1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng một số đề kiểm tra hóa học lớp 11

19 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở nước ta. Để việc đổi mới có hiệu quả đòi hỏi phải cải tiến nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì cải tiến nội dung chính là sự lựa chọn, bổ sung, hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức. Song để học sinh nắm được nội dung chúng ta cần cải tiến cả phương pháp dạy học. Mà một trong những khâu quan trọng là việc cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập. Nhiều hội thảo, tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học. Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp người học có cơ hội được đánh giá và có thể tự đánh giá, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục thấy được hiệu quả của một chương trình và công việc giảng dạy ở từng giai đoạn và trong toàn bộ chương trình. Từ đó thấy được những thành công và những vấn đề cần được rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, định ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải có một quan niệm đúng đắn về việc kiểm tra, đánh giá trong công tác dạy học ở trường trung học phổ thông. Trong những năm gần đây, ở các trường THPT đã sử dụng phương pháp kiểm tra truyền thống và kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Việc dùng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá những bước đầu đã được áp dụng ở các môn học hoá, lý, sinh, ngoại ngữ...Tuy nhiên, phần lớn các giáo viên cũng chỉ xem trắc nghiệm như là một phương tiện để phục vụ cho công việc kiểm tra kiến thức học sinh, công việc này vẫn chưa được coi như là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học. Do đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong hoá học, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Xây dựng một số đề kiểm tra hoá học lớp 11 ” nhằm đào sâu thêm kiến thức hoá học và kích thích hứng thú học tập của học sinh phổ thông. Do thời gian và tính chất của một chuyên đề nên trong đề tài này không khỏi có những thiếu sót, rất mong sự góp ý và quan tâm của quý thầy cô giáo đồng nghiệp cũng như sự phản hồi từ phía học sinh. Người thực hiện: Võ Chí Tín -1- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY HOÁ HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ TRẮC NGHIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM I.1. Khái niệm về trắc nghiệm Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành ở các kỳ kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một môn học, toàn bộ môn học, đối với tất cả cấp học; hoặc để kiểm tra chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học. Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm ba loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết như sau: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM QUAN SÁT VIẾT TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu hỏi đúng, sai Câu hỏi ghép đôi Câu hỏi điền thêm VẤN ĐÁP TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN Câu hỏi xếp thứ tự Tiểu luận Cung cấp thông tin Trong đó, trắc nghiệm viết được dùng nhiều nhất, vì nó có những ưu điểm sau: • Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc. • Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời. • Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao. • Cung cấp bảng ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm. • Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra. Trắc nghiệm viết được chia ra hai nhóm chính: • Nhóm câu hỏi trắc nghiệm buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là trắc nghiệm tự luận. • Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh phải trả lời vắn tắt cho từng Người thực hiện: Võ Chí Tín -2- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 câu. Người ta thường gọi nhóm phương pháp này là trắc nghiệm khách quan. Hay trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó có kèm theo câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu để trả lời hoặc cần thêm một vài từ. Trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu đến loại trắc nghiệm khách quan, vì vậy về sau khi nói đến “trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì đó là trắc nghiệm khách quan. I.2. Đặc điểm của hình thức trắc nghiệm Ở hình thức này, học sinh không phải làm bài như kiểm tra viết, nghĩa là không phải trình bày, chứng minh, lý giải nội dung câu hỏi mà chỉ cần lựa chọn câu trả lời đã có sẵn (do người soạn đề đặt ra). Thông thường mỗi bài kiểm tra gồm từ 60 đến 90 câu hỏi được thực hiện trong một thời gian qui định (45, 60 hoặc 90 phút). Các câu được đánh giá theo điểm (theo thang điểm 10 hoặc 100). Việc cho điểm có thể thực hiện ngay trên bài in sẵn hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật phiếu đục hoặc bằng máy vi tính. II. CÁC LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN II.1. Loại câu đúng - sai (hoặc câu có - không) Loại này được trình bày dưới dạng một phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hoặc Sai (S). * Khuyết điểm: • Học sinh có may rủi 50% chọn đúng câu trả lời hoàn toàn bằng lối đoán mò. • Nếu người soạn đề trích ra những câu có sẵn trong sách giáo khoa rồi chép nguyên văn câu ấy làm câu trắc nghiệm thì thường bị chê là tầm thường. • Khuyến khích học sinh thuộc lòng như vẹt mà chưa hiểu thấu đáo hay chỉ nhận ra một chữ quen thuộc trong sách cũng đủ biết câu nào là đúng hay sai. • Những câu soạn thảo gặp nhiều thắc mắc về cách đúng hay sai của câu phát biểu. • Các câu đúng - sai bị tách ra khỏi văn bản và không có cơ sở để so sánh và thẩm định tính đúng đắn hay sai tương đối của chúng. Việc sử dụng những câu phát biểu sai mà lại được trình bày như là đúng gây tác dụng tiêu cực và khiến cho học sinh có khuynh hướng tin và nhỡ những câu phát biểu sai. Loại câu này chỉ thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự kiện (mốc lịch sử, địa danh, tên nhân vật,...), cũng có thể dùng với các định nghĩa, khái niệm, công thức, tính chất vật lí,... Chúng thường chỉ đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ, khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém. Thí dụ: 1) Sự khử là quá trình nhường electron ? A. Đúng B. Sai 2) Nitơ đioxit ở điều kiện thường là chất khí màu nâu đỏ? A. Đúng B. Sai Khi viết câu hỏi này cần nên chú ý: • Chọn câu dẫn sao cho học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai. • Không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa. • Câu đảm bảo tính đúng - sai của câu là chắc chắn để tránh những nhận định mập mờ về đúng - sai. • Mỗi câu nhận định phải ngắn gọn, ngôn ngữ đơn giản. • Tránh dùng những cụm từ như: tất cả, không bao giờ, không một ai, thường, đôi khi,... có thể dễ dàng nhận ra ngay là đúng hay sai. Người thực hiện: Võ Chí Tín -3- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 II.2. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn Câu hỏi thuộc loại nhiều lựa chọn có hai phần: phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bị bỏ lửng (chưa hoàn tất). Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời hay câu bổ túc cho học sinh lựa chọn. Phần gốc, dù là câu hỏi hay câu bỏ lửng, phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. Phần lựa chọn gồm có nhiều lối giải đáp có thể lựa chọn. Trong số đó có một lựa chọn được dự định cho là đúng hay đúng nhất; còn những phần còn lại là những “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” ấy đều hấp dẫn ngang nhau đối với học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu bài. Khi biên soạn câu trắc nghiệm này cần lưu ý: • Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc một câu bị bỏ lửng và phần lựa chọn là phần bổ sung để cho phần gốc trở nên đúng nghĩa. Nội dung của câu hỏi phải rõ ràng, lời lẽ trong câu phải đơn giản, sáng sủa. • Phần lựa chọn nên có từ 3 đến 4 tình huống, tuỳ trình độ kiến thức và tư duy của học sinh. Chú ý sao cho câu trả lời và câu gài bẫy đều “hấp dẫn” như nhau. Điều dễ gây nhầm lẫn là câu đúng với học sinh hiểu kĩ hoặc chưa học bài kĩ. Cần hiểu rằng những câu này không nhằm mục đích gài bẫy mà là để phân biệt học sinh giỏi với học sinh kém. Các câu nhiễu không đúng nhưng vẫn có vẻ hợp lí với học sinh kém hơn. • Tránh để cho một câu hỏi nào đó có thể có 2 câu lựa chọn đều là đúng nhất. Trong một số trường hợp có thể thêm một phương án lựa chọn. Không câu trả lời nào là đúng nhất hoặc hai câu trả lời nào đó đều là đúng nhất để học sinh còn lưỡng lự sẽ lựa chọn. • Mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết xoay quanh một nguyên tắc hay một nguyên lý mà thôi. Trong câu hỏi loại này không nên đặt câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ những tính chất vụn vặt hoặc phải tính toán dài dòng. • Mức độ thông tin cần có để loại bỏ câu sai không được cao hơn mức độ cần có để chọn câu đúng. Điều này có nghĩa các câu phải phù hợp với trình độ học cấn được kiểm tra. Thí dụ: 1) Khí NH3 tan nhiều trong nước vì: A. là chất khí ở điều kiện thường B. có liên kết hidro với nước C. NH3 có phân tử khối nhỏ D. NH3 tác dụng với nước tạo ra môi trường bazơ 2) Để tinh chế NH3 có lẫn SO2 và CO2, người ta dẫn hỗn hợp đi qua A. dung dịch nước brom . B. CaO. C. dung dịch H2SO4 đặc . D. dung dịch nước vôi trong dư II.3. Loại câu đối chiếu từng cặp đôi Câu kết hợp là một sự biến đổi của hình thức chọn một câu đúng. Loại này thường gồm hai dãy thông tin. Một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn). Một dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). Mỗi câu nhận định hay một từ ở dãy thứ nhất được kết hợp với một câu hay một từ ở dãy thứ hai để trở thành một nhận định đúng. Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi. • Loại câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện, những thuật ngữ, định nghĩa, quy tắc và ví dụ. • Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại liên quan đến với nhau, học sinh có thể nhầm lẫn. • Cột câu hỏi và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư để câu tiêu đề cuối cùng vẫn còn nhiều khả năng để lựa chọn, làm cho học sinh có sự cân nhắc kĩ để chọn câu cuối cùng. Người thực hiện: Võ Chí Tín -4- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 • Thứ tự các câu trả lời không được ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn khi lựa chọn. Phải xác định hướng làm cơ sở cho việc kết hợp và chỉ rõ một câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay nhiều lần. Thí dụ: Hãy tìm ở cột bên phải tính chất của các nguyên tố được liệt kê ở cột bên trái: A. Brom a) Chất khí có màu vàng lục B. Flo b) Chất rắn có màu đỏ C. Clo c) Chất rắn có màu tím đen D. Iot d) Chất khí có màu lục nhạt đ) Chất lỏng có màu đỏ nâu e) Chất rắn màu vàng Đáp án: A-đ, B-d, C-a, D-c Đó là một nhận định được viết dưới hình thức một mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra trước người được kiểm tra. Học sinh phải trả lời bằng một câu hay một từ. Các câu này còn được gọi là câu hỏi điền vào chỗ trống. Loại câu này có ưu thế hơn các loại câu hỏi khách quan khác ở chỗ đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin đã cho. Câu trả lời của loại câu hỏi này là dạng câu chưa hoàn thành. Câu trả lời được để trống một phần (vài chữ hoặc cụm từ). Người trả lời phải điền nội dung theo ý riêng của mình cho là đúng. Loại trắc nghiệm này dễ xây dựng nhưng tính khách quan khi chấm bị giảm và do đó cũng khó chấm. Khi soạn câu hỏi này cần lưu ý: • Bảo đảm sao cho mỗi chỗ trống chỉ có thể điền một từ hay một cụm từ thích hợp. • Mỗi câu chỉ nên có 1 đến 2 chỗ trống. Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để học sinh không phải đoán được từ (hoặc cụm từ) phải điền là dài hay ngắn. • Câu hỏi phải có quan hệ với điểm chính của câu nhận định. • Câu hỏi phải trực tiếp. Thí dụ: 1) Brom ở điều kiện thường là.......... 2)..........là halogen ở điền kiện thường là chất khí có màu vàng lục. Đáp án: 1 - là chất lỏng có màu đỏ nâu; 2 - Clo Với câu hỏi 1), học sinh có thể trả lời “là chất lỏng” thì vẫn đúng nhưng tuỳ theo yêu cầu của người chấm mà có thể cho 100%, 75% hay 50% số điểm. II.5. Câu hỏi có đáp án đòi hỏi phải sắp xếp theo thứ tự Loại này có nhiều câu trả lời ở mức độ khác nhau. Người được kiểm tra phải xem xét từng câu và đánh dấu hoặc sắp xếp các câu trả lời theo số thứ tự từ mức độ hợp lý nhất đến mức độ hợp lý hơn. Loại câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra về một vấn đề có liên quan đến nhiều vấn đề khác, nó có thể là nguyên nhân hoặc kết quả của nhiều yếu tố khác. Mà sự liên quan của các yếu tố khác đến nó thường ở các mức độ ít nhiều khác nhau nhưng không thể loại bỏ được yếu tố nào. Thực ra loại câu hỏi trắc nghiệm này không được sử dụng nhiều như các loại trên, nguyên nhân là do việc soạn câu hỏi cầu kỳ mà câu trả lời nhiều kho mang tính chủ quan. Thí dụ: Hãy đánh số thứ tự các bước cân bằng một phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Bước 1 đánh số 1 và tiếp tục đánh số tiếp theo: A. Viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng quá trình. B. Tìm hệ số đồng thời của chất oxi hoá và chất khử sao cho số electron do chất khử nhường ra bằng số electron do chất oxi hoá thu vào. C. Đặt các hệ số của chất oix hoá và chất khử vào phương trình phản ứng và kiểm tra lại. Người thực hiện: Võ Chí Tín -5- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 D. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng để tìm xem chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử. Đáp án: 1-D, 2-A, 3-B, 4-C III. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN III.1. Ưu điểm Kiểm tra trắc nghiệm là một phương pháp mới, nó có những ưu điểm sau: • Cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức. Mỗi câu hỏi thường có từ 3 đến 5 câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh chọn trong đó một câu trả lời mà họ cho là đúng nhất. Công việc này mất rất ít thời gian, nhiều khi không đến một phút. Do vậy dùng trắc nghiệm khách quan trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cơ bản của một chương trình học đối với nhiều học sinh. • Phạm vi kiến thức trong một bài trắc nghiệm là khá rộng nên có thể chống lại khuynh hướng học tủ, chỉ chăm vào kiến thức trọng tâm. Nếu trong một tiết, với phương pháp kiểm tra truyền thống chỉ có vài ba câu hỏi thì với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêu năm, sáu câu hỏi. Số câu này ngày càng nhiều (trong phạm vi thích hợp) thì càng tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá học sinh qua bài kiểm tra. • Khi kiểm tra, học sinh không phải chép lại đề bài, kể cả câu trả lời mà chỉ cần đánh ký hiệu là đủ. • Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài. Biên soạn một bài trắc nghiệm mất rất nhiều thời gian và rất công phu nhưng khi tổ chức kiểm tra và chấm bài thì rất nhanh chóng. Để chấm bài một lớp theo phương pháp truyền thống, giáo viên phải mất hàng ngày, hàng tuần tuỳ từng môn; nhưng đối với kiểm tra trắc nghiệm thì một giờ giáo viên có thể chấm hàng trăm bài, giảm nhẹ cho giáo viên dạy nhiều lớp. Có thể áp dụng kiểm tra trên máy vi tính. • Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan, đơn giản và cho độ tin cậy cao khi chấm điểm. Chấm bài trắc nghiệm do kết quả kiểm tra được xử lí theo mức độ đã được chuẩn hoá, đảm bảo tính khách quan, tránh được một số hiện tượng thiếu công bằng đánh giá kết quả kiểm tra hoặc bài thi. • Do các câu hỏi được hạn chế về số lượng, các đáp án cho trước được hạn định về nội dung và do các mức đánh giá đã được chuẩn hoá, cho nên dễ sử dụng phương pháp thống kê toán học trong xử lí kết quả kiểm tra. Vì thế có thể phát hiện được độ đồng đều trong kết quả kiểm tra của từng lớp học sinh. • Cách tiến hành và phương tiện kiểm tra có thể rất đơn giản và dễ dàng khi đưa trắc nghiệm vào máy kiểm tra kiến thức dạy học như chương một số phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trong hoá học. Thông qua các bài trắc nghiệm, giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập một cách tương đối khoa học và chính xác. • Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh. Vì là một hình thức kiểm tra mới so với hình thức kiểm tra truyền thống nên trắc nghiệm được học sinh yêu thích. Việc chấm bài nhanh gọn, học sinh biết sớm kết quả làm bài của mình, có thể tự đánh giá và đánh giá kết quả bài làm của nhau. Qua đó khuyến khích học sinh ghi nhớ, hiểu và phân tích được những ý kiến của người khác. Các câu hỏi trong bài trắc nghiệm thường có tính tổng hợp, khái quát, cho nên học sinh không chỉ dựa vào tài liệu ghi chép thuần tuý mà đòi hỏi các em phải tích cực, độc lập suy nghĩ để trả lời. Mỗi câu hỏi chỉ trả lời trong một thời gian ngắn cho nên buộc học sinh phải có thao tác tư duy nhanh, chính xác để trả lời. Điều này giúp hạn chế quay cóp, sử dụng tài liệu, trao đổi... Học sinh phải tập trung cao độ, suy nghĩ thật lực để làm bài mới kịp thời gian cho phép. Trong hệ thống câu hỏi, có 70 - 80% câu trả lời sai. Nếu học sinh không nắm chắc bài học, không có sự liên hệ các theo tác tư duy như kỹ năng nhận xét, phán đoán một vấn đề, lĩ năng liên hệ so sánh trong quá trình học tập môn hoá học thì khó có thể làm tốt bài kiểm tra. Người thực hiện: Võ Chí Tín -6- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 III.2. Hạn chế Trắc nghiệm khách quan, tuy là một phương pháp mới, có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế. So với phương pháp kiểm tra bình thường, phương pháp này không yêu cầu học sinh phải diễn đạt kiến thức dưới dạng hành văn. Do đó không tránh khỏi tình trạng nhìn bài nhau hoặc đánh dấu một cách bị động trong lúc làm bài kiểm tra, cứ đánh liều một câu mà chưa có nhận định rõ ràng (đoán mò). Trắc nghiệm đúng - sai có thể gây ra những ấn tượng sai lầm bất lợi cho đầu óc của trẻ, nên hạn chế đưa ra những câu dẫn chứa đựng sai lầm. Trắc nghiệm gồm chủ yếu là những câu hỏi với những câu trả lời sẵn làm hạn chế phần nào tư duy sáng tạo của học sinh. Như vậy, nếu sử dụng phương pháp kiểm tra dạng trắc nghiệm liên tục, kéo dài sẽ không có lợi cho việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt, cách lập luận một vấn đề bằng văn viết của học sinh. Trắc nghiệm chỉ cho thầy giáo biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không cho biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình, hứng thú của học sinh đối với nội dung được kiểm tra. Đây là nhược điểm cơ bản của bài kiểm tra trắc nghiệm so với bài kiểm tra truyền thống. Khi học sinh tự cấu trúc bài làm, các em sẽ có dịp để bộc lộ những khía cạnh tư tưởng, tình cảm, thái độ liên quan tới kiến thức được kiểm tra. Còn trắc nghiệm nói chung yêu cầu trả lời kết quả lựa chọn, do đó ít góp phần phát triển ngôn ngữ và viết. Tuy còn những nhược điểm nhất định nhưng trắc nghiệm là một phương pháp thuận lợi nhất giúp cho việc vận dụng toán học vào đánh giá một hiện tượng giáo dục phức tạp, là một quá trình thu nhận kiến thức, kỹ năng. Phương pháp trắc nghiệm này sẽ ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong sự phát triển của chương trình giảng dạy và hoàn thiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của máy tính trong nhà trường và phát triển phần mềm dạy học, trắc nghiệm sẽ được giáo viên và học sinh sử dụng ngày càng rộng rãi, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp. Trắc nghiệm được sử dụng trong đánh giá tổng kết. Tuy nhiên, trắc nghiệm không phải là một phương pháp vạn năng, không thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp kiểm tra truyền thống mà cần được sử dụng phối hợp với chúng một cách hợp lý mới đem lại kết quả cao. IV. QUY TRÌNH SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC IV.1. Chuẩn bị câu hỏi IV.1.1. Những yêu cầu chung trong việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Muốn xây dựng và sử dụng trắc nghiệm khách quan, điều đầu tiên phải xác định xem ta định đánh giá cái gì ? Vấn đề gì ? Từ đó sẽ xác định dùng loại trắc nghiệm nào. Trong giáo dục người ta thường chia ra nhiều loại: + Trắc nghiệm đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng. + Trắc nghiệm đánh giá kết quả giáo dục thông qua hành vi, thái độ. + Trắc nghiệm đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. + Trắc nghiệm đánh giá chất lượng tài liệu. Sau khi xác định được loại trắc nghiệm, ta cần phải xác định được hoàn cảnh đánh giá, hiểu được hoàn cảnh đánh giá sẽ giúp chúng ta xác định được yêu cầu của nội dung đánh giá và có biện pháp đánh giá đúng. Ví dụ: - Muốn đánh giá hiệu quả của việc truyền thụ kiến thức, ta phải đánh giá được mức độ hiểu biết của đối tượng trước và sau khi truyền thụ. - Xác định đối tượng đánh giá: Phải biết được sẽ tiến hành kiểm tra với đối tượng học sinh nào. Đặc điểm đối tượng kiểm tra sẽ chi phối nội dung, hình thức, có khi cả phương pháp kiểm tra - đánh giá. Mỗi loại đối tượng cần phải có loại câu hỏi trắc nghiệm cho phù hợp. Người thực hiện: Võ Chí Tín -7- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 - Cuối cùng, sau khi làm sáng tỏ ba yêu cầu trên, người ta mới chia loại công cụ để kiểm tra nội dung có phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh. Cứ như vậy ta mới hy vọng đạt được kết quả kiểm tra đúng và có những kết luận đúng trên cơ sở định lượng. Tuy nhiên phải xác định rõ ràng dù bằng cách nào công cụ đánh giá cũng phải tạo được điều kiện để có thể đánh giá dễ dàng, mang lại kết quả khách quan, đáng tin cậy. IV.1.2. Soạn câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm Việc soạn câu hỏi trắc nghiệm cần được thực hiện theo hướng phát huy được những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của phương pháp trắc nghiệm. Không đơn giản là soạn câu hỏi nào đấy, tìm lời giải để có câu trả lời đúng, rồi viết thêm đôi ba câu nhử là ta có một câu trắc nghiệm. Trong khi soạn câu trắc nghiệm cần chú ý một số điểm sau: + Số câu trả lời: Trong một câu trắc nghiệm, số câu trả lời không phải là quan trọng nhất. Nó có thể là 3, 4 hoặc 5. Các bài kiểm tra trắc nghiệm thường chọn 4 câu trả lời (tình huống). + Hình thức trình bày: Câu trắc nghiệm cần thiết phải được trình bày thống nhất, không thay đổi để học sinh không bối rối và có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. + Ngôn ngữ: Câu hỏi phải rõ ràng và cô đọng lại trong một dạng câu hoàn chỉnh. + Dữ kiện liên quan: Thông thường chỉ nêu các dữ kiện liên quan trong câu trắc nghiệm. Các dữ kiện không liên quan có thể gây khó khăn cho câu trắc nghiệm mà không giúp đánh giá hiểu biết của học sinh. + Tính độc lập của câu trắc nghiệm: Mỗi câu trắc nghiệm phải độc lập với mọi câu hỏi trong bài kiểm tra. Thông tin cung cấp ở câu hỏi này vô ý có thể gợi ý để trả lời đúng cho một câu trắc nghiệm khác. Điều này không loại bỏ việc hình thành nhiều câu trắc nghiệm trên một dữ kiện chung. + Gợi ý dùng từ: Vài cấu trúc ngữ pháp và từ cho phép người làm kiểm tra tinh ý có thể bớt các câu trả lời kém phù hợp để xác định câu trả lời đúng mà không cần hiểu biết tường tận về nội dung kiến thức được hỏi. + Câu trả lời: Các câu trả lời cũng phải rõ ràng, hợp lý và phải lường trước được khả năng nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Các câu trả lời cũng phải được xếp theo thứ tự sao cho không có gợi ý nào cho câu trả lời đúng. Các câu trả lời cần có dạng ngữ pháp giống nhau. Cần phân bố câu trả lời đúng với tỉ lệ như nhau ở các thứ tự. IV.2. Chuẩn bị bài kiểm tra IV.2.1. Ra đề Khi đã có một hệ thống câu trắc nghiệm rồi thì việc sắp xếp chúng thành một bài kiểm tra cũng là việc khá quan trọng. Trước hết phải xác định thời gian kiểm tra là 15 phút hay 45 phút hay kiểm tra học kì để ấn định số câu hỏi cho hợp lí. Và tuỳ theo mức độ khó dễ để định ra số thời gian làm bài của từng câu hỏi. Trong một bài kiểm tra cần lưu ý sắp xếp sao cho đầy đủ các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Sắp xếp như vậy làm cho học sinh không nhàm chán mà nội dung bài kiểm tra thêm phong phú, đa dạng. Cần tránh sự sắp xếp các câu trả lời đúng theo một quy luật ở các câu trả lời. IV.2.2. In - sao đề Khác với bài kiểm tra truyền thống, đề của bài kiểm tra được chép lên bảng hoặc lên giấy và học sinh tự chuẩn bị giấy kiểm tra, chép lại đề và làm vào giấy kiểm tra của mình. Còn bài kiểm tra trắc nghiệm thì đề và đáp án đều làm trên một tờ giấy mà giáo viên giao cho bằng cách dùng ký hiệu đánh dấu vào các phương án trả lời có sẵn. Khi in đề cần lưu ý: • Trên tờ phiếu trắc nghiệm cần có đủ ô chấm điểm, họ tên học sinh, trường lớp, bài kiểm tra môn gì, thời gian. Người thực hiện: Võ Chí Tín -8- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 • Những yêu cầu đối với mỗi loại câu hỏi phải được in đậm, số thứ tự các câu hỏi và câu trả lời cần được in đồng nhất, khoảng cách trả lời phải được tính toán sao cho phù hợp và bằng nhau. • Khi in xong cần kiểm tra, rà soát lại xem có lỗi nào không. In số đề thi vừa đủ với số lượng học sinh, không in thừa để đảm bảo tính khách quan, chính xác. • Cần đảo các câu trong đề để hai học sinh cạnh nhau không có đề giống nhau. IV.3. Tiến hành kiểm tra Giáo viên phát đề cho từng học sinh trực tiếp hoặc nhờ 1,2 học sinh phát giùm cho nhanh nhưng cần phải đếm số tờ với số học sinh. Trong quá trình kiểm tra, giáo viên quan sát học sinh làm bài. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm: • Cần ổn định trật tự lớp, tránh tình trạng lộn xộn làm mất đề kiểm tra. • Không phát thừa đề cho học sinh. • Khi thu bài cần cẩn thận để tránh tình trạng làm rơi bớt một số tờ trong bài kiểm tra vì kiểm tra trắc nghiệm thường có đề rất dài. IV.4. Chấm bài kiểm tra trắc nghiệm Chấm bài kiểm tra trắc nghiệm là một việc làm đơn giản và nhanh gọn. Giáo viên đối chiếu đáp án sau đó đối chiếu từng bài làm của học sinh với bài mẫu, gạch bỏ những câu trả lời sai rồi tính câu trả lời đúng và cho điểm. Có thể dùng bảng đục lỗ tấm bìa, trình bày theo kích cỡ như phiếu làm bài, nhìn qua các lỗ đục, nếu đúng là câu trả lời đúng để tăng hiệu quả lao động. Ngày nay, người ta có thể tiến hành kiểm tra trên máy vi tính và máy tính cho điểm báo ngay kết quả. V. CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Để đánh giá chất lượng của các câu trắc nghiệm hoặc của đề thi trắc nghiệm, người ta dùng một số đại lượng đặc trưng: V.1. Độ khó Khái niệm đầu tiên có thể lưu ý đến là độ khó của câu trắc nghiệm. Khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải xem câu trắc nghiệm là khó với đối tượng nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng thí sinh phù hợp người ta có thể đo độ khó bằng tỉ lệ phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số thí sinh dự thi. Ký hiệu là “K”. Số người trả lời đúng câu i Trị số K của câu i = .100% Số người làm bài trắc nghiệm Việc sử dụng trị số K làm số đo lường độ khó của câu trắc nghiệm bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó cho thấy rằng thay vì định nghĩa độ khó theo các đặc tính nội tại nào đó của câu trắc nghiệm, người ta có thể định nghĩa nó căn cứ vào tần số tương đối của số người làm trắc nghiệm đã trả lời đúng câu hỏi ấy. Thứ hai, tính chất khó - dễ là một đặc tính của câu trắc nghiệm lẫn người làm trắc nghiệm. Và trị số K có ý nghĩa quan trọng nhất ở chỗ nó cho ta một thứ đo lường chung độ khó của các câu trắc nghiệm về nhiều lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. V.2. Độ phân biệt Khi một câu hay một bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào, người ta thường muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi, trung bình, kém,... Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt. Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt, phản ứng của nhóm thí sinh giỏi, thí sinh kém lên câu hỏi đó hiển nhiên là phải Người thực hiện: Võ Chí Tín -9- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 khác nhau. Người ta thường thống kê các phản ứng khác nhau để tính độ phân biệt. Ký hiệu là P và được tính như sau: Số thí sinh giỏi làm đúng - Số thí sinh kém làm đúng P= .100% Tổng số thí sinh mỗi nhóm Phân hai nhóm như sau: Nhóm giỏi gồm có xấp xỉ 27% của toàn nhóm có điểm số cao nhất. Nhóm kém gồm có số bài tương đương với 27% có số điểm thấp nhất. Độ phân biệt của một câu hỏi hoặc một bài trắc nghiệm liên quan đến độ khó. Thật vậy, nếu một bài trắc nghiệm dễ đến mức các học sinh đều làm tốt các điểm số đạt được chụm ở phần điểm cao, thì độ phân biệt của nó rất kém vì mọi học sinh đều có phản ứng như nhau đối với bài trắc nghiệm đó. Cũng vậy, nếu một bài trắc nghiệm khó đến mức tất cả học sinh đều không làm được, các điểm số đạt được đều ở phần điểm thấp thì độ phân biệt của nó rất bé. Từ các trường hợp nói trên có thể suy ra rằng muốn có độ phân biệt tốt thì bài trắc nghiệm phải có độ khó ở mức trung bình. Khi đó điểm số thu được của cả nhóm sẽ trải rộng ra. V.4. Độ giá trị Yêu cầu quan trọng nhất của một bài trắc nghiệm với tư cách là một phép đo lường giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần đo. Nói cách khác, phép đo ấy cần phải được mục tiêu đề ra cho nó. Chẳng hạn, mục tiêu đề ra cho tuyển sinh đại học là kiểm tra xem thí sinh có nắm chắc những kiến thức và kỹ năng cơ bản được trang bị qua chương trình trung học phổ thông hay không để chọn vào đại học. Phép đo bởi bài trắc nghiệm đạt được mục tiêu đó là phép đo có giá trị. Nói cách khác, độ giá trị của một bài trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm. Để bài trắc nghiệm có độ giá trị cao, thì cần phải xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo qua bài trắc nghiệm và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cũng như khi tổ chức triển khai kỳ thi. Nếu thực hiện quá trình nói trên không đúng thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không phải cái mà người ta muốn đo nhờ bài trắc nghiệm. Có nhiều phương pháp để xác định độ giá trị của bài trắc nghiệm hoặc kỳ thi. Chẳng hạn, để xác định độ giá trị của một kỳ thi tuyển sinh đại học người ta xem xét kỳ thi đó có lực chọn được những học sinh có khả năng học đại học hay không, có thể bằng cách tính xem kết quả tuyển sinh của một nhóm thí sinh nào đó có tương quan chặt chẽ với kết quả học tập ở đại học của nhóm thí sinh đó hay không. Trong bốn đại lượng đặc trưng đó, người ta có thể nói đến độ khó, độ phân biệt của một bài trắc nghiệm nào đó hoặc của cả bài trắc nghiệm; còn đối với độ tin cậy và độ giá trị thì người ta thường nói đến các đại lượng đặc trưng đó đối với toàn bộ bài trắc nghiệm, hoặc thậm chí đối với cả một kỳ thi. Qua định nghĩa về độ phân biệt và độ giá trị, chúng ta có thể thấy rõ mối tương quan giữa chúng. Khi bài trắc nghiệm không có độ tin cậy tức là phép đo nhờ bài trắc nghiệm rất kém chính xác, thì chúng ta không thể nói đến độ giá trị của nó. Nói cách khác, khi bài trắc nghiệm không có độ tin cậy thì nó cũng không thể có độ giá trị. Người thực hiện: Võ Chí Tín -10- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 Chương 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ BỘ MÔN HOÁ Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỔ BỘ MÔN I.1. Đội ngũ giáo viên - Tổ Hoá - TD - GDQP gồm có 13 giáo viên tham gia giảng dạy. Trong đó: + Bộ môn Hoá: 08 giáo viên; nữ: 01. Trong đó có 01 giáo viên làm Hiệu phó và 01 giáo viên phụ trách phòng thực hành. + Bộ môn TD: 03 giáo viên; nữ: 0. + Bộ môn GDQP: 02 giáo viên; nữ: 0. I.2. Thuận lợi Đa số giáo viên có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, có tinh thần học hỏi, có chí cầu tiến để phát triển năng lực chuyên môn và rèn luyện tay nghề ngày càng vững vàng. Trình độ chuyên môn: 100% GV đạt chuẩn. Trong đó có 02 GV đã hoàn chương trình cao học. Đa số giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động cũng như trong chuyên môn. Biên chế giáo viên đủ do đó giáo viên có đủ thời gian để chuẩn bị bài dạy và nghiên cứu chuyên môn. Đa số giáo viên trong tổ biết vi tính nên không gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin và ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tổ được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của ban giám hiệu nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn: Có 01 phòng thí nghiệm. Nhìn chung tạm đủ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của GV trong tổ. Có GV chuyên trách PTH nên nhìn chung công tác giảng dạy của giáo viên gặp nhiều thuận lợi. I.3. Khó khăn Đa số giáo viên trong tổ có tuổi nghề quá ngắn và chưa ổn định nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt. Năng lực chuyên môn không đồng đều. Vì đặc điểm bộ môn nhiều giáo viên chưa được thực sự ứng dụng CNTT vào giảng dạy... Một số giáo viên ở xa trường nên còn ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả cao do điều kiện khách quan của nhà trường cũng như điều kiện chủ quan của giáo viên. Tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học nhìn chung vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Phòng thí nghiệm còn gộp nhiều bộ môn khác nhau. Chưa trách được tổ độc lập theo bộ môn đôi lúc còn khó khăn trong việc sinh hoạt chuyên môn. Thời gian sinh hoạt tổ còn ít nên góp ý dự giờ còn hạn chế. Người thực hiện: Võ Chí Tín -11- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 II. ĐIỀU KIỆN TRANG BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN Trường THPT Vinh Xuân là một trường thuộc vùng khó khăn của Tỉnh. Là một ngôi trường mới thành lập. Học sinh của trường không được thi tuyển sinh đầu vào mà chỉ xét tuyển. Học sinh ở phân tán của các xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An...nên có một số khó khăn nhất định. Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, ở xa trường nên còn khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên, cùng với sự cố gắng của học sinh cũng như của đội ngũ giáo viên chất lượng của nhà trường ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp, đại học, học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi ... ngày được nâng cao. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường thì tổ bộ môn Hoá là một trong những tổ được sự quan tâm của nhà trường. Hiện tại, có 01 phòng thực hành dành riêng cho bộ môn Hoá - Sinh để giáo viên và học sinh có thể học tập và nghiên cứu. Diện tích phòng khoảng 80m2, có tương đối đầy đủ trang thiết bị cần thiết cũng như hoá chất và dụng cụ thí nghiệm. Tuy nhiên còn khó khăn nhiều so với các trường THPT khác ở trong Tỉnh. * Hoá chất: Được sự quan tâm của Sở GD & ĐT Thừa Thiên - Huế và của nhà trường. Vì vậy, hằng năm tổ bộ môn Hoá được trang bị hoá chất cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, do điều kiện bảo quản chưa tốt nên một số hoá chất bị hỏng như: nhôm bột, dung dịch amoniac,...và thiếu nước cất, dung dịch amoniac, phenolphalein. * Dụng cụ: Phòng thí nghiệm trên cơ bản có đầy đủ các dụng cụ cho việc thực hành của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, tình trạng ống nghiệm học sinh làm bể hoặc có những thí nghiệm mà ống nghiệm không thể sử dụng lại nên hằng năm còn thiếu. Về dụng cụ hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu của giáo viên thì chưa có. * Sơ đồ: Phòng có nhiều sơ đồ, có một số sơ đồ do Sở cung cấp và một số do giáo viên và học sinh trang bị. Vì vậy mỗi tiết dạy có thể sử dụng sơ đồ minh hoạ đặc biệt là các tiết dạy hoá khối lớp 10. * Mô hình: Cũng như trên, có nhiều mô hình do Sở cung cấp và do học sinh, giáo viên tự làm như: mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, CH4, C2H4, C2H2 ... III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG, PHỐI HỢP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN Như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ so với một trường còn nhiều khó khăn như trường THPT Vinh Xuân. Nhưng dưới sự cố gắng chung của học sinh cũng như của giáo viên giảng dạy. Việc sử dụng phương tiện dạy học rất thuận lợi nên trong công tác giảng dạy, giáo viên của trường đã kết hợp phương tiện dạy học vào bài giảng. Các tiết thực hành học sinh đều làm thí nghiệm. Tuy nhiên, việc giáo viên sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giảng dạy bài mới còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do: + Do yêu cầu chưa cao về việc sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giảng dạy (chỉ khi nào có thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi... thì mới sử dụng). + Một số giáo viên còn ngại tiếp xúc với hoá chất, ngại khó và không có thời gian chuẩn bị do phân bố nhiều tiết dạy liên tiếp trong cùng một buổi... + Mỗi giáo viên chưa ý thức cao trong việc khai thác kiến thức bộ môn qua thí nghiệm biểu diễn. + Hiện nay yêu cầu đổi mới phương pháp là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nên thí nghiệm biểu diễn càng ít được giáo viên làm... Người thực hiện: Võ Chí Tín -12- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - KẾT LUẬN I. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ HỌC SINH Học sinh vào trường THPT Vinh Xuân không trải qua kỳ thi tuyển. Do đó, chất lượng trình độ mặt bằng không cao so với mặt bằng các trường khác trong Tỉnh. Tuy nhiên, hằng năm nhà trường có chọn 2 lớp nâng cao theo ban khoa học tự nhiên. Nên trình độ học sinh ở các lớp khoa học tự nhiên đồng đều. Đa số học các em ở các lớp này đều là học sinh khá giỏi của trường. II. QUÁ TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA Trước khi ra đề kiểm tra, giáo viên cần thiết lập ma trận để xác định yêu cầu kiến thức cần kiểm tra. Rồi xác định các yêu cầu câu hỏi theo các mức độ biết, hiểu và vận dụng. Sau đó lắp ghép thành các bài kiểm tra. Quá trình ra đề kiểm tra được tóm tắc theo các quá trình sau: Thiết lập ma trận  Thiết kế đề kiểm tra (Đáp án)  Trộn đề  In đề III. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM CỤ THỂ Tiến hành 2 bài kiểm tra ( 01 bài kiểm tra 1 tiết + 01 bài kiểm tra 15 phút ) cho học sinh ở lớp 11 nâng cao. Trên cùng một lượng câu hỏi chúng tôi dùng phần mềm trộn đề McMix tiến hành đảo đề để tránh trình trạng học sinh nhìn bài nhau. III.1. Bài trắc nghiệm số 1: Thời gian làm bài 45 phút. Lớp thực nghiệm: 11A1; 11A2 - Trường THPT Vinh Xuân. Tổng số học sinh làm bài: 96 học sinh. III.1.1. Đề bài kiểm tra TRƯỜNG THPT VINH XUÂN TỔ HOÁ - TD - GDQP ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC 11 (NÂNG CAO) Thời gian làm bài: 45 phút;(30 câu trắc nghiệm) Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được ? A. NaCl rắn, khan. B. Nước sông, hồ, ao. C. Nước biển. D. Dung dịch KCl trong nước. Câu 2: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được ? A. HCl trong C6H6 (benzen). B. Ca(OH)2 trong nước. C. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước. Câu 3: Cho phương trình điện ly : H2O + H2O  H3O+ + OH-. Theo thuyết proton của Brönsted thì nước là: A. axit B. bazơ C. chất lưỡng tính D. chất trung tính -3 -8 Câu 4: Cho các axit sau : (1) H 3PO4 (Ka = 7,6.10 ) ; (2) HOCl (Ka = 5.10 ) ; (3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5) ; (4) H2SO4 (Ka = 10-2) . Dãy nào sau đây sắp xếp các axit theo độ mạnh tăng dần : A. (3) < (4) < (2) < (1) B. (4) < (1) < (2) < (3) C. (4) < (2) < (3) < (1) D. (2) < (3) < (1) < (4) Câu 5: Dung dịch CH3COONa và NH4Cl lần lượt có pH: A. = 7 B. > 7 và < 7 C. < 7 và > 7 D. = 7 và < 7 Câu 6: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ? A. dd CuCl2 tác dụng với dd NH3 dư B. dd NaAlO2 tác dụng với dd HCl dư C. dd AlCl3 tác dụng với dd NaOH dư D. dd Na2ZnO2 tác dụng với dd CO2 dư Câu 7: Trong những phản ứng sau, phản ứng nào không xảy ra: A. Pb ( NO3)2 + H2S B. CuS + H2SO4 C. H2S + CuSO4 D. Ca(HCO3)2 + HCl Câu 8: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt : NaCl, NaHSO4, HCl là: A. NH4Cl B. (NH4)2CO3 C. BaCl2 D. BaCO3 Người thực hiện: Võ Chí Tín -13- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 Câu 9: Dung dịch A có a mol NH 4+ , b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. Biểu thức nào liên quan giữa a, b, c, d? A. 2a + b = 2c + d B. 2a + 2b = 2c + 2d C. a + 2b = 2c + d D. a + 2b = c + 2d Câu 10: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan trong nước và điện li mạnh? A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4 B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2 C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3; D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2 Câu 11: Dãy nào sau đây đều gồm những chất điện li mạnh: A. H2SO4, Ba(OH)2, HgCl2, CH3COOH B. FeCl3, Al(OH)3, Ca(NO3)2, H2S C. NaH2PO4, HNO3, HClO, Fe2 (SO4)3 D. NaOH, CH3COONa, HCl, MgSO4 Câu 12: Cho các chất và ion sau: CO32- (1), CH3COO- (2), HSO4-(3), HCO3-(4), Al(OH)3 (5). Phát biểu đúng là: A. 1, 2 là bazơ B. 2, 4 là axit C. 1, 4, 5 là trung tính D. 3, 4 là lưõng tính + 3+ 2Câu 13: Theo Bronsted, thì các chất và ion: NH 4 (1), Al(H2O) (2), S (3), Zn(OH)2 (4), K+ (5), Cl- (6). Phát biểu nào sau đây là đúng? A. (1), (5), (6) là trung tính B. (3), (2), (4) là bazơ C. (4), (2) là lưỡng tính D. (1), (2) là axit Câu 14: Cho các dung dịch đánh số thứ tự như sau : (1) KCl ; (2) Na 2CO3 ; (3) CuSO4 ; (4) CH3COONa ; (5) Al2(SO4)3 ; (6) NH4Cl ; (7) NaBr ; (8) K2S. Các dung dịch có pH 7 A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 16: Dãy nào dưới đây gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: A. Na+ ; Ca2+ ; Cl- ; CO32B. Cu2+ ; SO42- ; Ba2+ ; NO3C. Mg2+, NO3-, SO42-, Al3+ D. Zn2+ ; S2- ; Fe3+ ; ClCâu 17: Trộn 50 ml dung dịch HCl với 50 ml dung dịch NaOH có pH = 13 thu được dung dịch X có pH = 2. Nồng độ mol/ lit của dung dịch HCl là: A. 0,16 B. 0,18 C. 0,12 D. 0,06 Câu 18: Hằng số phân li của CH3COOH bằng 1,8. 10-5. Nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,5 M có giá trị nào? A. 3.10-3 B. 5.10-3 C. 2. 10-5 D. 4.10-2 Câu 19: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,5 M với 100 ml dung dịch KOH 0,5 M được dung dịch X. Nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch X là: A. 0,65 M B. 0,55 M C. 0,75 M D. 1,50 M Câu 20: Trong 1 lít dung dịch X có chứa 0,2mol Fe ; 0,3mol Mg và 2 anion Cl , NO3-.Cô cạn cẩn thận dung 2+ 2+ dịch thu được 69,8g chất rắn.Tính nồng độ mol/l lần lượt của 2 anion trên A. 0,5M; 0,5M B. 0,4M; 0,6M C. 0,6M; 0,4M - D. 0,2M; 0,8M Câu 21: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl 3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ: A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4. Câu 22: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO 3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10 -14) A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12. Câu 23: Các chất nào trong dãy các chất sau đây vừa tác dụng với dung dịch kiềm mạnh vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh. A. Al(OH)3 ; (NH2)2 CO ; NH4Cl C. Mg(HCO3)2 ; FeO ; KOH B. Ba(OH)2 ; AlCl3 ; ZnO D. NaHCO3 ; Zn(OH)2 ; CH3COONH4 Câu 24: Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ mol : CaCl 2 ; CH3COONa ; NaOH ; NH4Cl ; H2SO4 ; HCl. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều độ pH tăng dần là: A. HCl ; CaCl2 ; CH3COONa ; NaOH ; NH4Cl ; H2SO4 B. H2SO4 ; HCl ; NH4Cl ; CaCl2 ; CH3COONa ; NaOH C. NaOH ; CaCl2 ; CH3COONa ; NH4Cl ; H2SO4 ; HCl D. CaCl2 ; CH3COONa ; NaOH ; NH4Cl ; H2SO4 ; HCl Người thực hiện: Võ Chí Tín -14- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 Câu 25: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 7. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 26: Có bốn lọ đựng bốn dung dịch mất nhãn là : AlCl 3 , NaNO3 , K2CO3 , NH4NO3. Nếu chỉ được dùng một hoá chất làm thuốc thử thì có thể chọn dung dịch nào trong số các dung dịch sau: A. NaOH B. H2SO4 C. Ba(OH)2 D. AgNO3 Câu 27: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b). Câu 28: pH của các dung dịch HCOOH 10-3M α = 0,13 và dung dịch NH310-2M, Kb = 1,8.10-5 lần lượt bằng: A. 3,9 và 10,6 B. 3 và 10,6 C. 3 và 2 D. 3,9 và 3,4 Câu 29: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H 2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là: A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là: A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. ----------- HẾT ---------- III.1.2. Kết quả thực nghiệm Sau khi chấm bài kiểm tra, để xác định độ phân biệt của các câu hỏi. Cách tiến hành như sau: Chia tổng số thí sinh ra làm ba nhóm: Nhóm giỏi 27% số học sinh có điểm cao nhất; nhóm yếu, kém gồm 27% số học sinh có điểm thấp nhất; nhóm trung bình là số học sinh còn lại không thuộc 2 nhóm trên. Như vậy: - Nhóm số học sinh giỏi có: 26 học sinh (27%) - Nhóm số học sinh yếu, kém có 26 học sinh (27%) Theo cách đánh giá hiệu quả từng câu hỏi như đã đưa ra công thức ở phần trên, đánh giá độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi, kết quả cụ thể như sau: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Độ khó K(%) Đánh giá câu hỏi (khó - dễ) 97,91 95,83 92,70 84,36 84,36 79,17 93,75 89,58 79,17 79,17 77,08 75,00 75,00 70,83 70,83 68,75 68,75 Rất dễ Rất dễ Rất dễ Rất dễ Rất dễ Dễ Rất dễ Rất dễ Dễ Dễ Dễ Dễ Dễ Dễ Dễ Trung bình Trung bình Người thực hiện: Võ Chí Tín -15- Độ phân biệt P (%) 7,7 15,38 26,92 50,00 42,30 53,85 23,07 30,76 53,85 30,76 38,48 61,53 46,10 46,15 61,53 49,23 61,53 Đánh giá mức độ phân biệt Rất thấp Rất thấp Rất thấp Trung bình Thấp Trung bình Rất thấp Thấp Trung bình Thấp Thấp Trung bình Thấp Thấp Trung bình Thấp Trung bình Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 66,67 58,33 60,41 66,67 56,25 60,41 56,25 52,08 68,75 47,82 52,08 62,50 50,00 Năm học 2012 - 2013 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Khó Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Khó Khó Trung bình Khó 61,54 76,92 69,23 73,08 80,76 69,23 76,92 55,55 76,62 76,92 61,53 69,23 80,76 Trung bình Cao Trung bình Cao Cao Trung bình Cao Trung bình Cao Cao Trung bình Trung bình Cao Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng: + Về độ khó: Câu rất dễ chiếm: 23,33% Câu dễ chiếm: 26,67% Câu trung bình chiếm: 36,67% Câu khó chiếm: 13,33% + Về độ phân biệt: Độ phân biệt cao chiếm: 23,33% Độ phân biệt trung bình chiếm: 40,00% Độ phân biệt thấp chiếm: 23,33% Độ phân biệt rất thấp chiếm: 13,34% III.2. Bài kiểm tra số 2: Thời gian làm bài 15 phút Lớp thực nghiệm: 11A1, 11A2 - Trường THPT Vinh Xuân. Tổng số học sinh làm bài: 95 học sinh. III.2.1. Đề bài kiểm tra TRƯỜNG THPT VINH XUÂN TỔ HOÁ - TD - GDQP ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC 11 NÂNG CAO Thời gian làm bài: 15 phút;(10 câu trắc nghiệm) Câu 1: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng ? t 0 NH3 + CO2 + H2O t0 A. NH4HCO3 B. NH4NO2 N2 + 2H2O → → t0 t0 C. NH4NO3 NH3 + HNO3 D. NH4Cl NH3 + HCl → → Câu 2: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4HCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H 2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa : A. NaCl, NaOH, BaCl2 B. NaCl, NaHCO3, BaCl2 C. NaCl, NaOH. D. NaCl. Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn muối R(NO3)n . Sau phản ứng lấy chất rắn thu được cho tác dụng với axit HNO 3 đặc nóng thấy chất rắn tan, có khí bay ra. Muối đó là : A. Fe(NO3)2 . B. AgNO3. C. Au(NO3)3. D. Cu(NO3)2 . Câu 4: Hoà tan hết hỗn hợp gồm 0,1 mol FeO , 0,1 mol Fe 3O4 và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3 thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là: A. 125,4 gam. B. 145,2 gam. C. 154,2 gam. D. 152,4 gam. Câu 5: Hoà tan hết 13,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Cu bằng 360 ml dung dịch HNO 3 5M vừa đủ thu được 20,16 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn X khối lượng muối khan thu được là: A. 76,9 gam. B. 67,9 gam. C. 69,7 gam. D. 79,6 gam. Người thực hiện: Võ Chí Tín -16- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 Câu 6: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 100 mol N 2 và H2 theo tỉ lệ 1 : 3. Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 300 at sau phản ứng là 285 at. Nhiệt độ bình được giữ không đổi. Số mol các khí trong bình sau phản ứng là: A. 90 mol. B. 95 mol. C. 80 mol. D. 85 mol. Câu 7: Có bốn dung dịch sau : NH3, FeSO4, BaCl2, HNO3. Trộn từng cặp dung dịch với nhau thì số phản ứng xảy ra là? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính oxi hoá của ion nitrat (NO3 ) : A. Chỉ có tính oxi hoá trong môi trường bazơ. B. Có tính oxi hoá trong môi trường axit, bazơ. C. Không có tính oxi hoá trong các môi trường. D. Chỉ có tính oxi hoá trong môi trường axit. Câu 9: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X ? A. 10,56 gam B. 7,68 gam C. 3,36 gam D. 6,72 gam Câu 10: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H 2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là: A. 25% B. 30% C. 70% D. 75% ----------- HẾT ---------- III.2.2. Kết quả thực nghiệm Sau khi chấm bài kiểm tra, để xác định độ phân biệt của các câu hỏi. Cách tiến hành như sau: Chia tổng số thí sinh ra làm ba nhóm: Nhóm giỏi 27% số học sinh có điểm cao nhất; nhóm yếu, kém gồm 27% số học sinh có điểm thấp nhất; nhóm trung bình là số học sinh còn lại không thuộc 2 nhóm trên. Như vậy: - Nhóm số học sinh giỏi có: 26 học sinh (27%) - Nhóm số học sinh yếu, kém có 26 học sinh (27%) Theo cách đánh giá hiệu quả từng câu hỏi như đã đưa ra công thức ở phần trên, đánh giá độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi, kết quả cụ thể như sau: Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Độ khó K(%) Đánh giá câu hỏi (khó - dễ) 89,47 63,15 78,94 57,89 66,32 47,36 78,94 55,79 42,11 38,84 Rất dễ Trung bình Dễ Trung bình Trung bình Khó Dễ Trung bình Khó Khó Độ phân biệt P (%) 57,69 70,97 35,48 75,41 45,16 88,46 32,25 69,23 84,61 76,92 Đánh giá mức độ phân biệt Trung bình Cao Thấp Cao Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng: + Về độ khó: Câu rất dễ chiếm: 10,00% Câu dễ chiếm: 20,00% Câu trung bình chiếm: 40,00% Câu khó chiếm: 30,00% + Về độ phân biệt: Độ phân biệt cao chiếm: 50,00% Độ phân biệt trung bình chiếm: 30,00% Độ phân biệt thấp chiếm: 20,00% Người thực hiện: Võ Chí Tín -17- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 Độ phân biệt rất thấp chiếm: 0,00% KẾT LUẬN Trong chuyên đề này chúng tôi đã thực hiện được những công việc cụ thể sau: 1. Đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên đề này: Tổng quan về kiểm tra trắc nghiệm và vấn đề đánh giá trong giảng dạy hoá học. 2. Khảo sát điều kiện trang bị phòng thí nghiệm ở trường THPT Vinh Xuân và thực trạng việc sử dụng, phối hợp phương tiện dạy học trong công tác giảng dạy. 3. Thông qua hai bài thực kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ở 2 lớp 11, trường THPT Vinh Xuân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc ra đề, thiết kế ma trận, in sao, thực nghiệm và xử lý kết quả. 4. Mặt hạn chế của chuyên đề: Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là một phương pháp mới, tài liệu tham khảo còn ít, do thời gian và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát trên một số ít học sinh do vậy kết quả chưa có tính thống kê và thuyết phục. 5. Một số kiến nghị: Với chuyên đề này, chúng tôi gặp khó khăn khi tiến hành thực nghiệm. Vì do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của bản thân. Với chuyên đề này, chúng tôi xin mạnh dạn đề nghị cấp trên đặc biệt với giáo viên phụ trách bộ môn Hoá học cần khảo sát các đề kiểm tra bằng thực nghiệm để tiến tới xây dựng ngân hàng câu hỏi chung cho tất cả giáo viên bộ môn hoá trong Tỉnh. Dựa trên kết quả thực nghiệm, bước đầu chúng tôi nêu ra một số kết luận sau: * Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kích thích được năng lực học tập của học sinh. (Học sinh rất hứng thú khi làm bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm). * Học sinh được kiểm tra với lượng kiến thức nhiều hơn rất nhiều. * Về đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả được khách quan hơn so với tự luận. Phú Vang, ngày 22 tháng 03 năm 2013 Người thực hiện VÕ CHÍ TÍN Người thực hiện: Võ Chí Tín -18- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THPT VINH XUÂN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Xếp loại:.............................................................................................................................. Vinh Xuân, ngày .....tháng .....năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN - HUẾ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Xếp loại:................................................................................................................................. Người thực hiện: Võ Chí Tín -19- Trường THPT Vinh Xuân [...]... Trộn đề  In đề III NỘI DUNG THỰC NGHIỆM CỤ THỂ Tiến hành 2 bài kiểm tra ( 01 bài kiểm tra 1 tiết + 01 bài kiểm tra 15 phút ) cho học sinh ở lớp 11 nâng cao Trên cùng một lượng câu hỏi chúng tôi dùng phần mềm trộn đề McMix tiến hành đảo đề để tránh trình trạng học sinh nhìn bài nhau III.1 Bài trắc nghiệm số 1: Thời gian làm bài 45 phút Lớp thực nghiệm: 11A1; 11A2 - Trường THPT Vinh Xuân Tổng số học. .. học các em ở các lớp này đều là học sinh khá giỏi của trường II QUÁ TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA Trước khi ra đề kiểm tra, giáo viên cần thiết lập ma trận để xác định yêu cầu kiến thức cần kiểm tra Rồi xác định các yêu cầu câu hỏi theo các mức độ biết, hiểu và vận dụng Sau đó lắp ghép thành các bài kiểm tra Quá trình ra đề kiểm tra được tóm tắc theo các quá trình sau: Thiết lập ma trận  Thiết kế đề kiểm tra. .. nghiệm Sau khi chấm bài kiểm tra, để xác định độ phân biệt của các câu hỏi Cách tiến hành như sau: Chia tổng số thí sinh ra làm ba nhóm: Nhóm giỏi 27% số học sinh có điểm cao nhất; nhóm yếu, kém gồm 27% số học sinh có điểm thấp nhất; nhóm trung bình là số học sinh còn lại không thuộc 2 nhóm trên Như vậy: - Nhóm số học sinh giỏi có: 26 học sinh (27%) - Nhóm số học sinh yếu, kém có 26 học sinh (27%) Theo... chiếm: 40,00% Độ phân biệt thấp chiếm: 23,33% Độ phân biệt rất thấp chiếm: 13,34% III.2 Bài kiểm tra số 2: Thời gian làm bài 15 phút Lớp thực nghiệm: 11A1, 11A2 - Trường THPT Vinh Xuân Tổng số học sinh làm bài: 95 học sinh III.2.1 Đề bài kiểm tra TRƯỜNG THPT VINH XUÂN TỔ HOÁ - TD - GDQP ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC 11 NÂNG CAO Thời gian làm bài: 15 phút;(10 câu trắc nghiệm) Câu 1: Sản phẩm của phản ứng... trên một số ít học sinh do vậy kết quả chưa có tính thống kê và thuyết phục 5 Một số kiến nghị: Với chuyên đề này, chúng tôi gặp khó khăn khi tiến hành thực nghiệm Vì do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của bản thân Với chuyên đề này, chúng tôi xin mạnh dạn đề nghị cấp trên đặc biệt với giáo viên phụ trách bộ môn Hoá học cần khảo sát các đề kiểm tra bằng thực nghiệm để tiến tới xây dựng. .. độ phân biệt của các câu hỏi Cách tiến hành như sau: Chia tổng số thí sinh ra làm ba nhóm: Nhóm giỏi 27% số học sinh có điểm cao nhất; nhóm yếu, kém gồm 27% số học sinh có điểm thấp nhất; nhóm trung bình là số học sinh còn lại không thuộc 2 nhóm trên Như vậy: - Nhóm số học sinh giỏi có: 26 học sinh (27%) - Nhóm số học sinh yếu, kém có 26 học sinh (27%) Theo cách đánh giá hiệu quả từng câu hỏi như đã... Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - KẾT LUẬN I THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ HỌC SINH Học sinh vào trường THPT Vinh Xuân không trải qua kỳ thi tuyển Do đó, chất lượng trình độ mặt bằng không cao so với mặt bằng các trường khác trong Tỉnh Tuy nhiên, hằng năm nhà trường có chọn 2 lớp nâng cao theo ban khoa học tự nhiên Nên trình độ học sinh ở các lớp khoa học tự nhiên đồng đều Đa số. .. tất cả giáo viên bộ môn hoá trong Tỉnh Dựa trên kết quả thực nghiệm, bước đầu chúng tôi nêu ra một số kết luận sau: * Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kích thích được năng lực học tập của học sinh (Học sinh rất hứng thú khi làm bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm) * Học sinh được kiểm tra với lượng kiến thức nhiều hơn rất nhiều * Về đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả... -17- Trường THPT Vinh Xuân Chuyên đề khoa học Năm học 2012 - 2013 Độ phân biệt rất thấp chiếm: 0,00% KẾT LUẬN Trong chuyên đề này chúng tôi đã thực hiện được những công việc cụ thể sau: 1 Đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên đề này: Tổng quan về kiểm tra trắc nghiệm và vấn đề đánh giá trong giảng dạy hoá học 2 Khảo sát điều kiện trang bị phòng thí nghiệm ở trường... dụng, phối hợp phương tiện dạy học trong công tác giảng dạy 3 Thông qua hai bài thực kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ở 2 lớp 11, trường THPT Vinh Xuân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc ra đề, thiết kế ma trận, in sao, thực nghiệm và xử lý kết quả 4 Mặt hạn chế của chuyên đề: Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là một phương pháp mới, tài liệu tham ... trường có chọn lớp nâng cao theo ban khoa học tự nhiên Nên trình độ học sinh lớp khoa học tự nhiên đồng Đa số học em lớp học sinh giỏi trường II QUÁ TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA Trước đề kiểm tra, giáo viên... kết kiểm tra Vì phát độ đồng kết kiểm tra lớp học sinh • Cách tiến hành phương tiện kiểm tra đơn giản dễ dàng đưa trắc nghiệm vào máy kiểm tra kiến thức dạy học chương số phần mềm kiểm tra trắc... Bài kiểm tra số 2: Thời gian làm 15 phút Lớp thực nghiệm: 11A1, 11A2 - Trường THPT Vinh Xuân Tổng số học sinh làm bài: 95 học sinh III.2.1 Đề kiểm tra TRƯỜNG THPT VINH XUÂN TỔ HOÁ - TD - GDQP ĐỀ

Ngày đăng: 14/10/2015, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w