Theo thống kê của cán bộ thú y huyện tháp Mười thì những năm vừa qua có 3 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở địa bàn huyện.
Tuy luôn có những đợt tiêm phòng vaccine cúm H5N1 ở địa bàn.Huyện nhưng vì ý thức người chăn nuôi, cách chăn nuôi theo lối truyền thống không theo dõi quản lí đàn vật nuôi là những nguyên nhân dẩn đến dịch cúm gia cầm bùng phát. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5 Tình hình cúm H5N1 ở huyện Tháp Mười từ 2010 - 2013
Từ năm 2010 đến 2013 tại huyện tháp Mười đã xảy ra 3 ổ dịch cúm H5N1 trên gà tại các địa phương là xã Thanh Mỹ, Tân Kiều, Mỹ Quí.
Qua thống kê thì dịch bênh xảy ra trên gà nhiều hơn vịt, trong ba năm đều có ổ dịch trên gà trong khi đó ở vịt thì chỉ có 1 ổ dịch xảy ra vào năm 2012. Đều này một lần nửa nói lên được hậu quả của việc tỉ lệ tiêm phòng cúm khá thấp của gà so với vịt.
Tuy công tác tiêm phòng vẫn được triển khai và thực hiện nhưng thống kê thì tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn ra. Năm 2010 dịch cúm gia cầm xảy ra trên gà với tỉ lệ chết cao.Nguyên nhân theo cán bộ thú y điều tra thì do đàn gà nuôi theo hình thức thả lan không quản lý tôt dịch bệnh. Do chủ nuôi áp dụng theo qui trình nuôi của công ty bán thức ăn GreenFeed có lịch tiêm phòng đầy đủ nhưng lại không tiêm phòng vaccin cúm và tụ huyết trùng.
Qua năm 2012 – 2013 dịch cúm vẫn còn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện với số lượng con nhiễm cũng như tỉ lệ chết giảm dần. Trong năm 2012 có ổ dịch tỉ lệ chết là 100% là do đàn gia cầm này có dấu hiệu của cúm gia cầm nên để tránh sự lây lan sang nơi khác nên trạm Thú y đã tiến hành tiêu hủy hết đàn gia cầm này.
Trong các năm vừa qua tình hình xảy ra dịch cúm gia cầm cũng có xảy ra trên địa bàn huyện nhưng chỉ xảy ra trên vật nuôi và chưa phát hiện trường hợp nào xảy ra trên người.
Số ổ dịch Năm Gà Vịt Nơi xảy ra dịch Số con nhiểm Số chêt Tỉ lệ (%) Số con nhiễm Số chết Tỉ lệ (%) 1 2010 Xã Thanh Mỹ 1.300 1.163 89.5 0 0 0 1 2012 Xã Tân Kiều 344 344 100 30 30 100 1 2013 Xã Mỹ Quí 400 150 37.5 0 0 0 Tổng 3 2.044 1.657 81.1 30 30 100
Nhưng ở Đồng Tháp tại xã Tân Hội Trung huyện Cao Lãnh đã có trường hợp tử vong vào tháng 04/2013 trên người được xác định do cúm gia cầm. Điều này cũng một lần nữa nói lên tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm gia cầm nhằm tránh sự lây lang cúm gia cầm sang người.
4.4 Giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm
Do tình hình cúm gia cầm ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn khi đã xác định được trường hợp tử vong ở người trên địa bàn tỉnh. Vì vậy việc giám sát sự lưu hành của virut cúm trên tất cả các đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện Tháp Mười nói riêng là rất quan trọng.
Kết quả khảo sát sự lưu hành của virut cúm được thể hiện qua bảng 4.6
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát sự lưu hành của virus cúm H5N1 tại Huyện Tháp Mười năm 2013.
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy qua khảo sát sự lưu hành của virus trên 5 đàn chưa tiêm phòng có 7 mẫu dương tính với kháng thể kháng virus cúm gia cầm . Với tỉ lệ nhiễm là 1.33% trên tổng mẫu khảo sát .Điều này chứng tỏ là có sự lưu hành của virut cúm H5N1 ở đại bàn huyện.Và khi gặp điều kiện thuận lợi thì nguy cơ bùn phát dịch là rất cao nếu như đàn gia cầm không được miễn dịch. Kết quả khảo sát sự lưu hành virus cúm ở huyện Thanh Bình thì qua xét nghiệm xem sự lưu tồn virut cúm H5N1 trong các đàn vịt chưa tiêm phòng là rất cao, kết quả xét nghiệm trên một số đàn gia cầm là , 56%, 85%, 90% và ở Lai Vung là 66.67% ( Chi Cục Thú Y , 2013).
Kết quả trên cho thấy là có sự lưu tồn của virut cúm trong đàn vật nuôi. Vì vậy công tác tiêm phòng cúm gia cầm ở thời điểm này là hết sức cần thiết.
Số đàn Số mẫu xétnghiệm Sốmẫu(+) Tỉ lệ (+) (%) 1 30 0 0 2 30 0 0 3 30 7 6.67 4 30 0 0 5 30 0 0 Tổng 150 7 1.33
4.5 Kết quả khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm.
Khi có được kết quả là có sự lưu tồn của virut cúm H5N1 thì sự cần thiết của việc tiêm phòng vaccin là hết sức quan trọng để ngăn chặn sự bùn phát dịch.Sau khi tiêm phòng phải đạt được kết quả bảo hộ, vì vậy công tác giám sát sau tiêm phòng cần được tiến hành. Kết quả quả đánh giá được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 4.7 Đánh giá tỉ lệ bảo hộ trên đàn gà đã được tiêm phòng vaccine cúm H5N1 Đàn Số mẫu xét nghiệm Số mẫu(+) Số mẫu bảo hộ (%) Tỉ lệ bảo hộ (%) 1 15 13 13 86.67 2 30 19 12 40.00 3 30 28 27 90.00 Tổng 75 60 52 69.33
Từ kết quả Bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ bảo hộ trung bình là 69.33% gần đạt tỷ lệ bảo hộ đàn như tiêu chí đánh giá của Chi Cục Thú Y. Trong đó có đàn đạt tỷ lệ bảo hộ rất cao 86.67% đến 90% . Tuy nhiên có đàn có tỷ lệ bảo hộ còn thấp chỉ 40%. Qua đó cho thấy có sự đáp ứng miễn dịch không đồng đều trên đàn gà được tiêm phòng. Cho nên việc tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm cũng như đẩy mạnh công tác tiêm phòng và giám sát sau tiêm phòng là hết sức quan trọng.
Sau khi tiến hành thống kê biết được khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng,thì để biết kháng thể bảo hộ đó ở mức nào có bền và khả năng bảo hộ của kháng thể cao hay thấp đối với đàn gia cầm. Để biết được điều đó tôi tiến hành khảo sát sự phân bố hiệu giá kháng thể.
Bảng 4.8: Sự phân bố hiệu giá kháng thể
Đàn Số mẫu (+)
Phân bố hiệu giá kháng thể (xlog2) 3 4 5 6 7 1 13 0 0 0 1 12 2 19 7 5 6 1 0 3 28 1 0 3 6 18 Tổng 60 8 5 9 8 30 Tỉ lệ 13.33 8.33 15.00 13.33 50.00
Biểu đồ 4.3: Sự phân bố hiệu giá kháng thể
Từ kết quả Bảng 4.8 và biểu đồ 4.3 cho thấy sự phân bố hiệu giá kháng thể sau khi tiêm phòng trên đàn gà được tiêm phòng phân bố từ 3log2 – 7log2
Ở hiệu giá 7log2 có đến 30 mẫu và chiếm 50% số lượng mẫu xét nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng miễn dịch tốt.Với hiệu giá kháng thể cao thì sẽ cho miễn dịch chắc chắn cho cá thể. Tuy nhiên để đảm bảo nguy cơ dịch cúm gia cầm không xảy ra cần phải đạt được miễn dịch cá thể và tỉ lệ bảo hộ đàn. Cho nên cần quan tâm hơn đến việc tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm. Đặc biệt là đối với đàn gà chăn nuôi theo hình thức thả lan, nhỏ lẽ. Cần quản lý chặt chẽ hơn công tác tiêm phòng
0 10 20 30 40 50 60
3log2 4log2 5log2 6log2 7log2
số lượng tỉ lệ
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1.KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luân như sau
Tổng đàn gia cầm của huyện năm 2012 (183.844) con có khuynh hướng tăng vào năm 2013. Tỷ lệ tiêm phòng của đàn gà qua 2 năm khảo sát dao động từ 26% - 31% và trên vịt là 70% - 77,3%.
Dịch cúm gia cầm xảy ra qua các năm khảo sát với số lượng chết cao được ghi nhận trên gà. Có sự lưu hành của virus cúm gia cầm trên đàn gà ở huyện Tháp Mười với tỉ lệ nhiễm 1,33%.
Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng trên đàn gà đạt 69.33% với hiệu giá phân bố từ 3log2 – 7log2. Tập trung nhiều ở 7log2 chiếm tỷ lệ 50%.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Cần theo dõi giám sát những địa phương có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Cần tiếp tục giám sát sự lưu hành của virus cúm và giám sát sau khi tiêm phòng trên cả đàn gà và vịt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ, Bệnh cúm gia cầm: Lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XI, số 3, 2004.
2. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, Bệnh cúm ở gia cầm và biện pháp phòng chống, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 2004.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Sổ tay giám sát bệnh cúm gia cầm, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 2007.
3. Bùi Bá Bổng, Bùi Quang Anh, Trần Kim Anh, Lê Văn Bầm, Trương Văn Dung, Phạm Văn Đông, Đậu Ngọc Hào, Văn Đăng Kỳ, Hoàng Văn Năm, Lê Thị Kim Oanh, Nguyễn Thanh Sơn, Cẩm nang phòng chống bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (H5N1), NXB Nông Nghiệp, 2007, 5 - 9.
4. Trương Văn Dung, Những kết quả đã đạt được về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XV, số 4, 2008.
5. Nguyễn Tiến Dũng, Vài nét về virus cúm gia cầm H5N1, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XV, số 4, 2008.
6. Lê Văn Năm, Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XI, số 3, 2004.
7. Tống thị thanh Nhãn, Khảo sát đáp ưng miễn dịch đối với vaccine cúm gia cầm tại tỉnh An Giang,2011.
8. Bùi Xuân Phúc, Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccin cúm H5N1 trên đàn vịt giống và vịt thịt tại Tháp Mười và Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, 2009.
9. Phạm Hồng Sơn, Nghiên cứu tạo kháng nguyên ngưng kết hồng cầu gián tiếp gắn virus cúm A và vận dụng mới trong chẩn đoán bệnh cúm ở gia cầm, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVI, số 2, 2009
10. Võ Trường Thịnh, Kiểm tra hiệu quả đáp ứng miễn dịch đối với vaccine H5N1 trên đàn vịt đã tiêm phòng của thành phố Cao Lãnh và huyện Thanh Bình, 2009.
11. Tô Long Thành, Miễn dịch chống virus, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XVI, số 2, 2009.
12.Tô Long Thành, Các loại vaccine cúm gia cầm và đánh giá hiệu quả tiêm phòng, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIV, số 2, 2007, 84 - 90.
13. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, Bệnh cúm H5N1 ở gà và chim, NXB Lao động, 2006.
14.Tin khoa học kỹ thuật về cúm gia cầm, Tại sao virus cúm có tính lây nhiễm cao hơn ở nhiệt độ lạnh mùa đông?, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XV, số 4, 2008.
15. Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, Các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh cúm gia cầm, NXB Nông Nghiệp , 2004.
16. Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, Tài liệu giám sát bệnh cúm gia cầm, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội, 2004.