1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây việt nam.doc

30 1,4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Chất Lượng Và Quản Trị Chất Lượng Sản Phẩm Tại Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam
Người hướng dẫn Tiến Sỹ Trần Viết Lâm
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại Đề Án Môn Học
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây việt nam

Trang 1

PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do lựa chọn đề tài:

Việt nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều về khí hậu và điềukiện tự nhiên,rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả.ViệtNam hiện nay có diện tích cây ăn trái khoảng 450.000 ha với mức sản lượnghàng năm khoảng 5,1 triệu tấn trái cây.nhưng chỉ xuất khẩu được khoảng 15-20% số này, phần còn lại được tiêu thụ tại thị trường nội địa.Trong khi trái câytươi phần lớn được xuất đi Trung Quốc thì các loại trái cây khô và đóng hộp lạiđược xuất khẩu đi châu Âu và Hoa Kỳ Tuy nhiên, theo Hiệp hội Trái cây ViệtNam, thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu trái cây không tăng và có xu hướnggiảm dần.Thời kỳ hoàng kim - năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 330 triệuUSD,năm 2002 còn 220 triệu USD, đến 2003 là 182,5 triệu USD và doanh số xuấtkhẩu trong năm 2004 là 178,8 triệu USD, năm 2005 là 235,5 triệu USD,2006tăng lên 259 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2007 là 249.472.417 USD, trongkhi đó thị trường trong nước cũng đang có khuynh hướng giảm sút nhu cầu.Tạisao lại có sự sút giảm về năng lực xuất khẩu trong khi việt nam vừa gia nhậpWTO mà WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trịthương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm.Sựgiảm sút này đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi những người nông dân ,các doanhnghiệp xuất khẩu cũng như các cơ quan chức năng phải đi tìm nguyên nhân chovấn đề.và chúng ta dễ dàng nhận thấy một nguyên nhân rất quan trọng và cũngkhông kém phần cấp bách hiện nay làm giảm năng lực cạnh tranh của trái câyViệt Nam so với trái cây của các nươc trong khu vực có cùng diều kiện nhiệt đới

đó là do chất lượng trái cây việt nam thấp và vấn đề quản lý chất lượng trái câythì yếu kém.Với mong muốn tìm được giải pháp để nâng cao chất lựợng cho trái

Trang 2

cây cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp

xuất khẩu trái cây nên em chọn viết đề án môn học là: ”Vấn đề chất lượng và

quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây việt nam”.

2.Mục đích nghiên cứu:

Đề tài sẽ nêu ra ý nghĩa,tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các

doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng như thực trạng về quản trị chất lượng trong

các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây,và đưa ra các giải pháp để nâng cao chấtlựợng cho trái cây cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong cácdoanh nghiệp xuất khẩu trái cây nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái câyViệt Nam trong môi trường hội nhập với một thị trường rất rộng lớn,đầy cơ hộinhưng cũng rất nhiều khó khăn và thử thách nhất là với một nước đang phát triểnnhư Việt Nam

3.Lời cảm ơn:

Do kiến thức còn hạn chế cũng như kinh nghiệm chưa có nhiều nên đề tàicủa em còn có rất nhiều thiếu sót.Và em xin chân thành cảm ơn Tiến Sỹ TrầnViết Lâm đã có những ý kiến đóng góp và hướng dẫn cần thiết giúp em hoànthành đề tài này

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG.

I.Lý luận chung về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp:

1.Khái niệm:

 khái niệm chất lượng:

Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệthống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liênquan

 khái niệm quản lý chất lượng:

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng nhưngquản lý chất lượng không thẻ tách rời khỏi chức năng quản lý nói chung.Quản lý

là những hoạt động liên quan đến tổ chức, kiểm soát và điều phối các nguồn lực

để đạt mục tiêu Do đó, quản lý chất lượng là hoạt động tổ chức, kiểm soát vàphân bổ các nguồn lực để đạt được những mục tiêu chất lượng Quản lý chấtlượng được hình thành dựa trên nhu cầu ngăn chặn, loại trừ những lỗi hay thiếuxót trong chế biến, sản xuất sản phẩm Trước kia, nhà sản xuất thường thử vàkiểm tra thông số chất lượng sản phẩm ở công đoạn cuối cùng Kỹ thuật này đãlàm tăng chi phí, đặc biệt khi mở rộng quy mô sản xuất, và vẫn không tránhđược những lỗi, thiếu xót trong sản xuất Do vậy, những cách thức mới đã đượchình thành như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, quản lý chát lượng vàquản lý chất lượng tổng hợp

Trong các doanh nghiệp hiện nay đã hình thành một hệ thống khái niệm

về quản lý chất lượng trong doanh nghiệp hết sức đa dạng mà chúng ta có thểtìm hiểu để hiểu rõ hơn về hoat động quản lý chất lượng

Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vào năm

1987 (ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi bổ

Trang 4

xung lần thứ ba với ký hiệu ISO 9000:2000 Đây là sự thay đổi về chất đối với

bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niệm "đảm bảo chất lượng" bằng

"quản lý chất lượng" Khái niệm "quản lý chất lượng" không chỉ dành cho cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mà còn cho tất cả các tổchức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu…và

cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị Nghĩa là có thể ápdụng cho tất cả những tổ chức nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mìnhnhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng khi sử dụng sảnphẩm của mình Khái niệm sản phẩm ở đây theo đó cũng hết sức rộng: Kết quảcủa một quá trình hoạt động của con người Đây cũng là hệ quả tất yếu quá trìnhquản lý chất lượng của thế giới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa nóichung và tự do hóa thương mại đang ngày càng sâu rộng Các phương thức vàcông cụ quản lý chất lượng cơ bản bao gồm:

• Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc cácsản phẩm không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, có chất lượng kém ra khỏi cácsản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt Mục đích là chỉ có sảnphẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng

• Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) với mục tiêu ngăn ngừaviệc tạo ra, sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật Để làm được điều này, phảikiểm soát các yếu tố như con người, phương pháp sản xuất, tạo ra sản phẩm (nhưdây truyền công nghệ), các đầu vào (như 3 nguyên, nhiên vật liệu…), công cụsản xuất (như trang thiết bị công nghệ) và yếu tố môi trường (như địa điểm sảnxuất)

• Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control - TQC) với mụctiêu kiểm soát tất cả các quá trình tác động đến chất lượng kể cả các quá trình

Trang 5

xảy ra trước và sau quá trình sản xuất sản phẩm, như khảo sát thị trường, nghiêncứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng; và lưu kho, vận chuyển, phânphối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng.

• Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) vớimục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ởmức tốt nhất có thể Phương pháp này cung cấp một hệ thống toàn diện cho hoạtđộng quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động

sự tham gia của tất cả các cấp, của mọi người nhằm đạt được mục tiêu chấtlượng đã đặt ra

Sự liệt kê các phương pháp quản lý chất lượng nêu trên cũng phản ảnh sựphát triển của hoạt động quản lý chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ra tronghàng thế kỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý chất lượngtrong tiến trình phát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của thếgiới

Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng (ISO9001), nhiều các hệ thống khác cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam xemxét áp dụng, như ISO 14001 - hệ thống quản lý môi trường, HACCP - Hệ thốngPhân tích các nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh vực nông sảnthực phẩm, GMP - Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dược và thựcphẩm, OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA

8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội,và GAP -quy trình nông nghiệp an toàn là

chìa khóa thành công cho xuất khẩu nông sản và cho cả thị trường trong nước đểnâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại sau khi thực hiện cáccam kết về nông sản với WTO

Trang 6

2.Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất

khẩu trái cây:

Vậy là Việt Nam đã được tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),làm quốc gia thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế lớn nhất hoàn vũ này WTO

là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thếgiới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm, đây là một thịtrường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam Trong những mặt hàng nông sản xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam,hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO, trịgiá gần 103 tỷ USD/năm Tuy nhiên hễ có chơi là có sân chơi, luật chơi và ngườichơi Luật chơi của WTO do những tay chơi lớn và giàu đặt ra nên luật này baogiờ cũng có lợi cho họ.và những nước tham gia sau như Việt Nam thường gặprất nhiều khó khăn.cho nên khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam phải biếtrằng chúng ta đã bước vào một cuộc chiến đầy gian khổ và thử thách Nhận thứccủa người tiêu dùng lại mỗi ngày một cao nên yêu cầu của thị trường về chấtlượng trái cây cũng ngày càng khắt khe.Tại Singapore hiện nay thì các thủ tục vềnhập hàng vào Singapore khá đơn giản và không tốn kém nhiều thời gian chonhững nhà nhập khẩu.,nhưng muốn nhập khấu đựợc rau,hoa quả vào nước nàythì nhà xuất khẩu phải có được chứng chỉ Certificates do cơ quan Cơ quan Nôngsản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority -AVA)cung cấp Ngay cả thị trường từ trước đến nay vẫn được các doanh nghiệpViệt Nam đánh giá là rất dễ tính như Trung Quốc cũng đã chuyển từ việc thíchhàng rẻ dù chất lượng kém sang việc lựa chọn các sản phẩm hàng hiệu,mẫu mãđẹp,chất lượng cao và đặc biệt là an toàn,chứ chưa nói đến những thị trường khótính và rất khắt khe về vấn đề chất lượng như EU và Mỹ,qua đó có thể thấy rằngyêu cầu về chất lượng là vấn đề vô cùng quan trọng mà tất cả các quốc gia trên

Trang 7

thế giới đều rất quan tâm,theo đánh giá của tổ chức FAO vào năm 2005 giá trịthị trường nhập khẩu hoa quả của thế giới là 102.900.226.000 USD,trong khi đóxuất khẩu của Việt Nam chỉ là 186.778.000 chiếm 0,2% thị phần,quá thấp so vớinăng lực của nông nghiệp Việt Nam.Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có mộtchính sách đúng đắn về vấn đề quản trị chất lượng cũng như việc có một phươngpháp quản lý chất lượng hiệu quả để tạo nên những sản phẩm có chất lựợng làvấn đề sống còn đối với xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện nay.VIETGAP làđiều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện và đảm bảo Nếu khôngxây dựng ngay một VietGAP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ không bền vững,

kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, Đây là mộtchương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyềnsản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sauthu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường,các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc

và phúc lợi của người làm việc trong nông trại

Cao hơn nữa việc đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm chung chungchưa đủ mà phải phù hợp với yêu cầu chất lượng thương mại của sản phẩm ở thịtrường mà Việt Nam muốn thâm nhập, và vì vậy mới có cơ hội vượt qua cáchàng rào kỹ thuật của nước ngoài để có một thị trường,Việt Nam phải đối mặtkhi đã hội nhập WTO.chính quản trị chất lượng sẽ giúp cho các doanh nghiệpđảm bảo được chất lượng của trái cây ngay tại nguồn gốc sản phẩm Quản lýchất lượng ở giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch luôn được quan tâm cụ thể đểquản lý ở mọi khâu, như: thu hoạch, nhập kho và đóng gói, rửa trái, xử lý thuốc,bọc sáp, làm khô, phân loại, đóng gói, dán nhãn, phân bổ và tồn trữ Đảm bảođược hệ thống chuỗi như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch,và

Trang 8

đảm bảo trái cây luôn đủ tiêu chuẩn cho đến lúc xuất khẩu và vượt qua được cáchàng rào kĩ thuật của các thị trường nước ngoài khó tính.

Qua những phân tich trên chúng ta đã nhận thấy vấn đề quản trị chấtlượng trái cây xuất khẩu là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay mà các doanhnghiệp xuất khẩu cần phải tiến hành và thực hiện một cách nghiêm túc Ý nghĩa

và tầm quan trọng của nó liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của mộtdoanh nghiệp xuất khẩu cũng như cả ngành nông nghiệp Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay.Nó đảm bảo cho Việt Nam có một chỗ đứng trên thị trường xuấtkhẩu, đảm bảo một vị thế xứng đáng với tiềm năng nông nghiệp của nướcta.Nâng cao giá trị thị phần của trái cây xuất khẩu của Việt Nam trong nghành

II Thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây

1 Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam

Thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam đang ngày càng suy giảm,cácdoanh nghiệp đang kinh doanh thực sự đang rất khó khăn.Tính đến tháng10/2007 cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp tham gia v ào thị trường xuấtkhẩu Trong số đó, có tới 5 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch xuấtkhẩu trên 500 nghìn USD, tăng so với 3 doanh nghiệp trong tháng 9/2007 vàtăng so với 2 doanh nghiệp trong tháng 8/2007 Do phụ thuộc khá nhiều vàonguồn cung cũng như tính thời vụ của các chủng loại rau quả nên thứ tự kimngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thay đổi mạnh trong từng tháng Theo sốliệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 10/2007đạt 24.380.496 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầunăm 2007 lên 249.472.417 USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng

Trang 9

15,7% so với tháng 9/2007.Chúng ta có thể tham khảo giá trị xuất khẩu theobảng số liệu: (nguồn: vinanet.vn)

Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nướcnhư: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…

khẩu tháng 10/2007(USD)

Kim ngạch xuấtkhẩu 10 tháng đầu năm

Trang 10

họ qua các chỉ tiêu về kim ngạch.

2 Thực trạng quản trị chất lượng trong các doanh xuất khẩu trái cây tại Việt

Nam:

2.1 Theo tiến sĩ Roger H.Ford, một chuyên gia nghiên cứu về trái cây Việt Nam

đã nhận xét: “Cái yếu nhất của ngành sản xuất Việt Nam nói chung là thiếu sự

liên kết” Người sản xuất không liên kết với người bán, và ngay cả những thành

Trang 11

viên trong hiệp hội cũng không liên kết với nhau Lợi thế cạnh tranh bắt đầu vớimột chiến lược rõ ràng được chia sẻ trong chính liên kết ngành Tấm gươngnhững quốc gia phát triển cho thấy tầm quan trọng của liên kết

2.2 Điểm khó khăn quan trọng của ngành sản xuất trái cây Việt Nam là công

nghệ sau thu hoạch lạc hậu, thiếu tổ chức liên kết ngành, quy hoạch chung yếukém, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng bộ, thiếu kiến thức thị trường, kỹthuật trồng trọt thấp, thiếu vốn vay, năng suất lao động không cao…

Như chúng ta đã biết, để nâng cao chất lượng xuất khẩu trái cây ra thịtrường quốc tế chúng ta rất cân thiết chú trọng dến vấn đề chất lượng và quản trịchất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam

Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số doanh nghiệp lớn và các siêu thị cóphương thức tồn trữ trái cây ở nhiệt độ lạnh Còn lại, đa số các vựa thu mua tráicây cũng như nông dân đều thu hoạch và bán trái cây theo tập quán, không cóqui trình bảo quản sau thu hoạch Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế Sản phẩm trái cây của nước ta, đặc biệt tráicây của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều lợi thế về chủng loại, sảnlượng và chất lượng của trái cây miền nhiệt đới nhưng việc bảo quản để xuấtkhẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… chưa ngang tầm với sản lượngthu hoạch hàng năm Có nhiều nguyên nhân trong vấn đề này, trong đó việc bảoquản chưa được đầu tư về công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản một cáchtương xứng với doanh nghiệp có thương hiệu trái cây xuất khẩu Tại thị trườngtrong nước từ nhiều năm nay giá bán trái cây vào thời điểm thu hoạch rộ thườngbấp bênh, do sản phẩm cùng chủng loại nhiều vào thời điểm thu hoạch, bìnhquân khoảng 2 tháng / vụ, làm cho việc điều tiết tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khókhăn, sản phẩm trái cây được tiêu thụ ở dạng tươi là chủ yếu ở tại địa phương và

Trang 12

trong nước, nên thường gây ứ đọng, sản phẩm thường bị hư hỏng Trong thực tếsản phẩm trái cây thường được thu hoạch thậm chí khi chưa đến thời điểm thuhoạch, đa số trái cây thường không qua khâu kiểm tra chất lượng và vệ sinh antoàn thực phẩm…Trong đó chỉ một số lượng trái tươi đủ tiêu chuẩn phẩm cấpđược phân loại bảo quả ở kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng loạitrái Đáng chú ý, hiện do nước ta có rất ít các kho bảo quản nên chí phí bảo quảntrong các khâu thu hái, bao gói và vận chuyển lạnh để xuất khẩu rất cao Đâycũng là nguyên nhân hạn chế việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sảnphẩm ở các trung tâm phát triển cây ăn quả trong cả nước Thời gian gần đâyvấn đề này được các nhà vườn rất quan tâm và đặc biệt các công trình nghiêncứu bảo quản trái cây sau thu hoạch cũng đang cho những kết quả khả quan…Qui trình nghiên cứu bảo quản xoài được Sở Khoa học và Công nghệ TP CầnThơ nghiệm thu đầu năm 2007 Nông trường Sông Hậu – nơi nghiên cứu hiện có150.000 cây xoài cát Hòa Lộc, trung bình, mỗi hộ có 80-100 cây Với sản lượnghàng năm lên đến cả hàng nghìn tấn xoài sản phẩm… Để hướng tới qui trình thuhoạch và bảo quản xoài có qui mô của một phân xưởng phân loại, đóng gói, bảoquản trái cây tươi chính qui, Nông trường đã hợp tác với Viện Nghiên cứu vàPhát triển Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường Đạihọc Cần Thơ cùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu thànhcông qui trình bảo quản xoài sau thu hoạch bằng công nghệ hiện đại, đảm bảochất lượng tốt, giúp kéo dài thời gian tồn trữ, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêudùng trong nước Theo đánh giá của các nhà khoa học, những nghiên cứu bảoquản trái cây sau thu hoạch có thể ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị vì nơi đây

có phòng lạnh và các điều kiện cần thiết để bảo quản trái cây lâu dài Ngoài ra,khi trái cây Việt Nam hướng đến thị trường xuất khẩu thì việc bảo quản trái sau

Trang 13

thu hoạch để kéo dài thời gian tồn trữ trong quá trình vận chuyển là một yêu cầubắt buộc Do đó, những công trình nghiên cứu về bảo quản trái cây sau thu hoạchhiện nay là rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho trái cây trênthị trường trong và ngoài nước.

Việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnhvực rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp Chưa có đơn vị nào tổ chức kinhdoanh sản xuất, xuất khẩu bài bản, chính qui theo các qui trình tiên tiến từ canhtác đến thu hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho bảo quản lạnh,dưỡng sinh, vận chuyển, giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chấtlượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan-Indonesia HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay

Có thể nói, quản lý chất lượng, công nghệ sau quy hoạch và quy trìnhcông nghiệp an toàn (GAP) Có thể nói hiện nay, xuất khẩu trái cây Việt Namđang đối mặt với 4 thách thức lớn, đó là: số lượng lơn, ngon, rẻ và phải sạch.Đây cũng được xem là 4 thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu tráicây khi Việt Nam gia nhập WTO Lấy ví dụ từ kim ngạch xuất khẩu trái cây củaViệt Nam sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu trái cây chính của Việt Namnhiều năm qua, để khẳng định rằng các nhà xuất khẩu trái cây của Việt Nam cứxem Trung Quốc là thị trường dễ tính, thích hàng rẻ, chất lượng thấp là sai lầm

Từ thị trường xuất khẩu trái cây với 142 triệu đô la Mỹ vào năm 2001, sau đógiảm dần và tới năm 2005, Việt Nam chỉ xuất khẩu có 35 triệu đô la Mỹ trái câysang Trung Quốc Sở dĩ kim ngạch giảm do nhiều nguyên nhân Nhưng cần phảinhận định rằng cái quan trọng là thị trường Trung Quốc bây giờ thích hàng hiệu,mẫu mã đẹp, chất lượng cao và nhất là an toàn vệ sinh Là thành viên WTO,nông nghiệp Việt Nam, đang đứng trước bốn thách thức lớn Đó là xây dựng quy

Trang 14

trình sản xuất nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices) để cho ranông sản sạch, hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về vệ sinh an toàn thựcphẩm, kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất; hai là tập trung sản xuất hànghóa lớn; ba là đảm bảo chất lượng cao và bổ dưỡng; và bốn là giá rẻ để nâng caotính cạnh tranh trên thị trường thế giới GAP là chiếc chìa khóa thành công chosản xuất nông nghiệp Việt Nam, bởi sản xuất theo quy trình GAP đã là hội tụ đủ

ba thách thức còn lại Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trườngtiêu thụ thế giới khoảng 103 tỉ đô la Mỹ hàng năm nhưng Việt Nam mới chỉchiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé Thị trường lúa gạo, cà phê, cao sunhỏ hơn với mỗi mặt hàng không quá 10 tỉ đô la Mỹ và Việt Nam đang chiếm10-15% thị phần Các loại nông sản khác như hạt điều, hồ tiêu càng nhỏ hơn.Nghịch lý ở chỗ, 74% diện tích canh tác và gần như phần lớn vốn đầu tư từ ngânsách nhà nước vào nông nghiệp chỉ để cho cây lúa, trong khi trái cây có thịtrường rộng gấp 10 lần hạt gạo thì ít được đầu tư, diện tích chỉ chiếm chưa tới15%, điều này đồng nghĩa nông nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là độc canhcây lúa GAP thực ra không phải là khái niệm mới với các chuyên gia nôngnghiệp Việt Nam Có thể hiểu đơn giản GAP là chương trình kiểm tra an toànthực phẩm xuyên suốt từ A tới Z của cả quy trình sản xuất, bắt đầu từ khâugiống, cày cấy, canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tới khâu thu hoạch, bảoquản và tồn trữ và kể cả các chi tiết liên quan tới môi trường Một số quốc giaAsean như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia hiện đã biên soạn quy trìnhGAP cho lĩnh vực sản xuất trái cây của riêng mình nhưng các quy trình này vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu thuộc vùng ôn đới và cóthị hiếu cũng như văn hóa ẩm thực khác với khu vực Asean Do vậy mà Asean

Trang 15

đã yêu cầu Chính phủ Úc biên soạn quy trình GAP cho các nước Asean, hay còngọi là Asean GAP được công bố vào tháng 11 năm ngoái, trở thành quy trìnhGAP chính thức cho các thành viên Asean, trong đó có Việt Nam Mặc dù ở ViệtNam hiện nay đã có một số chương trình, dự án được nước ngoài tài trợ để thựchiện quy trình GAP như “GAP cho cây thanh long” chẳng hạn, nhưng đó lànhững chương trình nhỏ lẻ cho từng nông sản riêng biệt mà chưa có một quytrình GAP có quy mô toàn ngành nông nghiệp được biên soạn

2.3 Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam có sự thua thiệt khi không cóthương hiệu:

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nói chung và hàng trái cây nói riêngđược thị trường thế giới ngày càng đánh giá cao về chất lượng.Tuy nhiên, trênthị trường quốc tế, hầu như người tiêu dùng chưa có khái niệm hàng hóa mangthương hiệu Việt Nam Người trực tiếp sản xuất kinh doanh nông sản, trái câynước ta phải chịu bán giá thấp, trong khi người tiêu dùng lại phải chịu giá cao.Nước ta có chủng loại trái cây rất phong phú, có chất lượng cao và hương vị đặcbiệt: thanh long, dừa, chuối, mãng cầu, nho, ổi, cheri, vú sữa, hồng, mít, chômchôm, bưởi… nhưng chưa xuất khẩu được bằng con đường chính ngạch và vìvậy không có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây trên thị trường thếgiới (trừ duy nhất thương hiệu bưởi Năm Roi do Cty Hoàng Gia của Vĩnh Longđăng ký) nên các quốc gia lân cận đã chiếm ưu thế một số loại trái cây mà nguồncung ứng của nước ta rất dồi dào Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa,quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm Không cóthương hiệu riêng cũng khiến rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trênthị trường Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất

Ngày đăng: 25/09/2012, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. G S.TS.Nguyễn Đình Phan (2002), “Quản lý chất lượng trong các tổ chức”, trang 9-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng trong các tổ chức
Tác giả: G S.TS.Nguyễn Đình Phan
Năm: 2002
2. webside: webside: ww w.vinanet.vn Khác
3. webside : www.nhandan.com.vn Khác
4. webside:www.Baomoi.com Khác
6. webside: www.vietnamgateway.Org (cổng phát triển Việt Nam ) Khác
7. webside: www.vnexpress.net Khác
8. webside của hiệp hội trái cây việt nam: www.vinafruit.com.vn Khác
9. webside: www . gostquangtri.gov.vn Khác
10. webside: www.agro.gov.vn Khác
11. webside thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.vn Khác
12. webside: www.giaothuongnet.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua những số liệu trên chúng ta cũng đã biết sơ lược về tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay.và thấy được tình hình kinh doanh của  họ qua các chỉ tiêu về kim ngạch. - Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây việt nam.doc
ua những số liệu trên chúng ta cũng đã biết sơ lược về tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay.và thấy được tình hình kinh doanh của họ qua các chỉ tiêu về kim ngạch (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w