I-Mục đích yêu cầu :
Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Đó cũng là niềm vinh dự lớn lao nhất
của những người làm công tác giáo dục, vì vậy công tác giáo dục là công tác toàn diện, luôn
chăm lo toàn diện tới mọi thế hệ nhất là thế hệ trẻ để trở thành những người chủ tương lai cho
đất nước.
Do đó việc đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước không phải chỉ chú trọng vào một số đối tượng
nào đó trong một phạm vi nào đó mà cần phải giáo dục đồng bộ đều khắp mọi nơi, mọi lúc cho
tất cả mọi người, mọi học sinh. Bản thân tôi luôn ý thức rèn luyện, học tập, tìm tòi, suy nghĩ để
có những biện pháp tốt nhất nâng cao hiệu quả khi thực hiện các biện pháp đó. Người làm công
tác giáo dục nhất là người làm công tác chủ nhiệm là người điều hành mọi hoạt động của lớp,
để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong
việc giáo dục toàn diện theo yêu cầu của xã hội và của nhà trường đề ra.
II-Những biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm :
Để nâng cao công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động của lớp đạt kết quả cao thì trước hết
tập thể học sinh đồng nhất đoàn kết nhất trí, nhờ sự đoàn kết tốt mọi hoạt động của lớp sẽ tiến
triển tốt. Vì vậy muốn có tập thể như thế thì người giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò vô
cùng quan trọng đó là người dẫn đường chỉ lối cho tập thể lớp đi theo con đường đúng đích.
Nhưng trong tập thể này giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải nắm thật rõ tình hình chung của lớp
mình chủ nhiệm cụ thể cần nắm từng đối tượng, hoàn cảnh của từng em.
1.Tình hình chung của lớp :
-Tổng số học sinh : 40 em.
-Trong đó số học sinh Nam : 16 em.
Số học sinh Nữ : 24 em.
-Dân tộc Dao : 3 em.
-Dân tộc Tày – Nùng : 36 em.
-Dân tộc Kinh : 1 em.
-Con gia đình chính sách : 1 em.
*Chỉ tiêu đầu năm :
-Học sinh giỏi : 2 em.
-Học sinh khá : 5 em.
-Học sinh Trung Bình : 33 em.
*Thuận lợi :
-Bản thân tôi đã chủ nhiệm năm lớp 11 nên năm học này giữa giáo viên và học sinh đã phần
nào hiểu nhau.
-Đa số học sinh ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
-Học sinh trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp
-Giữa giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu luôn phối hợp chặt chẽ trong
công tác giáo dục.
*Khó khăn :
-Đa số học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xoá đói giảm nghèo.
-Nhà ở xa trường học.
-Một số học sinh thiếu thốn tình cảm ( chỉ ở với mẹ hoặc cha, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi,… )
2.Việc phân công cán sự lớp :
Cán sự lớp là bộ phận góp sức đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm, vì vậy cán sự lớp là nòng cốt
cho một tập thể vững mạnh. Do đó cán sự lớp cần phải có năng lực về mọi mặt và có uy tín với
tập thể, có lòng tin đối với giáo viên. Bước đầu xây dựng ban cán sự lớp phải dân chủ công
khai, từ ban cán sự này đưa thông tin hàng ngày hàng giờ tới giáo viên chủ nhiệm. Để đảm bảo
thông tin chính xác, đầy đủ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm xem xét, cân nhắc cẩn thận để
giải quyết cho thoả đáng.
*Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp :
-Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn bộ hoạt động học
tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được
giáo viên chủ nhiệm quyết định công nhận. Nhiệm kì của ban cán sự lớp là một năm.
-Nhiệm vụ của lớp trưởng : Lớp trưởng là người điều hành, quản lí toàn bộ các hoạt động của
lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể :
+Tổ chức, quản lí lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ giáo dục
và Đào tạo, sở GD& ĐT và Nhà trường.
+Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học
tập và sinh hoạt của Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở GD & ĐT và nhà trường. Xây dựng và thực
hiện nề nếp tự quản trong học sinh.
+Tổ chức, động viên giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời
sống.
+Chịu sự điều hành, quản lí trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm lớp.
+Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi
đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân học sinh trong lớp.
-Nhiệm vụ của các lớp phó :
+Đôn đốc học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
+Điểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời.
+Lập danh sách học sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo
viên chủ nhiệm.
+Tổ chức và quản lí học sinh thực hiện lao động và các hoạt động liên quan đến sinh họat đời
sống vật chất và tinh thần của lớp.
+Tổ chức thăm hỏi những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn...
-Nhiệm vụ của Bí thư Đoàn :
+Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển khai cho
Đoàn viên trong Chi Đoàn thực hiện đầy đủ.
+Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp...do huyện Đoàn và Đoàn trường phát động.
-Nhiệm vụ của ban cán sự bộ môn :
+Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn.
3.Đối với giáo viên chủ nhiệm :
Phải kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn dạy ở lớp mình để cùng kết hợp giáo dục học
sinh phù hợp với tập thể của mình đưa tập thể vào một quy mô rất quan trọng.Vậy bản thân tôi
khi vào đầu năm học đã cùng các giáo viên và tất cả các em đề ra phương pháp cụ thể và sát
thực.
4.Đối với lớp và từng học sinh :
Ngoan, đoàn kết có ý thức cho từng cá nhân tự giác tham gia tích cực vào công tác chủ nhiệm
để cùng giáo viên chủ nhiệm lớp thành một lớp tiên tiến về mọi mặt.
Ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên theo dõi sát sao và kiểm tra về mọi mặt của học sinh,
từng em học sinh phải tự giác học tập ở lớp cũng như ở nhà, trong lớp hăng hái phát biểu xây
dựng bài, chú ý nghe giảng, giữ gìn trật tự, học và làm bài nghiêm túc, đi học đều đúng giờ,
đến lớp mang đầy đủ dụng cụ học tập.
Là học sinh trong nhà trường phải tham gia lao động tích cực tự giác có nề nếp có kế hoạch
lao động phải có dụng cụ, có ý thức trong lao động, tôn trọng sản phẩm mình làm ra, bảo vệ
của công, của lớp, của trường một cách có ý thức và tự giác.
Tích cực rèn luyện thể dục thể thao, tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn, kính trọng lễ
phép với thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong trường, giúp đỡ người tàn tật, những người
gặp khó khăn.
Trong các buổi sinh hoạt luôn được nhắc nhở tuân thủ theo các nội quy của lớp, trường đề ra.
5.Xây dựng nề nếp của lớp :
Trong công tác chủ nhiệm lớp, tập thể học sinh đoàn kết là một biện pháp tốt, nhờ có sự đoàn
kết đó mọi hoạt động của lớp sẽ tiến triển. Vì vậy việc xây dựng tập thể lớp lành mạnh là điều
kiện chủ yếu nhất để xây dựng lớp thành tập thể học sinh tiên tiến.
Riêng người giáo viên chủ nhiệm tốt hoặc chỉ có tập thể học sinh đoàn kết cũng chưa đủ để
có tập thể lớp tiên tiến toàn diện được mà còn một phần là do những giáo viên bộ môn của lớp.
Tôi thấy giáo viên chủ nhiệm lớp muốn làm tốt công tác này thì phải kết hợp chặt chẽ với từng
giáo viên bộ môn của lớp mình phụ trách để nắm bắt ngay những mặt nào học sinh đi sai lệch
hướng, vì mỗi thầy giáo cô giáo là một phương pháp giáo dục, giáo viên chủ nhiệm biết áp
dụng những biện pháp đó vào thực tế lớp mình vì mỗi phương pháp giáo dục đều cung cấp kiến
thức, giáo dục đức tính nhất định cho học sinh để sau này những ngưòi học sinh đó là những
người làm chủ của tương lại của đất nước.
Vì vậy giáo viên chủ nhiệm dựa vào tập thể học sinh đoàn kết, kết hợp với các giáo viên bộ
môn giáo dục học sinh phù hợp với tập thể lớp mình, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học
sinh.
Mỗi học sinh đều muốn giáo viên giảng dạy những phương pháp phù hợp với tâm lí từng em,
từng lứa tuổi, đó là nền tảng để học sinh nhận thức về kiến thức và mọi mặt được tốt hơn. Với
những phương pháp giáo dục đồng bộ như vậy, học sinh nhận thức được những kiến thức ở
từng giáo viên như nhau và từ đó học sinh sẽ dần hình thành phong cách mẫu mực của những
người làm công tác giáo dục, qua đó học sinh không những tiếp nhận được văn hoá mà còn có
những chuẩn mực đạo đức phù hợp của người học sinh dưới mái trường.
Do đó người giáo viên chủ nhiệm vừa là người truyền thụ kiến thức vừa là người tuyên
truyền viên của lớp. Vì phương pháp giáo dục học sinh hiện nay là tập trung hướng vào học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Cho nên học sinh phải có động cơ học tập đúng đắn, trong lớp
chú ý nghe giảng, chủ động tiếp thu bài một cách năng động và tích cực. Khi làm bài kiểm tra
phải tự lập suy nghĩ không gian lận, trong giờ học muốn có ý kiến phải giơ tay, được sự đồng ý
của giáo viên mới được phép phát biểu hoặc ra ngoài. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, thầy cô giáo,
để nâng cao việc học tậo và rèn luyện của bản thân mình.
6.Phương pháp quản lí học sinh :
-Trước hết chúng ta hãy thương yêu học sinh, cố gắng để giúp học sinh vượt qua những biến
cố, những vấn đề đã xảy ra trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương tâm lí khó phai
mờ trong tâm hồn học sinh.
-Học sinh cá biệt thì cần được sự giúp đỡ trong học hành, lối sống.
-Giáo viên chủ nhiệm cần có nề nếp kỉ cương để học sinh tự nhận thức, tự khép mình trong
những nội quy, quy chế chặt chẽ nhưng luôn được dân chủ bàn bạc, trao đổi, thoả sức đóng
góp. Tuân theo tập thể và cống hiến cho tập thể, chính là một trong những chuẩn mực, điều
kiện để giáo dục học sinh. Trong trường cần có dân chủ với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau
thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông
suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò. Chúng ta phải cần hiểu dân chủ
trong trường học trước hết là do nhu cầu sống chính của nhà giáo, của học sinh và cha mẹ học
sinh.
-Tổ chức vận động các gia đình, các đoàn thể xã hội cùng phối hợp, thống nhất nội dung mục
đích, biện pháp giáo dục học sinh trong trường và cụm dân cư.
-Giáo dục trong tập thể và bàng tập thể lớp, trường, địa phương.
-Thuyết phục bằng lời lẽ có lí, có tình, bằng tình cảm và phép tắc tác động lên nhận thức và
tình cảm của học sinh như : trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc tốt.
-Đưa các em vào họat động tập thể thực tiễn như hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường,
vui chơi, tham quan, du lịch…qua đó hiểu thêm học sinh, gắn bó học sinh với tập thể, xoá đi
những thiếu sót.
-Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, tế nhị mà hiệu quả.
-Xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá thanh lịch, xây dựng tình yêu thương đoàn kết.
-Nhà trường, các đoàn thể, các ngành, các gia đình cùng tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.
-Đầu tư cho con em học tập, vui chơi thoả đáng.
-Không nên chỉ mời cha mẹ học sinh khi thấy cần thiết hay xảy ra sự cố trong trường học, lớp
học mà nên xem việc gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh là việc bình thường.
7.Xây dựng lớp tiên tiến là từng học sinh :
-Có ý thức tốt, để có được như vậy là nhờ sự giáo dục đồng bộ của cả ba môi trường : Nhà
trường, gia đình và xã hội. Vì cả ba môi trường này là yếu tố quyết định đến nhân cách từng
học sinh. Đối với người giáo viên việc dạy kiến thức văn hoá và việc rèn luyện nhân cách cho
từng em học sinh là phải có nghệ thuật sáng tạo.
-Đối với gia đình có ý thức thì từ đó các em sẽ có ý thức, mỗi em đều có ý thức thì lớp sẽ có nề
nếp chuẩn mực. Nếu được như vậy thì lớp sẽ trở thành một tập thể lớp tiên tiến và người giáo
viên chủ nhiệm lớp đã có thành công trong công tác chủ nhiệm.
8.Công tác lưu trữ hồ sơ sổ sách :
Để đảm bảo mọi kỉ cương hoạt động của lớp việc lưu trữ các văn bản của lớp là cả một quá
trình, thư từ trao đổi gữa gia đình và nhà trường là một việc rất cần thiết, việc làm này mang
tính khoa học giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi giám sát quá trình hình thành nhân cách của
học sinh, việc giáo viên chủ nhiệm sử dụng tốt sổ chủ nhiệm là tạo điều kiện để chỉ đạo tốt có
hiệu quả cao hơn.
III-Kết luận chung :
Qua một năm hoạt động với những biện pháp này tôi áp dụng vào việc giáo dục học sinh
hàng ngày ở lớp đã mang lại hiệu quả khá khả quan : Học sinh học tập tự giác, tập thể lớp đoàn
kết, mọi hoạt động có nề nếp, lao động tham đều có hiệu quả, có ý thức cao.
Số lượng học sinh khá, số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức, tự giác học tập, có
trách nhiệm trong các hoạt động tập thể được nâng lên đáng kể so với đầu năm.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ bé của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm lớp,theo khách
quan thì có thể chưa đạt được những kết quả mong muốn. Vì vậy bản thân tôi mong quý ban
góp ý thêm cho tôi cũng như nội dung sáng kiến kinh nghiệm này đầy đủ và có hiệu quả hơn.
Xác nhận của trường
Hiệu trưởng
........, ngày 20 tháng 5 năm 201
Người viết
... nếp chuẩn mực Nếu lớp trở thành tập thể lớp tiên tiến người giáo viên chủ nhiệm lớp có thành công công tác chủ nhiệm 8 .Công tác lưu trữ hồ sơ sổ sách : Để đảm bảo kỉ cương hoạt động lớp việc lưu... giáo viên tất em đề phương pháp cụ thể sát thực 4.Đối với lớp học sinh : Ngoan, đoàn kết có ý thức cho cá nhân tự giác tham gia tích cực vào công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm lớp thành... hàng ngày hàng tới giáo viên chủ nhiệm Để đảm bảo thông tin xác, đầy đủ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm xem xét, cân nhắc cẩn thận để giải cho thoả đáng *Phân công nhiệm vụ cho ban cán lớp :