cung dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn 35 sao tại Hà Nội

18 3.5K 23
cung dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn 35 sao tại Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài thảo luận nói về lý thuyết, thực trạng tình hình về các nhân tố, các đặc điểm của cung dịch vụ lưu trú tại Hà Nội trong 5 năm gần đây ( 20102015). từ đó có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực trạng cung dịch vụ lưu trú tại Hà Nội như thế nào, xu hướng tương lai ra sao. Bên cạnh đó, việc phân tích ngắn gọn của bài thảo luận sẽ giúp có cái nhìn tổng quan nhất.

Đề tài: Phân tích các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ lưu trú ở hệ thống khách sạn 3-5 sao tại địa bàn Hà Nội trong 5 năm gần đây. ………………………………………………………………………………19 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. ở các nước phát triển tỷ trọng của dịch vụ chiếm 70% đến 75% trong GDP. ở Việt Nam, tỷ lệ này là khoảng 40%. Kinh doanh khách sạn là một trong những lĩnh vực của kinh doanh du lịch. Có thể nói ở bất kỳ đâu trên thế giới muốn phát triển du lịch nhất triết phải phát triển hệ thống các chuỗi khách sạn nhà hàng nhằm cung cấp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của con người. Trong kinh doanh khách sạn thì doanh thu của dịch vụ lưu trú lại chiếm ưu thế hơn các dịch vụ khác. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của khách sạn thì một trong những giải pháp là nâng cao chất lượng 8dịch vụ lưu trú. Trong khi các khách sạn mọc lên ồ ạt thì khách hàng sẽ lựa chọn khách sạn có những dịch vu lưu trú tốt. Vì thế nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn đang là vấn đè cấp thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Nhận thấy vấn đề cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề lưu trú trong du lịch, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Phân tích các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ lưu trú ở hệ thống khách sạn 3-5 sao tại địa bàn Hà Nội trong 5 năm gần đây.”. Từ đó có cái nhìn chung về dịch vụ lưu trú để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về cung dịch vụ lưu trú tại địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 1 Chương I: Một số lý luận cơ bản về cung dịch vụ lưu trú 1.1. Khái niệm Cung du lịch là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người là các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau cho khách du lịch trong một thời gian và không gian nhất định. Cung dịch vụ lưu trú là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người là các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau cho khách du lịch trong quá trình lưu trú được giới hạn trong một thời gian và không gian nhất định. 1.2. Đặc điểm Một trong những đặc điểm của cung dịch vụ lưu trú là tính đa dạng. Sự đa dạng không chỉ ở phạm vi rộng các loại hình cơ sở lưu trú từ mức thấp nhất là các bãi cắm trại đến khách sạn 5 sao sang trọng mà còn đa dạng về vị trí, về hình thức sở hữu và cơ cấu chi phí khác nhau của cung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Phần lớn các cơ sở kinh doanh lưu trú khách sạn có sự cung ứng cố định về số phòng hoặc diện tích không gian sẵn sàng cho thuê. Trong kinh doanh, các cơ sở này thường mong muốn đạt được sự tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận bằng kỳ vọng (một cách lý tưởng) bán hết tất cả khả năng cung lưu trú của mình tức là đạt 100% công suất sử dụng phòng. Kỳ vọng này cũng tương tự như các hãng hàng không. Tuy nhiên việc xác định một chỉ tiêu đo lường cung thường khá phức tạp. Tại các điểm đến du lịch có tính thời vụ rõ rệt, các cơ sở lưu trú thường có sự phân biệt trong quản lý cung nói chung giữa 2 thời vụ, vào lúc trái vụ họ thường nhận đăng ký đặt phòng theo đoàn nhưng vào chính vụ thì ít khi họ nhận vì có nhiều cơ hội để bán phòng theo giá niêm yết. Để tạo ra bức tranh chi phí trung bình cho toàn ngành lưu trú là 1 vấn đề khó khăn bởi vì các phương pháp kế toán sử dụng thường không phân bổ các chi phí quản lý cho các nghiệp vụ kinh doanh phòng, kinh doanh ăn uống và kinh doanh các dịch vụ khác. 2 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng - Giá cả hàng hóa, dịch vụ cung ứng: nhà cung ứng sẽ cố gắng sản xuất, cung ứng nhiều hơn hay ít hơn tùy thuộc vào giá cao hay thấp. Khi giá tăng thì lượng cung có xu hướng tăng và ngược lại. - Giá cả hàng hóa, dịch vụ có liên quan: nhà cung ứng sẽ xem xét gía cả của những hàng hóa khác để quyết định lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình. Đối với hàng hóa thay thế, khi giá cả hàng hóa thay thế tăng thì lượng cung đang xét có xu hướng giảm và ngược lại. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá cả hàng hóa bổ sung tăng thì lượng cung đang xét có xu hướng tăng và ngược lại. - Chi phí sản xuất, kinh doanh: đây là yếu tố quan trọng bởi vì chi phí có thể ảnh hưởng khác nhau đến sự thay đổi doanh thu, lợi nhuận. Khi doanh thu do giá tăng chưa chắc làm cho lợi nhuận tăng nếu chi phí tăng nhanh hơn doanh thu. - Cạnh tranh trên thị trường: sự cạnh tranh trên thị trường có thể làm thúc đẩy hoặc kìm hãm cung. - Quy hoạch phát triển du lịch là 1 nhân tố tác động trực tiếp đến sự tăng lên của cung. - Các chính sách của Chính phủ: ví dụ như chính sách thuế có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự cung ứng của nhà sản xuất. - Sự kỳ vọng: nhân tố này có thể quan trọng như chi phí. Một đơn vị kinh doanh phải dự đoán cầu, các hành động của đối thủ cạnh tranh. - Các nhân tố khác như thời tiết, tình hình an ninh chính trị, … có tác động nhiều tới đến cung ứng, đặc biệt là du lịch có tính thời vụ. 3 Chương II: Thực trạng cung dịch vụ lưu trú ở hệ thống khách sạn 3-5 sao tại HN trong 5 năm gần đây 2.1. Giới thiệu chung về hệ thống khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội. Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục của cả miền Bắc, là nơi có dấu ấn lịch sử lâu đời như phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột, Hồ Gươm, thành cổ Thăng Long, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Long Biên,… cho phép Hà Nội trong những năm tới có thể xây dựng và trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hoá lớn của cả nước. Vì thế, dịch vụ lưu trú ở địa bàn này rất phát triển. Có nhiều khách sạn cao cấp (3-4 sao) được hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó là: Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi vươn cao lên 20 tầng trên thành phố, Sofitel Plaza nhìn ra quang cảnh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch và Sông Hồng. Tọa lạc gần trung tâm thành phố và nhiều điểm tham quan văn hóa, du khách có thể dễ dàng khám phá Phố Cổ sôi động hoặc dạo bước dọc theo các bờ hồ xinh đẹp. Khách sạn cung cấp Wi-Fi miễn phí, spa đủ dịch vụ và hồ bơi nước nóng trong nhà mở cửa quanh năm với mái che có thể thu vào. Khách sạn Paradise: Nằm trong khu phố cổ và trung tâm thương mại bận rộn và nhộn nhịp, gần Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng và cổ kính. Khách sạn Paradise là một trong những khách sạn ba sao mới khai trương hiện đại nhất tại Hà Nội. Khách sạn Serenade: Nằm trên phố Hàng Đào, trung tâm buôn bán lâu đời sầm uất nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khách sạn Serenade một khách sạn 3 sao với kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách phố cổ Hà Nội. Khách sạn Hilton Hanoi Opera: số 1 Lê Thánh Tông, Khách sạn Meliá Hà Nội: 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội: 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm…. Hầu hết các khách sạn cao cấp ở đây có cách bài trí, thiết kế nội thất khá đặc biệt. Ví dụ: ở các khách sạn này có yêu cầu về chất lượng mỹ thuật các trang thiết bị trong các khu vực (tiếp tân, buồng, phòng ăn, bếp..) . Vị trí địa lý của những khách sạn cao cấp cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Ngay cả những nhân viên phục vụ ở hệ thống các khách sạn cao cấp tại địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng được đào tạo rất bài bản và có phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp. Các khách sạn lớn như Melia, Hilton, Metropole… đều có những cơ sở vật chất phục vụ công tác cho những cuộc họp cao cấp của lãnh đạo và 4 những câu lạc bộ giải trí phù hợp với nhu cầu của khách: Phòng khiêu vũ, các phòng chức năng, phòng họp. Khách sạn Melia có các phòng khiêu vũ, phòng họp có sức chứa từ 70 đến 1200 khách, phục vụ cho các mục đích tổ chức tiệc, sự kiện, hội họp. Khách sạn cũng có 2 phòng họp Executive có thể phục vụ các cuộc họp 8 đến 12 người. Điều quan trọng hiện nay, đó là các khách sạn cao cấp trên địa bàn đều có kết nối wifi, giúp cho các khách du lịch đi công tác nội địa hay quốc tế có thể dễ dàng trao đổi trong công việc với đồng nghiệp hoặc tìm kiếm số liệu cho dự án đang thực hiện. 2.2. Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng tới cung dịch vụ lưu trú ở hệ thống khách sạn 3-5 sao tại HN trong 5 năm gần đây. 2.2.1. Đặc điểm cung dịch vụ lưu trú ở hệ thông khách sạn 3-5 sao tại HN trong 5 năm gần đây. - Một trong những đặc điểm của cung các dịch vụ lưu trú ở Hà Nội là tính đa dạng. Sự đa dạng không chỉ ở phạm vi rộng các loại hình cơ sở lưu trú mà còn đa dạng về vị trí, loại hạng, quy mô, hình thức sở hữu và cơ cấu khác nhau của nguồn cung. Hà Nội là một trong những thành phố của Việt Nam có mạng lưới khách sạn dày đặc và công suất phòng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Năm 2012, thủ đô có hơn 1.750 cơ sở lưu trú với gần 55.500 buồng phòng, trong đó có 240 khách sạn được xếp hạng sao. Với khoảng 47 cơ sở lưu trú mà có thứ hạng 3 sao trở lên. Hiện Hà Nội có 57 khách sạn 3-5 sao với khoảng 8.150 phòng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quí 1-2014, Hà Nội đã có thêm ba khách sạn 3 và 4 sao với khoảng 200 phòng.Theo thời báo kinh tế Sài Gòn Tại Hà Nội, tính đến cuối quí 1-2015, tổng nguồn cung thị trường đạt 8.960 phòng từ 64 khách sạn 3 đến 5 sao. - Các cơ sở lưu trú cố định về vị trí và sức chứa: Nguồn cung của các cơ sở lưu trú trên thành phố Hà Nội phân bố không đồng đều mà tập trung gần các địa điểm du lịch, trung tâm tổ chức hội nghị ... Các khách sạn lớn 4 hoặc 5 sao thường nằm ở những vị trí đẹp, trung tâm thủ đô như khách sạn Deawoo, Hilton Opera, Melia. Nikko, Metropole, Bảo Sơn, Công Đoàn…bên cạnh đó các khách sạn ở khu phố cổ cũng có những lợi thế riêng. Gần các địa điểm du lịch và có thể đi bộ vào trung tâm thủ đô, các khách sạn này trở thành điểm thu hút khách nước ngoài. 5 Bảng 1: Cơ sở lưu trú cả nước giai đoạn 2008- 2014 Năm Số lượng cở sở Tăng trưởng ( %) Số buồng Tăng trưởng ( %) Công suất buồng bình quân(%) 2008 2009 2010 10.406 14,6 202.776 13,7 11.467 10,2 216.675 6,9 12.352 7,7 237.111 9,4 59,9 56,9 58,3 2011 2012 59,7 58,8 Tính đến T6/2014 13.756 15.381 15.998 11,4 11,8 256.739 277.661 331.538 8,3 8,2 Nguồn: Tổng hợp theo số liệu Vụ Khách sạn (TCDL) các Sở VHTTDL Trong giai đoạn này số lượng cơ sở lưu trú, số buồng tăng nhưng công suât buồng bình quân thay đổi giao động trong khoảng 56-60%, cao nhất trong năm 2008 là 59,9%. Theo Công ty Savills Việt Nam, công suất sử dụng phòng tại Hà Nội trong quí 4-2013 chỉ đạt khoảng 60%. Có hai khách sạn 5 sao ở quận Tây Hồ là Sofitel Plaza và InterContinental Hồ Tây đã chuyển đổi một lượng phòng sang căn hộ cho thuê. Hệ số sử dụng phòng khách sạn tại Hà Nội năm 2008 chỉ đạt khoảng 6065%, giảm khoảng 1520% so năm 2007. - Tính thời vụ rõ nét: Theo thống kê mới nhất của Sở Du lịch Hà Nội, cuối năm 2004, đã có 158 khách sạn với 7.542 phòng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được xếp hạng từ 1-5 sao. Trước đây, thời điểm từ tháng 10 đến tháng 4 hằng năm được coi là mùa cao điểm của du lịch, nhưng đến nay khách du lịch quốc tế vào Hà Nội trong các tháng gần như bằng nhau. Trong 2 tháng đầu năm 2005, lượng khách quốc tế đến Hà Nội vẫn tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng cao, tăng 35% so với năm trước. Vào thời điểm quý IV-2004, các khách sạn từ 3-5 sao ở Hà Nội đã phải từ chối 50% lượng khách đăng ký. - Đặc điểm về chi phí: Xét bảng mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách du lịch phân theo loại cơ sở lưu trú dưới đây phần nào hiểu hơn về giá cả dịch vụ tại các khách sạn. 6 Bảng 2: Chi tiêu bình quân 1 ngày khách du lịch trong nước phân theo loại cơ sở lưu trú B̀NH QUÂN CHUNG Khách sạn 1 sao Khách sạn 2 sao Khách sạn 3 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 5 sao Khách sạn chưa xếp sao Nhà nghỉ, nhà khách (Đơn vị: nghìn đồng) 2005 506,2 459,0 507,2 618,6 776,5 1.488,5 480,4 504,1 2007 550,8 491,7 611,2 747,8 928,7 1.794,5 458,2 434,7 2009 703,4 643,8 677,1 880,6 1.385,6 1.491,9 607,9 607,3 2010 977,7 832,4 971,3 1.205,6 1.717,2 1.827,2 872,6 861,9 2011 1.148,5 924,8 1.098,7 1.477,7 1.718,0 2.918,4 993,8 867,4 Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Nhìn chung mức chi tiêu bình quân của khách du lịch cho các cơ sở lưu trú trong nước nói chung tăng qua các năm, tỉ lệ tăng thay đổi theo các năm và tùy theo xếp hạng sao của từng khách sạn. Từ 2010 -2011 chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch ở khách sạn 4sao tăng 0,047%, khách sạn 5 sao là 0,16% . Từ đó thấy được giá cả dịch vụ các khách sạn cao cấp tăng qua các năm từ 2007 đến 2011. Nhưng ở khách sạn Công Đoàn hàng năm đón khoảng 45% tỷ lệ khách quốc tế đến lưu trú, mức giao động khoảng 65 USD (năm 2012). Năm 2008: số phòng trung bình khách sạn 5 sao ở Hà Nội là 154 USD với công suất sử dụng phòng trung bình 65% thì đến quý I 2009 còn 139USD ( giảm 14% so với cùng kỳ 2008) với công suất sử dụng phòng trung bình 52%. Giá dịch vụ khách sạn này có xu hướng giảm dần . Chi phí tiền lương cho người lao động và cán bộ, nhân viên chiếm tỉ trọng lớn nhất. Tiêu biểu khách sạn Silk Path có những chương trình đào tạo nhân viên thường xuyên để giúp cho nhân viên hiểu hơn về văn hóa, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng giao tiếp tiếng Anh để chăm sóc khách hàng tốt nhất dựa trên nền văn hóa của họ. Ngoài ra còn thêm các chi phí về công nghệ, máy móc thiết bị trong khách sạn. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung dịch vụ lưu trú của các khách sạn cao cấp tại Hà Nội. 2.2.2.1. Giá cả của hàng hóa dịch vụ cung ứng 7 Trong 5 năm qua, giá phòng trung bình ở khách sạn cao cấp tại địa bàn Hà Nội cũng có sự thay đổi. Biều đồ 1: Tình hình hoạt động, Qúy 1/2015. Từ biểu đồ, ta thấy mức giá trung bình Q1/2014 vào khoảng trên 1,600,000 VND/phòng/đêm với mức công suất sử dụng phòng khoảng 60% thì tới Q1/2015 mức giá này đã tăng lên gần 1,800,000 VND/phòng/đêm với mức công suất sử dụng phòng tăng nhẹ. Trong Q1/2015, giá thuê phòng bình quân tăng 5% theo quý và 4% theo năm. Giá thuê ở tất cả các phân khúc đều tăng. Còn công suất thuê thì tăng 3% theo năm.. Theo Savils trong tháng 3, khách sạn Lotte đã được công nhận là khách sạn 5 sao. Như vậy, tổng nguồn cung trên thị trường đạt 8960 phòng từ 64 khách sạn 3 sao đến 5 sao, tăng 4% theo quý và 10% theo năm. Đồng thời từ Q2/2015 sẽ có 30 khách sạn gia nhập thị trường làm nguồn cung tăng lên khoảng 5000 phòng. Từ đó, có thể thấy giá cả tăng lên làm nguồn cung (số phòng) đã tăng lên. 2.2.2.2. Các chính sách của Chính Phủ Việc đưa ra các chính sách như chính sách thuế nhà đất, chính sách về thị thực, thủ tục xuất nhập cảnh, hộ trỡ xúc tiến quảng bá của Nhà nước cũng góp phần đáng kể trong việc kinh doanh khách sạn. Hiện nay, các chính sách này được xem là điểm thuận lợi đối với ngành du lịch. Một số chính sách gần đây nhất có thể kể đến như: 8 - Từ ngày 1/7/2015, Việt Nam miễn visa đơn phương cho du khách 5 nước Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha. Như vậy, hiên nay Việt Nam đang miễn visa đơn phương cho 13 nước và miễn song phương với 9 nước ASEAN. Điều này tạo động lực cho khách du lịch từ các nước này sang du lịch tại nước ta. Nguồn cầu tăng tạo động lực nguồn cung tăng. - Chính phủ đồng ý về kinh phí triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch và Chương trình xúc tiến Du lịch quốc gia năm 2015. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương rà soát các quy định về giao đất, thuế sử dụng đất để kiến nghị sửa đổi nhằm giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích cho không gian cảnh quan.Các chính sách này sẽ tạo điều kiện cho du lịch được phát triển, tạo điều kiện về việc cắt giảm chi phí đầu tư xây dựng các khách sạn mới. Biều đồ 2: Nguồn cung tương lai, từ 2015 trở đi Từ biểu đồ trên có thể thấy nguồn cung trong tương lai sẽ không ngừng tăng lên. Nhất là sau năm 2016, mức cung tương lai có thể đạt trên 4000 phòng. Nhờ những định hướng, chính sách thúc đẩy du lịch, hỗ trợ các doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ khách sạn cao cấp… thì du lịch không ngừng phát triển. Đó chính là một nhân tố không kém phần quan trọng đóng góp làm cung du lịch nói chung và cung dịch vụ lưu trú khách sạn phát triển 2.2.2.3. Chi phí sản xuất, kinh doanh 9 Trong nền kinh tế thị trường hiên nay các doanh nghiệp phải sử dụng triệt để cơ sở vật chất kĩ thuật, không ngừng mở rộng kinh doanh, giảm lao động dư thừa, áp dụng công nghệ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Chi phí phòng: Thành phần 3 sao Số lượng 4 sao 5 sao 9 16 12 Cơ cấu doanh thu phòng/ tổng số phòng 68,24% 63,19% 63,44% Cơ cấu chi phí phòng/ tổng chi phí 19,38% 20,48% 18,04% Cơ cấu chi phí điện, nước/tổng chi phí 6,51% 6,78% 5,88% Cơ cấu chi phí bán hàng, quảng cáo/ tổng chi phí 2,51% 2,93% 4,96% (Theo Vietnam hospitality Industry Report 2008) Tỉ trọng doanh thu phòng chiếm từ 63&-68% tổng doanh thu và chi phí phòng/tổng chi phí chỉ chiếm 19%-21%. Vì thế lợi nhuận mang lại từ phòng rất nhiều. Muốn nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí cần phải đầu tư hơn nữa vào công nghệ, internet sẽ giúp giảm chi phí về nhân lực, thời gian cho các doanh nghiệp khách sạn rất nhiều. Từ đó nâng cao chất lượng và nguồn cung được đảm bảo. - Chi phí khác: • Chi phí điện, nước: chiếm tới 5%-7% trên tổng chi phí, mặc dù không chiếm tỉ trọng nhiều nhưng doanh nghiệp muốn tối đa hóa lơi nhuận cần giảm chi phí nhiều khoản càng nhiều càng tốt. Do đó chi phí điện nước cũng cần cắt giảm: sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trời…. • Chi phí quảng cáo: khách sạn 3 sao dành cho chi phí quảng cáo ít hơn so với các khách sạn 5 sao. Quảng cáo giúp cho hình ảnh của công ty tới với KH nhiều hơn,tuy nhiên cũng cần phải biết cách quảng cáo hợp lí, tránh tràn lan gây lãng phí. 2.2.2.4. Cạnh tranh: Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên điều kiên kinh doanh ngày càng khó khăn và khốc liệt hơn. 10 Biểu đồ 3: số khách quốc tế đến Hà Nội 2005-2013. Biểu đồ 4: số lượng khách sạn ( 1-5 sao) và số phòng tại Hà Nội 2002-2010 Nguồn: Phòng du lịch và khách sạn Hà Nội Mặc dù số khách du lịch tới Hà Nội ngày càng tăng và số lượng khách sạn tăng lên sẽ chịu sự cạnh tranh bởi: + Các đối thủ quốc tế: Năm 2013 Hà Nội có 8.533 phòng khách sạn từ 3 sao đến 5 sao tập trung chủ yếu ở Hoàn Kiếm, Ba Đình. Tuy nhiên ở các khu vực này lại có sự cạnh tranh các khách sạn nổi tiếng thế giới như Sofitel, Metropole, Hilton. Với việc các tập đoàn JW Marriott, InterContinental Landmark, Lotte... đã đến Hà Nội kinh doanh khách sạn thì thị trường này sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn.. Vì thế sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự cạnh tranh cũng như nguồn cung của các doanh nghiệp trong nước. 11 + Các doanh nghiệp khách sạn cạnh tranh với nhau. Bảng 4: Số khách sạn 3 sao- 5 sao và số phòng ở 1 số tỉnh trong cả nước năm 2014 Số khách sạn Hà Nội Đà Nẵng Huế Cả nước 127 114 33 686 12.583 3.195 ----- Số lượng phòng 11.993 Tổng cục thống kê, tổng cục du lịch hà nội Hà Nội và Đà Nẵng có nhiều khu du lịch, ẩm thực, phong cảnh đẹp chính điều này đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến. Hơn nữa hiện tại Đà Nẵng đang trên đà phát triển điều này sẽ là 1 nhân tố thúc đẩy cạnh tranh với du lịch Hà Nội. Theo Savills Việt Nam từ 2012-2015 Hà Nội sẽ có 43 dự án khách sạn ( trong đó 24 dự án cung cấp thị trường 6.600 phòng, các quận nội thành sẽ cung cấp chủ yếu khách sạn 3 sao và 4 sao). Mà từ cuối năm 2011 doanh thu phòng trên địa bàn đã bắt đầu giảm do nhiều dự án tăng lên sẽ làm cho: + Cho nguồn cung tăng lên, áp lực lên các khách sạn phải giảm giá để cạnh tranh và điều nãy sẽ kích thích cung khách hàng tăng lên, nhất là vào mùa cao điểm. + Đối với khách lưu trú sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và được phục vụ tốt hơn. Đây chính là động lực thúc đẩy thị trường du lịch phát triển theo hướng tích cực. Với số lượng tham gia cạnh tranh đông như vậy cùng tình trạng mất cân đối trong quan hệ cung cầu dẫn dến các doanh nghiệp khách sạn hạ giá thấp để cạnh tranh hút khách, giảm hiệu quả của khách sạn trên địa bàn hà nội nói chung. Khi có nhiều khách sạn du khách sẽ có nhiều sự lựa chon về giá cả cũng như chất lượng. Hiện có hơn 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm.Thêm nữa, các chuyên gia cho rằng việc TripAdvisor vừa công bố danh sách 10 thành phố hấp dẫn du khách nhất thế giới năm 2014, trong đó có Hà Nội, sẽ có tác động lớn đối với việc thu hút du khách quốc tế đến Hà Nội trong tương lai. Việc Hà Nội có thêm nhiều khách sạn là cách chuẩn bị tốt để đón cơ hội này 12 2.3. Đánh giá chung về thực trang cung dịch vụ lưu trú của các khách sạn cao cấp tại Hà Nội. 2.3.1. Ưu điểm - Nhờ những tiềm năng về kinh tế và du lịch nên hoạt động kinh doanh khách sạn tại Hà Nội ngày càng thu hút được nhiều đầu tư. Cùng với đó là sự phát triển về khoa học công nghệ và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao nên làm cho chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất của cung dịch vụ lưu trú tại Hà Nội ngày càng cao. - Cung dịch vụ lưu trú tại Hà Nội rất đa dạng, từ đa dạng về loại hạng, loại hình đến đa dạng về địa điểm, giá cả... nên đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu ngày càng cao của KH. - Ngoài các phương thức quảng cáo trên tivi, internet, tạp chí..., nhiều khách sạn hiện nay đã có chiến lược liên kết khá tốt với các công ty du lịch và vận tải để giới thiệu khách sạn của mình tới khách hàng để xúc tiến cung dịch vụ và đồng thời cũng tạo sự thuận tiện cho khách hàng. - Tại nhiều khách sạn ngoài những dịch vụ tiện ích thường thấy như dịch vụ đưa đón sân bay, nhà hàng, quầy bar, khu spa, phòng tập thể dục, bể bơi thì còn đầu tư mở rộng thêm các dịch vụ khác như phòng karaoke, phòng chiếu phim, trung tâm thương vụ, quầy lưu niệm, quầy thu đổi ngoại tệ, dịch vụ gia hạn Visa, quầy tour... để phục vụ KH tốt nhất. 2.3.2. Hạn chế - Tình trạng sụt giảm khách du lịch ở Hà Nội những năm gần đây một phần là do giá tour, giá khách sạn tăng cao, công tác dự báo, quảng bá kém. Nếu như trong quý 4 năm 2009, giá thuê khách sạn 5 sao Hà Nội chỉ còn đạt trung bình 125 USD mỗi phòng một đêm. Trái lại, giá thuê trung bình của khách sạn 4 và 3 sao tăng, đạt lần lượt 75 USD và 41,4 USD mỗi đêm. - Tình trạng “taxi dù” đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của du lịch Hà Nội với những người khách nước ngoài. Các xe taxi chính hãng, họ thường hoạt động bắt khách một cách rất chụp giật với giá cả tùy tiện. Điều này đã tạo nên sự phản cảm đầu tiên khi du khách đặt chân tới Việt Nam đã làm giảm đi sự thân thiện của họ. - Các yếu tố về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên, chất lượng phục vụ….cũng tác động mạnh mẽ đến cầu dịch vụ lưu trú. Thái độ phục vụ của một số khách sạn cao cấp 13 vẫn chưa được hoàn thiện. Tuy có qua đào tạo nhưng vẫn còn mắc một số sai sót trong khâu tổ chức và tiếp đón khách. - Ở một số khách sạn cao cấp tại địa bàn quận vẫn chưa đa dạng hóa các loại phòng cho thuê. Hoặc, có nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: ở Melia phòng họp có sức chứa khoảng 50 người nhưng có khi nhu cầu của khách đòi hỏi cao hơn. - Các khách sạn cao cấp thường ít có chiến dịch quảng cáo trên truyền hình hay truyền thông mà hầu như chỉ quảng cáo trên chính website của mình. Chính vì thế, tại Hoàn Kiếm các khách sạn cao cấp Paradise, Serenade…ít cạnh tranh được với các khách sạn có tầm cỡ quốc tế trong địa bàn như: Melia, Metropole, Hilton .., hầu như chỉ được biết đến bằng cách truyền miệng. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao cung DVLT tại địa bàn HN trong những năm tới 3.1. Xu hướng phát triển trong thời gian tới 14 - Xây dựng khách sạn mang tầm vóc và được quản lý bởi các công ty quốc tế. Bởi các khách sạn danh tiếng đều được quản lý dựa trên những tiêu chí cao nhằm đạt được sự đồng bộ, giúp các vị khách trở nên quen thuộc với môi trường và dịch vụ, dần dần họ sẽ có cảm giác tới một nơi có uy tín và không gặp bất cứ sự cố ngoài ý muốn nào. - Không chỉ nhìn vào các dịch vụ cơ bản gắn liền với phòng nghỉ, mà còn mở rọng định nghĩa về dịch vụ, nhằm kết hợp mọi tiện nghi khác nhau để giữ chân khách. Các khách sạn tiếng tăm cũng tạo ra những phong cách sống nhất định, khiến các vị khách cảm thấy thuộc về nơi đó và luôn được tận hưởng. Điều đó giúp hình thành hình ảnh một thương hiệu tốt trên thị trường và xây dựng thiện chí trong giới khách - Phát triển bền vững văn hóa, cảnh quan môi trường, tạo ra những sản phẩm đặc thù, độc đáo mang bản sắc dân tộc, không ngừng phát triển, gia tăng nguồn khách trong nước và quốc tế; cải tiến chất lượng dịch vụ cả về cơ cấu lẫn số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của khách hàng. 3.2. Các giải pháp nâng cao cung DVLT tại HN 3.2.1. Giải pháp vĩ mô - Tăng cường công tác quản lý của thành phố trong lĩnh vực du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng: tạo môi trường pháp lý thuận lợi, phát triển nhanh cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch, chính sách quản lý giá và chính sách đào tạo nhân lực ngành khách sạn hợp lý… - Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo thông tin về du lịch và hệ thống khách sạn Việt Nam trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế. - Mở rộng nâng cao các dịch vụ bổ xung để thu hút và giữ chân khách du lịch như: khu vui chơi mạo hiểm, vũ trường, massage, thể dục thể thao, bể bơi… 3.2.2 Giải pháp vi mô - Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn. - Nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn. - Đa dạng hóa các loại hình phòng cho thuê. - Tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm dịch vụ. - Xây dựng hệ thống quản trị tổng hợp và quản trị chất lượng phù hợp. 15 Kết luận 16 Du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào phần lớn ngân sách của nhà nước vì chính đặc thù của ngành: vốn bỏ ra ít mà có thể thu lợi nhiều lần. Chính vì thế nghiên cứu và phát triển du lịch sẽ làm cho nên kinh tế nước ta lớn mạnh thêm. Chúng ta phải nghiên cứu phát triển từ các dịch vụ, các đặc điểm của ngành du lịch. Hy vọng, qua bài nghiên cứu cung dịch vụ lưu trú trên địa bàn Hà Nọi và các giải pháp mà nhóm đưa ra sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn sâu sắc , toàn diện và có những giảia pháp tốt nhất để phát triển ngành du lịch đi lên và trở thành kinh tế chính của nước ta trong thời gian tới Tài liệu tham khảo. 17 1- Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2008), giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại Học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 2- Hiep Nguyen (2013). Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại Hà Nội. Trên Dokovn. Truy cập ngày 18/9/2015. 3- Luật Du lịch (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4- Hồng Nhung (2015). Hội thảo sử dụng hàng Việt Nam trong cơ sở lưu trú du lịch. Trên Tổng cục Du lịch. Truy cập ngày 19/9/2015. 5- Vân Oanh (2014). Hà Nội: ngành khách sạn kỳ vọng tương lai. Trên Thời báo kinh tế Sài Gòn Online. Truy cập ngày 18/9/2015. 6- HNMO (2013). Hà Nội: Thị phần khách sạn 5 sao sẽ chiếm áp đảo. Trên Tổng cục du lịch. Truy cập ngày 18/9/2015. 7- Theo lao động (2005). Hà Nội thiếu khách sạn mùa du lịch cao điểm. Trên Việt Báo. Truy cập ngày 19/9/2015. 8- Số liệu thống kê cơ sở lưu trú (2014). Trên trang tổng cục du lịch. Truy cập ngày 18/9,2015 9- Tổng cục thống kê về chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch trong nước phân theo loại cơ sở lưu trú (2014). Trên trang tổng cục thống kê. Truy cập ngày 19/9/20105. 10- Hệ thống khách sạn tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội (2012). Trên trang của đài tiếng nói Việt Nam VOV5. Truy cập 19/9/2015. 18 [...]...Biểu đồ 3: số khách quốc tế đến Hà Nội 2005-2013 Biểu đồ 4: số lượng khách sạn ( 1-5 sao) và số phòng tại Hà Nội 2002-2010 Nguồn: Phòng du lịch và khách sạn Hà Nội Mặc dù số khách du lịch tới Hà Nội ngày càng tăng và số lượng khách sạn tăng lên sẽ chịu sự cạnh tranh bởi: + Các đối thủ quốc tế: Năm 2013 Hà Nội có 8.533 phòng khách sạn từ 3 sao đến 5 sao tập trung chủ yếu ở Hoàn Kiếm,... thiệu khách sạn của mình tới khách hàng để xúc tiến cung dịch vụ và đồng thời cũng tạo sự thuận tiện cho khách hàng - Tại nhiều khách sạn ngoài những dịch vụ tiện ích thường thấy như dịch vụ đưa đón sân bay, nhà hàng, quầy bar, khu spa, phòng tập thể dục, bể bơi thì còn đầu tư mở rộng thêm các dịch vụ khác như phòng karaoke, phòng chiếu phim, trung tâm thương vụ, quầy lưu niệm, quầy thu đổi ngoại tệ, dịch. .. được nâng cao nên làm cho chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất của cung dịch vụ lưu trú tại Hà Nội ngày càng cao - Cung dịch vụ lưu trú tại Hà Nội rất đa dạng, từ đa dạng về loại hạng, loại hình đến đa dạng về địa điểm, giá cả nên đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu ngày càng cao của KH - Ngoài các phương thức quảng cáo trên tivi, internet, tạp chí , nhiều khách sạn hiện nay đã có chiến lược liên kết... Nội trong tương lai Việc Hà Nội có thêm nhiều khách sạn là cách chuẩn bị tốt để đón cơ hội này 12 2.3 Đánh giá chung về thực trang cung dịch vụ lưu trú của các khách sạn cao cấp tại Hà Nội 2.3.1 Ưu điểm - Nhờ những tiềm năng về kinh tế và du lịch nên hoạt động kinh doanh khách sạn tại Hà Nội ngày càng thu hút được nhiều đầu tư Cùng với đó là sự phát triển về khoa học công nghệ và trình độ chuyên môn... lịch Hà Nội Theo Savills Việt Nam từ 2012-2015 Hà Nội sẽ có 43 dự án khách sạn ( trong đó 24 dự án cung cấp thị trường 6.600 phòng, các quận nội thành sẽ cung cấp chủ yếu khách sạn 3 sao và 4 sao) Mà từ cuối năm 2011 doanh thu phòng trên địa bàn đã bắt đầu giảm do nhiều dự án tăng lên sẽ làm cho: + Cho nguồn cung tăng lên, áp lực lên các khách sạn phải giảm giá để cạnh tranh và điều nãy sẽ kích thích cung. .. NXB Đại Học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2- Hiep Nguyen (2013) Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại Hà Nội Trên Dokovn Truy cập ngày 18/9/2015 3- Luật Du lịch (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4- Hồng Nhung (2015) Hội thảo sử dụng hàng Việt Nam trong cơ sở lưu trú du lịch Trên Tổng cục Du lịch Truy cập ngày 19/9/2015 5- Vân Oanh (2014) Hà Nội: ngành khách sạn kỳ vọng tương lai Trên Thời... đổi ngoại tệ, dịch vụ gia hạn Visa, quầy tour để phục vụ KH tốt nhất 2.3.2 Hạn chế - Tình trạng sụt giảm khách du lịch ở Hà Nội những năm gần đây một phần là do giá tour, giá khách sạn tăng cao, công tác dự báo, quảng bá kém Nếu như trong quý 4 năm 2009, giá thuê khách sạn 5 sao Hà Nội chỉ còn đạt trung bình 125 USD mỗi phòng một đêm Trái lại, giá thuê trung bình của khách sạn 4 và 3 sao tăng, đạt lần... (2013) Hà Nội: Thị phần khách sạn 5 sao sẽ chiếm áp đảo Trên Tổng cục du lịch Truy cập ngày 18/9/2015 7- Theo lao động (2005) Hà Nội thiếu khách sạn mùa du lịch cao điểm Trên Việt Báo Truy cập ngày 19/9/2015 8- Số liệu thống kê cơ sở lưu trú (2014) Trên trang tổng cục du lịch Truy cập ngày 18/9,2015 9- Tổng cục thống kê về chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch trong nước phân theo loại cơ sở lưu trú. .. hà nội nói chung Khi có nhiều khách sạn du khách sẽ có nhiều sự lựa chon về giá cả cũng như chất lượng Hiện có hơn 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm.Thêm nữa, các chuyên gia cho rằng việc TripAdvisor vừa công bố danh sách 10 thành phố hấp dẫn du khách nhất thế giới năm 2014, trong đó có Hà Nội, sẽ có tác động lớn đối với việc thu hút du khách quốc tế đến Hà Nội trong tương lai Việc Hà. .. ảnh của du lịch Hà Nội với những người khách nước ngoài Các xe taxi chính hãng, họ thường hoạt động bắt khách một cách rất chụp giật với giá cả tùy tiện Điều này đã tạo nên sự phản cảm đầu tiên khi du khách đặt chân tới Việt Nam đã làm giảm đi sự thân thiện của họ - Các yếu tố về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên, chất lượng phục vụ .cũng tác động mạnh mẽ đến cầu dịch vụ lưu trú Thái độ phục vụ ... 2009 2010 10.406 14,6 202.776 13,7 11. 467 10,2 216.675 6,9 12.352 7,7 237 .111 9,4 59,9 56,9 58,3 2 011 2012 59,7 58,8 Tính đến T6/2014 13.756 15.381 15.998 11, 4 11, 8 256.739 277.661 331.538 8,3... 2007 550,8 491,7 611, 2 747,8 928,7 1.794,5 458,2 434,7 2009 703,4 643,8 677,1 880,6 1.385,6 1.491,9 607,9 607,3 2010 977,7 832,4 971,3 1.205,6 1.717,2 1.827,2 872,6 861,9 2 011 1.148,5 924,8 1.098,7... khách sạn Từ 2010 -2 011 chi tiêu bình quân ngày khách du lịch khách sạn 4sao tăng 0,047%, khách sạn 0,16% Từ thấy giá dịch vụ khách sạn cao cấp tăng qua năm từ 2007 đến 2 011 Nhưng khách sạn Công

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương I: Một số lý luận cơ bản về cung dịch vụ lưu trú

  • 1.1. Khái niệm

  • Chương II: Thực trạng cung dịch vụ lưu trú ở hệ thống khách sạn 3-5 sao tại HN trong 5 năm gần đây

    • 2.1. Giới thiệu chung về hệ thống khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội.

      • Đó là: Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi vươn cao lên 20 tầng trên thành phố, Sofitel Plaza nhìn ra quang cảnh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch và Sông Hồng. Tọa lạc gần trung tâm thành phố và nhiều điểm tham quan văn hóa, du khách có thể dễ dàng khám phá Phố Cổ sôi động hoặc dạo bước dọc theo các bờ hồ xinh đẹp. Khách sạn cung cấp Wi-Fi miễn phí, spa đủ dịch vụ và hồ bơi nước nóng trong nhà mở cửa quanh năm với mái che có thể thu vào. Khách sạn Paradise: Nằm trong khu phố cổ và trung tâm thương mại bận rộn và nhộn nhịp, gần Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng và cổ kính. Khách sạn Paradise là một trong những khách sạn ba sao mới khai trương hiện đại nhất tại Hà Nội. Khách sạn Serenade: Nằm trên phố Hàng Đào, trung tâm buôn bán lâu đời sầm uất nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khách sạn Serenade một khách sạn 3 sao với kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách phố cổ Hà Nội. Khách sạn Hilton Hanoi Opera: số 1 Lê Thánh Tông, Khách sạn Meliá Hà Nội: 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội: 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm….

      • 2.2. Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng tới cung dịch vụ lưu trú ở hệ thống khách sạn 3-5 sao tại HN trong 5 năm gần đây.

        • 2.2.1. Đặc điểm cung dịch vụ lưu trú ở hệ thông khách sạn 3-5 sao tại HN trong 5 năm gần đây.

        • 2.3. Đánh giá chung về thực trang cung dịch vụ lưu trú của các khách sạn cao cấp tại Hà Nội.

          • 2.3.1. Ưu điểm

          • 2.3.2. Hạn chế

          • 3.2.2 Giải pháp vi mô

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan