Việt Nam với đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các hiểm họa tự nhiên. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,mkhu vực trung tâm bão của Châu Á – Thái Bình Dương. Hàng năm, nước ta đón nhận rất nhiều các cơn bão lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Bên cạnh đó với đặc điểm ¾ diện tích tự nhiên là đồi núi, độ nghiêng của địa hình cao với nhiều con sông lớn và đường bờ biển dài hơn 3.200 km nên nước ta có nguy cơ xảy ra nhiều hiểm họa tự nhiên như: bão, lũ lụt, nước biển dâng, sạt lở đất, xói mòn, hạn hán, rét đậm…Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong tốp 10 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Các hiểm họa tự nhiên đã và đang gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và của cho đất nước ta. Ước tính trong vòng 10 năm qua, mỗi năm nước ta có khoảng 750 bị chết và mất tích do thiên tai, thiệt hại về kinh tế ước tính dao động từ 1 đến 1,5% GDP của cả nước. Trước những tác hại do thiên tai gây ra, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ việc phòng, chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để bảo đảm phát triển bền vững đất nước và bảo vệ đời sống của người dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ này. Ngày 16112007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1722007QĐTTg phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”. Tiếp đó, vào ngày 19062013 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật số 332013QH13“Luật Phòng, chống thiên tai”. Tài liệu tập huấn phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng về phòng, chống thiên tai cho các trường đại học, cao đẳng” với các mục tiêu cụ thể như sau: Xây dựng và biên soạn tài liệu phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng về phòng, chống thiên tai phục vụ cho các đối tượng là sinh viên, giảng viên, cán bộ các trường Đại học và cao đẳng; Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục về việc “Đưa kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai vào nhà trường giai đoạn 2012 2020”; và Làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho giảng dạy và học tập ở các trường Đại học và cao đẳng. Cuốn tài liệu này được biên soạn với cấu trúc gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu và trang bị các nội dung kiến thức lý thuyết liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai như: Khái niệm và phân loại thiên tai; ảnh hưởng của thiên tai; quản lý rủi ro thiên tai; tích hợp các chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai với ứng phó biến đổi khí hậu; và chiến lược quản lý rủi ro thiên tai của Việt Nam. Chương 2 trang bị cho cán bộ, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng những công việc cụ thể cần phải thực hiện trong phòng, chống thiên tai ở các giai đoạn khác nhau cụ thể là: Các hoạt động phòng chống trước thiên tai; các hoạt động phòng chống khi thiên tai xảy ra; và các hoạt động khắc phục sau thiên tai. Nội dung Chương 3 tập trung vào việc giáo dục các kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các nội dung chính gồm: Giới thiệu bài học kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam; và các kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các trường đại học và cao đẳng. Cuốn tài liệu này được biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nội dung, kiến thức trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Do đó, trong quá trình sử dụng cán bộ, giảng viên và sinh viên có thể tham khảo các tài liệu trong lĩnh vực phòng chống thiên tai đã có để bổ trợ, bổ sung và hiểu rõ hơn các nội dung kiến thức được trình bày trong cuốn tài liệu này. Tài liệu tập huấn phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng về phòng chống rủi ro thiên tai được biên soạn bởi tập thể các giảng viên Khoa Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do TS Nguyễn Thanh Lâm làm chủ biên. Trong quá trình biên soạn, cuốn tài liệu chắc chắn không tránh khỏi các sai sót về nội dung và hình thức. Do đó, Vụ Giáo dục Đại học và tập thể tác giả biên soạn rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi từ phía các độc giả để hoàn thiện tài liệu này nhằm phục vụ nhiệm vụ Giáo dục phòng, chống thiên tai của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trang 1TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC, GIÁO DỤC KỸ NĂNG VỀ
-TS NGUYỄN THANH LÂM (Chủ biên)
Ths CAO TRƯỜNG SƠN Ths NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ Ths NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
Ths LÝ THỊ THU HÀ Ths NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC, GIÁO DỤC KỸ NĂNG VỀ
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
(DÀNH CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam với đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các hiểm họa tự nhiên Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khu vực trung tâm bão của Châu Á – Thái Bình Dương Hàng năm, nước ta đón nhận rất nhiều các cơn bão lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của Bên cạnh đó với đặc điểm ¾ diện tích tự nhiên là đồi núi, độ nghiêng của địa hình cao với nhiều con sông lớn và đường bờ biển dài hơn 3.200 km nên nước ta có nguy cơ xảy ra nhiều hiểm họa tự nhiên như: bão, lũ lụt, nước biển dâng, sạt lở đất, xói mòn, hạn hán, rét đậm…Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong tốp 10 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu Các hiểm họa tự nhiên đã và đang gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và của cho đất nước ta Ước tính trong vòng 10 năm qua, mỗi năm nước ta có khoảng 750 bị chết và mất tích do thiên tai, thiệt hại về kinh
tế ước tính dao động từ 1 đến 1,5% GDP của cả nước
Trước những tác hại do thiên tai gây ra, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ việc phòng, chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để bảo đảm phát triển bền vững đất nước và bảo vệ đời sống của người dân Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ này Ngày 16/11/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt
“Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020” Tiếp đó,
vào ngày 19/06/2013 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Bộ luật số 33/2013/QH13-“Luật Phòng, chống thiên tai”
Trong Bộ luật Phòng chống, thiên tai 2013 tại điểm d, điều 21, mục 3, chương 2
đã quy định việc “Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học” Để thực hiện nhiệm vụ này Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ biên soạn “Tài liệu tập huấn phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng về phòng, chống thiên tai cho các trường đại học, cao đẳng” với các mục
tiêu cụ thể như sau:
Xây dựng và biên soạn tài liệu phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng về phòng, chống thiên tai phục vụ cho các đối tượng là sinh viên, giảng viên, cán bộ các trường Đại học và cao đẳng;
Trang 4 Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục về việc “Đưa kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai vào nhà trường giai đoạn 2012 - 2020”; và
Làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho giảng dạy và học tập ở các trường Đại học
và cao đẳng
Cuốn tài liệu này được biên soạn với cấu trúc gồm 3 chương Chương 1 giới thiệu và trang bị các nội dung kiến thức lý thuyết liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai như: Khái niệm và phân loại thiên tai; ảnh hưởng của thiên tai; quản lý rủi ro thiên tai; tích hợp các chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai với ứng phó biến đổi khí hậu; và chiến lược quản lý rủi ro thiên tai của Việt Nam Chương 2 trang bị cho cán bộ, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng những công việc cụ thể cần phải thực hiện trong phòng, chống thiên tai ở các giai đoạn khác nhau cụ thể là: Các hoạt động phòng chống trước thiên tai; các hoạt động phòng chống khi thiên tai xảy ra; và các hoạt động khắc phục sau thiên tai Nội dung Chương 3 tập trung vào việc giáo dục các kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các nội dung chính gồm: Giới thiệu bài học kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam; và các kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các trường đại học và cao đẳng Cuốn tài liệu này được biên soạn dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nội dung, kiến thức trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai Do đó, trong quá trình sử dụng cán bộ, giảng viên và sinh viên có thể tham khảo các tài liệu trong lĩnh vực phòng chống thiên tai đã có để bổ trợ, bổ sung và hiểu rõ hơn các nội dung kiến thức được trình bày trong cuốn tài liệu này
Tài liệu tập huấn phổ biến kiến thức, giáo dục kỹ năng về phòng chống rủi ro thiên tai được biên soạn bởi tập thể các giảng viên Khoa Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do TS Nguyễn Thanh Lâm làm chủ biên Trong quá trình biên soạn, cuốn tài liệu chắc chắn không tránh khỏi các sai sót về nội dung và hình thức Do
đó, Vụ Giáo dục Đại học và tập thể tác giả biên soạn rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi từ phía các độc giả để hoàn thiện tài liệu này nhằm phục vụ nhiệm vụ Giáo dục phòng, chống thiên tai của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
Thay mặt nhóm tác giả biên soan
TS Nguyễn Thanh Lâm
Trang 5MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIÊN TAI 1
1.1 Các khái niệm cơ bản và phân loại thiên tai 1
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1
1.1.2 Phân loại thiên tai 1
1.2 Ảnh hưởng của thiên tai đến đời sống con người và các ngành kinh tế ở Việt Nam 7
1.2.1 Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động sống của con người 7
1.2.2 Tác động của thiên tai tới các ngành kinh tế chính 9
1.2.3 Tác động của thiên tai tới ngành Giáo dục 15
1.3 Quản lý rủi ro thiên tai 16
1.3.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 16
1.3.2 Các phương pháp tiếp cận rủi ro thiên tai 17
1.3.3 Đánh giá rủi ro thiên tai 22
1.3.4 Giảm nhẹ rủi ro thiên tai 29
1.4 Tích hợp các chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai với thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển 34
1.4.1 Kết hợp giữa thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai 34
1.4.2 Mối quan hệ giữa thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai 35
1.4.3 Tầm quan trọng và quy trình tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai 37
1.4.4 Quản lý rủi ro thiên tai về khí hậu 39
1.5 Chiến lược Quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam 41
1.5.1 Luật Phòng chống thiên tai 2013 41
1.5.2 Chiến lược quốc gia về Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 41 Tóm tắt chương 1 44
Câu hỏi ôn tập chương 1 44
Chương 2 CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 45
2.1 Các hoạt động phòng chống trước thiên tai 45
2.1.1 Thành lập Ban Quản lý phòng chống thiên tai ở địa phương 45
2.1.2 Xác định các rủi ro thiên tai cơ bản ở địa phương 50
2.1.3 Xây dựng quy trình và các phương án phòng chống thiên tai tại các cơ sở
Trang 62.1.4 Truyền thông nâng cao nhận thức, thái độ và kỹ năng phòng chống
thiên tai 63
2.1.5 Xây dựng các hương ước, quy định hợp tác hỗ trợ lẫn nhau khi thiên tai
xảy ra 68
2.2 Các hoạt động phòng chống khi thiên tai xảy ra 70
2.2.1 Hệ thống cảnh báo và truyền thông 70
2.2.2 Đánh giá nhanh tình huống khẩn cấp 74
2.2.3 Hướng dẫn thực hiện theo quy trình quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai 76
2.2.4 Công tác tổ chức điều phối các hoạt động ứng phó 82
2.2.5 Xác định nhu cầu và khả năng chống chịu thiên tai 96
2.2.6 Công tác tiếp nhận viện trợ, chi viện từ các lực lượng bên ngoài 100
2.2.7 Thiết kế các trạng trại, nhà tạm khi thiên tai xảy ra 104
2.3 Các hoạt động khắc phục sau thiên tai 108
2.3.1 Xác định các nguồn lực khắc phục sau thiên tai 108
2.3.2 Kiểm soát dịch tễ học và vệ sinh an toàn thực phẩm 112
2.3.3 Quản lý và phục hồi môi trường sau thiên tai 113
2.3.4 Đánh giá hậu quả của thiên tai 120
2.3.5 Đánh giá và điều chỉnh các phương án phòng chống thiên tai 121
Tóm tắt chương 2 127
Câu hỏi ôn tập chương 2 127
Chương 3 GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 128
3.1 Bài học kinh nghiệm phòng chống thiên tai trên thế giới 128
3.1.1 Bài học về thái độ đối với thiên nhiên 128
3.1.2 Bài học về giáo dục phòng chống thiên tai giảm thiểu thiệt hại 129
3.1.3 Bài học về thiết kế công trình phòng chống thiên tai 134
3.1.4 Bài học về: Chủ động phòng chống thiên tai 139
3.1.5 Bài học về: Chủ động ứng phó với thiên tai 141
3.1.6 Kinh nghiệm ứng phó, giảm thiểu rủi ro thiên tai của các Hội chữ thập đỏ
ở các nước Đông Nam Á 143
3.2 Một số mô hình phòng chống thiên tai tại Việt Nam 145
3.2.1 Mô hình trường học an toàn 145
3.2.2 Mô hình nhà tránh bão, lũ 148
3.2.3 Mô hình sống chung với lũ 155
3.3 Kỹ năng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai 158
3.3.1 Học các kỹ năng sống cần thiết 158
Trang 73.3.2 Các kỹ năng và nguyên tắc trong tìm kiếm và cứu hộ trên cạn 162
3.3.3 Các kỹ năng và nguyên tắc trong tìm kiếm và cứu hộ trong lũ lụt 164
3.4 Các kỹ năng phòng chống thiên tai cho các trường đại học, cao đẳng 168
3.4.1 Các kỹ năng phòng chống thiên tai có nguồn gốc khí quyển 168
3.4.2 Các kỹ năng phòng chống thiên tai có nguồn gốc thủy quyển 175
3.4.3 Các kỹ năng phòng chống thiên tai có nguồn gốc thạch quyển 173
Tóm tắt chương 3: 178
Câu hỏi thảo luận chương 3: 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADPC Trung tâm Phòng chống thiên tai châu Á
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BCĐPCLBTW Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương
BCHPCLB Ban chỉ huy phòng chống lụt bão
BĐKH Biến đổi khí hậu
Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CARE Cooperative for American Remittances to Europe
CECI Trung tâm Nghiên cứu và hợp tác quốc tế
CIDSE Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì sự Phát triển và Ðoàn kết
CLBTW Chống lụt bão Trung Ương
DDMFSC Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão
DFID Vụ phát triển quốc tế Anh
ĐGRRTT Đánh giá rủi ro thiên tai
DMWG Nhóm công tác quản lý thiên tai
DWF Tổ chức Hội thảo phát triển Pháp
ECHO Tổng cục Hỗ trợ Nhân đạo và Bảo vệ Dân sự
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
IFRC Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế
IOM Tổ chức Di dân quốc tế
KTTV Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
PCGNDE Nhóm điều phối Chương trình thiên tai và các tình huống khẩn cấp
Trang 9PRA Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia
RRTT Rủi ro thiên tai
ToT Đào tạo tập huấn viên
UBQGTKCN Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn
UN PCG NDE Chương trình thiên tai và tình huống khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp quốc
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liện Hiệp Quốc UNFPA Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
UN-HABITAT Chương trình Định cư Con người Liên Hiệp Quốc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc
UNIFEM Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc
UNISDR Cơ quan chiến lược quôc tế của Liên hợp quốc về giảm nhẹ thiên tai
USAID Cơ quan phát triển Hoa Kỳ
VCA Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
WHO Tổ chức Y tế thê giới
Trang 10Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIÊN TAI 1.1 Các khái niệm cơ bản và phân loại thiên tai
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Thiên tai (Disaster)
Theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, Thiên tai (Disaster) là hiện tượng
thời tiết, khí hậu và tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội; bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác
*Rủi ro thiên tai (Disaster Risk)
Rủi ro thiên tai (RRTT) là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng
thời gian nhất định (Luật Phòng chống thiên tai, 2013)
*Hiểm họa (Hazard)
Hiểm họa là những hiện tượng hay quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo có tiềm năng gây tổn hại, mà có thể gây ra thương vong, thiệt hại tài sản, gián đoạn kinh tế xã hội, suy thoái môi trường Các hiểm họa khác nhau về mức độ nghiêm trọng, quy mô
và tần xuất và thường được phân loại theo nguyên nhân (chẳng hạn như khí tượng thủy văn hoặc địa chất)
* Hiểm họa tự nhiên (Natural Hazard)
Hiểm họa tự nhiên là quá trình tự nhiên hoặc hiện tượng xảy ra trong sinh quyển có thể gây thiệt hại Những hiểm họa tự nhiên có thể được phân loại theo nguồn gốc địa chất, khí tượng thủy văn và sinh học
1.1.2 Phân loại thiên tai
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc thiên tai
Thiên tai rất đa dạng và có nguồn xuất phát khác nhau: Có thể từ vỏ trái đất, từ không trung, từ biển và đại dương Nhiều trường hợp thiên tai là sự tổng hợp các nguồn gốc khác nhau Động đất dưới lòng biển gây nên những đợt sóng thần phá vỡ nhiều công trình ven biển, làm đứt gãy các đê đập gây lũ lụt nghiêm trọng Việc phân loại thiên tai thường mang tính tương đối, chủ yếu là từ nguồn xuất phát chính
Thiên tai từ địa quyển: Ðộng đất, Núi lửa, Lũ bùn, Ðất trượt, v.v
Thiên tai từ thủy quyển: Lũ lụt, Hạn hán, Sóng thần, Vòi rồng, v.v
Thiên tai từ bầu khí quyển: Bão tố, Gió lốc, Sấm sét, Mưa đá, Mưa tuyết, El Nino,
La Nina, v.v
Thiên tai từ vũ trụ: Sao băng, Thiên thạch, v.v
Thiên tai từ sinh quyển: Dịch bệnh, sự bùng phát của các loài động vật, thực vật, vv
Trang 11Trong các nhóm thiên tai nói trên thì các loại thiên tai thuộc nhóm Thiên tai từ
vũ trụ thường ít được để ý đến vì chúng ít khi xảy ra Các loại thiên tai thuộc các nhóm còn lại xuất hiện phổ biến hơn và được mọi người chú ý nhiều hơn
1.1.2.2 Phân loại theo cường độ tác động
Tại điều số 18 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ nhằm tạo cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai
Các tiêu chí đề tiến hành phân cấp độ rủi ro thiên tai gồm:
Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;
Phạm vi ảnh hưởng;
Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường Hiện nay việc phân loại các cấp độ rủi ro thiên tai ở nước ta vẫn đang trong quá trình biên soạn Theo dự thảo của Nghị định “Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống thiên tai” thì rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp độ: Rủi ro thiên tai cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tăng dần theo mức độ khẩn cấp về thiên tai) Các nội dung chi tiết của từng cấp độ rủi ro thiên hiện đang được Chính phủ xem xét xây dựng và hoàn thiện
1.2.2.3 Các loại thiên tai chính ở Việt Nam
* Các loại thiên tai chính
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa và là một khu vực ổ bão lớn nhất của thế giới do đó hàng năm nước ta phải chịu tác động của nhiều cơn bão lớn Mặt khác do địa hình ¾ là đồi núi, độ dốc cao, đồng bằng thấp, hệ thống sông ngòi dày đặc
và có đường bờ biển dài nên các loại thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, nhiễm mặn, ngập úng thường xuyên xảy ra ở nước ta Ngoài các loại thiên tai nói trên, nước ta còn chịu
tác động của nhiều loại thiên tai khác như: Hạn hán, cháy rừng, sa mạc hóa…
Khái niệm và nguyên nhân của một số loại thiên tai thường hay xảy ra ở nước
ta như sau:
Áp thấp nhiệt đới và Bão: Là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có thể ảnh
hưởng tới một vùng có đường kính từ 200 – 500 km Chúng thường gây ra hiện tượng gió lớn và mưa to Tốc độ gió được xác định theo bảng Beaufort Bảng này chia cấp độ gió thành các cấp từ 0 đến 12 vơi đơn vị tính km/giờ Khi tốc độ gió mạnh nhất tại gần vùng trung tâm của gió xoáy đạt tới cấp 6, cấp 7 (39 – 61 km/giờ) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới, khi gió mạnh nhất đạt cấp 8 trở lên (từ 62 km/giờ trở lên) thì được gọi
là bão
Nguyên nhân hình thành Áp thấp nhiệt đới và Bão rất phức tạp và chưa được nghiên cứu hết Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng Áp thấp nhiệt đới và Bão thường dễ được hình thành trên các vùng biển nhiệt đới, đặc biệt là trong khoảng vĩ tuyến từ 5 đến 20, nơi nhiệt độ nước biển lớn hơn 26 oC
Trang 12Hình 1.1: Hình ảnh mô tả một cơn bão
Nguồn: Internet Lốc xoáy: Là sự chuyển động của không khí tạo thành luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão, nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vi hoạt động trong không gian hẹp từ vài chục mét đến vài chục
km (đa số các lốc xoáy có đường kính vào khoảng 50m), có khả năng cuốn theo và phá
hủy mọi thứ trong quá trình di chuyển
Lốc xoáy thường được phát triển từ một cơn dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên
ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy Cũng có khi lốc xoáy được sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi là những đường tố) hay từ một cơn bão Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không
khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh và tạo ra lốc xoáy
Lũ lụt: Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá
mức bình thường Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng
Nguyên nhân gây ra lũ lụt có thể là do: Các trận mưa lớn kéo dài; các công trình xây dựng như đường xá, đê, đập…không hợp lý dẫn tới cản trở dòng chảy tự nhiên; Sông ngòi bồi lắng làm giảm khả năng thoát nước; đê, đập, hồ chứa nước bị vỡ; mưa lớn kết hợp với triều cường; chặt phá rừng đầu nguồn…
Lũ quét, lũ ống: Lũ quét là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối
miền núi, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết
có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn m3/s (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng
và độ dốc của con sông bên dưới đập)
Lũ ống, thường xảy ra trên các lưu vực nhỏ, miền núi, nơi có địa hình khép kín bởi các dãy núi bao quanh và chỉ thông với bên ngoài bằng các hang, khe hoặc suối nhỏ, hẹp có bờ dựng đứng (dạng ống) Khi có mưa lớn, nước tập trung nhanh về thung lũng, làm nước dâng cao gây ngập lụt vùng thung lũng và lũ lớn tại các cửa hang, khe, suối nhỏ hẹp và chuyển động nhanh chóng về phía hạ lưu
Trang 13Rét đậm, rét hại: Rét đậm là hiện tượng nhiệt độ trung bình ngày của một khu
vực dao động phổ biến trong khoảng từ 13oC – 15oC Khi nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 13oC thì được coi là rét hại Một điểm cần chú ý là khi nhiệt độ trung bình ngày dưới mức 15oC và 13oC phải kèm theo các kiểu thời tiết như trời nhiều mây, đầy mây hoặc có mưa nhỏ mới được coi là rét đậm, rét hại Nếu kiểu thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài từ 3 ngày trở lên thì được coi là đợt rét đậm, rét hại
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rét đậm, rét hại là do sự xâm nhập của không khí lạnh, có thể kèm theo front lạnh dẫn đến sự hạ thấp nhiệt độ và gây nên các hiện tượng rét đậm, rét hại Hiện tượng rét đậm, rét hại có thể kéo dài nhiều ngày, thành đợt, và có thể xuất hiện trên diện rộng
Hạn hán: Là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng diễn ra trong một khoảng thời
gian dài, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm Hạn hán có thể xảy ngay cả khi không thiếu mưa
Nguyên nhân chính của hạn hán là do: Thiếu mưa trong một thời gian dài; do sự thay đổi đặc điểm khí hậu của trái đất; do khai thác và sử dụng không hợp lý các nguồn nước
Nắng nóng: Là một dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong mùa hè Khi nền
nhiệt độ trung bình ngày của khí quyển cao và được đặc trưng ở nhiệt độ cao nhất trong ngày (Tx ≥ 350C) thì được gọi là nắng nóng
Nắng nóng được hình thành khi áp suất cao ở trên cao (từ 3.000 – 7.600 m), áp suất này củng cố và duy trì ở một khu vực trong vài ngày đến vài tuần Mô hình thời tiết mùa hè thường thay đổi chậm hơn so với mùa đông Dẫn đến, mức áp suất này cũng di chuyển chậm Dưới áp suất cao, không khí chìm xuống bề mặt và hoạt động như một mái vòm khí quyển, bẫy và giữ lại hơi nóng gần mặt đất
Cháy rừng: Khái niệm về cháy rừng thường được sử dụng theo FAO: “Cháy
rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây lên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”
Nguyên nhân gây ra cháy rừng có thể có nguồn gốc tự nhiên (do điều kiện khí hậu: khô hạn, sét, gió lớn…) hoặc có nguồn gốc nhân tạo
Mưa đá: Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng
và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có hình dạng cầu không cân đối Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào
Giống như những dạng mưa khác hình thành trong các đám mây vũ tích, hạt mưa đá ban đầu chỉ là những hạt nước nhỏ Khi các hạt nước này được các dòng khí thăng mạnh đưa lên cao nơi có nhiệt độ dưới điểm đóng băng, chúng trở thành những hạt nước siêu lạnh và đóng băng khi chạm tới nhân ngưng tụ
Sạt lở đất (trượt đất): Là hiện tượng đất, đá, bùn chuyển động rất nhanh từ trên
sườn dốc, mái dốc xuống Hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng đồi núi, có khi đất
bị trượt xa đến hàng kilomet
Trang 14Nguyên nhân chính dẫn tới sạt lở đất là: Chấn động tự nhiên của trái đất làm mất liên kết giữa đất và đá trên sườn, đồi, núi
Động đất: Là kết quả của quá trình giải tỏa năng lượng đột ngột ở vỏ trái đất
dưới dạng các sóng địa chấn
Động đất xảy ra có thể là do các nguyên nhân tự nhiên như: Các quá trình vận động kiến tạo của vỏ trái đất; hoạt động của núi lửa; và do quá trình sập lở tự nhiên Hoặc có thể do các nguyên nhân nhân tạo như: Thử vũ khí hạt nhân; khai thác hầm mỏ; bơm hút nước, khí gas quá mức v.v
Nước biển dâng: Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu
Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước biển dâng có thể là do: Nước biển dâng cao khi có bão lớn; nước biển dâng cao trong triều cường; và nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu làm tan băng ở hai đầu cực của trái đất
Sóng thần: Là một chuỗi các con sóng lớn, có thể cao đến hàng chục mét, đổ
vào những vùng hải đảo, ven biển Sóng thần chuyển động rất nhanh ở vùng nước sâu ngoài đại dương, nhưng lực phá hoại của sóng thần xuất hiện do sự dâng cao của chiều cao sóng thần khi nó chuyển động tới sát bờ
Nguyên nhân gây ra sóng thần thường là do sự nâng hạ đột ngột của một phần
vỏ trái đất nằm dưới đại dương Điều này gây nên sự dịch chuyển đột ngột của cả cột nước bên trên, và sự nâng hoặc hạ của mực nước biển ở trên bề mặt Sự nâng, hạ mực nước biển này là bước đầu tiên hình thành nên sóng thần Sóng thần cũng có thể được hình thành do sự dịch chuyển với thể tích lớn của nước biển bắt nguồn từ hiện tượng sạt lở đất, phun trào của núi lửa ngầm dưới đáy biển
Dịch bệnh: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá
số lượng người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định
Dịch bệnh thường có nguồn gốc lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người (bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã) Tác nhân gây bệnh là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, Rickettsia và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm
Bùng phát sinh vật gây hại: Là sự gia tăng đột ngột về mặt số lượng của loài
sinh vật gây hại dẫn đến những thiệt hại to lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến môi trường và con người Trường hợp tồi tệ nhất, sự bùng phát của các loài có hại này còn đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên và
đa dạng sinh học
Việc bùng phát sinh vật gây hại có thể là do biến đổi khí hậu, do mất cân bằng sinh thái bởi các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người (bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…), do sự du nhập và xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai v.v
Trang 15* Phân vùng thiên tai ở Việt Nam
Ở nước ta sự phân bố các loại thiên tai ở các vùng miền là không đồng đều và
có sự khác biệt lớn Do đó, việc phân vùng thiên tai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác phòng, chống rủi ro thiên tai (RRTT) Việc phân bố vùng thiên tai được dựa trên cơ sở đánh giá khả năng xảy ra các hiểm họa do tự nhiên gây ra đối với từng vùng miền cụ thể Các vùng hiểm họa thiên tai của nước ta được chia làm 5 vùng (Bảng 1.1 và hình 1.2)
Bảng 1.1: Phân vùng thiên tai tại Việt Nam STT Vùng thiên tai Các hiểm họa tự nhiên
1 Vùng núi phía Bắc Lũ quét, sạt lở đất, động đất, hạn hán
2 Vùng đồng bằng sông Hồng Lũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất,
nhiễm mặn
3 Vùng các tỉnh miền Trung Bão, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, nhiễm
mặn
4 Vùng Cao nguyên Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán
5 Vùng đồng bằng sông Cửu Long Lũ lụt thượng nguồn, bão, nhiễm mặn, sạt
lở đất
Nguồn: Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, 2011
Trang 16Phân bố các vùng thiên tai được chỉ ra trong Hình 1.2
Hình 1.2: Lược đồ phân bố thiên tai theo các vùng tự nhiên của Việt Nam
Nguồn: Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, 2011
1.2 Ảnh hưởng của thiên tai đến đời sống con người và các ngành kinh tế ở Việt Nam
1.2.1 Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động sống của con người
* Thiệt hại về sức khỏe và tính mạng con người
Các loại thiên tai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân ở nơi có thiên tai xảy ra Ở nước ta chỉ tính riêng ba loại thiên tai chính là bão, lũ
và sạt lở đất hàng năm đã ảnh gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người thông qua các tác động trực tiếp như: gây chết, làm bị thương, mắc phải các loại dịch bệnh Theo số liệu thống kê cho thấy từ 1989 đến 2013 ở nước ta đã có gần 11 nghìn
Trang 17người chết; hơn 100 nghìn người bị thương và hơn 8 triệu người bị tác động xấu bởi các loại thiên tai (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Thiệt hại về người do thiên tai gây ra ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2009
Nguồn:Uỷ Ban phòng chống bão lụt Trung ương, 2014.
* Gây thiệt hại về kinh tế
Không chỉ gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho người dân, các loại thiên tai diễn ra còn gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế cho người dân do: nhà cửa bị phá hủy, mất mát đồ đạc, của cải vật chất; thiệt hại về mùa màng; tốn kém chi phí khám chữa bệnh; chi phí tái thiết cuộc sống…Hình 1.3 a chỉ ra mức độ thiệt hại của người dân ở nước ta do thiên tai gây ra trong giai đoạn 1979 - 2009 Mặc dù mức độ thiệt hại về kinh tế trong giai đoạn này là khá cao nhưng còn thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn hiện nay 2010 – 2013 (Hình 1.3 b)
Việc thiệt hại về kinh tế khiến cho cuộc sống của những người dân tại các khu vực thiên tai thường xuyên xảy ra trở lên khó khăn và thiếu ổn định Nhiều khu vực ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền Trung là những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất về kinh
tế do thiên tai gây ra Điều này khiến cho kinh tế xã hội và đời sống của đồng bào miền trung hết sức khó khăn
(a) Giai đoạn 1979 – 2009
Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, 2009
Trang 18(b) Giai đoạn 2010 – 2013
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung Ương
Hình 1.3: Thống kê thiệt hại kinh tế hàng năm do thiên tai ở nước ta
* Làm gia tăng các loại dịch bệnh gây hại cho con người
Gia tăng thiên tai và các điều kiện thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại…) làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), các thiên tai góp phần gia tăng 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và sự phát sinh,phát triển đáng kể của các dịch cúm quan trọng là AH5N1 và AH1N1,sốt rét xuất hiện trở lại ở nhiều nơi trong mùa đông giá lạnh, nhất là ở vùng núi, sốt xuất huyết cũng hoành hành ở nhiều địa phương
1.2.2 Tác động của thiên tai tới các ngành kinh tế chính
Các loại thiên tai xảy ra hàng năm ở nước ta đã tác động mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế của nước ta Cụ thể là:
Nhìn chung, các loại thiên tai khi xảy ra tác động tới nông nghiệp ở những khía cạnh chính như sau:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp thông qua:
- Mất diện tích do nước biển dâng, do hạn hán, hoang mạc hóa và lũ lụt;
- Bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa Hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa;
Trang 19- Lũ lụt làm giảm khả năng tiêu thoát nước ra biển,mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam;
- Diện tích ngập úng mở rộng,thời gian ngập úng kéo dài;
- Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết
kế hồ, đập, tác động đến độ an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước
Thiên tai xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng, thậm chí
bị mất trắng Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại …đều tác động nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi Mặt khác bão, lũ, dịch bệnh có thể làm cho mùa màng của người nông dân bị mất trắng
Làm mất cân bằng các hệ sinh thái,đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp, suy giảm đa dạng sinh học nông nghiệp;
Thiên tai làm gia tăng các rủi ro và các thay đổi gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp…
Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nông nghiệp ở nước ta
Nguồn: Văn phòng thường trực CLBTW, 2012
Nhìn chung hàng năm các loại thiên tai ở nước ta đã gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Các thiệt hại do thiên tai gây ra đối
Trang 20với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp liên quan đến tổn thất về người, diện tích hoa màu, vật nuôi được trình bày trong Bảng 1.3
Nếu quy đổi các thiệt hại trên ra tiền thì trung bình hàng năm thiên tai có thể gây ra thiệt hại gần 800 tỷ đồng/năm tương đương với khoảng gần 5,5 triệu USD Mức
độ thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp chiếm bình quân hơn 11% so với tổng thiệt hại
về kinh tế mà thiên tai gây ra cho tất cả các lĩnh vực ở nước ta (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011)
* Tác động đến Công nghiệp
Thiên tai xảy ra cũng ảnh hưởng và tác động nhiều đến hoạt động của ngành công nghiệp ở những khía cạnh cụ thể như:
Ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp
Khi thiên tai xảy ra sẽ tác động mạnh đến cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp Cơ cấu công nghiệp buộc phải cải cách theo hướng thay đổi hoặc bổ sung công nghệ nhằm hoàn thiện hiệu suất năng lượng và giảm tác động tiêu cực của thiên tai Phát triển năng lượng tái tạo, tổ chức sản xuất năng lượng từ rác thải, sản xuất năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo thu hồi nhiệt dư trong nhà máy sản xuất xi măng và nhà máy thủy điện
Các thiên tai ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
Phần lớn các khu công nghiệp đều phân bố trên vùng đồng bằng thấp trũng dễ
bị tổn thương trước nguy cơ của bão, lũ, đặc biệt là nước biển dâng
Các vùng nguyên liệu công nghiệp (đặc biệt là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm) do tác động của thiên tai cũng sẽ có nhiều thay đổi về quy mô sản xuất cũng như về khối lượng sản phẩm Vì vậy, có thể và cần thiết phải có sự chuyển dịch
cơ cấu theo lãnh thổ trong quy hoạch lâu dài của ngành công nghiệp
Các thiên tai ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp trọng điểm
Một số ngành công nghiệp trọng điểm như khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn trong điều kiện thời tiết và khí hậu biến đổi thất thường Khai thác than antraxit ở Quảng Ninh cũng như triển vọng khai thác than nâu ở đồng bằng sông Hồng sẽ càng khó khăn hơn Khai thác dầu khí ở các bể trầm tích chứa dầu ở ngoài thềm lục địa, công nghiệp lọc-hóa dầu phải tăng thêm chi phí vận hành, bảo dưỡng duy tu máy móc, phương tiện Công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm cũng gặp nhiều trở ngại đối với quá trình chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, chế biến hải sản,thủy sản do các ngành này đều bị chịu ảnh hưởng từ các sự thay đổi thất thường của khí hậu
và thiên tai, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung và một số tỉnh ở miền núi phía Bắc Ngoài
ra, tác động của các loại thiên tai tới cơ sở hạ tầng công nghiệp và xây dựng còn thể hiện ở hai góc độ, quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình
Trang 21Bảng 1.4: Các thiệt hại do sự kiện thiên tai lớn trong giai đoạn 1997-2012
Năm Sự kiện
Số người chết
Số người
bị thương
Số người mất tích
Thiệt hại kinh tế ( tỷ VND)
Vùng bị ảnh hưởng
1997 Bão LINDA 778 1.232 2.123 7.179.615
21 tỉnh miền Trung và miền Nam
Trung
12 tỉnh miền Bắc và miền Trung
15 tỉnh miền Nam và miền Trung
17 tỉnh miền Bắc và miền Trung
9 tỉnh miền Bắc và miền Trung
15 tỉnh miền Trung và Cao nguyên
phía Bắc Nguồn: Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, 2013
Trang 22 Ảnh hưởng đến quy hoạch và thiết kế công trình
Quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng bao gồm không chỉ đô thị, nông
thôn, các khu dân cư, các cụm công nghiệp mà còn cả các công trình giao thông vận tải, thủy lợi, y tế, giáo dục, du lịch và dịch vụ Những quy hoạch xây dựng bao giờ cũng được tính toán một cách phù hợp với phân bố không gian và điều kiện khí hậu của từng vùng, từng địa phương, từng lọai công trình Vì vậy, biến đổi khí hậu (BĐKH) làm gia tăng các thiên tai sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các qui hoạch này, nhất
là khi mực nước biển dâng và tần suất bão,mưa lớn gia tăng
Thiết kế công trình: Thiết kế công trình bao giờ cũng được tính toán phù hợp
với tải trọng khí tượng, trong đó tải trọng gió và tải trọng nhiệt là quan trọng nhất đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam Nước biển dâng, nhiệt độ tăng, sự bất thường về khí hậu và gia tăng thiên tai sẽ gây ra ngập lụt và tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế trước đó khi chưa hoặc không được xem xét tới yếu tố bất thường của thiên tai
Nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do nước lũ từ sông,nước mưa chảy tràn và tăng mực nước biển, đòi hỏi đánh giá và đầu tư lớn trong xây dựng, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải
và hóa chất độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp
Tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng
Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục.Theo đánh giá của Tổng Công ty thép Việt Nam, tác động của các thiên tai đã và đang ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Riêng tác động thiệt hại về kinh tế là rất lớn, ví dụ chi phí chống sạt lở bờ mỏ và bóc đất mở vỉa của mỏ than Phấn Mễ mỗi năm khoảng 30 tỷ đồng
Ảnh hưởng đến ngành khai thác khoáng sản
Đối với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản cũng đang bị các thiên tai đe dọa Phân tích của các chuyên gia cho thấy, vùng ven biển do bão lốc làm nước biển dâng gây tổn thất về trữ lượng có khả năng khai thác, làm ngập các mỏ ven biển, làm suy giảm chất lượng tài nguyên khoáng sản Nhiều hải cảng, bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho thiết kế theo mực nước cuối thế kỷ 20 sẽ phải cải tạo lại,thậm chí phải di dời, các công trình xây dựng mới tốn kém hơn về chi phí xây lắp cũng như chi phí vận hành.Đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với sự xuất hiện bất thường của các thiên tai
* Tác động đến Giao thông – Vận tải
Các loại thiên tai có ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình giao thông vận tải
Do những nguyên nhân sau:
Bão gió luôn đi kèm với mưa to, nước biển dâng sẽ gây ngập lụt các tuyến đường bộ, đường sắt, phá hủy cầu cống, hệ thống ống dẫn nhiên liệu ở vùng duyên hải Theo đánh giá, nước ta có 6 cảng hàng không, chiếm khoảng 20% số cảng hàng không
sẽ bị ảnh hưởng với thiệt hại ước tính 0,52 tỷ USD
Trang 23Đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các thiên tai có tác động rât lớn và gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động của lĩnh vực này Công trình bị ngập nước trong mưa bão, lũ lụt sẽ làm ngưng trệ đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, xếp dỡ
Hàng năm, mưa lớn gây ra lũ lụt, lở đất đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tuyến giao thông, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện, phá hủy hạ tầng giao thông và làm tăng khối lượng cũng như chi phí cho công tác bảo trì
Bờ sông, kênh là một yếu tố hạ tầng cực kỳ quan trọng quyết định sự sống còn của giao thông đường thủy nói chung Mưa bão có thể làm các hệ thống kho bãi đường thủy nội địa, các điểm cơ khí tàu thuyền ven sông triền đá, ụ tàu, xưởng sửa chữa tàu
bị ngập nước Hệ thống phao tiêu - báo hiệu đường thủy nội địa bị ảnh hưởng Tuyến luồng đường thủy nội địa bị tác động:
Đường nước chạy tàu biến dạng;
Bờ của mỗi tuyến sông-kênh bị ngập;
Hành lang bảo vệ tuyến sông bị tác động do mưa kéo dài;
Sự phân nhánh tuyến sông bị đe dọa
Ngoài ra, hoạt động khai thác, vận tải thủy nội địa bị tác động và phải thay đổi trên nhiều mặt:
Đầu mối hàng hóa bị thay đổi về vị trí, địa điểm, tính chất, quy mô;
Mạng lưới luồng hàng, luồng phương tiện phải điều chỉnh;
Thay đổi tổ chức vận tải đa phương thức;
Hệ thống tổ chức và quản lý vận tải phải điều chỉnh, bổ sung như mạng lưới, quy trình, hoạt động
Các hệ thống công trình đường thủy nội địa như đường nước, bến cảng, kho bãi, kè và công trình bảo vệ bờ, đê kè chắn dòng, cầu vượt sông, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa đều bị tác động của các thiên tai như mưa, bão, sói lở bờ
* Tác động đến du lịch
Các loại thiên tai khi xảy ra sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch ở những khía cạnh sau:
Gây ra nhiều trở ngại cho du lịch, cụ thể là:
- Một số công trình trên các bãi biển đều phải dần dần nâng cấp để thích ứng với mực nước biển dâng và các trận lũ kéo dài do mưa lớn;
- Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn trong các đợt áp thấp nhiệt đới và bão gió;
- Nhiều chuyến du lịch biển có thể gặp nhiều rủi ro hơn với sóng to gió lớn
Các thiên tai tác động đến một số hoạt động du lịch sinh thái như:
- Đơn vị tổ chức du lịch và người du lịch có thể gặp nhiều trở ngại hơn khi bị lũ lụt, mưa bão; rét đậm, rét hại;
- Chi phí cho các cuộc du lịch sinh thái chắc chắn tăng lên
Các loại thiên tai tác động nhiều đến hoạt động du lịch núi cao, cụ thể là làm thu hẹp vùng có khí hậu lý tưởng,có sinh cảnh hấp dẫn,thích hợp cho du lịch
Nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển Một số bãi có thể
Trang 24tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân golf ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng
Sự kéo dài các đợt rét đậm, rét hại làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao như: Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt
Tác động tiêu cực của bão gió, lũ lụt đến hoạt động vận tải du lịch, đến công trình du lịch, trong đó có khách sạn, các cơ sở hạ tầng ở các khu nghỉ mát hay các tuyến du lịch cũng sẽ có những tác động không thuận lợi cho hoạt động du lịch
Sự gia tăng các tác động tiêu cực của các loại thiên tai đến sức khỏe cộng đồng (như tăng các dịch bệnh, tăng ô nhiễm không khí và nước, tăng các thiên tai )
có liên quan đến đời sống và sinh hoạt cũng sẽ dẫn đến giảm các hoạt động du lịch
1.2.3 Tác động của thiên tai tới ngành Giáo dục
Thiên tai xảy ra tác động lớn tới ngành giáo dục, sự tác động này được thể hiện
ở một số khía cạnh như sau:
Làm gián đoạn quá trình dạy và học: Thiên tai xảy ra làm mất đi điều kiện an toàn cho việc dạy và học Ở nước ta hàng năm mỗi khi có các thiên tai như: bão, lũ, rét đậm, rét hại diễn ra đều khiến cho hoạt động của các trường học bị gián đoạn đặc biệt là các cấp học như trường mẫu giáo, trường tiểu học Ở các vùng bão, lũ việc nghỉ học diễn ra khá phổ biến ở tất cả các bậc học, nhiều khi quá trình nghỉ học có thể kéo dài hàng tháng Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục
Hình 1.4: Bão, lũ ảnh hướng lớn đến việc học tập của học sinh
Nguồn: Internet
Gây thiệt hại về cơ sở, hạ tầng: Thiên tai xảy ra tác động xấu đến giáo dục thông qua việc tàn phá các cơ sở hạ tầng như: trường, lớp, bàn, ghế, sách vở và các thiết bị dạy và học khác Thống kê, số phòng học bị tác động của ngành giáo dục trong giai đoạn 2005 – 2010 được trình bày trong Hình 1.5 Thiệt hại
Trang 25nhiều đối với ngành giáo dục trong năm 2006 và 2009 tương ứng với tần suất thiên tai gia tăng
Bên cạnh đó, thiên tai hàng năm cũng gây ra những thiệt hại về người cho lĩnh vực giáo dục Chúng không chỉ gây ra các loại bệnh dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe mà thậm trí còn cướp đi tính mạng của nhiều thầy cô, học sinh và sinh viên
Hình 1.5: Thống kê số phòng học bị ảnh hưởng do thiên tai ở nước ta
Nguồn:Văn phòng thường trực CLBTW, 2012
1.3 Quản lý rủi ro thiên tai
1.3.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
* Khái niệm Quản lý rủi ro thiên tai
Quản lý rủi ro thiên tai (RRTT) được hiểu một cách chung nhất là quản lý chung nhất các hoạt động liên quan đến giảm nhẹ thiên tai Quản lý RRTT bao gồm một loạt các hoạt động can thiệp có thể được tiến hành trước, trong và sau một hiện tượng thiên tai xảy ra như bão, lũ, lụt,…nhằm giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại về người và tài sản, đồng thời thúc đẩy nhanh chóng quá trình khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai
Theo quan điểm này ta có thể hiểu quản lý RRTT là lĩnh vực quản lý đa ngành, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội Giữa quản lý thiên tai và phát triển có sự liên kết, tương hỗ chặt chẽ
* Khái niệm Quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng
Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (hay quản lý RRTT dựa vào cộng đồng) là một quá trình trong đó các cộng đồng đang đối mặt với RRTT, đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH, tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm nhẹ tình trạng dễ bị
tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi của cộng đồng (Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, 2011)
Trang 261.3.2 Các phương pháp tiếp cận rủi ro thiên tai
1.3.2.1 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
* Các nguyên tắc của Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Để việc Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng đạt được hiệu quả cao nhất cần phải tuân thủ tuyệt đối một số nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc 1: Lấy cộng đồng là trung tâm
Các cộng đồng phải là trọng tâm chính của quá trình quản lý RRTT Trong đó các đối tượng dễ bị tổn thương nhất của cộng đồng cần phải được ưu tiên, khuyến khích tham gia vào quá trình phân tích tình hình, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro
Nguyên tắc 2: Tập trung giải quyết các yếu tố làm gia tăng RRTT
Cần tập trung xác định rõ các nguyên nhân và các yếu tố dẫn tới tính dễ tổn thương của cộng đồng, kể cả các nguyên nhân sâu xa Giải quyết các nguyên nhân, yếu
tố gia tăng RRTT bằng cách nâng cao khả năng thích ứng với thiên tai cho cộng đồng
Nguyên tắc 3: Đa dạng hóa các bên tham gia
Quá trình Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng cần phải thu hút được nhiều bên, nhiều đối tượng tham gia nhằm mở rộng cơ sở nguồn lực cho cộng đồng
Nguyên tắc 4: Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng là một quá trình phát triển
Các kiến thức về quản lý RRTT dựa vào cộng đồng phải không ngừng phát triển, đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế Việc cập nhập, bổ sung các bài học thực tiễn về quản lý RRTT cần được thực hiện thường xuyên trên cơ sở chia sẽ các kỹ năng, hiểu biết, kinh nghiệm của cộng đồng và các bên tham gia đề làm giàu thêm các kiến thức lý thuyết
Nguyên tắc 5: Nâng cao vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của chính quyền địa phương Trong Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, các tổ chức xã hội là rất quan trọng nhưng vai trò chủ đạo nhất thuộc về chính quyền địa phương Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo cấp cơ sở, đảm bảo họ có thể chủ động đưa ra các giải pháp, sáng kiến để giảm thiểu tác động của thiên tai và duy trì sự phát triển cộng đồng của họ
Nguyên tắc 6: Trách nhiệm về sự thay đổi thuộc về cộng đồng địa phương Trong nguyên tắc này mọi giải pháp thực hiện, mọi thay đổi nhằm thích ứng và giảm nhẹ RRTT đưa ra cần phải có sự chấp thuận của cộng đồng và cộng đồng phải là người có trách nhiệm thực hiện các giải pháp và sự thay đổi nói trên
* Quy trình Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng
Quá trình thực hiện Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng có thể được thực hiện thông qua sáu bước cơ bản như trong Hình 1.6
Trang 27Hình 1.6: Các bước thực hiện Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng
Bước 1 - Định hướng và bước đầu làm quen:
Trong bước này cần phải giới thiệu rõ về “Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng” cho tất cả các bên tham gia Sau đó thiết lập một cơ cấu tổ chức với đa dạng các thành phần để cùng thực hiện Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng của Chính phủ
Bước 2 - Lập kế hoạch Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng
Căn cứ vào tình hình thực tế và đặc điểm của các địa phương để lập kế hoạch chi tiết cho Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng và chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết
để có thể thực hiện Quản lý RRTT dựa vào cộng đồng một cách thuận lợi nhất
Bước 3 - Đánh giá RRTT dựa vào cộng đồng
Việc đánh giá RRTT dựa vào cộng đồng cần được thực hiện theo 3 nội dung cụ thể là: đánh giá hiểm họa; đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và đánh giá khả năng Các nội dung này đã được trình bày chi tiết ở chương 2
Bước 4 - Lập kế hoạch quản lý RRTT cho cộng đồng
Kế hoạch quản lý RRTT được hiểu là tập hợp tất cả các nỗ lực của cộng đồng để
Cộng đồng dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng thấp
QUẢN LÝ RRTT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Trang 28thiên tai bằng cách giảm tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực của người dân và chính quyền địa phương
Kế hoạch quản lý RRTT được xây dựng dựa trên cơ sở các kết quả đánh giá RRTT của cộng đồng Bản kế hoạch này thông thường tập trung vào hai khía cạnh chính
Các biện pháp ứng phó khẩn cấp: Cảnh báo sớm, sơ tán (đường đi và vị trí sơ tán), tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ…Các thông tin này cần phải được chỉ rõ trong bản kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng;
Các biện pháp giảm nhẹ thiên tai dài hạn: Cần phải chỉ rõ các giải pháp và các hoạt động cần thực hiện để nâng cao năng lực và giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng
Bản kế hoạch quản lý RRTT cần phải được cập nhập và điều chỉnh hàng năm để phù hợp với tình hình thực tế Cộng đồng cũng cần phải thực hiện các buổi diễn tập với các biện pháp và hoạt động đã đề ra trong bản kế hoạch như: Cảnh báo sớm, diễn tập sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ…
Bước 5 - Thực hiện kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng
Chính quyền địa phương cần phải chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch Quản lý RRTT dựa vao cộng đồng và đôn đốc, khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng nhằm hỗ trợ các hoạt động đã đề ra trong bản kế hoạch
Tất cả các biện pháp, hoạt động đã đề ra trong bản kế hoạch cần phải được mọi người dân trong cộng đồng hiểu và nắm rõ để họ có thể nhận thực được rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quản lý thiên tai
Cần phải phân công rõ trách nhiệm thực hiện các hành động, biện pháp đã nêu
ra trong bản kế hoạch cho từng các nhân, bên liên quan Nên tiến hành tổ chức các cuộc diễn tập một cách thường xuyên
Việc thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai cần phải linh động và điều chỉnh, bổ sung qua các năm đề phù hợp với các biến động của thực tế
Bước 6 - Giám sát và đánh giá có sự tham gia:
Giám sát và Đánh giá có sự tham gia là một quá trình trao đổi thông tin, trong
đó thông tin cần được truyền tải tới tất cả các bên liên quan như: Người dân trong cộng đồng, các cán bộ thực hiện, chính quyền địa phương, cơ quan hỗ trợ, các nhà tài trợ… Tiến độ và hiệu quả của các giải pháp và các hoạt động thực hiện cần liên tục được kiểm tra nhằm bảo đảm các hoạt động này sẽ góp phần đạt được các mục tiêu đã
đề ra trong bản kế hoạch quản lý rủi ro của cộng đồng
Các phương pháp, chỉ tiêu và thời gian đánh giá cần phải được thông nhất Công việc này phải được thực hiện bởi một tổ giám sát và đánh giá trong đó có sự góp mặt của đại diện cộng đồng dân cư
1.3.2.2 Phương châm 4 tại chỗ trong quản lý thiên tai
Công cuộc phòng chống, ứng phó với thiên tai là một quá trình lâu đời ở nước
ta Chính trong thực tiến đấu tranh với các thiên tai mà nhiều kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Một trong những kinh nghiệm
Trang 29quý báu về QLRRTT được rút ra đó là phương châm “4 tại chỗ” bao gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, và hậu cần tại chỗ
Chính phủ nước ta cũng đã bản hướng dẫn QLRRTT dưới hình thức thực hiện phương châm 4 tại chỗ từ nhiều năm trước Mục tiêu chính của phương châm 4 tại chỗ
là nhằm nâng cao năng lực của cộng động và chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề xảy ra ở địa phương mình
Khung 1.1: Quản lý RRTT theo phương châm 4 tại chỗ
Hướng dẫn của Chính phủ về Quản lý RRTT dưới hình thức thực hiện phương châm 4 tại chỗ nhằm đảm bảo:
Mỗi hộ gia đình hay địa phương chuẩn bị tất cả phương tiện, vật tư cần thiết để sẵn sàng ngăn ngừa hoặc ứng phó với thiên tai có thể xảy ra ở địa phương;
Các phương tiện, vật tư chuẩn bị phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình, địa phương; và
Các phương tiện, vật tư chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ cho hộ gia đình khác, địa phương khác trước khi yêu cầu các lực lượng bên ngoài hỗ trợ
1.3.2.3 Mô hình thu hẹp, mở rộng
Trong quản lý RRTT có một thực tế là các hoạt động quản lý sẽ không diễn ra theo một trình tự mà chúng ta đã sắp xếp từ trước Các hoạt động này có thể diễn ra theo trình tự, cũng có thể diễn ra cùng một lúc Tuy nhiên, tại một thời điểm, giai đoạn
cụ thể có nhiều hoạt động cần phải được ưu tiên và nhận được nhiều sự quan tâm hơn các hoạt động khác Ví dụ vào thời điểm mà thiên tai vừa xảy ra thì các hoạt động cứu trợ và ứng phó cần phải được ưu tiên thực hiện so với các hoạt động khác
Quan điểm tập trung vào những hoạt động quan trọng trong từng thời điểm cụ thể để đạt được kết quả quản lý cao là một trong những tư tưởng chủ đạo của mô hình
“Thu hẹp và Mở rộng” thiên tai
Hình 1.7: Mô hình Thu hẹp – Mở rộng thiên tai
Nguồn: Kotze và Holloway, 1996
Trang 30Theo Hình 1.7 có thể thấy các hoạt động quản lý RRTT được mở rộng trong các thời điểm trước thiên tai và sau thiên tai Trong khi đó tại thời điểm thiên tại xảy ra các hoạt động này được thu hẹp lại để tập trung cho các hoạt động cứu trợ và ứng phó Điều này giúp phân bổ nguồn lực hợp lý và giúp quản lý RRTT đạt hiệu quả hơn
1.3.2.4 Mô hình áp lực và giải tỏa thiên tai
Một mô hình khá phổ biến và hữu hiệu trong quản lý RRTT là mô hình “Áp lực (hội tụ) và Giải tỏa” thiên tai Trong mô hình này đề cập tới hai nội dung chính là Áp lực (hội tụ) thiên tai và “Giải tỏa” thiên tai Áp lực (hội tụ) thiên tai được trình bày trong Hình 1.8
Hình 1.8: Mô hình Áp lực (hội tụ) thiên tai
Theo Hình 1.8 thiên tai chỉ xảy ra khi hội tủ đầy đủ hai điều kiện là Hiểm họa
và Tình trạng dễ bị tổn thương Nếu thiếu đi một trong hai điều kiện này sẽ không có thiên tai Một hiểm họa không phải là thiên tai mà nó chỉ đơn thuần là một hiện tượng
tự nhiên có thể xảy ra như: bão, lũ, lụt, hạn hán…Mặt khác, tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng có thể đã có từ lâu nhưng nó không được gọi là thiên tai khi mà hiểm họa chưa xảy ra Như vậy, thiên tai chỉ xảy ra khi hiểm họa kết hợp với tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng
Từ nội dung của mô hình hội tụ thiên tai ta có thể thấy rõ các hiểm họa thường xảy ra một cách khách quan không tuân theo sự điều khiển của con người Do đó, muốn giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) chúng ta cần tập chung giải quyết (giải tỏa) tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng Đây cũng là nội dung chính của mô hình “Giải tỏa” thiên tai
Hình 1.9 Mô hình giải tỏa thiên tai
Trang 31Tình trạng dễ bị tổn thương của một cộng đồng thường được gây ra bởi các nguyên nhân như: Nghèo đói, sự bất bình đẳng giới, phân biệt tuổi tác, sự bất bình đẳng về tôn giáo, tín ngưỡng,…Nếu tập trung giải quyết được vấn đề này ta sẽ giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng và giải tỏa được thiên tai như trình bày trong Hình 1.9 Kết quả của việc giải tỏa thiên tai là tạo ra “tình thế an toàn” trái ngược với “tình thế nguy hiểm”, “cộng đồng có khả năng ứng phó và thích ứng” trái ngược với “cộng đồng dễ bị tổn thương”, “sinh kế bền vững” trái với “sinh kế không bền vững”
1.3.3 Đánh giá rủi ro thiên tai
1.3.3.1 Các khái niệm chung
* Khái niệm về đánh giá rủi ro thiên tai
Đánh giá rủi ro thiên tai (ĐGRRTT) là phương pháp xác định tính chất và mức
độ của RRTT bằng cách phân tích các hiểm họa thiên tai tiềm tàng và đánh giá các điều kiện hiện tại của tình trạng dễ bị tổn thương mà có thể gây hại cho người, tài sản, các dịch vụ, sinh kế và môi trường mà chúng phụ thuộc
*Khái niệm đánh giá hiểm họa
Đánh giá hiểm họa là quá trình mà phân tích hiểm họa nhằm xác định các loại hiểm họa hoặc các mối đe dọa có thể tác động tới cộng đồng mình
* Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Tình trạng dễ bị tổn thương được hiểu là một loạt các điều kiện bất lợi tác động đến khả năng của một cá nhân, hộ gia đình, hay một cộng đồng trong việc ngăn chặn, giảm nhẹ và phòng ngừa hoặc ứng phó với một hiểm họa
Đánh giá tình trạng dễ tổn thương là việc xem xét các yếu tố chịu rủi ro đối với mỗi loại hiểm họa và phân tích nguyên nhân sâu xa gây ra những yếu tố chịu rủi ro đó
* Khái niệm về đánh giá khả năng
Khả năng được hiểu là các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, phương tiện và sức mạnh tồn tại trong các hộ gia đình và các cộng đồng giúp họ có thể đối phó, chịu đựng, phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục một hiểm họa
Đánh giá khả năng là quá trình tìm hiểu, phân tích nhằm tìm hiểu xem người dân làm gì trong thời kỳ khủng hoảng để giảm nhẹ tác động gây hại của hiểm họa và
để bảo đảm nguồn sinh sống của họ
1.3.3.2 Nguyên tắc đánh giá rủi ro thiên tai
Để quá trình ĐGRRTT đạt kết quả tốt các đánh giá viên cần luôn ghi nhớ và lưu ý tới những nguyên tắc cụ thể sau đây trong quá trình đánh giá
* Những điều cần lưu ý trong khâu chuẩn bị đánh giá: Trước khi tiến hành công việc
đánh giá cần phải quan tâm tới những vấn đề sau:
Luôn luôn ghi nhớ số liệu đầu vào kém chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả đầu ra kém
Luôn ghi nhớ “Những gì chúng ta không thấy thường quan trọng hơn những gì
Trang 32 Cần xác định trước các yếu tố trở ngại có thể gây ra những cản trở trong quá trình làm việc tại hiện trường
Cần phải hiểu biết rõ bối cảnh văn hóa, phong tục tập quán và thói quen của cồng đồng ở khu vực đánh giá
Cần lưu ý tới vấn đề giới trong quá trình đánh giá (các quan điểm và các nhu cầu khác nhau của nam giới và nữ giới)
Cần phải có sự thống nhất về thời gian, bàn bạc với mọi người trong cộng đồng xem thời điểm nào là thích hợp để gặp mặt
Cần phải luôn đúng giờ trong các cuộc hẹn
Tăng cường hợp tác với người khác (chính quyền, các đoàn thể đánh giá khác, các tổ chức phi chính phủ,v.v)
* Trong quá trình thu thập và phân tích thông tin:
Khi tiến hành thu thập và phân tích thông tin cần chú trọng tới các nguyên tắc như sau:
Đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thu thập và phân tích thông tin
Sử dụng các công cụ đánh giá theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Luôn đặt ra nhưng câu hỏi rõ ràng và cố tránh sử dụng quá nhiều câu hỏi có/không
Trong quá trình đánh giá phải sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu tránh sử dụng
từ ngữ kỹ thuật và chuyên môn
Cần bảo đảm rằng các quan điểm và thông tin đưa ra có thể hoàn toàn hiểu được để tránh hiểu nhầm giữa các nhóm và các bên trong cộng đồng
Cần có quá trình kiểm chứng và đối chiếu kết quả đánh giá để đảm bảo độ chính xác
Cần phải thận trọng để tránh làm tăng sự kỳ vọng của cộng đồng
Cần thận trọng tránh sai lệch và thiên vị trong quá trình đánh giá
Ghi chép và chia sẻ các kết quả với người dân địa phương
Cung cấp các thông tin phản hồi thường xuyên
1.3.3.3 Nội dung Đánh giá rủi ro thiên tai
Đánh giá RRTT được tiến hành theo công thức như sau:
RRTT = Hiểm họa x Tình trạng dễ bị tổn thương Khả năng (năng lực cộng đồng)
Từ công thức trên có thể thấy đánh giá RRTT sẽ được thực hiện ở ba nội dung
cơ bản là:
Đánh giá hiểm họa;
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng;
Đánh giá khả năng (năng lực của cộng đồng)
* Đánh giá hiểm họa
Đánh giá hiểm họa là quá trình tiến hành phân tích hiểm họa nhằm xác định các loại hiểm họa hoặc các mối đe dọa có thể tác động tới một cộng đồng hoặc một khu
Trang 33vực cụ thể Quá trình đánh giá này nhằm xác định khả năng có thể xảy ra, mức độ thường xuyên (tần suất), phạm vi tác động và thời gian diễn ra của các loại hiểm họa
có thể xảy ra tác động tới các yếu tố chịu rủi ro như:
Con người (đời sống và sức khỏe của họ);
Hộ gia đình và cộng đồng;
Các phương tiện và dịch vụ: Nhà cửa, đường giao thông, trường học…;
Sinh kế và các hoạt động kinh tế: Công việc, thiết bị, hàng hóa, vật nuôi… Trong khi tiến hành đánh giá hiểm họa cộng đồng cần đặc biệt chú ý tới việc làm rõ một số khía cạnh như: Các nguyên nhân gây ra hiểm họa; dấu hiệu cảnh báo, nhận biết; thời gian dự báo; tốc độ diễn ra của hiểm họa; thời gian và phạm vi tác động của hiểm họa…
Các nhân tố có liên quan tới hiểm họa thiên tai: Nước (mưa, bão, lũ, lụt, sóng thần…), đất (sạt lở đất, bồi lắng, lũ bùn, bồi lắng, động đất, hố tử thần…), lửa như cháy rừng và các sự kiện khác có liên quan như hạn hán, giá rét…
Các dấu hiệu cảnh báo, nhận biết hiểm họa thiên tai: Các chỉ số khoa học hoặc các dấu hiệu dựa vào kiến thức dân gian của người dân địa phương có thể cho biết một loại hiểm họa nào đó có thể sắp xảy ra
Thời gian cảnh báo: Là khoảng thời gian từ khi biết được hiểm họa có thể xảy
ra đến khi nó xảy ra trên thực tế
Tốc độ xảy ra: Thời gian diễn ra nhanh hay chậm, mức độ tác động cao hay thấp
Tần suất (mức độ xuất hiện thường xuyên của hiểm họa): Hiểm họa xuất hiện theo mùa, theo năm hay theo một chu kỳ thời gian lâu hơn khoảng 5 năm, 10 năm…
Thời gian thường xuyên xảy ra: Khoảng thời gian nhất định trong năm mà một hiểm họa thiên nhiên thường xuyên diễn ra
Thời gian kéo dài: Hiểm họa kéo dài bao lâu vài giờ, vài ngày, vài tháng hay hàng năm
* Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Để hiểu rõ hơn về nội dung đánh giá tình trạng dễ tổn thương của cộng đồng chúng ta cần hiểu thế nào là tình trạng dễ tổn thương Tình trạng dễ tổn thương được hiểu là các điểm yếu, điểm thiếu và điểm bất lợi của cộng đồng làm cho mỗi cá nhân,
hộ gia đình và cộng đồng trở nên nguy hiểm hơn, dễ bị thiệt hại hơn trước các tác động của thiên tai
Quá trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương thực chất là quá trình cộng đồng
đi xem xét và đánh giá những yếu tố dẫn tới tình trạng dễ gặp rủi ro, thiệt hại, mất mát của cộng đồng khi có thiên tai xảy ra; phân tích các nguyên nhân sâu xa của tình trạng
dễ bị tổn thương; tình trạng dễ bị tổn thương của các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng như: người già/người trẻ, nam giới/nữ giới, người lớn/trẻ em, người
Trang 34nghèo/người giàu….Ngoài ra, quá trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cũng có thể được thực hiện theo 5 lĩnh vực như trong Hình 1.10
Hình 1.10:Các lĩnh vực liên qua tơi đánh giá tình trạng dễ tổn thương của cộng đồng
Mặc dù đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng liên quan tới 5 lĩnh vực như trong Hình 1.10 song nội dung của nó có thể được quy về đánh giá theo 3 nội dung là:
Dễ tổn thương về vật chất: Bao gồm các yếu tố như:
- Dân cư, nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm…)
- Các phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất: Vật tư nông nghiệp, nông cụ, vốn, giống cây trồng, giống vật nuôi, v.v
- An ninh lương thực và các dịch vụ cơ bản như: Giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, điện, nước, v.v
Dễ tổn thương về mặt xã hội/tổ chức
- Sự liên kế lỏng lẻo giữa các thành viên trong cộng đồng;
- Sự bất bình đẳng khi tham gia các công việc trong cộng đồng;
- Thói quen, hủ tục lạc hậu;
- Sự thiếu hụt các tổ chức, đoàn thể trong cộng đồng như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…
Dễ tổn thương về mặt kiến thức, ý thức và kỹ năng:
- Cộng đồng có tư tưởng thụ động, bi quan, ỷ nại, lệ thuộc;
- Thiếu sự đoàn kết, tính phối hợp không cao;
- Có tư tưởng tiêu cực và có những hoạt động tín ngưỡng mang tính chất cản trở
- Các thành viên trong cộng đồng thiếu các kỹ năng ứng phó với thiên tai Ví dụ như nhiều phụ nữ và trẻ em không biết bơi
Các lĩnhvực đánhgiá
Điều kiệnsống cơbản
Sinh kế
An toàncộng đồng
Sức khỏe,
vệ sinh, môitrường
Tổ chức/
chínhquyền
Trang 35Các thông tin liên quan tới quá trình đánh giá trình trạng dễ bị tổn thương có thể được trình bày trong một bảng tổng hợp để tiện theo dõi gọi là bảng Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương Bảng 1.5 chỉ ra một ví dụ cụ thể về Bảng Đánh giá tình trạng
dễ bị tổn thương của cộng đồng
Bảng 1.5: Bảng đánh giá tình trạng dễ tổn thươngcủa một cộng đồng
Đối tượng Vật chất Tổ chức xã hội Thái độ/động cơ
Yếu kém hình thể
Sức khỏe
…
Tham gia
tổ chức nào
Có được quan tâm không ?
Tham gia họp nhóm gì không ?
Khác…
Thái độ tham gia thế nào?
Tích cực hay
Vệ sinh
…
Phương tiện cứu
hộ Nước sạch Khác
Tổ chức nào giúp gia đình địa phương?
Tham gia hoạt động
xã hội nào
không
Khác… Ý thức
gia đình với hoạt đồng phòng ngừa thảm họa như thế nào ?
Tham gia hoạt động gì
?
Khác…
Cộng đồng
Tỷ lệ hộ nghèo
Số nhà tạm Phương tiện ứng
cứu
Dịch vụ
ý tế Điều kiện sinh sống Nước sạch
Khác
Có thành lập tổ nào?
Hoạt động
gì ?
Kết quả?
Ai quan tâm ?
Khác
Tổ chức nào mạnh/yếu Tinh thần giúp đỡ lẫn nhau
?
Khác
Quan tâm bảo quản đường
xá, nơi công cộng thế nào?
Nguồn:Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tiền Giang và Oxfarm,2005
* Đánh giá khả năng
Đánh giá khả năng được hiểu một cách đơn giản là việc xem xét đánh giá khả năng của một cộng đồng trong việc thích ứng và ứng phó với các thiên tai Khả năng của cộng đồng là các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, cơ sở vật chất và phương tiện mà mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng có được để giúp họ có thể phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra hoặc có thể nhanh chóng khắc phục các hậu quả sau thảm họa
Như vậy, quá trình đánh giá khả năng của cộng đồng tập trung phân tích các vấn đề cụ thể như sau:
Trang 36 Các nguồn lực sẵn có và cách sử dụng các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng (nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, v.v);
Kinh nghiệm và các kiến thức bản địa, các biện pháp ứng phó thiên tai có hiệu quả mà cộng đồng đã thực hiện;
Đánh giá khả năng của cộng đồng theo 5 lĩnh vực như đối với đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng
1.3.3.4 Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
* Các nguyên tắc Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Việc đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định để đạt được hiệu quả cao Các nguyên tắc này được trình bày trong Hình 1.11
Hình 1.11: Các nguyên tắc trong ĐGRRTT có sự tham gia
Coi người dân là những chuyên gia về thiên tai: Cùng chia sẻ, phân tích và học tập lẫn nhau để hiểu rõ về những các rủi ro thiên tai và những tác động của chúng gây
ra cho cộng đồng thông qua việc thảo luận ở các cuộc họp đánh giá và thẩm định thông tin được tổ chức ở cộng đồng
Đối với các thành phần tham gia đánh giá cần phải có sự đa dạng về giới tính,
độ tuổi, ngành nghề, tôn giáo và địa vị xã hội Trong đó cần chú ý huy động sự tham gia của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng như: Phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, người nghèo…
Yêu cầu của đánh giá rủi ro là phải gắn sự phát triển với việc giảm thiểu các tác động của rủi ro thiên tai gây ra cho cộng đồng Do đó, cần phải gắn kết đánh giá rủi ro với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
* Quy trình ĐGRRTT dựa vào cộng đồng
Mục đích chính của việc đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là nhằm xác định những hiểm họa tiềm ẩn, những nguồn lực, điểm mạnh và điểm yếu của các cộng đồng, các vùng miền và các đối tượng dễ bị tác động bởi rủi ro thiên tai Trên cơ
sở đó đề xuất, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ rủi ro và tăng tính thích ứng của cộng đồng với các tác động mà thiên tai gây ra Các kết quả đánh giá rủi ro thiên tai là vật liệu quan trọng để cộng đồng xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý RRTT cho cộng đồng
Nguyên tắcĐánh giá rủi ro thiên tai
Đánh giá rủi ro gắn kết với lập kế hoạch phát triểnKinh tế - Xã hội
Trang 37Việc ĐGRRTTdựa vào cộng đồng phải được thực hiện một cách cẩn thận trên nguyên tắc có sự thống nhất cao giữa người dân và chính quyền địa phương Quá trình này được thực hiện theo các bước như trong Hình 1.12
Hình 1.12: Quy trình ĐGRRTT dựa vào cộng đồng
Theo Hình 1.12 việc ĐGRRTT dựa vào cộng đồng có thể được thực hiện thông qua 5 bước cơ bản:
Bước 1 - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đánh giá:
Để việc ĐGRRTT của cộng đồng diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình đánh giá là hết sức quan trọng Các điều kiện cần phải chuẩn bị có thể kể tới như:
Thành lập tổ công tác hay nhóm đánh giá: nhóm đánh giá này phải bảo đảm
bao gồm những người có khả năng và kinh nghiệm thực tế trong quản lý thiên tai, thành phần tham gia phải đa dạng có sự đại diện của cả chính quyền địa phương và đại diện của cộng đồng dân cư
Thống nhất phương pháp đánh giá: cần xác định rõ sẽ sử dụng cộng cụ gì để
đánh giá, đưa ra các bảng biểu để tổng hợp thông tin và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của tổ công tác
Lên kế hoạch thực hiện và thông báo kế hoạch cho các đại diện của cộng đồng
để phối hợp triển khai, thực hiện
Bước 2 - Đánh giá rủi ro thiên tai:
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình ĐGRRTT Trong bước này tổ công tác sẽ thực hiện các đánh giá cụ thể về những nội dung như:
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện đánh giá
Bước 2: Đánh giá rủi ro thiên tai
Bước 3: Tổng hợp thông tin và kết quả đánh giá rủi ro
thiên tai
Bước 4: Xây dựng báo cáo kết quả đánh giá rủi ro thiên
tai của công đồng
Bước 5: Tham vấn ý kiến cộng đồng và đưa ra báo cáo
cuối cùng
Trang 38 Đánh giá tình trạng dễ tổn thương và Đánh giá khả năng (năng lực) của cộng đồng
Đề xuất các giải pháp và các hoạt động thích hợp để giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng lực cho cộng đồng
Bước 3 - Tổng hợp thông tin và kết quả ĐGRRTT:
Đây là bước mà tổ công tác tiến hành thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu có liên quan để minh chứng cho các kết quả đánh giá Trong bước này tổ công tác cũng phải tập hợp lại các kết quả của quá trình đánh giá rủi ro thiên tai mà các thành viên trong nhóm đã thực hiện
Bước 4 – Xây dựng Báo cáo kết quả ĐGRRTT của cộng đồng:
Dựa trên việc tổng hợp, phân tích các số liệu, các kết quả đánh giá tổ công tác phải biên soạn báo cáo để công bố kết quả của quá trình đánh giá Trong báo cáo này cần chỉ rõ các rủi ro, thảm họa thiên tai mà cộng đồng có nguy cơ đối diện; năng lực thích ứng, đối phó của cộng đồng khi có thiên tai; chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm của cộng đồng với các tác động của thiên tai; chỉ rõ các biện pháp, hoạt động thích hợp để giảm nhẹ tác động của thiên tai và nâng cao khả năng thích ứng cho cộng đồng
Bước 5 - Tham vấn ý kiến cộng đồng và đưa ra báo cáo cuối cùng:
Đây là một bước rất quan trọng nhằm tăng khả năng tham gia đánh giá rủi ro thiên tai cho mọi người dân trong cộng đồng Sau khi tổ công tác biên soạn xong báo cáo đánh giá rủi ro thì báo cáo này phải được công bố công khai cho mọi người dân trong cộng đồng biết nhằm thu thập các ý kiến phản hồi từ phía người dân Việc làm này không những làm tăng cơ hội cho người dân tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra nguyện vọng của bản thân họ mà còn làm tăng tính thống nhất của cộng đồng dân cư với chính quyền địa phương trong việc quản lý thiên tai
Sau khi lấy ý kiếm đóng góp từ cộng đồng dân cư nhóm công tác sẽ tiến hành chỉnh sửa lại báo cáo và đưa ra bản báo cáo cuối cùng
1.3.4 Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
1.3.4.1 Khái niệm về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động
có hại của thiên tai GNRRTTcũng có thể được coi là nhận thức và kinh nghiệm thực
tế về GNRRTT thông qua những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm phân tích và quản lý những nhân tố gây ra thiên tai bằng việc giảm nhẹ nguy cơ dẫn tới thiên tai, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối với người, tài sản, quản lý đất và môi trường một cách khôn ngoan và cải thiện việc phòng ngừa đối với những sự kiện xấu
1.3.4.2 Mục đích của Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Các hoạt động GNRRTT thường hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là:
Giảm nhẹ các tác động của thiên tai;
Giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng; và
Tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng với RRTT
1.3.4.3 Khung hành động về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Các nội dung về GNRRTT được trình bày trong Khung hành động Hyogo giai đoạn 2005 – 2015 về “Nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi của các
Trang 39quốc gia và cộng đồng về thiên tai” Mục tiêu chính của khung hành động Hyogo giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra chi cộng động
Các nội dung GNRRTTđã được Liên hiệp quốc cụ thể hóa bằng các nội dung
ưu tiên về GNRRTT, bao gồm các nội dung được trình bày như trong Hình 1.13
Trang 40Hình 1.13: Khung hành động về GNRRTT
Nguồn: UNISDR, 2002
Phân tích hiểm họa và phân tích tình trạng dễ bị tổn thương/năng lực ứng phó với hiểm họa
Nội dung 1: Đánh giá rủi ro và nhận
thức về rủi ro
Tập trung hỗ trợ các nhóm rủi ro cao bao gồm: phụ nữ có thai và cho con
bú, hộ gia đình đơn thân, trẻ em dưới
5 tuổi, người già và người bệnh
Nội dung 2: Giảm nhẹ tình trạng dễ bị
tổn thương
Nâng cao khả năng của người dân địa phương để họ để có thể quản lý tốt hơn rủi ro, xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình
Nội dung 3: Nâng cao năng lực
Nội dung 5: Cam kết công chúng và
khung thể chế
Quản lý môi trường, quy hoạch đô thị,
sử dụng đất; các biện pháp bảo vệ công trình quan trọng; áp dụng khoa học công nghệ; công cụ tài chính
Dự báo, truyền tin cảnh báo, biện pháp phòng ngừa và năng lực đối phó
Nội dung 6: Áp dụng các giải pháp
Nội dung 7: Các hệ thống cạnh báo
sớm