Tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu điều tra tình hình cúm gia cầm và hiệu quả miễn dịch của vaccine cúm gia cầm tại huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 26)

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng

hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. Tổng diện tích tự nhiên 3.374km2 với 09 huyện, 02 thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và TP Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới tự nhiên với Vương quốc Campuchia dài 48km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc khu kinh tế cửa khẩu Tỉnh).

Điều kiện tự nhiên

Tỉnh có hệ thống sông. ngòi, kênh, rạch chằng chịt nhiều ao hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.

Khí hậu

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

2.8.2.Huyện Tháp Mười

Vị trí huyện Tháp Mười trong tỉnh Đồng Tháp và trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long .

Về ranh giới địa lý hành chính

Phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (Long An) và huyện Cái Bè (Tiền Giang).Phía Tây giáp huyện Cao Lãnh, Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) và huyện Cái Bè (Tiền Giang), Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (Đồng Tháp) và huyện Tân Hưng (Long An).

Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc. bao gồm thị trấn Mỹ An và các xã: Thạnh Lợi, Trường Xuân, Hưng Thạnh, Mỹ Hòa, Tân Kiều, Mỹ Quý, Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Phú Điền, Láng Biển, Thanh Mỹ.

Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Mỹ An. là nơi tập trung các cơ quan Đảng. đoàn thể. trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp huyện và là trung tâm kinh tế đô thị hàng đầu của huyện.

Điều kiện tự nhiên

Đất đai phần lớn thuộc nhóm phù sa. độ phì khá. địa hình tương đối bằng phẳng. thuận lợi cho sản xuất và bố trí hệ thống thủy lợi. Nguồn nước ngọt quanh năm và cột nước bơm thấp, khả năng bồi lắng phù sa dồi dào thuận lợi cho việc bơm tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.

2.7.3 Tình hình cúm tại tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười

Dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát tại Việt Nam vào năm 2003. Nhưng tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp dịch cúm bắt đầu xảy ra vào năm 2004.

Từ năm 2004 đến nay trên địa bàn tỉnh dịch cúm gia cầm vẫn thường xuyên tái phát ( trừ năm 2006, 2011 không xảy ra dịch). Dich cúm đã gây thiệt hại nặng nề đến tình hình chăn nuôi cũng như số lượng đàn gia cầm của huyện.

Qua các năm có dịch cúm thì tình hình diễn ra như sau:

Năm 2004-2005: dịch cúm đã tái phát trở lại và lây lan trên diện rộng ở 41 xã, phường và 11 huyện , thị trấn. Tổng số gia cầm chết và thiêu hủy là 89.648 con. Năm 2007 dịch cúm xảy ra tại xã Mỹ Quí huyện Tháp Mười và một số xã huyện khác trong tỉnh như Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, với tổng số gia cầm chết và thiêu hủy là 8300 con. Năm 2008 dịch tái phát tại huyện Châu Thành và huyện Lấp Vò gây chết 1500 con gia cầm .Năm 2009 xuất hiện 2 ổ dịch tại huyện Cao Lãnh Năm 2010 dịch tái phát tại Huyện Tháp Mười với tổng đàn 210 con. Năm 2012-2013 thì trên địa bàn tỉnh vẫn có tái phát dịch tại huyện Tháp Mười và huyện Cao Lãnh.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ 09/2013 đến 12/2013

Địa điểm nghiên cứu : trạm thú y huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu trên những đàn vịt gà được tiêm phòng và chưa tiêm phòng vaccine cúm H5N1 trên địa bàn huyện Tháp Mười.

Số liệu lưu trữ và văn bản liên quan đến cúm gia cầm và tình hình tiêm phòng cúm gia cầm tại huyện Tháp Mười. Các kết quả xét nghiệm về cúm gia cầm.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nội dung nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu, thống kê về tổng đàn gia cầm, số lượng tiêm phòng, tình hình cúm gia cầm, sự lưu hành virus cúm gia cầm, đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng.

Sử dụng số liệu của trạm thú y huyện Tháp Mười.Tôi tiến hành thu thập và tổng hợp tổng đàn, chưa tiêm phòng và có tiêm phòng, tỷ lệ tiêm phòng, đánh giá hiệu quả tiêm phòng.

3.4. Chỉ tiêu theo dõi

Tỉ lệ tiêm phòng

Số gia cầm được tiêm

Tỉ lệ tiêm phòng (%) = x 100 Tổng số gia cầm

Tỉ lệ bảo hộ

Số mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 Tỷ lệ bảo hộ (%) =

Tổng số mẫu xét nghiệm

Đánh giá tỉ lệ bảo hộ theo tiêu chí đánh giá của chi cục Thú y. x 100

Tỉ lệ bảo hộ của đàn gia cầm sau khi tiêm phòng thì theo qui định của ngành Thú y đàn gia cầm được bảo hộ vơi virut cúm phải có đáp ứng miễn dịch với hiệu giá kháng thể HI >= 4log2. Đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có số cá thể tối thiểu 70% đạt hiệu giá kháng thể >=4log2.

Khảo sát sự lưu hành của virus cúm bằng phương pháp HA.

3.5. Xử lý số liệu

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi của huyện Tháp Mười

Huyện Tháp Mười có tổng diện tích tự nhiên là 52.800 ha, trong đó đất nông nghiệp: 45.774 ha và đất phi nông nghiệp: 7.026 ha. Khí hậu, thời tiết huyện Tháp Mười cũng chịu ảnh hưởng chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, ẩm độ không khí bình quân trong năm 82%, nắng bình quân 2.733 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.410 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, nước từ thượng nguồn MeKong tràn về hàng năm thường từ tháng 7 đến tháng 11 mang theo nguồn phù sa màu mỡ cho những cánh đồng lúa của huyện. Ngoài nước mặt, ở Tháp Mười còn có nước ngầm rất tốt.Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đặc trưng của huyện là những cánh đồng lúa mênh mông trải dài hàng nghìn ha. Với 3 vụ mùa trong năm vì thế nguồn lương thực rất dồi dào và tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề phát triển trong đó có chăn nuôi gia súc gia cầm.

Tổng đàn gia cầm, thủy cầm tăng lên hàng năm theo thông kê của trạm thú y huyện Tháp Mười từ năm 2012 – 2013 được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm qua các năm ở huyện Tháp Mười STT Địa phương(xã)

2012 2013

Gà (con) Vịt (con) Gà(con) Vịt(con)

1 Mỹ Quí 1.961 32.541 1.828 28.648 2 Tân Kiều 2.084 4.436 3.132 1.808 3 Láng Biển 1.652 11.485 2.452 8.429 4 Trường xuân 2.850 2.215 3.568 4.099 5 Mỹ Hòa 2.232 13.735 852 19.957 6 Hưng Thạnh 1.251 499 1.270 747 7 Thạnh Lợi 540 400 865 1.141 8 Phú Điền 2.655 12.740 2.107 16.839 9 Thị trấn Mỹ An 1.710 10.131 1.705 7.325 10 Thanh Mỹ 3.112 24.146 2.681 23.168 11 Mỹ Đông 5.969 4.940 5.571 20.888 12 Mỹ An 1.487 20.065 1.335 6.024 13 Đốc Binh Kiều 3.968 15.034 6.560 25.756 Tổng cộng 31.471 152.373 33.926 146.929

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy tình hình chăn nuôi gia cầm ở huyện khá phát triển và có xu hướng tăng vào năm 2013. Qua thống kê 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng đàn gà của huyện 33.926 con so với 31.471con năm 2012. Tương tự ở vịt so với năm 2012 có khuynh hướng tăng vào năm 2013. Trong đó đàn phân bố số lượng nhiều nhất ở xã Mỹ Quí với 28.648 con. Cùng với xã Mỹ Quí các xã khác của huyện cũng có số lượng đàn và tốc độ phát triển đàn gia cầm khá cao như xã Mỹ Hòa, Thanh Mỹ, Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều…

Những xã trên là những xã có tình hình chăn nuôi gà vịt phát triển trên địa bàn huyện Tháp Mười.Vì đây là những xã có những tuyến đường giao thông liên tỉnh liên huyện đi qua thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển thức ăn cho đàn gia cầm. Từ những thuận lợi đó người dân đẩy mạnh chăn nuôi. Ngoài ra còn có diện tích sản suất nông nghiệp lớn cũng góp phần giúp tình hình chăn nuôi gà vịt phát triển, nhất là hình thức nuôi vịt chạy đồng.

Ngoài ra còn một số xã có tổng đàn gà vịt chưa cao là Hưng Thạnh (147 con) và Thạnh Lợi( 1.141 con). Hai xã này là xã vùng ven xa trung tâm huyện, mật độ dân cư còn thưa thớt.hàng năm phải chịu ngập lũ khá sâu nên tình hình phát triền về chăn nuôi nói chung trong đó có chăn nuôi gia cầm.thủy cầm nói riêng còn chưa phát triển nhiều.

Với tồng đàn và tốc độ phát triển của số lượng đàn tình đến thời điểm 2013 thì huyện Tháp Mười là 1 huyện có số lượng gia cầm lớn trong 4 huyện (Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng, Thanh Bình) có số lượng gia cầm lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp.

Bảng 4.2 Số lượng gà vịt chia theo ngày tuổi trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Stt Địa phương 2012(con) 2013(con) Vịt Vịt Dưới 35 NT Trên 35NT dưới 35 NT Trên 35NT dưới 35NT Trên 35 NT Dưới 35 NT Trên 35 NT 1 Mỹ Quí 1.961 - 10.647 21.900 1.828 289 0 7.139 2 Tân Kiều 1.081 1.003 78 4.358 1.147 1.985 674 1.134 3 Láng Biển 365 1.287 965 10.520 520 1.932 600 7.829 4 Trườngxuân 1.037 1.813 1.211 1.004 1.422 2.146 1.006 3.093 5 Mỹ Hòa 140 2.092 3.770 9.965 232 620 4.920 15.037 6 HưngThạnh 519 732 0 499 385 885 445 302 7 Thạnh Lợi 186 354 278 122 211 654 713 428 8 Phú Điền 1.021 1.634 2.271 10.469 750 1.357 5.496 11.343 9 Thịtrân Mỹ An 705 1.005 20 10.111 584 1.121 2.997 4.328 10 Thanh Mỹ 1.130 1.982 1.071 23.075 854 1.863 3.216 20.402 11 Mỹ Đông 420 5.549 44 4.896 1.670 3.901 20.269 619 12 Mỹ An 547 940 3.780 16.285 685 650 974 5.050 13 ĐốcBinhKiều 1.537 2.431 617 14.417 1.561 4.999 5.348 20.408 Tổng cộng: 10.649 20.822 24.752 127.621 11.849 22.402 46.658 97.112 (NT : ngày tuổi)

Từ Bảng 4.2 kết quả cho thấy sự phân bố đàn gà vịt theo lứa tuổi của gà vịt trong tổng đàn của huyện, cũng như sự biến động về số lượng qua từng năm.

Như ở lứa tuổi dưới 35 ngày tuổi thì gà và vịt ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 có tăng về số lượng tổng đàn so với cả năm 2012. Tổng đàn gà năm 2012 là 10.649 con so với tổng đàn gà được 11.849 con của 6 tháng đầu năm 2013. Còn ở vịt cũng tương tự năm 2012 tổng đàn có 24.752 sang năm 2013 tổng đàn được 46.658 con tăng hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ tình hình tái đàn gia cầm 6 tháng đầu năm 2013 rất tốt. Số lượng đàn trên 35 ngày tuổi cũng tăng vào năm 2013.

Cùng với việc tình hình chăn nuôi phát triển thì tình hình tiêm phòng chặt chẽ đối với đàn gia cầm dưới 30 ngày tuổi cũng như tái chủng cho đàn gia cầm trên 35 ngày tuổi là hết sức quan trọng. Nó không chỉ mang lại sự an toàn trong chăn nuôi trước tình hình dịch bệnh mà công tác tiêm phòng giúp nền chăn nuôi

phát triễn bền vửng và mang lại sự yên tâm cho người chăn nuôi. Giúp người chăn nuôi đẩy mạnh đầu tư phát triển theo hướng qui mô lớn và lâu dài hơn.

4.2 Tình hình tiêm phòng

Với tình hình chăn nuôi càng ngày càng phát triển thì kèm theo đó là dịch bệnh luôn đe dọa sức khỏe đàn gia cầm củng như sẻ gây thiệt hại đến kinh tê người chăn nuôi. Không chỉ vậy với cuộc sống càng ngày càng phát triển thì sự đòi hỏi về chất lượng an toàn thực phẩm ngày càng cao. Do đó người chăn nuôi ngày nay cần năm bắt tình hình dịch bệnh và phòng ngừa bệnh cho đàn vật nuôi băng vaccin.

Dịch cúm H5N1 nổ ra vào năm 2003 đên nay cũng đã có xảy ra ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong đó có địa bàn huyện Tháp Mười.Trước tình hình đó thì chính quyền huyện Tháp Mười đẩy mạnh công tác tiêm phòng vaccin cúm gia cầm H5N1

Công tác tổ chức thực hiện cụ thể là

Các ban thú y xây dựng kế hoạch báo cáo UBND xã, thị trấn ,ban Nông nghiệp xã thị trấn, đồng thời kêt hợp với ấp, khóm tổ chức triển khai tiêm phòng cụ thể cho từng khóm, ấp. Thường xuyên kiểm tra tiến độ tiêm phòng cụ thể từng địa bàn đã phân công. Vận động người chăn nuôi tích cực hưởng ứng tiêm phòng. Cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y theo dõi bám sát, đôn đốc các ban thú y mà mình phụ trách trong suốt thời gian tiêm phòng.Kiểm tra tiến độ tiêm phòng, cách bảo quản và sử dụng vaccin.Trạm thú y lập kế hoạch cung ứng kịp thời, đầy đủ các loại vaccin đảm bảo chất lượng cho các xã và thị trấn.

Bảng 4.3 Tình hình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm năm 2012

Từ kết quả ghi nhận qua bảng 4.3 thấy tình hình tiêm phòng của huyện có diễn ra nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả đồng đều giữa các xã với nhau. Qua bảng thống kê tình hình tiêm phòng của 2012 thì thấy được tình hình tiêm phòng trên gà chưa đạt hiệu quả cao chỉ đạt 31%. Đạt tỉ lệ cao nhất ở gà là xã Mỹ Đông đạt 68% còn những xã còn lại thì đạt tỉ lệ khá thấp như Hưng Thạnh chỉ có 2% , xã Tân Kiều và Đốc Binh Kiều thì chỉ 7%. Qua ghi nhận từ cán bộ Thú y thì hình thức chăn nuôi gà ở địa bàn huyện chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, thả lang không nuôi nhốt.Vì vậy khi cán bộ thú y xuống tiêm phòng thì gây trở ngạy không tiêm phòng được hoặc tiêm phòng không hết số lượng gia cầm cần tiêm phòng. So với gà thì tỉ lệ tiêm phòng ở vịt co kết quả cao hơn đạt trung bình 70%. Do tình hình chăn nuôi vịt ở huyện chủ yếu nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt nên khi cán bộ thú y đến tiêm phòng thì việc tiêm phòng được dễ dàng và thuận tiện hơn so với gà. Có xã đạt 95% tỉ lệ tiêm phòng,còn thấp nhất là xã Trường Xuân tỉ lệ tiêm phòng chỉ có 7%. Đáng chú ý là ở xã Hưng Thạnh và Thạnh Lợi không có tiêm phòng. Nguyên nhân có thể là do mới tái đàn nên chưa kịp tiêm phòng nên tỉ lệ tiêm được rất thấp 0%. Stt Địa phương vịt Tổng đàn Tiêm phòng Tỉ lệ (%) Tổng đàn Tiêm phòng Tỉ lệ (%) 1 Xã Mỹ Quí 1.961 400 20 32.541 25.800 79 2 Xã Tân Kiều 2.084 150 7 4.436 2.216 50 3 Xã Láng Biển 1.652 865 52 11.485 9.050 79 4 XãTrường xuân 2.850 732 26 2.215 154 7 5 Xã Mỹ Hòa 2.232 1.166 52 13.735 9.380 68 6 XãHưngThạnh 1.251 24 2 499 0 0 7 Xã Thạnh Lợi 540 0 0 400 0 0 8 Xã phú Điền 2.655 215 8 12.740 9.030 71 9 Thịtrân Mỹ An 1.710 303 18 10.131 6.900 68 10 Xã Thanh Mỹ 3.112 1.216 39 24.146 22.918 95 11 Xã Mỹ Đông 5.969 4.072 68 4.940 2.225 45 12 Xã Mỹ An 1.487 192 13 20.065 6.125 31 13 XãĐốcBinhKiều 3.968 279 7 15.034 13.135 87 Tổng cộng: 31.471 9.614 31 152.373 106.933 70

Tuy nhiên kết quả tiêm phòng ở năm 2012 này là chưa cao. Do đo cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giám sát tiêm phòng vaccne cúm gia cầm vào năm 2013. Qua điều tra và thống kê công tác tiêm phòng cúm gia cầm 6 tháng đầu năm 2013 cho kết quả thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.4 Tình hình tiêm phòng năm 2013 ( 6 tháng đầu năm)

Stt Địa phương Tổng đàn Vịt Tiêm phòng Ti lệ (%) tổng đàn Tiêm phòng Ti lệ (%) 1 Xã Mỹ Quí 1.828 76 4.16 28.648 20.063 70.03 2 Xã Tân Kiều 3.132 617 19.70 1.808 600 33.19 3 Xã Láng Biển 2.452 1.052 42.90 8.429 6.328 75.07 4 Xã Trường Xuân 3.568 600 16.82 4.099 2.430 59.28 5 Xã Mỹ Hòa 852 0 - 19.957 16.300 81.68 6 Xã Hưng Thạnh 1.270 856 67.40 747 607 81.26 7 Xã Thạnh Lợi 865 251 29.02 1.141 140 12.27

Một phần của tài liệu điều tra tình hình cúm gia cầm và hiệu quả miễn dịch của vaccine cúm gia cầm tại huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)