Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ theo đạo hồi trong xã hội ( qua khảo cứu kinh quran) (Trang 66)

8. Kết cấu luận vă n:

2.2.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội

Người phụ nữ Hồi giáo được quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội trong và ngoài nước. Họ có mặt trong các tổ chức và hội nghị quốc tế về gia đình và giải phóng phụ nữ. Tiếng nói của họ làm cho dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ở

các nước này, người phụ nữ ngày càng đóng vai trò tích cực trong đời sống xã hội.

Ở thập niên đầu thế kỷ XXI, một sự kiện quan trọng cho thấy vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội ngang bằng với đàn ông. Ngày 29 /06/ 2006, tại Kwwait đã diễn ra cuộc bầu cử quốc hội lịch sử. Trong tổng số 149 ứng viên tham gia tranh cử vào 50 ghế Quốc Hội nước này, có đến 28 người là phụ nữ. Ở một số nước theo đạo Hồi đã có nữ thủ tướng như Thổ Nhĩ Kì, Pakistan, Bangladesh và Inđônêxia. Ở một số nước theo Hồi giáo đã có nữ thủ tướng như Thổ Nhĩ Kì, Pakistan, Bangladesh và Inđônêxia. Qua đó ta có thể thấy rằng, địa vị người phụ nữ Hồi giáo trong gia đình và ngoài xã hội Ảrập đã được cải thiện đáng kể. Dù rằng cho đến nay trong thực tế các nước theo đạo Hồi giáo, địa vị người phụ nữ vẫn đang là vấn đề đặt ra trong các cuộc đấu tranh về giới và giải phóng phụ nữ.

Chúng ta có thể điểm qua vai trò của một số phụ nữ ở một số quốc gia Hồi giáo tiêu biểu hiện nay:

Tại Indonesia: So với nhiều quốc gia Hồi giáo truyền thống, người phụ nữ Indonesia có phần được coi trong hơn, họ đã có những đóng góp đáng kể đối với quá trình phát triển đất nước. Thực tế lịch sử đã chứng minh, ngay cả khi Hồi giáo đã trở thành tôn giáo thống trị, một số khu vực trên quần đảo Indonesia vẫn nằm trong quyền cai trị của Nữ Hoàng. Vào thế Kỷ XIII Nữ Hoàng Tojul Alam Sajiatuddin Johan Berdaulat đã trị vì Ache trong suốt thời gian khoảng 30 năm. Việc bà được bổ nhiệm làm Nữ hoàng chứng tỏ các quan chức chính phủ cũng như các chức sắc Hồi giáo đã thừa nhận Bà có khả năng hoàn thành sứ mệnh đứng đầu đất nước. Dưới thời cai trị của bà, luật Hồi giáo, văn hòa và khoa học đã phát triển không ngừng. Về mặt chính trị, bà là một nhà lãnh đạo tài giỏi, đã biết cách tránh

cho Ache thoát khỏi sự đô hộ của Thực dân Hà Lan. Nhiều trường học đã được xây dựng để đón các học sinh nam cũng như nữ, bởi vì theo bà, luật Hồi giáo cho phép cả tín đồ nam lẫn nữ bình đẳng trong việc trao dồi kiến thức. Một ví dụ khác, bà Siti Aisyah Tenrioll – bà xuất thân từ miền nam Celeber, là một người phụ nữ thông minh, có ý trí mạnh mẽ. Bà trở thành nữ hoàng của vùng Ternate vào năm 1856, và cai trị đất nước không thua kém các bậc nam đế vương. Ngoài ra bà còn là nhà văn, người sang tác bản anh hùng ca 7000 trang gọi là Ja Gahgo và là người xây dựng trường học đầu tiên ở Ternate, giành cơ hội học tập chon am và nữ. [35.63-64].

Xuyên suốt trong quá trình lịch sử của Indonesia đã có những vị thủ lĩnh rất nổi tiếng vì trí tuệ và lòng cam trường đã cai trị vương quốc của họ bao gồm cả thời Tri Buan Tugga Dewi. Vào thế kỷ XIX, một số phụ nữ nổi danh đã tham giam tích cực cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Hiện nay, theo con số kê, trong 220 triệu dân Indonesia, phụ nữ chiếm 52% đóng vai trò chiếm lược quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Chính phủ Indonesia trong nhiều năm đã có nhiều nỗ lực đáng kể tạo thuận lợi cho phụ nữ Hồi giáo được tham gia vào đời sống xã hội.

Qua đó chúng ta có thể thấy, phụ nữ Indonesia không những làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ mà còn tham gia ghánh vác tránh nhiệm xã hội, họ là những con người thông minh, tài giỏi được xã hội rất kính trọng.

Thổ Nhĩ Kỳ: Là nước đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề giải phóng cho phụ nữ cũng như bình đẳng giới. Phụ nữ theo đạo Hồi ở đất nước này có nhiều quyền tự do hơn các quốc gia theo Islam khác trên thế giới. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, những đạo luật buộc phụ nữ phải che mặt đã được nới lỏng, và vào năm 1910 lần đầu tiên một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đã dám chụp ảnh khuôn mặt của mình. Phụ nữ ở đất nước này có vai trò

quan trọng trong xã hội, họ được học hành, được khuyến kích phát triển trong nghề nghiệp chuyên môn. Địa vị vai trò của họ được nâng cao không chỉ nhờ quan điểm của nước Hồi giáo tiến bộ, mà còn nhờ những ảnh hưởng của văn hóa Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có hơn 70 triệu dân và phần lớn trong số này đều theo đạo Hồi. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ lại đi theo phong cách sống thế tục. Gần đây chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện những cải cách tiến bộ như cải tổ luật gia đình, xác định lại quan hệ bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong gia đình. Luật mới cũng quy định lại độ tuổi kết hôn của nữ giới trong đó xác định rõ, nữ giới phải đủ 18 tuổi mới được kết hôn. Gần đây nhất, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ mang khăn trùm đầu tại các trường Đại học. Ông cho rằng khăn chum đầu là tự do cá nhân và lệnh cấm đã tước mất cơ hội của một số phụ nữ quyền được học Đại học. Tổng thống Abdullah – vị Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc Hồi giáo, cũng lên tiếng dỡ bỏ lệnh cấm. “Sẽ tốt hơn nếu phụ nữ đội khăn trùm đầu được tới trường thay vì ngôi nhà bị cách ly khỏi xã hội.” Qua đó ta có thể thấy, người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang có nhiều cơ hội để hòa nhập vào xã hội và khẳng định được vai trò của mình.

Tại Iran, phụ nữ ở đây được phép lái xe, được buôn bán bất động sản, làm chủ tiệm buôn và tham gia bộ máy chính quyền. Hiện nay phụ nữ Iran chiếm 35% công chức tại các công sở, 25% lực lượng công nhâ và 54% tổng số sinh viên đại học. Trong số đó phải kể đến tên tuổi của Shirin Ebadi – bà là người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên và đồng thời cũng là người Iran đầu tiên đạt giải thưởng cao quý của thế giới – giải Noben Hòa Bình, vì những hoạt động vì nhan quyền và dân quyền cho nhân dân Iran. Bà là người phụ nữ đầu tiên được trở thành thẩm phán trước cách mạng Iran năm 1979. Cuộc cách mạng Hồi giáo đã buộc bà phải từ chức, nhưng nhờ làm trong tòa án nên bà có điều kiện tham gia vào các hoạt động đấu tranh dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là quyền lợi

của phụ nữ và trẻ em. Trong buổi lễ trao giải, chủ tịch giải Noben Ole Danbold Mjoes đã nhận xét: “Bà là thẩm phán, nhà giáo, nhà văn và là nhà hoạt động, bà có tiếng nói mạnh mẽ ở Iran và tiếng nói vượt qua cả biên giới…”

Tại Libya: Phụ nữ ở đất nước này hoàn toàn có quyền bình đẳng với nam giới. Họ được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có một số lĩnh vực tiên phong. Chẳng hạn như lĩnh vực lập pháp, phụ nữ Libya chiếm một tỷ lệ lớn, tỷ lệ này còn cao hơn một số nước tiên tiến trên thế giới. Ở Libya 100% dân số theo đạo Hồi. Bà Hafathi Ben Amer, thư ký phụ trách các vấn đề phụ nữ thuộc ban thư ký Hội Đồng Nhân Dân toàn quốc của Libya cho biết: “Ở Libya đạo Hồi là mối quan hệ giữa con người với Thánh Allah, chứ không phải là trở ngại cho phụ nữ. Đạo Hồi cho chúng tôi sự công bằng. Theo quy ước của đạo này, ở đất nước chúng tôi, người phụ nữ dù có học vấn cao, cũng không phải cáng đáng trách nhiệm kinh tế trong gia đình. Khi ly hôn người đàn ông có trách nhiệm chăm sóc con cái và cả người vợ đã ly hôn.” Hiện nay ở Libya có tới 10 tòa án dành riêng cho phụ nữ và sắp tới sẽ có thêm nhiều tòa án như thế trên toàn đất nước này.

Bên cạnh các nước trên, cũng còn nhiều quốc gia theo đạo Hồi, có cái nhìn khắt khe hơn đối với phụ nữ, trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt tham gia các tổ chức xã hội người phụ nữ không có nhiều quyền hạn.

Tại Ả rập: Nơi đây vốn là quê hương của đạo Hồi, được xem là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa Hồi giáo truyền thống nên vùng đất này rất ít chịu tiếp thu những thay đổi theo xu hướng tiến bộ của nhân loại. Trong xã hội, phụ nữ Ảrập không có bất cứ quyền gì. Họ không có tiếng nói của riêng mình, không thể làm gì để thay đổi bản thân. Phụ nữ ở nơi đây bị cấm lái xe, đi du lịch, cấm có tài khoản ở ngân hàng, hay tổ chức các hoạt động kinh doanh. Khách du lịch khi đến đất nước này có khi cả ngày không thấy bóng một người phụ nữ nào mà không đi có đàn ông đi cùng. Tại những địa

đỉa công cộng, từ các quán café cho đến cửa ra vào các tòa nhà, quán ăn thường có lối vào tách biệt dành cho phụ nữ. Nhiều nơi còn khi thêm dòng chữ không có người dám hộ không được vào. Ở nơ đây, không có gì phân biệt cá tính của người phụ nữ. Mạng che mặt đã làm cho họ hoàn toàn giống nhau. Trong trường học, nữ sinh thường được dạy về những tội lỗi của mình và cách cư xử của một phụ nữ Hồi giáo đúng đắn.

Ngày nay, sự tồn tại của những đạo luật Hồi giáo truyền thống đã khiến cho phụ nữ Ảrập phải sống hai cuộc đời. Hàng nghìn người đã đi du học nước ngoài và rất giỏi trong thế giới hiện đại. Thế nhưng, khi quay về quê hương, thì dường như xã hội đã đẩy họ về quá khứ của một nghìn năm trước. Nhiều phụ nữ có trình độ với một công việc có uy tín cũng vẫn có thể bị buộc tội cư sử không đúng đắn. Ví như ra ngoài không có áo choàng đen hoặc khăn che mặt. Để đảm bảo trang phục phụ nữ được thực thi, ở đây thường xuyên có một đội cảnh sát tôn giáo, lung sục khắt mọi nơi, phát hiện phụ nữ phạm tội. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất đối với người phụ nữ Ả rập là chế độ đa thê.

Hiện nay, số người phụ nữ biết chữ ở Ả rập đã tăng từ 2% giữa những năm 60 của thập kỷ XX lên 70%. Nữ giới chiếm 60% số sinh viên đại học [8.78], 55% phụ nữ ở đây tốt nghiệp đại học nhưng hầu hết họ phải ở nhà vì những cấm đoán tôn giáo, và vì không có đủ cơ hội tìm việc làm. Chỉ có 5,5% trong số 47 triệu phụ nữ trong độ tuổi đi làm có việc. Năm 2003, một nhóm phụ nữ đã đưa ra kiến nghị yêu cầu chính phủ công nhận quyền pháp lý và dân sự của họ. Điều đáng mừng là chính phủ đã thông qua dù còn nhiều hạn chế. Hơn 10% doanh nghiệp tư nhân ngày nay do phụ nữ quản lý [8.78]. Những người muốn hiện đại hóa đất nước Ảrập đang phải đối đầu quyết liệt với những người thuộc phái bải thủ muốn áp dụng và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của Hồi giáo trên đất nước này.

Tại Afganistan: Mọi phụ nữ Afganistan mỗi khi bước chân ra khỏi nhà đều phải mặc bộ Burka. Đây là một kiểu áo choàng may bằng vải thô phủ kín từ đầu đến chân. Tại đây, phụ nữ không được đi học. Các bé gái chỉ được đi học từ 7 đến 12 tuổi đủ để có thể đọc sách kinh mà thôi. Thực ra trong lịch sử nước này đã có những cuộc cải cách liên quan đến gia đình, và quyền của người phụ nữ như cấm cưỡng ép hôn nhân, cấm bắt trẻ em gái lấy chồng, không có phép thách cưới quá cao, khôi phục quyền ly hôn cho phụ nữ, công nhận quyền thừa kế cho phụ nữ góa chồng…

Như vậy qua tìm hiểu một số nước Hồi giáo tiêu biểu, chúng ta có thể thấy, ở phần lớn các quốc gia này, vị trí của người phụ nữ đã được cải thiện đáng kể. Bước đầu họ đã được hòa nhập với xã hội, được quan tâm hơn trong các điều kiện sinh hoạt về chăm sóc sức khỏe cũng như lựa chọn nghề nghiệp. Về cơ bản, họ đã có những quyền mà trước kia họ không thể có như quyền bình đẳng với nam giới, quyền bầu cử, quyền hoạt động kinh tế độc lập, quyền được tham gia vào các hoạt động chính trị trong và ngoài nước…

Tiếng nói của họ làm cho dư luận ngày nay phải nhìn nhận lại vai trò của nữ giới và quan tâm hơn đến sự ngiệp giải phóng phụ nữ. Những thành quả đạt được, trước hết là kết quả của tinh thần đấu tranh không mệt mỏi cùng với ý thức giác ngộ ngày càng cao của phụ nữ Hồi giáo trên toàn thế giới. Mặt khác nó cũng là nhu cầu phát triển khách quan của thời đại, đòi hỏi phụ nữ nói chung và phụ nữ Hồi giáo nói riêng biết vượt qua những khuôn khổ chật hẹp của gia đình vào xu thế phát triển chung của thời đại.

Một phần của tài liệu Vai trò của người phụ nữ theo đạo hồi trong xã hội ( qua khảo cứu kinh quran) (Trang 66)