8. Kết cấu luận vă n:
2.2.3. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tôn giáo và văn hóa
Vai trò của người phụ nữ Hồi giáo không chỉ được thể hiện trong phạm vi gia đình, xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn được thể hiện trong tôn giáo và văn hóa.
Bằng chứng lịch sử cho thấy rằng phụ nữ có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển sớm của cộng đồng Hồi giáo, là những người đầu tiên tìm hiểu và tiếp thu những điều mặc khải ban đầu Thượng đế Allah ban cho Muhammad.
Sau khi Muhammad kết hôn với bà Khadijah không bao lâu thì ông thường xuyên rời nhà đến một hang động trên núi Xira để tịnh tâm (ẩn tu), lúc đó bà Khadijah cũng không trách mắng ngược lại bà còn ủng hộ và khuyến khích ông nếu việc đó làm cho ông thoải mái về mặt tinh thần, được sự ủng hộ của vợ nên hàng ngày Muhammad rất yên tâm đến đó để tìm chân lý. Cho đến một ngày Thượng đế Allah đã Mặc khải cho ông nhận lãnh sứ mạng là Vị Thiên sứ cuối cùng của Allah để đi truyền bá tôn giáo đạo Hồi cho nhân loại. Sau khi nhận lãnh Mặc Khải thì Muhammad trở về nhà mà tay chân vẫn còn run rẩy, ông bảo bà Khadijah: “Hãy đắp chăn cho Ta! hãy đắp chăn cho Ta” rồi ông kể hết những sự việc nghe thấy trên hang núi cho bà Khadijah nghe, bà Khadijah đầu tiên lấy chăn đắp cho chồng và rất lo lắng về thái độ bất thường của chồng, rồi bà đợi đến khi Muhammad bớt run sợ thì bà an ủi ông: “Allah sẽ không bao giờ bỏ rơi ông, và ông xử sự rất tốt với bà con ruột thịt, bênh vực những người yếu đuối, giúp đỡ những người nghèo khổ; ông là người hiếu khách và chịu đựng khó khăn khi dấn thân làm việc nghĩa.” Hadith Al Bukhory và Muslim ghi lại. Bà Khadijah không tỏ vẻ nghi ngờ, ngược lại rất tin tưởng những lời của chồng bởi tính trung thực và thẳng thắn của ông, từ đó bà là người phụ nữ đầu tiên chấp nhận chỉ tôn thờ Allah duy nhất và tin Muhammad (chồng bà) là Sứ giả của Allah.
Bà Khadijah có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng không chỉ đối với Muhammad mà còn với cả lịch sử Hồi giáo. Bà tin tưởng và chấp nhận sứ mạng của Muhammad trong khi không ai tin ông, bà đã hy sinh hầu hết tài sản của bà để giúp Muhammad truyền bá đạo Hồi trong khi ban đầu mọi người không chấp nhận ông, bà an ủi những khi ông bị những người đa thần chống
đối, làm nhục hay chỉ trích chê bai, bà đồng hành cùng ông trong suốt quá trình truyền đạo. Bà là cánh tay phải giúp Muhammad sáng lập nên đạo Hồi.
Nếu Khadijah là người gắn bó và giúp đỡ Muhammad thuở ban đầu lập đạo thì khi ông mất đi, Aisha – một trong những người vợ sau này của ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và thực thi giáo lý và luật pháp Hồi giáo. Aisha học tập và tiếp thu kiến thức trong kinh Qur‟an, đọc thuộc lòng Qur‟an và sở hữu riêng một bản chép kinh Qur‟an. Bà là người khởi xướng ra những tập tục trụ cột của Hồi giáo như việc che đậy và tách biệt của người phụ nữ. Aisha được đánh giá là có tầm quan trọng trong việc làm sống lại truyền thống Ảrập, lãnh đạo các phụ nữ Ảrập, nhấn mạnh tầm quan trọng của mình trong chính Hồi giáo.
Vì cưới Muhammad khi còn trẻ nên Aisha đã được tiếp cận với các giá trị cần thiết để có thể dẫn dắt và ảnh hưởng đến các chị em phụ nữ Hồi giáo. Sau khi Muhammad mất , Aisha bởi sự thông minh và trí nhớ đặc biệt của mình được công nhận là một tác giả nổi tiếng của những hadith – những ghi chép lại lời giáo huấn, thực hành và phương thức sống của Thiên sứ Muhammad. Aisha là người truyền tải những ý tưởng của Muhammad và thực hiện chúng, đặc biệt thường xuyên phản đối những bất lợi đối với phụ nữ trong các nỗ lực để thay đổi xã hội.
Như vậy, ngay từ lúc ban đầu, có những người phụ nữ đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành Hồi giáo. Lúc Muhammad mất, những người phụ nữ xuất sắc trong cộng đồng Hồi giáo cũng được tham khảo ý kiến về việc chọn người kế nhiệm ông. Trong suốt quá trình phát triển, phụ nữ Hồi giáo tiếp tục đóng vai trò duy trì tôn giáo, củng cố niềm tin tôn giáo và thực hành sinh hoạt tôn giáo của mình . Cụ thể bằng việc tuân thủ các trụ cột của Hồi giáo, trong đó có cầu nguyện năm lần mỗi ngày, ăn chay trong tháng thánh lễ Ramadan, và giống như mọi người Hồi giáo, người có sức khỏe và tài chính có thể hành hương đến thánh địa Mekka ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, phụ
nữ có thể không cầu nguyện hoặc chạm vào kinh Qur‟an khi hành kinh hoặc trong một thời gian sau khi sinh con. Trong dịp này, họ được coi là nghi lễ không tinh khiết. Ngoài ra, những người phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú được miễn nhịn ăn trong tháng Ramadan nhưng họ phải bổ sung số ngày mà họ bỏ lỡ vào thời gian sau khi khỏe.
Người phụ nữ thể hiện niềm tin và củng cố niềm tin của mình bằng hành động đi lễ ở nhà thờ. Ý tưởng về việc phụ nữ có được đến cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo hay chỉ được cầu nguyện trong nhà đã thay đổi theo thời gian. Trong những ngày của Muhammad, phụ nữ thực hiện lời cầu nguyện buổi sáng tại nhà thờ Hồi giáo, và họ được yêu cầu xếp thành hàng phía sau những người đàn ông. Họ rời khỏi nhà thờ trước đàn ông để ngăn chặn, ít nhất là về mặt lý thuyết, bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa hai giới.
Bên cạnh đó, người phụ nữ Hồi giáo còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Ảrập, đồng thời xây dựng những nét văn hóa đặc trưng của Hồi giáo.
Những người phụ nữ bên cạnh Muhammad là những người tiếp xúc gần gũi với ông nhất, họ có vai trò quan trọng trong quá trình thu thập tất cả những hadith từ cả hai nguồn bằng văn bản và bằng miệng thành một văn bản chính thống duy nhất là thiên kinh Qur‟an, mà đã nói ở trên, ngay bản thân kinh Qur‟an đã là một kho tàng văn hóa đồ sộ bao gồm: ngôn ngữ, chữ viết, phong cách văn học, thể loại văn học, nghệ thuật, kiến trúc… Thu thập và biên soạn lại được hoàn chỉnh cuốn Kinh Qur‟an đồng nghĩ với việc giữ gìn được những nét văn hóa đặc sắc của Ảrập.
Và Aisha được coi là người hiểu biết nhất và hùng biện giỏi nhất về các vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp trong kinh Qur‟an, là người có đóng góp lớn trong các lĩnh vực thơ ca, văn học Ảrập, lịch sử Ảrập và kể cả y học bởi cô hướng dẫn tín đồ cầu nguyện và đọc thơ trong kinh. Người Hồi giáo ghi nhận
những đóng góp trí tuệ của Aisha liên quan đến các văn bản ghi lại lời nói của Muhamad mà sau này đã trở thành lịch sử chính thức của Hồi giáo.
Bên cạnh đó, phong cách ăn mặc là nét văn hóa đặc trưng của người Hồi giáo được giải thích nhằm thúc đẩy sự khiêm tốn, tìm cách giảm thiểu sự trụy lạc và phi đạo đức trong xã hội, được Allah quy định như sau: “Hơi Nabi (Muhammad!) hãy bảo các bà vợ Ngươi, các đứa con gái của Ngươi và các bà vợ của những người có đức tin dùng áo choàng phủ kín cơ thể của họ. Như thế sẽ dễ nhận biết họ và họ sẽ không vị xúc phạm” [Sũrah33; 59] và “(Này Muhammad!) Ngươi hãy bảo những tín đồ nam hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín đáo của họ, điều đó sẽ làm thanh sạch bản thân họ. Quả thật, Allah đều am tường mọi việc họ làm. Và Ngươi hãy bảo những tín đồ nữ hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín đáo của cơ thể họ, hãy bảo họ không đợc chưng diện và khoe sắc mà hãy che đậy thân thể của họ ngoại trừ những phần được lộ ra một cách tự nhiên (mặt và đôi bàn tay), Ngươi hãy bảo họ phủ khăn che xuống ngực.” [Sũrah24; 30,31].
Đạo Hồi quy định cách ăn mặc thận trọng hơn cho cả nam và nữ. Trong Hồi giáo, cả nam giới và phụ nữ đều được yêu cầu ăn mặc đơn giản, khiêm tốn với phong cách nghiêm trang không được ăn mặc hở hang. Nam giới luôn luôn che phủ cơ thể của mình với quần áo không bó sát và không để lộ từ phần rốn đến đầu gối. Đây là yếu tố tối thiểu cho việc che kín cơ thể. Còn người phụ nữ Muslim khi ra khỏi nhà ít nhất phải che phủ tóc và thân thể của mình trong bộ quần áo rộng, không được bó sát và không có tính cách hở hang, phải che khuất các chi tiết của cơ thể mình trước công chúng; nhiều nơi phụ nữ Muslim đã dùng khăn che kín luôn gương mặt và dùng găng che phủ hai bàn tay của mình. Ý nghĩa đằng sau quy định ăn mặc này được người Muslim giải thích là để giảm thiểu sự lôi cuốn tình dục và sự thái hóa trong xã hội càng nhiều càng tốt cho cả nam giới và nữ giới. Việc tuân thủ theo quy định ăn mặc này là một hình
thức phục tùng Thượng Đế bởi đạo Hồi nghiêm cấm bất cứ sự hấp dẫn tình dục và sự lôi cuốn sinh lý bên ngoài hôn nhân.
Một số quan điểm cho rằng việc che phủ đầu của một người phụ nữ có nghĩa là hiện thị sự thấp kém hơn so với nam giới. Điều này bị người Muslim phủ nhận hoàn toàn, họ cho rằng, phụ nữ ăn mặc theo cách này là để yêu cầu sự tôn trọng và thông qua sự khiêm tốn của mình từ chối tình trạng nô lệ tình dục.
Thiên kinh Qur‟an yêu cầu nhiệm vụ tôn giáo và những hứa hẹn về phần thưởng tinh thần đối với đàn ông và phụ nữ là như nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại những yếu tố nhất định có xu hướng hạn chế vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong đời sống tôn giáo Hồi giáo, bao gồm các tập quán xã hội, thiếu giáo dục, và những ý tưởng về sự tinh khiết trong lễ nghi….
Từ thực tế như vậy, phụ nữ Muslim còn có một vai trò quan trọng đối với chính mình đó là đoàn kết tổ chức đấu tranh chống lại những điều bất công đối với phụ nữ.
Trong lĩnh vực này lại phải kể đến Aisha, ngoài những đóng góp về mặt giáo lý và tổ chức của Hồi giáo thì cô còn có những đóng góp quan trọng trong cải cách văn hóa Hồi giáo. Aisha là người ủng hộ mạnh mẽ cho giáo dục của phụ nữ Hồi giáo, đặc biệt là giáo dục pháp luật và giáo lý của đạo Hồi.
Trong lịch sử ban đầu của Hồi giáo, một số con giá của các gia đình giàu có mới nhận được giáo dục tư nhân ở nhà, phụ nữ bị loại khỏi nền giáo dục chính quy, nạn mù chữ trở nên phổ biến. Khi đó, Aisha được biết đến là người đầu tiên thiết lập Madrasa – một lớp học cho phụ nữ trong nhà của ḿnh, khuyến khích phụ nữ học tập kiến thức Islam nhằm ngăn chặn bất cứ ai tiếp thu một nền giáo dục trái với giáo lý đạo Hồi. Tham gia lớp học của Aisha là những người thân trong gia đình và trẻ em mồ côi, thậm chí sau đó đàn ông cũng tham dự, họ được ngăn cách với phụ nữ bằng một bức màn đơn giản.
Mãi cho đến sau này, những năm 1980, sau nhiều cố gắng thì các trường học dành cho trẻ em gái mới bắt đầu được mở tại các nước Hồi giáo, hướng dẫn
các môn học về thủ công và nội trợ. Kể từ nền độc lập của thế giới Hồi giáo giữa những năm 1900, cả phụ nữ và đàn ông Hồi giáo bắt đầu được tiếp cận với nền giáo dục thế tục. Tuy nhiên hướng tôn giáo cho phía phụ nữ vẫn bị tụt lại cho với nam giới, thậm chí người phụ nữ được bởi vì các tác phẩm của mình mà được công nhận là học giả Hồi giáo chứ không thể đạt được học vị cao hơn trong giới nghiên cứu khoa học vì nhiều người Hồi giáo không tin rằng phụ nữ có khả năng để dạy những đàn ông, những người phụ nữ được đào tạo về tôn giáo cũng chỉ có thể hướng dẫn cho những người phụ nữ khác.
Ngoài ra, trước đây mặc dù phụ nữ được cho phép đến nhà thờ cầu nguyện nhưng thực tế vẫn có nhiều nơi hoàn toàn cấm phụ nữ, họ biện minh rằng không gian công cộng là nơi không an toàn đối với phụ nữ. Các nghiên cứu ở một số quốc gia Hồi giáo khác nhau cho thấy sự hiện diện của phụ nữ ở nơi cộng cộng là nguồn gốc của sự cám dỗ và xung đột. Vì vậy, không cho phép phụ nữ đến nhà thờ được coi là cần thiết để bảo tồn nhân phẩm và sự thánh thiện của các nghi lễ tôn giáo. Trong nhiều thế kỷ, nhà thờ Hồi giáo là không gian chủ yếu của nam giới. Sau nhiều cuộc đấu tranh đã làm thay đổi được thái độ này. Gần đây, các nhà thờ Hồi giáo xây dựng một không gian riêng biệt cho phụ nữ. Nhưng thực tế chứng minh như thế vẫn chưa đủ, phụ nữ vẫn thường bị cô lập, thậm chí không thể trực tiếp thấy các nhà thuyết giảng, và vai trò của họ vẫn bị hạn chế trong nhà thờ Hồi giáo.
Tóm lại, phụ nữ Hồi giáo không chỉ thể hiện những vai trò quan trọng trong kinh tế, chính trị mà còn cả những vai trò về tôn giáo, văn hóa trong chính xã hội của mình. Điều này là quan trọng và cần được tạo điều kiện để phát huy hơn nữa trong thế giới hiện đại ngày nay.