa kế một cách rõ ràng, hợp lý, công bằng và đúng với vai trò, vị trí trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống và xã hội. Quyền thừa kế của phụ nữ theo ba tiêu chí trên được gói gọn trong bốn trường hợp: 1- Trường hợp người chết bỏ lại con cái: con trai và con gái (tức họ là anh em ruột thuộc những đứa con của người chết). Allah phán: “Allah sắc lệnh cho các ngươi về việc con cái của các ngươi được hưởng gia tài thừa kế như sau: Phần của con trai bằng hai phần của con gái.”[Sũrah 4;11]. 2- Trường hợp vợ chồng thừa kế nhau tức vợ thừa kế chồng và chồng thừa kế vợ. Allah phán: “Và các ngươi được hưởng phân nửa gia tài của các bà vợ để lại nếu như họ không có con, còn nếu họ có con thì các ngươi được hưởng một phần tư gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã xong phần thánh toán nợ nần. Và các người vợ sẽ được hưởng một phần tư gia tài mà các ngươi để lại nếu các ngươi không có con, còn nếu các ngươi có con thì họ sẽ hưởng một phần tám gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã thanh toán xong nợ nần.” [Sũrah 4; 12]. 3- Cha mẹ của người chết: cha hưởng gấp đôi mẹ; nếu người chết không có con thì cha hưởng hai phần ba tài sản thừa kế còn mẹ thì hưởng một phần ba. 39 4- Nếu người chết chỉ có một đứa con gái thì con gái hưởng một nửa tài sản thừa kế, mẹ hưởng một phần sáu, cha hưởng một phần sáu và phần còn lại. Ngược lại, chúng ta thấy Hồi giáo cho phụ nữ hưởng tài sản thừa kể ngang bằng với nam giới trong một số trường hợp: Trường hợp người chết không có cha mẹ (ông bà nội và ông bà bên nội thế hệ trở xuống gốc) và không có con cái (cháu nội và các thế hệ cháu nội trở lên ngọn) mà chỉ có một người chị (em) gái và một người anh (em) trai cùng mẹ khác cha thì mỗi người trong hai người đó hưởng một phần sáu tức anh (em) trai hưởng một phần sáu và chị (em) gái hưởng một phần sáu. Allah phán: “Và nếu người chết, dù nam hay nữ, để lại gia tài nhưng không có con cái hay cha mẹ để thừa hưởng mà chỉ có một người anh (hay em) trai hoặc một người chị (hay em) gái thì mỗi người sẽ hưởng được một phần sáu gia tài để lại; còn nếu số anh chị em đông hơn một người thì phần của tất cả họ là một phần ba gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã thanh toán xong nợ nần miễn sao người thừa kế không bị thiệt thòi. Đó là điều lệnh từ Allah và Allah là Đấng Hiểu biết và Chịu đựng”[Sũrah 4;12]. Nếu một người chết đi không có ai hưởng thừa kế ngoài anh chị em cùng mẹ khác cha (nhiều hơn hai) thì tất cả cùng hưởng từ một phần ba tài sản của người chết để lại và chia đều cho nhau. Cha mẹ của người chết mỗi người hưởng một phần sáu như nhau từ đứa con nếu người chết có một đứa con trai hoặc có con gái từ hai người trở lên. Allah phán: “Và cha, mẹ mỗi người được hưởng một phần sáu của gia tài để lại nếu người chết có con” [Sũrah4;11]. 40 Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng và người chị (em) gái ruột: người chồng hưởng một nửa và người chị (em) gái ruột hưởng một nửa. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng và người chị (em) gái cùng cha khác mẹ: người chồng hưởng một nửa và người chị (em) gái cùng cha khác mẹ hưởng một nửa. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng, mẹ và chị (em) gái ruột: chồng hưởng một nửa, mẹ hưởng một nửa, còn chị (em) gái ruột không hưởng gì cả. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng, một người chị (em) gái ruột, một người chị (em) gái cùng cha khác mẹ và một chị (em) gái cùng mẹ khác cha: chồng hưởng một nửa, chị (em) gái ruột hưởng một nửa, không còn gì cho chị (em) gái cùng cha khác mẹ và chị (em) gái cùng mẹ khác cha. Nếu người đàn ông qua đời bỏ lại hai đứa con gái và cha mẹ: cha và mẹ mỗi người hưởng một phần sáu, và mỗi người con gái hưởng một phần ba. Cũng có một số trường hợp, giáo lư cho phụ nữ hưởng tài sản thừa kế nhiều hơn nam giới: Nếu một người đàn ông qua đời bỏ lại hai đứa con gái, mẹ và một người anh (em) trai: hai đứa con gái hưởng hai phần ba, mẹ hưởng một phần sáu và phần còn lại cho người anh (em) trai (theo cách tính: tất cả tài sản chia làm 7 phần: mỗi đứa con gái là 3 phần, mẹ 1 phần và phần còn lại lại không còn gì nữa). Nếu người đàn ông chết bỏ lại một đứa con gái, và cha mẹ: con gái hưởng nhiều hơn cha; con gái hưởng một nửa tài sản để lại, mẹ hưởng một phần sáu, cha hưởng một phần sáu. Nếu người đàn ông chết bỏ lại hai đứa con gái và cha mẹ thì mỗi đứa con gái hưởng gấp đôi cha. 41 Nếu một người phụ nữ chết bỏ lại chồng, mẹ, ông nội, hai người anh (em trai) cùng mẹ và hai người (anh em trai) cùng cha. Nếu người đàn ông chết bỏ lại hai đứa con gái, một người anh (em trai) cùng cha và một người chị (em gái) cùng cha: mỗi đứa con gái nhận một phần bà tức là hai phần ba, còn lại một phần ba chia làm ba: người anh (em trai) hưởng hai và người chị (em gái) hưởng một. Những trường hợp nữ giới hưởng của thừa kế còn nam giới không hưởng gì cả: Khi một người đàn ông chết bỏ lại một đứa con gái, một chị (em gái) ruột và một người chú (bác): con gái hưởng một nửa, chị (em gái) ruột hưởng một nửa, người chú (bác) không có gì. Khi một người phụ nữ qua đời bỏ lại chồng, một chị (em gái) ruột, một chị (em gái) cùng cha và một anh (em trai) cùng mẹ: chồng hưởng một nửa, chị (em gái) ruột hưởng một nửa, chị (em gái) cùng cha và anh (em trai) cùng mẹ không được gì cả. Khi người phụ nữ chết bỏ lại chồng, mẹ, hai anh (em trai) cùng mẹ, một hoặc nhiều anh (em trai) ruột: chồng hưởng một nửa, mẹ hưởng một phần sáu, hai anh (em trai) cùng mẹ hưởng một phần ba, không còn gì cho anh (em trai) ruột. (Umar bin Khattab). Khi người phụ nữ chết bỏ lại chồng, ông nội, mẹ, các anh (em trai) ruột và các anh (em trai) cùng mẹ: chồng hưởng một nửa, ông nội hưởng một phần sáu, mẹ hưởng một phần sáu, phần còn lại là của các anh (em trai) ruột, các anh (em trai) cùng mẹ không hưởng gì. Qua sự phân tích trên chúng ta có thể thấy được người phụ nữ theo đạo Hồi họ cũng có những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng mà trước kia họ không có được. 42 Tiểu kết chƣơng 1 Hồi giáo ra đời với tính cách là một tôn giáo, một hình thái ý thức xã hội, một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng xã hội dưới sự truyền bá của Muhammad đã thực hiện tốt vai trò liên kết xã hội của mình, nghĩa là nhân tố làm ổn định những trật tự xã hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực chung là luật pháp Hồi giáo. Sự ra đời của đạo Hồi và thiên kinh Qur‟an không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, khao khát của dân chúng Ảrập về một tôn giáo độc thần trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin, với sự tồn tại của rất nhiều các vị thần của các bộ lạc khác nhau, mà còn có tác dụng thực hiện liên kết các bộ lạc, thị tộc trong một cộng đồng chung có cùng tín ngưỡng tôn giáo, là cơ sở để hình thành lên nhà nước Ảrập vào thế kỷ VII. Vì vậy, sự chi phối của đạo Hồi trong đời sống xã hội Ảrập là rất lớn. Cuốn kinh Qur‟an là sức mạnh của người Hồi giáo và cầu nối văn hóa gắn kết những tín đồ của Thượng đế Allah. Ngày nay kinh Qur‟an là một di sản văn hóa, một minh chứng lịch sử cho sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo. Trong xã hội Hồi giáo, Kinh Qur‟an đưa ra nhiều chuẩn mực trong gia đình và xã hội. Ngoài ra, tất cả những quan niệm về người phụ nữ Hồi giáo được kinh Qur‟an giành hẳn chương IV để đề cập một cách rất chi tiết. Trước khi Hồi giáo ra đời, người phụ nữ ở bản đảo Ảrập không được coi trọng, họ bị đối xử như nô lệ hoặc là tài sản của người chồng. Từ khi đạo Hồi ra đời, đã có cách nhìn tiến bộ hơn về người phụ nữ. Người phụ nữ Hồi giáo, họ cũng có giá trị riêng và có vai trò riêng của mình. 43 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI 2.1. Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong gia đình 2.1.1 Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa vợ - chồng Cũng giống như kinh sách của các tôn giáo khác, Kinh Qur‟an cũng đề cập đến rất nhiều vấn đề về thế giới, con người. Trong đó vấn đề về gia đình và các mối quan hệ trong gia đình được bàn đến một cách rất chi tiết, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ - chồng, quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình. Đây là điểm riêng và đặc sắc của kinh Qur‟an mà không có trong kinh sách của bất kì một tôn giáo khác. Giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời người phụ nữ khi bước sang cuộc sống ở nhà chồng được đánh dấu bằng hôn nhân. Đối với kinh Qur‟an việc kết hôn là bắt buộc của người Hồi giáo, bởi vì việc kết hôn, lập gia đình có tầm quan trọng cũng giống như ăn uống để duy trì sự sống và sinh tồn. Nếu không có thức ăn thì không thể kéo dài sự sống và không có gia đình thì sự sinh tồn của loài người sẽ bị đe dọa. Cho nên một khi có người đức hạnh đến hỏi cưới thì nên chấp nhận, vì chỉ có người đức hạnh tốt mới tạo được sự hạnh phúc, còn vật chất chỉ là phương diện bên ngoài, nội tâm mới là điều đáng quý. Trong thiên kinh Qur‟an thánh Allah đã phán rằng: “Hỡi nhân loại, ta đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người phụ nữ”. Qua lời phán của thánh Allah đã giải thích cho chúng ta biết, người phụ nữ là người đồng hành với nam giới trong việc cấu tạo ra con người. Họ cũng là người bạn đồng hành cùng người đàn ông trong mọi lĩnh vực trong đời sống. Người phụ nữ được nhìn nhận là một sinh linh, có quyền sống và bình đẳng trong sự sống của con người. 44 Trong cuộc sống, khi mỗi một con người được sinh ra, tạo hóa đã ban cho họ những thiên chức, vị trí và vai trò khác nhau. Có thể họ là những người bố, người mẹ hay là những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo trong gia đình. Dần dần, với sự phát triển của xã hội, vai trò của họ sẽ lại thay đổi theo để thích ứng với những nhu cầu mới của cuộc sống trong từng giai đoạn. Phụ nữ là một trong những đối tượng chính có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đó. Mặc dù không mạnh mẽ như đàn ông hay có nhiều thời gian tham gia các hoạt động xã hội, nhưng không ai có thể thay thế được vai trò của họ. Hơn ai hết, phụ nữ Hồi giáo luôn thể hiện được vai trò của mình trong đời sống gia đình. Mỗi một phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Họ chăm lo, nuôi dạy con cái, sản xuất kinh doanh và tái tạo giống nòi để bảo đảm sự duy trì và phát triển xã hội. Trong đó, sự sinh sản con cái nối tiếp dòng giống nhân loại là một trong những vai trò to lớn của người phụ nữ. Đây là một thiên chức cao cả của họ mà Thượng đế Allah đã ban tặng. Cũng giống như Kinh Thánh có ghi: “Thiên chúa đã tạo ra con người có nam và có nữ” [St1,27]. “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất [St1,28]. Khởi thủy của hôn nhân có nguồn gốc từ tổ tiên của loài người là Adam và Eva. Kinh Qur‟an cũng thừa nhận Adam và Eva là tổ tiên của nhân loại và từ hai người này đã tạo ra vô số đàn ông và đàn bà trên trái đất. Kết quả của cuộc hôn nhân là duy trì nòi giống, mà chỉ có người phụ nữ mới có thể làm được nhờ sự giúp đỡ của người đàn ông. Qua đó ta có thể thấy, người phụ nữ rất quan trọng trong đời sống gia đình. Kinh Qur‟an có ghi: “Và trong các Âyât (Dấu hiệu) của Ngài có điều này: Ngài đã tạo ra từ bản thân của các người những người vợ cho các 45 người để các ngươi sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình thương và lòng bao dung. Qủa thật, nơi sự việc đó là những Âyât (Dấu hiệu) cho một số người biết ngẫm nghĩ” [Sũrah30;21]. Bên cạnh vai trò to lớn là duy trì nòi giống, người phụ nữ Hồi giáo còn có vai trò là người giữ lửa trong gia đình, họ chăm sóc chu đáo cho người chồng của mình, luôn lắng nghe và thấu hiểu họ để người đàn ông có thể tự do tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Họ chăm sóc, dạy dỗ con cái, không những làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, mà người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo còn tham gia hoạt động kinh tế gia đình như: trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải… để đỡ đi ghánh nặng cho người chồng. Để đời sống hôn nhân đi theo chính đạo và trở lên hạnh phúc, Allah đặt ra một loạt các quy tắc ứng xử giữa vợ chồng với nhau. Người chồng Muslim nhận lãnh trách nhiệm việc chu cấp cho người vợ, và người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ trinh tiết với chồng . Kinh Qur‟an có viết: “Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và chông chừng của Allah…”; “Và hãy tặng vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ…” Trong mối quan hệ giữa vợ chồng, người đàn ông và người đàn bà đều phải có nghĩa vụ với nhau. Nghĩa vụ của người đàn ông: Nghĩa vụ đồng cư: Người chồng bắt buộc phải sống chung với người vợ. Khi đã đưa vợ đến ngụ tại cơ sở hôn nhân, người chồng không được phép bỏ người vợ cô độc mà đi xa lâu ngày. 46 Nếu người đàn ông vắng măt, người vợ có quyền khiếu nại và có thể cho đó là lý do chính đáng để ly hôn, dù trong thời gian vắng mặt này, người chồng hoặc gia đình chồng vẫn chu cấp đầy đủ, lý do, nghĩa vụ cấp dưỡng không thay thế nghĩa vụ đồng cư được. Trong cuộc sống đồng cư, người đàn ông phải làm “phận sự người chồng” của mình. Nếu khiếm khuyết điều này, do lỗi của người chồng, như bị bất lực chẳng hạn, người vợ có thể xin ly hôn, trong trường hợp không được biết sự bất lực này khi cưới nhau. Tuy nhiên nếu sự bất lực này do tại nạn gây ra có thể chữa khỏi, thì người chồng được ban cho thời hạn một năm. Qua một năm đó nếu người vợ xét thấy vẫn còn trinh tiết, sự bất lực của người chồng bị xem là nguyên nhân chính đáng để ly hôn. Trong trường hợp lúc làm đám cưới, người vợ không còn trinh tiết như trường hợp người đàn bà tái giá chẳng hạn, thì sau thời hạn một năm kể trên, người ta áp dụng thể thức “ thề”. Nếu người chồng chịu thề rằng mình có đi lại với vợ như người thường, người vợ sẽ không được xin ly hôn nữa. Nhưng nếu người chồng không chịu thề thì lời thề sẽ thuộc về người vợ và sau lời thề này, sự bất lực của người chồng bị xem là có thật. Có điều đặc biệt trong giáo luật Hồi giáo, người đàn ông có quyền lấy bốn vợ, nên nghĩa vụ trung thành không được ấn định nơi người chồng và người vợ không có quyền đòi hỏi người chồng trung thành với mình. Nghĩa vụ chia đều các đêm ngủ: đây là trường hợp có vợ và sự chia đều ở đây tính trên thời gian người chồng dành cho người vợ . Nghĩa vụ cấp dưỡng và đối xử tử tế: Trong gia đình, người chồng có địa vị chủ yếu, nên phải đảm đương mọi chi tiêu, và không được bắt buộc người vợ phải làm việc để nuôi mình. Nếu người vợ bị bỏ thì trong thời kì ở vậy bắt buộc người chồng vẫn phải cung cấp chỗ ở và thực phẩm như thường “Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ ở lại thì nên lập di chúc 47 cho các quả phụ bằng một năm cấp dưỡng và không được trục xuất họ ra khỏi nhà” [Sũrah2;240]. Sự chu cấp này sẽ không có, nếu việc bị bỏ là do lỗi của người đàn bà. Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng, người đàn ông không được quyền đối xử tệ như đánh đập vợ. Thánh kinh Qur‟an đã khuyên người đàn ông nên đối xử nhân đạo với đàn bà “Việc ly dị chỉ được phép (tuyên bố) hai lần. Sau đó (chồng) giữ (vợ) lại một cách tử tế hoặc trả tự do (cho vợ) một cách tốt đẹp. Và các ngươi không được phép lấy lại bất cứ tiền cưới nào mà các ngươi đã tặng cho vợ” [Sũrah2;229] Hay “Nếu các ngươi muốn lấy người vợ sau thay cho người vợ trước và các ngươi đã cho mỗi bà một dóng vàng (làm quà cưới) thì các ngươi không được phép lấy lại một tý nào cả” [Sũrah4;23]. Hadit đã ghi lại những quy định về trách nhiệm của người chồng đối với người vợ. Sự bạo hành quá đáng của người chồng có thể là nguyên nhân chính đáng cho người vợ ly hôn. Ở các nước Hồi giáo, cô dâu và gia đình cô ấy không có bổn phận tặng chú rể bất cứ thứ gì. Cô gái trong gia đình Muslim không phải là của nợ. Họ được đề cao đến mức cô ta không cần phải tặng quà để hấp dẫn người chồng tương lai. Đó là chú rể phải tặng quà cho cô dâu một món quà cưới. Món quà này được xem là tài sản của cô ấy và chú rể hoặc gia đình cô dâu không có phần hoặc không được kiểm soát nó. Ngày nay trong xã hội Muslim, quà cưới bằng kim cương trị giá hàng trăm ngàn đô la không phải là hiếm. Món quà cưới vẫn là của cô dâu thậm chí nếu sau này cô ấy ly dị đi nữa. Người chồng không được phép chia phần tài sản của vợ trừ khi cô ấy đồng ý tặng. Trong kinh Qur‟an đã ghi: “ Và hãy tặng cho người vợ tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng nó một cách bổ ích” [Sũrah 4:4]. 48 Tài sản và thu nhập của vợ hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của người vợ và chỉ người vợ được sử dụng vì nuôi dưỡng vợ con là nghĩa vụ của người chồng. Dù người vợ có giàu đến đâu thì cô ta không có bổn phần hành động như người đồng chu cấp cho gia đình trừ khi cô ấy tự nguyện làm như vậy. Vợ hoặc chồng thừa kế của nhau. Hơn nữa, phụ nữ có chồng trong Hồi giáo có quyền pháp lý cá nhân độc lập và giữ nguyên tên họ. [Leila Badawi, “Islam” in Jean Holm and John Bowker, ed. , Women in Religion (London: Pinter Publishers, 1994) p102.]. Một thẩm phán người Mỹ có lần bình luận về quyền của người phụ nữ theo đạo Hồi nói rằng: “Qủa thật phụ nữ giống như mặt trời, vì cô ta độc lập, và cô ta giữ được quyền pháp nhân của mình, và tên họ của dòng họ mình, mặc cho cô ta có thể cưới đến mười lần” [ Amir H. Siddiqi, studies in Islamic History (Karachi): Jamiyatul Falah Publications, 1967) p.138]. Mặt khác, kinh Qur‟an cũng đưa ra một số nghĩa vụ của người vợ đối với người chồng như sau: Người vợ có nghĩa vụ phải tuân theo mọi đòi hỏi chính đáng của người chồng. Người chồng có thể không cho vợ đi ra ngoài phố hoặc đến nhà một người nào khác. Trong kinh Qur‟an có ghi: “Và hãy ở trong nhà và chớ phô bày vẻ đẹp theo lối chưng diện của người phụ nữ vào thời kì ngu muội xa xưa” [Sũrah33;33], và “Hỡi các bà vợ của Nabi (Muhammad) Các bà không giống như các phụ nữ khác. Nếu các bà sợ Allah thì chớ ăn nói lả lơi, e rằng những ai mang trong mình chứng bệnh (gian dâm) sẽ động lòng tà dâm; ngược lại, hãy ăn nói đoan trang lịch thiệp” [Sũrah33;32], thực sự chỉ quy định, quy lệ cho những người vợ của Nabi Muhammad mà thôi, nhưng sau đó do quyết định của U Mar, lại được áp dụng cho người phụ nữ Hồi giáo có chồng. Tuy nhiên, quy tác này có ngoại lệ, người đàn bà khi đi ra ngoài trong một số trường hợp có thể không cần sự cho phép của người chồng, như đi thăm cha mẹ và các bà con thân quyến. 49 Nghĩa vụ đồng cư và trung thành: người vợ phải đến sống ở nhà do người chồng quy định. Kinh Qur‟an có nói: “Người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah”. Tuy nhiên, trong các nước Hồi giáo, nữ giới vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân, kinh Qur‟an quy định chế độ đa thê, chỉ đòi hỏi sự chung thủy ở người vợ, như vậy mang lại sự bất công cho người vợ, cản trở sự phát triển của người phụ nữ trong gia đình. Kinh Qur‟an quy định người vợ chỉ đóng vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái trong gia đình, không tham gia các công việc ngoài xã hội. Người phụ nữ Hồi giáo gần như tách biệt hẳn với cuộc sống xã hội bên ngoài. Người vợ trong gia đình Hồi giáo gần như bị thụ động, “tuân phục chồng”. Như vậy, quan niệm này còn hạn chế. Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, người vợ có vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình, hay nói cách khác họ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn ngập yêu thương, ấm áp. Họ thấu hiểu người chồng, chia sẻ công việc gia đình và những buồn vui của người chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần là nguồn động viên an ủi trong sự nghiệp của người chồng. Thực tế chứng minh trong khó khăn, hoạn nạn của cuộc sống, người vợ luôn người luôn kề vai sát cánh cùng người chồng. Vai trò của họ còn được khẳng định, đằng sau sự thành công của người đàn ông là hình bóng của người phụ nữ. Từ đó có thể khẳng định ở bất cứ nơi đâu vào thời kỳ nào trong xã hội, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội. 50 2.1.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái Trong giáo lý của Hồi giáo vinh danh và kính trọng cha mẹ là một trong những lời răn dạy về đạo lý mà các tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải tuân theo. Allah đã phán với ý nghĩa như sau: “Và Rabb (Allah) của Ngươi (Muhammad) quyết định rằng, các ngươi chỉ thờ phụng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi tới tuổi già, chớ nói tiếng „uff‟ vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai ngươi (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẽ tôn kính” [Sũrah17;23]. “Và hãy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và cầu nguyện thưa: Lạy Rabb của bề tôi! Xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của bề tôi giống như hai người đã thương yêu, chăm sóc bề tôi lúc hãy còn bé” [Sũrah17;24]. Qua ý nghĩa của dòng thiên kinh trên, Allah đã ra lệnh cho con người chỉ được phép thờ phụng Ngài duy nhất. Sau đó, Allah có phán là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, phải đối xử tốt với họ, không chỉ lớn tiếng dù chỉ một tiếng, không được có thái độ vô lễ với họ, nếu ai làm cho cha mẹ đau buồn thì con cái đó sẽ không bao giờ thành đạt… Khi cha mẹ đã về già, sức khỏe trở lên yếu, bổn phận làm con phải hết lòng lo lắng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Địa vị của cha mẹ đã được thánh Allah nói đến rất nhiều trong thiên kinh Qur‟an nếu ai đó bất hiếu với cha mẹ hoặc làm cho họ buồn, thì Allah sẽ không tha thứ cho người đó. Khi cha mẹ đã về già hay qua đời, thì bổn phận của người con cái lúc nào cũng có thể cầu xin Allah cho họ. Cầu xin Allah tha thứ và ban sự tốt lành cho họ đó cũng là điều hữu ích mà bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ. 51 Theo quan niệm của kinh Qur‟an, hiếu thảo là một trong những sự hành đạo rất quan trọng, phúc lộc của nó rất nhiều và sẽ được Allah ban cho ở trên đời này cũng như ngày sau. Ngược lại những người bất hiếu với cha mẹ, Allah sẽ cho họ thấy sự trừng phạt của Allah đối với họ trên thế gian này và ở mai sau, vì đó là một trọng tội. Allah cũng quy định con cái phải hiếu thảo với cha mẹ dù cha mẹ là người ngoại đạo như Do Thái giáo, Ki tô hay những tôn giáo khác. Vì Allah đã phán với ý nghĩa: “Và Ta đã truyền lệnh cho con người về việc hiếu thảo với cha mẹ. Mẹ của y cưu mang y từ đau yếu đến (gian khổ) này lên đau yếu khác, và cho y bú và dứt sữa y trong vòng hai năm; bởi thế, hãy tạ ơn của Ta “Allah” và biết ơn cha mẹ của ngươi, cuối cùng nhà ngươi sẽ trở về gặp Ta.” . “Và nếu cha mẹ của ngươi đấu bắt ngươi gán ghép với Ta những kẻ (vật, điều) mà ngươi không hề biết đến thì chớ nghe lời hai ngươi, nhưng ăn ở tử tế với hai ngươi ở đời này.” [Sũrah31;14;15]. Con cái phải có nghĩa vụ hiếu thảo với cha mẹ mình, bởi người mẹ đã “mang nặng đẻ đau”, gánh vác từ cực khổ này đến cực khổ khác, từ ngày mới có thai cho đến khi sinh thành, người cha thì lao động vất vả chăm lo cho gia đình. Theo quan điểm của kinh Qur‟an thì mọi tình thương và sự lo lắng đó đều xuất phát từ tình thương và sự lo lắng đó đều xuất phát từ tình thương của Allah đã ban cho, vì vậy họ phải tạ ơn Allah, rồi biết ơn sinh thành của cha mẹ đã sinh ra ta. Tuy nhiên, Allah cũng nhắc nhở với tin đồ rằng: khi lớn lên hay đã có trách nhiệm, một khi cha mẹ ép buộc hay bắt con cái phải tôn thờ ai, hay làm điều gì mà Allah cấm, tín đồ có quyền từ chối, nhất là trên phương diện tâm linh hay thờ phượng, ta không được tuân theo nhân tạo để bất tuân với Đấng Tạo Hóa. Nhưng không phải vì thế mà tín đồ bỏ rơi hay tỏ thái độ 52 không hòa nhã và bất hiếu với họ, ngược lại đạo Hồi quy định tín đồ phải đối xử tử tế với họ như cung phụng tiền bạc, phụng dưỡng lo lắng sức khỏe cho họ… Câu nói của Muhammad mà các tín đồ Hồi giáo luôn ghi nhớ: Thiên đường ở dưới chân các bà mẹ. Điều này cho thấy đối với người Hồi giáo, đứa con nào gây lên tội lỗi hay làm cho cha mẹ buồn phiền mà cha mẹ không tha thứ trước khi đứa con đó chết, thì đứa con đó không vào được Thiên đường của Allah. Với người Hồi giáo là người phụ nữ, vai trò của họ trong mối quan hệ giữa cha mẹ chính là: Họ là tài sản quý giá của cha mẹ, là cầu nối giữa cha mẹ và người chồng của mình, người phụ nữ Hồi giáo không những làm tròn bổn phận của người con gái, người con dâu: luôn kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ mà còn luôn lắng nghe, thấu hiểu cha mẹ mình… Trong xã hội Hồi giáo, Allah không đặt nặng trách nhiệm của người phụ nữ như người đàn ông, người đàn ông có trách nhiệm chu cấp, lo toan đảm bảo cuộc sống cho gia đình và có bổn phận đóng góp tài chính cho hoạt động xã hội. Thì người phụ nữ có trách nhiệm làm tròn bổn phận chăm sóc chồng con, nhắc nhở con cháu trong việc học hành. Hồi giáo nhìn nhận người phụ nữ là một thực thể bình đẳng xã hội, vì nều người đàn ông là cha thì người phụ nữ là mẹ, nhưng thiên chức làm mẹ là rất cao cả và thiêng liêng. Con cái là sự ân sủng của chúa Allah, mà chỉ có người phụ nữ mới thực hiện được trách nhiệm đó. Trong thiên chức làm mẹ, việc nuôi dưỡng con cái là nhiệm vụ và là vai trò đặc biệt của người mẹ. Nuôi dưỡng có nghĩa là vun xới, trông nom, nuôi nấng, dạy dỗ con cái và định hướng đức tin cho con cái. 53 Về vấn đề phân chia tài sản mà người con được hưởng, trong Kinh Qur‟an có ghi: “Allah lệnh cho các ngươi về việc con cái của các người hưởng gia tài (như sau): phần của con trai bằng hai phần của con gái. Nhưng nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai, thì phần của tất cả các con gái là hai phần ba của gia tài để lại; và nếu chỉ có một đứa con gái thì phần của nữ là phân nửa gia tài để lại. Nếu người chết có con, thì cả cha lẫn mẹ mỗi người được thưởng một phần sáu của gia tài để lại. Nhưng nếu (người chết) không có con và chỉ có cha mẹ là thừa kế, thì người mẹ được hưởng một phần ba của gia tài để lại. Nếu người chết có đông anh chị em thì người mẹ được hưởng một phần sáu của gia tài để lại. Việc phân chia gia tài này sẽ được thực hiện sau khi đã thi hành xong những điều ghi trong di chúc và sau khi trả hết nợ lần nếu có. Các ngươi không biết giữa cha mẹ và con cái ai là người gần nhất trong việc hưởng lộc, cho nên Allah định phần như thế (cho các ngươi) bởi vì quả thật Allah Rất Mực Hiểu Biết và Rất Mực sang suốt.” [Sũrah4;11]. Kinh Qur‟an quy định không phân biệt nam nữ, kinh Qur‟an phản đối kịch liệt việc chôn sống các bé gái ở thời kỳ tiền Hồi giáo. Nhưng trong các xã hội Hồi giáo Ảrập, sự phân biệt giữa con trai và con gái, giữa con dâu và con rể vẫn được thể hiện khá rõ trong tư duy nhận thức của người Hồi giáo Ảrập từ trước tới nay. Tư tưởng này đã phát sinh từ xa xưa, ảnh hưởng của những tập tục, những quy định của văn hóa – xã hội từ thời kỳ tiền Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, hình tượng người mẹ không chỉ gắn liền với ý niệm chung của nhân loại về sự thiêng liêng, cao cả, mà còn đặt vai trò quan trọng của người mẹ trong phạm vi ảnh hưởng của sự tôn kính cùng với Allah, Allah - Đấng tạo hóa - Người mẹ - Đấng sinh thành. Nhưng thực tế, Người mẹ trong xã hội Hồi giáo là một nạn nhân của những quan niệm 54 đạo đức, luân lý đời thường hoặc những cổ mẫu, biểu tượng sự thống trị và áp chế của nam giới. Tóm lại từ sự phân tích trên cho thấy người phụ nữ Hồi giáo nói riêng cũng như những người phụ nữ trên thế giới có vai trò rất quan trọng trong đời sống gia đình. Họ là những người vợ đảm đang, người con hiếu thảo và những người mẹ gương mẫu. Người phụ nữ không những làm tròn vai trò của mình trong cuộc sống gia đình mà trong cộng đồng xã hội, họ cũng có vai trò riêng. 2.2.Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong cộng đồng xã hội 2.2.1. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong lĩnh vực kinh tế Người phụ nữ Hồi giáo ngày nay không những làm tròn trách nhiệm gia đình của một người vợ, người mẹ, mà các hoạt động xã hội khác họ cũng đóng vai trò quan trọng. Người phụ nữ Hồi giáo bình đẳng với nam giới ở nhiều lĩnh vực ngang hàng với đàn ông trong việc ghánh vác trách nhiệm cá nhân và xã hội. Trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh, người phụ nữ Hồi giáo cũng đã tháp tùng với các chiến binh trong các cuộc giao chiến, họ đã phá bỏ mọi điều kiêng kỵ tôn giáo cùng nam giới xuống đường đấu tranh giành độc lập. Trong giai đoạn xây dựng kinh tế họ tham cũng tham gia vào những công việc khác nhau như: dệt thảm, làm đồ trang sức, chế biến nông sản… Một số nước theo đạo Hồi người phụ nữ được học hành được đào tạo nghề nghiệp, có quyền phát triển tài năng của mình và làm việc trong giới hạn của đạo Hồi cho phép. Vai trò của người phụ nữ Hồi giáo được ưu tiên trước hết là xoay quanh các nghĩa vụ đối với gia đình. Đó không đơn giản chỉ là công việc nội trợ như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp, may vá, chăm sóc gia đình và nuôi 55 dạy con cái mà còn bao gồm rất nhiều công việc khác như làm việc thủ công tạo ra các vật dụng cần thiết trong gia đình, sản xuất lương thực, làm ra các sản phẩm dung để trao đổi như lúa, gạo, mì, hồ tiêu… Những công việc ấy, tựu chung lại là một hoạt động kinh tế tự cung, tự cấp. Các tiền đề này cũng tạo ra tiền đề cho một bộ phận trung gian tách ra buôn bán nhỏ lẻ. Như vậy, phụ nữ chiếm ưu thế trong hầu hết các hoạt động kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, đó lại là những công việc không được trả lương, nhưng người ta cũng nhận thức được tầm quan trọng của những hoạt động ấy. Quan niệm truyền thống của Hồi giáo, cho rằng trách nhiệm đối với gia đình là bổn phận và chức năng của người phụ nữ. Do đó những đóng góp của người phụ nữ với nền kinh tế trong gia đình vô hình chung chưa được thừa nhận. Mặt khác, những công việc của người phụ nữ gánh vác trong gia đình đã giải phóng cho phần lớn đàn ông khỏi khu vực kinh tế này, để nam giới có thể tham gia công việc ngoài xã hội với những công việc mang tính chuyên môn cao hơn như làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp hay tham gia các hoạt động chính trị trong chính quyền. Không phải phụ nữ không có khả năng làm những công việc đó nhưng nghĩa vụ với gia đình và quan niệm truyền thống đã trói buộc họ. Dù không được thừa nhận như những trụ cột chính trong gia đình, nhưng trên thực tế, người phụ nữ Hồi giáo đang là người gánh vác chính trong gia đình. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế như nạn thất nghiệp, giá cả tăng vọt… Trong nhiều trường hợp phụ nữ là người nuôi sống gia đình. Bên cạch đó, người phụ nữ Hồi giáo không những làm tròn những bổn phận của mình: chăm sóc chồng con, cha mẹ, lo cuộc sống gia đình. Họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế xã hội. Và đóng vai trò to lớn. 56 Quy định của các quốc gia Ả Rập cho phép phụ nữ có những quyền hạn để tham gia kinh tế. Phụ nữ được phép theo đuổi bất kỳ hoạt động kinh tế nào về phương diện kinh doanh, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp, báo chí, giáo dục, y tế, hành chính, tòa án và nhiều lĩnh vực khác. Trong khi thực hiện những công việc ấy, điều đặc biệt lưu ý đối với họ là phải biết giữ mình trinh bạch và đoan trang trong phạm vi luân thường, đạo lý và phép tắc của giáo lý đạo Hồi quy định. Ngoài ra, họ không được từ bỏ vai trò là người vợ và người mẹ trong khi tham gia bất kỳ hoạt động kinh tế nào bên ngoài gia đình. Điều này không có nghĩa là đạo Hồi ngăn cản phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế. Mà chỉ có ý rằng, Hồi giáo nhấn mạnh việc bảo vệ sự trinh bạch và tính đoan trang của người phụ nữ và các bổn phận làm vợ, làm mẹ của họ. Trong Luật Hồi giáo quy định, người phụ nữ được đảm bảo hoàn toàn về mặt kinh tế, vì đã được bảo trợ bởi người cha, người chồng. Trước khi kết hôn, tất cả trách nhiệm giám hộ, cấp dưỡng đối với người con gái trong gia đình được phân công cho người cha/anh ruột của cô ta. Khi đã lập gia đình, quyền giám hộ và cấp dưỡng người phụ nữ được chuyển từ cha/anh ruột sang cho người chồng. Trong gia đình, người chồng được phân công là người bảo trợ, chịu trách nhiệm về tài chính như kinh Qur‟an đã quy định: “ Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ trông chừng của Allah.” [Sũrah4;34] Vì lẽ đó, người chồng chịu trách nhiệm hợp pháp việc chu cấp cho vợ và con cái trong gia đình của mình, cho dù vợ anh ta có tham gia hoạt động kinh tế hay không. Đạo Hồi còn ban cho phụ nữ quyền cất giữ hợp pháp đối với tiền kiếm được và tài sản của riêng mình. Người vợ hoàn toàn độc 57 lập một cách hợp pháp đối với chồng mình trong việc sử dụng tiền kiếm được riêng và thu nhập từ tài sản riêng mà người vợ thừa kế từ cha mẹ mình. Bất kỳ sự can thiệp nào đối với tiền kiếm được và tài sản riêng của người vợ là bất hợp pháp. Kinh Qur‟an phát biểu: “Đàn ông hưởng phần (kết quả) mà họ đã kiếm được và đàn bà hưởng phần (kết quả) mà họ đã kiếm được” [Sũrah 4,32]. Do đó, người phụ nữ làm chủ hoàn toàn những gì họ kiếm được. Bất cứ thứ gì mà người vợ sở hữu, họ có thể chi tiêu nó theo ý thích riêng của mình cho bản thân, cho chồng, cho con cái, cho họ hàng hoặc cho bất kỳ ai khác xuất phát từ sự tính toán thận trọng của mình, thậm chí người phụ nữ có thể đầu tư nó vào việc buôn bán. Không chỉ đưa ra những qui định, những nguyên tắc để đảm bảo đời sống kinh tế cho người con gái và người phụ nữ trước và sau khi có hôn ước, mà quy định Hồi giáo còn bảo đảm đời sống kinh tế cho người phụ nữ nếu họ ly hôn hoặc trở thành góa phụ. Kinh Qur‟an ghi: “Người đàn ông được hưởng một phần gia tài do cha mẹ và bà con gần để lại; và người đàn bà được hưởng một phần gia tài do cha mẹ và bà con gần để lại; dù gia tài ít hay nhiều - chia phần đều có quy định.”[Sũrah 4;7]. Ngoài điều này ra, kinh Qur‟an còn quy định cho đứa trẻ chịu sự chăm sóc của người mẹ nếu cha mẹ nó ly hôn hoặc mẹ nó trở thành góa phụ. Trong trường hợp người phụ nữ không có con hoặc con còn nhỏ không tự kiếm sống được, trách nhiệm thuộc về người cha hoặc họ hàng thân thích gần nhất. Vì vậy, cấu trúc gia đình của người Hồi giáo bao bọc người phụ nữ về mặt tinh thần và pháp lý trong mọi khía cạnh. Nó cho thấy, cả nam và nữ đều có quyền kế thừa. Dẫu sao, trên thực tế thì phần chia của phụ nữ ít hơn phần chia của nam giới. Kinh Qur‟an nói: “Allah vì vậy ra lệnh cho các ngươi về việc con cái của các ngươi hưởng gia tài (như sau): phần của con trai bằng hai phần của con gái. Nhưng nếu chỉ có con gái và số con gái 58 nhiều hơn hai, thì phần của tất cả các con gái là hai phần ba (2/3) của gia tài để lại. Nếu chỉ có một đứa con gái thì phần của nó là một nửa (1/2) của gia tài để lại” [Sũrah 4;11]. Quyền thừa kế của người chồng và vợ được quy định cụ thể trong Kinh Qur‟an: “Và các ngươi được hưởng phân nửa (1/2) gia tài của các bà vợ để lại nếu không có con. Nhưng nếu có một đứa con, thì các ngươi được hưởng một phần tư (1/4) gia tài để lại, sau khi thực hiện xong những điều ghi trong di chúc và trả hết nợ. Và các người vợ sẽ được hưởng một phần tám (1/8) của gia tài mà các ngươi để lại, sau khi thực hiện xong những điều ghi trong di chúc và trả hết nợ” [Sũrah 4,12]. Điều này một lần nữa biểu lộ phần chia của người vợ ít hơn phần chia của người chồng. Sự cần thiết để nhấn mạnh ở đây rằng, trong văn hóa người Hồi giáo, nam giới và nữ giới có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trong một hệ thống của các mối quan hệ để thực hiện sự công bằng cho tất cả mọi người. Đặc điểm này được biểu hiện một cách rõ ràng hơn trong cấu trúc gia đình. Ví dụ, người đàn ông được giao trách nhiệm về tài chính trong gia đình. Đây là một vấn đề thực tế, anh ta đòi phần chia lớn hơn trong việc thừa kế tài sản, bởi vì người đàn ông lo việc chi tiêu cho bản thân, cho vợ con mình, cho cha mẹ và anh chị em cần được anh ta giúp đỡ. Trong khi ấy, người vợ không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý để chu cấp cho chồng con mình và cả cha mẹ mình. Trách nhiệm tài chính này không bắt buộc đối với người phụ nữ, nhưng lại là sự bắt buộc đối với người chồng. Như vậy, trong các quốc gia Hồi giáo, phụ nữ hoàn toàn yên tâm về mặt kinh tế thông qua tất cả các khả năng kinh tế hợp pháp và thể chế gia đình là trung tâm trong Hồi giáo, đạo Hồi đã bảo vệ quyền lợi của cả hai giới và bắt buộc tất cả phải thực hiện các bổn phận của mình. So với những người phụ nữ Hồi giáo ở khu vực nông thôn, người phụ nữ Hồi giáo ở khu vực thành thị, họ có cơ hội được giáo dục trong môi trường tốt 59 hơn, được ăn học nên có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, đó có thể là một ngành nghề yêu thích hay một sự nghiệp kinh doanh của họ. Mặc dù vậy, họ vẫn phải xoay quanh nghĩa vụ đối với gia đình. Ở khu vực thành thị, độ tuổi kết hôn của các cô gái Hồi giáo thường cao hơn khu vực nông thôn, bởi họ dành nhiều thời gian cho việc học tập và tạo dựng sự nghiệp, nhất là độc lập trong vấn đề kinh tế. Trong gia đình, có sự phân chia lao động rất rõ ràng: người chồng là những người mang lại thu nhập cho gia đình, người vợ làm công việc nội trợ. Bổn phận của người vợ là chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, chăm sóc gia súc, vườn tược, dọn dẹp nhà cửa, chế biến cất trữ nông sản dùng trong nhà. Vào giai đoạn Hồi giáo phát triển mạnh mẽ, đế quốc Ảrập Hồi giáo chiếm một vị trí chiến lược trên con đường thông thương từ Âu sang Á, nằm cạnh những vùng biển có đường hàng hải như Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Vịnh Ba Tư… Có thể nói người Ả Rập không chỉ vươn xa khỏi các sa mạc của bán đảo mà còn làm cuộc cách mạng tiến ra biển nữa. Nhờ đó mà nền kinh tế của Ảrập Hồi giáo bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương. Thông thương buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước, các vùng trong đế quốc Ảrập Hồi giáo trên bộ và trên biển phát triển mạnh, nhất là vào thời đại Caliph Abbaside (750-1250). Thực tế bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, ngoài nghề nông ra nghề dệt cũng được xem là một nghề quan trọng không kém. So với nghề nông – một nghề được đánh giá quan trọng trong việc duy trì cuộc sống, thì nghề dệt với thành quả của nó cũng được đánh giá rất cao, đem lại thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Và trong nghề nông chủ yếu dựa vào sức lao động của nữ giới thì nghề dệt cũng lại dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay phụ nữ. Các loại vải chủ yếu mà người phụ nữ Hồi giáo dệt là vải bông, vải len, vải lanh, đặc biệt là kỹ thuật dệt thảm. Các loại thảm được dệt bằng lụa, bông, 60 len, lông dê hay lông lạc đà phát triển khắp mọi nơi và vẫn còn cung cấp những sản phẩm nổi tiếng trên thế giới cho đến ngày nay. Ngày nay, do mức sống đòi hỏi ngày càng cao, nên chỉ ngồi ở nhà đợi người đàn ông chu cấp và những thu nhập thêm từ nguồn dệt thảm, chế biến nông sản thì không đủ. Hơn nữa, số lượng phụ nữ ly hôn không đi tiếp bước nữa và những phụ nữ không lập gia đình ngày càng tăng. Vì vậy người phụ nữ Ảrập đang bị lôi cuốn tham gia vào các hoạt động sản xuất ngoài xã hội. Nhưng tỷ lệ phụ nữ đi làm ở các nhà máy hay văn phòng vẫn rất ít, và tiền công của họ thường thấp hơn đàn ông 20-30%. Hiện nay hàng ngàn phụ nữ Ảrập đã bắt đầu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, với luật lệ không được tiếp xúc với nam giới lạ mặt khiến cho công việc kinh doanh của họ không thể phát triển tốt như của nam giới. Vấn đề độc lập kinh tế của phụ nữ sẽ tạo cho yếu tố kinh tế một tiêu chí bình đẳng, phát triển và hòa bình cho nữ giới. Những người không ủng hộ sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế ngoài xã hội đã ràng buộc trách nhiệm, vai trò của người phụ nữ như là người vợ, người mẹ để ngăn cản trong việc trao quyền kinh tế, bình đẳng và ổn định cho phụ nữ. Hiện nay kinh tế ngày càng phát triển đã đem lại sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu việc làm và trong năng suất của người lao động tại các nước Ảrập Hồi giáo. Trong nhiều trường hợp, sự phát triển kinh tế tăng thêm cơ hội việc làm ở thành thị, thúc đẩy nhiều người rời khu vực nông nghiệp chuyển ra thành phố. Sự chuyển dịch của thị trường lao động tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới, vì họ có các kỹ năng, kinh nghiệm, tài sản, nguồn thông tin và các mối quan hệ xã hội không giống nhau, do đó không được hưởng lợi từ các cơ hội kinh tế như nhau. Thông thường, nam giới chuyển sang các công việc có thu nhập cao hơn trong các ngành mới 61 còn phụ nữ nhận các công việc có thu nhập thấp hơn trong các ngành truyền thống. Cuộc cách mạng nông nghiệp trên toàn thế giới đã dẫn đến những kiểu thay đổi này trên thị trường lao động cùng với những biến đổi kinh tế - xã hội (Fatima Mernissi,1993, tr. 58). Mặc dù chưa được xã hội chấp nhận hoàn toàn trong việc tham gia kinh tế ngoài xã hội, nhưng phụ nữ cũng đã thể hiện được phần nào vai trò của mình đối vối sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Dẫu ngày xưa, xã hội chỉ nhìn nhận năng lực kinh tế của người phụ nữ qua các công việc trong gia đình. Nhưng thực tế, những gì mà người phụ nữ đóng góp không chỉ mang tính chất gia đình, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Chính sự tham gia tích cực của phụ nữ trong nông nghiệp trồng trọt và các nghề thủ công đã phần nào giúp cho việc bảo tồn và phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống, tạo sự đa dạng hóa về ngành nghề kinh tế. Chính phủ các quốc gia Ả Rập đang thực hiện phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế, không chỉ tập trung vào kinh tế dầu lửa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như hóa dầu, dược phẩm... Việc tham gia của phụ nữ trong các ngành nghề thủ công truyền thống đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Qua đó ta có thể thấy, một xã hội muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu được bàn tay của người phụ nữ. Họ không những có vai trò quan trọng trong việc duy trì nòi giống, mà còn cùng với người đàn ông xây dựng kinh tế gia đình và xã hội. 2.2.2. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội Người phụ nữ Hồi giáo được quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội trong và ngoài nước. Họ có mặt trong các tổ chức và hội nghị quốc tế về gia đình và giải phóng phụ nữ. Tiếng nói của họ làm cho dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ở 62 các nước này, người phụ nữ ngày càng đóng vai trò tích cực trong đời sống xã hội. Ở thập niên đầu thế kỷ XXI, một sự kiện quan trọng cho thấy vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội ngang bằng với đàn ông. Ngày 29 /06/ 2006, tại Kwwait đã diễn ra cuộc bầu cử quốc hội lịch sử. Trong tổng số 149 ứng viên tham gia tranh cử vào 50 ghế Quốc Hội nước này, có đến 28 người là phụ nữ. Ở một số nước theo đạo Hồi đã có nữ thủ tướng như Thổ Nhĩ Kì, Pakistan, Bangladesh và Inđônêxia. Ở một số nước theo Hồi giáo đã có nữ thủ tướng như Thổ Nhĩ Kì, Pakistan, Bangladesh và Inđônêxia. Qua đó ta có thể thấy rằng, địa vị người phụ nữ Hồi giáo trong gia đình và ngoài xã hội Ảrập đã được cải thiện đáng kể. Dù rằng cho đến nay trong thực tế các nước theo đạo Hồi giáo, địa vị người phụ nữ vẫn đang là vấn đề đặt ra trong các cuộc đấu tranh về giới và giải phóng phụ nữ. Chúng ta có thể điểm qua vai trò của một số phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo tiêu biểu hiện nay: Tại Indonesia: So với nhiều quốc gia Hồi giáo truyền thống, người phụ nữ Indonesia có phần được coi trong hơn, họ đã có những đóng góp đáng kể đối với quá trình phát triển đất nước. Thực tế lịch sử đã chứng minh, ngay cả khi Hồi giáo đã trở thành tôn giáo thống trị, một số khu vực trên quần đảo Indonesia vẫn nằm trong quyền cai trị của Nữ Hoàng. Vào thế Kỷ XIII Nữ Hoàng Tojul Alam Sajiatuddin Johan Berdaulat đã trị vì Ache trong suốt thời gian khoảng 30 năm. Việc bà được bổ nhiệm làm Nữ hoàng chứng tỏ các quan chức chính phủ cũng như các chức sắc Hồi giáo đã thừa nhận Bà có khả năng hoàn thành sứ mệnh đứng đầu đất nước. Dưới thời cai trị của bà, luật Hồi giáo, văn hòa và khoa học đã phát triển không ngừng. Về mặt chính trị, bà là một nhà lãnh đạo tài giỏi, đã biết cách tránh 63 cho Ache thoát khỏi sự đô hộ của Thực dân Hà Lan. Nhiều trường học đã được xây dựng để đón các học sinh nam cũng như nữ, bởi vì theo bà, luật Hồi giáo cho phép cả tín đồ nam lẫn nữ bình đẳng trong việc trao dồi kiến thức. Một ví dụ khác, bà Siti Aisyah Tenrioll – bà xuất thân từ miền nam Celeber, là một người phụ nữ thông minh, có ý trí mạnh mẽ. Bà trở thành nữ hoàng của vùng Ternate vào năm 1856, và cai trị đất nước không thua kém các bậc nam đế vương. Ngoài ra bà còn là nhà văn, người sang tác bản anh hùng ca 7000 trang gọi là Ja Gahgo và là người xây dựng trường học đầu tiên ở Ternate, giành cơ hội học tập chon am và nữ. [35.63-64]. Xuyên suốt trong quá trình lịch sử của Indonesia đã có những vị thủ lĩnh rất nổi tiếng vì trí tuệ và lòng cam trường đã cai trị vương quốc của họ bao gồm cả thời Tri Buan Tugga Dewi. Vào thế kỷ XIX, một số phụ nữ nổi danh đã tham giam tích cực cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hiện nay, theo con số kê, trong 220 triệu dân Indonesia, phụ nữ chiếm 52% đóng vai trò chiếm lược quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Chính phủ Indonesia trong nhiều năm đã có nhiều nỗ lực đáng kể tạo thuận lợi cho phụ nữ Hồi giáo được tham gia vào đời sống xã hội. Qua đó chúng ta có thể thấy, phụ nữ Indonesia không những làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ mà còn tham gia ghánh vác tránh nhiệm xã hội, họ là những con người thông minh, tài giỏi được xã hội rất kính trọng. Thổ Nhĩ Kỳ: Là nước đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề giải phóng cho phụ nữ cũng như bình đẳng giới. Phụ nữ theo đạo Hồi ở đất nước này có nhiều quyền tự do hơn các quốc gia theo Islam khác trên thế giới. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, những đạo luật buộc phụ nữ phải che mặt đã được nới lỏng, và vào năm 1910 lần đầu tiên một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đã dám chụp ảnh khuôn mặt của mình. Phụ nữ ở đất nước này có vai trò 64 quan trọng trong xã hội, họ được học hành, được khuyến kích phát triển trong nghề nghiệp chuyên môn. Địa vị vai trò của họ được nâng cao không chỉ nhờ quan điểm của nước Hồi giáo tiến bộ, mà còn nhờ những ảnh hưởng của văn hóa Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có hơn 70 triệu dân và phần lớn trong số này đều theo đạo Hồi. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ lại đi theo phong cách sống thế tục. Gần đây chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện những cải cách tiến bộ như cải tổ luật gia đình, xác định lại quan hệ bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong gia đình. Luật mới cũng quy định lại độ tuổi kết hôn của nữ giới trong đó xác định rõ, nữ giới phải đủ 18 tuổi mới được kết hôn. Gần đây nhất, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ mang khăn trùm đầu tại các trường Đại học. Ông cho rằng khăn chum đầu là tự do cá nhân và lệnh cấm đã tước mất cơ hội của một số phụ nữ quyền được học Đại học. Tổng thống Abdullah – vị Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc Hồi giáo, cũng lên tiếng dỡ bỏ lệnh cấm. “Sẽ tốt hơn nếu phụ nữ đội khăn trùm đầu được tới trường thay vì ngôi nhà bị cách ly khỏi xã hội.” Qua đó ta có thể thấy, người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang có nhiều cơ hội để hòa nhập vào xã hội và khẳng định được vai trò của mình. Tại Iran, phụ nữ ở đây được phép lái xe, được buôn bán bất động sản, làm chủ tiệm buôn và tham gia bộ máy chính quyền. Hiện nay phụ nữ Iran chiếm 35% công chức tại các công sở, 25% lực lượng công nhâ và 54% tổng số sinh viên đại học. Trong số đó phải kể đến tên tuổi của Shirin Ebadi – bà là người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên và đồng thời cũng là người Iran đầu tiên đạt giải thưởng cao quý của thế giới – giải Noben Hòa Bình, vì những hoạt động vì nhan quyền và dân quyền cho nhân dân Iran. Bà là người phụ nữ đầu tiên được trở thành thẩm phán trước cách mạng Iran năm 1979. Cuộc cách mạng Hồi giáo đã buộc bà phải từ chức, nhưng nhờ làm trong tòa án nên bà có điều kiện tham gia vào các hoạt động đấu tranh dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là quyền lợi 65 của phụ nữ và trẻ em. Trong buổi lễ trao giải, chủ tịch giải Noben Ole Danbold Mjoes đã nhận xét: “Bà là thẩm phán, nhà giáo, nhà văn và là nhà hoạt động, bà có tiếng nói mạnh mẽ ở Iran và tiếng nói vượt qua cả biên giới…” Tại Libya: Phụ nữ ở đất nước này hoàn toàn có quyền bình đẳng với nam giới. Họ được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có một số lĩnh vực tiên phong. Chẳng hạn như lĩnh vực lập pháp, phụ nữ Libya chiếm một tỷ lệ lớn, tỷ lệ này còn cao hơn một số nước tiên tiến trên thế giới. Ở Libya 100% dân số theo đạo Hồi. Bà Hafathi Ben Amer, thư ký phụ trách các vấn đề phụ nữ thuộc ban thư ký Hội Đồng Nhân Dân toàn quốc của Libya cho biết: “Ở Libya đạo Hồi là mối quan hệ giữa con người với Thánh Allah, chứ không phải là trở ngại cho phụ nữ. Đạo Hồi cho chúng tôi sự công bằng. Theo quy ước của đạo này, ở đất nước chúng tôi, người phụ nữ dù có học vấn cao, cũng không phải cáng đáng trách nhiệm kinh tế trong gia đình. Khi ly hôn người đàn ông có trách nhiệm chăm sóc con cái và cả người vợ đã ly hôn.” Hiện nay ở Libya có tới 10 tòa án dành riêng cho phụ nữ và sắp tới sẽ có thêm nhiều tòa án như thế trên toàn đất nước này. Bên cạnh các nước trên, cũng còn nhiều quốc gia theo đạo Hồi, có cái nhìn khắt khe hơn đối với phụ nữ, trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt tham gia các tổ chức xã hội người phụ nữ không có nhiều quyền hạn. Tại Ả rập: Nơi đây vốn là quê hương của đạo Hồi, được xem là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa Hồi giáo truyền thống nên vùng đất này rất ít chịu tiếp thu những thay đổi theo xu hướng tiến bộ của nhân loại. Trong xã hội, phụ nữ Ảrập không có bất cứ quyền gì. Họ không có tiếng nói của riêng mình, không thể làm gì để thay đổi bản thân. Phụ nữ ở nơi đây bị cấm lái xe, đi du lịch, cấm có tài khoản ở ngân hàng, hay tổ chức các hoạt động kinh doanh. Khách du lịch khi đến đất nước này có khi cả ngày không thấy bóng một người phụ nữ nào mà không đi có đàn ông đi cùng. Tại những địa 66 đỉa công cộng, từ các quán café cho đến cửa ra vào các tòa nhà, quán ăn thường có lối vào tách biệt dành cho phụ nữ. Nhiều nơi còn khi thêm dòng chữ không có người dám hộ không được vào. Ở nơ đây, không có gì phân biệt cá tính của người phụ nữ. Mạng che mặt đã làm cho họ hoàn toàn giống nhau. Trong trường học, nữ sinh thường được dạy về những tội lỗi của mình và cách cư xử của một phụ nữ Hồi giáo đúng đắn. Ngày nay, sự tồn tại của những đạo luật Hồi giáo truyền thống đã khiến cho phụ nữ Ảrập phải sống hai cuộc đời. Hàng nghìn người đã đi du học nước ngoài và rất giỏi trong thế giới hiện đại. Thế nhưng, khi quay về quê hương, thì dường như xã hội đã đẩy họ về quá khứ của một nghìn năm trước. Nhiều phụ nữ có trình độ với một công việc có uy tín cũng vẫn có thể bị buộc tội cư sử không đúng đắn. Ví như ra ngoài không có áo choàng đen hoặc khăn che mặt. Để đảm bảo trang phục phụ nữ được thực thi, ở đây thường xuyên có một đội cảnh sát tôn giáo, lung sục khắt mọi nơi, phát hiện phụ nữ phạm tội. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất đối với người phụ nữ Ả rập là chế độ đa thê. Hiện nay, số người phụ nữ biết chữ ở Ả rập đã tăng từ 2% giữa những năm 60 của thập kỷ XX lên 70%. Nữ giới chiếm 60% số sinh viên đại học [8.78], 55% phụ nữ ở đây tốt nghiệp đại học nhưng hầu hết họ phải ở nhà vì những cấm đoán tôn giáo, và vì không có đủ cơ hội tìm việc làm. Chỉ có 5,5% trong số 47 triệu phụ nữ trong độ tuổi đi làm có việc. Năm 2003, một nhóm phụ nữ đã đưa ra kiến nghị yêu cầu chính phủ công nhận quyền pháp lý và dân sự của họ. Điều đáng mừng là chính phủ đã thông qua dù còn nhiều hạn chế. Hơn 10% doanh nghiệp tư nhân ngày nay do phụ nữ quản lý [8.78]. Những người muốn hiện đại hóa đất nước Ảrập đang phải đối đầu quyết liệt với những người thuộc phái bải thủ muốn áp dụng và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của Hồi giáo trên đất nước này. 67 Tại Afganistan: Mọi phụ nữ Afganistan mỗi khi bước chân ra khỏi nhà đều phải mặc bộ Burka. Đây là một kiểu áo choàng may bằng vải thô phủ kín từ đầu đến chân. Tại đây, phụ nữ không được đi học. Các bé gái chỉ được đi học từ 7 đến 12 tuổi đủ để có thể đọc sách kinh mà thôi. Thực ra trong lịch sử nước này đã có những cuộc cải cách liên quan đến gia đình, và quyền của người phụ nữ như cấm cưỡng ép hôn nhân, cấm bắt trẻ em gái lấy chồng, không có phép thách cưới quá cao, khôi phục quyền ly hôn cho phụ nữ, công nhận quyền thừa kế cho phụ nữ góa chồng… Như vậy qua tìm hiểu một số nước Hồi giáo tiêu biểu, chúng ta có thể thấy, ở phần lớn các quốc gia này, vị trí của người phụ nữ đã được cải thiện đáng kể. Bước đầu họ đã được hòa nhập với xã hội, được quan tâm hơn trong các điều kiện sinh hoạt về chăm sóc sức khỏe cũng như lựa chọn nghề nghiệp. Về cơ bản, họ đã có những quyền mà trước kia họ không thể có như quyền bình đẳng với nam giới, quyền bầu cử, quyền hoạt động kinh tế độc lập, quyền được tham gia vào các hoạt động chính trị trong và ngoài nước… Tiếng nói của họ làm cho dư luận ngày nay phải nhìn nhận lại vai trò của nữ giới và quan tâm hơn đến sự ngiệp giải phóng phụ nữ. Những thành quả đạt được, trước hết là kết quả của tinh thần đấu tranh không mệt mỏi cùng với ý thức giác ngộ ngày càng cao của phụ nữ Hồi giáo trên toàn thế giới. Mặt khác nó cũng là nhu cầu phát triển khách quan của thời đại, đòi hỏi phụ nữ nói chung và phụ nữ Hồi giáo nói riêng biết vượt qua những khuôn khổ chật hẹp của gia đình vào xu thế phát triển chung của thời đại. 2.2.3. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tôn giáo và văn hóa Vai trò của người phụ nữ Hồi giáo không chỉ được thể hiện trong phạm vi gia đình, xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn được thể hiện trong tôn giáo và văn hóa. 68 Bằng chứng lịch sử cho thấy rằng phụ nữ có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển sớm của cộng đồng Hồi giáo, là những người đầu tiên tìm hiểu và tiếp thu những điều mặc khải ban đầu Thượng đế Allah ban cho Muhammad. Sau khi Muhammad kết hôn với bà Khadijah không bao lâu thì ông thường xuyên rời nhà đến một hang động trên núi Xira để tịnh tâm (ẩn tu), lúc đó bà Khadijah cũng không trách mắng ngược lại bà còn ủng hộ và khuyến khích ông nếu việc đó làm cho ông thoải mái về mặt tinh thần, được sự ủng hộ của vợ nên hàng ngày Muhammad rất yên tâm đến đó để tìm chân lý. Cho đến một ngày Thượng đế Allah đã Mặc khải cho ông nhận lãnh sứ mạng là Vị Thiên sứ cuối cùng của Allah để đi truyền bá tôn giáo đạo Hồi cho nhân loại. Sau khi nhận lãnh Mặc Khải thì Muhammad trở về nhà mà tay chân vẫn còn run rẩy, ông bảo bà Khadijah: “Hãy đắp chăn cho Ta! hãy đắp chăn cho Ta” rồi ông kể hết những sự việc nghe thấy trên hang núi cho bà Khadijah nghe, bà Khadijah đầu tiên lấy chăn đắp cho chồng và rất lo lắng về thái độ bất thường của chồng, rồi bà đợi đến khi Muhammad bớt run sợ thì bà an ủi ông: “Allah sẽ không bao giờ bỏ rơi ông, và ông xử sự rất tốt với bà con ruột thịt, bênh vực những người yếu đuối, giúp đỡ những người nghèo khổ; ông là người hiếu khách và chịu đựng khó khăn khi dấn thân làm việc nghĩa.” Hadith Al Bukhory và Muslim ghi lại. Bà Khadijah không tỏ vẻ nghi ngờ, ngược lại rất tin tưởng những lời của chồng bởi tính trung thực và thẳng thắn của ông, từ đó bà là người phụ nữ đầu tiên chấp nhận chỉ tôn thờ Allah duy nhất và tin Muhammad (chồng bà) là Sứ giả của Allah. Bà Khadijah có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng không chỉ đối với Muhammad mà còn với cả lịch sử Hồi giáo. Bà tin tưởng và chấp nhận sứ mạng của Muhammad trong khi không ai tin ông, bà đã hy sinh hầu hết tài sản của bà để giúp Muhammad truyền bá đạo Hồi trong khi ban đầu mọi người không chấp nhận ông, bà an ủi những khi ông bị những người đa thần chống 69 đối, làm nhục hay chỉ trích chê bai, bà đồng hành cùng ông trong suốt quá trình truyền đạo. Bà là cánh tay phải giúp Muhammad sáng lập nên đạo Hồi. Nếu Khadijah là người gắn bó và giúp đỡ Muhammad thuở ban đầu lập đạo thì khi ông mất đi, Aisha – một trong những người vợ sau này của ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và thực thi giáo lý và luật pháp Hồi giáo. Aisha học tập và tiếp thu kiến thức trong kinh Qur‟an, đọc thuộc lòng Qur‟an và sở hữu riêng một bản chép kinh Qur‟an. Bà là người khởi xướng ra những tập tục trụ cột của Hồi giáo như việc che đậy và tách biệt của người phụ nữ. Aisha được đánh giá là có tầm quan trọng trong việc làm sống lại truyền thống Ảrập, lãnh đạo các phụ nữ Ảrập, nhấn mạnh tầm quan trọng của mình trong chính Hồi giáo. Vì cưới Muhammad khi còn trẻ nên Aisha đã được tiếp cận với các giá trị cần thiết để có thể dẫn dắt và ảnh hưởng đến các chị em phụ nữ Hồi giáo. Sau khi Muhammad mất , Aisha bởi sự thông minh và trí nhớ đặc biệt của mình được công nhận là một tác giả nổi tiếng của những hadith – những ghi chép lại lời giáo huấn, thực hành và phương thức sống của Thiên sứ Muhammad. Aisha là người truyền tải những ý tưởng của Muhammad và thực hiện chúng, đặc biệt thường xuyên phản đối những bất lợi đối với phụ nữ trong các nỗ lực để thay đổi xã hội. Như vậy, ngay từ lúc ban đầu, có những người phụ nữ đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành Hồi giáo. Lúc Muhammad mất, những người phụ nữ xuất sắc trong cộng đồng Hồi giáo cũng được tham khảo ý kiến về việc chọn người kế nhiệm ông. Trong suốt quá trình phát triển, phụ nữ Hồi giáo tiếp tục đóng vai trò duy trì tôn giáo, củng cố niềm tin tôn giáo và thực hành sinh hoạt tôn giáo của mình . Cụ thể bằng việc tuân thủ các trụ cột của Hồi giáo, trong đó có cầu nguyện năm lần mỗi ngày, ăn chay trong tháng thánh lễ Ramadan, và giống như mọi người Hồi giáo, người có sức khỏe và tài chính có thể hành hương đến thánh địa Mekka ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, phụ 70 nữ có thể không cầu nguyện hoặc chạm vào kinh Qur‟an khi hành kinh hoặc trong một thời gian sau khi sinh con. Trong dịp này, họ được coi là nghi lễ không tinh khiết. Ngoài ra, những người phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú được miễn nhịn ăn trong tháng Ramadan nhưng họ phải bổ sung số ngày mà họ bỏ lỡ vào thời gian sau khi khỏe. Người phụ nữ thể hiện niềm tin và củng cố niềm tin của mình bằng hành động đi lễ ở nhà thờ. Ý tưởng về việc phụ nữ có được đến cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo hay chỉ được cầu nguyện trong nhà đã thay đổi theo thời gian. Trong những ngày của Muhammad, phụ nữ thực hiện lời cầu nguyện buổi sáng tại nhà thờ Hồi giáo, và họ được yêu cầu xếp thành hàng phía sau những người đàn ông. Họ rời khỏi nhà thờ trước đàn ông để ngăn chặn, ít nhất là về mặt lý thuyết, bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa hai giới. Bên cạnh đó, người phụ nữ Hồi giáo còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Ảrập, đồng thời xây dựng những nét văn hóa đặc trưng của Hồi giáo. Những người phụ nữ bên cạnh Muhammad là những người tiếp xúc gần gũi với ông nhất, họ có vai trò quan trọng trong quá trình thu thập tất cả những hadith từ cả hai nguồn bằng văn bản và bằng miệng thành một văn bản chính thống duy nhất là thiên kinh Qur‟an, mà đã nói ở trên, ngay bản thân kinh Qur‟an đã là một kho tàng văn hóa đồ sộ bao gồm: ngôn ngữ, chữ viết, phong cách văn học, thể loại văn học, nghệ thuật, kiến trúc… Thu thập và biên soạn lại được hoàn chỉnh cuốn Kinh Qur‟an đồng nghĩ với việc giữ gìn được những nét văn hóa đặc sắc của Ảrập. Và Aisha được coi là người hiểu biết nhất và hùng biện giỏi nhất về các vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp trong kinh Qur‟an, là người có đóng góp lớn trong các lĩnh vực thơ ca, văn học Ảrập, lịch sử Ảrập và kể cả y học bởi cô hướng dẫn tín đồ cầu nguyện và đọc thơ trong kinh. Người Hồi giáo ghi nhận 71 những đóng góp trí tuệ của Aisha liên quan đến các văn bản ghi lại lời nói của Muhamad mà sau này đã trở thành lịch sử chính thức của Hồi giáo. Bên cạnh đó, phong cách ăn mặc là nét văn hóa đặc trưng của người Hồi giáo được giải thích nhằm thúc đẩy sự khiêm tốn, tìm cách giảm thiểu sự trụy lạc và phi đạo đức trong xã hội, được Allah quy định như sau: “Hơi Nabi (Muhammad!) hãy bảo các bà vợ Ngươi, các đứa con gái của Ngươi và các bà vợ của những người có đức tin dùng áo choàng phủ kín cơ thể của họ. Như thế sẽ dễ nhận biết họ và họ sẽ không vị xúc phạm” [Sũrah33; 59] và “(Này Muhammad!) Ngươi hãy bảo những tín đồ nam hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín đáo của họ, điều đó sẽ làm thanh sạch bản thân họ. Quả thật, Allah đều am tường mọi việc họ làm. Và Ngươi hãy bảo những tín đồ nữ hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín đáo của cơ thể họ, hãy bảo họ không đợc chưng diện và khoe sắc mà hãy che đậy thân thể của họ ngoại trừ những phần được lộ ra một cách tự nhiên (mặt và đôi bàn tay), Ngươi hãy bảo họ phủ khăn che xuống ngực.” [Sũrah24; 30,31]. Đạo Hồi quy định cách ăn mặc thận trọng hơn cho cả nam và nữ. Trong Hồi giáo, cả nam giới và phụ nữ đều được yêu cầu ăn mặc đơn giản, khiêm tốn với phong cách nghiêm trang không được ăn mặc hở hang. Nam giới luôn luôn che phủ cơ thể của mình với quần áo không bó sát và không để lộ từ phần rốn đến đầu gối. Đây là yếu tố tối thiểu cho việc che kín cơ thể. Còn người phụ nữ Muslim khi ra khỏi nhà ít nhất phải che phủ tóc và thân thể của mình trong bộ quần áo rộng, không được bó sát và không có tính cách hở hang, phải che khuất các chi tiết của cơ thể mình trước công chúng; nhiều nơi phụ nữ Muslim đã dùng khăn che kín luôn gương mặt và dùng găng che phủ hai bàn tay của mình. Ý nghĩa đằng sau quy định ăn mặc này được người Muslim giải thích là để giảm thiểu sự lôi cuốn tình dục và sự thái hóa trong xã hội càng nhiều càng tốt cho cả nam giới và nữ giới. Việc tuân thủ theo quy định ăn mặc này là một hình 72 thức phục tùng Thượng Đế bởi đạo Hồi nghiêm cấm bất cứ sự hấp dẫn tình dục và sự lôi cuốn sinh lý bên ngoài hôn nhân. Một số quan điểm cho rằng việc che phủ đầu của một người phụ nữ có nghĩa là hiện thị sự thấp kém hơn so với nam giới. Điều này bị người Muslim phủ nhận hoàn toàn, họ cho rằng, phụ nữ ăn mặc theo cách này là để yêu cầu sự tôn trọng và thông qua sự khiêm tốn của mình từ chối tình trạng nô lệ tình dục. Thiên kinh Qur‟an yêu cầu nhiệm vụ tôn giáo và những hứa hẹn về phần thưởng tinh thần đối với đàn ông và phụ nữ là như nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại những yếu tố nhất định có xu hướng hạn chế vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong đời sống tôn giáo Hồi giáo, bao gồm các tập quán xã hội, thiếu giáo dục, và những ý tưởng về sự tinh khiết trong lễ nghi…. Từ thực tế như vậy, phụ nữ Muslim còn có một vai trò quan trọng đối với chính mình đó là đoàn kết tổ chức đấu tranh chống lại những điều bất công đối với phụ nữ. Trong lĩnh vực này lại phải kể đến Aisha, ngoài những đóng góp về mặt giáo lý và tổ chức của Hồi giáo thì cô còn có những đóng góp quan trọng trong cải cách văn hóa Hồi giáo. Aisha là người ủng hộ mạnh mẽ cho giáo dục của phụ nữ Hồi giáo, đặc biệt là giáo dục pháp luật và giáo lý của đạo Hồi. Trong lịch sử ban đầu của Hồi giáo, một số con giá của các gia đình giàu có mới nhận được giáo dục tư nhân ở nhà, phụ nữ bị loại khỏi nền giáo dục chính quy, nạn mù chữ trở nên phổ biến. Khi đó, Aisha được biết đến là người đầu tiên thiết lập Madrasa – một lớp học cho phụ nữ trong nhà của ḿnh , khuyến khích phụ nữ học tập kiến thức Islam nhằm ngăn chặn bất cứ ai tiếp thu một nền giáo dục trái với giáo lý đạo Hồi. Tham gia lớp học của Aisha là những người thân trong gia đình và trẻ em mồ côi, thậm chí sau đó đàn ông cũng tham dự, họ được ngăn cách với phụ nữ bằng một bức màn đơn giản. Mãi cho đến sau này, những năm 1980, sau nhiều cố gắng thì các trường học dành cho trẻ em gái mới bắt đầu được mở tại các nước Hồi giáo, hướng dẫn 73 các môn học về thủ công và nội trợ. Kể từ nền độc lập của thế giới Hồi giáo giữa những năm 1900, cả phụ nữ và đàn ông Hồi giáo bắt đầu được tiếp cận với nền giáo dục thế tục. Tuy nhiên hướng tôn giáo cho phía phụ nữ vẫn bị tụt lại cho với nam giới, thậm chí người phụ nữ được bởi vì các tác phẩm của mình mà được công nhận là học giả Hồi giáo chứ không thể đạt được học vị cao hơn trong giới nghiên cứu khoa học vì nhiều người Hồi giáo không tin rằng phụ nữ có khả năng để dạy những đàn ông, những người phụ nữ được đào tạo về tôn giáo cũng chỉ có thể hướng dẫn cho những người phụ nữ khác. Ngoài ra, trước đây mặc dù phụ nữ được cho phép đến nhà thờ cầu nguyện nhưng thực tế vẫn có nhiều nơi hoàn toàn cấm phụ nữ, họ biện minh rằng không gian công cộng là nơi không an toàn đối với phụ nữ. Các nghiên cứu ở một số quốc gia Hồi giáo khác nhau cho thấy sự hiện diện của phụ nữ ở nơi cộng cộng là nguồn gốc của sự cám dỗ và xung đột. Vì vậy, không cho phép phụ nữ đến nhà thờ được coi là cần thiết để bảo tồn nhân phẩm và sự thánh thiện của các nghi lễ tôn giáo. Trong nhiều thế kỷ, nhà thờ Hồi giáo là không gian chủ yếu của nam giới. Sau nhiều cuộc đấu tranh đã làm thay đổi được thái độ này. Gần đây, các nhà thờ Hồi giáo xây dựng một không gian riêng biệt cho phụ nữ. Nhưng thực tế chứng minh như thế vẫn chưa đủ, phụ nữ vẫn thường bị cô lập, thậm chí không thể trực tiếp thấy các nhà thuyết giảng, và vai trò của họ vẫn bị hạn chế trong nhà thờ Hồi giáo. Tóm lại, phụ nữ Hồi giáo không chỉ thể hiện những vai trò quan trọng trong kinh tế, chính trị mà còn cả những vai trò về tôn giáo, văn hóa trong chính xã hội của mình. Điều này là quan trọng và cần được tạo điều kiện để phát huy hơn nữa trong thế giới hiện đại ngày nay. 2.3. Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong Kinh Qur’an Từ sự phân tích ở trên, cho thấy cách nhìn về nhân quyền người phụ trong thế giới Hồi giáo có sự tiến bộ so hơn với xã hội Ả rập tiền Hồi giáo. 74 Điều đó được thể hiện trước hết trong cuộc sống gia đình: Nếu như trước kia, xã hội Ảrập cho rằng: sự hiện diện của con gái là một điều nhục nhã. Do đó, con gái có thể bị cha mẹ gả bán hoặc chôn sống ngay từ lúc chào đời, người phụ nữ là một tài sản thuộc về cha hay chồng họ. Từ khi Hồi giáo ra đời, Kinh Qur‟an quy định rất rõ phụ nữ và đàn ông có mối quan hệ mất thiết với nhau, cả hai được miêu tả như bạn bè và các đối tác trong đức tin. Cả hai đều là tạo hóa của Thượng Đế. Phụ nữ Hồi giáo cũng có quyền cá nhân độc lập, đạo Hồi ban cho họ quyền tư hữu (làm chủ tài sản của mình). Không ai có quyền bắt ép người phụ nữ kết hôn ngược với ý muốn của họ. Họ có quyền đòi ly hôn từ người chồng nếu hôn nhân của đôi bên không thể kéo dài được nữa. Họ có quyền kinh doanh (mua bán), họ được phép học hỏi kiến thức và truyền đạt lại cho người khác miễn sao không đi trái ngược với giáo lý Hồi giáo, có quyền phát triển tài năng của mình … Qua đó ta có thể thấy được, từ khi đạo Hồi ra đời đã có một bước tiến mới trong cách nhìn về người phụ nữ, giá trị của người phụ nữ đã được nâng cao. Những cố gắng của họ đã được thừa nhận. Qua việc xác định quan hệ của phụ nữ trong hôn nhân và trong quyền thừa kế tài sản đã đem lại cho họ một vị thế xã hội mà trước đây họ không có được. Không những trong gia đình họ có chỗ đứng của mình mà ngoài xã hội họ cũng đã được thừa nhận. Nếu như trước đây họ chỉ quanh quẩn nơi góc bếp, chăm sóc chồng con, từ khi đạo Hồi ra đời, họ được học hành, được đào tạo nghề nghiệp, được tham gia vào các tổ chức xã hội, không những làm tròn bổn phận của người phụ nữ gia đình, họ còn tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế, các tổ chức chính trị… 75 Nhưng mặt khác, Hồi giáo vẫn còn xem người phụ nữ thấp kém, bị loại ra khỏi các vai trò linh thiêng chỉ giành cho nam giới. Kinh Qur‟an có ghi: “phụ nữ là y phục của đàn ông” [Sũrah 2;187]; “vợ các Ngươi là miếng đất trồng cho các ngươi…” [Sũrah 2; 223]. Trong các nước Hồi giáo, nữ giới phải chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân, kinh Qur‟an quy định chế độ đa thê, chỉ đòi hỏi sự chung thủy ở người vợ, như vậy mang lại sự bất công cho người vợ, cản trở sự phát triển của người phụ nữ trong gia đình. Kinh Qu‟an quy định người vợ chỉ đóng vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái trong gia đình, không tham gia các công việc ngoài xã hội. Người phụ nữ Hồi giáo gần như tách biệt hẳn với cuộc sống xã hội bên ngoài. Người vợ trong gia đình Hồi giáo gần như bị thụ động, “tuân phục chồng”. Như vậy, quan niệm này còn nhiều mặt hạn chế. Họ bị phân biệt đối xử trong xã hội Hồi giáo Khi đến giáo đường làm lễ vào ngày thứ sáu hàng tuần, phụ nữ có thể không được vào hoặc muốn vào phải đi cửa riêng, không được đi chung cửa với nam giới. Khi phụ nữ làm chứng ở tòa án, thì lời làm chứng của họ chỉ có giá trị bằng nửa lời của đàn ông. Khi nạn nhân bị giết là nữ giới, trường hợp nếu được bồi thường, thân nhân của họ chỉ được bồi thường giá trị bằng một nửa so với nạn nhân nam giới... Về trang phục Kinh Qur‟an quy định chế độ y phục của phụ nữ khá khắt khe, phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ thân thể bất kể phần nào (kể cả mặt và tay) ra trước bất cứ người đàn ông nào ngoài chồng mình. Do quy định đó tại các nơi công cộng người ta rất dễ nhận ra các phụ nữ đạo Hồi trong trang phục giống nhau là: áo choàng rộng chùm kín từ đầu đến 76 gót chân với mạng che mặt. Trang phục này có nhiều nếp gấp, nặng nề, gây nhiều khó chịu cho người mặc trong mùa hè. Mặc là cách làm đẹp căn bản của phụ nữ. Chiếc áo choàng với mạng che mặt của phụ nữ đạo Hồi biến tất cả phụ nữ thành một hình mẫu giống nhau, làm mất đi vẻ đẹp hình thể, nữ tính, vẻ đẹp đa dạng, phong phú của người phụ nữ. Trang phục của họ chỉ còn có tác dụng phân biệt họ với đàn ông. Nếu thực hiện không đúng quy định về trang phục thì coi như vi phạm pháp luật hoặc bị coi là mặc không phù hợp “thuần phong mỹ tục”. Nếu so sánh những quy định tương tự đối với phụ nữ đạo Hồi ở một số nước khác ngoài khu vực, phụ nữ đạo Hồi ở các quốc gia Đông Nam Á xem ra vẫn còn được may mắn hơn bởi họ không phải chịu những quy định khắt khe như được kể dưới đây. Chẳng hạn, để duy trì đạo luật về mặc, có quốc gia đã công khai (hoặc ngấm ngầm) thực thi một loại chế tài man rợ kiểu thời Trung cổ là tạt a-xít vào mặt những phụ nữ không che mạng. Chế độ Taliban còn có đội quân gọi là cảnh sát đạo đức hay Bộ cải tiến đạo đức để duy trì luật về y phục phụ nữ bằng việc dùng gậy hoặc roi quấn dây cáp đánh những phụ nữ tại bất cứ đâu nếu họ sử dụng y phục không đúng quy định. Để được mọi người tôn trọng, có cái nhìn mới về mình, người phụ nữ Hồi giáo còn phải thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình: Về điều răn chung có thể kể như là: chỉ tin vào thánh Allah; vinh danh và kính trọng cha mẹ; Tôn trọng quyền của người khác; Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo… Về những tín điều bắt buộc chung ai cũng phải tuân thủ (không kể nam hay nữ): mỗi ngày tự làm năm lần các lễ Panda, Phisni, Dical, Samu, Huftan; thứ sáu hàng tuần làm lễ tập thể tại giáo đường, đóng góp từ thiện, nhịn ăn uống ban ngày trong tháng Ramada; ít nhất một lần trong đời hành hương tới thánh địa Mekka… 77 Ngoài ra còn có những quy định riêng cho người phụ nữ: làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình, tránh xa cái lưỡi tục tĩu, những con mắt gian xảo, dâm tà, và những bàn tay nhơ nhuốc… Họ phải thi hành giáo luật Hồi giáo đã ra lệnh khi đi ra ngoài phải che kín thân thể (Hijab), tránh xa nam giới, tránh xa tất cả mọi điều mang tai tiếng xấu… Nhìn chung, thái độ đối với phụ nữ theo đạo Hồi có tiến bộ hơn so với trước kia, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, mang tính tiêu cực, còn rất xa với trào lưu tiến bộ và với những đòi hỏi hiện nay. Như chúng ta đã biết, Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, trong quá trình phát triển, nó đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, người theo đạo Hồi chỉ bao gồm một thiểu số nhỏ và đa số là đồng bào Chăm vì đạo Hồi đặt cơ sở và đã có thời kỳ cực thịnh trong Vương quốc Chămpa ngày trước. Đối với người Chăm theo đạo Hồi thì phân hóa thành hai nhóm: Chăm Ba Ni (truyền thống) và Chăm Islam giáo. Nhóm Chăm Ba Ni tập chung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhóm Chăm Islam giáo tập trung ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và một số làng Chăm ở Ninh Thuận. Mặc dù Hồi giáo du nhập người Chăm có sự khác biệt về tín ngưỡng, phong tục tập quán, nhưng nó đã góp phần tạo thêm nét đặc sắc, sự đa dạng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đạo Hồi du nhập và tồn tại trong cộng đồng người Chăm đã bị cải biến và đơn giản hoá rất nhiều để dung hoà với văn hoá của cư dân sở tại. Do vậy, đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam mang nhiều yếu tố bản địa. Như chúng ta tìm hiểu ở trên, giáo lý đạo Hồi có những quy định khắt khe đối với phụ nữ .Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm 78 ở Việt Nam đối với người phụ nữ khá dung hoà trong quan hệ giới và quan hệ xã hội. Tùy theo luật pháp và phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi giáo cũng thay đổi nhưng đạo Hồi vẫn quyết định phần lớn số phận của họ. Họ phải che kín toàn thân khi ra đường, chỉ được hưởng nửa tài sản so với đàn ông, giá trị phụ nữ trước pháp luật chỉ bằng một nửa so với đàn ông, không được ngoại tình …. Tuy nhiên phụ nữ Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam không bị những quy định quá ngặt nghèo chi phối như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo khác, kể cả là những người Chăm ở Nam Bộ được coi là những người Chăm Hồi giáo chính thống. Xã hội Chăm truyền thống xây dựng trên cơ sở chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ làm chủ gia đình và tộc họ tính theo dòng huyết bên mẹ. Họ được kính trọng trong gia đình và có địa vị cao ngoài xã hội, dù thực tế, người nam giới phải đảm đương mọi công việc khó nhọc để tạo ra kinh tế cho gia đình. Ở đây, người phụ nữ không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong quản lý kinh tế và điều phối các hoạt động trong gia đình mà còn có vai trò trụ cột trong đời sống tâm linh và tinh thần nói chung. Người phụ nữ Chăm không chỉ là người nội trợ mà còn là người buôn bán rất giỏi, là công nhân, ca sĩ, giáo viên, giảng kinh Qur‟an ở thánh đường và nhà riêng. Họ không phải cấm cung, được học hành và giao tiếp rộng rãi, không phải mang mạng che mặt, mặc áo dài tay hay có người lớn đi kèm khi ra đường... như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo khác. Các quy định của giáo lý Hồi giáo trong người Chăm ở Việt Nam đã bị bản địa hoá nhiều, có hướng mở cho phụ nữ Chăm trong quan hệ gia đình và xã hội. Người phụ nữ chi phối mọi sinh hoạt tinh thần, tôn giáo và cả việc dựng vợ gả chồng cho con cái : khi lấy vợ người nam phải ở rể hoặc ở căn 79 nhà do cha mẹ vợ dựng cho trên mảnh đất của họ. Nếu họ mất sớm hoặc ly hôn thì mọi của cải của người chồng và con cái đều thuộc về gia đình người vợ. Người chồng chỉ được phép ở lại căn nhà của mình nếu chịu tục nguyền cùng cô em vợ mà thôi. Khi Hồi giáo được truyền đến dưới ảnh hưởng của kinh Qur‟an và giáo lý Hồi giáo, quan niệm về vai trò của người phụ nữ cũng có ít nhiều thay đổi. Hồi giáo đề cao vai trò của người đàn ông. Kinh Qur‟an có viết : “Người đàn ông là trụ cột của gia đình trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng vắng nhà với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah..” [Sũrah4;34]. “… Hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi vừa ý hoặc hai, hoặc ba, bốn. Nhưng nếu các ngươi sợ không không thể ăn ở công bằng với họ thì hãy cưới một bà thôi hoặc một người phụ nữ nào ở dưới tay kiểm soát của các người. Điều đó thích hợp cho các người hơn để may ra (vì thế) các người tránh được bất công.” [Sũrah4;3]. Dưới ảnh hưởng của Hồi giáo, quan hệ thân tộc của người Chăm Islam giáo không tính theo dòng huyết bên mẹ mà tính theo dòng huyết người cha. Mặc dù người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình nhưng người Chăm Islam không phụ thuộc hoàn toàn vào các nguyên tắc của đạo Hồi. Người nam giới không tuân theo chế độ đa thê, người phụ nữ vẫn có quyền tham gia ý kiến trong các vấn đề của gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế phụ nữ Chăm Islam đa số vẫn chỉ tham gia các công việc nội trợ, dệt vải, buôn bán, chăm sóc gia đình mà ít tham gia công việc xã hội. Các cô gái chưa chồng khi ra đường vẫn phải cài khăn che mái tóc và có người lớn đi cùng, để tỏ ra là người ngoan đạo. So với cộng đồng Chăm Ba Ni, Hồi giáo khi du nhập vào đây đã phải đối mặt với một xã hội mẫu hệ nên nó phải hội nhập với phong tục, tập 80 quán bản địa làm mất đi tính độc tôn cứng nhắc của mình. Chính vì vậy, người Chăm Ba Ni hiểu và thực hành nghi lễ Hồi giáo khác biệt nhiều so với người Chăm Islam. Họ không chỉ giành riêng niềm tin của mình vào Thượng Đế và tiên tri Muhammad như người Chăm Islam mà còn dành cho rất nhiều thần linh khác, nữ thần sáng tạo ra dân tộc Chăm, những vị anh hung dân tộc, ông bà tổ tiên. Phần lớn tín đồ Ba Ni không thuộc một loại kinh sách Hồi giáo nào, họ không đọc kinh cầu nguyện, không quan tâm đến lễ thứ sáu hàng tuần, không thực hiện tháng nhị chay Ramadan như người Chăm Islam mà chuyển thành hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc – lễ hội Ramuwan. Người Chăm Ba Ni cũng bố thí nhưng bằng hình thức “lễ đổi gạo” – nghi thức này vừa là một hình thức bố thí vừa phù hợp với tập quán lâu đời của người Chăm xưa, xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Tóm lại, ta có thể thấy rằng, quan niệm về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an với quan niệm về vai trò người phụ nữ Chăm theo Hồi giáo là biểu hiện của mối quan hệ tôn giáo và văn hóa dân tộc, tạo ra diện mạo phong phú cho văn hóa Chăm. Điều đó cho thấy sức sống của văn hóa và yếu tố nội sinh tâm lý tộc người. Dù kinh Qur‟an, giáo lý Hồi giáo có tính chất hệ thống, khuôn mẫu, cứng nhắc nhưng khi du nhập vào nước ta nó đã được mềm hóa bởi tâm lý tộc người. 81 Tiểu kết chƣơng 2 Từ khi Hồi giáo ra đời cùng với sự xuất hiện kinh Qur‟an đã ghi nhận phụ nữ Hồi giáo có vai trò quan trọng không những trong gia đình mà cả ngoài xã hội. Họ đã có tiếng nói riêng của mình, họ được hưởng quyền lợi mà họ đáng được hưởng, có chỗ đứng riêng trong xã hội. Đây là một bước tiến mới so với thời kỳ tiền Hồi giáo. Bên cạnh bước tiến đó, vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải xóa bỏ những hủ tục còn lạc hậu, chưa phù hợp với đòi hỏi hiện nay. Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển và hội nhập chung, với sự phát triển cả đất nước. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi nói riêng và những người phụ nữ trên khắp thế giới có vai trò to lớn. Người phụ nữ có vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình. Trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống ngày càng sôi động và có nhiều thay đổi thì vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao vị thế của mình. Phụ nữ là những người vợ, người mẹ mẫu mực, là nền tảng của sự hạnh phúc gia đình. Trong cuộc sống phát triển hiện nay, khi đã có sự bình đẳng giới thì vai trò của phụ nữ được thể hiện một cách rõ nét nhất. Nếu nam giới là những trụ cột chính trong gia đình thì phụ nữ chính là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu. Từ khi cất những tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành, người phụ nữ luôn luôn có một vai trò rất quan trọng, là nền tảng của sự phát triển của loài người. Hơn ai hết, tạo hóa đã ban cho họ một thiên chức rất cao quý là người vợ, người mẹ trong gia đình. Trong thời đại mới như hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức, vai trò, nhiệm của mình, còn không ngừng học hỏi, rèn 82 luyện để trở thành người có văn hoá. Họ không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Phụ nữ là những người rất giàu nghị lực, bản lĩnh. Họ sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Họ năng động, tự chủ, độc lập, không lệ thuộc hay ỷ lại vào người khác. Họ biết tranh thủ sự ủng hộ động viên nhiệt tình của gia đình và đồng nghiệp để biến những ước mơ, những đam mê của mình thành hiện thực. Trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung, họ luôn phấn đấu cho sự bình quyền và vai trò của mình. Và như thế phụ nữ đã và đang trở thành một nguồn nhân lực giá trị trong xã hội. 83 KẾT LUẬN Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới ra đời trên bán đảo Ảrập, trong quá trình truyền đạo và phát triển nó đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Những giá trị văn hóa, đạo đức trong giáo lý, kinh sách, giới luật tôn giáo của đạo Hồi ngày càng ăn sâu bám rễ trong đời sống của mọi tín đồ theo đạo Hồi. Kinh Qur‟an được coi là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho các tín đồ, thông qua người giáo chủ Muhammad. Kinh Qur‟an chứa đựng những giá trị tinh thần, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng…Đồng thời kinh Qur‟an cũng chứa đựng tư tưởng triết học, thần học sâu sắc. Những tư tưởng thế giới quan, nhân sinh quan, trong kinh Qur‟an không chỉ bổ sung cho văn hóa nhân loại về mặt tư tưởng mà còn chứa đựng những giá trị giáo dục đạo đức, nhân văn. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng hiện đại hơn. Ngày nay, ở phần lớn các quốc gia Hồi giáo, không còn hình ảnh người phụ nữ chỉ biết thuê thùa đan lát, đảm đương việc nhà mà họ còn tham gia ngày một nhiều vào các công việc ngoài xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế gia đình nói riêng. Bằng những hoạt động thực tiễn, phụ nữ Hồi giáo đã chứng minh được vị trí to lớn của bản thân đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Tuy nhiên, ở khía cạnh chung nhất, thì ảnh hưởng, địa vị phụ nữ Hồi giáo trong xã hộ hiện đại vẫn chưa đạt được những tiến bộ đáng kể. Ở nước ta, tuy số người theo đạo Hồi chủ yếu là người Chăm, nhưng ảnh hưởng của nó tới xã hội không nhỏ, đặc biệt là trong quan niệm về vai trò người phụ nữ. Nghiên cứu quan niệm về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu Kinh Qur‟an, nhằm đưa ra một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội từ đó rút ra những giá trị và hạn 84 chế của người phụ nữ theo đạo Hồi so với người phụ nữ trên thế giới, liên hệ với thực tiễn quan niệm về người phụ nữ theo đạo Hồi ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong những người đi đầ u , giương cao tư tưở ng chố ng áp bức và nô dich ̣ phu ̣ nữ . Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng; giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người, một nhiệm vụ của cách mạng. Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Xuyên suốt từ Cương lĩnh chính trị năm 1930 đến Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thực hiện di chúc thiêng liêng của Người, vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ tiếp tục được thể chế hoá trong nhiều văn bản Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quan trọng về bình đẳng nam nữ và công tác phụ nữ. Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ – TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Tiếp tục phát triển các quan điểm của Đảng và Bác Hồ, Nghị quyết xác định phụ nữ là “người thầy đầu tiên” của mỗi đời người; phụ nữ có “những đặc điểm riêng...”; để phát huy vai trò của phụ nữ, Đảng ta đã xác định những nhiệm vụ cơ bản: “phát huy trí tuệ phụ nữ”, “tránh khắt khe, hẹp hòi”, cần “thông cảm, giúp đỡ phụ nữ”, “nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ là thật sự thực hiện quyền bình đẳng 85 và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ”... Về phần mình: “phụ nữ cần kết hợp hài hoà công việc gia đình với công tác xã hội”… Quan điểm ấy tiếp tục được thể hiện trong Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư ngày 16/5/1994 về công tác cán bộ nữ; được cụ thể hoá trong “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010” do Chính phủ công bố ngày 4/10/1997. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳnggiới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới, Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ-TW “Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.Ngày 29/11/2006 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bình đẳng giới; ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Đây là những văn bản pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, là công cụ pháp lý thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phấn đấu thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tôn giáo Chính Phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 2. Lê Thanh Bình – Đỗ Thanh Hải (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc Gia 3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 7 Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 6. C.Mác và Ăngghen (1998), Tuyển tập, tập 1 (bộ 6 tập), Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 7. C.Mác và Ăngghen, Thư gửi Ludvich Kugelman ngày 12 tháng 12 năm 1862. Tập 32. tr 486 (bản tiếng Nga). 8. Hoàng Văn Cảnh (2010), Islam giáo và văn hóa Islam giáo trong thế giới hiện đại, Tạp chí nghiên cứu Tôn Giáo, số 3. 9. Vũ Văn Chung (2010), Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh Qur’an, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 10. Phan Thế Châu (1973), Hồi giáo khảo lược, Thư viện khoa học xã hội, Vb.16886. 11. Diminique Suordel (Mai Anh, Thi Hoa, Thu Thuỷ, Thanh Vân dịch) (2002): Hồi giáo, Nxb thế giới Hà Nội. 12. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Chămpa, Nxb. Văn hóa dân tộc Hà nội. 87 13. Ngô Văn Doanh (2008), Về cộng đồng Islam giáo ở Philipphin – Người Moro, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 12. 14. Ngô Văn Doanh (2009), Islam giáo và văn hóa Đông Nam Á thời cận Hiện đại, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số1. 15. Ngô Văn Doanh (2013), Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á, Nxb.Thế giới. 16. Will Durant (2004), Lịch sử văn minh Ảrập, Nxb.Văn hóa thông tin. 17. Trần Dương (1994), Thân phận của người phụ nữ ở các nước Hồi giáo, Tạp chí thông tin khoa học, số 8. 18. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội. 19. Nguyễn Hồng Dương (2007), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Dũng ( 2012), Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới, Nxb chính trị quốc gia - sự thật 21. Nguyễn Văn Dũng (2003), Về các cộng Hồi giáo trong đời sống xã hội các nước Tây Âu hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6. 22. Nguyễn Văn Dũng (2005), Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Islam giáo, Tạp chí nghiên cứu Tôn Giáo, số 6. 23. Nguyễn Văn Dũng (2010), Vấn đề trang phục của người phụ nữ Islam ở nước Pháp, Tạp trí nghiên cứu Tôn giáo, số 10. 24. Nguyễn Văn Dũng (2005), Một số vấn đề Islam giáo trong đời sống xã hội hiện đại, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3. 25. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa tâm linh, Nxb. Văn hóa thông tin. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, NxbSự thật Hà Nội. 88 27. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb. Sự chính trị Quốc Qia, Hà Nội. 28. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb. Sự chính trị Quốc Qia, Hà Nội. 29. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb. Sự chính trị Quốc Qia, Hà Nội. 30. Lê Thị Ngân Giang, Nguyễn Thị Thu Vân (2008), Quyền của một số phụ nữ trong một số đạo luật và công ước nổi tiếng trên thế giới, Nxb Xã hội và thông tin. 31. Jamal J. Elias (1999), Islam, Rouledge Publisher, USA. 32. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 33. Phú Văn Hẳn (2004), Islam giáo và các nghi lễ, tập quán của người Chăm ở Nam Bộ, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 6. 34. Kinh Qur’an (2001), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Luận (1974), Người Chăm Hồi giáo miền Tây nam phần Việt Nam, Tủ sách biên khảo, Bộ văn hoá giáo dục và thanh niên Sài Gòn 36. Nguyễn Đức Lữ (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 37. Trevor Ling (1970), A History of Religion East West, Harper & Row Publisher, New York, p 211. 38. Ngô Văn Lý (1990), Khảo sát tình hình tín ngưỡng tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh (chuyên đề Hồi giáo và Ấn Độ giáo), Tư liệu Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 39. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. W.Owen Cole, Peggy Morgan, Six Religions in the Twenty – first Century, Stanley Thornes Publisher, England, 2000, p 24. 89 41. Lương Ninh (1999), Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1. 42. Charlie Nguyễn, Thân phận người phụ nữ Hồi giáo, google.com. 43. Nguyễn Khắc Ngữ (1967), Mẫu hệ Chăm, Nxb. Sài Gòn. 44. Nguyễn Xuân Nghĩa, (2006), Phụ nữ, tôn giáo và vấn đề phát triển, Tạp chí nghiên cứu Tôn Gíao, số 1. 45. Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi quyền bình đẳng cho phụ nữ, vietnamnet.vn. 46. Nguyễn Thọ Nhân (2004), Đạo Hồi và thế giới Ảrập, Nxb. Thành Phố Hồ Chí Minh. 47. Lê Nhẩm (2006), Về cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6. 48. Dương Thùy Nhiên (2007), Giáo dục gia đình, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội. 49. Nhiều tác giả (2002), Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 50. Kiều Như, Tại sao phụ nữ Hồi giáo đeo mạng che mặt, Google.com 51. Trần Thị Kim Oanh (2013), Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo. 52. Vũ Thị Thanh, Những quy định về địa vị cá nhân của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo,Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. 53. Lương Thị Thoa (2001), Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng của đạo Hồi”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5. 54. Vài nét về quyền bình đẳng của người phụ nữ Hồi giáo Malaysia (2000), Kỷ yếu Đông Phương Học Việt Nam. 55. Đặng Nghiêm Vạn (2005) , Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Lê Ngọc Văn (1994), Góp phần tìm hiểu gia đình Việt Nam truyền thống, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3. 90 57. Lê Ngọc Văn (1996), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 58. Lê Ngọc Văn (2002), Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hóa, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1. 59. Văn hoá nghệ thuật Mỹ la tinh, (Thông tin khoa học), Viện Văn hoá Bộ Văn hoá, Hà Nội. 60. Bùi Thị Ánh Vân (2013), Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo truyền thống (1996), Tạp chí văn học nghệ thuật, số 345. 61. Vorontrinina (1998), Cải cách văn hoá ở Tuynidi hiện nay, Nxb Tiến bộ Matxcova. 62. Nguyễn Hữu Vui – Trương Hải Cường (1997), Tập bài giảng Tôn giáo học, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Nguyễn Thanh Xuân (2009), Vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội Inđônêxia, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 64. http://chanlyislam.net/ 65. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF 66. http://www.crights.org.vn/home.asp?id=78&langid=1 91 PHỤ LỤC Vẻ đẹp của người phụ nữ Hồi giáo Ảrập 92 Những cô gái Ảrập trong Olympic Doha 2006 93 Những cô gái Ảrập tháo mạng che mặt cười nói vui vẻ 94 Hoa hậu Hồi giáo 2012 Nina Septiani (giữa) 95 Trang phục đám cưới của người phụ nữ Chăm Islam giáo 96 Phụ nữ Chăm Islam giáo trong công việc thêu thùa 97 [...]... trò của người phụ nữ Hồi giáo còn chưa sâu Ở đây, tác giả đi sâu vào nghiên cứu Vai trò người của phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)” 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an, từ đó phân tích, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo Hồi giáo trong kinh. .. và kinh tế - xã hội luôn tác động tới địa vị của người phụ nữ Theo họ người phụ nữ Hồi giáo chỉ được coi như người giữ bếp của mỗi nhà Các nhà tư tưởng Hồi giáo (cả chính thống giáo lẫn phái hiện đại) đều kêu gọi quay về với kinh Qur‟an và luật Hồi giáo 1.2 Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh Qur’an 1.2.1 Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an Phụ nữ (female, woman): từ phụ. .. nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất: Khái quát chung về Kinh Qur‟an và đời sống của người phụ nữ Hồi giáo Thứ hai: Phân tích vai trò của người phụ nữ Hồi giáo qua khảo cứu kinh Qur‟an Thứ ba: Chỉ ra những giá trị và mặt hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an 8 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong. .. trong xã hội theo đạo Hồi qua sự khảo cứu kinh Qur‟an 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong xã hội được thể hiện qua kinh Qur‟an 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của Mác xít về tôn giáo, bản chất, vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu. .. hạn chế của người phụ nữ theo Hồi giáo 7 Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của người phụ nữ theo đạo Hồi nói chung so với những người phụ nữ trên thế giới nói riêng Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần vào việc nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Hồi giáo,... lễ của đạo Hồi, kinh Qur‟an và cũng ít nhiều đề cập đến cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của đạo Hồi trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của người Việt Nam theo đạo Hồi Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu vấn đề này như: Bùi Thị Ánh Vân với bài viết “Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo truyền thống” [60]; “Những quy định về địa vị cá nhân của người phụ nữ 7 trong. .. công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đạo Hồi 5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học như: phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phương pháp nghiên cứu kinh điển 6 Đóng góp của luận văn Từ việc làm sáng tỏ một số nội dung cụ thể về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (qua khảo cứu kinh Qur‟an) Trên cơ sở... về đạo Hồi như: Vũ Văn Chung “Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh Qur’an” [9]; Nguyễn Thanh Xuân Vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội Inđônêxia” [63]… Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về: nguồn gốc ra đời, giáo lý, giáo luật, lịch sử phát triển, sự truyền bá đạo Hồi trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò. .. (female, woman): từ phụ nữ là từ chỉ giống cái của loài người Trong ngôn ngữ thông thường từ phụ nữ được chỉ chung cho loài người thuộc giống cái mà không cần đề cập đến tuổi tác Phụ nữ là một bộ phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới, là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của lý thuyết nữ quyền [65] Người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo đã được kinh Qur‟an giành hẳn một chương đề cập đến (chương IV) và được... hơn vai trò của người phụ nữ Hồi giáo ở chương 2 Bên cạnh đó để một tôn giáo mới ra đời và tồn tại không chỉ dừng lại ở bán đảo Ảrập mà còn ở các nước trên thế giới phải kể đến vai trò của Muhammad Ông chính là người sáng lập ra đạo Hồi và thiên kinh Qur‟an 11 Qúa trình hình thành đạo Hồi và kinh Qur‟an gắn liền với hoạt động truyền đạo của Muhammad và các hậu duệ của Ông, sau này họ chính là những người ... nghiên cứu Vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)” Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh. .. THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI 2.1 Vai trò ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi gia đình 2.1.1 Vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi mối quan hệ vợ - chồng Cũng giống kinh sách... HỒI TRONG XÃ HỘI 44 2.1 Vai trò ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi gia đình 44 2.1.1 Vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi mối quan hệ vợ - chồng 44 2.1.2 .Vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan