Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009.doc

3 457 0
Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng 01/2008; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 1,7 tỷ USD, giảm 13,7%. Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong tháng Một của năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hàng dệt, may đạt 550 triệu USD, giảm 33,2%; dầu thô đạt 424 triệu USD, tương đương 1,4 triệu tấn, tuy tăng 12,4% về lượng nhưng giảm 52,4% về kim ngạch do giá xuất khẩu dầu thô giảm 57,7%; giày dép đạt 350 triệu USD, giảm 26%; thủy sản đạt 250 triệu USD, giảm 18,6%; cà phê đạt 217 triệu USD, giảm 30,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD, giảm 31,8%. Bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 130 triệu USD, gấp 2,5 lần tháng 01/2008 (lượng gấp 2,3 lần).Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 46,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD, giảm 41,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước của tháng Một năm 2009 nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng Một năm nay giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%.Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch hàng hoá xuất khẩunhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 01/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước (bằng 48,3% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu). Xuất khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009Nghìn tấn, triệu USD Thực hiện tháng 01 năm 2008 Ước tính tháng 01 năm 2009 Tháng 01 năm 2009 so với tháng 01 năm 2008 (%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giáTỔNG TRỊ GIÁ5011 3800 75,8Khu vực kinh tế trong nước2184 1706 78,1Khu vực có vốn đầu tư NN2827 2094 74,1 Dầu thô891 424 47,6 Hàng hoá khác1936 1670 86,3MẶT HÀNG CHỦ YẾUDầu thô 1228 891 1380 424 112,4 47,6Than đá 1520 69 1000 60 65,8 87,2Dệt, may 823 550 66,8Giày dép 473 350 74,0Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù 70 60 85,4Điện tử, máy tính 183 120 65,6Sản phẩm mây tre, cói, thảm 24 16 66,5Sản phẩm gốm sứ 42 35 84,0Sản phẩm đá quý và KL quý 19 130 695,3Dây điện và cáp điện 88 50 56,7Sản phẩm nhựa 77 50 65,2Xe đạp và phụ tùng xe đạp 9 6 68,4Dầu mỡ động, thực vật 10 4 41,8Đồ chơi trẻ em 8 6 70,6Mỳ ăn liền 8 6 73,5Gạo 131 51 300 130 229,2 252,8Cà phê 172 311 140 217 81,2 69,8Rau quả 36 28 77,6Cao su 55 126 55 72 99,3 56,7Hạt tiêu 6 21 6 17 98,7 79,3Hạt điều 15 71 12 55 79,8 77,8Chè 10 13 7 9 71,2 72,9Sản phẩm gỗ 293 200 68,2Thủy sản 307 250 81,4 Nhập khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009Nghìn tấn, triệu USD Thực hiện tháng 01 năm 2008 Ước tính tháng 01 năm 2009 Tháng 01 năm 2009 so với tháng 01 năm 2008 (%) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giáTỔNG TRỊ GIÁ7432 4100 55,2Khu vực kinh tế trong nước52232800 53,6Khu vực có vốn đầu tư NN22091300 58,9MẶT HÀNG CHỦ YẾUÔ tô(*) 245 69 28,0 Trong đó: Nguyên chiếc5,8 116,3 1,2 23,6 20,6 20,3Máy móc, thiết bị,dụng cụ và phụ tùng1242 1000 80,5Điện tử, máy tính và linh kiện364 200 54,9Xăng dầu 1324 983 750 244 56,6 24,8Sắt thép 1277 873 250 155 19,6 17,7 Trong đó: Phôi thép383 235 100 39 26,1 16,8Phân bón 345 123 120 47 34,8 38,1 Trong đó: Urê64 20 40 12 62,8 60,1Chất dẻo 169 277 120 130 70,8 47,0Hóa chất 168 70 41,6Sản phẩm hoá chất129 75 58,4Tân dược74 65 88,4Thuốc trừ sâu 55 20 36,4Giấy97 69 55 40 56,3 58,1Nguyên phụ liệu dệt, may, da172 110 64,1Vải290 230 79,4Sợi dệt 38 72 30 40 78,5 55,6Bông 29 41 17 25 60,5 61,3Thức ăn gia súc và NPL 136 65 47,7Lúa mỳ 32 12 40 16 123,6 133,2Gỗ và NPL gỗ 111 65 58,7Sữa và sản phẩm sữa 58 40 68,8Dầu mỡ động thực vật 71 50 70,4Xe máy(*)72 44 61,2 Trong đó: Nguyên chiếc19,0 18,9 9,0 9,3 47,4 49,2 (*) Nghìn chiếc, triệu USD . Nhập khẩu hàng hoá tháng 01 năm 2009Nghìn tấn, triệu USD Thực hiện tháng 01 năm 2008 Ước tính tháng 01 năm 2009 Tháng 01 năm 2009 so với tháng 01 năm. ngạch hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất

Ngày đăng: 25/09/2012, 17:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan