8. Kết cấu luận vă n:
1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an
Phụ nữ (female, woman): từ phụ nữ là từ chỉ giống cái của loài người. Trong ngôn ngữ thông thường từ phụ nữ được chỉ chung cho loài người thuộc giống cái mà không cần đề cập đến tuổi tác. Phụ nữ là một bộ phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới, là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của lý thuyết nữ quyền [65].
Người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo đã được kinh Qur‟an giành hẳn một chương đề cập đến (chương IV) và được bàn một cách rất chi tiết. Đây là một điểm riêng và đặc sắc của kinh Qur‟an mà không có trong kinh sách của bất kì một tôn giáo nào.
Được đánh giá là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn hiện nay trên thế giới, Hồi giáo là tôn giáo có những quy định, những điều luật hà khắc với phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh Qur‟an và trong thánh luật Sharia - một sản phẩm của xã hội Trung Cổ mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị về mặt lập pháp cũng như đạo đức trong thế giới Hồi giáo.
Trước hết, phụ nữ được miêu tả một cách tích cực trong kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn sách duy nhất của Thánh Kinh thế giới mà trong đó phụ nữ thường được gọi cùng với người đàn ông, cả hai được mô tả như bạn bè và các đối tác trong đức tin. “Và những người tin tưởng, nam và nữ là bạn hữu và là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Họ ra lệnh làm điều phải và cản nhau làm điều quấy và dâng lễ Salah và đóng Zakah và tuân lệnh của Allah và Sứ Giả của Ngài. Đó là những người mà Allah khoan hồng bởi vì Allah Toàn Năng, Thấu Suốt (tất cả). Allah hữu với những người có đức tin, nam và nữ, các Ngôi vườn (Thiên Đàng) bên dưới có các dòng song chảy để vào ở trong đó, với các biệt thự cao sang trong các Thiên Đàng vĩnh cửu; nhưng hạnh phúc tột bậc là sự Hài Lòng của Allah; và đó là một sự thắng lợi vĩ đại.” [Sũrah 9;71,72].
“Qủa thật, đối với những người Muslim, nam và nữ; những người có đức tin, nam và nữ; những người cung kính, nam và nữ; những người chân thật, nam và nữ, những người kiên nhẫn, nam và nữ; những người bố thí, nam và nữ; những người kiêng cử, nam và nữ; những người giữ lòng trinh bạch, nam và nữ; những người tưởng nhớ Allah nhiều, nam và nữ; Allah sẽ tha thứ và ban thưởng to lớn cho họ” [Sũrah33; 35].
Rõ ràng là quan điểm của Kinh Qur‟an về phụ nữ không khác so với đàn ông. Cả hai đều là tạo hoá của Thượng Đế, có mục tiêu cao cả trên trái đất là tôn thờ Thượng Đế của họ, làm các việc tốt tránh xa việc xấu và cả hai sẽ được đánh giá phù hợp. Kinh Qur‟an không bao giờ nói rằng phụ nữ là cánh cửa của ma quỷ hay là kẻ lừa dối bẩm sinh. Kinh Qur‟an cũng không bao giờ nói rằng đàn ông là hình ảnh của Thượng Đế; tất cả đàn ông và phụ nữ đều là vật tạo hoá của Ngài. Theo Kinh Qur‟an, vai trò của phụ nữ trên trái đất không chỉ giới hạn ở sinh đẻ. Phụ nữ được đòi hỏi phải làm
nhiều việc thiện như đàn ông. Kinh Qur‟an chưa bao giờ nói không tồn tại phụ nữ ngay thẳng.
Qua những điều luật trên ta có thể thấy, cả người nam và người nữ, cả hai bổ sung và đều cần thiết cho nhau.
Kinh Qur‟an nói : “Hỡi nhân loại! Hãy sợ Allah của các ngươi. Đấng đã tạo ra các ngươi từ một Người duy nhất (Adam) và từ Người tạo ra vợ (Hawwâ‟) của Người và từ hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn (bà trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah, Đấng mà các ngươi đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những (dạ con mang nặng đẻ đau); bởi vì quả thật Allah Hằng Trông Coi các ngươi” [Sũrah4;1].
Người đàn bà có địa vị ngang với đàn ông trong cái nhìn của Thượng đế cũng như trong luật lệ của ngài. Người phụ nữ giống như đàn ông trong bản chất con người chứ không phải là nguồn gốc tội lỗi và cũng không phải là nguyên nhân khiến Adam – tổ tiên của loài người bị trục xuất ra hỏi thiên đàng.
Họ cũng giống như người đàn ông trong việc phải gánh vác những bổn phận giáo luật, những gì người đàn ông phải có nghĩa vụ thì người phụ nữ cũng như vậy. “Đó là những giới hạn quy định bởi Allah. Và ai tuân lệnh Allah và Sứ Giả của Người thì sẽ được chấp nhận vào Thiên Đàng phía dưới có những dòng sông chảy, để vào ở đó đời đời; và đó là một sự thành tựu vĩ đại.”; “Ngược lại, ai không vâng lệnh Allah và của Sứ Gỉa của Ngài và vi phạm các giới hạn của Allah thì sẽ sa Hỏa Ngục và ở trong đó đời đời và sẽ hứng chịu sự chừng phạt nhục nhã” [Sũrah4;13;14].
Phụ nữ giống như đàn ông trong việc cô ta có quyền cá nhân độc lập, đạo Hồi ban cho họ quyền tư hữu (làm chủ tài sản). Nữ làm chủ lợi tức thu hoạch. Không ai – kể cả người cha, người chồng hay anh em trai – có quyền lấy đi quyền tài sản của họ. Họ có thể sử dụng tài sản và lợi tức của mình tùy theo ý muốn trong phạm vi hợp pháp. “Và hãy tặng cho vợ (sắp
cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích”; “Và chớ ham muốn những thứ mà Allah dùng để ưu đãi người này hơn người nọ. Đàn ông hưởng phần (kết quả) mà họ kiếm được và đàn bà hưởng phần kết quả mà họ đã kiếm được; và hãy cầu xin Allah và Thiên Lộc của Ngài bởi Allah hằng biết hết mọi việc” [Sũrah4;7;32].
Trong Hồi giáo người phụ nữ có quyền lựa chọn chồng cho mình. Không ai có quyền bắt ép người phụ nữ kết hôn ngược với ý muốn của họ. Người phụ nữ có quyền đòi ly hôn từ người chồng nếu hôn nhân của đôi bên không thể kéo dài được nữa. Nếu ai vu khống sự trinh thục của người phụ nữ trinh trắng thì người đó sẽ bị liệt vào thành phần không đáng chấp nhận bằng chứng. “Và (cấm các ngươi lấy) phụ nữ đã có chồng ngoại trừ (những nữ tù binh) nằm trong tay các ngươi. Đó là lệnh (cấm) của Allah đối với các người. Loại trừ những người phụ nữ vừa kể, các người phụ nữ khác đều hợp pháp cho các ngươi (để lấy làm vợ) miễn sao các người kiếm vợ bằng cách dùng tài sản của các ngươi để cưới hỏi đàng hoàng chứ không được gian dâm (hay ngoại tình). Bởi việc các ngươi hưởng lạc từ họ, hãy tặng phần tiền cưới (Mahr) bắt buộc của họ. Nhưng nếu sau khi lễ vật (Mahr) đã được quy định, các người thỏa thuận (thay đổi nó) thì các ngươi sẽ không có tội. Qủa thật Allah Rất biết, Rất Sáng Suốt.” [Sũrah4;24].
Điều này chứng tỏ người Muslim nam phải đối xử tử tế với người phụ nữ. “Hỡi những ai có niềm tin! Các ngươi không được phép cưỡng bức vợ để thừa hưởng gia tài của họ, cũng không được nhốt (hành hạ) họ để lấy lại một phần nào tiền cưới (Mahr) mà các ngươi đã tặng họ…” [Sũrah4;19]. Người chồng Muslim nhận trách nhiệm chu cấp cho người vợ, và người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ gìn trinh tiết với chồng. Trong thiên kinh Qur‟an có ghi “ Người đàn ông là trụ cột (của gia đình)
trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng vắng mặt dưới sự giúp đỡ trông chừng của Allah..” [Sũrah4;34].
Người phụ nữ Muslim có quyền phát triển tài năng của mình và làm việc trong giới hạn của đạo Hồi. Họ có quyền học hỏi và trao dồi kiến thức. Hồi giáo cho phép người vợ Do Thái và Thiên Chúa giữ đạo giáo của mình và người chồng không được nhúng tay vào sự tự do tín ngưỡng của họ.
Tuy nhiên, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, địa vị của người phụ nữ không được quyết định bởi những cố gắng từ chính bản thân họ, mà phải chịu sự chi phối từ những quan điểm của đạo Hồi, những điều luật được coi là của “Chúa”. Kinh Qur‟an xác nhận uy quyền của đàn ông với đàn bà “Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình để nuôi họ”. Do trong xã hội đàn bà là tài sản của đàn ông, còn trong gia đình, người vợ “là cánh đồng của người chồng nên người chồng có quyền đi gieo hạt trên cánh đồng của mình” [Sũrah2;223].
Tuy nhiên, phải có sự ưng thuận của người phụ nữ và người đàn ông thì họ mới lên duyên vợ chồng, dù cha mẹ không bằng lòng, họ vẫn được cưới nhau, họ được tự do trong lựa chọn người mình yêu. Kinh Qur‟an cho phép người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng Muhammad hạn chế, chỉ cho phép bốn vợ là cùng. “Nếu các người sợ không thể đối xử công bằng với các con (gái) mồ côi, hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi vừa ý hoặc hai, hoặc ba hoặc bốn. Nhưng nếu các ngươi sợ không thể (ăn ở) công bằng với họ (vợ) thì hãy cưới một bà thôi hoặc người (phụ nữ) nào ở dưới tay kiểm soát của các ngươi. Điều đó thích hợp cho các ngươi hơn để may ra (vì thế) các ngươi tránh được bất công” [Sũrah4;3]. Quy định này trong kinh Qur‟an đã trở thành điều luật đạo Hồi. Nếu đặt điều luật này
vào bối cảnh lúc ra đời thì nó mang ý nghĩa tiến bộ. Bởi vì trước khi có luật ấy thì đàn ông ở Ảrập, cũng giống như Trung Hoa có quyền lấy vô số vợ, bao nhiêu tùy thích. Điều luật này không những hạn chế số vợ xuống, mà còn răn rằng nếu như không đối xử công bằng các bà vợ, và không chu toàn cho họ được đời sống sung túc thì người đàn ông chỉ được lấy một vợ mà thôi. Nếu người nào nghèo đói lấy nhiều vợ, không đảm bảo cuộc sống cho họ thì người vợ có quyền ly hôn. Xét ở một khía cạnh nào đó, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, người phụ nữ đã có được một vị thế mà trước đây họ không có được. Chẳng hạn trong khoản tiền cưới, việc kết hôn đòi hỏi người đàn ông phải có tiền cưới như một điều kiện bắt buộc để tặng cho người vợ sắp cưới của mình: “Và hãy tặng cho vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào đó cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích” [Sũrah4;4]. Trong việc chia gia tài thì con gái cũng được hưởng nửa phần của con trai, hay người phụ nữ có thể được làm chứng trước tòa. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì nhân thân được lãnh một nửa số tiền bồi thường…Giáo lý Hồi giáo có những quan điểm phân biệt rõ ràng đối với phụ nữ trong các quan hệ hôn nhân, gia đình và xã hội…Về cơ bản, người phụ nữ đã có được quyền lợi căn bản như sinh tồn, quyền công dân và quyền thừa kế. Tuy nhiên, quyền lợi của họ chỉ bằng một nửa quyền của đàn ông.
Theo truyền thống, văn hóa Hồi giáo dành sự ưu tiên và vị trí vượt trội cho nam giới, phụ nữ là người giữ bếp cho mỗi gia đình, bị phân biệt đối xử không được đến Thánh đường, không được có mặt ở nơi đông người, tự ý tiếp xúc với nam giới… Rõ ràng những người phụ nữ được sinh ra trong xã hội Hồi giáo không phải vì chính họ mà là để phục tùng và làm theo những lời chúa răn dạy (nghĩa là phục tùng sự thống trị của đàn ông để trở thành một tín đồ tốt trong cộng đồng).
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, các bé gái thường không được đón đợi như các bé trai. Điều này xuất phát từ truyền thống trọng nam kinh nữ của Islam giáo, người phụ nữ không được coi như những người có thể kiếm sống độc lập. Sinh một bé trai có nghĩa là gia đình sẽ có thêm trụ cột, thu nhập, còn bé gái thì không được nhờ vả gì vì lớn lên cũng về nhà chồng. Khi lớn lên, người phụ nữ lại tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi khác, học hành không được coi là điều cần thiết cho con gái bởi mục tiêu quy định nhất của người phụ nữ là lấy được chồng. Bổn phận và việc làm của người phụ nữ chỉ bó hẹp trong không gian mà cô ta tồn tại đó là những việc nội trợ trong gia đình như chuẩn bị bữa ăn, may vá, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, và chế biến cất giữ đồ nông sản trong nhà [39.179]. Chính vì vậy, dù phụ nữ có đóng góp rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế tiểu nông, nhưng công lao của họ thường được đánh giá thấp kém, không tương xứng với những hi sinh nhọc nhằn mà họ đã trải qua. Những giáo lý, giáo luật ngặt nghèo từ kinh Qur‟an và thánh luật Sharia đã tước đi của họ quyền được làm chủ cuộc sống, quyền bình đẳng như nam giới, quyền được tồn tại như thực thể độc lập.
Quan điểm đó đã làm hạn chế giá trị của người phụ nữ Hồi giáo. Sự tăng trưởng và phát triển của một xă hội tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, chính sách kinh tế xă hội… người phụ nữ cũng là một trong những yếu tố cấu thành sự phát triển của xã hội.