Báo cáo thực tập công ty tnhh hệ thống tự động đại dương mới
MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU I. Công ty TNHH Hệ Thống Tự Động Đại Dương Mới: Giới thiệu: Công ty TNHH Hệ Thống Tự Động Đại Dương Mới là công ty với định hướng phát triển trở thành nhà cung cấp chuyên cung cấp các giải pháp điều khiển tự động và dịch vụ nâng cấp phần mềm cho các nhà máy công nghiệp và cao ốc. Được thành lập năm 2002, là thành viên của Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Tân Bình, thành lập năm 1989, với doanh thu hơn 300 tỉ đồng và có chi nhánh khắp cả nước. Tầm nhìn và sứ mệnh: Tầm nhìn Có một thương hiệu tầm quốc tế, được biết đến bởi khả năng hàng đầu về kỹ thuật và một tổ chức toàn vẹn. Chọn lựa phục vụ các đối tác và chủ đầu tư trên thị trường mà chúng tôi có thể biết về họ một cách sâu sắc và có thể chuyển giao các chiến lược về tự động hoá của khách hàng. Nhiệm vụ Thiết kế, xây dựng và cung cấp các hệ thống quản lý thông tin tích hợp mang tầm thế giới và các giải pháp điều khiển trong công nghiệp nhằm đáp ứng toàn diện trước các yêu cầu về kinh doanh và hiện thực hệ thống của khách hang Dịch vụ Giải pháp phần mềm • Cung cấp nhân lực • Sản xuất phần mềm hoàn chỉnh • Tích hợp, chuyển đổi công nghệ cho phần mềm • Bảo trì ứng dụng Tích hợp hệ thống Báo cáo thực tập tốt nghiệp • Lập trình PLC • Thiết bị giao tiếp người - máy • Hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập số liệu (SCADA) • Lập trình và tích hợp PC • Điều khiển trên máy tính • Mạng công nghiệp • Thiết kế và lắp đặt tủ điện Hệ thống kiểm tra bằng hình ảnh • Cung cấp giải pháp hệ thống kiểm tra bằng hình ảnh • Phân phối sản phẩm Cognex tại Việt Nam Giải pháp phục vụ sản xuất • Hệ thống phục vụ sản xuất • Điều khiển mẻ • Hệ thống thu thập dữ liệu mã vạch • Hệ thống quản lý và giải pháp tiết kiệm năng lượng • Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn của 21 CFR Part 1 1 Lĩnh vực hoạt động • Xe hơi • Kim loại • Hàng tiêu dùng • Giấy • Điện tử • Nhựa • Bán dẫn • Kính • Thức ăn & Nước giải • Vải không dệt khát • Xử lý và in ấn văn bản • Dụng cụ y khoa • Các ngành khác • Dược phẩm Các đối tác và khách hàng Đối tác Khách hàng Trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Địa chỉ liên hệ Công ty TNHH Hệ Thống Tự Động Đại Dương Mới Địa chỉ: Tầng 8 cao ốc RIC 51 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM Số điện thoại: +84 8 38110385 Số fax: +84 8 3811 0561 Email: info@new-ocean.com.vn Website: http://new-ocean.com.vn II. Nhiệm vụ chính được giao: Trong đợt thực tập này, nhóm của tôi gồm 5 thành viên được giao nhiệm vụ theo từng tuần như sau: Tuần 1: 1. Tìm hiểu làm thế nào thiết kế một hệ thống SCADA với phần mềm Indusoft. 2. Thiết kế một Project nhỏ với Indusoft Tuần 2: 1. Nguyên tắc hoạt động của Máy nén và điều khiển máy nén 2. Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một hệ thống lạnh Tuần 3: 1. Viết lưu đồ giải thuật cho điều khiển hệ thống lạnh Trang 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2. Viết chương trình cho PLC và mô phỏng. Tuần 4: 1. Thiết kế SCADA cho hệ thống bằng Indusoft và chạy thử 2. Báo cáo thực tập PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP Chương 1: TÌM HIỂU PHẦN MỀM INDUSOFT Tóm tắt: Giới thiệu Indusoft Web Studio (IWS) Làm việc với Project Tags Mẫu Project đơn giản *+++++++++++* A. Giới thiệu IWS: Indusoft Web Studio là một sản phẩm của hãng Indusoft, Hoa Kì. Đó là một phần mềm chuyên dụng cho việc thiết kế, lập trình, xây dựng một dự án SCADA (hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) hoặc HMI (HumanMachine Interface) với các mục đích như: Thu thập dữ liệu Xây dựng các trạm giám sát cục bộ Xây dựng các trạm giám sát từ xa Trang 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tổng hợp dữ liệu dựa trên các quá trình xử lý riêng rẽ Truyền thông ... Nó được xây dựng và chạy trên hệ điều hành Microsoft, có tính năng mạnh, nhiều công cụ tích hợp, giao diện rõ ràng sáng sủa (nhất là với những phiên bản về sau này), dễ sử dụng, nên được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực tự động hóa ngày nay. Những phiên bản hệ điều hành (32 bít và 64 bít) có thể chạy IWS bao gồm: Windows CE/Mobile, Embedded XP, Vista, Windows 7 và Server Editions. Những dự án IWS chạy trên một máy tính được kết nối ở chế độ thời gian thực với các thiết bị hoặc các bộ vi xử lý thông qua các các bộ điều khiển khả trình, thiết bị remote I/O, và những thiết bị thu thập dữ liệu khác. Những dự án này được cấu trúc bởi các thành phần: các màn hình giao tiếpgiám sát, PLC driver, các thiết bị I/O, một cơ sở dữ liệu bao gồm các tag (có thể hiểu là các biến dùng trong dự án), và các module như: alarms, trends, recipes, security system…. IWS có khả năng giao tiếp với các I/O công nghiệp thực tế, cũng như các phần mềm ứng dụng Window hỗ trợ khác (điển hình như Step 7 Microwin của PLC S7-200, S7-300 của Siemens) thông qua các giao thức sau: • ODBC • DDE • NetDDE • OPC • TCP/IP Sau khi đã xây dựng xong một dự án IWS, chúng ta có thể chạy mô phỏng trên chính IWS. Và dĩ nhiên có thể download dự án xuống một trạm SCADA nào đấy qua cổng nối tiếp hoặc TCP/IP rồi chạy nó bằng IWS hoặc CEView. Trạm làm việc (Workstation) sẽ quét xử lý dữ liệu theo những thông số đã được định nghĩa hay cài đặt trong project, và sẽ gửi lại những dữ liệu cần thiết cho việc hiển thị, lưu trữ…để giám sát điều khiển. IWS do đó được chia làm 2 loại chính: 1. Phần mềm phát triển hệ thống: chạy trên destop, laptop, PC công nghiệp hỗ trợ Microsoft Window hoặc Server 2. Phần mềm chạy hệ thống: chạy trên trạm điều hành hỗ trợ Microsoft Window hoặc Window Embedded. Trang 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Màn hình giao diện chính của IWS: Qua đây ta có thấy được một số đặc điểm của ứng dụng như sau: - Hỗ trợ tài nguyên phát triển Window với những thanh công cụ, hộp thoại và các trình đơn. - Những đối tượng giao diện đầy đủ và hoạt ảnh (với khả năng chỉnh sửa thuộc tính đối tượng, thực thi các lệnh và thiết lập giá trị cho các tag). Trang 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - - Quản lí và cấu hình qua mạng (on-line) Tuân theo kiến trúc Microsoft DNA với hỗ trợ XML và OPC Khả năng “export” các màn hình dự án đến các Thin Client thông qua Internet/Intranet và khả năng trao đổi dữ liệu qua giao thức TCP/IP Symbol Libarary với hơn 100 đối tượng đồ họa được thiết kế sẵn. Công cụ Debugging Cơ sở dữ liệu mạnh và linh hoạt được xây dựng như các tag (single tags, array tags, indirect tags-pointer và classes tags). Có module server và client TCP/IP Hơn 200 driver truyền thông trực tiếp cho nhiều thiết bị khác nhau. OPC server và OPC client tích hợp OPC Browser. Các biểu thức logic và hàm định nghĩa sẵn của các ngôn ngữ script (hơn 200 hàm) giúp việc thiết lập các tác vụ của project hết sức dễ dàng và thuận tiện (vì các script mang đặc điểm của ngôn ngữ cấp cao như VBScript) … Tóm tắt các module trong kiến trúc bên trong của IWS: • Background Task: là task giám sát • Database Spy: là công cụ Debugging • DDE Client: • DDE Server: • LogWin : cũng là một công cụ Debugging • Driver Runtime: • OPC Server: • OPC Client: • ODBC Runtime: • TCP/IP Client: • TCP/IP Server: • Viewer: thực thi các script Trang 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ xử lý dữ liệu: Trang 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp B. Làm việc với Project của IWS: Cửa sổ giao diện làm việc Project: Trong đó ta chú ý đến những vùng làm việc sau: 1. Project Explorer: Đây là cửa sổ trình bày tất cả các screen, các worksheet và các thành phần khác trong Project, và được tổ chức theo cấu trúc hình cây (giống như các tiện ích Explorer khác) : các thư mục và thư mục con chứa các thành phần (component), click chuột trái Trang 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp vào các dấu tam giác bên cạnh để mở rộng hoặc thu gọn thư mục, click chuột phải sẽ hiện ra trình đơn ngữ cảnh để tùy chọn cho thành phần tương ứng. Ta chú ý 4 Tab quan trọng trong vùng này: Global Tab : Chứa cơ sở dữ liệu của Project (toàn bộ các Tags, bao gồm các loại tag thông thường, tag class, shared tag và tag hệ thống) và các đặc điểm khác có tác động đến cả Project (Xem hình ). Thao tác ở tab này cho phép người dùng kiểm soát, chỉnh sửa, tạo lập các tag một cách dễ dàng và có hệ thống: Global Tab Graphic Tab Graphic Tab : Chứa tất cả các screen, nhóm screen được thiết kế trong Project, cũng như các đối tượng đồ họa sử dụng trong các screen đó (các Symbol): Task Tab : tổ chức các worksheet được xử lý như các background task (chẳng hạn Alarm, Trend, Report…) lúc Project đang thực thi : Task Tab Comm Tab Comm Tab: tổ chức các worsheet cho phép thiết lập các truyền thông của IWS với các thiết bị cũng như các phần mềm khác với các giao thức phù hợp (chẳng hạn Driver được dùng để cấu hình giao diện truyền thông giữa project và các thiết bị Trang 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp remote I/O, đóng gói trong các file .dll, hay TCP/IP thì dùng để cấu hình giao tiếp TCP/IP Client với các trạm khác v.v..): (xem hình) 2. Screen/ Worksheet Editor: Đây là vùng có thể chỉnh sửa các screen hoặc worksheet trong Project của chúng ta. Chúng ta có thể mở đồng thời các screen/worksheet này (từ Graphic Tab), nhưng mỗi lần chỉ có thể làm việc được với 1 screen/worksheet. Chúng ta cũng có thể tùy chọn để cho phép screen/ worksheet nào được mở đầu tiên khi chạy Project (sẽ nói ở phần dưới). Cũng như mọi cửa sổ Editor khác, chúng ta có thể chèn các đối tượng đồ họa (các symbol) mong muốn, cũng như nhập các thông tin cần thiết bằng các thao tác chuột (click, kéo thả, chọn nhóm đối tượng…) và bàn phím. 3. Còn lại các vùng khác (như Database Spy, Thanh trạng thái …) thiết nghĩ đơn giản nên không cần nói đến ở đây. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải luôn chú ý đến nó khi làm việc với Project_mà nhiều khi lại cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng về Project của mình. Trang 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cách tạo một dự án mới: 1. Click chuột vào nút Application Menu (xem lại hình cửa sổ giao diện Project ở trên), chọn New. Hoặc chọn biểu tượng New (giống hình tờ giấy trắng) từ thanh Quick Access bar. Một hộp thoại New Project hiện ra như sau: Gõ tên Project trong mục Project Name (ở đây là ChanhTinProj2), và đường dẫn sẽ lưu Project này. Mục Product type chọn kiểu mong muốn (ở đây là Windows Local Interface). Nhấp OK. 2. Hộp thoại Project Winzard mở ra, chọn kiểu Template, và độ phân giải tương ứng. Xong click OK Trang 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Như vậy là ta đã có một Project mới, cửa sổ như sau: Ở đây nên xem lại cửa sổ Project Explorer (click các tab Global, Graphic, Task, Comm). Cũng cần chú ý các Project, và tab Graphic Tool vì ta sẽ sử dụng nhiều trong thiết kế sau này. Trang 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cài đặt các thông số ban đầu cho New Project: 1. Click menu Project, trong thẻ nhóm thẻ Settings, click lần lượt vào các tab chứa trong đó để cài đặt: Trang 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lưu ý: Vì Project mới này chỉ mang tính minh họa nên những thông số trong phần Settings này ta có thể để mặc định. Riêng thẻ Viewer, mục Startup Screen nên gõ tên màn hình (với đuôi là .scr) mà ta muốn nó mở đầu tiên khi chạy Project. Chú ý là không nhất thiết phải tồn tại screen trước khi khai báo ở đây. Và dĩ nhiên sau này ta có thể vào lại đây để sửa lại nếu có thay đổi. Những thẻ còn lại tương tự. 2. Định nghĩa Tag: Về các vấn đề liên quan đến cách khai báo, ý nghĩa, kiểu… của Tag cụ thể sẽ được nói đến ở phần dưới. Sau đây chỉ trình bày cách tạo một số Tag đơn giản sẽ sử dụng trong Project có tính minh họa này: - Chọn Global Tab (Project Explorer): click phải vào mục Project Tag, chọn Insert Tag, ta khai báo tag Tank như hình sau: - Khai báo Tag Đây là loại tag Array kiểu Integer (chiếm 4 byte). Array = 3 ở đây có nghĩa là chỉ số cao nhất của phần tử mảng Tank là 3, mà chỉ số thấp nhất là 0 nên ta sẽ có 4 phần tử Tag (điều này khác với cách khai báo biến mảng trong ngôn ngữ thông thường). Đó là : Tank[0], Tank[1], Tank[2], Tank[3]. Để thuận tiện, trong Project này ta chỉ làm việc với 3 Tank, nên sẽ không dùng Tank[0]. Tương tự ta khai báo thêm 1 tag tên OnOff, kiểu Boolean để dùng cho các tác vụ đóng/mở sau này: Trang 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lưu ý: cả 2 tag ta đểu chọn kiểu Scope là Server. Ta hoàn toàn có thể chọn lại là Local (ý nghĩa 2 kiểu này sẽ nói ở phần Tag). - Vào lại Project Tags (click phải, chọn Open) để xem lại các Tag đã định nghĩa: - Tương tự ta có thể xem thử những Tag hệ thống cài sẵn cho Project trong System Tags: 3. Tạo các Screen: Trang 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - - Ta sẽ tạo 2 Screen đơn giản: một Screen dùng để hiển thị màn hình khởi động, và một Screen chứa một số đối tượng hoạt động nào đấy. Như trên đã cài đặt trước ta đã chọn screen khởi động là main.scr nên ta sẽ tạo screen này trước: Chọn Graphic Tab (Project Explorer), click chuột phải vào mục Screen, chọn Insert. Khi đó một hộp thoại hiện ra cho phép mô tả đặc tính ban đầu của Screen: Điền những thông tin cần thiết (nên để mặc định). Click OK. Lúc này trên vùng Screen/Worksheet Editor sẽ hiện ra một screen mới tên là Screen1 (hoặc Screen2, Screen3… tùy vào số Screen ta đã Insert trước đó trong cùng một lần mở IWS) cho phép ta tạo lập các đối tượng mong muốn. Tuy nhiên ta vẫn chưa thật sự có được một Screen mới cho đến khi gọi lệnh Save. Ta thử vẽ một số object cho screen này qua Graphic Tool: + Thẻ Active Objects: chọn Text. Lúc này con trỏ chuột có dạng hình dấu +. Ta click vào bất kì chỗ nào trong vùng Screen, khi đó ta có thể nhập bất cứ đoạn Text nào, chẳng hạn ở đây ta nhập: “Welcome to ChanhTin’s Project”. Xong ta lại click vào bất cứ chỗ nào khác trong Screen thì con trỏ lại trở về dạng ban đầu. +Double click vào Text Object vừa tạo, ta sẽ được menu cho phép thiết lập các thuộc tính cần thiết cho Text này, click vào thẻ Fonts để thiết lập lại Text cho dễ nhìn: Trang 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Tương tự ta tạo thêm một nút nhấn Button(thẻ Active Object chọn Button) để mở Screen thứ 2 (sẽ tạo sau cũng được): Ở đây ta muốn khi click vào Button này thì sẽ mở ChanhTinScreen.scr nên ta phải thiết lập lệnh cho nó. Click vào thẻ Command…: Chọn Type là Open Screen, trong ô Open Screen gõ tên Screen muốn mở (ở đây là ChanhTinScreen.scr. Xong đóng hộp thoại lại. Trang 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - - Từ nút Application Menu hoặc thanh Quick Task bar (xem lại cửa sổ giao diện ở trên) ta click vào nút Save, khi đó sẽ có một hộp thoại Save như các ứng dụng thông thường. Ta đặt tên cho Screen (ở đây sẽ là main.scr) và đường đẫn. Lúc này ta đã có được một Screen mới cho Project. Dĩ nhiên ta có thể xóa nó từ Project Explorer, hoặc chỉnh sửa (sau đó phải Save lại, hoặc chọn lệnh Verify từ tab Tool của menu Home). Tương tự ta sẽ tạo thêm một Screen mới tên là ChanhTinScreen.scr với các Object như hình vẽ: Trang 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngoài các đối tượng đã biết ở main.scr ta chú ý thêm cách chèn các đối tượng sau: + Khối hình chữ nhật (làm background cho Text tiêu đề): Chọn từ thẻ Shapes + Biểu tượng Exit (để thoát khỏi chương trình): Chọn từ thẻ Symbol, mục System symbol chọn Icons + Các Tank được lấy từ thẻ Symbol, mục System symbol chọn Tank + Thanh trượt : Symbol/ System symbol/ Sliders Mục đích của 2 Screen này là: khi chạy Project, màn hình main.scr sẽ hiển thị trước tiên, khi ta nhấn vào button “Click to Open Chanh Tin Screen.scr” thì màn hình ChanhTinScreen.scr sẽ hiện ra. Trong đó các text “Time”, “Date” sẽ cho biết ngày giờ hệ thống, text “Select Tank” cho phép ta nhập số thứ tự của Tank cần làm việc (từ 1 đến 3 thôi, còn Tank 0 sẽ chạy tự động), khi đã chọn Tank rồi thì khi kéo thanh trượt, mức của Tank đó sẽ thay đổi tương ứng. Nhấn button “Back to main.scr” sẽ hiển thị lại main.scr, nhấn icon Exit sẽ kết thúc chương trình. Để làm được điều này ta cần phải thiết lập các thuộc tính của các đối tượng như các hình chỉ dẫn sau: Trang 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Text hiển thị giờ. Click vào thẻ Text data link… Chọn Tag/Expression chọn là Time (là 1 tag hệ thống) Làm tương tự cho text Date, với tag lúc này là Date. Đối với icon Exit, trước hết ta click chọn nút Command từ thẻ Animation của Graphic Tool, sau đó Double Click vào icon: Trang 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Icon Exit Tank 0 (để tag mặc định cho TagLevel là AnalogValue_ để chạy tự động) Trang 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tank 1.(làm tương tự cho Tank 2 và Tank 3) Slider (vì tag i chưa có nên bạn sẽ được hỏi lại, chon Yes để tạo) Trang 24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Text “Select Tank:#”. Click thẻ Text data link… Lưu ý check vào Input Enabled (để cho phép nhập từ bàn phím) Trang 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Button “Back to main.scr” Xong tất cả, ta nhấn nút Save để lưu lại thay đổi. Như vậy là ta đã thiết kế được một Project cơ bản. Chạy thử Project: Đóng tất cả các Screen lại. Click vào nút Run trên thanh Quick Task bar, hoặc nhấn phím F5. Kiểm tra các đối tượng đã hoạt động đúng theo mục đích của chúng ta chưa. Muốn Stop thì ta nhấn tổ hợp phím ALT+TAB, chọn cửa sổ IWS, rồi nhấn Stop (ở đây do ta đã có nút Exit nên click vào nút này cũng được). Cấu hình driver truyền thông: Để thiết lập giao tiếp với các thiết bị I/O bên ngoài ta sử dụng Comm Tab (Project Explorer) để chọn và cấu hình driver cho chúng: 1. Trong cửa sổ Project Explorer, click chọn Comm Tab 2. Click chuột phải vào mục Drivers, chọn Add/Remove Driver để hiển thị hộp thoại cho phép thêm hay xóa các driver: Trang 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Click đúp vào driver mong muốn. Xong click OK. 3. Bây giờ trong mục Driver đã có mục con MODBU (click vào dấu tam giác bên cạnh để expand). Click phải chuột và chọn Settings. Thiết lập các thông số cho cổng giao tiếp như sau: Trang 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4. Tiếp tục click phải chuột vào mục MODBU chọn Insert. Khi đó một worksheet được tạo ra với tên mặc định là Modbu001.drv cho phép ta cấu hình: Trong đó lưu ý các ô sau: + Station: gõ số thứ tự của thiết bị được truy cập bởi driver này. + Header: định dạng cho driver theo frame: register_type:initial_offset Register Type Description 0X Coil Status 1X Input Status 3X Input Register 4X Holding Register ID Slave ID Number 5. Nhấn nút Save, gõ số thứ tự của worksheet này (chẳng hạn:1) Trang 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Như vậy là ta đã thiết lập xong cấu hình cho 1 driver. Click Run để test 6. Ta có thể giám sát (monitor) hoạt động của thiết bị I/O trong lúc chạy Project bằng cách sau: + Nhấn ALT+TAB để quay về cửa sổ giao diện IWS + Kích phải vào vùng Output Window(xem lại cửa sổ giao diện chính ở trên), chọn Settings, thiết lập các thông số trong hộp thoại hiện ra: Lưu ý: nếu Output Window chưa hiển thị thì ta vào menu View, check vào Output Window 7. Click OK, xem kết quả monitor trong cửa sổ Output Window: Download Project xuống thiết bị Window Embedded: 1. Trên desktop của trạm Remote, click Start > All Programs > InduSoft Web Studio v7.0 > Remote Agent : Trang 29 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2. Click Setup, lựa chọn kiểu kết nối: 3. Click OK để đóng hộp thoại lại (lúc này Remote Agent vẫn đang chạy trên trạm Remote) 4. Mở lại cửa sổ Project IWS, trong thẻ Romote Management của menu Home, ta click vào nút Connect: Trang 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Gõ địa chỉ IP của trạm Remote vào ô Network IP. Xong click Connect. Cuối cùng click OK để đóng hộp thoại. 5. Cũng trong thẻ Remote Management ta click vào nút Download. 6. Cuối cùng ta nhấn Run để chạy Project trên trạm Station. Triển khai Project thành một ứng dụng web: Việc đưa Project thành một ứng dụng web sẽ giúp cho người sử dụng có thể quản lý Project của mình từ xa thông qua Internet (bằng một trình duyệt web như IE) 1. Vì IE làm việc giống như một web thin client nên để có thể hiển thị được các screen của Project thì ta cần phải cài đặt ActiveX control thích hợp. (nếu máy tính có kết nối Internet thì IE sẽ tự động download file cài đặt từ trang chủ của Indusoft trong lần chạy Project đầu tiên) 2. Trong thẻ Web của menu Project ta click chọn Thin Client: Trang 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong mục Data Server IP Address ta nhập địa chỉ IP của web server. Click OK. 3. Startup data server: Trong thẻ Local Manament của menu Home, ta chọn Tasks: Trang 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chọn TCP/IP Server Runtime, xong click Startup: Chọn Automatic. Click OK 4. Đóng tất cả các Screen/WorkSheet rồi nhấp vào nút Application Menu, chọn Publish>Save all as HTML. Lúc này các Screen/Worksheet trong Project của chúng ta đã được lưu ở định dạng .html trong thư mục Web Pages: Trang 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5. Cấu hình Web server để giúp cho trang “web” này của chúng ta có thể truy xuất trên mạng. Cách đơn giản nhất là copy file […]\InduSoft Web Studio v7.0\Bin\NTWebServer.exe (trong thư mục cài đặt IWS) vào thư mục Web của Project. 6. Mở Project và Run lại 7. Lúc này ta mở IE, và gõ vào địa chỉ của trang “web” trên. Chẳng hạn: http://127.0.0.1/main.scr hoặc http://127.0.0.1/chanhtinsreen.scr 8. Kết quả: Trang 34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 35 Báo cáo thực tập tốt nghiệp C. Tags: Tag là thành phần hạt nhân của một Project. Hiểu một cách đơn giản, tag chính là những biến được IWS sử dụng để thu nhận và lưu trữ những giá trị có được từ việc truyền thông với các thiết bị, từ kết quả của các phép toán và các hàm, cũng như từ giá trị do người dùng nhập vào. Bên cạnh đó, tag còn được dùng để hiển thị các thông tin cần thiết lên screen (và các trang web), điều khiển các đối tượng đồ họa, và điều khiển các runtime task. Như ta đã biết, các tag của Project đều được tổ chức trong Global tab của Project Explorer: Trong đó Project Tags chứa tất cả các tag được người dùng tạo ra trong quá trình thiết kế Project. Shared database là các tag được tạo ra bởi các PCbased control program khác và được import vào database của IWS. Còn System Tags là những tag hệ thống được định nghĩa sẵn của IWS để hỗ trợ cho các tác vụ cơ bản của Project (các tag này là read-only, người sử dụng không được phép edit chúng). Một số Tags hệ thống như : Quy tắc đặt tên Tag: - Tên tag sử dụng phải là duy nhất Trang 36 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Tên tag phải bắt đầu bởi 1 chữ cái. Những phần còn lại có thể gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới ( _ ). Không dược dùng các kí tự đặc biệt trong tên Tag (ngoại trừ Indirect Tag có thể được bắt đầu bằng @ khi truy cập) Tối đa 255 kí tự Không phân biệt chữ hoa/ thường trong tên Tag. Phân loại tag: 4 loại sau: 1. Basic Tag: nhận và lưu giữ các giá trị đơn thông thường 2. Array Tag: là một mảng các tag có cùng tên, cùng thuộc tính, nhưng được phân biệt bởi các chỉ số (Index) của mảng. Cú pháp khai báo Array Tag: ArrayTagName[ArrayIndex] hoặc ArrayTagName[ArrayIndex+c] Trong đó ArrayIndex (hoặc ArrayIndex+c) là chỉ số cao nhất của phần tử trong mảng (không phải là số phần tử hay kích thước của mảng !). Thường mặc định chỉ số mảng thấp nhất là 0 nên kích thước thật của mảng sẽ là : ArrayIndex +1 (hoặc ArrayIndex +c +1). ArrayIndex có thể là hằng số hoặc có thể là một tag bình thường (có kiểu số học). c là một hằng số. 3. Class Tags: một loại tag kiểu lớp, không được nói kỹ ở tài liệu này 4. Indirect Tags: những tag này đóng vai trò là một con trỏ (pointer) đến các tag khác. Chúng được khai báo như 1 tag bình thường nhưng cần lưu ý 2 điều: - Chúng phải có kiểu String (vì giá trị của chúng chính là tên của Tag khác) - Khi sử dụng ta phải thêm @ vào đầu tên tag: @TagName: Ví dụ: Level = 12 Mytag = “Level” Yourtag 1= Mytag ‘ Yourtag 1= “Level” Yourtag2 = @Mytag ‘ Yourtag2 = 12 Kiểu dữ liệu của Tag: một tag điển hình sẽ có một trong 4 kiểu dữ liệu sau: - Kiểu Boolean (1 bít ): chỉ có giá trị 0 (false) hoặc 1(true) - Kiểu Integer (4 byte): số nguyên có dấu - Kiểu Real (8 byte) : số thực có dấu - Kiểu Sring: kiểu chuỗi kí tự, tối đa 1024 kí tự cho 1 tag kiểu này. Tầm vực của Tag (Tag Scope) : Các tag có 2 tầm vực truy xuất : Trang 37 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Server: (mặc định): truy xuất ở tầm server. Các tag này được dùng cho Server và bất cứ Client nào. Giá trị của nó được duy trì trong suốt thời gian chạy Project, và nếu bị thay đổi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Project. - Local: tầm cục bộ. Được sử dụng trong một trạm cục bộ nào đấy và bị ảnh hưởng bởi các trạm khác trong Project. Cách sử dụng Tags trong Project: Xem lại phần B (Làm việc với Project) Trang 38 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương 2: HỆ THỐNG LẠNH A. Compressor: 1. Cơ bản về công dụng của máy nén Máy nén chủ yếu được sử dụng nhằm ổn định áp suất bình chứa trong công nghiệp lạnh. Trong bình chứa thấp áp, máy nén sẽ hút hơi và nén, đảm bảo áp suất luôn duy trì ở ngưỡng nhất định. Ngược lại trong bình chứa cao áp, hơi sẽ được nén ở áp suất cao cung cấp cho bình ngưng. 2. Phân loại và Cấu tạo sơ lược từng loại: Dựa trên nguyên tắc nén lưu chất mà máy nén được chia làm 2 loại là Máy nén trục vít và máy nén piston. Một vài hình ảnh: Máy nén trục vít Máy nén piston Gồm 2 trục vít khớp với nhau, con trượt. Mô hình này khá phổ biến trong thực tế có thiết bị chính là piston, bạc đạn, trục khuỷu. Lưu chất sẽ được dẫn qua các rãnh của 2 Chu trình hoạt động sẽ Piston sẽ chia làm Hình ảnh Cấu tạo Nguyê Trang 39 Báo cáo thực tập tốt nghiệp n lí hoạt động So sánh trục vít, con trượt điều chỉnh được sẽ nhả lưu chất vào các rãnh, từ đó điều khiển được công suất hệ thống . dầu bôi trơn trong thành bạc đạn sẽ làm tăng hiệu suất nén. • Công suất lớn. tốc độ cao 3000 rpm. • Độ tin cậy cao ( ít linh kiện di chuyển) -» tuổi thọ cao. hai giai đoạn chính: giai đoạn thứ nhất piston hút lưu chất và giai đoạn kế tiếp là nén chúng, đưa qua bình chứa cao áp. Theo định luật khí lý tưởng, áp suất giảm cùng với thể tích không đổi làm nhiệt độ lưu chất giảm xuống. • Công suất thấp và trung bình. Tốc độ trung bình 1000-1500 rpm. • Cần dầu bôi trơn có độ nhớt cao, sử dụng nhiều dầu làm tăng giá thành hệ thống. Khi chạy giảm tải có công suất/ hiệu suất thấp • Tuổi thọ thấp hơn do piston dễ bị mòn và bạc đạn dễ nóng trong quá trình hoạt động. • Hiệu suất COP thấp. Khi hoạt động ở chế độ giảm tải thì hiệu suất không đổi. rẻ tiền hơn so với trục vít. B. Refrigeration system: Hệ thống có thể là 1 cấp hoặc 2 cấp tùy vào nhu cầu sử dụng. Đối với các hệ thống có ΔT lớn thì hệ thống 2 cấp sẽ có khả năng sử dụng nhiều hơn. Khoảng làm lạnh ΔT phụ thuộc nhiều vào lưu chất sử dụng cũng như khả năng của hệ thống. NH3 có nhiệt độ hóa lỏng ở -33o C . Trang 40 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lưu chất được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh phổ biến trong công nghiệp hiện nay là NH3 . Do NH3 được lấy từ môi trường và sau khi sử dụng được thải ra nên hệ thống khá thân thiện môi trường. Tuy nhiên, nồng độ NH3 có trong không khí khá thấp nên quá trình chiết xuất khó khăn làm tăng giá thành hệ thống. Trong những năm gần đây, người ta sử dụng hệ thống sử dụng đồng thời nén NH3 kết hợp CO2 (CO2 / NH3 Cascade System ) nhằm bảo vệ môi trường và tăng hiệu suất làm lạnh. Nhiệt độ làm lạnh có thể lên tới -54o so với hệ thống chỉ sử dụng NH3 là -40o. 1. Cấu trúc chung của một hệ thống làm lạnh Sơ đồ cấu trúc chung của một hệ thống làm lạnh: Có thể tóm tắt nguyên tắc hoạt động của hệ thống như sau : Hệ thống trên hoạt động thành vòng kín, tuy nhiên có thể chia làm 2 vòng kín nhỏ tiêu biểu cho quá trình đổi trạng thái của lưu chất dưới hai dạng là lỏng và hơi. Vòng thứ nhất: chu trình lỏng -> hơi Trang 41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bình thấp áp 2(chứa hơi +lỏng) đưa lỏng tới phần tiêu thụ 3-» hơi được chuyển hóa sẽ được dẫn về qua bình sấy 7 (giảm hơi nước lẫn trong lưu chất nhằm tăng nồng độ NH3) sau đó lại trở về bình chứa thấp áp 2. Máy nén 1 sẽ đảm bảo áp suất trong bình chứa 2 ổn định. Vòng thứ hai: chu trình hơi -> lỏng Bình thấp áp 2 -» đưa hơi qua máy nén 1. Lưu chất ra ở dạng hơi cao áp sẽ được đưa tới dàn ngưng 5 để chuyển sang dạng lỏng. ở đây máy tách 8 sẽ tách các chất không ngưng tụ được đảm bảo nồng độ NH3 . lưu chất dạng lỏng cao áp sẽ được đưa tới bình chứa cao áp 6. Thông qua van 9 sẽ đưa về dạng lỏng thấp áp để đưa vào bình chứa 2. Việc ổn định nồng độ NH3 có trong bình chứa rất quan trọng vì nếu nồng độ nước quá cao sẽ dẫn đến thay đổi khối lượng riêng của lưu chất ảnh hưởng đến nhiệt độ làm lạnh từ đó giảm hiệu suất của hệ thống. Tỷ lệ hơi/lỏng của lưu chất chứa trong bình thấp áp sẽ luôn được giữ trong khoảng nhất định nhờ vào hoạt động của 2 thiết bị chính: • Dàn ngưng sẽ hóa lỏng lưu chất bù cho lượng lỏng lưu chất đã bị chuyển đổi thành hơi trong khi đi qua các thiết bị tiêu thụ. • Các ống dẫn lưu chất dạng lỏng đi qua môi trường tiêu thụ và làm lạnh chúng, đồng thời chuyển đổi lưu chất thành dạng hơi. 2. Điều khiển hệ thống làm lạnh bằng SCADA Hệ thống SCADA được thiết kế nhằm điều khiển mang tính tự động, giảm số nhân công đứng máy cũng như tăng tính ổn định, chính xác và nhanh chóng khắc phục nếu có lỗi của hệ thống. Dựa vào tín hiệu đưa về của các cảm biến, điều khiển máy nén nhằm ổn định áp suất trong bình chứa. Để thiết kế SCADA cho hệ thống lạnh cần chú ý các yếu tố sau: • Đo lường và điều khiển: PLC nhận dữ liệu đo đạc về áp suất, mực lưu chất trong bình chứa. Hiển thị thời gian thực và cho phép điều khiển (chẳng hạn đk máy nén hoạt động (thông qua biến tần)) . Đo nhiệt độ môi trường tiêu thụ và vận hành hệ thống nhằm ổn định xung quanh nhiệt độ đặt. Đo nồng độ NH3 và chạy máy sấy cũng như máy tách khí không ngưng tụ để đảm bảo ổn định nồng độ này. • Phân tích và Alarm: Dữ liệu đo đạc về được lưu trữ nhằm phục vụ cho chẩn đoán khắc phục nếu có sự cố. Trang 42 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phương pháp điều khiển có thể là ON/OFF, PID, NEUTRON,… đối tượng điều khiển là motor , các valve, và quạt mát. Tuy vào đó mà sẽ có độ vọt lố và sai lệch khác nhau. Ví dụ về thiết kế SCADA điều khiển nhiệt độ phòng lạnh: Trang 43 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Điều khiển máy nén và bình chứa thấp áp 3. Ứng dụng trong công nghiệp Trong xây dựng thủy điện: bê-tông sử dụng trong xây dựng thủy điện yêu cầu cần có độ kết dính cao, cũng như khả năng bền với thời gian. Hỗn hợp xi măng trước khi trộn bê-tông được làm lạnh nhằm tăng tính kết dính. Trang 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong thiết kế sân băng nhân tạo: các sân băng nhân tạo có thể được xây dựng ngay cả ở những nước nhiệt đới có nhiệt độ môi trường khá cao. Hệ thống làm lạnh sẽ đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức âm mà không quan tâm đến nhiệt độ môi trường bên ngoài. Trong bảo quản thực phẩm, dân dụng: Hầu hết các kho bảo quản lạnh lớn hiện nay đều sử dụng SCADA vào điều khiển. 4. Phân tích một ví dụ về SCADA điều khiển phòng lạnh Chú thích : Trang 45 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ chung: Sau đây ta sẽ phân tích từng thành phần của mô hình trên: Phòng lạnh Mô tả: các thiết bị tiêu thụ ở đây là phòng lạnh. Dựa vào nhu cầu nhiệt độ mà sẽ điều khiển hệ thống cung cấp nhiệt độ lạnh thích hợp. Bình thấp áp Trang 46 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Mô tả: Bình thấp áp là nơi lưu giữ lưu chất lạnh thấp áp, cung cấp dạng lỏng cho đối tượng tiêu thụ thông qua 2 bơm P50.1 và P50.2 và nhận về ở dạng hơi + lỏng (đường DN200). Từ hình trên, lưu chất sẽ được cung cấp cho máy nén qua 2 bơm là V50.01 và V50.02. Nhiệm vụ chính của SCADA sẽ là điều khiển các bơm này dựa vào thông tin thu được từ các CB áp suất PT.50 và LLC.50 Trang 47 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Máy nén: (Compressor) Mô tả: Máy nén là thành phần khá quan trọng trong hệ thống. Nó đảm nhiệm vai trò vừa ổn định áp suất cho 2 bình chứa vừa nén lưu chất thành dạng lỏng. Nhiệt độ của lưu chất sẽ giảm xuống do quá trình nén là đẳng tích. Trang 48 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Dàn ngưng và máy tách khí không ngưng tụ được Mô tả: ở đây sử dụng 2 dàn ngưng là V40.11 và V41.11. Nguyên tắc hoạt động của bình ngưng là đưa về nhiệt độ bay hơi của NH3 rồi sau đó ngưng tụ lại nhằm tách tạp chất. Trang 49 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bình làm mát lưu chất trước khi vào bình chứa cao áp Mô tả: Lưu chất từ dàn ngưng có nhiệt độ khá cao sẽ được làm nguội trước khi đi vào bình cao áp. Bình chứa cao áp Mô tả: NH3 sau khi được làm mát sẽ đưa vào bình chứa cao áp. Áp suất bình chứa được đo bằng cảm biến LI.20 và được giữ ổn định. Trang 50 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương 3: FLOWCHART (Xem phụ lục 1) SCADA cho kho lạnh thì cần thể hiện được các yếu tố sau: 1. Nhiệt thực tế kho lạnh 2. Nhiệt độ cài đặt mong muốn của kho lạnh 3. Mức, nhiệt độ, áp suất, ... trong bồn chứa gas lỏng 4. Giá trị cài đặt Alarm HH, H, L, LL của bồn chứa gas lỏng 5. Chu trình xả băng 6. Trạng thái các thiết bị (máy nén, van, quạt, bơm ...) 7. Lưu trữ, vẽ đồ thị, report giá trị nhiệt độ kho lạnh theo thời gian NGUYÊN LÝ ĐỒNG BỘ MÁY NÉN: Điều khiển động bộ 2 hay nhiều máy nén ở công suất khác nhau nhằm mục đích tiết kiệm, giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động, sao cho hê thống hoạt đông hiệu quả . - Tùy theo mổi loại máy nén mà ta đồng bộ 2 hay nhiều máy nén ở công suất khác nhau: o ở máy nén pisttong:là máy có thể điều khiển công suất theo từng cấp, chạy giảm tải ít tiêu hao công suất, nhưng khi chạy hết tải thì công suát tiêu hao lớn. o ở náy nén trục vít: là máy có thể điều khiển công suất vô cấp, bị tiêu hao nhièu ở lúc chạy giảm tải hơn là chạy ở công suất cao. Chú ý: nếu điều khiển băng biến tần chạy 100% công suất động cơ, biến tần sẻ làm tiêu hao một lượng lớn năng lượng điện Máy nén pisttong Máy nén trục vít - Khi khởi động cho máy chạy ở cấp công - khi khởi động máy nén ta tăng dần công suât thấp. tăng dần công suất biến tần cho suât máy nén bằng cách thay đổi mức tiếp động cơ hoạt động với công suất cao sao xúc của hai trục vít lên cao nhất, sau đó cho tiêu hao trên biến tần không quá lớn. tiếp tục dùng biến tần để tăng công suất Tăng dần cấp công suất của máy nén lên cho động cơ cao sao cho tiêu hao trên theo yêu câu công suất của thiết bị tiêu biến tần không quá lớn. tiếp tục tăng công thụ,khi một máy đã chạy hết công suất ta suât bắng cách thêm máy nén thứ 2, thứ tiếp tục cho khởi động máy thứ 2 ,thứ 3… 3…… cho tới khi đáp ứng nhu cầu hoạt cho tới khi đáp ứng nhu cầu hoạt động động cầu của hệ thống. cầu của hệ thống. - khi cần giảm công suất tiêu thụ, ta giảm Trang 51 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Khi cần giảm công suất tiêu thụ, ta giảm lần lượt từng cấp công suất trên tất cả các máy. Máy thứ nhất giảm một cấp, rồi đến máy thứ 2, thứ 3…. Tới khi các máy giảm còn 1 cấp công suất thì tắt lần lượt các máy, tới máy cuối cùng thì giảm công suất động cơ bằng biến tần công suât biến tần trước, sau đó là mức tiếp xúc của trục vít cho tới kkhi tắt hẳn 1 máy rồi tiếp tục tới máy thứ 2, thứ 3…. Trang 52 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương 5: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH SCADA (xem thêm trong file chương trình kèm theo) 1. Giới thiệu chung: Chương trình được thiết kế bằng phần mềm Indusoft Web Studio V7.0 với cấu trúc và đặc điểm chính như sau: - Màn hình giao diện chính cho phép quan sát và điều khiển toàn hệ thống - Các màn hình con giúp quan sát và cài đặt các thông số hoạt động của các thành phần con như: dàn lạnh, máy nén, van tiết lưu, bình áp suất thấp, bình áp suất cao, bình áp suất thấp. (chọn màn hình con bằng cách click vào thành phần tương ứng) - Kết nối trực tiếp với PLC S7-300 bằng giao tiếp MPI (với cấu hình driver tương ứng). - Tính đồ họa cao (màu trạng thái, …) 2. Giao diện chương trình: Màn hình chính hệ thống lạnh Trang 53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thông số của dàn lạnh (Evaporator) Trang 54 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Máy nén (tổ hợp 2 máy, 5 cấp) Thông số và trạng thái Van tiết lưu Trang 55 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thông số bình áp suất thấp và cao Trang 56 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH PLC S7-300 (Xem trong file chương trình kèm theo) Trang 57 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài Liệu Tham Khảo 1. Indusoft Web Studio v70 Technical Reference 2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC S7-300 Siemens 3. Thiết kế, lắp đặt, thử nghiêm và vận hành hệ thống lạnh 4. Máy nén GEA Grasso (Vietnam) Co., Ltd 5. Ngoài ra còn tham khảo một số luận văn của các anh khóa trước và diễn đàn điện và điện tử… Trang 58 [...]... định cho TagLevel là AnalogValue_ để chạy tự động) Trang 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tank 1.(làm tương tự cho Tank 2 và Tank 3) Slider (vì tag i chưa có nên bạn sẽ được hỏi lại, chon Yes để tạo) Trang 24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Text “Select Tank:#” Click thẻ Text data link… Lưu ý check vào Input Enabled (để cho phép nhập từ bàn phím) Trang 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Button “Back to main.scr”... tượng như các hình chỉ dẫn sau: Trang 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Text hiển thị giờ Click vào thẻ Text data link… Chọn Tag/Expression chọn là Time (là 1 tag hệ thống) Làm tương tự cho text Date, với tag lúc này là Date Đối với icon Exit, trước hết ta click chọn nút Command từ thẻ Animation của Graphic Tool, sau đó Double Click vào icon: Trang 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Icon Exit Tank 0 (để tag... để cài đặt: Trang 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lưu ý: Vì Project mới này chỉ mang tính minh họa nên những thông số trong phần Settings này ta có thể để mặc định Riêng thẻ Viewer, mục Startup Screen nên gõ tên màn hình (với đuôi là scr) mà ta muốn nó mở đầu tiên khi chạy Project Chú ý là không nhất thiết phải tồn tại screen trước khi khai báo ở đây Và dĩ nhiên... để xem lại các Tag đã định nghĩa: - Tương tự ta có thể xem thử những Tag hệ thống cài sẵn cho Project trong System Tags: 3 Tạo các Screen: Trang 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - - Ta sẽ tạo 2 Screen đơn giản: một Screen dùng để hiển thị màn hình khởi động, và một Screen chứa một số đối tượng hoạt động nào đấy Như trên đã cài đặt trước ta đã chọn screen khởi động là main.scr nên ta sẽ tạo screen này... Internet thì IE sẽ tự động download file cài đặt từ trang chủ của Indusoft trong lần chạy Project đầu tiên) 2 Trong thẻ Web của menu Project ta click chọn Thin Client: Trang 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong mục Data Server IP Address ta nhập địa chỉ IP của web server Click OK 3 Startup data server: Trong thẻ Local Manament của menu Home, ta chọn Tasks: Trang 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chọn... Template, và độ phân giải tương ứng Xong click OK Trang 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Như vậy là ta đã có một Project mới, cửa sổ như sau: Ở đây nên xem lại cửa sổ Project Explorer (click các tab Global, Graphic, Task, Comm) Cũng cần chú ý các Project, và tab Graphic Tool vì ta sẽ sử dụng nhiều trong thiết kế sau này Trang 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cài đặt các thông số ban đầu cho New Project:... Trong đó lưu ý các ô sau: + Station: gõ số thứ tự của thiết bị được truy cập bởi driver này + Header: định dạng cho driver theo frame: register_type:initial_offset Register Type Description 0X Coil Status 1X Input Status 3X Input Register 4X Holding Register ID Slave ID Number 5 Nhấn nút Save, gõ số thứ tự của worksheet này (chẳng hạn:1) Trang 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Như vậy là ta đã thiết lập xong... All Programs > InduSoft Web Studio v7.0 > Remote Agent : Trang 29 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 Click Setup, lựa chọn kiểu kết nối: 3 Click OK để đóng hộp thoại lại (lúc này Remote Agent vẫn đang chạy trên trạm Remote) 4 Mở lại cửa sổ Project IWS, trong thẻ Romote Management của menu Home, ta click vào nút Connect: Trang 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Gõ địa chỉ IP của trạm Remote vào ô Network IP Xong... để hiển thị hộp thoại cho phép thêm hay xóa các driver: Trang 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Click đúp vào driver mong muốn Xong click OK 3 Bây giờ trong mục Driver đã có mục con MODBU (click vào dấu tam giác bên cạnh để expand) Click phải chuột và chọn Settings Thiết lập các thông số cho cổng giao tiếp như sau: Trang 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 Tiếp tục click phải chuột vào mục MODBU chọn Insert... Project và Run lại 7 Lúc này ta mở IE, và gõ vào địa chỉ của trang “web” trên Chẳng hạn: http://127.0.0.1/main.scr hoặc http://127.0.0.1/chanhtinsreen.scr 8 Kết quả: Trang 34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 35 Báo cáo thực tập tốt nghiệp C Tags: Tag là thành phần hạt nhân của một Project Hiểu một cách đơn giản, tag chính là những biến được IWS sử dụng để thu nhận và lưu trữ những giá trị có được ... Dược phẩm Các đối tác khách hàng Đối tác Khách hàng Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp Địa liên hệ Công ty TNHH Hệ Thống Tự Động Đại Dương Mới Địa chỉ: Tầng cao ốc RIC 51 Hoàng Việt, phường 4, quận... tới -54o so với hệ thống sử dụng NH3 -40o Cấu trúc chung hệ thống làm lạnh Sơ đồ cấu trúc chung hệ thống làm lạnh: Có thể tóm tắt nguyên tắc hoạt động hệ thống sau : Hệ thống hoạt động thành vòng... vào icon: Trang 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Icon Exit Tank (để tag mặc định cho TagLevel AnalogValue_ để chạy tự động) Trang 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tank 1.(làm tương tự cho Tank Tank