Trong những năm học gần đây, đặc biệt là đầu năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận động: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục vớ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn
xã hội Sự nghiệp giáo dục của nước ta đang được nhận thức một cách sâu sắc và rấtquan trọng là “quốc sách hàng đầu”, được thể hiện rõ ở Nghị quyết Đại hội Đảng lầnthứ VIII và được khẳng định lại ở Đại hội X, Đại hội XI của Đảng Đảng và Nhà nước
ta đã, đang có những chủ trương, chính sách quan trọng đối với giáo dục để thúc đẩynền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế chung của thếgiới Do đó giáo dục cần đẩy mạnh hơn công tác xã hội hoá cho mọi người tham giahọc tập, hoàn thành phổ cập THPT đáp ứng yêu cầu mới của xã hội nhằm góp phầnxây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến lên xây dựng xã hộichủ nghĩa của nước ta
Trong văn kiện Hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
khẳng định rằng: Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài.
Trong điều kiện đời sống hiện nay, xã hội có những bước chuyển biến khôngngừng, sâu rộng và to lớn về mọi mặt Tuy nhiên với sự phát trển của nền kinh tế thịtrường đã có những mặt trái của nó; mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động rấtmạnh đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận nhân dân Trong đó sự tác động đốivới thanh niên, thiếu niên là rất lớn, các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào các trườnghọc Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chúng ta đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Tuy vậy, về mặt học tập của một bộ phậnthanh niên, thiếu niên và các bậc phụ huynh vẫn chưa xác định rõ, còn xem nhẹ Đặcbiệt là thế hệ trẻ, một số bộ phận học sinh sống không có lí tưởng, không có mục đích,sống thực dụng chạy theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, sốngthích hưởng thụ, sống không có niềm tin, hoang mang, sống buông thả dẫn đến lườibiếng trong học tập nên xếp loại yếu kém để rồi lưu ban, bỏ học Trước tình hình vàthực trạng này, trong những năm qua đã được các cấp các ngành, đặc biệt là ngànhgiáo dục đã quan tâm, đầu tư giáo dục toàn diện, nhưng vấn đề này có những nơi còn
bị xem nhẹ, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, việc tổ chức thực hiện chưađồng bộ và thiếu hiệu quả
Trong những năm học gần đây, đặc biệt là đầu năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát động cuộc vận động: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục với cam kết: Các thầy cô giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục không chấp nhận, không tiếp tay cho gian lận thi cử, không chấp nhận bệnh chạy theo thành tích trong đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá ngành giáo dục các tỉnh thành và đánh giá giáo viên thì chất lượng giáo dục ở nước ta đã có sự thay
đổi về chất nhưng chất lượng giáo dục cũng bộc lộ những hạn chế cần được khắc phụckịp thời như: tỉ lệ học sinh yếu kém gia tăng; tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT
Trang 2thấp, nhiều trường không có học nào đỗ tốt nghiệp, hoặc đỗ tốt nghiệp rất thấp; pháthiện nhiều học sinh ngồi nhầm lớp; tỉ lệ học sinh bỏ học đáng báo động…
Do đó vấn đề chất lượng giáo dục, học sinh bỏ học được xã hội rất quan tâm;các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp đưa tin về tình trạng học sinh bỏ học với
số lượng ngày càng tăng và trải khắp nhiều địa phương trong cả nước Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như do các học sinh này học lực yếu hoặc bị lưuban, gia đình khó khăn không thể đến trường, chương trình học quá căng thẳng, đạo lýthầy trò xuống cấp…
Việc thực hiện cuộc vận động "Hai không" của Bộ Giáo dục và Đào tạo trongthời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ Mặt khác, nócũng đã bộc lộ rõ ràng hơn những hạn chế, tồn tại xảy ra từ trước đây Đó là chất lượngdạy và học còn yếu kém, bệnh thành tích trong giáo dục nên các học sinh yếu kém vẫnđược lên lớp, vẫn được khen thưởng, quan hệ thầy trò bị "thị trường hóa" khi thựchiện "hai không" đã nhanh chóng phát hiện ra tình trạng này và đã có bước chấn chỉnh,khắc phục Tuy nhiên, lại xuất hiện vấn đề mới, phức tạp và rất nghiêm trọng, cấp báchcần phải tìm hướng giải quyết để hạn chế hậu quả về sau - Đó là tình trạng học sinhyếu kém, lưu ban và bỏ học
Cùng chung tình hình của ngành giáo dục, tình trạng học sinh yếu kém, học sinhyếu kém, lưu ban và bỏ học ở trường THPT Vinh Xuân cũng diễn ra khá phức tạp.Trường THPT Vinh Xuân thành lập và phát triển trong bảy năm, nằm trên vùng venbiển đầm phá huyện Phú Vang, nằm trong vùng các xã bãi ngang có kinh tế đặc biệtkhó khăn; đời sống nhân dân đa số còn có nhiều khó khăn nên hiện tượng học sinh yếukém, lưu ban bỏ học vẫn có tỉ lệ cao trở thành một vấn đề quan tâm đặc biệt của Chi
bộ, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể của trường THPT Vinh Xuân, đồng thời đã đãtriển khai thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế học sinh yếu kém, lưuban, bỏ học để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
Đối với trường THPT Vinh Xuân từ khi mới thành lập mặc dù còn nhiều khókhăn nhưng qua từng năm học đã có nhiều tiến bộ, đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ trong giáo dục toàn diện, góp phần ngăn ngừa, hạn chế một bộ phận lớn học sinh lưuban, bỏ học Đó là nhờ vào kết quả của việc tăng cường giáo dục kỷ cương nề nếptrong hoạt động dạy và học, đặc biệt là sự tận tâm, tận tình của Chi bộ, Ban Giám hiệucùng tập thể giáo viên trong nhà trường luôn kịp thời động viên, tạo mọi điều kiện chohọc sinh học tập và đến trường Bản thân đang là Phó Hiệu trưởng, được nhà trườngphân công quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh,quản lý hoạt động của Đoàn thanh niên đồng thời qua việc giảng dạy, tôi nhận thấycông tác tìm hiểu, nghiên cứu những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế học sinh yếukém dẫn đến lưu ban, bỏ học phải được luôn được coi trọng và có nhiều giải phápthích hợp, từ đó làm nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPTVinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và ở trường THPT nóichung
Xuất phát từ những lý do như đã nêu trên, tôi chọn đề tài: Những biện pháp quản lý nhằm hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học ở trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp ngăn ngừa và hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏhọc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Vinh Xuân, huyện PhúVang, tỉnh Thừa Thiên Huế; để có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò củaviệc duy trì sĩ số và giúp cho học sinh luôn được đến trường học tập ở bậc THPT, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng điều kiện đào tạo con ngườimới phù hợp với yêu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của những biện pháp quản lí nhằmnâng cao chất lượng giáo dục ngăn ngừa và hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏhọc ở trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng học sinh lưu ban, bỏ học ở trường THPTVinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3 Đề xuất những biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhằmhạn chế học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học ở trường THPT Vinh Xuân, huyện PhúVang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu thực tế từ cán bộ, giáo viên và học sinh của trường THPT VinhXuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2 Từ thực trạng, nghiên cứu những biện pháp quản lí nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học ở trường THPT VinhXuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện, tài liệucủa Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngành
có liên quan
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu các giáo trình, tàiliệu, các kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục và những biện pháp hạn chế học sinh yếukém, lưu ban, bỏ học qua quá trình công tác quản lí ở Tổ chuyên môn và công tácĐoàn thanh niên (trước đây); công tác quản lý được Hiệu trưởng phân công hiện nay;khảo sát thực tế, tổng kết thực tế, so sánh, thống kê chất lượng giáo dục trong 7 nămhọc 2003-2004; 2004-2005; 2005-2006; 2006-2007; 2007-2008; 2008-2009 và 2009-
2010 của trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
5.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Bảng biểu, thống kê, điều tra xử lý
số liệu
5.4 Từ những phương pháp trên, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quátthành những vấn đề cơ bản trong công tác thực hiện các biện pháp hạn chế học sinhyếu kém, lưu ban và bỏ học ở trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên Huế
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THỰC HIỆN NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU KÉM,
LƯU BAN, BỎ HỌC CỦA TRƯỜNG THPT VINH XUÂN,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1 Cơ sở lý luận của việc thực hiện những biện pháp quản lý nhằm hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học của học sinh
Để xác định đúng mục tiêu của việc quản lí giáo dục và quản lí nhằm ngăn ngừa
và hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học ở trường THPT chúng ta cần nhậnthức đúng đắn, đầy đủ về đối tượng giáo dục; từ đó người quản lí xác định được nộidung, phương pháp chính xác, toàn diện để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tácgiáo dục học sinh Trước hết, nhà quản lí và giáo viên phải nhận thức rõ cơ sở pháp lí
về vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh THPT
Xét về góc độ tâm lí lứa tuổi:
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO độ tuổi vị thành niên có từ 10 đến 19 tuổi, ởViệt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 18 tuổi, theo điều tra tỷ lệ thanhniên ở nước ta năm 2009 chiếm 18,7% dân số, trong đó 83% đang theo học Như vậyhọc sinh THPT là lứa tuổi cuối lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triểnmạnh về thể chất, sinh lí Là thời kì chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn
có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân Ở giai đoạnphát triển này sự quản lí, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất khóchịu, bực bội và rất dễ nổi nóng Trong lứa tuổi này các em muốn tìm tòi, phát hiệnkhám phá, tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống, các em muốn có quyền tựquyết định trong các công việc, việc làm của mình; muốn không bị sự ràng buộc củagia đình, bố mẹ và những người lớn tuổi Cũng chính vì thế, lứa tuổi này thường ít xácđịnh đúng mục đích và phương hướng cho tương lai một cách đầy đủ nhất Đôi lúc, sa
đà vào những suy nghĩ lệch lạc, đánh mất giai đoạn chỉ vì ham chơi, theo bạn bè vàcuối cùng chễnh mãng trong công việc học tập Có em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn,
tự ái với đồng lứa dẫn đến nghĩ học; cũng có em do học tập yếu kém dẫn đến bất mãnkhông theo học nữa phải tháy được rằng ở lứa tuổi này, các em rất cần sự quan tâm,giúp đỡ của người lớn là hết sức cần thiết Đặc biệt là những thầy giáo, cô giáo, ngườitrực tiếp cung cấp cho các em tri thức và giúp các em từng bước hình thành nhân cách
Xét về góc độ xã hội:
Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn Các em có xuhướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tình tình để vui chơi, sinhhoạt, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng, không phù hợp
Trang 5với lứa tuổi của mình Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lí ảnh hưởng đếnrất nhiều tính cách của các em: các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó,bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế yếu Ởlứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi nóng, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình nhưng
có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản Đối với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễdàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti.Vì thế dễ dàng đi đếnnhững hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, hay tự ái
Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các tổ chức trong xã hộiphải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để định hướng, điều chỉnh các
em có những suy nghĩ và hành động đúng, đặc biệt là các học sinh có học lực yếu kém,
bị lưu ban, hoặc bỏ học đi học lại Để quản lí các hoạt động giáo dục tốt quá trình họctập và rèn luyện học sinh trong nhà trường THPT, người cán bộ quản lí cần nắm vữngvấn đề cụ thể quá trình học tập và rèn luyện nâng cao chất lượng giáo dục phát triểntoàn diện học sinh có các đặc điểm sau:
- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và dạy học giáo dụcngoài giờ lên lớp
- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chứcgiáo dục trong và ngoài nhà trường
- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân cách củahọc sinh về mặt ý thức tự giác, không ngừng tự vươn lên trong học tập, tìm tòi, sángtạo và rèn luyện để hình thành nhân cách, trí tuệ
- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển tri thức và nhân cách
- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục
1.2 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện những biện pháp quản lý nhằm hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học của học sinh
Quá trình giáo dục toàn diện được xác định trong các văn kiện của Đảng, Nhànước và của ngành giáo dục:
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nêu
rõ: Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế
hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có
ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người
kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng vừa chuyên.
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội 2001 - 2010 đã khẳng định: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện
có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 6Điều 2 chương I của Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong Điều 23 mục 2 chương II Luật Giáo dục cũng khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08-9-2006 của Thủ tướng Chính phủ Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Quyết định số 3859/QĐ-
BGDĐT ngày 28-7-2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch tổ
chức cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục và hướng dẫn thực hiện cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Năm học 2007-2008, đưa cuộc vận động này trở thành nội dung nhiệm vụ cụ thể là : Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm chỗ; Cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực.
Tại Hội nghị giao ban lần thứ 2 cuộc vận động “Hai không" năm học 2007-2008diễn ra ngày 01/02/2008 tại Tây Ninh do Bộ GD&ĐT tổ chức, hầu hết các địa phươngđều kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có sự quan tâm đặc biệt và giải pháp đối với hiện tượnghọc sinh bỏ học: ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, số học sinh bỏ học đến nay đãlên tới trên 40.000 em, các tỉnh miền Trung có khoảng 18.000 học sinh Trong học kỳ
I, học sinh bỏ học trên 100.000 em Học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân nhưng nổilên chính là do làm nghiêm nội dung cuộc vận động “nói không với ngồi nhầm chỗ”nên số học sinh thực sự yếu kém phải lưu ban, chán học rồi bỏ học
Muốn giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hạn chếhọc sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học nói riêng đạt hiệu quả cao trước hết cần nắmvững đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm tâm lí học sinh ở mỗi địa phương, tình hìnhthực trạng các mặt chất lượng của học sinh trong nhà trường Đồng thời, giáo dục họcsinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, có mục tiêu phù hợp Phải được xâydựng nội dung, kế hoạch cụ thể và được làm thường xuyên liên tục, phải có hệ thốngmới đạt kết quả cao
Giáo dục văn hoá cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều hình thức phongphú, linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh Thông qua các hoạt động giáo dục trong
và ngoài nhà trường Đồng thời phải biết kết hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình
-xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp Huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ của tất
cả các tổ chức, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể cùng phối hợp để thực hiện tốt xãhội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÍ NHẰM HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU KÉM, LƯU BAN VÀ BỎ HỌC CỦA TRƯỜNG THPT VINH XUÂN,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Những nét khái quát về trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phú Vang là huyện vùng biển nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, có nềnkinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, do đó nền kinh tếchưa phát triển mạnh Nguồn thu nhập của người dân còn thấp và đời sống của phầnlớn nhân dân còn khó khăn Những năm gần đây huyện Phú Vang được nhà nước vàtỉnh quan tâm đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển , trong đó có việcđầu tư xây dựng trường lớp ở các xã các còn khó khăn, đặc biệt là xây dựng các trườngphổ thông trung học Hiện nay, trên địa bàn của huyện Phú Vang có 4 trường THPT vàmột trường THCS và THPT
Trường THPT Vinh Xuân nằm ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang , một xãthuộc diện bãi ngang vùng cát ven biển Học sinh chủ yếu của trường là con em vùngdân cư của bốn xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, ngoài ra còn có nhữnghọc sinh ở xã khác như: Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hà,Vinh Phú Đời sốngngười dân cơ bản là thu nhập từ nguồn nông nghiệp, ngư nghiệp; chỉ có một bộphận học sinh có đời sống khá cao là con em của những gia đình có thânnhân đi nước ngoài tập trung ở xã Vinh An
Trường THPT Vinh Xuân được xây dựng năm 2001, lúc này trường là phânhiệu cấp 3 của trường THCS Vinh Thanh, năm 2003 trường chính thức được thành lậpđược mang tên là trường THPT Vinh Xuân Trường THPT Vinh Xuân là ngôi trườngmới, xây dựng theo dự án trường bán nội trú dành cho vùng đầm phá Về sau do nhucầu giáo dục của vùng bãi ngang ven biển Phú Vang nên được chuyển thành trườngTHPT công lập Khi mới thành lập trường chỉ có 4 lớp với số học sinh khoảng 200 em
và 15 giáo viên giảng dạy ở bậc THPT Khi tách trường, trường có 18 lớp, 800 họcsinh và 32 giáo viên, 01 cán bộ quản lý Đến nay trường đã có 28 lớp với số lượng họcsinh là 1269 em và 74 cán bộ, giáo viên và nhân viên
Sau bảy năm được thành lập, nhà trường đã từng bước phát triển từ cơ sở vậtchất đến các mặt chất lượng dạy học Ban đầu chỉ là một dãy nhà hai tầng với 14phòng học và một khoảng sân rộng toàn cát trắng, không một bóng cây xanh Đến nay,trường đã xây dựng một số hạn mục như : nhà hiệu bộ, nhà thi đấu đa chức năng; cácphòng chức năng như : phòng thực hành, thư viện, phòng vi tính ; đã trang bị một sốthiết bị dạy học như: máy tính, máy chiếu, máy projector để phục vụ cho việc nghiêncứu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh; sân trường đã được lát gạch và câyxanh đã vươn mình phủ bóng tạo nên sự khang trang cho ngôi trường mới ở vùng đầmphá ven biển
Trang 8Do trường mới thành lập, ở trên địa bàn dân cư phần lớn đời sống còn nhiều khókhăn nên chất lượng đầu vào của trường qúa thấp, sức học không đồng đều, nhiều họcsinh bị hổng kiến thức cơ bản ở bậc THCS nên việc tiếp thu kiến thức mới còn nhiềuhạn chế; ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nên chấtlượng giáo dục của trường còn thấp so với nhu cầu xã hội Tuy nhiên từ khi mới thànhlập cho đến nay, với sự cố gắng không ngừng của cán bộ, giáo viên và học sinh toàntrường, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đựơc nâng cao và phát triển rõrệt về mọi mặt như: kỷ cương nề nếp, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất và chất lượnggiáo dục học sinh.
Hiện nay quy mô nhà trường có 28 lớp, đội ngũ gồm 74 cán bộ giáo viên đều đạtchuẩn và trên chuẩn Cơ cấu tổ chức của nhà trường như sau:
- Chi bộ từ 02 đảng viên, mới tách Chi bộ ghép từ năm học 2005-2006 Hiện nayChi bộ gồm có 15 đồng chí
- Ban giám hiệu gồm có 03 đồng chí được phân công nhiệm vụ cụ thể: Hiệutrưởng phụ trách chung, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn (được bổ nhiệm trongcuối năm học 2006-2007), Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp (được bổ nhiệm từ năm học 2008-2009)
- Tổ chức Công đoàn có 05 đồng chí trong Ban chấp hành được phân công phụtrách về các mặt như đời sống, nữ công
- Tổ chức Đoàn - Thanh niên gồm có 29 Chi đoàn, trong đó có 28 Chi đoàn họcsinh và 01 Chi đoàn giáo viên Chi đoàn giáo viên gồm 58 đồng chí Ban Thường vụĐoàn trường có 04 đồng chí, được phân công quản lí công tác thi đua và giáo dục đạođức học sinh
Những năm học gần đây, chất lượng giáo dục đã có sự thay đổi về chất, giáoviên trong trưởng đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đã đạtđược nhiều giải giáo án điện tử do Sở GD&ĐT tổ chức , không ngừng đổi mới phươngpháp dạy học đặc biệt từ khi nhà trường thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của
ngành Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó đã thay
đổi nhận thức dạy và học của giáo viên và học sinh; đã đạt được một số kết quả khảquan
- Tỷ lệ tốt nghiệp THPT và học đạt giải học sinh giỏi cấp Tỉnh:
Năm học 2003-2004: 81,9% ; 01 giải KKNăm học 2004-2005: 92,0% ;
Năm học 2005-2006: 72,0%.; 01 giải KKNăm học 2006-2007: 76,7%; 02 giải ba, 02 giải KK Năm học 2007-2008: 82,6%; 03 giải KK
Năm học 2008-2009: 89,9%; 01 giải ba, 05 giải KKNăm học 2009-2010: 97,2% ; 10 giải KK
Trang 9- Tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học hằng năm đạt khoảng 20 đến36%; đỗ cao đẳng 25 – 30%
- Kết quả giáo dục trong 7 năm học như sau:
Năm
học Khối
Số lớp
Trang 102.2 Những tồn tại, khó khăn
Qua những năm công tác tại trường, tôi nhận thấy do một số nguyên nhân kháchquan và chủ quan mà chất lượng giáo dục chưa cao là: đội ngũ cán bộ quản lí quáthiếu, đội ngũ giáo viên còn thiếu một số bộ môn, chỉ có Hiệu trưởng; không có giámthị chuyên trách, chỉ có Ban giám thị kiêm nhiệm Vì thế kỷ cương nề nếp dạy và họccủa giáo viên, học sinh chưa thực sự được quan tâm đầy đủ, đúng mức, mặc dù đã đặtlên vị trí hàng đầu, đồng thời còn thiếu những giải pháp cụ thể trong việc nâng chấtlượng chất lượng giáo dục chất lượng học lực cho học sinh
Qua theo dõi việc học tập và rèn luyện của học sinh, có những biểu hiện việcdẫn đến học tập yếu, kém, lưu ban, bỏ học và có nhiều nguyên nhân khiến học sinhhọc tập yếu kém dẫn đến lưu và bỏ học
2.2.1 Về phía học sinh
Chất lượng học sinh đầu vào thấp; có nhiều học sinh xếp loại học tập loại yếu,lưu ban; có hạnh kiểm trung bình, yếu; sau khi thi lại, rèn luyện lại được xét tốt nghiệpTHCS vẫn được vào học lớp 10 của trường Do đó có nhiều học sinh bị mất kiến thức
cơ bản từ cấp THCS vì cấp học này không thi tốt nghiệp, nên học sinh xem nhẹ việc
Trang 11học hoặc không có phương pháp học tập phù hợp nên khi lên học ở bậc THPT các emkhông theo kịp chương trình, nên chán nản, lại không cố gắng nên học tập yếu kém,một số em lưu ban hoặc bỏ học
Do cha mẹ lo làm ăn, đi làm ăn ở các tỉnh xa, ở nước ngoài thiếu quan tâm đốivới con cái, các em đã tự ý bỏ học nhưng gia đình không biết; số em khác thì lười học,học vẹt, hay quay cóp trong kiểm tra, thi cử, kiến thức không vững dẫn đến chán nản,
bỏ học; số khác thì sa đà vào các trò chơi điện tử, internet Sau khi kiểm tra học kỳ 1 làthời điểm gần giáp Tết nguyên đán, học sinh có tư tưởng xả hơi, kỷ luật nhà trường cóphần lơi lỏng, thêm vào đó việc nghỉ Tết dài ngày, vui chơi thỏa thích, xa rời sách vở,đến lúc đi học lại thì ngại hoặc kiến thức đã rơi rụng khiến học sinh đuối dần, khôngtheo kịp các bạn nên chán chường bỏ học Một số học sinh có người thân đi làm ăn ởcác tỉnh xa như: Thành phố Hồ Chí Minh, Kon Tum, Đăk Lăk, Hà Tỉnh, Nghệ An,Lào…về quê ăn Tết rủ rê, lôi kéo học sinh nghỉ học đi làm
Một số học sinh có người thân đi nước ngoài, có kinh tế khá giả nên có tư tưởngsống trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của người thân, học mang tính đối phó, xem nhẹviệc học tập, không quan tâm đến việc học của mình; vừa học vừa “chờ thời” là chờđợi người thân tìm cách bảo lãnh đi nước ngoài
Một số bộ phận học sinh sống không có lí tưởng, thiếu ý chí cố gắng phấn đấu,không có bản lĩnh vững vàng trước những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội; sống thờ ơ,không thực sự hoà đồng với các bạn trong lớp, trong trường, không tích cực tham giacác hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện của nhà trường, chỉ lo vui chơi, đua đòi chạytheo các trào lưu thời trang, bắt chước các thần tượng âm nhạc, điện ảnh, thể thao củamình một cách lố lăng không phù hợp với học sinh
Một số em chưa xác định được mục tiêu học tập và phương pháp và nội dunghọc tập Có nhiều trường hợp coi việc học là do gia đình yêu cầu, bắt buộc nên động cơhọc tập chưa cao hoặc không có động cơ học tập, không có ý chí cố gắng phấn đấu họctập và rèn luyện; thậm chí có em còn uống rượu, đánh bạc, gây bè phái làm mất trật tựnơi công cộng và trong nhà trường Một số học sinh cá biệt có thái độ vô lễ với thầy côgiáo, xem thường việc học, dẫn đến học lực yếu kém lưu ban và bỏ học
2.2.3 Về phía nhà trường
Do một số lớp do sĩ số học sinh đông, giáo viên phải tập trung hoàn thành nộidung chương trình tiết dạy, chưa quan tâm nhiều đến các học sinh yếu kém, vì vậy việcmột số em không tiếp thu bài kịp, dẫn đến học yếu kém, lưu ban
Đa số học sinh có chất lượng đầu vào thấp, một số học sinh bị mất kiến thức cơbản các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Tiếng Anh; học sinh lại không thích học hoặc xem
Trang 12nhẹ các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý nên không theo kịpchương trình, chất lượng học tập không tiến bộ.
Một số khác hạnh kiểm trung bình, thường bỏ giờ, quậy phá trong lớp vì vậy khicác em bỏ học, giáo viên chủ nhiệm cũng không thật sự mặn mà với việc vận động các
em quay lại trường, sợ ảnh hưởng đến lớp, đến phong trào chung Mặt khác, việc phốihợp giữa nhà trường và gia đình chưa thường xuyên, một số giáo viên chủ nhiệm chưathật sự quan tâm nhiều đến sự phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh yếu kém,chậm tiến chỉ khi có học sinh bỏ học giáo viên chủ nhiệm mới đến nhà vận động phụhuynh đưa con đi học trở lại
Mặc dù các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học đã được xác định nhưng
để giải quyết tình trạng này không đơn giản, nhất là trong bối cảnh xã hội nhiều phứctạp, tác động đến việc học tập của học sinh
Việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội còn chưa đồng bộ Nhiều
phụ huynh học sinh không hoặc ít quan tâm đến việc học tập của con em, họ phó mặcviệc giáo dục con em cho nhà trường Đồng thời các quán nhậu, quán cà phê, quáninternet quá gần trường, dung túng, bao che, chứa chấp một số học sinh bỏ học để vuichơi, trong khi đó chính quyền địa phương chỉ làm qua loa chiếu lệ khi nhà trường yêucầu phối hợp, không có biện pháp hữu hiệu và không tích cực phối hợp giúp đỡ nhàtrường giải quyết những vướng mắc đó
2.3 Những vấn đề đặt ra trong quản lí nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên trong giai đoạn hiện nay
Từ phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lí nhằm hạn chế học sinh học tậpyếu kém, lưu ban, bỏ học; đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho họcsinh ở trường THPT Vinh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế; tôi nhận thấy có nhữngvấn đề đặt ra là :
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong việc quản lí để nâng caochất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là ngăn ngừa và hạn chế học sinh
có học lực yếu kém, lưu ban, bỏ học từng bước đưa sự nghiệp giáo dục nhà trườngngày càng phát triển
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra để nắm tình hình và khắcphục hạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộmôn trong việc nắm bắt và bồi dưỡng cho học sinh từng bước nâng cao chất lượng họctập và rèn luyện đạt kết quả cao
- Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và Công đoàn trong nhà trường
- Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh trong việc tự học và giúp nhaucùng tiến bộ
- Kết hợp giáo dục giữa nhà trường - xã hội - gia đình trong việc ngăn ngừa vàhạn chế học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học
- Nâng cao vai trò Hội phụ huynh học sinh các lớp, Hội phụ huynh học sinh củatrường và chính quyền địa phương trong công tác giáo dục học sinh nâng cao chất
Trang 13lượng học tập, rèn luyện nhằm ngăn ngừa, hạn chế học sinh yếu kém, vi phạm nội quy,lưu ban và bỏ học
CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU KÉM, LƯU BAN VÀ BỎ HỌC Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Học sinh yếu kém, lưu ban và bỏ học là một tồn tại khách quan, có nhiều nguyênnhân từ xã hội, gia đình, nhà trường và bản thân học sinh, cụ thể một phần do giáo viênchưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản; mộtphần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu sovới trình độ chung của lớp, hay các em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu ý thức tự giác họctập dẫn đến học tập yếu kém, lưu ban và bỏ học
Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học đi họclại giúp các em vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong học tập là việc làm cần thiết,không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có sự kết hợpcủa nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là sự cố gắng không ngừng của học sinh.Trong phạm vi nhà trường cần có những biện pháp quản lý để hạn chế học sinh yếukém, lưu ban và bỏ học như sau:
3.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng
Từ khi mới thành lập, Chi bộ Đảng đã tăng cường vai trò lãnh đạo trong cáchoạt động giáo dục của nhà trường, có những định hướng, nghị quyết, kế hoạch đúngđắn để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường Bởi vì trong trườngTHPT vị trí của Chi bộ Đảng là trung tâm chính trị tập hợp các lực lượng quần chúngnhằm thực hiện tốt các chủ trương, đương lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong trường học, Chi bộ Đảng nắm quyền lãnh đạo quản lí các hoạt động củanhà trường, là hạt nhân, là nền tảng của sự đoàn kết, chính vì thế phải xây dựng Chi bộĐảng nhà trường luôn luôn trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt vai trò của mình, luônthực hiện theo phương châm "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lí".Mỗi một đảng viên trong Chi bộ luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, đặc biệt làtrong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác dạy và học để nâng cao chất lượnggiáo dục của nhà trường
Chi bộ thường xuyên cập nhật thông tin, quán triệt các quan điểm, đường lối,nghị quyết của Đảng và các cấp chính quyền Họp định kỳ vào cuối tháng để đánh giácông tác đã thực hiện, tìm ra ưu điểm để phát huy và những mặc tồn tại để khắc phục,
từ đó đề ra chủ trương cụ thể, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thựchiện Đặc biệt là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ giáo viên,
Trang 14học sinh; chú trọng giáo dục học sinh chậm tiến, chưa ngoan, học lực yếu kém, bỏ tiết,vắng nhiều… Chỉ đạo công tác bồi dưỡng, rèn luyện và giáo dục học sinh từng bướcnâng cao chất lượng học tập, hoàn thiện nhân cách.
Chi bộ thực hiện và quán triệt Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư Trung ươngĐảng, Chi bộ đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học;
thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT, triển khai kịp thời việc giáo dục tư
tưởng chính trị công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và học tập nângcao trình độ của đội ngũ CBGV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện củatrường
Chi bộ phân công đảng viên theo dõi kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sửa chữa kịpthời những học sinh có tư tưởng lệch lạc, làm sai đường lối chủ trương mà Chi bộ đã
đề ra Đồng thời phân công đảng viên phụ trách chỉ đạo, giúp đỡ Ban chấp hành Côngđoàn, Ban Thường vụ Đoàn trường có kế hoạch tổ chức những hoạt động có chủ điểm
và thường xuyên, phát động nhiều phong trào thi đua cho giáo viên, đoàn viên, thanhniên; thông qua đó giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp đỡ học sinhyếu kém, lưu ban, bỏ học đi học lại, xây dựng trường học thân thiện, tạo niềm vui chohọc sinh để các em thích đi học Từ đó giúp các em có ý thức phấn đấu, tự giác hăngsay học tập và yêu thích đến trường
3.2.Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của nhà trường
Quản lí học sinh về nề nếp, kỷ cương theo Điều lệ trường THPT và nội quy củanhà trường Tổ chức cho học sinh học tập Điều lệ trường THPT và nội quy, quy địnhcủa trường
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai khảo sát chất lượng đầu năm, ràsoát những học sinh yếu kém, lưu ban để lập kế hoạch cho việc triển khai các biênnpháp giúp đỡ, phụ đạo, phân công giáo viên dạy kèm, nhằm giúp đỡ học sinh củng cốkiến thức, theo kịp chương trình Nếu học sinh không tiến bộ, không theo kịp chươngtrình thì tư vấn với phụ huynh học sinh để phân luồng cho các em theo học các lớp hệ
bổ túc, trung tâm dạy nghề ngay từ đầu
Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả học tập năm trước để phân tích kếtquả, tìm nguyên nhân các môn có học sinh yếu kém nhiều như Tiếng Anh, Địa lý, Lịch
sử, Toán, Vật lý; các lớp có học sinh kém bị thi lại, lưu ban và bỏ học nhiều để tìm cácgiải pháp phù hợp khắc phục trong các năm học sau Chỉ đạo giáo viên trong tổ bộmôn bàn bạc thống nhất kế hoạch, thực hiện quyết liệt giải pháp đã bàn, báo cáo tiến
độ thực hiện để Ban Giám hiệu kiểm tra, đánh giá
Qua tổ chức khảo sát, phân loại khả năng học tập của học sinh ngay từ đầu nămhọc Chú trọng, quan tâm đến cả chất lượng đại trà và mũi nhọn Tổ chức công tác bồidưỡng học sinh giỏi Tổ chức các lớp phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng học tập chocác em còn yếu Tổ chức phụ đạo, ôn tập kiến thức cho học sinh khối 12 từ đầu nămhọc
Trang 15Chỉ đạo các tổ khối chuyên môn chú trọng tới việc ra đề thi chính xác, kiểm tra,coi thi học kỳ nghiêm túc nhằm xây dựng thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc chohọc sinh Giáo viên đánh giá đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minhtrên cơ sở chuẩn kiến thức và các kỹ năng của chương trình và hướng dẫn học sinh biết
tự đánh giá kết quả học tập của mình Các tổ khối chuyên môn có kế hoạch từng bước
để xây dựng quỹ đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ của tổ, thường xuyên bổ sung quỹ
đề với sự đóng góp của giáo viên, trao đổi với đơn vị bạn, tham khảo ngân hàng đề của
Sở, của Bộ GD& ĐT trên internet Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận vớitrắc nghiệm khách quan, sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau trong quátrình đánh giá kết quả học tập của học sinh Nhà trường kiểm tra, thanh tra đề kiểm tra,
đề thi của tổ, của giáo viên để có điều chỉnh phù hợp với sự phân hoá của học sinh, phùhợp với chuẩn kỹ năng, kiến thức và quy định của Bộ GD& ĐT
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủnhiệm ngoài việc theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của học sinh cần quan tâm đếnhoàn cảnh điều kiện học tập và giáo dục các em ở gia đình Đặc biệt là những em cóhoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bất hoà, mồ côi hoặc những học sinh cha mẹ không cóđiều kiện chăm sóc giáo dục Nắm được tâm tư nguyện vọng, hướng học sinh cố gắnghọc tập rèn luyện, có chí tiến thủ, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực dẫn đến
vi phạm pháp luật
Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả “Hộp thư giúp bạn” nhằm ngăn chặn các hoạtđộng xấu trong học sinh, ngăn ngừa học sinh vi phạm nội quy, học tập yếu kém dẫnđến lưu ban, bỏ học
Tổ chức các hội thảo chuyên đề trong hội đồng sư phạm, các tổ khối chuyênmôn để bàn những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, khắc phục hiện tượng họcsinh yếu kém, lưu ban, bỏ học nhiều, giáo dục học sinh chậm tiến, chưa ngoan, cá biệt,giúp đỡ học sinh khối 12 có đủ kiến thức cơ bản để thi đỗ tốt nghiệp THPT
Thường xuyên nắm tình hình học sinh yếu kém, bỏ tiết, vắng học nhiều, kiểmtra, thanh tra giáo viên về công tác giảng dạy, việc dạy phụ đạo giúp đỡ học sinh yếukém của giáo viên, các tổ khối chuyên môn; đồng thời có biện pháp hỗ trợ vật chất chogiáo viên tham gia dạy bồi dưỡng, ôn tập, phụ đạo cho học sinh ngoài giờ dạy theo quychế trường THPT
Nhà trường chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn thường xuyên tập hợp danh sáchhọc sinh yếu kém để báo cáo cho nhà trường hàng tháng, học kỳ Trong sinh hoạtchuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên đề “khắc phục học sinh yếu kém, nâng caochất lượng bộ môn” để cùng phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch, biện pháp hạn chếhọc sinh yếu, kém; đồng thời đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu,kém; giao trách nhiệm cho từng giáo viên phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém, thườngxuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục học sinh yếu kém của giáo viên;hàng tháng tổ khối chuyên môn sinh hoạt chuyên môn với nhà trường thì Tổ chuyênmôn báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu kém
3.3 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
Trang 163.3.1 Đối với giáo viên chủ nhiệm
Trong nhà trường THPT, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, có tácdụng đến sự thành công của một lớp học và góp phần quan trọng đến công tác giáo dục
học sinh toàn trường Muốn tìm hiểu và nắm vững những đặc điểm của học sinh thì
người quản lí cần lựa chọn giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm giáo dục họcsinh làm công tác chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí học sinh, gần gũi, gắn bó dễ tìmhiểu được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, là người mà các em cảm thấygần gũi thân thiết, muốn thổ lộ, giải bày những cảm xúc tình cảm của mình Vì thế đểlàm tốt công tác giáo dục học sinh thì người cán bộ quản lí cần phải làm tốt các côngviệc sau:
- Khi phân công giáo viên chủ nhiệm, người quản lí phải chọn trong những giáoviên có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có nhiềukinh nghiệm, yêu nghề, năng động, thương yêu học sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáodục, đặc biệt nên quan tâm đến giáo viên là người ở địa phương để có những điều kiệnthuận lợi hơn trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với giađình học sinh
- Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên để giáoviên nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, kế hoạch cụ thể, phùhợp trong công tác chủ nhiệm Đồng thời phải kết hợp với giáo viên bộ môn, Ban cán
sự lớp và Ban chấp hành Hội Phụ huynh học sinh để theo dõi, giúp đỡ để kịp thời uốnnắn, giáo dục học sinh Nhất là các học sinh có vấn đề về học lực yếu kém, lười biếngtrong học tập, bỏ tiết, vắng học nhiều hoặc học sinh có hoàn cảnh khó khăn, như trongĐiều 29 chương IV Điều lệ trường trung học quy định về nhiệm vụ của giáo viên chủ
nhiệm là: Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh Giáo viên chủ nhiệm là
người thay mặt nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để tổ chức giáodục đạo đức và giáo dục toàn diện cho học sinh
- Ngoài các tổ khối chuyên môn, cần thành lập tổ giáo viên chủ nhiệm, tổ chứchội nghị hội thảo dành cho giáo viên chủ nhiệm để trao đổi và học tập lẫn nhau Chútrọng công tác học tập kinh nghiệm bằng cách cho các giáo viên chủ nhiệm đi dự giờthăm lớp các giờ sinh hoạt lớp của đồng nghiệp có năng lực và kinh nghiệm chủ nhiệmhoặc giao lưu với các giáo viên chủ nhiệm của trường bạn để học hỏi và nâng cao nănglực chủ nhiệm
- Trong công tác quản lí, cần quán triệt chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm phải kếthợp chặt chẽ với Ban chấp hành Đoàn trường, Ban giám thị để tìm hiểu tình hình họcsinh trong lớp để uốn nắn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những học sinh viphạm nội quy, quy định của trường như: đi muộn, trốn học, bỏ tiết, trang phục khôngđúng quy định Đồng thời động viên khen thưởng những học sinh trong lớp có sự tiến
bộ, đạt thành tích tốt trong các hoạt động của Đoàn và nhà trường cũng như trong họctập Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự khách quan, công bằng trong việc đánh giá xếp