1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hệ thống Quản lý tài sản

70 379 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Tài liệu phân tích nghiệp vụ Quản lý tài sản theo quy định của nhà nước, thể hiện luồng đi của tài sản từ khi hình thành đến khi kết thúc vòng đời. Phác thảo bức tranh toàn cảnh công tác quản lý tài sản từ bước lập kế hoạch mua sắm, đề nghị trang cấp, khai báo thông tin tài sản, ghi tăng, theo dõi thông tin tài sản trong quá trình sử dụng, tới ghi giảm tài sản, thực hiện điều chuyển, xử lý ......

Mục Lục Khảo sát hệ thống ....................................................................................................................... 3 1.1 Các Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan đến quản lý tài sản nhà nước và Phần mềm Quản lý tài sản cố định .................................................................................................. 3 1.2 Yêu cầu đối với Phần mềm Quản lý tài sản cố định .......................................................... 3 1.3 Yêu cầu công nghệ ................................................................................................................ 3 Phân tích nghiệp vụ quản lý tài sản cố định ................................................................................ 3 2.1 Các quy trình trong Quản lý tài sản cố định ...................................................................... 3 2.1.1. Đề nghị trang cấp ................................................................................................................. 3 2.1.2. Lập Kế hoạch mua sắm ......................................................................................................... 4 2.1.3. Lập Hồ sơ tài sản .................................................................................................................. 4 2.1.4. Lập Kê khai tài sản ............................................................................................................... 5 2.1.5. Ghi tăng tài sản ..................................................................................................................... 6 2.1.6. Công khai tài sản .................................................................................................................. 6 2.1.7. Thay đổi thông tin tài sản ..................................................................................................... 6 2.1.8. Đánh giá lại .......................................................................................................................... 7 2.1.9. Điều chuyển tài sản (nội bộ) ................................................................................................. 7 2.1.10. Xóa thông tin tài sản ........................................................................................................... 8 2.1.11. Thu hồi tài sản .................................................................................................................... 8 2.1.12. Ghi giảm tài sản .................................................................................................................. 9 2.1.13. Tính hao mòn ...................................................................................................................... 9 2.1.14. Kiểm kê................................................................................................................................ 9 2.1.15. Khai thác tài sản ............................................................................................................... 10 2.1.16. Bảo dưỡng tài sản ............................................................................................................. 10 2.1.17. Sử dụng tài sản.................................................................................................................. 10 2.1.18. Đề nghị xử lý ..................................................................................................................... 11 2.2 Các quy trình trong việc Quản lý công cụ và dụng cụ ..................................................... 11 2.2.1. Phân bổ công cụ và dụng cụ ............................................................................................... 11 2.3 Các báo cáo .......................................................................................................................... 11 2.3.1. Báo cáo công khai ............................................................................................................... 11 2.3.2. Báo cáo kê khai tài sản nhà nước ....................................................................................... 15 2.3.3 Báo cáo theo chế độ kế toán ......................................................................................... 23 2.3.4 Các báo cáo tiện ích...................................................................................................... 29 Phần III: Phân tích chức năng hệ thống.................................................................................... 30 Sơ đồ phân rã chức năng .................................................................................................... 30 3.1 3.1.1 Sơ đồ mức tổng quát ..................................................................................................... 30 3.1.2 Sơ đồ phân rã chức năng mức 1 ................................................................................... 31 3.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Quản lý tài sản ......................................................... 32 Đặc tả các chức năng .......................................................................................................... 32 3.2 3.2.1 Quản lý tài sản .............................................................................................................. 33 3.2.2 Quản lý công cụ dụng cụ............................................................................................... 44 3.2.3 Báo cáo công khai ......................................................................................................... 44 3.2.4 Báo cáo kê khai tài sản ................................................................................................. 48 3.2.5 Báo cáo theo chế độ kế toán ......................................................................................... 59 3.2.6 Các báo cáo tiện ích...................................................................................................... 63 Phần IV: Thiết kế Database ...................................................................................................... 64 4.1 Phân tích dữ liệu ................................................................................................................. 64 4.1.1 Mô hình dữ liệu hệ thống .............................................................................................. 64 4.1.2 Mô hình thực thể liên kết............................................................................................... 66 4.1.3 Mô hình quan hệ dữ liệu ............................................................................................... 66 Khảo sát hệ thống 1.1 Các Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan đến quản lý tài sản nhà nước và Phần mềm Quản lý tài sản cố định   Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước - Luật số 09/2008/QH12; Nghị định 52/2009/NĐ-CP – Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;  Quyết định 32/2008/QĐ-BTC – Quy định chế độ tính hao mòn;  Thông tư 245/2009/TT-BTC – Quy định thực hiện một số nội dung của nghị định số 52/2009/NĐ-CP;  Thông tư 09/2012/TT-BTC – Sửa đổi một số điều của thông tư 245/2009/TT-BTC;  Thông tư 07/2009/TT- BTC – Hướng dẫn mẫu biểu thực hiện công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và báo cáo số liệu tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;  Thông tư 184/2013/TT-BTC – Quy định tiêu chuẩn và điều kiện của Phần mềm Quản lý tài sản cố định;  Thông tư 01/2011/TT-BTTTT – Công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;  Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT - Quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;  Tham khảo thêm ở địa chỉ sau: http://taisancong.vn/portal/page/portal/cqlcs/3232374/3249236 1.2 Yêu cầu đối với Phần mềm Quản lý tài sản cố định  PMQLTSCĐ phải tuân thủ các quy định ở Điều 3 và Điều 4 trong Thông tư 184/2013/TT-BTC;  PMQLTSCĐ cần hỗ trợ cho người dùng tối thiểu các nghiệp vụ Quản lý tài sản, Quản lý công cụ và dụng cụ, Quản lý người dùng, Phân quyền người dùng quản lý Cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu, khai thác dữ liệu, xây dựng các báo cáo theo quy định pháp luật về Quản lý tài sản cố định;  Giao diện thao tác nghiệp vụ dễ dàng, thân thiện với người dùng;  Ứng dụng chạy trên nền tảng Web ở dạng Internet. 1.3 Yêu cầu công nghệ  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Sql Server 2008 hoặc cao hơn;  Sử dụng công nghệ .NET 4.0 hoặc cao hơn để xây dựng ứng dụng;  Sử dụng Google Closure, Jquery, Jquery UI, Bootstrap v3, Open layer v3, html5, css 3. Phân tích nghiệp vụ quản lý tài sản cố định 2.1 Các quy trình trong Quản lý tài sản cố định 2.1.1. Đề nghị trang cấp Mục đích:  Đề nghị trang cấp này giúp cho cấp trên có thẩm quyền biết được lý do cần trang cấp tài sản, số lượng bao nhiêu, dự trù ngân sách, công dụng của tài sản. Quy trình:  Bước 1: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ sung thêm trang thiết bị, tài sản làm đề nghị Đề nghị trang cấp tài sản gửi đến cấp trên có thẩm quyền phê duyệt;   Bước 2: Đơn vị, cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định đưa ra quyết định; Bước 3: Nếu đề nghị được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, tiến hành mua sắm tài sản(mua tập trung hoặc mua chỉ định). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải hỗ trợ làm và quản lý các Đề nghị trang cấp, cho phép in ra Đề nghị trang cấp theo mẫu;  Mẫu Đề nghị trang cấp gồm các thông tin sau: tên tài sản, loại tài sản, số lượng, đơn vị tính, phương thức, ngày đề nghị, dự toán, dự toán được duyệt, ghi chú, mô tả đặc điểm, nội dụng đề nghị, bộ phận, đơn vị đề nghị, ngày lập đề nghị, số phiếu. 2.1.2. Lập Kế hoạch mua sắm Mục đích:  Lập kế hoạch mua sắm trước khi tiến hành mua sắm để ước lượng ngân sách cần thiết cho mua sắm, nguồn tài sản có thể được cung cấp từ đâu, đơn vị nào, chọn phương thức và địa điểm, thời gian mua sắm. Quy trình: Bước 1: Dựa trên các Đề nghị trang cấp đã được phê duyệt, cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản xây dựng Kế hoạch mua sắm bao gồm phương thức mua sắm, số lượng, dự trù kinh phí; Bước 2: Tiến hành đấu thầu hoặc chọn nhà thầu chỉ định; Bước 3: Làm hợp đồng cung cấp tài sản với các đơn vị đã trúng thầu hoặc đã được chỉ định. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải giúp lập và quản lý Kế hoạch mua sắm cho người dùng, cho phép in Kế hoạch mua sắm;  Thông tin cần quản lý gồm tên tài sản, loại tài sản, nhóm tài sản công khai, phương thức hình thành, đơn vị tính, mô tả đặc điểm, thời gian dự kiến mua, số lượng dự kiến mua, đơn giá dự kiến mua, hình thức mua sắm, dự toán được duyệt, ghi chú, năm làm kế hoạch, nội dung kế hoạch. 2.1.3. Lập Hồ sơ tài sản Mục đích:  Tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản để phục vụ việc quản lý tài sản và báo cáo với các cơ quan liên quan. Quy Trình: Bước 1: Khi có tài sản mới, nhân viên quản lý tiến hành lập Hồ sơ tài sản nhà nước; Bước 2: Hồ sơ tài sản nhà nước cần có các thông tin sau: - Quá trình hình thành, biến động tài sản theo quy định của pháp luật( Hình thành từ quyết định nào, nguồn vốn đến từ đâu, …):  Đối với trụ sở làm việc: - Quyết định giao đất, cho thuê đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Biên bản xác định giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ; - Các tài liệu liên quan đến việc phê duyệt dự án, thiết kế, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng; Văn bản chấp thuận mua trụ sở làm việc của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng mua trụ sở làm việc; Hoá đơn mua trụ sở làm việc; Biên bản giao nhận trụ sở làm việc; - Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán trụ sở làm việc; - Các tài liệu khác có liên quan.  Đối với xe ô tô: - Quyết định mua xe của cấp có thẩm quyền; - Hợp đồng mua xe; - Hoá đơn mua xe; - Biên bản giao nhận xe; - Giấy đăng ký xe ô tô; - Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán xe; - Các tài liệu khác có liên quan.  Đối với các tài sản khác: - Văn bản chấp thuận mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền; - Hợp đồng mua sắm tài sản; - Hoá đơn mua tài sản; - Biên bản giao nhận tài sản; - Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản; - Các tài liệu khác có liên quan. Giá trị tài sản; Số năm sử dụng, mức hao mòn, lũy kế hao mòn; Nhà cung cấp, nhà sản xuất, nước sản xuất; Ai, cơ quan nào được giao sử dụng. - - Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần cho phép tạo, lập Hồ sơ tài sản. Phần mềm cần quản lý, thống kê Hồ sơ tài sản dựa trên các tiêu chí khác nhau liên quan đến tài sản. 2.1.4. Lập Kê khai tài sản Mục đích:  Khai báo với các cơ quan liên quan về những biến động tài sản của đơn vị. Quy trình:  Bước 1: Trường hợp có biến động tài sản thì cơ quan được giao quản lý tài sản cần làm báo cáo kê khai tài sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày có biến động tài sản.  Bước 2: Xác định loại tài sản để từ đó xác định Biểu mẫu kê khai phù hợp với loại tài sản:  Đối với trụ sở làm việc làm theo Mẫu số 01-ĐK/TSNN gồm các thông tin giấy tờ liên quan đến nhà, đất đang sử dụng. Trường hợp một trụ sở làm việc được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng mà có thể tách biệt được phần sử dụng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lập biên bản xác định rõ phần sử dụng thực tế của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị để báo cáo kê khai phần sử dụng của mình. Nếu không tách biệt được phần sử dụng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang sử dụng phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để thống nhất cử một cơ quan, tổ chức, đơn vị đại diện đứng tên báo cáo kê khai;  Đối với xe ô tô thực hiện kê khai theo Mẫu số 02-ĐK/TSNN;  Đối với tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên /1 đơn vị tài sản thực hiện kê khai theo Mẫu số 03-ĐK/TSNN. Bước 3: Điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu rồi nộp cho cơ quan quản lý tương ứng. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ việc kê khai tài sản và quản lý các kê khai tài sản;  Dự vào nghiệp vụ, phần mềm cần quản lý đẩy đủ các thông tin theo đúng nghiệp vụ và quy định pháp luật liên quan đến quản lý tài sản. 2.1.5. Ghi tăng tài sản Mục đích:  Khai báo với các cơ quan liên quan về những tài sản mới được đơn vị tiếp nhận, quản lý, sử dụng. Quy trình:  Bước 1: Khi có một tài sản mới(mua, biếu, viện trợ …), trong vòng 30 ngày kể từ ngày có biến động tài sản, nhân viên quản lý ghi các thông tin cần thiết như Mã tài sản, tên tài sản, lũy kế hao mòn để khai báo biến động tài sản tăng với các cơ quan liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần giúp tạo lập, quản lý việc ghi tăng tài sản;  Thông tin quản lý gồm tên tài sản, mã tài sản, bộ phận sử dụng, nguyên giá, tỉ lệ hao mòn, giá trị còn lại, ngày ghi tăng, ngày chứng từ. 2.1.6. Công khai tài sản Mục đích:  Minh bạch các thông tin liên quan đến tài sản do đơn vị đang quản lý, sử dụng;  Giúp việc quản lý, sử dụng được giám sát từ mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy trình: Bước 1: Khi có một tài sản mới, đơn vị quản lý cần công khai thông tin liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản. Bước 2: Thông tin công khai bao gồm - Hình thức mua sắm; - Nhà cung cấp; - Mục đích sử dụng; - Đơn giá mua; - Miêu tả về tài sản; - Giá trị các khoản hoa hồng, triết khấu; - Số tiền để lại ở công ty từ hoa hồng, triết khấu; - Số tiền nộp ngân sách nhà nước từ hoa hồng, triết khấu. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm giúp tạo lập, quản lý các thông tin công khai một cách tự động. 2.1.7. Thay đổi thông tin tài sản Mục đích:  Để cập nhật các thông tin liên quan đến tài sản, giúp việc quản lý tài sản được chính xác, kịp thời. Quy trình:  Bước 1: Xác định loại tài sản cần thay đổi thông tin tài sản(trụ sở làm việc, ô tô, tài sản trên 500 triệu đồng / đơn vị tài sản) hoặc thay đổi thông tin đơn vị sử dụng tài sản để xác định Biểu mẫu khai báo tương ứng( trong các Biểu mẫu từ 04a-ĐK/TSNN đến 04đĐK/TSNN );  Bước 2: Tiến hành điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ nghiệp vụ này và quản lý, ghi dấu lịch sử thay đổi thông tin tài sản. 2.1.8. Đánh giá lại Mục đích:  Xác định giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại. Quy trình:  Bước 1: Thành lập hội đồng thẩm định giá;  Bước 2: Tiến hành đánh giá lại tài sản;  Bước 3: Lập biên bản xác định giá trị tài sản. Yêu cầu phần mềm:   Phần mềm cần cho phép quản lý các biên bản đánh giá lại tài sản, giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại; Phần mềm cần cho phép ghi nhận lại các thành viên trong Hội đồng tham gia đánh giá tài sản và cho phép tìm kiếm Biên bản đánh giá tài sản và Hội đồng tham gia đánh giá tài sản dễ dàng. 2.1.9. Điều chuyển tài sản (nội bộ) Mục đích:  Giúp việc sử dụng tài sản hiệu quả cao nhất. Quy trình:  Bước 1: Xác định lý do điều chuyển theo Điều 15 – Nghị định 52;  Bước 2: Cơ quan có tài sản lập Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm có các thông tin sau: - Công văn đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan có tài sản; -Công văn đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản; -Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; -Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển.  Bước 3: Sau khi nhận được quyết đinh điều chuyển tài sản, cơ quan có tài sản phối hợp với cơ quan nhận tài sản bàn giao tài sản. Quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền cần có các thông tin sau: - Cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển;    -Cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển; -Lý do điều chuyển; -Danh mục tài sản điều chuyển; -Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Bước 4: Sau khi tiếp nhận tài sản, bên giao và bên nhận tài sản cần lập biên bản giao, nhận tài sản. Biên bản này cần có các thông tin sau: -Tên, địa chỉ của bên giao tài sản; -Tên địa chỉ của bên nhận tài sản; - Danh mục tài sản giao, nhận; -Trách nhiệm của bên giao, bên nhận tài sản; -Danh mục các hồ sơ, tài liệu có liên quan. Bước 5: Thực hiện việc hoạch toán tăng, giảm tài sản và kê khai biến động tài sản theo quy định ở Điều 32 và Điều 33 Nghị định; Lưu ý: Đối với đơn vị nhà nước hoạch toán tài chính độc lập thì được ghi tăng vốn hoặc giảm vốn. Bước 6: Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc điều chuyển, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ việc quản lý thông tin liên quan đến việc điều chuyển tài sản, ghi dấu lịch sử điều chuyển tài sản;  Phần mềm cần cho phép in các lịch sử điều chuyển tài sản. 2.1.10. Xóa thông tin tài sản Mục đích:  Khai báo với các cơ quan liên quan về việc tài sản không thuộc quản lý của đơn vị. Quy trình:  Bước 1: Xác định lý do xóa thông tin tài sản;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai xóa thông tin tài sản áp dụng theo Biểu mẫu Số 04đĐK/TSNN. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ việc quản lý, ghi dấu các tài sản bị xóa, lý do xóa;  Phần mềm cần hỗ trợ việc xây dựng Báo cáo kê khai xóa thông tin tài sản một cách nhanh chóng, thuận tiện. 2.1.11. Thu hồi tài sản Mục đích:  Giúp việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng đúng mục đích, chức năng. Quy trình:  Bước 1: Xác định lý do bị thu hồi tài sản theo Điều 12, Nghị định 52;  Bước 2: Sau khi nhận quyết định thu hồi tài sản, cơ quan có tài sản bị thu hồi phối hợp với cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản để tiến hành bàn giao tài sản. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần giúp quản lý thông tin các tài sản bị thu hồi, lập báo cáo các tài sản bị thu hồi trong kỳ báo cáo. 2.1.12. Ghi giảm tài sản Mục đính:  Khai báo với các cơ quan liên quan về việc tài sản không thuộc sự quản lý, sử dụng của đơn vị, loại bỏ tài sản ra khỏi sự quản lý của đơn vị. Quy trình: Bước 1: Khi có một tài sản đã thanh lý hoặc bị thu hồi, hoặc đã luân chuyển cho đơn vị khác sử dụng, đơn vị cần khai báo giảm tài sản với các cơ quan có liên quan. Thông tin khai báo cần gồm tối thiểu các thông tin sau: - Mã tài sản Tên tài sản Hình thức ghi giảm Lý do ghi giảm Giá trị còn lại Luỹ kế hao mòn Nhà cung cấp Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ này;  Phần mềm cần quản lý các Bản ghi giảm tài sản, cho phép in ra. 2.1.13. Tính hao mòn Mục đích:  Xác định lại giá trị tài sản còn lại, mức hao mòn lũy kế của tài sản. Quy trình:  Bước 1: Xác định tài sản thuộc nhóm tài sản nào theo Quyết định 32.2008QĐ-BTC về danh mục các nhóm tài sản;  Bước 2: Căn cứ vào nhóm tài sản, xác định mức hao mòn, số năm sử dụng của tài sản, thời điểm tính hao mòn, số năm tài sản đã được sử dụng để tính mức luỹ kế hao mòn, giá trị còn lại của tài sản, thời gian sử dụng còn lại của tài sản, số tiền đã hao mòn. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải cho phép quản lý mức độ hao mòn của tài sản theo loại tài sản;  Tự động tính toán mức hao mòn lũy kế của tài sản. 2.1.14. Kiểm kê Mục đích:  Kiểm tra số lượng thực tế so với số lượng trên sổ sách có khớp không;  Đánh giá lại tình trạng tài sản. Quy trình:  Bước 1: Thành lập ban kiểm kê;  Bước 2: Thống kê số lượng tài sản thực tế trong kho;  Bước 3: Đối chiếu với số lượng theo sổ kế toán;  Bước 4: Nếu số lượng kiểm kê và số lượng sổ kế toán khác nhau, cần tìm ra nguyên nhân và tiến hành xử lý: - Nếu số lượng thực tế lớn hơn số lượng sổ kế toán -> ghi tăng và xem xét lại số kế toán; - Nếu số lượng thực tế nhỏ hơn số lượng số kế toán -> ghi giảm hoặc bổ sung thêm tài sản để cân bằng. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ nghiệp vụ này, cho phép theo dõi thông tin sổ sách và thông tin kiểm kê, ghi lại cách thức cân đối giữa sổ sách và kiểm kê. 2.1.15. Khai thác tài sản Mục đích:  Để việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao nhất;  Để cân đối ngân sách. Quy trình: Bước 1: Đối với những tài sản dư thừa, chưa dùng đến, hay đã hết thời gian sử dụng, đơn vị quản lý có quyền tiến hành khai thác tài sản như cho đơn vị khác thuê; Bước 2: Tìm kiếm đơn vị có nhu cầu thuê tài sản rồi cho thuê và làm hợp đồng. Yêu cầu phần mềm:  Quản lý danh sách các tài sản cho thuê và các hợp đồng cho thuê tài sản;  Quản lý nguồn tiền thu được từ hoạt động khai thác tài sản của đơn vị. 2.1.16. Bảo dưỡng tài sản Mục đích:  Giúp tài sản hoạt động liên tục, ổn định. Kéo dài tuổi thọ của tài sản và nâng cao hiệu quả kinh tế. Quy trình: Bước 1: Xác định tài sản đã đến thời kỳ bảo dưỡng chưa (theo đúng quy định nhà nước) hay là bị hỏng; Bước 2: Những tài sản đã đến thời kỳ bảo dưỡng, cần tiến hành bảo dưỡng thiết bị. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần giúp quản lý lịch sử bảo dưỡng của tài sản, chi phí bảo dưỡng, nguồn ngân sách bảo dưỡng đến từ đâu, nơi bảo dưỡng;  Phần mềm cần hỗ trợ chức năng tự động thông báo đến ngày bảo dưỡng của từng sản phẩm. 2.1.17. Sử dụng tài sản Mục đích:  Tổng hợp tất cả các thông tin về số tài sản đã sử dụng và số tài sản chưa sử dụng đến qua có phương án khai thác tài sản hợp lý. Quy trình: Bước 1: Liệt kê tất cả các tài sản đang được đơn vị quản lý, sử dung; Bước 2: Xác định những tài sản nào đang được sử dụng, những tài sản nào chưa được sử dụng; Bước 3: Lập báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản theo Biểu mẫu 02B-ĐK/TSNN hoặc 02B-ĐK/TSNN. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ việc thống kê và quản lý các tài sản đang được sử dụng, chưa sử dụng. 2.1.18. Đề nghị xử lý Mục đích:  Giúp việc khai thác, sử dụng tài sản hiệu quả. Quy trình: Bước 1: Xác định các tài sản cần xử lý và lý do cần xử lý; Bước 2: Lập Phiếu đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 01-DM/TSNN, 02-DM/TSNN, 03DM/TSNN. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần giúp việc quản lý, giám sát các tài sản cần xử lý và đã xử lý, lý do xử lý. 2.2 Các quy trình trong việc Quản lý công cụ và dụng cụ Các quy trình Khai báo công cụ và dụng cụ, Ghi tăng, Điều chuyển, Kiểm kê, Ghi giảm tương tự như mục 2.1 – Quy trình quản lý tài sản cố định 2.2.1. Phân bổ công cụ và dụng cụ Mục đích:  Có kế hoạch trước về phân bổ công cụ và dụng cụ để các đơn vị liên quan có kế hoạch khai thác hợp lý. Quy trình: Bước 1: Xác định số lượng phân bổ; Bước 2: Xác định kỳ phân bổ; Bước 3: Xác định thời gian phân bổ còn lại, số lượng còn lại. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ việc lên kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ, tự động tính toán số lương phân bổ công cụ dụng cụ dựa trên tỉ lệ phân bổ, kỳ phân bổ. 2.3 Các báo cáo 2.3.1. Báo cáo công khai 2.3.1.1. Báo cáo công khai kế hoạch mua sắm tài sản nhà nước Mục đích:  Công bố kế hoạch mua sắm của đơn vị với các cơ quan liên quan;  Chuẩn bị cho việc mua sắm như các phương án mua sắm, chọn nhà cung cấp, địa điểm mua sắm, thời gian mua sắm. Quy trình:  Bước 1: Nhân viên làm báo cáo tổng hợp tất cả các Đề nghị trang cấp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai kế hoạch mua sắm tài sản theo Biểu mẫu 01 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 01 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.1.2. Báo cáo kết quả mua sắm tài sản nhà nước Mục đích:  Minh bạch kết quả mua sắm với công chúng và các cơ quan liên quan;  Báo cáo với cơ quan cấp trên và các cơ quan liên quan về kết quả mua sắm tài sản. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp kết qủa mua sắm và các thông tin liên quan đến tài sản đã mua sắm;  Bước 2: Lập báo cáo công khai kết quả mua sắm tài sản theo Biểu mẫu 02 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 02 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.1.3. Báo cáo công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Mục đích:  Công bố với công chúng và các cơ quan liên quan tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để mọi người cùng giám sát. Quy trình:  Bước 1: Chuẩn bị các thông tin liên quan đến tài sản về đất và nhà mà đơn vị đang quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Biểu mẫu 03 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 03 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.1.4. Báo cáo công khai quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và tài sản khác Mục đích:  Công bố với công chúng và các cơ quan liên quan tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và tài sản khác để mọi người cùng giám sát;  Báo cáo với cơ quan cấp trên về tình hình các tài sản đang do đơn vị quản lý để có kế hoạch quản lý, sử dụng hiệu quả. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến các tài sản phương tiện đi lại và các tài sản khác;  Bước 2: Lập báo cáo công khai quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và tài sản khác theo Biểu mẫu 04 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 04 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.1.5. Báo cáo công khai việc cho thuê tài sản nhà nước Mục đích:  Công bố với công chúng và các cơ quan liên quan về tình hình cho thuê các tài sản thuộc đơn vị quản lý;  Báo cáo với cơ quan cấp trên về tình hình cho thuê các tài sản thuộc đơn vị quản lý. Quy trình:  Bước 1: Dựa trên các Hợp đồng cho thuê tài sản, nhân viên làm báo cáo tổng hợp các thông tin liên quan đến hợp đồng và tài sản cho thuê;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai việc cho thuê tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 05 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC ( trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 05 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC ( trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.1.6. Báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước gồm điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức chuyển đổi sở hữu khác Mục đích:  Công bố với công chúng và các cơ quan liên quan về tình hình xử lý tài sản;  Báo cáo với cơ quan cấp trên về tình hình xử lý tài sản thuộc đơn vị quản lý. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp danh sách các tài sản được thanh lý trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước gồm điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức chuyển đổi sở hữu khác theo Biểu mẫu 06 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC (trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 06 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC ( trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.2. Báo cáo kê khai tài sản nhà nước 2.3.2.1. Báo cáo kê khai trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Mục đích:  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thẩm quyền về danh sách các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đang do đơn vị quản lý và tình hình sử dụng của nó. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến đất và nhà dùng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Biểu mẫu 01-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 01ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC(trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.2.2. Báo cáo kê khai xe ô tô Mục đích:  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thẩm quyền về danh sách xe ô tô đang do đơn vị quản lý và tình hình sử dụng của nó. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến các xe ô tô mà đơn vị đang quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai xe ô tô theo Biểu mẫu 02-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 02ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC(trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.2.3. Báo cáo kê khai tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản Mục đích:  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thẩm quyền về danh sách các tài sản trên 500 triệu đồng(trừ trụ sở làm việc, đất, nhà, ô tô) đang do đơn vị quản lý và tình hình sử dụng của nó. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin về các tài sản trên 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản mà đơn vị đang quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản theo Biểu mẫu 03-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 03ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC(trong file excel 100186_TT89BTC2.xls). 2.3.2.4. Báo cáo kê khai tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản Mục đích:  Liết kê danh sách các tài sản dưới 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản để báo cáo với các cơ quan liên quan cũng như có kế hoặc quản lý, sử dụng, khai thác hợp lý. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về các tài sản dưới 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản mà đơn vị đang quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai tài sản dưới 500 triệu đồng theo biểu mẫu. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng biểu mẫu. 2.3.2.5. Báo cáo kê khai xóa thông tin trong cơ sở dữ liệu Mục đích:  Yêu cầu xóa thông tin về tài sản trong cơ sở dữ liệu;  Giúp cho việc quản lý tài sản được chính xác, không dư thừa. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin về các tài sản đã ghi giảm, các tài sản bị hỏng hóc trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai xóa thông tin trong cơ sở dữ liệu theo như Biểu mẫu 04đĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in Báo cáo tổng hợp hay Báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng biểu mẫu. 2.3.2.6. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản Mục đích:  Khai báo thay đổi thông tin của đơn vị sử dụng tài sản với các cơ quan liên quan;  Thông tin trong báo cáo gồm thông tin đã kê khai, thông tin đề nghị thay đổi. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin đã kê khai và thông tin cần thay đổi;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Biểu mẫu 04a-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tổng hợp hay báo cáo tài sản đơn vị;  Dựa trên tham số đầu vào, phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng Biểu mẫu 04a-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. 2.3.2.7. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Mục đích:  Khai báo với các cơ quan liên quan về việc thông tin tài sản đã được thay đổi, giúp việc quản lý, giám sát tài sản được cập nhật kịp thời. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin đã kê khai và thông tin đề nghị thay đổi của các tài sản;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Biểu mẫu 04b-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ báo cáo, ngày kết thúc kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo;  Tự động tạo ra Báo cáo kê khai thay đổi thông tin tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo đúng Biểu mẫu 04b-ĐK/TSNN;  Cho phép in báo cáo và xuất báo cáo ra word, excel. 2.3.2.8. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là xe ô tô Mục đích:  Tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ báo cáo, ngày kết thúc kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo;  Khai báo với các cơ quan liên quan về việc thông tin của xe ô tô đã được thay đổi, giúp việc quản lý tài sản được cập nhật kịp thời. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến xe ô tô đã kê khai và đề nghị thay đổi;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là xe ô tô theo Biểu mẫu 04cĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo dựa trên các tham số đầu vào của báo cáo. Các tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ báo cáo, ngày kết thúc kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo. 2.3.2.9. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên Mục đích:  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thầm quyền quyết định phương án xử lý đối với các tài sản này;  Báo cáo hiện trạng của tài sản. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin liên quan đến tất cả các tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản cần thay đổi thông tin;  Bước 2: Tổng hợp các thông tin đã kê khai, thông tin đề nghị thay đổi của tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản theo Biểu mẫu 04d-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TTBTC. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng Biểu mẫu dựa trên các tham số đầu vào sau: kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ báo cáo, ngày kết thúc kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo. 2.3.2.10. Báo cáo kê khai danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị thanh lý Mục đích:  Báo cáo hiện trạng của tài sản;  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thầm quyền quyết định phương án xử lý đối với các tài sản này. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sử nghiệp cần thanh lý;  Bước 2: Lập Báo cáo kê khai danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị thanh lý theo Biểu mẫu 01-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu phần mềm:  Tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo và lựa chọn In báo cáo tổng hợp hay báo cáo đơn vị quản lý tài sản;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo dựa trên tham số đầu vào theo đúng Biểu mẫu quy định. 2.3.2.11. Báo cáo danh mục xe ô tô đề nghị xử lý Mục đích:  Báo cáo hiện trạng sử dụng và giá trị còn lại của xe;  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định phương án xử lý xe. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp đẩy đủ thông tin liên quan đến xe cần thanh lý;  Bước 2: Lập Báo cáo danh mục xe ô tô đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 02-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định phương án xử lý. Yêu cầu phần mềm:  Tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo và lựa chọn In báo cáo tổng hợp hay báo cáo đơn vị quản lý tài sản;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng Biểu mẫu quy định dựa trên tham số đầu vào. 2.3.2.12. Báo cáo danh mục tài sản khác( Trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý Mục đích:  Báo cáo hiện trạng sử dụng và giá trị còn lại của tài sản;  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp đẩy đủ thông tin liên quan đến tài sản cần thanh lý;  Bước 2: Lập Báo cáo danh mục tài sản khác(Trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 03-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định phương án xử lý. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo và lựa chọn In báo cáo tổng hợp hay báo cáo đơn vị quản lý tài sản;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng Biểu mẫu quy định dựa trên tham số đầu vào. 2.3.2.13. Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà và đất Mục đích:  Thống kê tài sản nhà, đất theo loại hình đơn vị, theo từng đơn vị, theo mức tổng hợp;  Báo cáo hiện trạng sử dụng nhà, đất với cơ quan cấp trên theo quy định của pháp luật. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về nhà và đất đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà và đất theo Biểu mẫu 02BĐK/TSNN kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC với các phần 1,2,3 gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo và lựa chọn In báo cáo tổng hợp hay báo cáo đơn vị quản lý tài sản;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng Biểu mẫu 02B-ĐK/TSNN kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC với các phần 1,2,3 và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.2.14. Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản nhà nước Mục đích:  Thống kê số lượng tăng, giảm của từng tài sản do đơn vị quản lý, sử dụng;  Báo cáo với cơ quan cấp trên có thẩm quyền về sự thay đổi tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin về các tài sản đang do đơn vị quản lý, các tài sản mới trong kỳ báo cáo, các tài sản luân chuyển, thanh lý, hủy bỏ, hỏng hóc trong kỳ báo cáo;  Bước 2: So sánh với kỳ báo cáo trước để đánh giá mức tăng, giảm, giữ nguyên của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 02CĐK/TSNN kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC với các phần 1,2,3. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào của báo cáo là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo và lựa chọn In báo cáo tổng hợp hay Báo cáo theo đơn vị quản lý tài sản;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo đúng Biểu mẫu 02c-ĐK/TSNN kèm theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC với các phần 1,2,3 và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3 Báo cáo theo chế độ kế toán 2.3.3.1. Báo cáo chi tiết tài sản cố định tại các khoa, phòng, ban Mục đích:  Thống kê tài sản cố định theo các phòng, khoa, ban và hiện trạng sử dụng. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các tài sản cố định và hiện trạng của nó đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Phân loại tài sản theo từng phòng, khoa, ban của đơn vị. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 01-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.2. Báo cáo chi tiết tài sản, y dụng cụ lâu bền tại các khoa, phòng, ban Mục đích:  Thống kê công cụ, dụng cụ theo các phòng, khoa, ban và hiện trạng sử dụng. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các công cụ, dụng cụ và hiện trạng của nó đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Phân loại công cụ, dụng cụ theo từng phòng, khoa, ban của đơn vị. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 02-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.3. Bảng tổng hợp tài sản cố định Mục đích:  Tổng hợp các thông tin liên quan đến tài sản cố định như giá cả, lũy kế hao mòn, giá trị còn lại và hiện trạng sử dụng. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến các tài sản cố định đang do đơn vị quản lý và hiện trạng của nó;  Bước 2: Phân loại công cụ, dụng cụ theo từng phòng, khoa, ban của đơn vị. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 03-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.4. Bảng tổng hợp tài sản, y dụng cụ lâu bền tại các khoa, phòng Mục đích:  Tổng hợp các thông tin liên quan đến tài sản, y dụng cụ lâu bền như tên, ký hiệu, đơn giá, số lượng, hiện trạng. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến các tài sản cố định đang do đơn vị quản lý và hiện trạng của nó;  Bước 2: Lập Báo cáo tổng hợp tài sản, y dụng cụ lâu bền tại các khoa, phòng theo Biểu mẫu 04-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 04-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.5. Báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐ (Mẫu hiển thị thông tin khối lượng ) Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị của tài sản trên thực tế và trên sổ sách, mức độ chênh lệch. Quy trình:  Bước 1: Thống kê số lượng tài sản cố định thực tế, giá trị còn lại, hiện trạng của nó;  Bước 2: So sánh với số lượng trên sổ sách;  Bước 3: Lập Báo cáo kết qủa kiểm kê TSCĐ theo Biểu mẫu 05-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao , nếu có sự chênh lệch số liệu giữa sổ sách và thực tế, tiến hành xử lý kết quả. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 05-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.6. Báo cáo kiểm kê công cụ dụng cụ Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị các công cụ dụng cụ đang được đơn vị quản lý trên thực tế và trên sổ sách, mức độ chênh lệch. Quy trình:  Bước 1: Thống kê số lượng công cụ, dụng cụ, giá trị còn lại, hiện trạng của nó;  Bước 2: So sánh với số lượng trên sổ sách;  Bước 3: Lập Báo cáo kết qủa kiểm kê công cụ, dụng cụ theo Biểu mẫu 06-bc/mtt trong file Bieu mau tu tạo , nếu có sự chênh lệch số liệu giữa sổ sách và thực tế, tiến hành xử lý kết quả. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 06-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.7. Báo cáo kiểm kê tài sản cố định – Mẫu phòng ban Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị của tài sản trên thực tế và trên sổ sách, mức độ chênh lệch.  Phân loại, nhóm tài sản theo phòng ban Quy trình:  Bước 1: Thống kê số lượng tài sản cố định thực tế, giá trị còn lại, hiện trạng của nó;  Bước 2: So sánh với số lượng trên sổ sách;  Bước 3: Lập Báo cáo kiểm kê TSCĐ nhóm theo phòng ban, theo Biểu mẫu 07-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao, nếu có sự chênh lệch số liệu giữa sổ sách và thực tế, tiến hành xử lý kết quả. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 07-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.8. Báo cáo kiểm kê tái sản cố định Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị của tài sản trên thực tế và trên sổ sách, mức độ chênh lệch.  Phân loại, nhóm tài sản theo phòng ban Quy trình:  Bước 1: Thống kê số lượng tài sản cố định thực tế, giá trị còn lại, hiện trạng của nó;  Bước 2: So sánh với số lượng trên sổ sách;  Bước 3: Lập Báo cáo kiểm kê TSCĐ nhóm theo phòng ban theo Biểu mẫu 08-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao, nếu có sự chênh lệch số liệu giữa sổ sách và thực tế, tiến hành xử lý kết quả. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 08-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.9. Báo cáo tình hình tăng giảm công cụ, dụng cụ Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị tăng, giảm của từng tài sản trong kỳ báo cáo;  Báo cáo với cấp trên có thẩm quyền về tình hình tăng, giảm tài sản của đơn vị. Quy trình:  Bước 1: Thống kê số lượng công cụ, dụng cụ, giá trị còn lại, hiện trạng của nó, mức độ tăng giảm công cụ, dụng cụ trong kỳ;  Bước 2: Lập Báo cáo tình hình tăng giảm công cụ, dụng cụ theo Biểu mẫu 09-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 09-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.10. Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố đinh Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị còn lại của từng tài sản trong kỳ báo cáo;  Báo cáo với cấp trên có thẩm quyền về tình hình tăng, giảm tài sản của đơn vị. Quy trình:  Bước 1: Thống kê số lượng, giá trị còn lại của từng tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định theo Biểu mẫu 10-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, lựa chọn in báo cáo tài sản của đơn vị hoặc in báo cáo tổng hợp;  Phần mềm phải tự động tạo ra báo cáo theo Biểu mẫu 10-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao và hỗ trợ việc In báo cáo. 2.3.3.11. Sổ tài sản cố định Mục đích:  Ghi lại các biến động tài sản do đơn vị quản lý;  Thống kê, theo dõi mức độ tăng, giảm, hao mòn các tài sản do công ty quản lý. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin tài sản, các chứng từ mua sắm, thanh lý, điều chuyển, hủy bỏ tài sản;  Bước 2: Ghi lại các thông tin về tài sản và quá trình biến động của các tài sản đang đo đơn vị quản lý theo Biểu mẫu 11-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải cho phép thêm, sửa, xóa, tăng, giảm tài sản về số lượng và giá trị;  Phần mềm phải tự động in ra sổ tài sản cố định theo Biểu mẫu 11-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. 2.3.3.12. Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng Mục đích:  Ghi lại các biến động công cụ, dụng cụ tại đơn vị;  Thống kê, theo dõi mức độ tăng, giảm các công cụ, dụng cụ. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về công cụ, dụng cụ đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Ghi lại các thông tin về công cụ, dụng cụ và quá trình biến động công cụ, dụng cụ đang đo đơn vị quản lý theo Biểu mẫu 12-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải cho phép thêm, sửa, xóa, tăng, giảm tài sản về số lượng và giá trị;  Phần mềm phải tự động in ra sổ tài sản cố định theo Biểu mẫu 12-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao; 2.3.3.13. Số theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị tăng, giảm của từng tài sản. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về tài sản có sự biến động trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Ghi lại vào sổ theo dõi theo Biểu mẫu 13-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải cho phép thêm, sửa, xóa, tăng, giảm tài sản về số lượng và giá trị;  Phần mềm phải tự động in ra Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dung theo Biểu mẫu 13-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. 2.3.3.14. Số theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng Mục đích:  Thống kê số lượng, giá trị tăng, giảm của từng tài sản, công cụ, dụng cụ. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về tài sản, công cụ, dụng cụ có sự biến động trong kỳ báo;  Bước 2: Ghi lại các biến động tăng, giảm tài sản và công cụ dụng cụ vào Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng Biểu mẫu 14-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm phải cho phép thêm, sửa, xóa, tăng, giảm tài sản về số lượng và giá trị;  Phần mềm phải tự động in ra Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng theo Biểu mẫu 14-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. 2.3.4 Các báo cáo tiện ích 2.3.4.1. Danh mục tài sản điều chuyển nội bộ Mục đích:  Thống kê, ghi dấu danh sách các tài sản điều chuyển trong nội bộ đơn vị;  Quản lý dễ dàng các tài sản điều chuyển. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến tài sản điều chuyển nội bộ trong công ty như giá trị, số lượng, phòng ban giao tài sản, phòng ban nhận tài sản của đơn vị;  Bước 2: Lập Danh mục tài sản điều chuyển nội bộ theo Biểu mẫu 15-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ làm danh mục, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ;  Phần mềm phải tự động in ra Danh mục tài sản điều chuyển nội bộ theo Biểu mẫu 15bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. 2.3.4.2. Danh sách tài sản cố định tại nơi sử dụng Mục đích:  Liệt kê các thông tin liên quan đến tài sản cố định do đơn vị quản lý sử dụng;  Báo cáo tình hình, hiện trang của các tài sản, giá trị còn lại, mức độ hao mòn của tài sản. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến tài sản cố định đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Danh mục tài sản cố định tại nơi sử dụng theo Biểu mẫu 15-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ làm danh mục, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, bộ phận sử dụng;  Phần mềm phải tự động in ra Danh mục tài sản cố định tại nơi sử dụng theo Biểu mẫu 16bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. 2.3.4.3. Sổ tài sản điều chuyển nội bộ Mục đích:  Ghi lại quá trình điều chuyển tài sản trong nội bộ đơn vị;  Tổng hợp thông tin liên quan đến tài sản điều chuyển nội bộ đơn vị. Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin liên quan đến tài sản điều chuyển, đơn vị điều chuyển tài sản đi, đơn vị nhận tài sản điều chuyển;  Bước 2: Ghi thông tin về tài sản điều chuyển vào Sổ tài sản điều chuyển nội bộ theo Biểu mẫu 17-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Yêu cầu phần mềm:   Phần mềm nhận tham số đầu vào là kỳ làm danh mục, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, bộ phận sử dụng; Phần mềm phải tự động in ra Sổ tài sản điều chuyển nội bộ theo Biểu mẫu 17-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao. Phần III: Phân tích chức năng hệ thống 3.1 Sơ đồ phân rã chức năng 3.1.1 Sơ đồ mức tổng quát  3.1.2 Sơ đồ phân rã chức năng mức 1 3.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Quản lý tài sản 3.2 Đặc tả các chức năng 3.2.1 Quản lý tài sản 3.2.1.1. Đề nghị trang cấp Đầu vào:  Danh sách tên các tài sản và bản miêu tả công dụng của tài sản cần được trang cấp. Đầu ra:  Bản Đề nghị trang cấp kèm theo ý kiến của cấp trên có thầm quyền về việc đồng ý cho phép trang cấp tài sản.  Biểu mẫu bản Đề nghị trang cấp như sau: Ngày đề nghị Số phiếu Bộ phận đề nghị Nội dung đề nghị STT Tên Mô TS tả TS Loại TS Số lượng Đơn vị tính Phương thức Ngày đề nghị Dự toán Dự toán Ghi được chú duyệt Thao tác Kích hoat:  Khi đơn vị có nhu cầu bổ sung tài sản. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ danh sách các tài sản cần bổ sung, nhân viên quản lý tài sản lập Đề nghị trang cấp;  Bước 2: Gửi Đề nghị trang cấp lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định;  Bước 3: Nhận lại Đề nghị trang cấp có kèm theo ý kiến của cơ quan cấp trên về việc có phê duyệt đề nghị hay không. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng tạo ra Đề nghị trang cấp theo Biểu mẫu của đầu ra;  Giao diện cho phép quản lý, sửa thông tin chứng từ và xóa chứng từ. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản khi đã phát sinh Hồ sơ tài sản thì không được phép xóa chứng từ Đề nghị trang cấp. 3.2.1.2. Lập Kế hoạch mua sắm Đầu vào:  Danh sách Đề nghị trang cấp đã được duyệt; Đầu ra:  Bản Kế hoạch mua sắm theo Biểu mẫu sau: Năm Nội dung STT Tên Loại Nhóm Phương ĐVT TS TS TS thức Công HT Khai Mô tả đặc điểm Thời gian dự kiến Số Đơn Hình lượng giá thức dự mua mua kiến sắm mua Dự Ghi Thao toán chú tác được duyệt Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các Đề nghị trang cấp đã được cấp trên đồng ý;  Bước 2: Lập Kế hoạch mua sắm từ danh sách các Đề nghị trang cấp đã được đồng ý;  Bước 3: Gửi Kế hoạch mua sắm lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định;  Bước 4: Nhận lại Kế hoạch mua sắm có kèm theo ý kiến của cơ quan cấp trên về việc có phê duyệt các phương án được nêu ra trong Kế hoạch mua sắm hay không. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng tạo ra Kế hoạch mua sắm theo Biểu mẫu của đầu ra;  Giao diện cho phép chọn Đề nghị trang cấp làm phát sinh tài sản trong Kế hoạch mua sắm;  Giao diện cho phép quản lý, sửa, xóa Kế hoạch mua sắm. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo: 3.2.1.3. Lập Hồ sơ tài sản Đầu vào:  Tài sản;  Hóa đơn mua hàng(nếu có);  Thông tin phương thức mua hàng, số Quyết định trang cấp;  Thông tin liên quan đến tài sản; Đầu ra:  Hồ sơ quản lý tài sản gồm các thông tin: Loại tài sản Số lượng Mã tài sản Đơn vị tính Tên tài sản Năm sản xuất Bộ phận sử dụng Nước sản xuất Người sử dụng Nhãn hiệu Giá trị đóng góp từ các Ngày tính hao mòn nguồn hình thành Ngày mua Số năm sử dụng Ngày ghi tăng Tỷ lệ hao mòn Phương thức hình thành Số quyết định trang cấp Ngày trang cấp Dự án Hiện trạng bố trí sử dụng Ngày tính khấu hao Kỳ tính khấu hao Giá trị tính khấu hao Từ ngh tran cấp nào Ngày bắt đầu sử dụng Năm theo dõi Giá trị còn lại Hao mòn năm Hao mòn lũy kế Số tháng TKH Số tháng TKH còn lại Tỉ lệ khấu hao tháng Khấu hao tháng Khấu hao lũy kế Kích hoat:  Khi đơn vị có nhu cầu bổ sung tài sản. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ danh sách các tài sản mới(mua sắm mới, nhận biếu), nhân viên quản lý tài sản lập Hồ sơ tài sản gồm các thông tin như trong đầu ra và các thông tin kê khai, công khai theo đúng quy định của pháp luật;  Bước 2: Lưu trữ, quản lý Hồ sơ tài sản. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng lập Hồ sơ tài sản theo những thông tin trong phần Đầu ra và các thông tin bắt buộc liên quan đến kê khai, công khai tài sản theo đúng quy định của pháp luật;  Giao diện cho phép quản lý, sửa thông tin Hồ sơ tài sản. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Với các tài sản đã phát sinh chứng từ như Ghi tăng, Đánh giá lại, Thay đổi thông tin, thì sẽ không được sửa lại các thông tin về giá trị và thông tin kê khai của tài sản. Đồng thời, các tài sản này sẽ không được xóa khỏi danh sách tài sản. 3.2.1.4. Ghi tăng Đầu vào:  Hồ sơ tài sản mới thành lập. Đầu ra:  Chứng từ ghi tăng tài sản theo Biểu mẫu sau: Mã chứng từ Ngày chứng từ Ngày ghi tăng Nội dung STT Mã Ts Tên Ts Bộ phận SD Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Kích hoat:  Khi Lập hồ sơ tài sản mới hoặc từ những Hồ sơ tài sản chưa ghi tăng. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ Hồ sơ tài sản của tài sản, lấy các thông tin Mã tài sản, tên tài sản, bộ phận sử dụng, nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại;  Bước 2: Ghi các thông tin về tài sản ở trên vào Sổ ghi tăng. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng chọn tài sản cần ghi tăng từ danh sách các Hồ sơ tài sản;  Khi tài sản được chọn, phần mềm phải tự động lọc lấy các thông tin theo yêu cầu từ các thông tin trong Hồ sơ tài sản và hiển thị trên giao diện ứng dụng;  Giao diện ứng dụng phải hiển thị danh sách các chứng từ ghi tăng và chi tiết các tài sản ghi tăng trong từng chứng từ;  Cho phép lưu chứng từ ghi tăng vào Sổ ghi tăng tài sản;  Cho phép sửa thông tin chứng từ và xóa chứng từ. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản khi đã phát sinh chứng từ ghi tăng thì không được phép xóa Hồ sơ tài sản;  Với các tài sản đã ghi tăng và có phát sinh các chứng từ tính như hao mòn, ghi giảm, đánh giá lại, thì các chứng từ ghi tăng này sẽ không được sửa hoặc xóa. 3.2.1.5. Thay đổi thông tin Đầu vào:  Thông tin đã kê khai về tài sản;  Thông tin đề nghị sửa đổi. Đầu ra:  Hồ sơ tài sản được cập nhật, Sổ tăng giảm tài sản được cập nhật. Kích hoat:  Từ những tài sản đã kê khai ghi tăng nhưng cần thay đổi thông tin về người sử dụng hoặc thay đổi thông tin đã kê khai về tài sản. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Chọn tài sản cần thay đổi thông tin;  Bước 2: Liệt kê các thông tin đã kê khai trong Hồ sơ tài sản;  Bước 3: Nhập các thông tin đề nghị thay đổi và chỉ ra rõ ràng là thay đổi cho thông tin nào;  Bước 4: Lưu thông tin mới về tài sản vào Hồ sơ tài sản và Sổ tăng giảm(nếu cần thiết). Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng chọn tài sản cần thay đổi thông tin từ danh sách các Hồ sơ tài sản;  Khi tài sản được chọn, phần mềm phải tự động liệt kê tất cả các thông tin đã kê khai về tài sản và cho phép nhập thông tin muốn thay đổi. Tùy vào tài sản cần thay đổi, giao diện phần mềm phần thay đổi thông tin cần theo đúng Biểu mẫu từ 04a-ĐK/TSNN đến 04đĐK/TSNN. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Để khai báo thay đổi thông tin của tài sản, thì trước đó các tài sản cần được lập báo cáo kê khai tương ứng gửi lên đơn vị cấp trên(Mẫu 01-ĐK/TSNN, 02-ĐK/TSNN, 03ĐK/TSNN). 3.2.1.6. Đánh giá lại Đầu vào:  Thông tin đã kê khai tăng về tài sản trong Hồ sơ tài sản;  Hội đồng đánh giá tài sản. Đầu ra:  Hồ sơ tài sản được cập nhật. Kích hoat:  Khi người dùng chọn chức năng đánh giá lại tài sản trên menu Quản lý tài sản. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Chọn các thành viên tham gia Hội đồng đánh giá tài sản;  Bước 2: Đánh giá lại tài sản về mức trích khấu hao và hao mòn;  Bước 3:Cập nhật lại các thông tin về giá trị tài sản và mức hao mòn, trích khấu hao;  Bước 4: Lưu thông tin mới về tài sản vào Hồ sơ tài sản và Sổ tăng giảm(nếu cần thiết). Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng chọn tài sản cần thay đổi thông tin từ danh sách các Hồ sơ tài sản;  Khi tài sản được chọn, phần mềm phải tự động liệt kê tất cả các thông tin đã kê khai về tài sản và cho phép nhập thông tin muốn thay đổi. Tùy vào tài sản cần thay đổi, giao diện phần mềm phần thay đổi thông tin cần theo đúng Biểu mẫu từ 04a-ĐK/TSNN đến 04đĐK/TSNN. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản muốn được đánh giá lại thì tài sản đó cần làm Báo cáo kê khai tăng với cơ quan cấp trên và được cơ quan cấp trên đồng ý. Báo cáo kê khai tăng tài sản cần theo các Biểu mẫu 01-ĐK/TNSS, 02-ĐK/TNSS, 03-ĐK/TNSS tùy thuộc vào loại tài sản. 3.2.1.7. Điều chuyển Đầu vào:  Hồ sơ tài sản;  Đề nghị điều chuyển được phê duyệt. Đầu ra:  Hồ sơ tài sản được cập nhật. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Chọn các thành viên tham gia Hội đồng đánh giá tài sản;  Bước 2: Đánh giá lại tài sản về mức trích khấu hao và hao mòn;  Bước 3:Cập nhật lại các thông tin về giá trị tài sản và mức hao mòn, trích khấu hao;  Bước 4: Lưu thông tin mới về tài sản vào Hồ sơ tài sản và Sổ tăng giảm(nếu cần thiết). Kích hoat:  Khi Đề nghị điều chuyển tài sản được phê duyệt. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng chọn tài sản cần thay đổi thông tin từ danh sách các Hồ sơ tài sản;  Khi tài sản được chọn, phần mềm phải tự động liệt kê tất cả các thông tin đã kê khai về tài sản và cho phép nhập thông tin muốn thay đổi. Tùy vào tài sản cần thay đổi, giao diện phần mềm phần thay đổi thông tin cần theo đúng Biểu mẫu từ 04a-ĐK/TSNN đến 04đĐK/TSNN. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản muốn được điều chuyển thì tài sản đó cần làm Báo cáo kê khai tăng với cơ quan cấp trên và được cơ quan cấp trên đồng ý. Báo cáo kê khai tăng tài sản cần theo các Biểu mẫu 01-ĐK/TNSS, 02-ĐK/TNSS, 03-ĐK/TNSS tùy thuộc vào loại tài sản. 3.2.1.8. Ghi giảm Mục đích:  Cho phép ghi nhận và quản lý các tài sản không tiếp tục sử dụng tại đơn vị. Đầu vào:  Hồ sơ tài sản;  Đề nghị điều chuyển được phê duyệt(nếu có);  Chứng từ ghi tăng. Đầu ra:  Chứng từ ghi giảm tài sản theo Biểu mẫu sau: Số chứng từ Ngày chứng từ Ngày ghi tăng Nội dung STT Mã Tên Ts Ts Hình thức ghi giảm Lý do ghi giảm Tiền thu được Nguyên giá Bù Nộp Khác Tổng đắp ngân hợp chi sách phí Hao mòn lũy kế Kích hoat:  Khi Đề nghị điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản được phê duyệt và thực hiện xong. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Chọn lấy tài sản cần ghi giảm từ danh sách các tài sản đã ghi tăng;  Bước 2: Xác định lý do và hình thức ghi giảm;  Bước 3: Lập chứng từ ghi giảm tài sản; Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng chọn tài sản cần ghi giảm từ danh sách các tài sản đã kê khai ghi tăng;  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng lập chứng từ ghi giảm đúng với Biểu mẫu quy định của pháp luật;  Giao diện phần mềm phải cho phép quản lý các chứng từ ghi giảm và chi tiết của từng chứng từ. Báo cáo liên quan:  Công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước gồm điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức chuyển đổi sở hữu khác;  Mẫu 04đ-ĐK/TSNN - Báo cáo kê khai xóa thông tin về tài sản trong cơ sở dữ liệu. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản chỉ có thể ghi giảm khi nó đã kê khai ghi tăng;  Với các tài sản có hình thức ghi giảm là Điều chuyển, thì sau khi ghi giảm đơn vị có thể thực hiện xuất khẩu thông tin của tài sản ra excel để gửi cho đơn vị nhận tài sản điều chuyển. Đơn vị nhận điều chuyển tài sản, sau khi nhận được danh sách tài sản do đơn vị điều chuyển gửi, có thể thực hiện nhập khẩu vào danh sách tài sản của đơn vị mình để tiếp tục theo dõi, quản lý. 3.2.1.9. Tính hao mòn Mục đích:  Tự động tính mức hao mòn lũy kế của tài sản. Đầu vào:  Hồ sơ tài sản; Đầu ra:  Chứng từ tính hao mòn theo Biểu mẫu sau: Số chứng từ Ngày chứng từ Ngày tính hao mòn Nội dung STT Mã Ts Tên Ts Nguyên giá Tỉ lệ hao mòn Giá trị hao mòn (%) Quy trình thực hiện:  Bước 1: Chọn lấy tài sản cần tính hao mòn từ danh sách các tài sản;  Bước 2: Xác định tỉ lệ hao mòn của tài sản và thời gian sử dụng của tài sản;  Bước 3: Lập chứng từ tính hao mòn tài sản; Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng chọn tài sản cần tính hao mòn từ danh sách các tài sản;  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng lập chứng từ Tính hao mòn đúng với Biểu mẫu quy định của pháp luật;  Giao diện phần mềm phải cho phép quản lý các chứng từ Tính hao mòn và chi tiết của từng chứng từ;  Phần mềm phải tự động tính hao mòn tài sản. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản chỉ có thể tính hao mòn khi nó đã được lập Hồ sơ tài sản; 3.2.1.10. Kiểm kê Mục đích:  Cho phép lập và quản lý các biên bản kiểm kê tài sản tại đơn vị. Đầu vào:  Ban kiểm kê;  Hồ sơ các tài sản do đơn vị quản lý;  Danh sách chứng từ ghi tăng;  Danh sách chứng từ ghi giảm. Đầu ra:  Biên bản kiểm kê tài sản tại đơn vị theo Biểu mẫu: Ngày lập Ngày kiểm kê Số phiếu Bộ phận Ghi chú STT Mã Tên Bộ Theo SKT Theo Chênh lệch Hình Ghi Ts Ts phận Kiểm kê thức chú sử Số Nguyên Giá Số Nguyên Giá Số Nguyên Giá xử dụng lượng giá trị lượng giá trị lượng giá trị lý còn còn còn lại lại lại Quy trình thực hiện:  Bước 1: Thành lập Ban kiểm kê;  Bước 2: Tổng hợp Sổ tài sản cố định, Chứng từ ghi tăng, Chứng từ ghi giảm;  Bước 3: Thống kê tài sản theo sổ sách về số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại;  Bước 4: Thống kê tài sản thực tế tại đơn vị theo số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại;  Bước 5: Xử lý kết quả thống kê. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép khai báo Ban kiểm kê;  Phần mềm phải tự động tính toán số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán và hiển thị trên giao diện;  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng lập Biên bản kiểm kê;  Phần mềm phải cho phép người dùng quản lý các Biên bản kiểm kê. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Chỉ kiểm kê những tài sản nào mà đơn vị đã lập Hồ sơ tài sản. 3.2.1.11. Đề nghị xử lý Mục đích:  Cho phép lập và quản lý các Phiếu đề nghị xử lý tài sản. Đầu vào:  Danh sách các tài sản đang do đơn vị quản lý nhưng không có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc đã hỏng hóc hoặc dư thừa. Đầu ra:  Bản Đề nghị xử lý tài sản có ý kiến của cơ quan cấp trên theo Biểu mẫu 01-DM/TSNN, 02-DM/TSNN, 03-DM/TSNN. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp danh sách các tài sản đang do đơn vị quản lý nhưng không sử dụng hoặc đã hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích, công năng;  Bước 2: Lập Đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định;  Bước 3: Nhận lại Đề nghị xử lý tài sản có ý kiến của cơ quan cấp trên. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng lập Đề nghị xử lý tài sản;  Giao diện phần mềm phải cho phép chọn các tài sản sẽ nằm trong danh sách các tài sản đề nghị xử lý;  Phần mềm phải giúp người dùng quản lý danh sách các Đề nghị xử lý tài sản và thông tin chi tiết trong từng giấy Đề nghị xử lý tài sản; Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Chỉ những tài sản nào đã lập Hồ sơ tài sản mới có thể được liệt kê trong danh sách tài sản cần xử lý. 3.2.1.12. Khai thác tài sản Mục đích:  Cho phép theo dõi tình hình khai thác tài sản tại đơn vị trong năm, các tài sản được khai báo ở đây sẽ lên báo cáo công khai cho thuê tài sản nhà nước. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý tài sản đã được phê duyệt;  Hồ sơ các tài sản do đơn vị quản lý; Đầu ra:  Bản Kê khai tình hình xử lý tài sản nhà nước theo Biểu mẫu; STT Mã Tên Bộ Số Đơn Số Đơn TS TS phận HĐCT vị lượng vị sử thuê thuê tính dụng Đơn giá thuê/ tháng Thời gian bắt đầu Thời Tổng SD số tiền gian số thu được kết tiền Nộp Để thúc NSNC lại đv Số tiền thu được Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp các Đề nghị xử lý tài sản đã được phê duyệt;  Bước 2: Lập danh sách các tài sản đang được khai thác theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép lập và quản lý danh sách các tài sản đang được khai thác; Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Một tài sản chỉ có thể được khai thác khi nó đã được phê duyệt bởi cơ quan cấp trên thông qua Đề nghị xử lý tài sản; Báo cáo liên quan:  Công khai việc cho thuê tài sản nhà nước. 3.2.1.13. Bảo dưỡng tài sản Mục đích:  Cho phép theo dõi kế hoạch và quản lý tình hình thực hiện bảo dưỡng tài sản của đơn vị trong năm. Ghi chú Đầu vào:  Hồ sơ các tài sản do đơn vị quản lý; Đầu ra:  Bản Kê khai kế hoạch và tình hình bảo dưỡng tài sản nhà nước theo Biểu mẫu; STT Mã TS Tên TS Bộ phận Kê hoạch sử dụng Ngày dự Dự kiến toán Thực hiện Loại bảo Mô tả dưỡng Ngày dự kiến Dự toán Loại bảo dưỡng Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp các Hồ sơ tài sản;  Bước 2: Lập kế hoạch bảo dưỡng và tình hình bảo dưỡng các tài sản theo Biểu mẫu như đẩu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép lập kế hoạch bảo dưỡng và quản lý tình hình bảo dưỡng tài sản nhà nước. Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo:  Chỉ những tài sản cố định mới có chế độ bảo dưỡng định kỳ; Báo cáo liên quan:  Theo dõi tình hình bảo dưỡng tài sản. 3.2.1.14. Sử dụng tài sản Mục đích:  Cho phép kê khai tình hình sử dụng tài sản của đơn vị. Đầu vào:  Hồ sơ các tài sản do đơn vị quản lý. Đầu ra:  Bản Kê khai tình hình sử dụng tài sản trong năm theo Biểu mẫu sau: Kỳ lập: Năm: Nội dung: STT Mã TS Tên TS Số sản Đơn vị tính Tổng số NVL Đơn vị tính Ghi chú phẩm SPPV SD NNVL SD PV Mô tả Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp các tài sản đang do đơn vị quản lý và đang được sử dụng;  Bước 2: Lập bản Kê khai tình hình sử dụng tài sản trong năm theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép lập và quản lý Bản kê khai tình hình sử dụng tài sản trong năm; Báo cáo liên quan:  Công khai quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và tài sản khác;  Công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc;  Công khai quản lý, sử dụng ô tô. 3.2.2 Quản lý công cụ dụng cụ 3.2.2.1. Phân bổ công cụ dụng cụ Mục đích:  Cho phép thực hiện lập và theo dõi các chứng từ phân bổ CCDC tại đơn vị. Đầu vào:  Danh sách các công cụ dụng cụ mới trong năm. Đầu ra:  Bản Kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ trong năm theo Biểu mẫu sau: Kỳ tính: Số chứng từ: Ngày chứng từ: Ngày phân bổ: Nội dung: STT Mã CCDC Tên CCDC Bộ phận sử dụng Số lượng Thành tiền Tỉ lệ phân bổ Giá trị phân bổ (%) Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp thông tin các công cụ dụng cụ mới trong năm mà đơn vị sẽ quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Bản kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ theo biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép lập và quản lý Bản kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ trong năm;  Giao diện phần mềm cần quản lý danh sách các kế hoạch phân bổ và chi tiết từng kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ. 3.2.3 Báo cáo công khai 3.2.3.1. Công khai kế hoạch mua sắm tài sản nhà nước Mục đích:  Công bố kế hoạch mua sắm của đơn vị với các cơ quan liên quan;  Chuẩn bị cho việc mua sắm như phương án mua sắm, chọn nhà cung cấp, địa điểm mua sắm, thời gian mua sắm. Đầu vào:  Các Đề nghị trang cấp đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt trong năm;  Đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo công khai kế hoạch mua sắm tài sản nhà nước trong năm theo Biểu mẫu 01 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Liệt kê danh sách các Đề nghị trang cấp đã được duyệt trong năm và danh sách các tài sản trong từng Đề nghị trang cấp;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai kế hoạch mua sắm theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép lập Báo cáo công khai kế hoạch mua sắm tài sản nhà nước và cho phép xem, in, gửi cơ quan cấp trên. 3.2.3.2. Công khai kết quả mua sắm tài sản nhà nước Mục đích: Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo công khai kết quả mua sắm tài sản và gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên; Đầu vào:  Danh sách các tài sản mới bằng cách mua sắm mới trong năm;  Kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo công khai kết quả mua sắm tài sản nhà nước trong năm theo Biểu mẫu 02 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Liệt kê danh sách các tài sản mới do đơn vị quản lý bằng cách mua sắm mới;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai kết quả mua sắm theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lập Báo cáo công khai kết quả mua sắm tài sản từ các tham số đầu vào;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.3.3. Công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Mục đích: Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp; Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Hồ sơ tài sản phương tiện đi lại và tài sản khác;  Năm báo cáo, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc trong năm theo Biểu mẫu 03 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Liệt kê danh sách các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lập Báo cáo công khai quản lý sử dụng trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp từ các tham số đầu vào;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.3.4. Công khai quản lý phương tiện đi lại và tài sản khác Mục đích: Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo công khai quản lý phương tiện đi lại và tài sản khác; Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Hồ sơ tài sản phương tiện đi lại và tài sản khác;  Kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo công khai kết quả mua sắm tài sản nhà nước trong năm theo Biểu mẫu 04 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Liệt kê danh sách các tài sản mới do đơn vị quản lý bằng cách mua sắm mới;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai kết quả mua sắm theo biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lập Báo cáo công khai kết quả mua sắm tài sản từ các tham số đầu vào;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.3.5. Công khai việc cho thuê tài sản nhà nước Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo công khai việc cho thuê tài sản nhà nước;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý đã được phê duyệt;  Danh sách các tài sản đang cho thuê thuộc đơn vị quản lý;  Hồ sơ tài sản của các tài sản cho thuê;  Kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo công khai việc cho thuê tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 05 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp các đề nghị xử lý tài sản đã được duyệt;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai kết quả mua sắm theo biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lập Báo cáo công khai tình hình cho thuê tài sản nhà nước từ các tham số đầu vào;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.3.6. Công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước gồm điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng và các hình thức chuyển đổi chủ sở hữu khác Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý đã được phê duyệt;  Hồ sơ tài sản của các tài sản nằm trong các Đề nghị xử lý đã được phê duyệt;  Kỳ báo cáo, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 06 trong Thông tư số 89/2010/TT/BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tập hợp các Đề nghị xử lý tài sản đã được phê duyệt;  Bước 2: Lập Báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước trong năm theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lập Báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản nhà nước theo Biểu mẫu như đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4 Báo cáo kê khai tài sản 3.2.4.1. Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu Tổng hợp chung Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu Tổng hợp chung;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách tài sản nhà, đất đang do đơn vị quản lý sử dụng;  Hồ sơ các tài sản nhà, đất đang do đơn vị quản lý sử dụng;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ. Đầu ra:  Bản Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu 02B-ĐK/TSNN Phần Tổng hợp chung trong thông tư số 245/2009/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản là nhà và đất, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Lập Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lấy ra các tài sản hợp lệ là nhà, đất và căn cứ vào kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo để xây dựng lên báo cáo;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.2. Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu Chi tiết theo loại hình đơn vị Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu Chi tiết theo loại hình đơn vị;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách tài sản nhà, đất đang do đơn vị quản lý sử dụng;   Hồ sơ các tài sản nhà, đất đang do đơn vị quản lý sử dụng; Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ. Đầu ra:  Bản Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu 02B-ĐK/TSNN Phần Chi tiết theo loại hình đơn vị trong thông tư số 245/2009/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản là nhà và đất, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Thống kê diện tích đất, nhà theo từng loại hình đơn vị;  Bước 3: Lập Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lấy ra các tài sản hợp lệ là nhà, đất và căn cứ vào kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo để xây dựng lên báo cáo;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.3. Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu Chi tiết theo từng đơn vị Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu Chi tiết theo từng đơn vị;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách tài sản nhà, đất đang do đơn vị quản lý sử dụng;  Hồ sơ các tài sản nhà, đất đang do đơn vị quản lý sử dụng;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ. Đầu ra:  Bản Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo Biểu mẫu 02B-ĐK/TSNN Phần Chi tiết theo từng đơn vị trong thông tư số 245/2009/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản là nhà và đất, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Thống kê diện tích đất, nhà theo từng đơn vị;  Bước 3: Lập Báo cáo tổng hợp hiện trạng sử dụng nhà, đất theo biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động lấy ra các tài sản hợp lệ là nhà, đất và căn cứ vào kỳ báo cáo, ngày bắt đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo để xây dựng lên báo cáo;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.4. Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu Tổng hợp chung Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu Tổng hợp chung;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các tài sản mới, tài sản nằm trong các Đề nghị xử lý đã được phê duyệt;  Hồ sơ các tài sản mới và hồ sơ các tài sản được xử lý do đơn vị quản lý sử dụng;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ. Đầu ra:  Bản Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 02CĐK/TSNN Phần Biểu mẫu Tổng hợp chung trong thông tư số 245/2009/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản mới và tài sản bị Đề nghị xử lý đã được phê duyệt, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Thống kê các tài sản tại thời điểm đầu kỳ báo cáo, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ, cuối kỳ báo cáo;  Bước 3: Lập Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá tài sản đầu kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá các tài sản tăng trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá các tài sản giảm trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.5. Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu Chi tiết theo loại hình đơn vị Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu Chi tiết theo loại hình đơn vị;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các tài sản mới, tài sản nằm trong các Đề nghị xử lý đã được phê duyệt;  Hồ sơ các tài sản mới và hồ sơ các tài sản được xử lý do đơn vị quản lý sử dụng;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ. Đầu ra:  Bản Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 02CĐK/TSNN Phần Biểu mẫu Chi tiết theo loại hình đơn vị trong Thông tư 245/2009/TTBTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản mới và tài sản bị Đề nghị xử lý đã được phê duyệt, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Thống kê các tài sản tại thời điểm đầu kỳ báo cáo, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ, cuối kỳ báo cáo;  Bước 3: Thống kê các tài sản theo từng loại hình đơn vị;  Bước 4: Lập Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá tài sản đầu kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá các tài sản tăng trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá các tài sản giảm trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.6. Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo biểu mẫu chi tiết từng đơn vị Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước theo biểu mẫu chi tiết từng đơn vị;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các tài sản mới, tài sản nằm trong các Đề nghị xử lý đã được phê duyệt;  Hồ sơ các tài sản mới và hồ sơ các tài sản được xử lý do đơn vị quản lý sử dụng;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ. Đầu ra:  Bản Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu 02CĐK/TSNN Phần Biểu mẫu chi tiết theo từng đơn vị trong Thông tư 245/2009/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản mới và tài sản bị Đề nghị xử lý đã được phê duyệt, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Thống kê các tài sản tại thời điểm đầu kỳ báo cáo, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ, cuối kỳ báo cáo;  Bước 3: Thống kê các tài sản theo từng loại hình đơn vị;  Bước 4: Lập Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá tài sản đầu kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá các tài sản tăng trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, diện tích, nguyên giá các tài sản giảm trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.7. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp nhà nước Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp nhà nước;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản đã được phê duyệt;   Hồ sơ tài sản của các tài sản đã thay đổi thông tin; Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp nhà nước theo Biểu mẫu 04b-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ, các thông tin đã kê khai trước khi thay đổi, các thông tin thay thế;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp nhà nước theo Biểu mẫu 04b-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TTBTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động liệt kê ra các thông tin đã kê khai trước khi thay đổi, thông tin thay đổi của từng tài sản;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.8. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là xe ô tô Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là xe ô tô;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản xe ô tô đã được phê duyệt;  Hồ sơ tài sản của các tài sản đã thay đổi thông tin;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là xe ô tô theo Biểu mẫu 04c-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản xe ô tô đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ, các thông tin đã kê khai trước khi thay đổi, các thông tin thay thế;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản là xe ô tô theo Biểu mẫu 04cĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản xe ô tô đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động liệt kê ra các thông tin đã kê khai trước khi thay đổi, thông tin thay đổi của từng tài sản;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.9. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng đã được phê duyệt;  Hồ sơ tài sản của các tài sản đã thay đổi thông tin;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu theo Biểu mẫu 04d-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ, các thông tin đã kê khai trước khi thay đổi, các thông tin thay thế;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu theo Biểu mẫu 04d-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp các Đề nghị thay đổi thông tin tài sản khác có nguyên giá trên 500 triệu đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản đã thay đổi thông tin trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động liệt kê ra các thông tin đã kê khai trước khi thay đổi, thông tin thay đổi của từng tài sản;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.10. Báo cáo kê khai xóa thông tin về tài sản trong cơ sở dữ liệu Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai xóa thông tin về tài sản trong cơ sở dữ liệu;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý tài sản đã được phê duyệt;  Hồ sơ tài sản của các tài sản được phê duyệt phương án xử lý;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai xóa thông tin về tài sản trong cơ sở dữ liệu theo Biểu mẫu 04đĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các Đề nghị xử lý tài sản đã được duyệt và Hồ sơ tài sản của tài sản đã được xử lý trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các tài sản đã kê khai xóa thông tin trong cơ sở dữ liệu trong kỳ báo cáo;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai xóa thông tin về tài sản trong cơ sở dữ liệu theo Biểu mẫu 04đ-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp các Đề nghị xử lý tài sản đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản bị xử lý trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.11. Báo cáo kê khai trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Hồ sơ tài sản của các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Biểu mẫu 01ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản là trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp đang do đơn vị quản lý sử dụng và Hồ sơ tài sản của tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai trụ sở làm theo Biểu mẫu 01-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.12. Báo cáo kê khai xe ô tô Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai xe ô tô đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các tài sản là xe ô tô đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Hồ sơ tài sản của các tài sản là xe ô tô;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai xe ô tô theo Biểu mẫu 02-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TTBTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản là xe ô tô đang do đơn vị quản lý sử dụng và Hồ sơ tài sản của tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai xe ô tô theo Biểu mẫu 02-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản là xe ô tô và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.13. Báo cáo kê khai tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Hồ sơ tài sản của các tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên theo Biểu mẫu 03-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên đang do đơn vị quản lý sử dụng và Hồ sơ tài sản của tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo kê khai tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên theo Biểu mẫu 03-ĐK/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.14. Báo cáo kê khai danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị xử lý Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị xử lý đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 01-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị Đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo danh mục trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 01-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.15. Báo cáo kê khai danh mục xe ô tô đề nghị xử lý Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai danh mục xe ô tô đề nghị xử lý đang do đơn vị quản lý, sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý tài sản là xe ô tô đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo kê khai danh mục xe ô tô đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 02-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản là xe ô tô bị Đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo danh mục xe ô tô đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 02-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản là xe ô tô bị đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.4.16. Báo cáo kê khai danh mục tài sản khác(trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo kê khai danh mục tài sản khác(trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý tài sản khác đã được phê duyệt và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo danh mục tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 03-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) bị đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo danh mục tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo theo Biểu mẫu 03-DM/TSNN trong Thông tư số 09/2012/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản(trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) bị đề nghị xử lý trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.5 Báo cáo theo chế độ kế toán 3.2.5.1. Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định(Mẫu 02c/TSNN theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC)  Tham chiếu đến phần Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản Nhà nước. 3.2.5.2. Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định(Mẫu B04-H sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC) Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo Biểu mẫu B04-H( Kèm theo Thông tư 185/2010/TT-BTC);  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách các Đề nghị xử lý tài sản và danh sách các tài sản mới trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bản Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo Biểu mẫu B04-H kèm theo Thông tư 185/2010/TT-BTC trong file “PTHH Bieu mau ke toan”. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ các Hồ sơ tài sản và danh sách các tài sản mới và tài sản bị Đề nghị xử lý đã được phê duyệt, lấy các thông tin cần thiết của các tài sản;  Bước 2: Thống kê các tài sản tại thời điểm đầu kỳ báo cáo, số tăng trong kỳ, số giảm trong kỳ, cuối kỳ báo cáo;  Bước 3: Thống kê các tài sản theo từng loại tài sản cố định;  Bước 4: Lập Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản theo Biểu mẫu như đầu ra. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động thống kê số lượng, nguyên giá tài sản đầu kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, nguyên giá các tài sản tăng trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động thống kê số lượng, nguyên giá các tài sản giảm trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.5.3. Lập bảng tính hao mòn tài sản cố định(Mẫu C55A-HD được kèm theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC) Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in bảng tính hao mòn tài sản cố định mà đơn vị đã áp dụng vào việc lập các báo cáo, công thức tính giá trị còn lại, đánh giá lại tài sản;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Mức hao mòn cho từng loại tài sản mà đơn vị đã thiết lập trước đó và hiện đang được sử dụng để lập các báo cáo;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Bảng tính hao mòn tài sản theo Biểu mẫu C55A-HD được kèm theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng trong kỳ báo cáo;  Bước 2: Lấy thông tin về mức hao mòn mà đơn vị đang áp dụng cho từng tài sản;  Bước 3: Dựa vào tham số đầu vào, lập Bảng tính hao mòn tài sản cố định trong kỳ báo cáo theo Biểu mẫu C55A-HD trong Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động lấy thông tin về mức hao mòn của từng tài sản mà đơn vị đang áp dụng để tính hao mòn;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.5.4. Sổ tài sản cố định( Mẫu S31-H kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC) Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Sổ tài sản cố định theo Biểu mẫu S31-H; Đầu vào:  Danh sách tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng trong kỳ báo cáo và các thông tin được chuyển giao từ năm trước sang;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Sổ tài sản cố định theo Mẫu S31-H kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Sổ tài sản cố định theo Biểu mẫu S31-H theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.5.5. Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng( Mẫu S32-H kèm theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC) Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách tài sản là công cụ, dụng cụ đang do đơn vị quản lý, sử dụng trong kỳ báo cáo và các thông tin được chuyển giao từ năm trước sang;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng theo mẫu S32-H kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản là công cụ dụng cụ đang do đơn vị quản lý, sử dụng và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng theo Biểu mẫu S32-H theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản là công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.5.6. Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng( Mẫu S32-H kèm theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC) Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách tài sản cố định đang do đơn vị quản lý, sử dụng trong kỳ báo cáo và các thông tin được chuyển giao từ năm trước sang;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng theo mẫu S32-H kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản cố định đang do đơn vị quản lý, sử dụng và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng theo Biểu mẫu S32-H theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản cố định tại nơi sử dụng trong kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.5.7. Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng( Mẫu S32-H kèm theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC) Mục đích:  Giúp lập, hiển thị, in Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng;  Giúp gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đầu vào:  Danh sách tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang do đơn vị quản lý, sử dụng trong kỳ báo cáo và các thông tin được chuyển giao từ năm trước sang;  Kỳ báo cáo, ngày đầu kỳ, ngày cuối kỳ, đơn vị làm báo cáo. Đầu ra:  Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng theo mẫu S32-H kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Quy trình thực hiện:  Bước 1: Tổng hợp các tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang do đơn vị quản lý, sử dụng và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó;  Bước 2: Dựa vào tham số đầu vào, liệt kê các thông tin của từng tài sản;  Bước 3: Lập Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng theo Biểu mẫu S32-H theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Yêu cầu giao diện phần mềm:  Phần mềm phải tự động tổng hợp danh sách các tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng trong Kỳ báo cáo và Hồ sơ tài sản của các tài sản đó trong kỳ báo cáo;  Phần mềm phải tự động xây dựng lên báo cáo từ các thông tin đầu vào và hiển thị lên giao diện ứng dụng theo đúng Biểu mẫu đầu ra;  Phần mềm phải hỗ trợ chức năng xem, in, gửi báo cáo lên cơ quan cấp trên. 3.2.6 Các báo cáo tiện ích Phần IV: Thiết kế Database 4.1 Phân tích dữ liệu Bảng miêu tả mục đích các bảng trong các mô hình bên dưới Tên bảng Mục đích Asset Bảng này dùng để lưu lại thông tin các tài sản. Trong bước lập hồ sơ tài sản thì thông tin tài sản sẽ được lưu vào bảng này. Budget Bảng này dung lưu lại các nguồn ngân sách theo quy định của nhà nước. InvoiceAssetEstimate Bảng Đánh giá tài sản. Bảng này dùng để lưu chứng từ đánh giá tài sản. DepreciationOfAssetDetail Bảng Chi tiết trích khấu hao tài sản DepreciationOfAsset Bảng Khấu hao tài sản. Bảng này dùng để lưu chứng từ Khấu hao tài sản. AssetAttritionCalculation Bảng Hao mòn tài sản. Bảng này dùng để lưu lại các chứng từ tính hao mòn tài sản. AssetOffer Bảng Đề nghị trang cấp. Bảng này dùng để lưu lại các Đề nghị trang cấp tài sản. AssetExploitation Bảng Khai thác tài sản. Bảng này dùng để lưu lại các kế hoạch khai thác tài sản. AssetTreatmentOffer Bảng Xử lý tài sản. Bảng này dùng để lưu lại các Chứng từ xử lý tài sản. 4.1.1 Mô hình dữ liệu hệ thống 4.1.2 Mô hình thực thể liên kết 4.1.3 Mô hình quan hệ dữ liệu Sơ đồ quan hệ dữ liệu của phân hệ Quản lý tài sản Sơ đồ quan hệ của phân hệ Quản lý công cụ dụng cụ Sơ đồ quan hệ của các phân hệ Danh mục, Người dùng, Báo cáo [...]... sinh tài sản trong Kế hoạch mua sắm;  Giao diện cho phép quản lý, sửa, xóa Kế hoạch mua sắm Quy tắc nghiệp vụ cần tuân theo: 3.2.1.3 Lập Hồ sơ tài sản Đầu vào:  Tài sản;  Hóa đơn mua hàng(nếu có);  Thông tin phương thức mua hàng, số Quyết định trang cấp;  Thông tin liên quan đến tài sản; Đầu ra:  Hồ sơ quản lý tài sản gồm các thông tin: Loại tài sản Số lượng Mã tài sản Đơn vị tính Tên tài sản. .. tự động in ra Sổ tài sản điều chuyển nội bộ theo Biểu mẫu 17-bc/mtt trong file Bieu mau tu tao Phần III: Phân tích chức năng hệ thống 3.1 Sơ đồ phân rã chức năng 3.1.1 Sơ đồ mức tổng quát  3.1.2 Sơ đồ phân rã chức năng mức 1 3.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Quản lý tài sản 3.2 Đặc tả các chức năng 3.2.1 Quản lý tài sản 3.2.1.1 Đề nghị trang cấp Đầu vào:  Danh sách tên các tài sản và bản miêu... 3: Lập báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản theo Biểu mẫu 02B-ĐK/TSNN hoặc 02B-ĐK/TSNN Yêu cầu phần mềm:  Phần mềm cần hỗ trợ việc thống kê và quản lý các tài sản đang được sử dụng, chưa sử dụng 2.1.18 Đề nghị xử lý Mục đích:  Giúp việc khai thác, sử dụng tài sản hiệu quả Quy trình: Bước 1: Xác định các tài sản cần xử lý và lý do cần xử lý; Bước 2: Lập Phiếu đề nghị xử lý theo Biểu mẫu 01-DM/TSNN,... 2.3.2.4 Báo cáo kê khai tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản Mục đích:  Liết kê danh sách các tài sản dưới 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản để báo cáo với các cơ quan liên quan cũng như có kế hoặc quản lý, sử dụng, khai thác hợp lý Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp tất cả các thông tin về các tài sản dưới 500 triệu đồng / 1 đơn vị tài sản mà đơn vị đang quản lý, sử dụng;  Bước 2:... ích 2.3.4.1 Danh mục tài sản điều chuyển nội bộ Mục đích:  Thống kê, ghi dấu danh sách các tài sản điều chuyển trong nội bộ đơn vị;  Quản lý dễ dàng các tài sản điều chuyển Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến tài sản điều chuyển nội bộ trong công ty như giá trị, số lượng, phòng ban giao tài sản, phòng ban nhận tài sản của đơn vị;  Bước 2: Lập Danh mục tài sản điều chuyển nội... cầu phần mềm:  Phần mềm cần giúp việc quản lý, giám sát các tài sản cần xử lý và đã xử lý, lý do xử lý 2.2 Các quy trình trong việc Quản lý công cụ và dụng cụ Các quy trình Khai báo công cụ và dụng cụ, Ghi tăng, Điều chuyển, Kiểm kê, Ghi giảm tương tự như mục 2.1 – Quy trình quản lý tài sản cố định 2.2.1 Phân bổ công cụ và dụng cụ Mục đích:  Có kế hoạch trước về phân bổ công cụ và dụng cụ để các đơn... công khai quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và tài sản khác Mục đích:  Công bố với công chúng và các cơ quan liên quan tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và tài sản khác để mọi người cùng giám sát;  Báo cáo với cơ quan cấp trên về tình hình các tài sản đang do đơn vị quản lý để có kế hoạch quản lý, sử dụng hiệu quả Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp các thông tin liên quan đến các tài sản phương... nhu cầu bổ sung tài sản Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ danh sách các tài sản mới(mua sắm mới, nhận biếu), nhân viên quản lý tài sản lập Hồ sơ tài sản gồm các thông tin như trong đầu ra và các thông tin kê khai, công khai theo đúng quy định của pháp luật;  Bước 2: Lưu trữ, quản lý Hồ sơ tài sản Yêu cầu giao diện phần mềm:  Giao diện phần mềm phải cho phép người dùng lập Hồ sơ tài sản theo những... vào:  Hồ sơ tài sản mới thành lập Đầu ra:  Chứng từ ghi tăng tài sản theo Biểu mẫu sau: Mã chứng từ Ngày chứng từ Ngày ghi tăng Nội dung STT Mã Ts Tên Ts Bộ phận SD Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Kích hoat:  Khi Lập hồ sơ tài sản mới hoặc từ những Hồ sơ tài sản chưa ghi tăng Quy trình thực hiện:  Bước 1: Từ Hồ sơ tài sản của tài sản, lấy các thông tin Mã tài sản, tên tài sản, bộ phận... đổi tài sản đang do đơn vị quản lý, sử dụng Quy trình:  Bước 1: Tổng hợp thông tin về các tài sản đang do đơn vị quản lý, các tài sản mới trong kỳ báo cáo, các tài sản luân chuyển, thanh lý, hủy bỏ, hỏng hóc trong kỳ báo cáo;  Bước 2: So sánh với kỳ báo cáo trước để đánh giá mức tăng, giảm, giữ nguyên của từng tài sản;  Bước 3: Lập Báo cáo tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản nhà nước theo Biểu mẫu ... phần mềm:  Quản lý danh sách tài sản cho thuê hợp đồng cho thuê tài sản;  Quản lý nguồn tiền thu từ hoạt động khai thác tài sản đơn vị 2.1.16 Bảo dưỡng tài sản Mục đích:  Giúp tài sản hoạt động... Thông tin liên quan đến tài sản; Đầu ra:  Hồ sơ quản lý tài sản gồm thông tin: Loại tài sản Số lượng Mã tài sản Đơn vị tính Tên tài sản Năm sản xuất Bộ phận sử dụng Nước sản xuất Người sử dụng... tin kê khai tăng tài sản Hồ sơ tài sản;  Hội đồng đánh giá tài sản Đầu ra:  Hồ sơ tài sản cập nhật Kích hoat:  Khi người dùng chọn chức đánh giá lại tài sản menu Quản lý tài sản Quy trình thực

Ngày đăng: 14/10/2015, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w