Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
83 KB
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ:
Kinh nghiệm đánh thức, phát hiện, đánh giá năng khiếu
và năng lực văn chương ở học sinh giỏi Văn
Người viết: Nguyễn Thị Lê Nguyệt
Đơn vị: Giáo viên tổ Văn – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang
1
Trại hè Hùng Vương 2013
KINH NGHIỆM ĐÁNH THỨC, PHÁT HIỆN, ĐÁNH GIÁ
NĂNG KHIẾU VÀ NĂNG LỰC VĂN CHƯƠNG Ở HỌC SINH GIỎI
VĂN
Là 1 giáo viên tham gia công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG môn Văn
của trường THPT Chuyên Tuyên Quang, 1 thành viên tham gia Đề tài khoa
học: Thực trạng và giải pháp phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia
môn Ngữ văn tại trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang, tôi được phân
công soạn giảng phần chuyên đề về công tác phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu và năng lực văn chương ở HSG môn Văn.
Lý thuyết, và cả thực tế bồi dưỡng HSG, đã khẳng định: Năng khiếu
văn học là tiền đề cần để trở thành HSG Văn, và nó là yếu tố quan trọng hơn
so với HSG ở các bộ môn khác. Điều này do đặc điểm khác biệt của văn
chương chi phối. Xác định được dấu hiệu năng khiếu văn học thì sẽ sớm hình
thành năng lực văn học cho HS. Tất nhiên, năng khiếu không đóng vai trò
quyết định duy nhất để trở thành HSG Văn, nhưng nó như 1 hạt mầm. Hạt
mầm ấy có thể chết yểu trong lòng đất, có thể thành cây đại thụ. Nhiệm vụ
của người giáo viên dạy văn là phát hiện được hạt mầm ấy.
Vậy, năng khiếu văn chương là gì? Những dấu hiệu nào báo hiệu có
nó?
Những dấu hiệu tôi trình bày ở đây không mới, nó là kết quả nghiên cứu, là
sự nghiền ngẫm của nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu tham gia phát hiện và
bồi dưỡng HSG Văn nhiều thập kỷ qua, nó cũng là sự tự thức nhận, tự chiêm
nghiệm ở chính cuộc đời học văn và kinh nghiệm dạy Văn của tôi.
1. Năng khiếu văn chương trước hết phải là niềm say mê, yêu thích văn
chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý
thức tự giác trong học tập. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để
mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là giúp phát huy được trí tưởng
tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học.
2. Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của
năng khiếu văn chương là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi
vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ
vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm, trước
các sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống. Cảm xúc ấy thường được
bộc lộ qua cách trò chuyện trực tiếp hoặc qua các bài viết.
2
3. Khả năng tái hiện sinh động sự sống bằng cử chỉ hoặc bằng ngôn
ngữ, đọc diễn cảm tốt, có trí nhớ hình tượng tốt, tiếp thu nhanh, có trí nhớ
bền vững.
4. Khả năng cảm thụ văn chương qua hình tượng, vẻ đẹp ngôn từ.
5. Năng khiếu văn chương thể hiện ở vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết
sử dụng chúng chính xác trong những trường hợp khác nhau.
6. Năng khiếu văn chương thể hiện ở khả năng phát hiện vấn đề và có
khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới, cách làm mới trong bài), vì thế cũng
thường là khả năng nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.
7. Năng khiếu văn chương thể hiện ở những HS có vốn tri thức phong
phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm
đọc, tích luỹ; có sự hiểu biết về con người và xã hội.
7 dấu hiệu trên đây báo hiệu về 1 HS có năng khiếu văn chương,
nhưng thực tế, ở 1 HS khó hội tụ đầy đủ tất cả các dấu hiệu ấy, cũng như
không phải HS có 1 số dấu hiệu ấy sẽ trở thành HSG Văn. Theo tôi, quan
trọng nhất, cần chú ý nhất là các dấu hiệu 2, 3 và 4, bởi vì đó là những yếu tố
không thể đào tạo, bồi dưỡng mà có được. Đó là những yếu tố tự nhiên của 1
hạt mầm văn chương tốt.
Kinh nghiệm cho thấy, với những HS có năng khiếu văn chương, việc
bồi dưỡng của GV sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, và việc học của các em cũng
thoải mái, hứng thú trông thấy.
Vài năm gần đây, chúng tôi cũng có được những HS như thế, nhưng số
lượng không nhiều, thường cả đội chỉ có 1, 2 điểm sáng. Nhưng niềm say mê
của các em thì chưa thật lớn. Các em còn bị chi phối bởi nhiều mối quan tâm
khác, bởi nhiều con đường phía trước khác nhau, nên chưa có kết quả tốt.
Phát hiện được những HS có năng khiếu, nhiệm vụ của người GV dạy
Đội tuyển là phải giúp các em phát huy năng khiếu đó, nâng nó lên thành
năng lực văn học.
Năng lực là tổng hợp những thuộc tính, khả năng của cá nhân, phù hợp
với những đặc trưng của 1 hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn
thành có kết quả tốt trong lĩnh vực ấy. Năng lực văn học là khả năng của HS
để đạt kết quả cao trong việc học bộ môn Ngữ văn, trong việc tiếp nhận và sử
dụng ngôn ngữ. Từ mối quan hệ giữa năng khiếu và năng lực đã xác định,
chúng tôi xác định hướng bồi dưỡng năng lực trên cơ sở phát huy năng khiếu
văn học đã có.
Cụ thể:
Nâng hứng thú, say mê có tính chất tự nhiên với văn học thành niềm
say mê có định hướng, hướng nghiệp; bồi dưỡng cảm xúc kết hợp với lí trí.
3
Bồi dưỡng khả năng tái hiện sự sống thành tư duy hình tượng phát
triển.
Bồi dưỡng năng khiếu cảm thụ thành năng lực cảm thụ 1 cách có hệ
thống, có cơ sở lí luận khoa học.
Bồi dưỡng khả năng nói, viết thành năng lực diễn đạt, sắp xếp lí lẽ, tạo
lập luận vững chắc, sáng rõ, có sức truyền cảm, giàu tính thuyết phục, tạo
giọng điệu khi viết văn.
Phát huy nét sáng tạo riêng thành khả năng phát hiện vấn đề, khả năng
vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề khó.
Bồi dưỡng kiến thức văn học thành kiến thức có hệ thống, có chiều sâu;
kiến thức xã hội đời sống thành hệ thống thế giới quan, thành quan điểm sống
rõ ràng.
Xác định được những dấu hiệu của năng khiếu văn chương, làm thế
nào để phát hiện nó?
Từ những nhận thức và cơ sở nói trên, khi thực hiện đề tài và có sự
thay đổi trong chỉ đạo chuyên môn của nhà trường trong 2 năm học gần đây,
việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành từ đầu lớp 10, cơ sở
của việc tuyển chọn của chúng tôi là:
Căn cứ kết quả của học sinh ở cấp THCS qua điểm tổng kết, điểm thi
học sinh giỏi, điểm thi vào trường. Có những trường hợp, chúng tôi tham
khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở THCS để nắm
bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.
Ra đề, chấm bài viết đầu tiên của học sinh như một dấu ấn để bắt đầu
cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của học sinh. Mục tiêu là kiểm tra chất
giọng, chất văn, cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn
và ý văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Đây là sự khởi
đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển
chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình
học tập.
Lập Đội tuyển dựa trên sự đăng ký – niềm yêu thích và sự lựa chọn tự
nguyện của cá nhân HS.
Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng gồm các hoạt
động cơ bản: cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng.
Chương trình rải đều ở 3 năm học, với thời lượng và lượng kiến thức riêng
phù hợp với yêu cầu của từng lớp, bám sát định hướng phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, năng lực văn chương cho HS Đội tuyển.
4
Và vì thế, phần việc đầu tiên, rất quan trọng, của người GV lãnh đội
tuyển là phải đánh thức để phát hiện, đánh giá năng khiếu và năng lực văn
chương ở HS, tuyển chọn được những HS có năng khiếu, năng lực văn
chương.
Xác định những năng khiếu, năng lực cơ bản, quan trọng của 1 HSG
Văn, tôi xây dựng các nội dung chính của chuyên đề theo các tiêu chí, đặc
điểm này. Hướng triển khai là kiểm tra để đánh giá năng khiếu và năng lực
văn học của HS; đồng thời định hướng cho HS những tiêu chí, những kỹ
năng cần thiết, giúp các em nuôi dưỡng niềm say mê văn học, bồi dưỡng
năng lực học văn.
Đây là những buổi học đầu tiên của Đội tuyển, với tâm thế thoải mái
nhất của cả cô và trò. Tôi coi đây là những buổi trò chuyện thoải mái, để HS
bộc lộ nhiều nhất có thể, và cũng để các em có những ấn tượng ban đầu về
việc học Đội tuyển Văn. Tôi quan sát, ghi nhận, kiểm tra, đánh giá, nhận biết
HS qua việc học, việc viết bài, việc chuẩn bị bài, việc trò chuyện, phát biểu,
nêu ý kiến tranh luận, suy nghĩ, hồi tưởng, liên tưởng ... mà HS thể hiện trong
các buổi học.
Buổi đầu tiên là đặt ra những câu hỏi, những yêu cầu kiểm tra năng
khiếu cho HS. Buổi học này khá thú vị với cả cô và trò. Những câu hỏi gợi
cho các em những ấn tượng, những cảm xúc cũ nhưng sâu bền. Các em rất
muốn thể hiện, kể lại những giây phút, những ấn tượng ấy. Lớp học thoải
mái, lúc trầm lắng, lúc lại rộ lên tiếng cười.
Buổi thứ 2, tôi cho HS viết 1 bài luận - biểu cảm: Vì sao bạn chọn thi
chuyên Văn?
Lý do chọn chuyên Văn được các em trình bày khá chân thật. Có niềm
say mê, có nhận thức về tác động của văn chương với mình; cũng có cả lý do
bố mẹ thích, cả sự tình cờ không thể giải thích ... Đây cũng là bài văn đầu
tiên tôi viết khi trở thành HS lớp chuyên Văn khóa IV cách đây 21 năm và
còn để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu đậm. Có thể cũng giống như tôi hồi
ấy, đây là lúc đầu tiên các em nghiêm túc nhìn nhận lý do trở thành HS
chuyên Văn của mình. Bài viết không chấm điểm, nhưng tôi cũng nhận xét
khá thẳng thắn về năng khiếu của các em thể hiện trong bài viết. Trong 20 em
viết bài của lớp 10 Văn năm học 2012 – 2013, tôi đánh giá 8 em chưa hoặc
không thể hiện được năng khiếu qua bài viết.
Trước khi chấm, tôi cũng cho các em đọc, nhận xét bài của bạn; và tôi
nhận xét luôn khả năng đọc – hiểu, cảm thụ văn bản ở nội dung này.
Buổi thứ 3, HS thể hiện khả năng cảm thụ văn chương. Tôi giới thiệu
với HS những văn bản văn học ngoài nhà trường để tránh những thiên kiến,
những định hướng sẵn có, đòi hỏi các em phải có suy nghĩ thật của riêng
mình.
5
Buổi thứ 4, kiểm tra khả năng đọc diễn cảm, khả năng hùng biện, trình
bày vấn đề. Đây là những yêu cầu chưa được chú ý nhiều, chưa đặt ra thành
những yêu cầu cụ thể trong nhà trường và đối với HSG Văn.
Với 4 buổi học, cô và trò đã có những ấn tượng, những đánh giá đầu
tiên về nhau, về mục đích cần hướng tới. Tôi đã có được những thu hoạh,
những đánh giá sơ bộ về HS của mình và khả năng, sự yêu thích, hứng thú
với văn chương của các em. Học sinh cũng bước đầu hiểu được khả năng của
chính mình, hiểu con đường mình phải đi tiếp.
Để có cơ sở đánh giá chọn, thành lập Đội tuyển, tôi ra đề phát hiện
năng khiếu và năng lực văn chương. Đây là dạng đề văn mở, có nhiều yêu
cầu tổng hợp, đòi hỏi HS phải thực hiện. Nếu không tinh, các em sẽ viết
những bài văn thông thường như đã viết ở THCS, và sẽ không đạt yêu cầu.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG
ĐỀ THI CHỌN HSG ĐỘI TUYỂN LỚP 10 NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút.
(Không kể thời gian giao đề)
Đề này có 01
trang
Câu 1 (8 điểm).
Bình giảng bài thơ sau:
CHIỀU
Những bầy trâu gặm nắng chiều
Nhẩn nha cổng làng đứng đợi
Một mảnh trời quê lam khói
Tuổi thơ hát cuối đồng xa
(Phạm Trung Kiên)
(Trích từ trang Thơ tứ tuyệt trên Internet)
Câu 2 (8 điểm).
Viết 1 lá thư kể lại câu chuyện về 1 lần em đọc trộm nhật kí của bạn và
có thêm những hiểu biết về con người, cuộc sống.
Câu 3 (4 điểm).
6
Thử sáng tác 1 đoạn thơ (ít nhất 4 câu) theo thể lục bát hoặc tứ tuyệt.
Hết
Đề kiểm tra năng khiếu và cảm xúc văn chương
Người ra đề: Nguyễn Thị Lê Nguyệt
ĐÁP ÁN, YÊU CẦU, HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8 điểm)
* Về hình thức, trình bày:
- Bài viết có hình thức của 1 bài bình giảng văn học; bố cục 3 phần rõ ràng
- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; trình bày hợp lí, sạch đẹp; thể hiện khả năng và sự
chú ý nhất định đến việc trình bày bài
* Về kĩ năng:
- Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, phong phú; câu văn linh hoạt, không đơn
điệu; lối diễn đạt trong sáng, gãy gọn; tạo được giọng điệu cho câu văn.
- Nắm được các kĩ năng bình giảng thơ
- Thể hiện khả năng cảm, hiểu vẻ đẹp 1 tác phẩm văn chương (tác phẩm thơ
tứ tuyệt hiện đại) qua các yếu tố tạo nên tác phẩm: nhan đề - bố cục – hình
ảnh/chi tiết/từ ngữ - biện pháp tu từ
* Về nội dung:
HS khai thác được vẻ đẹp bài thơ từ các yếu tố, phương diện:
- Nhan đề: Chiều:
+ Khoảng thời gian quen thuộc của thơ trữ tình, phù hợp với bày tỏ tâm
trạng
+ Đề tài quen thuộc trong thơ: 1 khoảng thời gian trong ngày
- Kết cấu: 4 dòng thơ – 4 đối tượng trữ tình khác nhau, cùng nhau làm rõ
khung cảnh buổi chiều thân thuộc nơi làng quê:
+ Câu 1: Hình ảnh những bầy trâu hiền lành, thảnh thơi gặm cỏ, được
cảm nhận mới mẻ: gặm nắng chiều – hình ảnh thơ vừa thực, vừa ảo, vừa có
cả thời gian
+ Câu 2: “Nhẩn nha” được đảo lên trước, làm nên không khí của cả câu
thơ. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa: cổng làng nhẩn nha đợi bầy trâu,
gợi ra 1 mối liên hệ thân thuộc, 1 sự gắn bó
+ Câu 3: Có sự chuyển đổi điểm nhìn: lên cao, ra xa nhưng vẫn chứa
7
đựng hồn quê; trời lam khói: gợi về không gian buổi chiều nơi làng quê, với
dải khói mảnh mai màu lam vương vấn trên các mái nhà tranh, trên các thửa
ruộng đã gặt ... Hình ảnh thơ vì thế có sức gợi lớn: màu sắc, hình dáng, mùi
vị ...
+ Câu 4: Tuổi thơ: gợi nhiều cách hiểu: hình ảnh nhân vật trữ tình thời
thơ ấu, những đứa trẻ chăn trâu ... Tiếng hát vì thế cũng có thể của hiện tại,
cũng có thể của quá khứ, của kí ức trước khung cảnh trời chiều
- Nhân vật trữ tình: ẩn đi sau cảnh, nhưng lại hiện ra rõ nét tâm trạng ở cách
nhìn, ở cách ghi lại, cách cảm nhận khung cảnh và tấm lòng trìu mến, gắn bó
với khung cảnh thân thuộc
- Bài thơ gợi ra ở người đọc những liên tưởng, nhắc nhở, gọi dậy “người nhà
quê” trong mỗi người bằng giọng thơ nhiều quyến luyến, gắn bó.
- 4 câu thơ nhỏ, gợi ra không gian lớn; 1 khoảnh khắc chiều, kéo thời gian lùi
về quá khứ êm đềm, giản dị, thân thuộc, gọi dậy ở mỗi người những tình cảm
đẹp.
* Hướng dẫn chấm:
- Cho điểm tối đa với những bài viết hoàn thiện tất cả các yêu cầu
- Từ ½ tổng số điểm trở lên cho các bài viết có cách cảm nhận, chỉ ra được vẻ
đẹp của bài thơ về từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu ... tức là biết cách cảm nhận
vẻ đẹp của 1 bài thơ. Có thể chưa thật chắc chắn về bố cục bài viết, sử dụng
từ ngữ ... nhưng kĩ năng này có thể rèn trong quá trình bồi dưỡng.
- Từ ½ tổng số điểm trở xuống cho các bài viết chưa có những phát hiện,
cách thức đi vào thế giới của bài thơ; hoặc chỉ phân tích được câu chữ ở bề
mặt.
- Điểm 0 cho bài viết lúng túng với diễn đạt, không xác định được cách bình
giảng vẻ đẹp của 1 bài thơ cụ thể.
Câu 2 (8 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu của bài văn:
- Hình thức: lá thư:
+ Phần đầu: địa điểm, ngày tháng
Đối tượng nhận
Lời thăm hỏi
+ Nội dung thư: tâm sự, trò chuyện
+ Phần cuối: hứa hẹn, chúc, chào ...
- Phương thức diễn đạt:
8
+ Tự sự: có nhân vật, tình huống, cốt truyện, diễn biến sự việc
+ Nghị luận: rút ra được những bài học, những nhận thức mới mẻ về
mình, về bạn bè, về kinh nghiệm sống, ứng xử ...
+ Biểu cảm: nêu suy nghĩ, ấn tượng, cảm xúc về sự việc
+ Kết hợp chặt chẽ biểu cảm và nghị luận
- Nội dung:
+ Tạo được tình huống hợp lí cho việc đọc trộm nhật kí của bạn
+ Tạo được sự việc hợp lí để có thêm những nhận thức mới mẻ về bạn,
về mình (hiểu bạn, hiểu mình hơn)
+ Giải quyết hợp lí kết thúc sự việc
+ Chọn được đối tượng hợp lí để viết thư tâm sự: cho chính người bạn
ấy, 1 người bạn khác, 1 người nhiều kinh nghiệm sống hơn ...
+ Xây dựng được những nhận thức mới mẻ, sâu sắc, đúng đắn về con
người, về tình bạn, về cuộc sống
* Hướng dẫn chấm:
- Cho điểm tối đa với những bài viết hoàn thiện tất cả các yêu cầu
- Từ ½ tổng số điểm trở lên cho các bài viết biết kết hợp chặt chẽ biểu cảm và
nghị luận để nêu được những bài học sâu sắc, rút ra những kinh nghiệm sống
bằng cả lí trí và tình cảm qua 1 sự việc cụ thể, 1 tình huống giả định ... hoặc
phải có đủ các yêu cầu về hình thức, phương thức diễn đạt (tạo lập được văn
bản theo yêu cầu)
- Từ ½ tổng số điểm trở xuống cho các bài viết chưa có những suy nghĩ sâu
sắc, chân thành
- Điểm 0 cho bài viết lúng túng với diễn đạt, không xác định được các yêu
cầu của bài làm.
Câu 3 (4 điểm)
HS viết được 1 đoạn thơ (ít nhất 4 câu) theo 1 trong 2 thể thơ
- Trình bày cân đối, sạch, đẹp.
- Đảm bảo nội dung, ý tứ trong đoạn thơ (2 điểm)
- Thể hiện sự hiểu biết về luật thơ (2 điểm):
+ Thể tứ tuyệt:
- 4 câu (5 chữ hoặc 7 chữ)
- Vần: chân – bằng – nằm ở các câu 1, 2, 4 hoặc 1, 2 và 3, 4
9
- Mỗi dòng thơ thường tương đương với 1 câu cú pháp, có kết
cấu đối xứng
- Bố cục: 2 câu đầu – 2 câu cuối hoặc 3 câu đầu – 1 câu cuối
- Câu cuối thường tạo ra sự bất ngờ, tạo ấn tượng mạnh
+ Thể lục bát:
- Cặp câu: câu trên 6 tiếng – câu dưới 8 tiếng
- Vần: bằng – lưng: tiếng thứ 6 câu bát
Bằng – chân: tiếng thứ 6 câu lục
- Nhịp điệu: thường chẵn, mượt mà
Hết.
Có kết quả, có bài viết, 1 việc quan trọng không kém là phải đánh giá
được kết quả ấy. Cụ thể là với việc chấm, chữa bài, phải chỉ ra được điểm
mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; khi chấm, phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng
từ, viết câu, tổ chức ý... phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định
hướng cách chữa.
Thực hiện giảng dạy chuyên đề này trong 2 năm học 2011 – 2012 và
2012 – 2013, tôi và nhóm bồi dưỡng HSG đã có những kết quả cụ thể. Đội
tuyển lớp 10 Văn năm học 2011 – 2012 được thành lập dựa trên kết quả kiểm
tra, đánh giá này đã có thành tích khi tham gia Trại hè Hùng Vương năm
2012: 1 giải Bạc (HS Nguyễn Khánh Huyền), 1 giải Đồng (HS Đặng Mỹ
Linh) trên tổng số 3 em dự giải. Đội tuyển cũng tham gia kỳ thi vượt cấp của
lớp 12 năm học 2012 – 2013 và có 02 em đạt giải Ba (Nguyễn Khánh Huyền,
Đặng Mỹ Linh) , 01 em đạt giải Khuyến khích (Đặng Ngọc Ánh) HSG Văn
Quốc gia. Đội tuyển lớp 10 Văn năm học 2012 – 2013 cũng đã được tuyển
chọn trên cơ sở này, đang trên lộ trình bồi dưỡng, nhưng cũng đã có nhiều em
bộc lộ năng khiếu, năng lực văn chương khá chắc chắn: Triệu Thị Minh
Thanh, Trần Thu Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Tống Khánh Duyên ...
Kết quả ấy còn là hệ thống bài soạn giảng, tư liệu và 1 số đề văn. Trong
quá trình thực hiện giảng dạy, tôi vẫn có những sửa chữa, bổ sung để hoàn
thiện, nhưng nhìn chung vẫn bám sát mục tiêu đề ra ban đầu.
Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG trong mấy năm qua giúp tôi nhận
ra rằng, "thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài
năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người
thầy và sự cố gắng không mệt mỏi của trò trong suốt quá trình là hết sức quan
10
trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả
những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri
thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết
của học trò. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có
ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong
đó, sự nhạy cảm trong phát hiện, đánh giá năng khiếu học sinh là yếu tố hàng
đầu để có được thành công.
Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG những
năm qua. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp
có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước
đầu đã có được những thành công. Rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của các đồng nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm tốt công việc này trong
những năm học tiếp theo.
Tháng 5 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Lê Nguyệt
11
[...]... thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc Trong đó, sự nhạy cảm trong phát hiện, đánh giá năng khiếu học sinh. .. khiếu học sinh là yếu tố hàng đầu để có được thành công Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG những năm qua Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những thành công Rất mong nhận được sự đóng góp... với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những thành công Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm tốt công việc này trong những năm học tiếp theo Tháng 5 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Lê Nguyệt 11 ... hè Hùng Vương 2013 KINH NGHIỆM ĐÁNH THỨC, PHÁT HIỆN, ĐÁNH GIÁ NĂNG KHIẾU VÀ NĂNG LỰC VĂN CHƯƠNG Ở HỌC SINH GIỎI VĂN Là giáo viên tham gia công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG môn Văn trường THPT Chuyên... định hướng phát bồi dưỡng khiếu, lực văn chương cho HS Đội tuyển Và thế, phần việc đầu tiên, quan trọng, người GV lãnh đội tuyển phải đánh thức để phát hiện, đánh giá khiếu lực văn chương HS,... luỹ tri thức kinh nghiệm giảng dạy cách nghiêm túc Trong đó, nhạy cảm phát hiện, đánh giá khiếu học sinh yếu tố hàng đầu để có thành công Trên số kinh nghiệm phát bồi dưỡng học sinh giỏi thân đúc