1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Nghị luận Vai trò của Người Thầy trong Xã Hội

2 2,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 7,68 KB

Nội dung

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy) Từ lâu, vai trò của người thầy trong xã hội là vô cùng quan trọng. Ông cha ta cũng để lại nhiều lời giáo huấn bổ ích cho lớp trẻ chúng ta ngày nay. Vậy, tầm quan trọng của người thầy trong xã hội là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu! Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật. cũng Thầy không chỉ dạy văn, dạy toán hay nhất thiết phải dạy những môn học quan trọng. Sử, địa, sinh, hóa, lí,… thậm chí cả mĩ thuật, nhạc hay thể dục cũng phải có thầy. Vì chính nhờ thầy, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Thầy giáo, trước tiên là phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi theo. Một người thầy, không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt lí, biết dùng trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho nên người ta nói: nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quý nhất. Thầy giáo, luôn là người uy nghiêm và có những khuôn mẫu phẩm chất tuyệt vời. Người thầy với kiến thức bao la và lòng tận tụy, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng. Nhắc tới thầy, người ta nghĩ đến hình ảnh người “gõ đầu trẻ”. Đúng vậy, chính nhờ những roi vọt thuở ấu thơ ấy mà ta mới thành người. Nhưng ngày hôm nay, thầy giáo hiền hơn, gần gũi với học trò nhiều hơn. Thầy không dùng roi, không dùng vỏ mít bắt trò quỳ. Thầy chỉ cần nói nhẹ nhàng, chỉ cần khuyên bảo là học trò sẽ ngoan… Công ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong đời người. Có được một người thầy tốt là niềm hạnh phúc, tương lai rực sáng ngày mai. Bởi “không thầy đố mày làm nên”. Cái nghề giáo, đâu phải ai cũng làm được. Để được là một người thầy tài cao đức rộng, phải trải qua bao nhiêu gian khổ. Những buổi dãi nắng dầm mưa để cho học trò con chữ, bao tối thâu đêm bên giáo án mệt nhọc. Rồi những lần mệt mỏi đến lả người vì đám học trò tiểu yêu quậy phá, vậy mà thầy vẫn chẳng bao giờ bỏ cuộc. Thầy dạy là dạy bằng tình yêu thương, dạy bằng ánh mắt trách móc mỗi khi ta phạm sai lầm. Những khi thầy đánh, la mắng thì cũng cốt để ta hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, tạm thời quên đi những trò vui trẻ thơ. Đánh như thế, dẫu khuôn mặt cương nghị và kiên quyết, thì lòng thầy cũng xót xa lắm thôi! Ở tiểu học, thầy dạy ít nên biết tên, nhớ mặt, rõ tính nết và gia cảnh từng đứa. Càng quan tâm, thầy càng thương yêu chúng nhiều hơn, mỗi đứa trẻ thầy chăm thật khác nhau. Đứa mập, nói nhiều, thầy khuyên bảo ân cần, nhỏ nhẹ. Đứa nhà nghèo, học giỏi, thầy khuyến khích, chia sẻ và động viên. Sang cấp hai, mỗi môn học là một thầy giáo mới. Đôi lúc thầy không nhớ tên trò, cứ: “em, em…”. Nhưng tình yêu thương và sự ân cần đâu vì thế mà thuyên giảm. Đó chỉ là nhiều khi thầy mệt mỏi không nói lên đấy thôi. Thầy dạy văn, chấm bài học sinh cười suốt. Đứa viết dở, đôi lúc bài văn chưa đầy trang giấy lại rất thật, cảm xúc rất đáng yêu: “Mỗi lúc giận, má em lấy nồi cá kho đổ lên đầu em. Lúc ấy em ghét má, nhưng nghĩ lại em thấy thương má nhiều hơn!” Đứa viết hay lại dạt dào tâm tình thổ lộ với thầy, thầy đọc mà gật gù đắc ý, lúc trầm ngâm, lúc cười phá lên. Thầy dạy toán, điên đầu với những con số, nhưng lại thấy nét chữ thân quen của học sinh trên giấy, số “năm” viết giống số “tám”, thế là điểm mười chỉ còn năm. Nghề giáo là như thế, đôi lúc vui mà cũng lắm khi buồn. Không chỉ trong thuở ấu thơ, mà sau này lớn lên ta cũng sẽ gặp những người thầy đáng kính. Họ có thể không nhiều kiến thức, nhưng có nhiều điều bổ ích cho ta học hỏi. Những người thầy ấy xứng đáng để ta kính trọng, ghi khắc và yêu thương. Ai đó từng ví thầy như người lái đó. Thầy đưa người qua sông rồi lại tiếp tục với những chuyến đò cần mẫn của mình, để ươm mầm kiến thức cho những tài năng tỏa sáng, đóng góp trí tuệ của mình cho xã hội …

Trang 2

Từ lâu, vai trò của người thầy trong xã hội là vô cùng quan trọng Ông cha ta cũng để lại nhiều lời giáo huấn

bổ ích cho lớp trẻ chúng ta ngày nay Vậy, tầm quan trọng của người thầy trong xã hội là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu!

Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật cũng Thầy không chỉ dạy văn, dạy toán hay nhất thiết phải dạy những môn học quan trọng Sử, địa, sinh, hóa, lí,… thậm chí cả mĩ thuật, nhạc hay thể dục cũng phải có thầy Vì chính nhờ thầy, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy Thầy giáo, trước tiên là phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi theo Một người thầy, không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt lí, biết dùng trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn Bởi thế cho nên người ta nói: nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quý nhất

Thầy giáo, luôn là người uy nghiêm và có những khuôn mẫu phẩm chất tuyệt vời Người thầy với kiến thức bao la và lòng tận tụy, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng Nhắc tới thầy, người ta nghĩ đến hình ảnh người “gõ đầu trẻ” Đúng vậy, chính nhờ những roi vọt thuở ấu thơ ấy mà ta mới thành người Nhưng ngày hôm nay, thầy giáo hiền hơn, gần gũi với học trò nhiều hơn Thầy không dùng roi, không dùng vỏ mít bắt trò quỳ Thầy chỉ cần nói nhẹ nhàng, chỉ cần khuyên bảo là học trò sẽ ngoan…

Công ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong đời người Có được một người thầy tốt là niềm hạnh phúc, tương lai rực sáng ngày mai Bởi “không thầy đố mày làm nên” Cái nghề giáo, đâu phải ai cũng làm được Để được là một người thầy tài cao đức rộng, phải trải qua bao nhiêu gian khổ Những buổi dãi nắng dầm mưa để cho học trò con chữ, bao tối thâu đêm bên giáo án mệt nhọc Rồi những lần mệt mỏi đến lả người vì đám học trò tiểu yêu quậy phá, vậy mà thầy vẫn chẳng bao giờ bỏ cuộc Thầy dạy là dạy bằng tình yêu thương, dạy bằng ánh mắt trách móc mỗi khi ta phạm sai lầm Những khi thầy đánh,

la mắng thì cũng cốt để ta hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, tạm thời quên đi những trò vui trẻ thơ Đánh như thế, dẫu khuôn mặt cương nghị và kiên quyết, thì lòng thầy cũng xót xa lắm thôi!

Ở tiểu học, thầy dạy ít nên biết tên, nhớ mặt, rõ tính nết và gia cảnh từng đứa Càng quan tâm, thầy càng thương yêu chúng nhiều hơn, mỗi đứa trẻ thầy chăm thật khác nhau Đứa mập, nói nhiều, thầy khuyên bảo ân cần, nhỏ nhẹ Đứa nhà nghèo, học giỏi, thầy khuyến khích, chia sẻ và động viên Sang cấp hai, mỗi môn học

là một thầy giáo mới Đôi lúc thầy không nhớ tên trò, cứ: “em, em…” Nhưng tình yêu thương và sự ân cần đâu vì thế mà thuyên giảm Đó chỉ là nhiều khi thầy mệt mỏi không nói lên đấy thôi Thầy dạy văn, chấm bài học sinh cười suốt Đứa viết dở, đôi lúc bài văn chưa đầy trang giấy lại rất thật, cảm xúc rất đáng yêu: “Mỗi lúc giận, má em lấy nồi cá kho đổ lên đầu em Lúc ấy em ghét má, nhưng nghĩ lại em thấy thương má nhiều hơn!” Đứa viết hay lại dạt dào tâm tình thổ lộ với thầy, thầy đọc mà gật gù đắc ý, lúc trầm ngâm, lúc cười phá lên Thầy dạy toán, điên đầu với những con số, nhưng lại thấy nét chữ thân quen của học sinh trên giấy,

số “năm” viết giống số “tám”, thế là điểm mười chỉ còn năm

Nghề giáo là như thế, đôi lúc vui mà cũng lắm khi buồn

Không chỉ trong thuở ấu thơ, mà sau này lớn lên ta cũng sẽ gặp những người thầy đáng kính Họ có thể không nhiều kiến thức, nhưng có nhiều điều bổ ích cho ta học hỏi Những người thầy ấy xứng đáng để ta kính trọng, ghi khắc và yêu thương

Ai đó từng ví thầy như người lái đó Thầy đưa người qua sông rồi lại tiếp tục với những chuyến đò cần mẫn của mình, để ươm mầm kiến thức cho những tài năng tỏa sáng, đóng góp trí tuệ của mình cho xã hội …

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w