NGHIÊN CỨU LIỀU LƯỢNG, THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG CÁC HÓA CHẤT
GÂY CHÍN GLYPHOSATE VÀ ETHREL CHO MÍA ĐẦU VỤ ÉP
ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây mía là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở các tỉnh
Nam bộ nước ta, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây mía phát triển, nhưng
mía thu hoạch ở đầu vụ (từ tháng 9 đến tháng 10) có chữ đường khá thấp, không thuận
lợi cho chế biến đường (tỷ lệ thu hồi 12 - 14 mía/đường). Nguyên nhân cơ bản là do
thời gian này trùng với cuối mùa mưa, lượng mưa còn khá lớn (giao động từ 150 - 300
mm/tháng), không thuận lợi cho quá trình chín của mía. Mặt khác, cơ cấu giống mía
chín rải vụ ở nhiều vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến; chế độ bón phân và
các biện pháp canh tác khác chưa hợp lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng mía
thu hoạch đầu vụ ép. Việc tác động cho mía chín sớm sẽ góp phần kéo dài thời gian
hoạt động của các nhà máy chế biến. Mía có chất lượng tốt, hiệu suất thu hồi đường
cao hơn, chi phí vận chuyển và chế biến giảm.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất gây chín là một yêu cầu cấp thiết,
nhằm kích thích quá trình chín và tăng chất lượng mía đầu vụ ép, góp phần nâng cao
hiệu quả quá trình sản xuất mía và chế biến đường.
Để giải quyết những nhu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu liều lượng, thời điểm áp dụng các hóa chất gây chín Glyphosate và Ethrel cho mía
đầu vụ ép"
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
- Giống mía chín sớm: VN84-4137
- Đất thí nghiệm: Đất xám bạc màu Bình Dương (Haplic Acrisols)
- Hóa chất gây chín: Glyphosate (Lyphoxim 41SL); Ethrel (48% a.i.)
2. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo nghiệm trên mía tơ vụ trồng cuối mưa năm 2005. Khảo nghiệm bao gồm
5 công thức, bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần lặp lại, diện tích ô 60 m2 . Sử
dụng các hóa chất Glyphosate với liều lượng 0,30; 0,60 kg a.i./ha và Ethrel với liều
lượng 0,96; 1,44kg a.i./ha phun cho mía và đối chứng phun nước lã.
- Thời gian xử lý: 28/08/2006.
- Chỉ tiêu theo dõi: sự biến đổi màu sắc lá, đánh giá chất lượng mía (Bx%;
Pol%; F%; Rs%; AP% và CCS%) vào các thời điểm: sau khi phun 2; 4; 6 và 8 tuần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Sự biến đổi hình thái
Quan sát màu sắc của lá mía sau khi xử lý hóa chất nhằm đánh giá bằng cảm
quan sự chín của mía. Kết quả theo dõi như sau:
175
Bảng 1. Màu sắc lá mía trước và sau khi xử lý
Nội dung công thức
Màu sắc lá mía tại thời điểm lấy mẫu (sau khi xử lý)
0 tuần
2 tuần
4 tuần
6 tuần
8 tuần
Đối chứng (phun nước lã)
XN
XN
VN
VN
VN
Glyphosate 0,3 kg a.i./ha
XN
VN
V
VS
NV; lá, ngọn khô
nhiều
Glyphosate 0,6 kg a.i./ha
XN
V
VS
NV-lá
khô
NV; lá, ngọn khô
rất nhiều
Ethrel 0,96 kg a.i./ha
XN
XN-VN
VN
V
VS; lá khô rải rác
NV; lá, ngọn khô
rải rác
Ghi chú: XN: xanh nhạt; VN: vàng nhạt; V: vàng; VS: vàng sẫm; NV: nâu vàng
Ethrel 1,44 kg a.i./ha
XN
VN
V
VS-NV
Sau khi xử lý hóa chất gây chín, màu sắc lá có sự biến đổi nhanh chóng so với
công thức không sử lý (phun nước lã). Tùy từng loại hóa chất, khi nồng độ phun tăng
lên, màu sắc lá biến đổi nhanh hơn. Trong 2 loại hóa chất đã xử lý, glyphosate có sự
biến đổi màu sắc lá từ xanh nhạt sang vàng và nâu vàng nhanh hơn Ethrel. Qua đánh giá
về sự biến đổi màu sắc, có thể xác định mía chín sau khi xử lý Glyphosate 4 tuần; và sau
khi xử lý Ethrel 4 - 6 tuần..
2. Sự biến đổi chất lượng
Đánh giá về chất lượng mía, ở công thức không xử lý hóa chất gây chín, hàm
lượng đường trong cây mía tăng theo thời gian và đạt cao nhất 8 tuần sau thời điểm
phun hóa chất chất gây chín ở các công thức khác.
Bảng 2. Ảnh hưởng của các liều lượng và thời điểm áp dụng Glyphosate và
Ethrel đến chất lượng và năng suất đường của mía đầu vụ ép
Nội dung công thức
CCS (%) tại thời điểm gian lấy mẫu (sau khi xử lý)
2 tuần
4 tuần
6 tuần
8 tuần
Đối chứng (phun nước lã)
12,74 ab
13,66 b
14,09 b
14,68 ab
Glyphosate 0,3 kg a.i./ha
14,20 a
16,76 a
15,32 a
15,23 a
Glyphosate 0,6 kg a.i./ha
14,13 a
15,30 a
14,33 b
13,76 bc
Ethrel 0,96 kg a.i./ha
11,27 b
13,39 b
12,92 c
12,30 d
Ethrel 1,44 kg a.i./ha
11,46 b
13,86 b
13,25 c
12,87 cd
6,27
3,18
2,83
4,65
CV%
Công thức phun Glyphosate 0,3 kg a.i./ha duy trì sự vượt trội chữ đường so với
đối chứng cho đến tuần thứ 8 sau phun; trong đó, sự khác biệt có ý nghĩa từ tuần thứ 2
đến tuần thứ 6 sau khi xử lý. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch thể hiện rõ nhất ở tuần lễ
thứ 4 sau phun (CCS tương ứng 16,76% so với đối chứng 13,66%; chênh lệch 3,1 CCS);
176
kế tiếp là tuần lễ thứ 2 sau phun (tương ứng 14,20% so với đối chứng 12,74%; chênh
lệch 1,46 CCS); và tiếp theo là tuần lễ thứ 6 sau phun (CCS tương ứng 15,32% so với
đối chứng 14,09%; chênh lệch 1,23 CCS).
Ở công thức phun Glyphosate 0,6 kg a.i./ha, chỉ duy trì chữ đường cao hơn đối
chứng đến tuần lễ 6 sau phun; tuy nhiên, mức chênh lệch rõ nhất thể hiện ở tuần lễ thứ 4
sau phun (tương ứng 15,30% so với đối chứng 13,66%; chênh lệch 1,64 CCS), kế tiếp là
tuần lễ thứ 2 sau phun (tương ứng 14,13% so với đối chứng 12,74%; chênh lệch 1,39
CCS).
2 công thức áp dụng phun Ethrel (liều lượng 0,96 và 1,44 kg a.i./ha) không thể
hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức xác xuất P0.05 về chữ đường so với đối chứng ở thời
điểm theo dõi sau phun 2 tuần và 4 tuần. Ở thời điểm 6-8 tuần sau khi phun, CCS thấp
hơn so với không phun và có sự khác biệt có ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Xử lý Glyphosate với liều lượng 0,3 kg a.i./ha vào thời điểm trước thu hoạch từ
2 - 6 tuần, làm tăng cao hàm lượng đường cho mía đầu vụ ép. Trong đó, thời điểm xử
lý tốt nhất là trước khi thu hoạch 4 tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Goanzales M. Y., Tianco A.P. (1978). Early and late season chemical ripening cane,
2.
3.
4.
5.
52nd Proc. So. Afr. Sug. Technol. Assoc..
Legendre B. L., Martin F.A. (1976). Specific cane ripening problems and chemical
ripener in Louisiana, Proc. Sugarcane ripener seminar 130-134 (Orlando,Florida).
Mohan N., Arulraj S. (1987). Sugarcane technology, Sugarcane Breeding Institute,
Coimbatore, India 641007.
Yang P.C., Ho F. W. (1978). Artificial ripening of sugarcane with chemiacal ripener
1977/78, Res. Rept. Taiwan Sug. Res. Inst., pp. 171-179.
Yang P.C., Ho F. W., Pao T. P. (1976). Artificial ripening of sugarcane with chemical
ripener 1975/76, Res. Rept. Taiwan Sug. Res. Inst., pp. 56-66.
EFFECT OF DOSAGES, USED TIME OF RIPENIG CHEMICALS ON
SUGARCANE QUALITY FOR EARLY PROCESSING SEASON
(Summary)
MSc. Le Van Su, MSc. Pham Van Tung
Sugar and Sugarcane Research and Development Center
Effect of dosages, used time of ripening chemicals on sugarcane quality for
early processing season was studied on Haplic Acrisols in Binh Duong Province. The
targets on green color and quality (Bx%; Pol%; F%; Rs%; AP% và CCS%) were
studied. The study result indicated that chemical treated formulars changed quick color
and quality. The dose of 0.3 kg a.i./ha in 4 weeks after treatment had highest CCS%.
Sugarcane should be harvested from 2 to 6 weeks after treatment.
177
... Sự biến đổi chất lượng Đánh giá chất lượng mía, công thức không xử lý hóa chất gây chín, hàm lượng đường mía tăng theo thời gian đạt cao tuần sau thời điểm phun hóa chất chất gây chín công thức... gây chín công thức khác Bảng Ảnh hưởng liều lượng thời điểm áp dụng Glyphosate Ethrel đến chất lượng suất đường mía đầu vụ ép Nội dung công thức CCS (%) thời điểm gian lấy mẫu (sau xử lý) tuần tuần... ý nghĩa KẾT LUẬN Xử lý Glyphosate với liều lượng 0,3 kg a.i./ha vào thời điểm trước thu hoạch từ - tuần, làm tăng cao hàm lượng đường cho mía đầu vụ ép Trong đó, thời điểm xử lý tốt trước thu