Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
625,94 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----------
NGUYỄN VĂN TOÀN
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CÚM GIA CẦM VÀ HIỆU QUẢ
MIỄN DỊCH CỦA VACCINE CÚM GIA CẦM
TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI TỈNH
ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ, tháng 12/ 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----------
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CÚM GIA CẦM VÀ HIỆU QUẢ
MIỄN DỊCH CỦA VACCINE CÚM GIA CẦM TẠI
HUYỆN THÁP MƯỜI TỈNH
ĐỒNG THÁP
Giảng Viên Hướng Dẫn
Sinh Viên Thực Hiện
Huỳnh Ngọc Trang
Nguyễn Văn Toàn
MSSV: LT11668
Lớp: Thú Y K37
Cần Thơ, tháng 12/ 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Điều tra tình hình cúm gia cầm và hiệu quả miễn dịch của vaccine
cúm gia cầm tại Huyện Tháp Mười Tỉnh Đồng Tháp”, do sinh viên Nguyễn
Văn Toàn thực hiện tại Trạm Thú y Huyện Tháp Mười từ tháng 09/2013 đến
tháng 12/2013.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Duyệt Bộ môn
CầnThơ, ngày….tháng….năm 2014
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Huỳnh Ngọc Trang
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
NGUYỄN VĂN TOÀN
i
LỜI CẢM TẠ
Lời cảm tạ đầu tiên tôi xin gửi đến quí thầy cô của Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ. Đã hướng dẫn, truyền đạt nhiệt tình
những kiến thức cũng như kinh nghiệm quí gia cho tôi suốt thời gian theo học tai
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giao viên hướng dẫn Huỳnh Ngọc Trang
đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn cô Nhị Thị Kim Bạch trưởng Trạm Thú y huyện Tháp
Mười đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin cũng như số liệu để tôi thực hiện
thật tốt đề tài nghiên cứu.
Xin thân gửi lời cảm ơn đến các bạn học cùng khóa đã nhiệt tình trao đổi giúp đỡ
tôi.
Sau cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe mai mắn và thành công đến quí thầy cô và
các bạn. Chúc quí thầy cô và các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc .
Xin chân thành cảm ơn
NGUYỄN VĂN TOÀN
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... v
TÓM LƯỢC ...........................................................................................................vi
Chương 1:ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 2
2.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm .......................................................... 2
2.1.1. Khái niệm về bệnh cúm gia cầm ............................................................. 2
2.1.2. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới ..................................... 2
2.1.3. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam ...................................... 3
2.1.4. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam... 4
2.2. Đặc điểm virus học của virus cúm A phân type H5N1 gây bệnh ở gia cầm . 4
2.2.1. Phân loại .................................................................................................. 4
2.2.2. Tên gọi của virus cúm A/H5N1 .............................................................. 4
2.2.3. Các type, phân type và các chủng của virus cúm A/H5N1 ..................... 5
2.3. Dịch tễ học ..................................................................................................... 5
2.3.1. Phân bố dịch bệnh ................................................................................... 5
2.3.2. Động vật cảm nhiễm................................................................................ 6
2.3.3. Vật mang virus ........................................................................................ 6
2.3.4. Sự truyền lây............................................................................................ 7
2.4. Triệu chứng và bệnh tích................................................................................ 7
2.4.1. Triệu chứng ............................................................................................. 8
2.4.2. Bệnh tích .................................................................................................. 9
2.5. Chẩn đoán..................................................................................................... 10
2.5.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ ...................................................................... 10
2.5.2. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích ............................................................. 10
2.5.3. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm .................................... 11
2.6. Phòng bệnh ................................................................................................... 12
2.6.1. Về chăn nuôi .......................................................................................... 12
2.6.2. Về thú y ................................................................................................. 12
2.7. Miễn dịch chống virus cúm ...................................................................................... 12
2.7.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ........................................................... 13
2.7.2. Đáp ứng miễn dịch có đặc hiệu .................................................................. 15
2.8.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười .................... 17
2.8.1. Tỉnh Đồng Tháp .................................................................................... 17
2.8.2.Huyện Tháp Mười .................................................................................. 18
2.8.3 Tình hình cúm tại tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười ...................... 18
Chương 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 20
iii
3.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 20
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 20
3.3Đôi tượng nghiên cứu .................................................................................... 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 20
3.5 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 20
3.6 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 22
4.1 Tình hình chăn nuôi của huyện Tháp Mười .................................................. 22
4.2 Tình hình tiêm phòng .................................................................................... 25
4.3 Tình hình dịch bệnh ...................................................................................... 28
4.4 Giám sát sự lưu hành của cúm gia cầm......................................................... 30
4.5 Kết quả khảo sát sau tiêm phòng .................................................................. 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 33
5.1.KẾT LUẬN ................................................................................................... 33
5.2. ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 34
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi của huyện Tháp Mười ........................................ 22
Bảng 4.2: Số lượng gà vịt phân theo lứa tuổi ...................................................... 24
Bảng 4.3: Tình hình tiêm phòng 2012 ................................................................. 26
Bảng 4.4: Tình hình tiêm phòng 2013 ................................................................. 27
Bảng 4.5: Tình hình cúm gia cầm ở huyện Tháp Mười....................................... 29
Bảng 4.6: Kết quả lưu hành của cúm gia cầm H5N1 .......................................... 30
Bảng 4.7: Đánh giá tỉ lệ bảo hộ của vaccine cúm ................................................ 31
Bảng 4.8: Phân bố hiệu giá kháng thể của vaccine cúm...................................... 32
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.Mối quan hệ lây nhiễm và kích ứng các loại kí chủ của virus cúm H5N1
................................................................................................................................ 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.3: Phân bố hiệu giá kháng thể của vaccine cúm ................................. 32
v
TÓM LƯỢC
Đề tài “ Điều tra tình hình cúm gia cầm và hiệu quả miễn dịch của
vaccine cúm gia cầm tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ
tháng 9/2013 đến tháng 12/2013 tại Trạm Thú y huyện Tháp Mười qua phương
pháp điều tra hồi cứu, nhằm đánh giá tình hình tiêm phòng vaccine cũng như
công tác giám sát sự lưu hành của virus cúm trong những đàn gia cầm chưa tiêm
phòng và kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng. Tình hình chăn
nuôi gia cẩm tại huyện Tháp Mười khá phát triễn với số lượng tổng đàn tăng
hàng năm ở gà đạt 33.926 con và vịt đạt 146.926 con. Số gia cầm nhiễm cúm qua
các năm 2010 – 2013 là 2.044 con gà và 30 con vịt. Tình hình tiêm phòng cúm
tại huyện Tháp Mười được triễn khai và thực hiện đầy đủ nhưng kết quả kiểm tra
sau tiêm phòng đạt tỷ lệ chưa cao. Năm 2012 tỷ lệ tiêm phòng ở gà chỉ 31% thấp
hơn kết quả tiêm phòng ở vịt là 70% và năm 2013 ở vịt đạt 77.30%. Tuy nhiên kết
quả này chưa thật sự cao và đồng đều giữa các xã. Có 7 mẫu trên 150 mẫu xét
nghiệm chiếm 1.33% dương tính với kháng thể kháng virus cúm gia cầm. Tỷ lệ
bảo hộ trên đàn được tiêm phòng đạt 69.33%.
vi
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Tháp Mười có nền kinh tế phát triển về nông nghiệp. Với diện tích
canh tác và sản lượng lúa sản xuất hàng năm khá cao. Có được lợi thế đó thì
người dân ở huyện Tháp Mười đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trong đó có
phát triển chăn nuôi gia cầm và vịt chạy đồng để tận dụng nguồn lúa rơi vãi trên
đồng ruộng sau thu hoạch, nhằm tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi tăng thêm thu
nhập.
Ngành chăn nuôi gia cầm và vịt chạy đồng hiện nay đang rất phát triển và số
lượng tổng đàn của huyện cao là một trong bốn huyện có số lượng tổng đàn cao
nhất tỉnh Đồng Tháp.
Bên cạnh việc chăn nuôi ngày càng phát triển thì công tác tiêm phòng
chống cho dịch bệnh trong đó có dịch cúm gia cầm luôn là mối quan tâm của
chính quyền địa phương.
Dịch cúm gia cầm luôn là dịch bệnh làm chết gia cầm hàng loạt, gây ảnh hưởng
nặng nề đến ngành chăn nuôi gia cầm cũng như sức khỏe con người. Thực tế
trong năm 2013 vừa qua đã xảy ra một ca tử vong ở người do nhiễm cúm H5N1
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Do đó việc tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho
đàn vật nuôi và công tác giám sát sau khi tiêm phòng có vai trò hết sức quan
trọng trong việc chủ động phòng ngừa những nguy hại mà cúm gia cầm mang lại
cho người chăn nuôi. Từ thực tế trên được sự đồng ý của trạm Thú Y huyện Tháp
Mười tôi tiến hành thực hiện đề tài ‘ Điều tra tình hình cúm gia cầm và hiệu
quả miễn dịch của vaccin cúm gia cầm tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng
Tháp”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Điều tra tình hình tiêm phòng cúm gia cầm ở huyện Tháp Mười.
Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch đối với cúm gia cầm sau khi tiêm
phòng vaccine cúm gia cầm H5N1.
1
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
2.1.1. Khái niệm về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà hay cúm loài
chim. Là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ
orthomyxoviridae.
Virus cúm gia cầm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà
điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã. Nguy hiểm hơn bệnh có thể lây sang
người và một số loài thú khác.
Trước đây bệnh này còn được gọi là bệnh dịch tả gà (fowl plague) nhưng từ
hội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville - Mỹ năm 1981
đã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm gia cầm độc lực cao (HPAI - Highly
Pathogenic Avian Inluenza) để chỉ các virus cúm type A có độc lực mạnh, gây lây
lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao. (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004)
2.1.2. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới
Cúm A/H5N1 là một virus có độc lực cao, và gây bệnh trên người trong các
vụ dịch cúm gà những năm 1996 - 2008, đặc biệt ác liệt là do virus cúm A/H5N1
thể độc lực cao (HPAI, highly pathogenic avian influenza) gây ra kể từ năm 2003
cho đến nay và phát sinh nhiều nhóm, phân nhóm (clade) có độc lực rất cao.
Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà tại
Scotland vào năm 1959. Từ đó cho đến nay, H5 và N1 đã có thay đổi lớn xét về
cấu trúc thành phần gen và kháng nguyên miễn dịch. Sau gần 40 năm không phát
hiện, cúm A/H5N1 xuất hiện tại Quảng Đông (1996), và Hồng Kông (1997) với
biến đổi sâu sắc, không những gây chết gia cầm mà còn thích ứng và gây chết
người bệnh. Có thể coi dòng virus cúm A/H5N1 từ 1996 đến nay là cúm A/H5N1
hiện đại mới xuất hiện. Đặc biệt, từ 2003 đến nay, virus H5N1 gây ra dịch cúm
trên gia cầm tại Hồng Kông, Trung Quốc và lây lan sang hàng chục quốc gia trên
thế giới ở châu Á, châu Âu và châu Phi. Cúm A/H5N1 giai đoạn 2003 đến nay,
cơ bản về cấu trúc vẫn như trước đó, nhưng xét về độc lực (tính gây bệnh), loài
vật chủ nhiễm bệnh, tính kháng nguyên - miễn dịch và mức độ truyền lây có
nhiều nét đặc trưng hơn và khác với nhiều biến chủng H5N1 trước đây.
Từ cuối 2005, cúm A/H5N1, chủ yếu là các chủng virus thuộc phân dòng
Thanh Hải (nguồn gốc vùng Bắc Trung Quốc) bắt đầu lan sang một số nước vùng
2
Trung Á, trong đó có Nga, rồi tràn ngập Đông Âu và xâm nhập vào các nước
vùng Tiểu Á, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc- Trung Phi, đặc biệt Ai Cập và
Nigeria là các nước chịu thiệt hại nhiều nhất. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan,
trong hơn mười năm qua, trên thế giới đã có hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu
hủy, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và kinh tế. Đặc biệt, số người
nhiễm và tử vong do virus cúm A/H5N1 mỗi năm một cao hơn, theo thống kê số
người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ
năm 2003 đến tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong
đó, 243 trường hợp đã tử vong chiếm tới 63,11%. Việt Nam và Indonesia là các 2
quốc gia có số người nhiễm và tử vong cao nhất do virus cúm A/H5N1 trên thế
giới. Trong số 16 nước có người chết do cúm gia cầm, Indonesia và Việt Nam
được WHO xác định là quốc gia “điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các
điều kiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi lây nhiễm và trở thành virus của người
.(Dinh Duy Khang và Ctv,2004)
2.1.3. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003
ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả
nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1
xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng
nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến cuối năm 2009, dịch cúm gia cầm liên tục
tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành
các đợt dịch lớn như sau:
Từ cuối tháng 12 năm 2003 đến hết tháng 01 năm 2004:
Cuối tháng 12 năm 2003 dịch cúm gia cầm xuất hiện tại các tỉnh Hà Tây,
Tiền Giang, Long An và sau đó lây nhanh sang các tỉnh An Giang, Vĩnh Long,
Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang.
Dịch tái phát lại vào ngày 01/10/2007 tại 15 xã của 9 huyện thuộc 6 tỉnh.
Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 8.850 con, trong đó 1.024 gà, 7.826
vịt .( Văn Đăng Kỳ, 2008)
Từ đầu tháng 5 đến 21/06/2007:
Dịch xảy ra trên 60 xã của 18 tỉnh trong cả nước bắt đầu từ Nghệ An sau đó
đến Nam Định, Bắc Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà
Nam, Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cao Bằng .( Văn
Đăng Kỳ, 2008)
3
Từ cuối năm 2007 đến đầu 2008:
Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 17 tỉnh, thành trong cả nước gồm Hà
Nội, Hà Nam, Hải Dương, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ,
Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Trà
Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long .( Văn Đăng Kỳ, 2008)
Tình hình dịch năm 2008:
Năm 2008 dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận,
thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là
106.580 con (gồm gà, ngan, vịt).
Tình hình dịch năm 2009:
Năm 2009 đến nay thì tình hình dịch cúm vẫn còn tiếp tục xảy ra nhưng ở
những đàn nhỏ lẻ.
Tình hình dịch 2010-2013:
Từ năm 2010 đến nay tình hình dịch cúm gia cầm vẫn còn xãy ra.
2.2. Đặc điểm virus học của virus cúm A phân type H5N1 gây bệnh ở gia cầm
2.2.1. Phân loại
Virus nói riêng cũng như virus cúm nói chung thường được phân loại chủ
yếu theo tính kháng nguyên. Có 3 nhóm virus khác nhau và đặt tên cho 3 nhóm là
virus A, B, và C. Dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu người ta thấy virus
type A lại có nhiều loại khác nhau. Trên cơ sở kết quả của phản ứng ức chế
ngưng kết hồng cầu, khi phát hiện ra rằng kháng thể kháng ngưng kết hồng cầu là
kháng thể được tạo ra để chống lại protein HA nhưng không ức chế toàn bộ các
virus type A. Từ đó virus type A được chia ra các type phụ (subtype) trên cơ sở
có phản ứng HI đặc hiệu. Cho đến năm 2004 tổng số subtype chia theo khả năng
ngưng kết hồng cầu là 16. Cũng như vậy với protein NA, người ta phát hiện ra 9
loại NA có tính kháng nguyên khác nhau và được đặt tên là từ N1 cho đến N9.
Virus cúm type A là kết quả sự tổ hợp giữa 2 loại protein này. Chính vì vậy
chúng ta có virus cúm đặt tên là HxNy. Việc phân loại virus như trên do ủy ban
định danh quốc tế tiến hành. (Nguyễn Tiến Dũng , 2008)
2.2.2. Tên gọi của virus cúm A/H5N1
Tên của virus cúm được đặt theo quy ước quốc tế bắt đầu bằng type virus,
và subtype (nghĩa là theo tên gọi của protein HA và NA). Như vậy chúng ta viết
virus type A H5N1. Tên của từng chủng virus được viết bắt đầu từ tên type, tên
loài động vật mà từ đó virus được phân lập, tên địa phương nơi phân lập được
(tên nước, tên tỉnh, hoặc tên bang), sau đó ký hiệu riêng của phòng thí nghiệm nơi
4
phân lập được, năm phân lập và để trong ngoặc tên chung của virus. (Nguyễn
Tiến Dũng , 2008)
2.2.3. Các type, phân type và các chủng của virus cúm A/H5N1
Virus cúm gồm có 3 type và chúng được phân biệt khác nhau dựa vào
những điểm khác biệt về kháng nguyên ở nhân và lớp protein matrix. Một điểm
khác biệt quan trọng giữa các type virus cúm là khả năng nhiễm và gây nhiễm ở
các loài vật khác nhau. Ví dụ virus cúm type A đã được phát hiện và xác định là
gây bệnh ở các loài động vật hữu nhũ và các loài chim, bao gồm: người, heo,
ngựa, chồn, các loài động vật hữu nhũ ở biển và một loạt các loài gia cầm và
chim hoang dã. Trong đó virus cúm type B và C phần lớn được xác định là gây
bệnh ở người và rất hiếm khi có thể xác định có mặt ở các loài động vật khác như
hải âu và heo. (Bùi Bá Bổng và ctv,2007)
Ngoài ra khi so sánh với các type virus cúm B, C, virus cúm type A được
coi là đã xác định rõ đặc tính cũng như khả năng gây bệnh ở người và động vật vì
chúng gây ra các đại dịch không thể lường trước với tỉ lệ chết cao.
Về lý thuyết có thể suy luận ra rằng có thể hình thành hàng nghìn chủng
virus cúm có chứa cả HA và NA khác nhau và mỗi chủng virus này đều có những
đặc điểm riêng và có khả năng gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên đến thời điểm hiện
tại mới chỉ phát hiện được một lượng rất nhỏ các chủng virus cúm type A ở người
trên toàn thế giới bao gồm: H1N1, H1N2, H3N2, và gần đây là chủng H5N1. Mặc
dù vậy người có thể bị nhiễm bởi cả 3 type virus cúm A, B, C. (Bùi Bá Bổng và
ctv, 2007)
Mặt khác dựa vào khả năng gây bệnh ở động vật, cũng như đặc tính di
truyền phân tử đặc hiệu, người ta phân loại các chủng virus cúm gia cầm thuộc
type A thành 2 nhóm chính: đó là chủng virus độc lực cao (H5, H7, và gần đây là
H9) có thể gây nhiễm với tỷ lệ chết lên đến 100% số gia cầm và các chủng virus
cúm gia cầm độc lực thấp, thường gây bệnh nhẹ ở các loài gia cầm. Tuy nhiên các
chủng virus cúm gia cầm độc lực thấp được xem là có tiềm năng rất cao để tiến
hóa thành các chủng có độc lực cao. Trong số các chủng virus độc lực cao các
chủng H5, H7 bao gồm: H5N1, H7N7, H7N3 đã được xác định là các chủng virus
cúm có độc lực cao và con người cũng có thể bị nhiễm các chủng virus này với các
biểu hiện bệnh lý khác nhau nhẹ (H7N3, H7N7) cho tới nặng và thậm chí bị chết
(H7N7, H5N1) . (Bùi Bá Bổng và ctv,2007)
5
2.3. Dịch tễ học
2.3.1. Phân bố dịch bệnh
Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm và
động vật hữu nhũ.
Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm rất khó xác định chính xác.
Sự phân bố bị ảnh hưởng của cả loài vật nuôi và hoang dã, tập quán chăn
nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ và hệ thống báo cáo dịch bệnh. Sự
lưu hành cũng bị ảnh hưởng của những nguyên nhân tương tự và sự khác nhau
của các quốc gia về hệ thống, phương pháp nghiên cứu.
Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do
sự di trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào virus xuất hiện, gây thành dịch
cho đàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các loài dã cầm với loài gia
cầm nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm.
2.3.2. Động vật cảm nhiễm
Tất cả các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút, vẹt, bồ câu, chim hoang dã
đặc biệt là thủy cầm di trú) đều mẫn cảm với virus cúm type A.
Ngoài ra virus cúm type A còn gây bệnh cho nhiều loài động vật hữu nhũ
như heo, ngựa, chồn, hải cẩu, thú hoang dã và cả con người. Heo mắc bệnh cúm
thường do phân type H1N1 và H3N3. Loài chồn cảm nhiễm cao với virus cúm.
Trong một ổ dịch tại một trại nuôi chồn ở Thụy Điển đã phân lập virus cúm type
A H4N1, chồn mắc bệnh 100% nhưng chỉ chết 3%. Phân type này đang lưu hành
trong các loài gia cầm (Bùi Quang Anh và Văn Dăng Kỳ, 2004)
Vịt nuôi cũng bị nhiễm virus cúm nhưng ít phát bệnh do vịt có sức đề kháng
với virus bệnh, kể cả những chủng có độc lực cao gây bệnh nặng cho gà tây. Tuy
nhiên năm 1961 ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A H5N1 gây bệnh
cho cả gà và vịt . (Bùi Quang Anh và Văn Dăng Kỳ, 2004)
Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫn cảm với virus cúm type A
Hiện nay đã phân lập được virus cúm từ vịt bầu, ngỗng, chim cút, gà nhật,
gà lôi, gà gô, ...
2.3.3. Vật mang virus
Trong những năm 70 của thế kỷ 20 chúng ta đã biết một số lớn các virus
cúm type A tồn tại trong chim hoang dã ở khắp thế giới.
Cho đến nay virus cúm đã phân lập được ở hầu hết các loài chim hoang như:
vịt, thiên nga, hải âu, vịt đuôi dài, vịt mào, chim thuộc họ chim sẻ, diều hâu, …
Chim hoang là vật tàng trữ mầm bệnh quan trọng nhất nhưng ít khi xuất hiện
6
bệnh lâm sàng do khả năng đề kháng tự nhiên. Các nhà khoa học cũng đã phân
lập virus cúm type A trên sáo đã tiếp xúc với gia cầm nuôi mắc bệnh, đây là bằng
chứng xác thực để các nhà khoa học kết luận cúm gia cầm gây bệnh cao được lây
truyền giữa các loài gia cầm nuôi và chim sẻ.
Tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thủy cầm cao hơn các loài
khác. Trong các loài thuỷ cầm di trú thì vịt trời có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nhóm
khác, đã có những nghiên cứu phát hiện nhiều virus cúm từ những loài vịt đi đầu
trong mùa di trú để tránh mưa mà sau khi xuất hiện đã phát dịch ở gà tây.
Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Dường
như virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại
truyền cho các con non theo đường tiêu hóa, do virus bài thải theo phân gây
nhiễm bẩn nặng ao hồ. (Bùi Quang Anh và Văn Dăng Kỳ, 2004)
2.3.4. Sự truyền lây
Khi gia cầm bị nhiễm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu
hoá. Sự truyền lây bệnh được thực hiện theo hai phương thức là trực tiếp và gián
tiếp:
Lây truyền trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh
thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn
và nước uống có chứa mầm bệnh.
Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần
hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài thải qua phân hoặc lây
qua chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, xe vận chuyển, côn trùng.
Đối với các virus gây bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm thì sự lây chủ
yếu qua phân, đường miệng.
Đối với gia cầm nuôi nguồn dịch thường là từ:
Các gia cầm nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc trang trại khác
liền kề như vịt lây sang gà hoặc từ gà tây lây sang gà, gà nhật lây sang gà lôi.
7
Hình 2.1 Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A
(Bùi Quang Anh và Văn Dăng Kỳ, 2004)
2.4. Triệu chứng và bệnh tích
2.4.1. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ 2 giờ đến 3 ngày kể từ khi nhiễm virus đến khi xuất
hiện những triệu chứng đầu tiên (tùy theo lượng virus, đường lây nhiễm và
loài cảm nhiễm).
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm rất khác nhau do các yếu tố sau: chủng
virus, loài cảm nhiễm, tuổi, giới tính, liều gây nhiễm, môi trường (độ bụi, thừa
amoniac, ...), chế độ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch của vật chủ trước khi
nhiễm virus và sự cộng nhiễm cùng với virus cúm gia cầm của các vi khuẩn, virus
khác như E.coli, các Mycoplasma, Newcastle.
Triệu chứng bệnh ở gà :
Gà từ 3 tuần đến hai tháng tuổi bệnh biểu hiện chủ yếu là ho hen đột ngột
và nhanh chóng lan ra cả đàn. Gà bị sốt rất cao, nước mắt, nước miệng chảy dàn
dụa, nhiều gà phải há mồm thở dốc, rướn cổ để hít khí, có con vảy mỏ khạc đờm,
8
đờm nhầy đặc đôi khi lẫn máu. Gà bị tụt mào, mào tích thâm tím hoặc xuất huyết
nhưng ít phù nề. Thấy rõ xuất huyết ở dưới da chân, kẽ ngón chân ở những gà sắp
chết. Gà kém ăn nhưng uống nhiều nước, ỉa chảy phân loãng xanh trắng. Gà hay
nằm, run rẩy, đi không vững, đầu cổ co giật, lắc lư. Bệnh thường kéo dài 1 - 10
ngày và kết thúc với tỷ lệ chết rất cao 70 - 100%.
Ở gà từ 3 - 10 tháng tuổi, đặc biệt là gà sắp đẻ và đang đẻ bệnh diễn biến rất
nhanh, luôn ở thể cấp tính và quá cấp tính với các triệu chứng sau: trong đàn gà
khỏe bỗng dưng thấy một số con sốt cao, mào và tích bị thâm tím, phù nề và xuất
huyết. Sau đó khó thở, hay lắc đầu, rướn cổ để hít khí hoặc để khạc đờm, đờm dãi
thường đặc quánh và lẫn máu. Tình trạng đàn gà không bình thường, có con chạy
tán loạn, có con nhảy xốc lên dãy dụa, xoay vòng một lúc rồi chết. Một số con tự
nhiên dãy chết mà không có triệu chứng gì. Các biểu hiện lâm sàng ở mỗi cá thể
gà trong cùng một đàn cũng rất khác nhau. Gà bệnh thường thấy xuất huyết dưới
da chân. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ 3- 4 giờ đến 1 - 2 ngày đã có rất nhiều gà
chết. Ở những đàn bệnh kéo dài 2 - 3 ngày thì thấy gà hầu như ngừng đẻ và bị rối
loạn tiêu hóa rất nặng.(Lê văn Năm, 2004)
Triệu chứng bệnh ở vịt và ngan
Bệnh thường tập trung ở lứa tuổi 2 - 11 tháng tuổi với các biểu hiện:
Về hô hấp: Ngan, vịt bị cúm lúc đầu chảy nước mũi, nước mắt, mắt bị viêm
giác mạc và có dử mắt. Sau đó sốt cao, khó thở, phải há mồm để thở.
Về tiêu hóa: Ngan, vịt kém ăn hoặc bỏ ăn, tiêu chảy mạnh phân loãng trắng
hoặc loãng xanh, xung quanh lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề và xuất
huyết nặng.
Về sinh sản: Chỉ 1 - 2 ngày sau khi xảy ra bệnh năng suất trứng giảm rõ rệt
thậm chí ngừng đẻ.
Về thần kinh: Ngan, vịt yếu chân, bại chân, đi không vững, đầu cổ lắc lư,
chúng hay nằm. (Lê văn Năm, 2004)
2.4.2. Bệnh tích
Các biến đổi bệnh lý ở gà :
Bệnh tích bên ngoài: Mào tích sưng phù, tím tái, xuất huyết ở chân vùng da
không lông, nghẹo cổ, phù thũng phần đầu mặt, xung quanh hốc mắt và các
xoang.
Bệnh tích bên trong:
Bệnh tích vùng hầu họng: Khí quản xung huyết, xuất huyết và có nhiều
dịch nhầy. Viêm xoang, viêm khí quản từ dạng tiết dịch có sợi huyết đến dạng
dịch nhầy có mủ hoặc bã đậu.
9
Bệnh tích trên khoang ngực và khoang bụng: Hầu hết các cơ quan nội tạng
đều xuất huyết, viêm phúc mạc từ mức độ viêm thanh dịch đến có sợi huyết. Vỡ
trứng non. Xuất huyết trên cơ tim và mỡ vành tim. Thành túi khí dày lên và đục,
có nhiều fibrin bám dính. Phổi viêm, xung huyết, xuất huyết. Gan có những điểm
hoại tử màu vàng hoặc xám. Tụy có những vùng xuất huyết thành vệt đỏ sậm và
hoại tử màu vàng. Manh tràng và ruột viêm từ mức độ thanh dịch đến sợi huyết.
Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết điểm. Lách sưng to, xuất huyết và có thể có
điểm hoại tử vàng và xám. Van hồi manh tràng xuất huyết. Buồng trứng teo, xuất
huyết. Dịch hoàn xuất huyết. Thận có thể có xuất huyết, hoại tử vàng và
xám.(Hoàng Hải Hóa, 2007)
Các biến đổi bệnh lý ở ngan và vịt:
Về cơ bản các biến đổi bệnh lý đại thể của bệnh cúm gia cầm trên ngan và
vịt cũng giống như ở gà. Tuy nhiên tần suất biến đổi tập trung chủ yếu ở phổi,
tim, buồng trứng và ruột . (Lê văn Năm, 2004)
2.5. Chẩn đoán
2.5.1. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích
Nếu trong đàn gia cầm hoặc trại chăn nuôi gia cầm có những biểu hiện sau
đây phải nghĩ ngay đến bệnh cúm gia cầm: thay đổi một số thông số trong quá
trình chăn nuôi tùy theo từng loại hình chăn nuôi:
* Nơi nuôi gà công nghiệp
Giảm 20% tỷ lệ tiêu thụ thức ăn, nước uống trong một ngày so với bình
thường.
Tỷ lệ chết từ 1 % trở lên trong vòng 2 ngày.
- Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm hẳn so với bình thường.
* Chăn nuôi gà thả vườn
Tỷ lệ chết từ 5 % trở lên trong 2 ngày. Đàn gà có những biểu hiện triệu
chứng, bệnh tích như: sốt cao, chảy nước mắt, nước dãi, ủ rũ, đứng tụm một góc
chuồng, lông xù, phù đầu và mặt, mào tích sưng to và tím bầm, thở khó, hay vẩy
mỏ, tiêu chảy mạnh, phân loãng màu sữa hoặc trắng xanh, đi lại loạng choạng,
run rẩy, nghẹo đầu. Xuất huyết dưới da thành mảng đỏ tươi, khí quản xuất huyết,
đọng nhiều dịch rỉ viêm màu trắng có lẫn máu, phổi xuất huyết. Túi khí dầy và
đục, xuất huyết ở hầu hết các cơ quan tiêu hóa, xoang bụng tích nước hoặc viêm
dính. Riêng ở vịt còn thấy mắt có hiện tượng kéo màng đục gọi là hiện tượng
"kéo mây".
10
2.5.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phát hiện kháng thể: Phản ứng huyết thanh học dùng để phát hiện kháng thể
đặc hiệu với virus cúm gia cầm sau 7 ngày nhiễm bệnh. Có nhiều kỹ thuật dùng
để giám sát chẩn đoán huyết thanh học như: ELISA, HI, phản ứng miễn dịch
huỳnh quang, kỹ thuật khuếch tán trên thạch .( Trung tâm chẩn đoán thú y trung
ương, 2004)
Kỹ thuật ELISA: (Enzym Linked Immunosorbent Assay): Phương pháp này
có độ nhạy cao, cho kết quả nhanh. ELISA có thể phát hiện với ribonucleotide
của virus cúm nghĩa là chỉ có thể phát hiện được type A mà không thể xác định
được kháng thể với subtype của virus cúm. Phát hiện kháng thể 1 tuần sau khi
nhiễm.
Kỹ thuật kết tủa khuếch tán trên thạch (agid - agar gel immunodifusion):
Cũng tương tự phương pháp ELISA phương pháp này có thể phát hiện type của
virus chứ không thể xác định được kháng thể với subtype của virus cúm. Phát
hiện kháng thể sau 1 tuần nhiễm bệnh.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI): Phương pháp này đặc hiệu và
có thể sử dụng để xác định được subtype của virus.
2.5.3. Chẩn đoán phân biệt
Triệu chứng và bệnh tích của cúm gia cầm rất đa dạng. Trong chẩn đoán
phân biệt cần chú ý đến một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần
giống như
Bệnh Newcastle giai đoạn mãn tính cũng có triệu chứng thần kinh, thở khò
khè và bệnh tích cũng xuất huyết dạ dày tuyến và mề. Nhưng bệnh Newcastle tốc
độ lây lan chậm hơn và triệu chứng ban đầu ít có dấu hiệu về đường hô hấp mà chỉ
biểu hiện ở đường tiêu hoá như tiêu chảy phân trắng xanh. Một bệnh tích quan
trọng để phân biệt với bệnh Newcastle là bệnh cúm gà chân rất đỏ do bị xuất huyết.
Bệnh Gumboro: Bệnh này xảy ra chủ yếu trên gà choai, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ
lệ chết thấp hơn.
Bệnh CRD cũng biểu hiện triệu chứng hô hấp, thở khò khè. Nhưng bệnh
tích không có xuất huyết ở dạ dày tuyến và mề. Khi dùng kháng sinh Tylosin,
Spiramicin, ... điều trị bệnh khỏi.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và viêm thanh phế quản truyền nhiễm
cũng biểu hiện ở triệu chứng hô hấp thở khó, nhưng bệnh ít chết và bệnh tích
không xuất huyết dạ dày tuyến và mề.
11
Bệnh Coryza: Bệnh cũng sưng phù đầu, chảy nước mũi, nước mắt nhưng
bệnh xảy ra và lây lan với tốc độ chậm, tỉ lệ chết ít. Điều trị bằng kháng sinh
tiamulin, tylosin, streptomycin, ... bệnh khỏi nhanh.
Phân lập và giám định virus (lấy bệnh phẩm từ những con gà bệnh và còn
sống). Làm phản ứng huyết thanh học như: Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng
cầu (đây là phản ứng đặc biệt quan trọng để phân biệt với bệnh Newcastle), phản
ứng trung hoà, phản ứng kết tủa và khuếch tán trên thạch. Những phản ứng huyết
thanh học đối với bệnh này mang tính chất quan trọng trong nghiên cứu tính chất
dịch tễ học và xác định các ổ dịch trong thực tế.
2.6. Phòng bệnh
2.6.1. Vệ sinh phòng bệnh
Nên tự túc con giống, nếu phải mua con giống thì nên chọn mua ở những
cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng.
Nuôi thủy cầm nên nuôi nhốt trong hồ, ao, đầm. Không thả tự do ngoài
cánh đồng và tìm mọi cách xua đuổi thủy cầm hoang dã, không cho chúng đến
tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi.
Phải tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bắt buộc như
phải tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định, chăn nuôi an toàn sinh
học, thực hiện các quy định về khai báo dịch, kiểm dịch, buôn bán, vận chuyển.
2.6.2. Phòng bệnh bằng vaccine
Đồng thời với các biện pháp phòng bệnh như đã nêu trên thì việc sử dụng
vaccine được xem như là một biện pháp hỗ trợ tích cực và chủ động trong việc
phòng và hạn chế bệnh cúm gia cầm.
Dựa trên tình hình chăn nuôi và bệnh dịch chi cục đã đưa ra qui trình tiêm
phòng cúm H5N1 như sau:
Liều lượng, thời gian và đường tiêm
Phòng bệnh cho gà
Gà từ mẹ chưa tiêm vaccine cúm được tiêm lúc 14-21 ngày tuổi: tiêm 1
mũi vào dưới da cổ phía trên, phần gần với cơ thể, tiêm liều 0,5 ml/con.
Gà con từ mẹ có tiêm vaccine cúm được tiêm lúc 21 - 28 ngày tuổi, liều
0,5ml/con; sau đó cứ 4 tháng phải tiêm nhắc lại một liều 0,5ml/con.
Gà giống gà đẻ: liều 0,5ml/con và nhắc lại sau 6 tháng.
Phòng bệnh cho vịt
12
Vịt từ 14 - 35 ngày tuổi: tiêm 1 mũi vaccine cúm dưới da giữa cổ phía trên,
phần gần với cơ thể, tiêm liều 0,5ml/con, trong trường hợp cần thiết có thể tiêm
nhắc lại sau 14-21 ngày tiêm nhắc lại mũi thứ 2 với liều 1ml/con.
Vịt trên 35 ngày tuổi: tiêm 1 mũi vào cơ ngực với liều 1ml/con.
Vịt giống và vịt đẻ, liều 1ml/con và nhắc lại sau 6 tháng.
2.7. Miễn dịch chống virus cúm
2.7.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
Cũng giống như đối với các mầm bệnh khác, đáp ứng miễn dịch không đặc
hiệu là hàng rào phòng ngự đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập của virus vào cơ thể.
Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) gồm phản ứng
viêm, sự thực bào bị nhiễm virus, sốt, và sự sản sinh interferon có tác dụng hạn
chế sự lây lan của virus tới các tế bào chưa bị nhiễm virus.
* Các tế bào thực bào và bổ thể:
Một khi virus đã xâm nhập vào cơ thể các tế bào thực bào gồm các tế bào
trung tính, các tế bào monocyte và các tế bào đại thực bào sẽ được hoạt hóa và
thực hiện các chức năng của chúng. Bổ thể cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình
thực bào các hạt virus.
* Các cytokin (các interferon): Có 3 loại interferon: alpha (α), beta (β) và
gamma (γ). Interferon α và β (còn gọi là các interferon type 1) là các cytokin
được các tế bào bị nhiễm virus tiết ra. Chúng kết gắn với các thụ cảm quan đặc
hiệu có trên các tế bào liền kề và bảo vệ các tế bào đó chống lại sự xâm nhiễm
của virus. Các interferon tạo nên một phần hoặc tham gia một phần vào đáp ứng
phòng hộ tức thì của vật chủ. Ngoài những tác dụng diệt virus trực tiếp đó,
interferon α và β cũng thúc đẩy sự thể hiện các phân tử MHC loại I và loại II trên
bề mặt các tế bào bị nhiễm virus và chính bằng cách này mà thúc đẩy sự trình
diện các kháng nguyên virus tới các tế bào miễn dịch đặc hiệu. Sự có mặt của
interferon α và β có thể được chứng minh trong dịch thể trong các pha nhiễm
virus cấp tính. Interferon γ (còn được gọi là interferon miễn dịch) là một cytokin
do tế bào CD4 TH - 1 tiết ra, chức năng của interferon γ là thúc đẩy các đáp ứng
miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào T. Như vậy nếu như interferon type 1
tạo cho tế bào một "trạng thái kháng virus", đặc trưng bằng sự ức chế đối với cả
13
sự nhân lên của virus và cả sự tăng sinh của tế bào thì interferon γ do các tế bào T
đã được hoạt hóa sản sinh ra có khả năng cảm ứng sự tổng hợp các phân tử MHC
loại I và chính các phân tử này làm cho các tế bào dễ dàng "được nhận biết" bởi
các tế bào T gây độc tố với tế bào (Tc). Khi virus gây nhiễm tế bào bên cạnh đã
được hoạt hóa, các protein kháng virus sẽ phát hiện các vật liệu thông tin di
truyền ngoại lai. Các protein đó sẽ được hoạt hóa và ức chế quá trình nhân lên của
virus bằng cách phân hủy (bẻ gãy) ARN thông tin và làm dừng quá trình tổng hợp
protein. Các protein này làm cho các tế bào bị ngừng trệ và điều đó sẽ hạn chế sự
nhân lên tiếp tục của virus và do đó hạn chế sự lây lan của virus sang các tế bào
khác. Chính vào giai đoạn đình trệ này mà hệ thống miễn dịch có thời gian để huy
động đáp ứng miễn dịch qua tế bào T.
Cơ chế tác động của các interferon:
Nâng cao hiệu quả của đáp ứng miễn dịch bằng cách thúc đẩy sự thể hiện
các phân tử MHC loai I trên bề mặt của các tế bào bị nhiễm virus. Vì thế các
interferon sẽ làm tăng cơ hội cho các tế bào T gây độc tế bào nhận biết và tiêu
diệt các tế bào bị nhiễm.
Tác dụng diệt virus trực tiếp: Làm thoái hóa ARNm của virus, ức chế quá
trình sinh tổng hợp protein. Hệ quả của các tác dụng này là ngăn cản sự xâm
nhiễm của virus vào các tế bào mới.
* Các tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer Cells): Là một nhóm các tế bào
lâm ba cầu T, có nguồn gốc từ tủy xương, có mặt trong máu và các mô bào. Các
tế bào NK có khả năng nhận biết và dung giải các tế bào bị nhiễm virus và một số
loại tế bào ung thư. Khả năng này không đặc hiệu và không bị giới hạn bởi phân
tử MHC nên chúng được gọi là các tế bào diệt tự nhiên. Các tế bào này không có
các thụ cảm quan bề mặt đặc hiệu với kháng nguyên (TCR hoặc các thụ cảm quan
immunoglobulin). Về mặt kiểu hình, các tế bào NK không có các chất đánh dấu
(marker) bề mặt đặc trưng cho các tế bào T và các tế bào B và chính vì thế các tế
bào NK là một dòng lâm ba cầu riêng biệt. Mặc dù không thể hiện tính đặc hiệu
với kháng nguyên, chúng lại thể hiện ở một mức độ nào đó khả năng chọn lọc các
tế bào "bất bình thường" để dung giải. Thuận lợi chủ yếu mà các tế bào NK có
hơn các lâm ba cầu đặc hiệu với kháng nguyên về khả năng miễn dịch chống
virus là ở chỗ nó không có pha ẩn của quá trình tăng sinh dòng tế bào khi được
14
hoạt hóa nên các tế bào NK hoạt động ngay như là các tế bào thực hiện, còn các
lâm ba cầu B và T đặc hiệu với kháng nguyên mất thời gian để tăng sinh rồi sau
đó mới thực hiện chức năng. Vì thế các tế bào NK có thể có các hiệu quả sớm
trong diễn biến nhiễm virus và có thể hạn chế sự lây lan virus trong giai đoạn
sớm. Tế bào NK được hoạt hóa bởi IL-2 và nhất là IL-12 và tự giải phóng ra
TNF-α và IFN-γ. Tế bào NK có thụ cảm quan đặc hiệu với mảnh Fc của phân tử
IgG nên có khả năng dung giải tế bào đích thông qua hiện tượng gây độc tế bào
phụ thuộc kháng thể (Antibody Dependent Cellular Cytotoxicity, ADCC): Trước
hết kháng thể đặc hiệu gắn lên tế bào bị nhiễm virus, sau đó phức hợp này gắn lên
tế bào NK thông qua thụ thể dành cho mảnh Fc, do đó tế bào NK có điều kiện
tiếp cận với tế bào đích và tiêu diệt tế bào đích.
* Các yếu tố "diệt virus cúm" khác: Đó là các IgA, α-defensin (1-3), các
chất ức chế haemagglutinin, các acid béo không bão hòa và monoglycerid.
2.7.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Cả hai nhánh của đáp ứng miễn dịch thu được là đáp ứng miễn dịch dịch thể
và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đều đóng vai trò là cơ chế thực hiện
đặc hiệu trong miễn dịch chống virus.
Các đáp ứng miễn dịch thông qua tế bào T và tế bào B đặc hiệu với kháng
nguyên có thể được thực hiện bằng:
Miễn dịch qua trung gian tế bào B, kết quả là quá trình sản xuất kháng thể
đặc hiệu.
Bào chế/ chuẩn bị và trình diện kháng nguyên thông qua các phân tử MHC
loại I và MHC loại II.
Miễn dịch tế bào chống virus với khả năng nhận biết kháng nguyên đặc hiệu
của virus và kháng nguyên của các tế bào bị nhiễm virus, nhận biết phức hợp
kháng nguyên - MHC và các tế bào đích/ tế bào bị nhiễm virus.
Kháng thể: Nhìn chung các kháng thể đặc hiệu đóng vai trò then chốt trong
đáp ứng phòng hộ chống lại nhiễm virus. Kháng thể được sản xuất tại chỗ là rất
quan trọng trong bảo vệ các bề mặt niêm mạc và kháng thể lưu hành, chủ yếu là
IgG có tác dụng bảo hộ toàn thân. Kháng thể sẽ tấn công virus trong tế bào bị
nhiễm. IgG có thể nhận biết các tế bào bị nhiễm và hoạt hóa bổ thể. IgG có thể
giao thoa, làm ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của tế bào bị nhiễm virus. IgG có
15
thể ngăn các virus bám vào các tế bào đích. Kháng thể hoạt động tích cực trong
các pha ban đầu của quá trình nhiễm virus. Kháng thể có thể ngăn cản sự tái
nhiễm của cùng một loại virus.
Loại kháng thể có hiệu quả nhất trong tác dụng diệt virus là kháng thể trung
hòa. Đây là loại kháng thể gắn với virus mà thường là vỏ ngoài của virus hoặc vỏ
protein capsid bên trong và chúng phong bế sự gắn kết của virus vào màng tế bào
và đi vào tế bào vật chủ.
Trong quá trình nhiễm virus kháng thể phát huy tác dụng mạnh nhất vào giai
đoạn sớm trước khi virus xâm nhập được vào tế bào đích của nó. Về mặt này
kháng thể tương đối không có hiệu quả trong các trường hợp nhiễm virus nào đó
lần đầu tiên, chủ yếu là do pha ẩn của quá trình sản xuất kháng thể. Tuy nhiên,
các kháng thể đã được hình thành từ trước, đặc biệt là các kháng thể trung hòa là
dạng có hiệu quả của miễn dịch phòng hộ chống lại các virus.
Có thể nói kháng thể là yếu tố phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh
ngoại bào với ba cách chính như sau:
Trung hòa: Bằng cách kết gắn với mầm bệnh hoặc kết gắn với các chất
ngoại lai, các kháng thể có thể ngăn cản sự tiếp xúc của mầm bệnh với tế bào đích
của chúng. Phức hợp kháng nguyên - kháng thể sau đó bị các tế bào đại thực bào
"nuốt" và phân hủy. Kháng thể sau khi gắn vào kháng nguyên làm cho kháng
nguyên này dễ dàng bị các tế bào thực bào gồm đại thực bào và các tế bào
Leucocyte nhân đa hình thái nhân điện là ngoại lai. Các tế bào thực bào sẽ tiêu
hóa kháng nguyên và phá hủy kháng nguyên.
Opsonin hóa: Sự kết gắn của kháng thể vào một mầm bệnh hay một chất
ngoại lai có thể opsonin hóa chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào thực
bào nuốt và tiêu hủy mầm bệnh hoặc vật liệu ngoại lai. Vùng Fc của kháng thể
tương tác với các thụ cảm quan Fc trên tế bào thực bào và điều đó làm cho mầm
bệnh càng dễ bị thực bào.
Hoạt hóa bổ thể: Sự hoạt hóa từng nấc của bổ thể nhờ kháng thể có thể dẫn
đến sự dung giải virus. Thêm vào đó, một số thành phần giáng hóa của bổ thể (ví
dụ C3b) có tác dụng opsonin hóa các mầm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho
các tế bào thực bào "nuốt" chúng dễ dàng thông qua các thụ cảm quan bổ thể có
trên các tế bào đó.
16
Các tế bào T gây độc tế bào (Cytotoxic T Cells): Các tế bào thực hiện
chính tham gia vào quá trình làm sạch các virus đã thâm nhập vào tế bào là các tế
bào lâm ba cầu T gây độc tế bào (Cytotoxic T Lymphocyte, CTL) CD8+ đặc hiệu
với virus. Các tế bào này nhận biết các kháng nguyên nói chung và trong trường
hợp kháng nguyên virus chính là các kháng nguyên được tổng hợp bên trong nhân
tế bào hoặc trong cytosol. Và những kháng nguyên này đã được phân giải và trình
diện trên bề mặt tế bào bị nhiễm. Kháng nguyên được trình bày trên bề mặt tế bào
dưới dạng các peptid ngắn liên kết với các phân tử MHC loại I. Tuy nhiên không
phải tất cả các đáp ứng CTL đều có lợi cho vật chủ mà trong một số trường hợp
tổn thương mô bào do CTL đặc hiệu đối với virus gây ra lớn hơn các tổn thương
do nhiễm virus gây nên.
Cơ chế hoạt động của tế bào t gây độc tế bào: Vì virus không có bộ máy
tổng hợp và chuyển hóa riêng nên chúng phải khu trú trong tế bào và lợi dụng tế
bào để tái tạo. Do virus phát triển trong tế bào chất nên tránh được tác dụng của
kháng thể, vì vậy virus chỉ bị tiêu diệt khi giết chết tế bào bị nhiễm virus. Trong
trường hợp này tế bào TCD8 gây độc đóng vai trò quan trọng vì nó có thể giết
chết một cách có chọn lọc các tế bào bị nhiễm này. Sự biệt hóa từ tiền Tc thành tế
bào Tc có thể gây độc trực tiếp cần có 2 tín hiệu:
Tín hiệu 1: Tế bào T nhận diện phức hợp kháng nguyên - MHC loại I trên tế
bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào đích.
Tín hiệu 2: cytokin do tế bào TCD4 tiết ra (IL-6, IL-2, IFN-γ) khi nó nhận
diện được kháng nguyên trên tế bào trình diện kháng nguyên.
Để loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus mà không làm hủy hoại tế bào lành, tế
bào TCD8 chỉ giết chết một cách có chọn lựa những tế bào đích đã bộc lộ kháng
nguyên đặc hiệu mà thôi. Tế bào TCD8 gây độc cũng sản sinh IFN-γ và cả TNF-α
để kìm hãm sự nhân lên của virus, làm tăng sự bộc lộ các phân tử MHC loại I và
hoạt hóa tế bào đại thực bào.
2.8 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười
2.8.1. Tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 165km
về phía Tây Nam. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao
thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng
17
hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng
nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. Tổng diện tích tự nhiên 3.374km2 với 09
huyện, 02 thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và TP Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên
giới tự nhiên với Vương quốc Campuchia dài 48km, trên tuyến biên giới có 02
cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc khu kinh tế cửa khẩu Tỉnh).
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh có hệ thống sông. ngòi, kênh, rạch chằng chịt nhiều ao hồ lớn. Sông
chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài
132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường
liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông
rạch thông thương.
Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
2.8.2.Huyện Tháp Mười
Vị trí huyện Tháp Mười trong tỉnh Đồng Tháp và trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long .
Về ranh giới địa lý hành chính
Phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (Long An) và huyện Cái Bè (Tiền
Giang).Phía Tây giáp huyện Cao Lãnh, Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh (Đồng
Tháp) và huyện Cái Bè (Tiền Giang), Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (Đồng
Tháp) và huyện Tân Hưng (Long An).
Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc. bao gồm thị
trấn Mỹ An và các xã: Thạnh Lợi, Trường Xuân, Hưng Thạnh, Mỹ Hòa, Tân
Kiều, Mỹ Quý, Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Phú Điền, Láng Biển, Thanh
Mỹ.
Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Mỹ An. là nơi tập trung các cơ quan Đảng.
đoàn thể. trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp
huyện và là trung tâm kinh tế đô thị hàng đầu của huyện.
Điều kiện tự nhiên
Đất đai phần lớn thuộc nhóm phù sa. độ phì khá. địa hình tương đối bằng
phẳng. thuận lợi cho sản xuất và bố trí hệ thống thủy lợi. Nguồn nước ngọt quanh
năm và cột nước bơm thấp, khả năng bồi lắng phù sa dồi dào thuận lợi cho việc
bơm tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.
18
2.7.3 Tình hình cúm tại tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười
Dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát tại Việt Nam vào năm 2003. Nhưng
tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp dịch cúm bắt đầu xảy ra vào năm 2004.
Từ năm 2004 đến nay trên địa bàn tỉnh dịch cúm gia cầm vẫn thường
xuyên tái phát ( trừ năm 2006, 2011 không xảy ra dịch). Dich cúm đã gây thiệt
hại nặng nề đến tình hình chăn nuôi cũng như số lượng đàn gia cầm của huyện.
Qua các năm có dịch cúm thì tình hình diễn ra như sau:
Năm 2004-2005: dịch cúm đã tái phát trở lại và lây lan trên diện rộng ở 41
xã, phường và 11 huyện , thị trấn. Tổng số gia cầm chết và thiêu hủy là 89.648
con. Năm 2007 dịch cúm xảy ra tại xã Mỹ Quí huyện Tháp Mười và một số xã
huyện khác trong tỉnh như Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, với tổng số gia cầm chết
và thiêu hủy là 8300 con. Năm 2008 dịch tái phát tại huyện Châu Thành và huyện
Lấp Vò gây chết 1500 con gia cầm .Năm 2009 xuất hiện 2 ổ dịch tại huyện Cao
Lãnh Năm 2010 dịch tái phát tại Huyện Tháp Mười với tổng đàn 210 con. Năm
2012-2013 thì trên địa bàn tỉnh vẫn có tái phát dịch tại huyện Tháp Mười và
huyện Cao Lãnh.
19
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ 09/2013 đến 12/2013
Địa điểm nghiên cứu : trạm thú y huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên những đàn vịt gà được tiêm phòng và chưa tiêm phòng
vaccine cúm H5N1 trên địa bàn huyện Tháp Mười.
Số liệu lưu trữ và văn bản liên quan đến cúm gia cầm và tình hình tiêm
phòng cúm gia cầm tại huyện Tháp Mười. Các kết quả xét nghiệm về cúm gia
cầm.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp điều tra
hồi cứu, thống kê về tổng đàn gia cầm, số lượng tiêm phòng, tình hình cúm gia
cầm, sự lưu hành virus cúm gia cầm, đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm được
tiêm phòng.
Sử dụng số liệu của trạm thú y huyện Tháp Mười.Tôi tiến hành thu thập và
tổng hợp tổng đàn, chưa tiêm phòng và có tiêm phòng, tỷ lệ tiêm phòng, đánh giá
hiệu quả tiêm phòng.
3.4. Chỉ tiêu theo dõi
Tỉ lệ tiêm phòng
Số gia cầm được tiêm
Tỉ lệ tiêm phòng (%) =
x 100
Tổng số gia cầm
Tỉ lệ bảo hộ
Số mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2
Tỷ lệ bảo hộ (%) =
Tổng số mẫu xét nghiệm
x 100
Đánh giá tỉ lệ bảo hộ theo tiêu chí đánh giá của chi cục Thú y.
20
Tỉ lệ bảo hộ của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng thì theo qui định của
ngành Thú y đàn gia cầm được bảo hộ vơi virut cúm phải có đáp ứng miễn dịch
với hiệu giá kháng thể HI >= 4log2. Đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có số cá thể
tối thiểu 70% đạt hiệu giá kháng thể >=4log2.
Khảo sát sự lưu hành của virus cúm bằng phương pháp HA.
3.5. Xử lý số liệu
Số liệu thô được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.
21
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi của huyện Tháp Mười
Huyện Tháp Mười có tổng diện tích tự nhiên là 52.800 ha, trong đó đất
nông nghiệp: 45.774 ha và đất phi nông nghiệp: 7.026 ha. Khí hậu, thời tiết huyện
Tháp Mười cũng chịu ảnh hưởng chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, ẩm độ không khí bình quân trong năm
82%, nắng bình quân 2.733 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.410 mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, nước từ thượng nguồn MeKong tràn về hàng
năm thường từ tháng 7 đến tháng 11 mang theo nguồn phù sa màu mỡ cho những
cánh đồng lúa của huyện. Ngoài nước mặt, ở Tháp Mười còn có nước ngầm rất
tốt.Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đặc trưng của huyện là những cánh đồng
lúa mênh mông trải dài hàng nghìn ha. Với 3 vụ mùa trong năm vì thế nguồn
lương thực rất dồi dào và tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề phát triển trong đó
có chăn nuôi gia súc gia cầm.
Tổng đàn gia cầm, thủy cầm tăng lên hàng năm theo thông kê của trạm thú y
huyện Tháp Mười từ năm 2012 – 2013 được thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm qua các năm ở huyện Tháp Mười
STT Địa phương(xã)
1
Mỹ Quí
2
Tân Kiều
3
Láng Biển
4
Trường xuân
5
Mỹ Hòa
6
Hưng Thạnh
7
Thạnh Lợi
8
Phú Điền
9
Thị trấn Mỹ An
10
Thanh Mỹ
11
Mỹ Đông
12
Mỹ An
13
Đốc Binh Kiều
Tổng cộng
2012
Gà (con) Vịt (con)
1.961
32.541
2.084
4.436
1.652
11.485
2.850
2.215
2.232
13.735
1.251
499
540
400
2.655
12.740
1.710
10.131
3.112
24.146
5.969
4.940
1.487
20.065
3.968
15.034
31.471
152.373
22
2013
Gà(con)
Vịt(con)
1.828
28.648
3.132
1.808
2.452
8.429
3.568
4.099
852
19.957
1.270
747
865
1.141
2.107
16.839
1.705
7.325
2.681
23.168
5.571
20.888
1.335
6.024
6.560
25.756
33.926
146.929
Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy tình hình chăn nuôi gia cầm ở huyện khá phát triển
và có xu hướng tăng vào năm 2013. Qua thống kê 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng
đàn gà của huyện 33.926 con so với 31.471con năm 2012. Tương tự ở vịt so với
năm 2012 có khuynh hướng tăng vào năm 2013. Trong đó đàn phân bố số lượng
nhiều nhất ở xã Mỹ Quí với 28.648 con. Cùng với xã Mỹ Quí các xã khác của
huyện cũng có số lượng đàn và tốc độ phát triển đàn gia cầm khá cao như xã Mỹ
Hòa, Thanh Mỹ, Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều…
Những xã trên là những xã có tình hình chăn nuôi gà vịt phát triển trên địa
bàn huyện Tháp Mười.Vì đây là những xã có những tuyến đường giao thông liên
tỉnh liên huyện đi qua thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển thức ăn cho
đàn gia cầm. Từ những thuận lợi đó người dân đẩy mạnh chăn nuôi. Ngoài ra còn
có diện tích sản suất nông nghiệp lớn cũng góp phần giúp tình hình chăn nuôi gà
vịt phát triển, nhất là hình thức nuôi vịt chạy đồng.
Ngoài ra còn một số xã có tổng đàn gà vịt chưa cao là Hưng Thạnh (147
con) và Thạnh Lợi( 1.141 con). Hai xã này là xã vùng ven xa trung tâm huyện,
mật độ dân cư còn thưa thớt.hàng năm phải chịu ngập lũ khá sâu nên tình hình
phát triền về chăn nuôi nói chung trong đó có chăn nuôi gia cầm.thủy cầm nói
riêng còn chưa phát triển nhiều.
Với tồng đàn và tốc độ phát triển của số lượng đàn tình đến thời điểm 2013
thì huyện Tháp Mười là 1 huyện có số lượng gia cầm lớn trong 4 huyện (Tháp
Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng, Thanh Bình) có số lượng gia cầm lớn nhất của tỉnh
Đồng Tháp.
23
Bảng 4.2 Số lượng gà vịt chia theo ngày tuổi trong năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013
2012(con)
Stt Địa phương
Vịt
Gà
Dưới
35 NT
1.961
1.081
365
1.037
140
519
186
1.021
705
1.130
420
547
1.537
10.649
Trên
35NT
1.003
1.287
1.813
2.092
732
354
1.634
1.005
1.982
5.549
940
2.431
20.822
2013(con)
dưới
35 NT
10.647
78
965
1.211
3.770
0
278
2.271
20
1.071
44
3.780
617
24.752
Trên
35NT
21.900
4.358
10.520
1.004
9.965
499
122
10.469
10.111
23.075
4.896
16.285
14.417
127.621
Vịt
Gà
dưới
35NT
1.828
1.147
520
1.422
232
385
211
750
584
854
1.670
685
1.561
11.849
Trên
35 NT
289
1.985
1.932
2.146
620
885
654
1.357
1.121
1.863
3.901
650
4.999
22.402
Dưới
35 NT
0
674
600
1.006
4.920
445
713
5.496
2.997
3.216
20.269
974
5.348
46.658
1
Mỹ Quí
2
Tân Kiều
3
Láng Biển
4
Trườngxuân
5
Mỹ Hòa
6
HưngThạnh
7
Thạnh Lợi
8
Phú Điền
9
Thịtrân Mỹ An
10 Thanh Mỹ
11 Mỹ Đông
12 Mỹ An
13 ĐốcBinhKiều
Tổng cộng:
(NT : ngày tuổi)
Từ Bảng 4.2 kết quả cho thấy sự phân bố đàn gà vịt theo lứa tuổi của gà vịt
trong tổng đàn của huyện, cũng như sự biến động về số lượng qua từng năm.
Như ở lứa tuổi dưới 35 ngày tuổi thì gà và vịt ở thời điểm 6 tháng đầu năm
2013 có tăng về số lượng tổng đàn so với cả năm 2012. Tổng đàn gà năm 2012 là
10.649 con so với tổng đàn gà được 11.849 con của 6 tháng đầu năm 2013. Còn
ở vịt cũng tương tự năm 2012 tổng đàn có 24.752 sang năm 2013 tổng đàn được
46.658 con tăng hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tình hình tái đàn gia cầm 6
tháng đầu năm 2013 rất tốt. Số lượng đàn trên 35 ngày tuổi cũng tăng vào năm
2013.
Cùng với việc tình hình chăn nuôi phát triển thì tình hình tiêm phòng chặt
chẽ đối với đàn gia cầm dưới 30 ngày tuổi cũng như tái chủng cho đàn gia cầm
trên 35 ngày tuổi là hết sức quan trọng. Nó không chỉ mang lại sự an toàn trong
chăn nuôi trước tình hình dịch bệnh mà công tác tiêm phòng giúp nền chăn nuôi
24
Trên
35 NT
7.139
1.134
7.829
3.093
15.037
302
428
11.343
4.328
20.402
619
5.050
20.408
97.112
phát triễn bền vửng và mang lại sự yên tâm cho người chăn nuôi. Giúp người
chăn nuôi đẩy mạnh đầu tư phát triển theo hướng qui mô lớn và lâu dài hơn.
4.2 Tình hình tiêm phòng
Với tình hình chăn nuôi càng ngày càng phát triển thì kèm theo đó là dịch
bệnh luôn đe dọa sức khỏe đàn gia cầm củng như sẻ gây thiệt hại đến kinh tê
người chăn nuôi. Không chỉ vậy với cuộc sống càng ngày càng phát triển thì sự
đòi hỏi về chất lượng an toàn thực phẩm ngày càng cao. Do đó người chăn nuôi
ngày nay cần năm bắt tình hình dịch bệnh và phòng ngừa bệnh cho đàn vật nuôi
băng vaccin.
Dịch cúm H5N1 nổ ra vào năm 2003 đên nay cũng đã có xảy ra ở địa bàn
tỉnh Đồng Tháp trong đó có địa bàn huyện Tháp Mười.Trước tình hình đó thì
chính quyền huyện Tháp Mười đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccin cúm gia
cầm H5N1
Công tác tổ chức thực hiện cụ thể là
Các ban thú y xây dựng kế hoạch báo cáo UBND xã, thị trấn ,ban Nông
nghiệp xã thị trấn, đồng thời kêt hợp với ấp, khóm tổ chức triển khai tiêm phòng
cụ thể cho từng khóm, ấp. Thường xuyên kiểm tra tiến độ tiêm phòng cụ thể từng
địa bàn đã phân công. Vận động người chăn nuôi tích cực hưởng ứng tiêm phòng.
Cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y theo dõi bám sát, đôn đốc các ban thú y mà mình
phụ trách trong suốt thời gian tiêm phòng.Kiểm tra tiến độ tiêm phòng, cách bảo
quản và sử dụng vaccin.Trạm thú y lập kế hoạch cung ứng kịp thời, đầy đủ các
loại vaccin đảm bảo chất lượng cho các xã và thị trấn.
25
Bảng 4.3 Tình hình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm năm 2012
Gà
Tổng
Tiêm
Stt
Địa phương
đàn
phòng
1
Xã Mỹ Quí
1.961 400
2
Xã Tân Kiều
2.084 150
3
Xã Láng Biển
1.652 865
4
XãTrường xuân 2.850 732
5
Xã Mỹ Hòa
2.232 1.166
6
XãHưngThạnh
1.251 24
7
Xã Thạnh Lợi
540
0
8
Xã phú Điền
2.655 215
9
Thịtrân Mỹ An
1.710 303
10 Xã Thanh Mỹ
3.112 1.216
11 Xã Mỹ Đông
5.969 4.072
12 Xã Mỹ An
1.487 192
13 XãĐốcBinhKiều 3.968 279
Tổng cộng:
31.471 9.614
Tỉ lệ
(%)
20
7
52
26
52
2
0
8
18
39
68
13
7
31
vịt
Tổng
Tiêm
đàn
phòng
32.541 25.800
4.436
2.216
11.485 9.050
2.215
154
13.735 9.380
499
0
400
0
12.740 9.030
10.131 6.900
24.146 22.918
4.940
2.225
20.065 6.125
15.034 13.135
152.373 106.933
Tỉ lệ
(%)
79
50
79
7
68
0
0
71
68
95
45
31
87
70
Từ kết quả ghi nhận qua bảng 4.3 thấy tình hình tiêm phòng của huyện có
diễn ra nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả đồng đều giữa các xã với nhau.
Qua bảng thống kê tình hình tiêm phòng của 2012 thì thấy được tình hình tiêm
phòng trên gà chưa đạt hiệu quả cao chỉ đạt 31%. Đạt tỉ lệ cao nhất ở gà là xã Mỹ
Đông đạt 68% còn những xã còn lại thì đạt tỉ lệ khá thấp như Hưng Thạnh chỉ có
2% , xã Tân Kiều và Đốc Binh Kiều thì chỉ 7%. Qua ghi nhận từ cán bộ Thú y thì
hình thức chăn nuôi gà ở địa bàn huyện chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, thả lang
không nuôi nhốt.Vì vậy khi cán bộ thú y xuống tiêm phòng thì gây trở ngạy
không tiêm phòng được hoặc tiêm phòng không hết số lượng gia cầm cần tiêm
phòng. So với gà thì tỉ lệ tiêm phòng ở vịt co kết quả cao hơn đạt trung bình 70%.
Do tình hình chăn nuôi vịt ở huyện chủ yếu nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt nên khi
cán bộ thú y đến tiêm phòng thì việc tiêm phòng được dễ dàng và thuận tiện hơn
so với gà. Có xã đạt 95% tỉ lệ tiêm phòng,còn thấp nhất là xã Trường Xuân tỉ lệ
tiêm phòng chỉ có 7%. Đáng chú ý là ở xã Hưng Thạnh và Thạnh Lợi không có
tiêm phòng. Nguyên nhân có thể là do mới tái đàn nên chưa kịp tiêm phòng nên tỉ
lệ tiêm được rất thấp 0%.
26
Tuy nhiên kết quả tiêm phòng ở năm 2012 này là chưa cao. Do đo cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và giám sát tiêm phòng vaccne cúm gia cầm vào năm
2013. Qua điều tra và thống kê công tác tiêm phòng cúm gia cầm 6 tháng đầu
năm 2013 cho kết quả thể hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4 Tình hình tiêm phòng năm 2013 ( 6 tháng đầu năm)
Gà
Tổng
Tiêm Ti lệ
Stt
Địa phương
đàn
phòng (%)
1
Xã Mỹ Quí
1.828 76
4.16
2
Xã Tân Kiều
3.132 617
19.70
3
Xã Láng Biển
2.452 1.052
42.90
4
Xã Trường Xuân 3.568 600
16.82
5
Xã Mỹ Hòa
852
0
6
Xã Hưng Thạnh
1.270 856
67.40
7
Xã Thạnh Lợi
865
251
29.02
8
Xã Phú Điền
2.107 1.787
84.81
9
Thị trân Mỹ An
1.705 513
30.09
10 Xã Thanh Mỹ
2.681 190
7.09
11 Xã Mỹ Đông
5.571 2.752
49.40
12 Xã Mỹ An
1.335 63
4.72
13 Xã Đốc Binh Kiều 6.560 65
0.99
Tổng cộng:
33.926 8822
26
27
Vịt
tổng
Tiêm
đàn
phòng
28.648 20.063
1.808
600
8.429
6.328
4.099
2.430
19.957 16.300
747
607
1.141
140
16.839 16.269
7.325
2.401
23.168 22.407
20.888 19.958
6.024
670
25.756 5.400
146.929 113.573
Ti lệ
(%)
70.03
33.19
75.07
59.28
81.68
81.26
12.27
96.62
32.78
96.72
95.55
11.12
20.97
77.30
Qua điều tra sơ bộ 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình tiêm phòng
được cải thiện thông qua tỉ lệ tiêm phòng của các xã có tăng lên. Như ở gà tỉ lệ
tiêm phòng đạt tỉ lệ cao ở xã Phú Điền đạt 84.8 %. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ tiêm
phòng thấp chỉ 0.99% ở xã Đốc Binh Kiều.
Tiêm phòng ở vịt 6 tháng đầu năm đạt 77.3% tăng hơn so với 2012 chỉ đạt
70%. Trong đó có những xã có tỉ lệ khá cao như xã Phú Điền, Thanh Mỹ đạt trên
96% và xã Mỹ Đông đạt 95.55 %. Tuy nhiên vẫn còn những xã chưa đạt kết quả
cao như xã Mỹ An (11.12%).
Qua 6 tháng đầu năm thì kết quả tiêm phòng chưa thật đồng đều giữa các
xã. Vì vậy trạm và các ban Thú y cần đẩy mạnh tiêm phòng vào những tháng cuối
năm. Đặc biệt vào cuối năm là thời gian chuyển mùa thời tiết lạnh hơn so với các
thời điểm khác trong năm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm
tái phát, một phần là về cuối năm số lương đàn gia cầm cũng sẽ tăng lên. Do
người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn để phục vụ nhu cầu thực phẩm vào dịp lễ tết
cuối năm.
4.3 Tình hình dịch bệnh
Theo thống kê của cán bộ thú y huyện tháp Mười thì những năm vừa qua
có 3 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở địa bàn huyện.
Tuy luôn có những đợt tiêm phòng vaccine cúm H5N1 ở địa bàn.Huyện
nhưng vì ý thức người chăn nuôi, cách chăn nuôi theo lối truyền thống không
theo dõi quản lí đàn vật nuôi là những nguyên nhân dẩn đến dịch cúm gia cầm
bùng phát. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 4.5.
28
Bảng 4.5 Tình hình cúm H5N1 ở huyện Tháp Mười từ 2010 - 2013
Số ổ dịch
Năm
Nơi xảy ra
dịch
Tổng
3
Vịt
Gà
Số con
nhiểm
Số
chêt
Tỉ lệ
(%)
Số con
nhiễm
1 2010 Xã Thanh Mỹ
1.300
1.163
89.5
0
0
0
1 2012 Xã Tân Kiều
344
344
100
30
30
100
1 2013 Xã Mỹ Quí
400
150
37.5
0
0
0
2.044
1.657
81.1
30
30
100
Số
chết
Từ năm 2010 đến 2013 tại huyện tháp Mười đã xảy ra 3 ổ dịch cúm H5N1 trên
gà tại các địa phương là xã Thanh Mỹ, Tân Kiều, Mỹ Quí.
Qua thống kê thì dịch bênh xảy ra trên gà nhiều hơn vịt, trong ba năm đều
có ổ dịch trên gà trong khi đó ở vịt thì chỉ có 1 ổ dịch xảy ra vào năm 2012. Đều
này một lần nửa nói lên được hậu quả của việc tỉ lệ tiêm phòng cúm khá thấp của
gà so với vịt.
Tuy công tác tiêm phòng vẫn được triển khai và thực hiện nhưng thống kê
thì tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn ra. Năm 2010 dịch cúm gia cầm xảy ra trên
gà với tỉ lệ chết cao.Nguyên nhân theo cán bộ thú y điều tra thì do đàn gà nuôi
theo hình thức thả lan không quản lý tôt dịch bệnh. Do chủ nuôi áp dụng theo qui
trình nuôi của công ty bán thức ăn GreenFeed có lịch tiêm phòng đầy đủ nhưng
lại không tiêm phòng vaccin cúm và tụ huyết trùng.
Qua năm 2012 – 2013 dịch cúm vẫn còn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện
với số lượng con nhiễm cũng như tỉ lệ chết giảm dần. Trong năm 2012 có ổ dịch
tỉ lệ chết là 100% là do đàn gia cầm này có dấu hiệu của cúm gia cầm nên để
tránh sự lây lan sang nơi khác nên trạm Thú y đã tiến hành tiêu hủy hết đàn gia
cầm này.
Trong các năm vừa qua tình hình xảy ra dịch cúm gia cầm cũng có xảy ra
trên địa bàn huyện nhưng chỉ xảy ra trên vật nuôi và chưa phát hiện trường hợp
nào xảy ra trên người.
29
Tỉ lệ
(%)
Nhưng ở Đồng Tháp tại xã Tân Hội Trung huyện Cao Lãnh đã có trường
hợp tử vong vào tháng 04/2013 trên người được xác định do cúm gia cầm. Điều
này cũng một lần nữa nói lên tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm gia cầm
nhằm tránh sự lây lang cúm gia cầm sang người.
4.4 Giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm
Do tình hình cúm gia cầm ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn khi đã
xác định được trường hợp tử vong ở người trên địa bàn tỉnh. Vì vậy việc giám sát
sự lưu hành của virut cúm trên tất cả các đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh nói chung
và địa bàn huyện Tháp Mười nói riêng là rất quan trọng.
Kết quả khảo sát sự lưu hành của virut cúm được thể hiện qua bảng 4.6
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát sự lưu hành của virus cúm H5N1 tại Huyện Tháp
Mười năm 2013.
Số đàn
1
2
3
4
5
Tổng
Số mẫu
xétnghiệm
30
30
30
30
30
150
Sốmẫu(+)
0
0
7
0
0
7
Tỉ lệ (+)
(%)
0
0
6.67
0
0
1.33
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy qua khảo sát sự lưu hành của virus trên 5 đàn
chưa tiêm phòng có 7 mẫu dương tính với kháng thể kháng virus cúm gia cầm .
Với tỉ lệ nhiễm là 1.33% trên tổng mẫu khảo sát .Điều này chứng tỏ là có sự lưu
hành của virut cúm H5N1 ở đại bàn huyện.Và khi gặp điều kiện thuận lợi thì
nguy cơ bùn phát dịch là rất cao nếu như đàn gia cầm không được miễn dịch. Kết
quả khảo sát sự lưu hành virus cúm ở huyện Thanh Bình thì qua xét nghiệm xem
sự lưu tồn virut cúm H5N1 trong các đàn vịt chưa tiêm phòng là rất cao, kết quả
xét nghiệm trên một số đàn gia cầm là , 56%, 85%, 90% và ở Lai Vung là 66.67%
( Chi Cục Thú Y , 2013).
Kết quả trên cho thấy là có sự lưu tồn của virut cúm trong đàn vật nuôi. Vì
vậy công tác tiêm phòng cúm gia cầm ở thời điểm này là hết sức cần thiết.
30
4.5 Kết quả khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine
cúm gia cầm.
Khi có được kết quả là có sự lưu tồn của virut cúm H5N1 thì sự cần thiết
của việc tiêm phòng vaccin là hết sức quan trọng để ngăn chặn sự bùn phát
dịch.Sau khi tiêm phòng phải đạt được kết quả bảo hộ, vì vậy công tác giám sát
sau tiêm phòng cần được tiến hành. Kết quả quả đánh giá được thể hiện qua bảng
sau :
Bảng 4.7 Đánh giá tỉ lệ bảo hộ trên đàn gà đã được tiêm phòng vaccine cúm
H5N1
Đàn
1
2
3
Tổng
Số mẫu xét
nghiệm
15
30
30
75
Số mẫu(+)
13
19
28
60
Số mẫu bảo
hộ (%)
13
12
27
52
Tỉ lệ bảo
hộ (%)
86.67
40.00
90.00
69.33
Từ kết quả Bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ bảo hộ trung bình là 69.33% gần đạt tỷ
lệ bảo hộ đàn như tiêu chí đánh giá của Chi Cục Thú Y. Trong đó có đàn đạt tỷ lệ
bảo hộ rất cao 86.67% đến 90% . Tuy nhiên có đàn có tỷ lệ bảo hộ còn thấp chỉ
40%. Qua đó cho thấy có sự đáp ứng miễn dịch không đồng đều trên đàn gà được
tiêm phòng. Cho nên việc tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm cũng như đẩy
mạnh công tác tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng là hết sức quan trọng.
Sau khi tiến hành thống kê biết được khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi
tiêm phòng,thì để biết kháng thể bảo hộ đó ở mức nào có bền và khả năng bảo hộ
của kháng thể cao hay thấp đối với đàn gia cầm. Để biết được điều đó tôi tiến
hành khảo sát sự phân bố hiệu giá kháng thể.
31
Bảng 4.8: Sự phân bố hiệu giá kháng thể
Đàn
Số mẫu (+)
1
2
3
13
19
28
60
Tổng
Tỉ lệ
3
0
7
1
8
13.33
Phân bố hiệu giá kháng thể
(xlog2)
4
5
6
0
0
1
5
6
1
0
3
6
5
9
8
8.33
15.00
13.33
7
12
0
18
30
50.00
Biểu đồ 4.3: Sự phân bố hiệu giá kháng thể
60
50
40
số lượng
30
tỉ lệ
20
10
0
3log2
4log2
5log2
6log2
7log2
Từ kết quả Bảng 4.8 và biểu đồ 4.3 cho thấy sự phân bố hiệu giá kháng thể
sau khi tiêm phòng trên đàn gà được tiêm phòng phân bố từ 3log2 – 7log2
Ở hiệu giá 7log2 có đến 30 mẫu và chiếm 50% số lượng mẫu xét nghiệm.
Điều này chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng miễn dịch tốt.Với hiệu giá kháng thể
cao thì sẽ cho miễn dịch chắc chắn cho cá thể. Tuy nhiên để đảm bảo nguy cơ
dịch cúm gia cầm không xảy ra cần phải đạt được miễn dịch cá thể và tỉ lệ bảo hộ
đàn. Cho nên cần quan tâm hơn đến việc tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm.
Đặc biệt là đối với đàn gà chăn nuôi theo hình thức thả lan, nhỏ lẽ. Cần quản lý
chặt chẽ hơn công tác tiêm phòng
32
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1.KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luân như sau
Tổng đàn gia cầm của huyện năm 2012 (183.844) con có khuynh hướng tăng vào
năm 2013. Tỷ lệ tiêm phòng của đàn gà qua 2 năm khảo sát dao động từ 26% 31% và trên vịt là 70% - 77,3%.
Dịch cúm gia cầm xảy ra qua các năm khảo sát với số lượng chết cao được ghi
nhận trên gà. Có sự lưu hành của virus cúm gia cầm trên đàn gà ở huyện Tháp
Mười với tỉ lệ nhiễm 1,33%.
Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng trên đàn gà đạt 69.33% với hiệu giá phân bố từ
3log2 – 7log2. Tập trung nhiều ở 7log2 chiếm tỷ lệ 50%.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Cần theo dõi giám sát những địa phương có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Cần tiếp tục giám sát sự lưu hành của virus cúm và giám sát sau khi tiêm phòng
trên cả đàn gà và vịt.
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ, Bệnh cúm gia cầm: Lưu hành bệnh,
chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XI, số 3,
2004.
2. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, Bệnh cúm ở gia cầm và biện pháp
phòng chống, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 2004.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Sổ tay giám sát bệnh cúm
gia cầm, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 2007.
3. Bùi Bá Bổng, Bùi Quang Anh, Trần Kim Anh, Lê Văn Bầm, Trương
Văn Dung, Phạm Văn Đông, Đậu Ngọc Hào, Văn Đăng Kỳ, Hoàng Văn Năm, Lê
Thị Kim Oanh, Nguyễn Thanh Sơn, Cẩm nang phòng chống bệnh cúm gia cầm
thể độc lực cao (H5N1), NXB Nông Nghiệp, 2007, 5 - 9.
4. Trương Văn Dung, Những kết quả đã đạt được về bệnh cúm gia cầm ở
Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XV, số 4, 2008.
5. Nguyễn Tiến Dũng, Vài nét về virus cúm gia cầm H5N1, Tạp chí khoa
học kỹ thuật Thú y, Tập XV, số 4, 2008.
6. Lê Văn Năm, Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại
thể bệnh cúm gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc, Tạp chí khoa
học kỹ thuật Thú y, Tập XI, số 3, 2004.
7. Tống thị thanh Nhãn, Khảo sát đáp ưng miễn dịch đối với vaccine cúm
gia cầm tại tỉnh An Giang,2011.
8. Bùi Xuân Phúc, Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccin
cúm H5N1 trên đàn vịt giống và vịt thịt tại Tháp Mười và Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp, 2009.
9. Phạm Hồng Sơn, Nghiên cứu tạo kháng nguyên ngưng kết hồng cầu
gián tiếp gắn virus cúm A và vận dụng mới trong chẩn đoán bệnh cúm ở gia cầm,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVI, số 2, 2009
10. Võ Trường Thịnh, Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với
vaccine H5N1 trên đàn vịt đã tiêm phòng của thành phố Cao Lãnh và huyện
Thanh Bình, 2009.
11. Tô Long Thành, Miễn dịch chống virus, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Thú y, Tập XVI, số 2, 2009.
34
12.Tô Long Thành, Các loại vaccine cúm gia cầm và đánh giá hiệu quả
tiêm phòng, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIV, số 2, 2007, 84 - 90.
13. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, Bệnh cúm H5N1 ở gà
và chim, NXB Lao động, 2006.
14.Tin khoa học kỹ thuật về cúm gia cầm, Tại sao virus cúm có tính lây
nhiễm cao hơn ở nhiệt độ lạnh mùa đông?, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập
XV, số 4, 2008.
15. Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, Các phương pháp chẩn đoán,
xét nghiệm bệnh cúm gia cầm, NXB Nông Nghiệp , 2004.
16. Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, Tài liệu giám sát bệnh cúm gia
cầm, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 2004.
35
[...]... đến cúm gia cầm và tình hình tiêm phòng cúm gia cầm tại huyện Tháp Mười Các kết quả xét nghiệm về cúm gia cầm 3.3 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu, thống kê về tổng đàn gia cầm, số lượng tiêm phòng, tình hình cúm gia cầm, sự lưu hành virus cúm gia cầm, đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng Sử dụng số liệu của trạm thú y huyện. .. Kỳ, 2008) Tình hình dịch năm 2008: Năm 2008 dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.580 con (gồm gà, ngan, vịt) Tình hình dịch năm 2009: Năm 2009 đến nay thì tình hình dịch cúm vẫn còn tiếp tục xảy ra nhưng ở những đàn nhỏ lẻ Tình hình dịch 2010-2013: Từ năm 2010 đến nay tình hình dịch cúm gia cầm vẫn... 2007 dịch cúm xảy ra tại xã Mỹ Quí huyện Tháp Mười và một số xã huyện khác trong tỉnh như Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, với tổng số gia cầm chết và thiêu hủy là 8300 con Năm 2008 dịch tái phát tại huyện Châu Thành và huyện Lấp Vò gây chết 1500 con gia cầm Năm 2009 xuất hiện 2 ổ dịch tại huyện Cao Lãnh Năm 2010 dịch tái phát tại Huyện Tháp Mười với tổng đàn 210 con Năm 2012-2013 thì trên địa bàn tỉnh. .. hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất và bố trí hệ thống thủy lợi Nguồn nước ngọt quanh năm và cột nước bơm thấp, khả năng bồi lắng phù sa dồi dào thuận lợi cho việc bơm tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi 18 2.7.3 Tình hình cúm tại tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười Dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát tại Việt Nam vào năm 2003 Nhưng tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp dịch cúm bắt đầu xảy ra vào... nay trên địa bàn tỉnh dịch cúm gia cầm vẫn thường xuyên tái phát ( trừ năm 2006, 2011 không xảy ra dịch) Dich cúm đã gây thiệt hại nặng nề đến tình hình chăn nuôi cũng như số lượng đàn gia cầm của huyện Qua các năm có dịch cúm thì tình hình diễn ra như sau: Năm 2004-2005: dịch cúm đã tái phát trở lại và lây lan trên diện rộng ở 41 xã, phường và 11 huyện , thị trấn Tổng số gia cầm chết và thiêu hủy là... phát dịch tại huyện Tháp Mười và huyện Cao Lãnh 19 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ 09/2013 đến 12/2013 Địa điểm nghiên cứu : trạm thú y huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp 3.2 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên những đàn vịt gà được tiêm phòng và chưa tiêm phòng vaccine cúm H5N1 trên địa bàn huyện Tháp Mười Số liệu lưu trữ và. .. Tháp Mười Vị trí huyện Tháp Mười trong tỉnh Đồng Tháp và trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long Về ranh giới địa lý hành chính Phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (Long An) và huyện Cái Bè (Tiền Giang).Phía Tây giáp huyện Cao Lãnh, Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) và huyện Cái Bè (Tiền Giang), Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (Đồng Tháp) và huyện Tân Hưng (Long An) Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành... thể cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi lây nhiễm và trở thành virus của người (Dinh Duy Khang và Ctv,2004) 2.1.3 Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/ thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia. .. phẩm ngày càng cao Do đó người chăn nuôi ngày nay cần năm bắt tình hình dịch bệnh và phòng ngừa bệnh cho đàn vật nuôi băng vaccin Dịch cúm H5N1 nổ ra vào năm 2003 đên nay cũng đã có xảy ra ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong đó có địa bàn huyện Tháp Mười. Trước tình hình đó thì chính quyền huyện Tháp Mười đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccin cúm gia cầm H5N1 Công tác tổ chức thực hiện cụ thể là Các ban thú y... cầm. thủy cầm nói riêng còn chưa phát triển nhiều Với tồng đàn và tốc độ phát triển của số lượng đàn tình đến thời điểm 2013 thì huyện Tháp Mười là 1 huyện có số lượng gia cầm lớn trong 4 huyện (Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng, Thanh Bình) có số lượng gia cầm lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp 23 Bảng 4.2 Số lượng gà vịt chia theo ngày tuổi trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2012(con) Stt Địa phương Vịt Gà Dưới