khảo sát sinh trưởng và phát triển của hai giống cà bi vàng rulow, bi đỏ ruby ghép và không ghép trồng trong chậu

50 211 0
khảo sát sinh trưởng và phát triển của hai giống cà bi vàng rulow, bi đỏ ruby ghép và không ghép trồng trong chậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ---------------------------------------------------------------------------------------------- Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài: KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI GIỐNG CÀ BI VÀNG RULOW, BI ĐỎ RUBY GHÉP VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG TRONG CHẬU Do sinh viên Nguyễn Thị Kim Liên thực hiện. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ hướng dẫn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ---------------------------------------------------------------------------------------- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài: KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI GIỐNG CÀ BI VÀNG RULOW, BI ĐỎ RUBY GHÉP VÀ KHÔNG GHÉP TRỒNG TRONG CHẬU Do sinh viên Nguyễn Thị Kim Liên thực hiện và bảo vệ trước hội đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .................................................... .............................................................................................................................. Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: ............................................ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Thành viên Hội đồng …………………… …………………………. ………………........... DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. Lý lịch sơ lược Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Liên Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 09/05/1993 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Con ông: Nguyễn Văn Trừ Và bà: Nguyễn Thị A Chỗ ở hiện nay: Ấp Hòa Phú, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. II. Quá trình học tập 1. Tiểu học Thời gian: 1999-2004 Trường: Tiểu học Xuân Hòa Địa chỉ: Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. 2. Trung học Cơ sở Thời gian: 2004-2008 Trường: Trung học Cơ sở Xuân Hòa Địa chỉ: Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. 3. Trung học Phổ thông Thời gian: 2008-2011 Trường: Trung học Phổ thông An Lạc Thôn. Địa chỉ: Xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. 4. Đại học Thời gian: 2011-2014 Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ: Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Chuyên ngành: Khoa học cây trồng (Khóa 37) Ngày… tháng… năm 2014 Nguyễn Thị Kim Liên iii LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến - PGS.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. - ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn. - Cố vấn học tập Cô Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học. - Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn! - Chị Lý Hương Thanh lớp Cao học Trồng trọt khóa 18 đã giúp tôi hoàn thành số liệu và chỉnh sửa luận văn. - Anh Toàn, Nhã, Nam, Hậu chị Nương, Thảo, An cùng các bạn Lộc, Ngân, Công, Tài, Tân, Minh, Rẻ, Phát, Lâm, Thư, Thân, vv…. đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thân gửi về! Các bạn lớp Khoa học cây trồng khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai. Nguyễn Thị Kim Liên iv NGUYỄN THỊ KIM LIÊN, 2014. “Khảo sát sinh trưởng và phát triển của hai giống cà bi vàng Rulow, bi đỏ Ruby ghép và không ghép trồng trong chậu”. Luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng từ tháng 10/2012-02/2013 nhằm tìm ra giống cà bi khi trồng ghép và không ghép trong chậu cho sinh trưởng và phát triển tốt phục vụ vườn rau gia đình. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức: 1) Cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím, 2) Cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím, 3) Cà bi vàng Rulow không ghép, 4) Cà bi đỏ Ruby không ghép với 10 lần lặp lại, mỗi lặp lại là một cây. Kết quả cho thấy cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím ghép có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt với chiều cao 116,90 (cm), số lá 17,20 (lá), số trái trên cây 37,5 (trái/cây) cao gấp 1,43 lần về chiều cao, 1,38 lần về số lá và số trái trên cây so với cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím. Cà bi đỏ Ruby không ghép có chiều cao cây thấp hơn (89,4 cm) so với cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím và tương đương với cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím nhưng số trái trên cây cao hơn. Cà bi vàng Rulow không ghép chết hoàn toàn ở giai đoạn sinh trưởng (sau 45 NSKT) so với cà bi đỏ Ruby không ghép. Trồng cà bi ghép cho sinh trưởng và phát triển tốt hơn cà bi không ghép. v MỤC LỤC Tóm lược................................................................................................................ v Mở đầu................................................................................................................... 1 Chương 1 Lược khảo tài liệu ............................................................................... 2 1.1 Khái quát về cà chua......................................................................................... 2 1.1.1 Nguồn gốc...................................................................................................... 2 1.1.2 Phân loại ........................................................................................................ 2 1.1.3 Công dụng và giá trị dinh dưỡng................................................................... 2 1.1.4 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và trong nước ................................ 3 1.1.5 Đặc tính thực vật............................................................................................ 3 1.1.6 Yêu cầu ngoại cảnh........................................................................................ 5 1.2 Đặc điểm của cà tím EG 203 làm gốc ghép ..................................................... 6 1.3 Ghép cà chua .................................................................................................... 6 1.3.1 Cơ sở khoa học của phương pháp ghép......................................................... 6 1.3.2 Tình hình ghép cà chua trên thề giới và Việt Nam........................................ 7 1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về gống cà chua và trồng cà chua ghép. ............ 8 Chương 2 Phương tiện và phương pháp ............................................................ 9 2.1 Phương tiện ....................................................................................................... 9 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 9 2.2 Phương pháp................................................................................................... 10 2.2.1 Bố trí thí nghiệm.......................................................................................... 10 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 11 2.2.4 Phân tích số liệu........................................................................................... 12 Chương 3 Kết quả và thảo luận ............................................................................ 13 3.1 Ghi nhận tổng quát .......................................................................................... 13 3.2 Điều kiện ngoại cảnh...................................................................................... 13 3.3.1 Chiều cao cây............................................................................................... 15 3.3.2 Số lá ............................................................................................................. 16 3.3.4 Chiều cao gốc ghép...................................................................................... 18 3.3.5 Đường kính gốc ghép................................................................................... 18 3.3.6 Chiều cao ngọn ghép ................................................................................... 19 3.3.8 Số trái và số chùm trên cây.......................................................................... 20 Chương 4 Kết luận và đề nghị........................................................................... 21 4.1 Kết luận........................................................................................................... 21 4.2 Đề nghị ........................................................................................................... 21 Tài liệu tham khảo.............................................................................................. 22 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng 2.1 Loại, lượng phân và thời điểm bón cho cà bi trong thí nghiệm 3.1 Trang 12 Đường kính gốc thân (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 19 3.2 Chiều cao gốc ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 19 3.3 Đường kính gốc ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 20 3.4 Chiều cao ngọn ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 20 3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 21 3.6 Số trái trên cây và số chùm trên cây của các nghiệm thức ở thời điểm 60 NSKT. 21 vii DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khảo sát trong ngày 2/12/2012. 14 Nhiệt độ và ẩm độ trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khảo sát trong ngày 2/12/2012. 15 Chiều cao cây (cm) trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 17 Số lá trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 18 3.2 3.3 3.4 viii MỞ ĐẦU Cà chua bi được biết đến là một loại rau cao cấp với hàm lượng vitamin (đặc biệt là vitamin C) và khoáng chất cao (đường, đạm, lycopen) lại có màu sắc đẹp nên không những dùng trong bữa ăn mà còn được sử dụng để trưng bày như cây cảnh trong vườn rau gia đình. Cà bi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng việc trồng cà bi gặp không ít khó khăn bởi thời tiết và sâu bệnh hại (rất nẫm cảm với bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum) nên chưa được trồng phổ biến. Hiện nay, trong canh tác để khắc phục thì việc ghép cà bi trên gốc cà tím EG 203 là biện pháp mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, để hiểu rõ hơn sự khác biệt về sinh trưởng và phát triển của cà bi khi ghép và không ghép gốc cà tím EG 203 trồng trong chậu, đề tài “Khảo sát sinh trưởng và phát triển của hai giống cà bi vàng Rulow, bi đỏ Ruby ghép, không ghép trồng trong chậu” được thực hiện tại Nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và SHƯD trường Đại học Cần Thơ từ tháng 10/201202/2013 nhằm tìm ra giống cà bi khi trồng ghép và không ghép trong chậu sẽ cho sinh trưởng và phát triển tốt phục vụ vườn rau gia đình. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về cà chua 1.1.1 Nguồn gốc Cà chua có tên khoa học là Lycopenrsicon esculentum Mill, tên tiếng Anh Tomato, có số lượng nhiễm sắc thể 2n=24, thuộc họ cà (Solanaceae). Theo Tạ Thu Cúc (2002), cà chua có nguồn gốc từ Trung và Nam Châu Mỹ, trước khi Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ thì cà chua đã được trồng ở Peru và Mêhicô. Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng và được người dân thuần hóa trở thành cây bản địa. Đến cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX, cà chua được xếp vào cây rau thực phẩm có giá trị và được trồng rộng rãi. 1.1.2 Phân loại Cà chua là thành viên trong họ cà, chi Lycopersicon, thông thường phân loại thành hai chi dựa vào màu sắc quả: - Chi phụ Eulycopersicon (red fruited): Quả của chi này có màu đỏ hoặc vàng, hoa to là cây hàng năm. - Chi phụ Eriopersicon (green fruited): Quả có màu xanh trên quả có sọc tía, có lông, hạt nhỏ. 1.1.3 Công dụng và giá trị dinh dưỡng Cà chua là một trong những loại rau cao cấp, được tiêu thụ rộng rãi với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Đường Hồng Dật (2003), cho rằng trái cà chua có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể ăn tươi nấu canh với thịt, đánh nước sốt với cá, chế biến đồ hộp và làm mứt. Thành phần trong 100 g phần ăn được như sau: Nước 94 g, chất đạm 1 g, chất béo 0,2 g, chất bột đường 3,6 g, Ca 10 mg, Fe 0,6 mg, MG 10 mg, P 16 mg, vitanim A 1700 IU, vitamin B12 0,1 mg, vitamin B1 0,02 mg, vitamin C 21 mg (Tạ Thu Cúc, 2005). Về mặt y học, cà chua có tính mát, vị ngọt giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt, điều hoà bài tiết, tăng khả năng tiêu hoá. Các nghiên cứu khoa học gần đây còn cho biết trong trái cà chua có chứa chất lycopen, thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua, là chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch đồng thời chất lycopen còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Hằng ngày nếu mỗi người sử dụng 100-200 g cà chua sẽ đáp ứng được nhu cầu các vitamin cần thiết và các chất khoáng chủ yếu (Chu Thị Thơm và ctv., 2005). 2 1.1.4 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và trong nước * Trên thế giới: Cà chua là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được trồng rộng rãi trên thế giới. Năng suất và sản lượng cà chua tăng liên tục, theo số liệu thống kê của FAO năm 2013 thì diện tích và sản lượng cà chua năm 2012 là 4,8 triệu ha với 161,8 triệu tấn. Các nước có diện tích trồng cà chua lớn nhất là: Trung Quốc 1.005.003 ha, Ấn Độ 870.000 ha, Thổ Nhĩ Kỳ 300.000 ha… trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua cao nhất 50,1 triệu tấn chiếm 30,96% sản lượng cà chua thế giới. Hà Lan là nước có năng suất cà chua tăng liên tục và đứng đầu thế giới nhờ áp dụng những công nghệ tiên tiến trong quá trình canh tác. Đến năm 2012 sản lượng cà chua của Hà Lan đã đạt mức 476 tấn/ha. * Trong nước: Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng… 1.1.5 Đặc tính thực vật * Rễ: Cà chua có bộ rễ chùm, rễ cái mọc mạnh ăn sâu và phân nhánh mạnh. Rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1,5 m, hệ rễ phụ rất phát triển, phân bố rộng từ 1,5-2,5 m (Trần Thị Ba và ctv., 1999 và Tạ Thu Cúc, 2002). * Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định, chiều cao thân từ 0,25-2 m, số lượng cành dao động từ 3-19 cành (Mai Thị Phương Anh, 1996). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), Tạ Thu Cúc (2002), tùy khả năng tăng trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm 4 dạng hình: - Dạng vô hạn: Cây cao từ 1,2-2 m chồi nách phát triển mạnh, sau khi xuất hiện chùm hoa thứ nhất thì cứ 2-3 lá có chùm hoa tiếp theo, sự tăng trưởng và ra hoa của cây nối tiếp không ngừng cho đến khi cây tàn. - Dạng hữu hạn: Chiều cao cây thấp hơn 0,65 m, ngừng tăng trưởng khi ở đỉnh sinh trưởng xuất hiện chùm hoa cuối cùng. Chùm hoa thứ nhất xuất hiện khi cây có 8-9 lá, sau đó cứ 1-2 lá lại có chùm hoa kế tiếp, cho hoa tập trung nhưng sớm tàn, năng suất không cao. 3 - Dạng bán hữu hạn: Chiều cao cây từ 0,65-1,2 m thân lá sinh trưởng tốt, cây có nhiều chùm hoa phúc tạp ở tận ngọn thì ngừng tăng trưởng về chiều cao. - Dạng lùn: Các giống thuộc dạng này có thể sinh trưởng hữu hạn hay vô hạn nhưng có lóng rất ngắn nên cây có dạng bụi. Theo Mai Thị Phương Anh (1996) và Tạ Thu Cúc (2002), chiều cao cây thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Đặc điểm của thân cà chua là phát triển theo kiểu lưỡng phân các chùm hoa được sinh ra từ thân chính vì vậy thân chính có vị trí quan trọng đối với sản lượng trái trên cây và những cành ở dưới chùm hoa đầu tiên của thân chính cho năng suất trái tương đương với thân chính (Tạ Thu Cúc, 2005). * Lá: Lá cà chua thuộc dạng lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đôi lá chét, ngọn lá có một phần phiến lá riêng rẽ gọi là lá đỉnh, rìa lá chét đều có răng cưa sâu hay cạn tùy giống, phiến lá thường phủ lông tơ (Tạ Thu Cúc, 2002 và Phạm Hồng Cúc, 2007). Số lá trên cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất của cây và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, đặc tính lá thể hiện đầy đủ khi cây có chùm hoa đầu tiên (Phạm Hồng Cúc, 2007). Số lá trên cây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây (Lê Văn Hòa và ctv., 2001). * Hoa: Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhụy) (Tạ Thu Cúc, 2002). Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chủ yếu. Các bao phấn bao quanh nhụy, thông thường vị trí của nhụy thấp hơn nhị. Nướm nhụy thường thành thục sớm hơn phấn hoa (Tạ Thu Cúc, 2004). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) và Phạm Hồng Cúc (2000), còn cho biết sự thụ phấn chéo khó xảy ra vì hoa cà chua tiết ra nhiều độc tố nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Theo Tạ Thu Cúc (2004), số chùm hoa trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. * Trái: Trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và thời tiết (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Trọng lượng trái thay đổi từ 20 g ở giống cà bi đến 300 g ở những giống trái lớn (Phạm Hồng Cúc, 2007). * Hạt: Hạt nhỏ, dẹt, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5-3,5 g (Mai Thị Phương Anh, 1996; Trần Thị Ba và ctv., 1999). Hạt cà chua nảy mầm 4-5 ngày sau khi gieo và lá thật xuất hiện một tuần sau đó, hạt khô giữ ở ẩm độ 5,5% có thể nảy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ trong kho (Phạm Hồng Cúc, 2002). 4 1.1.6 Yêu cầu ngoại cảnh * Nhiệt độ: Cà chua thuộc nhóm cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 24-26oC. Cà chua ưa thích khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng, sinh trưởng tốt ở 22-24oC (Tạ Thu Cúc, 2002). Khi nhiệt độ ngày trên 30oC và nhiệt độ đêm trên 21 oC, cà chua giảm khả năng đậu trái (Phạm Hồng Cúc, 2007). Nhiệt độ trên 35 oC sự tăng trưởng của cà chua bị giảm, hạt phấn trở nên bất thụ, hoa chóng tàn và không kết trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Nhiệt độ thấp (8-15oC) làm giảm tỉ lệ đậu trái, giảm kích thước và biến dạng trái (Mai Thị Phương Anh, 1999). Nhiệt độ trên 32oC cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều, tỉ lệ đậu trái thấp (Đường Hồng Dật, 2003). * Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng và cường độ ánh sáng mạnh, nếu cường độ ánh sáng thiếu thì cây con vươn dài (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Theo Tạ Thu Cúc (2004), cường độ ánh sáng thích hợp cho cà chua từ 14.000-20.000 lux. Thời gian chiếu sáng hay độ dài ngày cũng ảnh hưởng lên sự ra hoa kết trái của cây (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Thiếu ánh sáng nhất là thời điểm ra hoa sẽ làm giảm tỉ lệ đậu trái của cây (Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi, 1997). * Nước: Chế độ nước trong cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ và các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển. Cà chua là cây ưa ẩm chịu hạn nhưng không chịu úng. Đất quá ẩm rễ dễ bị tổn hại và làm cây chống chịu kém (Phạm Hồng Cúc, 2002). Để tạo một tấn chất khô cà chua cần 570-600 m 3 nước. Đất quá khô hạn hoặc thừa ẩm đều bất lợi cho cây cà chua. Nước thiếu cây sinh trưởng còi cọc, trái chậm lớn, thiếu nước nghiêm trọng gây rụng nụ, rụng hoa. Theo Tạ Thu Cúc (2004), khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao sẽ gây ra hiện tượng nứt trái ở cà chua. Nhu cầu nước của cây cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng. * Ẩm độ: Cà chua là cây ưa ẩm chịu nhiệt nhưng không chịu úng, ẩm độ thích hợp là 50-60%, khi ẩm độ không khí lên trên 65% cây dễ dàng bị nhiễm bệnh hại và ảnh hưởng đến thụ phấn (Tạ Thu Cúc, 2004). Ẩm độ không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của cà chua, nhiệt độ cao và ẩm độ cao của vùng nhiệt đới gây trở ngại cho việc thụ phấn nên cà chua khó đậu trái (Phạm Hồng Cúc. 2002). 5 1.2 Đặc điểm của cà tím EG 203 làm gốc ghép Cà tím EG 203 là giống kháng bệnh héo xanh do Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển Rau Châu Á (AVRDC) cung cấp, có khả năng chống chịu đối với điều kiện bất lợi và bệnh hại từ đất (Tạ Thu Cúc, 2002). Khi ghép cà chua trên gốc cà tím thì khả năng sinh trưởng và phát triển rất cao, bởi gốc ghép cà tím có thể kéo dài thời gian thu hoạch lâu hơn, trong điều kiện có bệnh héo xanh do vi khuẩn hay ngập nước thì cà chua ghép gốc cà tím cho năng suất cao hơn cà không ghép (Trần Văn Lài và ctv., 2002). Gốc cà tím giúp tăng khả năng chống chịu với bệnh héo xanh vi khuẩn nhất là giai đoạn cây ra hoa hình thành trái rất mẫn cảm và tỉ lệ bệnh cao nhất (Vũ Triệu Mân và ctv.,1998). Kết quả nghiên cứu của Lâm Như Thùy (2008), cho thấy có thể dùng gốc ghép là cà tím EG 203 để canh tác cà chua trong vụ Hè-Thu trên nền đất thoát thủy kém. Châu Ngọc Ánh (2008), cũng cho kết quả gốc ghép cà tím EG 203 kháng bệnh héo tươi 100% và cho năng suất tương đối cao (37,34 tấn/ha) trên ngọn ghép Redcrown. Điều này nói lên cà tím EG 203 rất thích hợp với điều kiện ngập úng ở Đồng Bằng sông Cửu Long. 1.3 Ghép cà chua 1.3.1 Cơ sở khoa học của phương pháp ghép Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một phần của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo nên một cây mới (sống cộng sinh) giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu và những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép (Phạm Văn Côn, 2007). Sau khi áp sát hai phần tượng tầng gốc và cành ghép lại với nhau thì trước tiên những tế bào bị thương tổn của hai mặt cắt hình thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách này phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa gốc và ngọn ghép, đồng thời lớp ngăn cách dần dần biến mất. Các tế bào mới sản sinh ở mô liên hợp liên hệ với nhau bằng những đường ống qua vách tế bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do đó chất dinh dưỡng của gốc ghép chuyển lên ngọn ghép và ngược lại chất dinh dưỡng từ ngọn ghép cũng được chuyển về gốc ghép. Những tế bào mới sinh của gốc ghép tương ứng với mạch dẫn của ngọn ghép phân hóa thành mô tế bào mạch dẫn, cứ như thế các tế bào của gốc và ngọn ghép có mối liên hệ tương ứng với nhau và hình thành một cơ thể sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007). 6 Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc và ngọn có kết hợp chặt chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc và ngọn hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc và ngọn càng dễ dàng. Vì vậy, trong khi ghép cần phải chú ý làm cho cành ghép thật áp sát với gốc ghép trong một thời gian nhất định. Cành ghép chịu ảnh hưởng của gốc ghép về một số mặt như: tuổi thọ dài hay ngắn, phân hóa mầm hoa sớm hay muộn, thế sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chống chịu cao hay thấp,… nhưng không làm thay đổi bản chất di truyền của cây làm ngọn ghép. Gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài. 1.3.2 Tình hình ghép cà chua trên thế giới và Việt Nam. * Trên thế giới Theo một số tài liệu phương pháp ghép được sử dụng ở Trung Quốc từ 1000 năm TCN, còn ở Châu Âu được ghi nhận vào những năm 348-237 TCN (Oda, 1995). Mục đích chính của việc ghép rau là tránh bệnh trong đất như bệnh do nấm trên họ bầu bí dưa và héo vi khuẩn Ralstonia solanacearum ở họ cà. Ngoài ra ghép còn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, điều kiện sinh trưởng của cây. Hiện nay ghép là một công nghệ chính trong quy trình sản xuất rau ăn trái ở Nhật Bản, đặc biệt là rau ăn trái trồng trong nhà lưới và trong điều kiện trái vụ (Lê Thị Thủy, 2000). Công nghệ ghép còn được ứng dụng rộng trên cà tím vào những năm đầu thế kỷ 50, cây cà chua ghép trên gốc cà tím được phổ biến vào những năm 1970. * Trong nước Kỹ thuật ghép cà chua đã bắt đầu nghiên cứu năm 1999 tại Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội (Lê Thị Thủy, 2000) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam năm 2000-2003 (Trần Thị Ba, 2010). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ba (2010) thì biện pháp ghép gốc cà tím, cà chua kháng bệnh đã giúp cho cây cà chua sinh trưởng mạnh gia tăng năng suất và chống chịu bệnh héo xanh tăng năng suất so với không ghép. Điều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Vương Quang (2010), Trần Thanh Phong (2010) và Nguyễn Văn Tạo (2011). 7 Hiện nay kỹ thuật ghép cà chua đã được ứng dụng thành công nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt là ở tỉnh Lâm Đồng. Từ tháng 8/2003 đến 9/2005, diện tích trồng cà chua ghép tại Lâm Đồng đạt khoảng 1.500 ha. Với giải pháp này cà chua ghép cho sản lượng tăng 20-30%, có khi đến 70 hoặc 100% tương ứng với tỷ lệ số cây sống tăng (Nguyễn Minh Phú, 2007). 1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về gống cà chua và trồng cà chua ghép. Nghiên cứu của Võ Thanh Nhơn (2009) nhận thấy trong nhóm cà cherry thì giống cà cherry Ruby (bi đỏ) tốt nhất, thấp cây, ít bệnh, năng suất thực tế cao (27 tấn/ha). Kết quả so sánh 5 giống cà chua nhập nội của Lê Thị Ái (2009) cũng cho thấy cà cherry Ruby (bi đỏ) cho năng suất cao nhất (25,16 tấn/ha) với trọng lượng trái trung bình 6,6 g/trái và 1,11 kg trên cây. Nghiên cứu của Võ Thanh Sơn (2011) khảo sát đặc tính của 10 giống cà chua cho kết quả 2 giống cherry Ruby và cherry Rulow có số chùm trên thân chính nhiều nhất (12-12,25 hoa/cây). Cà chua bi đỏ (cherry Ruby) cho năng suất cao nhất trong nhóm cà cherry trong thí nghiệm so với 5 giống cà chua nhập nội của Sơn Bông Sen (2010) kế đến là cà chua bi vàng (cherry Rulow) cụ thể cà chua bi đỏ năng suất 23,62 tấn/ha, cà chua bi vàng 21,87 tấn/ha. Nghiên cứu của Lư Tuấn Anh (2008) kết luận rằng cà cherry TN 359 ghép trên gốc cà tím EG 203 cho năng suất cao nhất (11,8 tấn/ha) và khả năng chống chịu tốt nhất với bệnh héo xanh, tỉ lệ bệnh thấp (1,47%). Kết quả của Lâm Như Thùy (2008) cho thấy có thể dùng gốc ghép là cà tím EG 203 để canh tác cà chua trong vụ Hè-Thu trên nền đất thoát thủy kém. Nghiên cứu của Châu Ngọc Ánh (2008) cũng cho kết quả gốc ghép cà tím EG 203 kháng bệnh héo tươi 100% và cho năng suất tương đối cao (37,34 tấn/ha) trên ngọn ghép Redcrown. Nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại gốc ghép cà chua Miền Nam, cà chua Đà Lạt và cà tím EG 203 lên tỉ lệ bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cà chua Redcrown 250, Nguyễn Văn Đém (2008) nhận thấy cả 3 gốc ghép có tỉ lệ bệnh héo xanh dưới 10%, trong đó gốc cà tím EG 203 tốt nhất cho năng suất cao 12,45 tấn/ha, trong khi năng suất cà không ghép 6,90 tấn/ha. Kết quả khảo sát sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 11 giống cà chua nhập nội trong nhà lưới của Nguyễn Văn Tạo (2011), cho thấy cà chua Savior ghép trên gốc cà tím EG 203 hoàn toàn không bị héo xanh vi khuẩn. 8 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 2.1.1 Địa điểm và thời gian * Địa điểm: Nhà lưới nghiên cứu rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ. * Thời gian: Tháng 10/2012- 02/2013. 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm * Giống làm ngọn ghép Cà Rulow (bi vàng): Nhập nội từ Đài Loan, giống F1, dạng sinh trưởng vô hạn, trái hình quả lê, chín có màu vàng tươi, thịt quả dai ngon, độ đường cao thích hợp cho ăn tươi dưới dạng tráng miệng. Cà Ruby (bi đỏ): Nhập nội từ Đài Loan, giống F1, sinh trưởng bán hữu hạn, cây chịu nhiệt, khả năng cho trái tốt, dạng cây trung bình, đậu trái nhiều cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng. Trái thon dài hình elip, màu đỏ tươi, ruột dai ngon, trái cứng dễ vận chuyển và bảo quản. * Giống làm gốc ghép Cà tím EG 203: Giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum, bệnh thối gốc do nấm Selerotium rolfsii rất tốt và chịu được điều kiện ngập úng, chống được tuyến trùng rễ Meloigogyne incognital. * Dinh dưỡng: NPK, Urê, Risopla V, phân cá, Tomato, Cabona (canxi-bo), phân hữu cơ vi sinh. * Nông dược: Trừ sâu, rầy Diazan 10H, Vertimec 1.8 EC/ND, Actara 25 WG, Bifiny 70 WP, Nazomi 5WDG, Confidor 100SL, Anvado 100WP, Lugentop 300WP, Diony 75 EC và trừ bệnh Starner 20WP, CabrioTop 600WDG, Physan 20 L, Ridomil Gold 68 WG, Proplant 722 SL, Appencarb Super 50 FL. * Giá thể trồng cây trong chậu: Đất trộn với tro (tỉ lệ 2:1), 30 g phân hữu cơ vi sinh, 20 g phân NPK (16-16-8). * Vật liệu khác: Ly nhựa trồng cây con, thước kẹp, thước dây, nhiệt kế, máy đo ánh sáng Lux meter model DM-28, dây nhựa. 9 2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với 10 lần lặp lại, mỗi lặp lại là 1 cây. 1. Cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím EG 203 (Cà Rulow/cà tím) 2. Cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím EG 203 (Cà Ruby/cà tím) 3. Cà bi vàng Rulow không ghép (Cà Rulow) 4. Cà bi đỏ Ruby không ghép (Cà Ruby) 2.2.2 Kỹ thuật canh tác * Chuẩn bị cây con: - Ngâm ủ hạt từ 2-3 ngày trước khi gieo vào khay ươm. Hỗn hợp giá thể gồm đất và mụn xơ dừa lấp đầy lỗ và nén nhẹ, gieo 2 hạt/lỗ phun nước để giữ ẩm. Khi cây được 2 lá mầm thì chừa mỗi lỗ một cây, trồng dậm lại chỗ cây chết. Cần che mát và giữ ẩm cho cây khi trời nắng gắt. - Khi cây trồng được 20 ngày thì trồng ra ly nhựa với giá thể: Đất và tro trấu tỉ lệ 2:1, NPK và hữu cơ vi sinh tỉ lệ 2:3. - Khi cây được khoảng từ 35 ngày thì tiến hành ghép. * Chăm sóc cây ghép trong phòng ghép: - Cây ghép xong cần chuyển vào phòng ghép để chăm sóc. Che mát cho cây tránh ánh sáng trực tiếp thường phun nước để giữ ẩm cho ngọn ghép và tránh để nước lọt vào vết ghép. Nếu nhiệt độ tăng quá cao cần phun nước xung quanh phòng ghép để hạ thấp nhiệt độ. - Khi cây từ ngày thứ 4 trở đi cần tăng dần ánh sáng cho đến 8-10 ngày cần cho cây ra điều kiện đủ ánh sáng. * Chăm sóc cây ghép trong chậu: Cây ghép được 10-15 ngày tiến hành trồng vào chậu. - Giá thể : Đất và tro trấu tỉ lệ 2:1, NPK và hữu cơ vi sinh tỉ lệ 2:3. - Tưới nước: Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, mỗi ngày tưới 5 lần vào lúc 8:00, 11:00, 13:00, 15:00, 17:00 giờ, mỗi lần khoảng 30 giây, khoảng 60 ml nước/lần tưới. - Tỉa chồi: Tỉa bỏ chồi dưới vết ghép, chỉ để lại 1 chồi trên thân chính của gốc cà tím. - Bón phân: Theo công thức 366:320:286 NPK (kg/ha). Loại, lượng phân và thời điểm bón phân được thể hiện qua bảng 2.1. 10 Bảng 2.1 Loại, lượng phân và thời điểm bón cho cà chua trong thí nghiệm Loại phân bón 16-16-8 Kali (KCl) Urê Phân hữu cơ vi sinh Tomato Plus Canxi-bo Tổng số 80 10 10 Bón lót 20 - 100 - 0,5 1 - 15 15 2 2 Bón thúc (NSKT) 35 55 15 20 3 3 3 3 75 10 2 2 Chia ra nhiều lần tưới rễ - Chia làm nhiều lần phun qua lá - Tăng ra hoa đậu trái: Phun Tomato ở giai đoạn cây ra nụ và canxi-bo khi cây có trái chín để hạn chế việc nứt trái và thối trái do thiếu canxi. Định kì 7 ngày/lần. - Phòng trừ sâu bệnh: Trong nhà lưới treo các bẫy dính côn trùng màu vàng để thu hút côn trùng (bướm sâu ăn tạp, rầy phấn trắng, bù lạch,…). Phun luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu kháng thuốc, định kỳ 5-7 ngày/lần. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi * Ghi nhận: Ngày gieo, ngày ngắt đọt cà tím, ngày ghép, ngày trồng cây vô chậu, ngày trổ hoa, đậu trái, trái chín 50%. * Chỉ tiêu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ (0C), ẩm độ (%). Dùng nhiệt kế đọc nhiệt độ không khí và nước, sau đó quy ra ẩm độ bên trong và bên ngoài nhà lưới vào các thời điểm 7, 9, 11, 13, 15 và 17 giờ trong ngày. * Chỉ tiêu về tăng trưởng: Quan sát tất cả các cây/nghiệm thức vào các thời điểm 15, 30, 45 và 60 NSKT, ra hoa, đậu trái và trái chín 50%. - Chiều cao cây (cm): Dùng thước dây đo dọc nhánh chính từ gốc (sát mặt đất) đến đỉnh sinh trưởng (nhánh có chiều cao dài nhất). - Số lá: Đếm tất cả số lá trên nhánh chính (đếm những lá có chiều dài phiến > 2 cm). - Đường kính gốc thân: Dùng thước kẹp đo phần gốc thân cách mặt đất 1cm. - Chiều cao gốc ghép (cm): Dùng thước dây đo từ mặt đất đến giữa mắt ghép. - Chiều cao ngọn ghép (cm): Dùng thước dây đo từ vị trí vết ghép đến đỉnh sinh trưởng. 11 - Đường kính gốc và ngọn ghép: Đo vị trí dưới vết ghép 1 cm (gốc ghép), vị trí trên vết ghép 1 cm (ngọn ghép) bằng thước kẹp. * Chỉ tiêu thành phần năng suất: Thời điểm có trái chín 50%. - Tổng số trái/cây: Đếm tất cả các trái trên cây với những trái có đường kính từ 2 cm trở lên. - Tổng số chùm/cây: Đếm tất cả các chùm trái trên từng cây. 2.2.4 Phân tích số liệu Dùng chương trình Excel và SPSS để xử lý và phân tích thống kê số liệu thí nghiệm. 12 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát Thí nghiệm được thực hiện trong Nhà lưới nóc ni lông, che lưới xung quanh nên khí hậu tương đối mát mẻ. Tuy nhiên vào buổi trưa nhiệt độ cao và nắng gắt ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sau ghép và khả năng sinh trưởng của cây sau này. Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho bệnh hại xâm nhiễm. Ở giai đoạn 30 NSKT cây bắt đầu xuất hiện bệnh héo xanh ở nghiệm thức cà Rulow và Ruby không ghép. 3.2 Điều kiện ngoại cảnh 3.2.1 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới Cường độ ánh sáng trung bình trong và ngoài nhà lưới là 77.000 lux và 97.000 lux, cao nhất vào lúc 11:00-15:00 (120.000-114.000 lux, 139.000138.000 lux, tương ứng) (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1). Theo Trần Thị Ba và ctv.(1999), nếu nắng gay gắt vào buổi trưa kết hợp cường độ ánh sáng từ 80.000-100.000 lux sẽ làm cà chua bị héo, lá và trái bị cháy nắng. Như vậy, cường độ ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây, đặc biệt vào buổi trưa nhiệt độ cao kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh, cây bị mất nước dẫn đến tình trạng lá héo và cụp xuống. 160 Trong nhà lưới Cường độ ánh sáng (1.000 lux) Ngoài nhà lưới 120 80 40 0 7:00 9:00 11:00 13:00 Thời gian trong ngày (giờ) 15:00 17:00 Hình 3.1 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khảo sát trong ngày 2/12/2012. 13 3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới * Nhiệt độ: - Trong nhà lưới: Thí nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian nhiệt độ tương đối cao, cây ghép được chăm sóc tốt trong phòng phục hồi sau ghép: che ánh sáng, chắn gió, phun nước hạ nhiệt phòng ghép,... nên khả năng phụ hồi khá cao. Nhiệt độ không khí biến thiên trong khoảng 28-36C (Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2) 50 80 40 60 30 40 20 20 10 o 100 Nhiệt độ ( C) Ẩm độ (%) - Ngoài nhà lưới: Kết quả cho thấy nhiệt độ không khí trung bình ngoài nhà lưới khá cao 31,2C, cao nhất vào lúc 9:00 đến 15:00 (31-35C). Nhiệt độ tối hảo cho sinh trưởng và phát triển của cà chua là 21-24C (Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Đường Hồng Dật (2003) nhiệt độ trên 32C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều, tỉ lệ đậu trái thấp. Như vậy, nhiệt độ này chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây, tuy nhiên vào buổi trưa nhiệt độ vẫn cao hơn 30C có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau ghép, sinh trưởng và khả năng cho trái của cây về sau. 7:00 9:00 11:00 11:00 Ẩm độ trong nhà lưới Nhiệt độ trong nhà lưới 15:00 17:00 Ẩm độ ngoài nhà lưới Nhiệt độ ngoài nhà lưới Thời gian trong ngày (giờ) Hình 3.2 Nhiệt độ và ẩm độ trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khảo sát trong ngày 2/12/2012. 14 * Ẩm độ: - Trong nhà lưới: Ẩm độ không khí trung bình trong nhà lưới là 73%, cao nhất là 93% vào thời điểm 13:00 và thấp nhất là thấp nhất là 55% ở thời điểm 11:00 (Hình 3.2 và Phụ bảng 1.3) - Ngoài nhà lưới: Ẩm độ không khí trung bình ngoài nhà lưới là 68,17%, cao nhất 85% và thấp nhất 53% (Hình 3.2, Phụ bảng 1.3). Ẩm độ không khí ảnh hưởng đến sinh trưởng của cà chua, ẩm độ tốt nhất là 50-60%. Ẩm độ cao ở vùng nhiệt đới cây dễ nhiễm bệnh và gây trở ngại cho thụ tinh, thụ phấn dẫn đến cà chua khó đậu trái vì vòi nhụy có khuynh hướng mọc dài hơn chỉ nhị (Phạm Hồng Cúc, 2007). Ngoài ra, theo Mai Thị Phương Anh (1996) thì ẩm độ thích hợp cho sinh trưởng của cà tím là 70-80% cây đậu trái nhiều. Do đó, ẩm độ này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cà bi. 3.3 Tình hình sinh trưởng và phát triển 3.3.1 Chiều cao cây Chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê tại các thời điểm khảo sát (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.1) và không theo khuynh hướng rõ rệt. Cà Rulow có tốc độ phát triển chiều cao cây nhanh nhất đến thời điểm 45 NSKT và dừng sinh trưởng hoàn toàn khi đến 60 NSKT, ở thời điểm này cà Rulow/cà tím tăng trưởng tốt (116,90 cm) hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Theo Mai Thị Phuơng Anh (1996) và Tạ Thu Cúc (2002), chiều cao cây cà do đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng quyết định. Cà Rulow là giống sinh trưởng vô hạn trong khi cà Ruby là giống sinh trưởng bán hữu hạn nên dẫn đến sự khác biệt về chiều cao, kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Võ Thanh Sơn (2011). Cà Rulow bị bệnh héo vi khuẩn chết hoàn toàn ở thời điểm sau 45 NSKT trong khi cà Ruby vẫn cho thu hoạch. Kết quả này cũng được tìm thấy ở Vũ Triệu Mân và ctv.(1998) giai đoạn ra hoa cho đến khi hình thành trái thì cây cà bi mẫn cảm, với tỉ lệ bệnh cao nhất. 15 130 Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Cà Rulow Cà Ruby Chiều cao cây (cm) 100 70 40 10 15 30 45 60 Ngày sau khi trồng Hình 3.3 Chiều cao cây (cm) trung bình của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 3.3.2 Số lá Số lá trên cây của cà bi khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê tại các thời điểm khảo sát (Hình 3.4 và Phụ bảng 2.2). Nhìn chung, số lá cà Ruby/cà tím thấp nhất qua các thời điểm khảo sát. Thời điểm 60 NSKT, số lá cà Rulow/cà tím (17,2 lá) nhiều hơn cà Ruby/cà tím (12,5 lá). Số lá trên cây thay đổi do đặc tính di truyền của giống, cà bi Rulow là giống sinh trưởng vô hạn trong giai đoạn mang trái vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng (Tạ Thu Cúc, 2007). Theo Lê Văn Hòa và ctv. (2001) số lá ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, vào thời điểm 60 NSKT số lá cà Rulow/cà tím nhiều hơn cà Ruby/cà tím có thể giải thích một phần do chiều cao cây bi Ruby cao hơn. 16 20 Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Cà Rulow Cà Ruby Số lá (lá/cây) 16 12 8 4 15 30 45 60 Ngày sau khi trồng Hình 3.4: Số lá trên cây của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. 3.3.3 Đường kính gốc thân Nhìn chung, đường kính gốc thân của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Thời điểm 15 NSKT đường kính gốc thân cà Rulow (0,47 cm) lớn hơn cà Ruby tương đương cà Rulow/cà tím (0,44 cm) và cà Ruby/cà tím (0,45 cm). Thời điểm 60 NSKT, đường kính gốc thân cà tương đương nhau khoảng 0,72-0,75 cm. Kết quả này cũng tìm thấy ở nghiên cứu của Võ Thanh Sơn (2011) cho rằng đường kính gốc thân của cà Rulow/cà tím và cà Ruby/cà tím tương đương nhau qua các thời điểm sinh trưởng. Mặc khác, số lá cà Ruby tương đương cà Rulow/cà tím nên tốc độ hấp thu nước và chất dinh dưỡng cũng tương đương nhau nên đường kính gốc thân gần như nhau. 17 Bảng 3.1 Đường kính gốc thân (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Cà Rulow Cà Ruby Mức ý nghĩa CV. (%) Ngày sau khi trồng 15 30 0,44 ab 0,58 ab 0,45 ab 0,57 ab 0,47 a 0,61 a 0,41 b 0,53 b ** * 8,49 9,61 45 0,69 a 0,61 b 0,64 ab 0,59 b ** 6,82 60 0,754 0,721 0,736 ns 7,43 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, “-“ :chết hoàn toàn không còn theo dõi. 3.3.4 Chiều cao gốc ghép Kết quả Bảng 3.2 cho thấy chiều cao gốc ghép của tổ hợp cà Rulow/cà tím (11,1 cm ở 15 NSKT đến 18,7 cm ở 60 NSKT) luôn lớn hơn cà Ruby/cà tím (7,8 cm ở 15 NSKT đến 13,7 cm ở 60 NSKT) khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các thời điểm khảo sát. Điều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đém (2008) cho rằng chiều cao cây, số lá/cây cà cao dẫn đến chiều cao gốc ghép cà cũng cao. Bảng 3.2 Chiều cao gốc ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi trồng 15 30 11,1 a 14,3 a 7,8 b 9,3 b ** ** 15,60 15,49 45 16,6 a 11,6 b ** 13,87 60 18,7 a 13,7 b ** 12,53 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. 3.3.5 Đường kính gốc ghép Đường kính gốc ghép của hai giống cà ở Bảng 3.3 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích tại các thời điểm khảo sát. Thời điểm từ 15 NSKT đến 60 NSKT, đường kính gốc ghép cà Rulow/cà tím (0,52cm đến 0,73 cm) luôn lớn hơn cà Ruby/cà tím (0,44 cm đến 0,66 cm). Điều này được giải thích tương tự như chiều cao gốc ghép. Theo Trần Khắc Thi (2000) cho rằng đường kính gốc ghép cà càng lớn sẽ giúp cây hút được nhiều dinh dưỡng và góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất trái. 18 Bảng 3.3 Đường kính gốc ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi trồng 15 30 0,52 a 0,59 a 0,44 b 0,54 b ** * 8,77 8,61 45 0,69a 0,62 b * 7,90 60 0,73 a 0,66 b * 9,77 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 3.3.6 Chiều cao ngọn ghép Nhìn chung, chiều cao ngọn ghép cà khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Thời điểm 15 NSKT chiều cao ngọn cà ghép giữa hai nghiệm thức dao động 12,4-12,6 (cm), có thể là do thời điểm này cây cần thời gian phục hồi sau khi ghép nên chưa thể hiện rõ chiều cao. Thời điểm từ 30-60 NSKT nghiệm thức cà Rulow/cà tím (44,1-98,2 cm, tương ứng) có chiều cao ngọn ghép luôn cao hơn cà Ruby/cà tím (34,7-68,1 cm, tương ứng), có thể vào thời điểm này rễ cà phát triển và khả năng tiếp hợp tốt nên sinh trưởng mạnh thể hiện rõ chiều cao ngọn của hai giống. Bảng 3.4 Chiều cao ngọn ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi trồng 15 30 12,60 44,1 a 12,40 34,7 b ns ** 14,46 12,25 45 81,1 a 62,0 b ** 9,21 60 98,2 a 68,1 b ** 12,94 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt,**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 3.3.7 Đường kính ngọn ghép Kết quả Bảng 3.5 cho thấy đường kính ngọn ghép của hai giống cà ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê tại các thời điểm khảo sát. Đường kính ngọn ghép cà Rulow/cà tím luôn lớn hơn cà Ruby/cà tím qua các thời điểm khảo sát. Tại thời điểm 60 NSKT cà Rulow/cà tím đạt 0,72 cm lớn hơn cà Ruby/cà tím là 68,1 cm. Nghiên cứu của Võ Thành Nhơn (2009) giai đoạn cây trưởng thành, phát triển trái, khác biệt về đường kính ngọn gần tương đương với sự khác biệt về chiều cao cây, cao ngọn; từ đó cho thấy các giống tăng trưởng mạnh về chiều cao thì có đường kính ngọn ghép lớn. 19 Bảng 3.5 Đường kính ngọn ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi trồng 15 30 0,47a 0,56a 0,42 b 0,51 b * * 7,98 9,99 45 0,64a 0,60 b * 5,89 60 0,72a 0,67 b * 9,66 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. 3.3.8 Số trái và số chùm trên cây Kết quả Bảng 3.6 cho thấy số trái trên cây ở ba nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, còn nghiệm thức cà Rulow chết hoàn toàn ở giai đoạn sinh trưởng. Cà Ruby (42 trái/cây) nhiều hơn cà Ruby/cà tím (27,2 trái/cây) tương đương với cà Rulow/cà tím (37,5 trái/cây). Theo Tạ Thụ Cúc (2002), bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất của cây nên có thể số trái trên cây cà Ruby nhiều hơn cà Ruby/cà tím có thể do số lá nhiều hơn. Ở những giống cà sinh trưởng vô hạn sau khi xuất hiện chùm hoa thứ nhất cứ 2-3 lá thì có chùm hoa tiếp theo. Cà bi đỏ là giống sinh trưởng bán hữu hạn có đặc tính là cho chùm hoa phức tạp (chia thành nhiều nhánh) ở tận ngọn khi kết thúc sinh trưởng, nên số trái/cây cà Ruby/cà tím tương đương cà Rulow/cà tím. Số chùm trái trên cây của các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Bảng 3.6 Số trái trên cây và số chùm trái trên cây của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Cà Ruby Mức ý nghĩa CV.(%) Số trái trên cây (trái/cây) 37,5ab 27,2 b 42,0a * 18,36 Số chùm trên cây (chùm/cây) 6,5 5,9 6,5 ns 17,47 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, ns: không khác biệt, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, 20 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận - Cà Rulow/cà tím: Sinh trưởng tốt nhất với chiều cao cây (116,90 cm), đường kính gốc và đường kính ngọn cao hơn cà Ruby/cà tím và số trái đạt 37,5 (trái/cây) tương đương nhau. - Cà Ruby/cà tím: Chiều cao (81,80 cm), số lá (12,50 lá), chiều cao ngọn ghép (68,10 cm) thấp và số trái thấp nhất 27,20 (trái/cây). - Cà Ruby: Số lá (16 lá) nhiều hơn cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím (12,5 lá) và số trái trên cây tương đương với cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím. - Cà Rulow: Sinh trưởng khá tốt đến thời điểm 45 NSKT, thời điểm này về sau có tỉ lệ bệnh cao và chết hoàn toàn so với cà Ruby. - Cà bi trồng ghép trên gốc cà tím EG 203 cho sinh trưởng và phát triển tốt hơn cà bi không ghép. 4.2 Đề nghị Nên trồng cà bi vàng Rulow ghép và cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím EG 203 trong nhà lưới để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất phục vụ cho vườn rau gia đình. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO Châu Ngọc Ánh, 2008. Đánh giá sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng và tỉ lệ bệnh héo tươi cà chua Red Crown 250 ghép trên các loại gốc cà khác nhau trong nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Đại học trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tố, 2005. Trồng cà chua quanh năm. Nhà xuất bản lao động Hà Nội. Đường Hồng Dật, 2003. Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị. Nhà xuất bản lao động Hà Nội. Lâm Như Thùy, 2008. Ảnh hưởng của ba loại gốc ghép lên tỉ lệ bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái cà chua Red Crown 250 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vụ Hè-Thu 2007. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Lê Thị Ái, 2009. Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 5 giống cà chua nhập nội. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng Trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Lê Thị Thủy, 2000. Nghiên cứu ứng dựng phương pháp ghép trong sản xuất cà chua trái vụ. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn và Đặng Phương Trâm, 2001. Bài giảng Sinh lý Thực vật. Tài liệu lưu hành nội bộ. Đại học Cần Thơ. Lư Tuấn Anh, 2008. Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cà chua Cherry TN359 trên gốc ghép cà chua và cà tím vụ Thu Đông 2007 tại trại thự nghiệm Nông nghiệp. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Mai Thị Phương Anh, 1996. Rau và trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Mai Thị Phương Anh, 1999. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Hồng Vương Quang, 2010. So sánh khả năng kháng bệnh héo xanh, bệnh khảm và năng suất của bốn giống cà chua ghép và không ghép trên gốc cà tím EG203. Luận văn tốt nghiệp trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 22 Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007. Trồng-chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau ăn quả. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Phú, 2007. Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc ghép đối với ngọn ghép cà chua và dưa hấu trong vườn ươm trường Đại học Cần Thơ tháng 10-12/2006. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Đém, 2008. Ảnh hưởng của ba loại gốc ghép lên tỉ lệ bệnh héo tươi do vi khuẩn Raltonia solanacearum, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái cà chua Red Crown 250 tại thị xã Bạc Liêu vụ Hè Thu 2007. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ.. Nguyễn Văn Tạo, 2011. Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của mười một giống cà chua nhập nội trong nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Kỷ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003. Bệnh hại cà chua do nấm vi khuẩn và biện pháp phòng chống. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Việt Thắng Và Trần Khắc Thi, 1997. Sổ tay người trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. ODA, M, 1995. New grafting methods for fruit-bearing vegetable in Janpan. Departement of Applied Physiology, National Research Institute of Vegetable, Ornamemtal plant and Tea. Phạm Hồng Cúc, Trần Thị Ba Và Trần Văn Hai, 2011. Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Hồng Cúc, 2007. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. Phạm Văn Côn, 2007. Kỹ thuật ghép rau, hoa, quả. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Sơn Bông Sen, 2010. Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá thể xơ dừa. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Tạ Thu Cúc, 2002. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Tạ Thu Cúc, 2004. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 23 Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005. Kỹ thuật trồng rau sạch, an toàn và chế biến rau xuất khẩu. Nhà xuất bản Thanh Hóa. Trần Khắc Thi, 2000. Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trần Thanh Phong, 2010. Khảo sát sinh trưởng và năng suất của 5 giống cà chua ngoài đồng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trần Thị Ba và Phạm Hồng Cúc, 1999. Giáo trình trồng rau. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc, 1999. Giáo trình trồng rau. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trần Thị Ba, 2010. Kỹ thuật sản xuất rau sạch. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh và Chu Văn Chuông, 2002. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau-hoa-quả (2000-2002). Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Võ Thành Nhơn, 2009. Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 9 giống cà chua nhập nội Đông-Xuân 2008-2009. Luận văn tốt nghiệp Đại học Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Võ Thanh Sơn, 2011. Khảo sát sinh trưởng, năng suất, phẩm chất 10 giống cà chua Cherry nhập nội trong nhà lưới từ tháng 5-10/2010. Luận văn tốt nghiệp Đại học Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Vũ Triệu Mân Và Lê Lương Tề, 1998. Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 24 PHỤ CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU Bảng 1.1 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khác nhau trong ngày. Địa điểm khảo sát Cường độ ánh sáng 1,000 (lux) tại các thời điểm khảo sát trong ngày 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 Trong nhà lưới 18 40 120 132 114 38 Ngoài nhà lưới 30 75 139 150 138 50 Bảng 1.2 Nhiệt độ không khí trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khác nhau trong ngày. Địa điểm khảo sát Nhiệt độ không khí (C) tại các thời điểm khảo sát trong ngày 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 Trong nhà lưới 29 33 36 29 28 28 Ngoài nhà lưới 27 31 32 32 35 30 Bảng 1.3 Ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới qua các thời điểm khác nhau trong ngày. Ẩm độ không khí (%) tại các thời điểm khảo sát trong ngày Địa điểm khảo sát 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 Trong nhà lưới 70 58 55 93 85 77 Ngoài nhà lưới 85 64 58 79 53 70 25 PHỤ CHƯƠNG 2 BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ Bảng 2.1 Chiều cao cây (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/ cà tím Cà Rulow Cà Ruby Mức ý nghĩa CV. (%) Ngày sau khi ghép 15 30 23,70 a 58,40 b 18,30 c 44,00 c 21,60 b 66,00 a 18,20 c 57,80 b ** ** 10,12 9,95 45 97,70 b 73,60 c 106,67 a 68,75 c ** 8,95 60 116,90 a 81,80 b 89,40 b ** 10,94 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%., “ – “:chết hoàn toàn không còn theo dõi Bảng 2.2 Số lá của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Nghiệm thức Cà Rulow/cà tím Cà Ruby/cà tím Cà Rulow Cà Ruby Mức ý nghĩa CV.(%) Ngày sau khi ghép 15 30 7,00 ab 2,60 a 5,70 c 9,10 c 7,80 a 12,90 a 6,50 bc 10,80 b ** ** 16,42 14,22 45 14,80 a 10,90 b 13,60 a 13,10 a ** 10,88 60 17,20 a 12,50 b 16,00 a ** 13,12 Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%,“ – “:chết hoàn toàn không còn theo dõi. 26 PHỤ CHƯƠNG 3 BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) Phụ bảng 3.1 Chiều cao cây (cm) tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 161,08 153,70 314,78 10,12 Trung bình bình phương 53,69 4,27 Độ tự do 3 36 39 F Độ ý nghĩa 12,58 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.2 Chiều cao cây (cm) tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 2517,90 1140,00 3657,90 9,95 Trung bình bình phương 839,30 31,67 Độ tự do 3 36 39 F Độ ý nghĩa 26,50 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.3 Chiều cao cây (cm) tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Tổng bình phương 6346,11 3 Trung bình bình phương 2115,37 Sai số 1500,67 27 55,58 Tổng cộng 7846,77 30 CV.(%) 8,95 Độ tự do F Độ ý nghĩa 38,06 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.4 Chiều cao cây (cm) tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 6822,30 2497,70 9320,00 10,94 Trung bình bình phương 3278,03 113,53 Độ tự do 3 22 25 **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 27 F Độ ý nghĩa 28,87 ** Phụ bảng 3.5 Số lá tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 23,30 44,20 67,50 16,42 Trung bình bình phương 7,77 1,23 Độ tự do 3 36 39 F Độ ý nghĩa 6,33 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.6 Số lá tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 93,30 93,80 187,10 14,22 Trung bình bình phương 31,10 2,61 Độ tự do 3 36 39 F Độ ý nghĩa 11,94 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.7 Số lá tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 77,96 54,04 132,00 10,88 Trung bình bình phương 25,99 2,00 Độ tự do 3 27 30 F Độ ý nghĩa 12,98 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.8 Số lá tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 119,28 86,10 205,38 13,05 Trung bình bình phương 39,76 3,91 Độ tự do 3 22 25 **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 28 F Độ ý nghĩa 10,16 ** Phụ bảng 3.9 Đường kính gốc thân tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,02 0,05 0,07 8,49 Trung bình F bình phương 0,01 4,75 0,00 Độ tự do 3 36 39 Độ ý nghĩa * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 05% Phụ bảng 3.10 Đường kính gốc thân tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,03 0,11 0,14 9,61 Trung bình bình phương 0,01 0,00 Độ tự do 3 36 39 F Độ ý nghĩa 3,57 * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 05% Phụ bảng 3.11 Đường kính gốc thân tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,05 0,05 0,10 6,82 Trung bình bình phương 0,02 0,00 Độ tự do 3 27 30 F Độ ý nghĩa 8,62 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.12 Đường kính gốc thân tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,01 0,06 0,07 6,84 Trung bình bình phương 0,00 0,00 Độ tự do 3 22 25 ns: không khác biệt 29 F Độ ý nghĩa 1,69 ns Phụ bảng 3.13 Chiều cao gốc ghép tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 54,45 36,50 90,95 15,6 Trung bình bình phương 54,45 2,03 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 26,85 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.14 Chiều cao gốc ghép tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 125,00 60,20 185,20 15,49 Trung bình bình phương 125,00 3,34 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 37,38 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.15 Chiều cao gốc ghép tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 125,00 68,80 193,80 13,87 Trung bình bình phương 125,00 3,82 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 32,70 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.16 Chiều cao gốc ghép tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 125,00 74,20 199,20 12,53 Trung bình bình phương 125,00 4,12 Độ tự do 1 18 19 **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 30 F Độ ý nghĩa 30,32 ** Phụ bảng 3.17 Đường kính gốc ghép (cm) tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,034 0,031 0,066 8,77 Trung bình bình phương 0,03 0,001 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 19,74 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.18 Đường kính gốc ghép (cm) tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) 0,016 0,042 0,058 8,61 Trung bình bình phương Độ tự do 1 18 19 0,02 0,002 F Độ ý nghĩa 6,66 * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 3.19 Đường kính gốc ghép (cm) tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) 0,003 0,044 0,047 7,9 Trung bình bình phương Độ tự do 1 18 19 0,003 0,002 F Độ ý nghĩa 1,07 * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 3.20 Đường kính gốc ghép (cm) tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,02 0,08 0,11 9,77 Trung bình bình phương 0,02 0,00 Độ tự do 1 18 19 *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 31 F Độ ý nghĩa 4,84 * Phụ bảng 3.21 Đường kính ngọn ghép (cm) tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,010 0,023 0,032 7,98 Trung bình bình phương 0,0097 0,0013 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 7,71 * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 3.22 Đường kính ngọn ghép (cm) tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,00 0,05 0,05 9,99 Trung bình bình phương 0,00 0,00 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 0,56 * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 3.23 Đường kính ngọn ghép (cm) tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,01 0,02 0,03 5,89 Độ tự do 1 18 19 Trung bình bình phương 0,01 0,00 F Độ ý nghĩa 6,56 * *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ bảng 3.24 Đường kính ngọn ghép (cm) tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,20 58,80 59,00 9,66 Độ tự do Trung bình bình phương 0,20 3,27 1 18 19 *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 32 F Độ ý nghĩa 0,06 * Phụ bảng 3.25 Chiều cao ngọn ghép (cm) tại thời điểm 15 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động nghiệm thức sai số tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 0,01 0,08 0,09 14,46 Trung bình bình phương 0,01 0,00 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 1,27 ns ns: không khác biệt Phụ bảng 3.26 Chiều cao ngọn (cm) tại thời điểm 30 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 441,80 419,00 860,80 12,25 Trung bình bình phương 441,80 23,28 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 18,98 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.27 Chiều cao ngọn ghép (cm) tại thời điểm 45 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 1.824,05 780,90 2.604,95 9,21 Trung bình bình phương 1.824,05 43,38 Độ tự do 1 18 19 F Độ ý nghĩa 42,04 ** **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 3.28 Chiều cao ngọn ghép (cm) tại thời điểm 60 NSKT của các nghiệm thức Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 4.530,05 2.082,50 6.612,55 12,94 Trung bình bình phương 4.530,05 115,69 Độ tự do 1 18 19 **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 33 F Độ ý nghĩa 39,16 ** Phụ bảng 3.29 Số trái trên cây của các nghiệm thức ở thời điểm trái chín. Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) 345,69 985,75 1331,44 18,36 Độ tự do 3 21 24 Trung bình bình phương 115,23 46,94 F Độ ý nghĩa 2,45 * ns: không khác biệt Phụ bảng 3.30 Số chùm trên cây của các nghiệm thức ở thời điểm trái chín. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV.(%) Tổng bình phương 4,09 28,95 33,04 17,47 Trung bình bình phương 1,36 1,38 Độ tự do 3 21 24 ns: không khác biệt 34 F Độ ý nghĩa 0,99 ns PHỤ CHƯƠNG 4 SỐ LIỆU THÔ Phụ bảng 4.1 Chiều cao cây (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. NT LL 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giống Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby 15 24 24 24 21 22 25 27 23 23 24 22 19 20 15 16 17 17 18 20 19 24 20 18 20 23 19 22 27 19 24 19 20 16 18 19 17 20 18 17 18 35 Ngày sau khi trồng 30 45 59 87 59 97 58 97 60 107 60 100 59 94 65 91 55 105 57 107 52 92 37 70 44 80 48 79 58 75 46 71 42 75 40 71 42 74 44 80 39 61 68 106 68 94 61 120 73 81 58 71 60 60 60 60 63 64 71 49 76 64 60 62 75 56 80 58 60 52 65 56 57 - 60 109 114 115 129 124 118 100 130 121 109 71 88 82 71 81 77 78 86 110 74 96 103 73 87 88 - Phụ bảng 4.2 Số lá của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. NT LL 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giống Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby 15 9 7 6 6 5 6 8 8 8 7 6 6 7 5 5 5 6 6 6 5 7 9 8 9 6 8 10 8 7 6 7 6 5 7 8 6 5 7 8 6 36 Ngày sau khi trồng 30 45 12 14 12 15 12 14 13 14 12 15 11 15 13 14 16 18 14 16 11 13 8 9 10 12 10 11 8 10 8 11 10 12 11 13 8 10 10 11 8 10 12 14 12 13 12 14 15 12 12 16 13 13 12 10 14 9 11 7 11 10 12 12 16 11 13 10 13 14 15 14 11 - 60 16 17 14 17 20 19 16 19 18 16 10 14 12 11 13 13 14 11 15 12 17 14 18 12 19 - Phụ bảng 4.3 Đường kính gốc thân (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. NT LL 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giống Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Rulow/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Ruby/cà tím Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Rulow Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby Ruby 15 0,44 0,42 0,5 0,39 0,41 0,43 0,49 0,47 0,43 0,41 0,43 0,42 0,4 0,39 0,5 0,51 0,42 0,47 0,44 0,48 0,46 0,48 0,39 0,54 0,53 0,47 0,44 0,45 0,47 0,5 0,42 0,45 0,38 0,44 0,41 0,4 0,39 0,41 0,37 0,43 37 Ngày sau khi trồng 30 45 0,65 0,68 0,55 0,65 0,57 0,68 0,6 0,75 0,55 0,72 0,57 0,68 0,58 0,7 0,52 0,67 0,55 0,65 0,61 0,68 0,57 0,64 0,62 0,65 0,49 0,5 0,56 0,63 0,55 0,58 0,58 0,6 0,53 0,6 0,59 0,62 0,57 0,6 0,61 0,65 0,6 0,65 0,67 0,6 0,65 0,67 0,5 0,67 0,53 0,7 0,52 0,63 0,65 0,58 0,58 0,67 0,68 0,47 0,54 0,6 0,67 0,52 0,55 0,52 0,6 0,5 0,58 0,48 0,54 0,48 0,5 - 60 0,75 0,68 0,74 0,79 0,78 0,7 0,85 0,7 0,75 0,8 0,68 0,72 0,8 0,68 0,69 0,75 0,7 0,71 0,73 0,75 0,68 0,73 0,7 0,72 0,85 - Phụ bảng 4.4 Chiều cao gốc ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Ngày sau khi trồng NT LL Giống 15 30 45 60 1 1 Rulow/cà tím 12 13 16 16 1 2 Rulow/cà tím 10 12 14 16 1 3 Rulow/cà tím 12 14 14 17 1 4 Rulow/cà tím 10 15 15 18 1 5 Rulow/cà tím 9 12 15 18 1 6 Rulow/cà tím 12 14 17 20 1 7 Rulow/cà tím 13 17 19 23 1 8 Rulow/cà tím 12 19 22 23 1 9 Rulow/cà tím 10 14 17 18 1 10 Rulow/cà tím 11 13 17 18 2 1 Ruby/cà tím 5 9 10 12 2 2 Ruby/cà tím 9 10 10 12 2 3 Ruby/cà tím 8 10 11 15 2 4 Ruby/cà tím 9 11 14 16 2 5 Ruby/cà tím 7 9 12 13 2 6 Ruby/cà tím 7 8 12 13 2 7 Ruby/cà tím 10 10 12 15 2 8 Ruby/cà tím 6 7 13 13 2 9 Ruby/cà tím 8 8 11 14 2 10 Ruby/cà tím 9 11 11 14 38 Phụ bảng 4.5 Đường kính gốc ghép (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. NT LL Ngày sau khi trồng Giống 15 30 45 60 1 1 Rulow/cà tím 0,5 0,61 0,62 0,8 1 2 Rulow/cà tím 0,58 0,65 0,7 0,83 1 3 Rulow/cà tím 0,47 0,51 0,65 0,8 1 4 Rulow/cà tím 0,53 0,6 0,65 0,7 1 5 Rulow/cà tím 0,52 0,66 0,72 0,75 1 6 Rulow/cà tím 0,5 0,57 0,6 0,65 1 7 Rulow/cà tím 0,54 0,59 0,61 0,65 1 8 Rulow/cà tím 0,55 0,6 0,62 0,73 1 9 Rulow/cà tím 0,46 0,55 0,58 0,64 1 10 Rulow/cà tím 0,53 0,58 0,65 0,76 2 1 Ruby/cà tím 0,45 0,47 0,56 0,65 2 2 Ruby/cà tím 0,4 0,6 0,7 0,75 2 3 Ruby/cà tím 0,5 0,55 0,62 0,72 2 4 Ruby/cà tím 0,47 0,5 0,52 0,55 2 5 Ruby/cà tím 0,45 0,48 0,62 0,7 2 6 Ruby/cà tím 0,47 0,63 0,7 0,7 2 7 Ruby/cà tím 0,38 0,55 0,63 0,67 2 8 Ruby/cà tím 0,35 0,49 0,6 0,6 2 9 Ruby/cà tím 0,46 0,53 0,62 0,72 2 10 Ruby/cà tím 0,42 0,56 0,6 0,58 39 Phụ bảng 4.6 Chiều cao ngọn ghép của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Ngày sau khi trồng NT LL 1 1 1 Giống 15 30 45 60 Rulow/cà tím 12 46 71 93 2 Rulow/cà tím 14 47 83 98 1 3 Rulow/cà tím 12 44 83 98 1 4 Rulow/cà tím 11 45 92 111 1 5 Rulow/cà tím 13 48 85 106 1 6 Rulow/cà tím 13 45 77 98 1 7 Rulow/cà tím 14 48 72 77 1 8 Rulow/cà tím 11 36 83 107 1 9 Rulow/cà tím 13 43 90 103 1 10 Rulow/cà tím 13 39 75 91 2 1 Ruby/cà tím 17 28 60 59 2 2 Ruby/cà tím 10 34 70 76 2 3 Ruby/cà tím 12 38 68 67 2 4 Ruby/cà tím 6 47 61 55 2 5 Ruby/cà tím 9 37 59 68 2 6 Ruby/cà tím 10 34 63 64 2 7 Ruby/cà tím 7 30 59 63 2 8 Ruby/cà tím 12 35 61 73 2 9 Ruby/cà tím 12 36 69 96 2 10 Ruby/cà tím 10 28 50 60 40 Phụ bảng 4.7 Đường kính ngọn ghép của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. NT LL Ngày sau khi trồng Giống 15 30 45 60 1 1 Rulow/cà tím 0,43 0,5 0,55 0,7 1 2 Rulow/cà tím 0,54 0,61 0,63 0,65 1 3 Rulow/cà tím 0,46 0,49 0,6 0,65 1 4 Rulow/cà tím 0,44 0,57 0,62 0,72 1 5 Rulow/cà tím 0,5 0,59 0,6 0,75 1 6 Rulow/cà tím 0,49 0,57 0,62 0,75 1 7 Rulow/cà tím 0,47 0,53 0,57 0,66 1 8 Rulow/cà tím 0,45 0,58 0,68 0,7 1 9 Rulow/cà tím 0,42 0,49 0,55 0,6 1 10 Rulow/cà tím 0,46 0,55 0,6 0,65 2 1 Ruby/cà tím 0,39 0,56 0,6 0,7 2 2 Ruby/cà tím 0,48 0,52 0,62 0,68 2 3 Ruby/cà tím 0,43 0,56 0,65 0,9 2 4 Ruby/cà tím 0,44 0,48 0,6 0,65 2 5 Ruby/cà tím 0,4 0,45 0,65 0,72 2 6 Ruby/cà tím 0,39 0,42 0,68 0,75 2 7 Ruby/cà tím 0,41 0,62 0,7 0,72 2 8 Ruby/cà tím 0,39 0,58 0,65 0,58 2 9 Ruby/cà tím 0,48 0,57 0,62 0,75 2 10 Ruby/cà tím 0,41 0,54 0,67 0,72 41 Phụ bảng 4.8 Số trái và số chùm trái trên cây của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát. Giống Số trái trên cây Số chùm trái trên cây NT LL 1 1 Rulow/cà tím 42 6 1 2 Rulow/cà tím 23 6 1 3 Rulow/cà tím 54 6 1 4 Rulow/cà tím 40 6 1 5 Rulow/cà tím 28 5 1 6 Rulow/cà tím 23 7 1 7 Rulow/cà tím 46 6 1 8 Rulow/cà tím 29 6 1 9 Rulow/cà tím 54 9 1 10 Rulow/cà tím 36 8 2 1 Ruby/cà tím 15 6 2 2 Ruby/cà tím 32 6 2 3 Ruby/cà tím 28 8 2 4 Ruby/cà tím 28 5 2 5 Ruby/cà tím 32 6 2 6 Ruby/cà tím 30 7 2 7 Ruby/cà tím 40 9 2 8 Ruby/cà tím 30 5 2 9 Ruby/cà tím 16 3 2 10 Ruby/cà tím 21 4 4 1 Ruby 33 5 4 2 Ruby 38 6 4 3 Ruby 58 9 4 4 Ruby 39 6 4 5 Ruby - - 4 6 Ruby - - 4 7 Ruby - - 4 8 Ruby - - 4 9 Ruby - - 4 10 Ruby - - 42 [...]... (trái/cây) - Cà Ruby: Số lá (16 lá) nhiều hơn cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím (12,5 lá) và số trái trên cây tương đương với cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím - Cà Rulow: Sinh trưởng khá tốt đến thời điểm 45 NSKT, thời điểm này về sau có tỉ lệ bệnh cao và chết hoàn toàn so với cà Ruby - Cà bi trồng ghép trên gốc cà tím EG 203 cho sinh trưởng và phát triển tốt hơn cà bi không ghép 4.2 Đề nghị Nên trồng cà bi vàng. .. cứu của Võ Thanh Sơn (2011) khảo sát đặc tính của 10 giống cà chua cho kết quả 2 giống cherry Ruby và cherry Rulow có số chùm trên thân chính nhiều nhất (12-12,25 hoa/cây) Cà chua bi đỏ (cherry Ruby) cho năng suất cao nhất trong nhóm cà cherry trong thí nghiệm so với 5 giống cà chua nhập nội của Sơn Bông Sen (2010) kế đến là cà chua bi vàng (cherry Rulow) cụ thể cà chua bi đỏ năng suất 23,62 tấn/ha, cà. .. lá ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây Vì vậy, vào thời điểm 60 NSKT số lá cà Rulow /cà tím nhiều hơn cà Ruby /cà tím có thể giải thích một phần do chiều cao cây bi Ruby cao hơn 16 20 Cà Rulow /cà tím Cà Ruby /cà tím Cà Rulow Cà Ruby Số lá (lá/cây) 16 12 8 4 15 30 45 60 Ngày sau khi trồng Hình 3.4: Số lá trên cây của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát 3.3.3 Đường kính gốc thân... hai giống cà ghép khác bi t có ý nghĩa qua phân tích thống kê tại các thời điểm khảo sát Đường kính ngọn ghép cà Rulow /cà tím luôn lớn hơn cà Ruby /cà tím qua các thời điểm khảo sát Tại thời điểm 60 NSKT cà Rulow /cà tím đạt 0,72 cm lớn hơn cà Ruby /cà tím là 68,1 cm Nghiên cứu của Võ Thành Nhơn (2009) giai đoạn cây trưởng thành, phát triển trái, khác bi t về đường kính ngọn gần tương đương với sự khác bi t... thời điểm khảo sát (Hình 3.4 và Phụ bảng 2.2) Nhìn chung, số lá cà Ruby /cà tím thấp nhất qua các thời điểm khảo sát Thời điểm 60 NSKT, số lá cà Rulow /cà tím (17,2 lá) nhiều hơn cà Ruby /cà tím (12,5 lá) Số lá trên cây thay đổi do đặc tính di truyền của giống, cà bi Rulow là giống sinh trưởng vô hạn trong giai đoạn mang trái vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng (Tạ Thu Cúc, 2007) Theo Lê Văn Hòa và ctv (2001)... nhựa trồng cây con, thước kẹp, thước dây, nhiệt kế, máy đo ánh sáng Lux meter model DM-28, dây nhựa 9 2.2 Phương pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với 10 lần lặp lại, mỗi lặp lại là 1 cây 1 Cà bi vàng Rulow ghép gốc cà tím EG 203 (Cà Rulow /cà tím) 2 Cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím EG 203 (Cà Ruby /cà tím) 3 Cà bi vàng Rulow không ghép. .. suất của cây nên có thể số trái trên cây cà Ruby nhiều hơn cà Ruby /cà tím có thể do số lá nhiều hơn Ở những giống cà sinh trưởng vô hạn sau khi xuất hiện chùm hoa thứ nhất cứ 2-3 lá thì có chùm hoa tiếp theo Cà bi đỏ là giống sinh trưởng bán hữu hạn có đặc tính là cho chùm hoa phức tạp (chia thành nhiều nhánh) ở tận ngọn khi kết thúc sinh trưởng, nên số trái/cây cà Ruby /cà tím tương đương cà Rulow /cà. .. tím và cà Ruby /cà tím tương đương nhau qua các thời điểm sinh trưởng Mặc khác, số lá cà Ruby tương đương cà Rulow /cà tím nên tốc độ hấp thu nước và chất dinh dưỡng cũng tương đương nhau nên đường kính gốc thân gần như nhau 17 Bảng 3.1 Đường kính gốc thân (cm) của các nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát Nghiệm thức Cà Rulow /cà tím Cà Ruby /cà tím Cà Rulow Cà Ruby Mức ý nghĩa CV (%) Ngày sau khi trồng. .. Nên trồng cà bi vàng Rulow ghép và cà bi đỏ Ruby ghép gốc cà tím EG 203 trong nhà lưới để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất phục vụ cho vườn rau gia đình 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO Châu Ngọc Ánh, 2008 Đánh giá sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng và tỉ lệ bệnh héo tươi cà chua Red Crown 250 ghép trên các loại gốc cà khác nhau trong nhà lưới Luận văn tốt nghiệp Đại học trồng trọt Tủ sách Đại học... (2002), chiều cao cây cà do đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng quyết định Cà Rulow là giống sinh trưởng vô hạn trong khi cà Ruby là giống sinh trưởng bán hữu hạn nên dẫn đến sự khác bi t về chiều cao, kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Võ Thanh Sơn (2011) Cà Rulow bị bệnh héo vi khuẩn chết hoàn toàn ở thời điểm sau 45 NSKT trong khi cà Ruby vẫn cho thu

Ngày đăng: 13/10/2015, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan