1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hoá và hệ thống văn hoá

13 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 556,33 KB

Nội dung

Nguồn: Lý Tùng Hiếu (2012), “Văn hoá và hệ thống văn hoá”, Tạp chí Khoa học Văn hoá và Du lịch (Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật & Du lịch Sài Gòn), số 7 (61), tháng 11/2012, ISSN: 1859-3720, trang 19-28; http://vanhoahoc.hcmussh.edu.vn, 12/12/2012 -------oOo------- VĂN HOÁ VÀ HỆ THỐNG VĂN HOÁ GVC. TS. LÝ TÙNG HIẾU (Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM) Văn hoá là những hoạt động đã có từ xưa, ra đời cùng với con người. Nhưng các khái niệm văn hoá và hệ thống văn hoá thì luôn mới mẻ, vì mỗi thời, mỗi ngành, thậm chí mỗi người lại đem đến cho chúng những cách hiểu mới, định nghĩa mới. Có người chỉ thấy văn hoá như một tập hợp các lãnh vực hoạt động thực tiễn của cộng đồng người, có người lại khăng khăng rằng văn hoá luôn luôn là hệ thống, bao gồm những thành tố mà nội dung, tính chất phụ thuộc vào loại hình nông nghiệp hay du mục… Bài viết này không nhằm cung cấp định nghĩa mới cho các khái niệm trên, nhưng trình bày những cách tiếp cận khác đối với chúng, được phát triển và thể nghiệm trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn luận văn luận án của tác giả tại Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Văn hiến. 1. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ Từ khi trở thành thuật ngữ khoa học vào thế kỷ XIX, khái niệm “văn hoá” (culture) đã được các nhà dân tộc học, nhân học, ngôn ngữ học, văn hoá học… định nghĩa nhiều lần. Điểm tương đồng của nhiều định nghĩa trong số đó là dùng cách liệt kê những bộ phận, yếu tố hợp thành ngoại diên của khái niệm văn hoá. Chẳng hạn, trong ngành dân tộc học, Sir Edward Burnett Tylor (1832-1917), người sáng lập nhân học xã hội Anh, đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về văn hoá theo cách đó: “Văn hóa hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là cái toàn thể phức hợp bao 1 gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và các năng lực hoặc tập tục khác do con người thụ đắc với tư cách thành viên xã hội” (Primitive Culture, 1871, 1958: 1). Edward Sapir (1884-1939), một trong những người sáng lập chuyên ngành ngôn ngữ học nhân học, cũng đề cập đến văn hoá qua ngoại diên của nó: “Văn hoá, nghĩa là sự tập hợp những phong tục và tín ngưỡng có tính kế thừa trong xã hội, quy định các sinh hoạt của đời sống chúng ta” (Language: An introduction to the study of speech, 1921: 255). Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp tại Venise năm 1970 cũng xác định: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (Federico Mayor, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 11/1989: 5). Ở Việt Nam, vào năm 1942-1943, Hồ Chí Minh (1890-1969), danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam, cũng ghi lại trong tác phẩm Nhật ký trong tù một định nghĩa về văn hoá theo cách đó, nhưng chi tiết hơn nhiều: “Ý nghĩa của văn hoá: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (“Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, 1930-1945, 2000: 431). Những định nghĩa theo cách liệt kê như vậy làm cho người ta khó hình dung văn hoá như một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, những định nghĩa ấy đã giúp chỉ ra những biểu hiện cụ thể của một khái niệm quá rộng lớn và trừu tượng như văn hoá, và giúp cho nhân loại ngày càng hiểu về khái niệm văn hoá một cách chính xác hơn. Đó là khái niệm văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần có tính sáng tạo của con người, được con người lĩnh hội, kế thừa và tuân thủ trong sinh hoạt, giúp phân biệt con người với tự nhiên, và phân biệt tộc người này với tộc người khác, cộng đồng người này với cộng đồng người khác. 2. CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỐI VỚI VĂN HOÁ Nhiều định nghĩa về văn hoá, như các định nghĩa trên đây, không đề cập đến tính hệ thống của văn hoá. Điều đó có phải là do những người định nghĩa chưa được trang bị cái nhìn hệ thống? Cái nhìn này đã được ngôn ngữ học phương Tây đưa ra vào đầu thế kỷ XX với quyển giáo trình nổi tiếng của Ferdinand de Saussure (Cours de linguistique générale, “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, 1916), đến giữa thế kỷ XX thì được nhân học phương Tây mà tiên phong là Claude Lévi-Strauss vận dụng để nghiên cứu văn hoá các chủng tộc, các tộc người (Les structures élémentaires de la parenté, “Các cấu trúc sơ đẳng của thân tộc”, 1949). Khi văn hoá học ra đời, cách tiếp cận hệ thống được xem là yêu cầu tất yếu. Tiêu biểu là quan điểm của nhà nhân học Mỹ Leslie A. White, người đã đề xuất thuật ngữ “culturology”, và xác định văn hoá học như một lãnh vực khoa học nghiên cứu văn hoá với tư cách là những hệ thống văn hoá (The Evolution of Culture: The Development of Civilization to the Fall of Rome, “Sự tiến hoá của văn hoá: Sự phát triển của văn minh dẫn đến sự sụp đổ của La Mã”, 1959; The Concept of Cultural Systems: A Key to Understanding Tribes and Nations, “Khái niệm về các hệ thống văn hoá: Chìa khoá để nhận thức về các bộ lạc và các quốc gia”, 1975). Tương tự, Mario Bunge xác định văn hoá học là việc nghiên cứu các hệ thống văn hoá cụ thể trên các mặt xã hội học, kinh tế, chính trị và lịch sử (Social Science Under Debate, “Tranh luận trong khoa học xã hội”, 1998). Gần đây, Tạp chí Quốc tế Văn hoá học (International 2 Journal of Culturology), cơ quan đại diện cho mạng lưới trực tuyến của các học giả văn hoá học trên thế giới, cũng cho biết chỉ cho đăng những tiểu luận chấp nhận cách tiếp cận hệ thống và duy vật (systemic and materialist approach) đối với việc phân tích văn hoá, trong khi khuyến khích các lý thuyết khoa học và thử nghiệm (www.culturology.com, 2011). Nhưng thực tiễn văn hoá có phải luôn luôn là hệ thống, và do đó phải nhất thiết áp dụng cách tiếp cận hệ thống mọi lúc mọi nơi? Xin lấy một thí dụ. Chúng ta hãy thử hình dung quang cảnh một khu mỏ vàng mới mở ra ở miền Viễn Tây của Mỹ hay của Úc vào giữa thế kỷ XIX, hay ở vùng núi Quảng Nam của Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI. Trên những vùng đất đó, các nhóm lưu dân đồng hương tập hợp nhau dưới quyền chỉ huy của những tay anh chị dữ dằn, chiếm cứ một góc núi rừng, đào đãi ngày đêm, ra sức tranh đoạt của thiên nhiên và tranh đoạt của các nhóm đào đãi khác. Xung quanh các lán trại dã chiến của các nhóm là một mạng lưới dịch vụ mau chóng hình thành, để thu mua vàng thành phẩm, cung ứng hậu cần, cung cấp thêm nhân lực. Như vậy, trên vùng đất đó, một xã hội đã ra đời, và khi luật pháp chưa có mặt thì luật rừng là công cụ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm. Câu hỏi đặt ra là cái hỗn hợp văn hoá mạnh được yếu thua của họ đã có tính hệ thống, đã trở thành hệ thống hay chưa. Rõ ràng là cho dù rất “rừng rú”, những lề thói của hỗn hợp cư dân ấy vẫn là văn hoá, nhưng là một tập hợp văn hoá rời rạc chưa thẩm thấu vào nhau, chưa dung hợp với nhau; mỗi người, mỗi nhóm vẫn giữ lấy và sử dụng cái phần vốn văn hoá hình thành từ văn hoá quê hương và từ quá khứ học hành, mưu sinh của bản thân. Để cho cái tập hợp văn hoá của họ trở thành hệ thống, cần phải có thời gian, luật lệ và nhiều thứ khác. Trong thực tiễn văn hoá, có không ít những thí dụ tương tự như vậy. Điều đó cho thấy rằng văn hoá của nhân loại nói chung và của các cộng đồng người nói riêng không phải bao giờ cũng tự lập thành hệ thống mà đôi khi còn dừng lại ở dạng tập hợp nhiều bộ phận. Và đó có thể là lý do khiến nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động văn hoá rất uyên bác không đề cập đến tính hệ thống của văn hoá, chứ không phải là do họ có hay không có cái nhìn hệ thống. Cái nhìn hệ thống là cái nhìn có hiệu năng chứ không phải vạn năng. Phải tuỳ theo thực tiễn văn hoá mà vận dụng nó chứ không nên lạm dụng, nhìn vào bất cứ nơi đâu cũng thấy hiện lên hệ thống. Thật ra, để cho một tập hợp trở thành hệ thống, nó phải hội đủ một số điều kiện. Đó cũng chính là những tiêu chí cho phép chúng ta có thể nhận diện tính hệ thống của một tập hợp bất kỳ. Theo chúng tôi, có 4 tiêu chí sau đây: - Quan hệ tương tác giữa các yếu tố: Các yếu tố trong hệ thống có quan hệ tương tác lẫn nhau, chứ không tồn tại riêng lẻ. Có hai quan hệ tương tác chủ yếu: quan hệ tương sinh phối hợp - bổ sung, và quan hệ tương khắc - kềm chế - loại trừ. - Giá trị trong hệ thống của các yếu tố: Giá trị trong hệ thống của từng yếu tố hình thành từ quan hệ tương tác với các yếu tố khác, chứ không phải là giá trị tự thân của từng yếu tố. Vì vậy, giá trị trong hệ thống của từng yếu tố là giá trị tương đối. Giá trị tự thân của từng yếu tố là giá trị tuyệt đối. Giá trị trong hệ thống có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tự thân của từng yếu tố. - Giá trị của hệ thống: Giá trị của hệ thống hình thành từ quan hệ tương tác giữa các yếu tố, chứ không phải là tổng số giá trị tự thân của các yếu tố. Vì vậy, giá trị của hệ thống là giá trị tương đối. Tổng số giá trị tự thân của các yếu tố là giá trị tuyệt đối. Giá trị của hệ thống có thể cao hơn hoặc thấp hơn tổng số giá trị tự thân của các yếu tố. - Quan hệ giữa hệ thống với môi trường: Các yếu tố quan hệ với môi trường thông qua hệ thống, với tư cách thành viên của hệ thống, chứ không quan hệ riêng lẻ, trực tiếp với môi trường. Vì vậy, trong quan hệ với môi trường, hệ thống mạnh thì các yếu tố cũng mạnh 3 lên, ngay cả khi giá trị tự thân của chúng không cao. Hệ thống yếu thì các yếu tố cũng yếu đi, ngay cả khi giá trị tự thân của chúng rất cao. Khi đã hợp thành hệ thống, tính chất của hệ thống sẽ phụ thuộc vào 4 tiêu chí: - Quan hệ giữa các yếu tố: hệ thống có hay không có yếu tố đóng vai trò yếu tố trung tâm? - Tổ chức của yếu tố trung tâm: trung tâm của hệ thống là một yếu tố hay nhiều yếu tố? - Lực tác động đến quan hệ giữa các yếu tố: hệ thống có xu hướng hướng tâm, hướng nội hay ly tâm, hướng ngoại? - Quan hệ giữa hệ thống với môi trường: hệ thống có đặc tính đóng hay mở? Tiến hành phân loại hệ thống theo 4 tiêu chí nêu trên, chúng ta có 12 mô hình hệ thống như sau: - Hệ thống vô tâm, hướng nội, đóng. - Hệ thống vô tâm, hướng nội, mở. - Hệ thống vô tâm, hướng ngoại, đóng. - Hệ thống vô tâm, hướng ngoại, mở. - Hệ thống đơn tâm, hướng nội, đóng. - Hệ thống đơn tâm, hướng nội, mở. - Hệ thống đơn tâm, hướng ngoại, đóng. - Hệ thống đơn tâm, hướng ngoại, mở. - Hệ thống đa tâm, hướng nội, đóng. - Hệ thống đa tâm, hướng nội, mở. - Hệ thống đa tâm, hướng ngoại, đóng. - Hệ thống đa tâm, hướng ngoại, mở. Vậy, một tập hợp các yếu tố văn hoá sẽ trở thành một hệ thống văn hoá, khi các yếu tố của nó có quan hệ tương tác, chế ước lẫn nhau, và phối hợp với nhau tạo ra giá trị chung cho tập hợp. Và đó là trường hợp của các nền văn hoá quốc gia, văn hoá tộc người, văn hoá vùng, v.v. có lịch sử hình thành phát triển đủ lâu, tạo nên các đặc trưng chung, giá trị chung, truyền thống chung. Trong trường hợp các yếu tố văn hoá đã trở thành hệ thống như vậy, người ta có thể và cần phải vận dụng cách tiếp cận hệ thống để xem xét nó. 3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG VĂN HOÁ Đến đây thì có một vấn đề được đặt ra, đó là cần thiết lập hoặc lựa chọn mô hình hệ thống nào để soi chiếu các hệ thống văn hoá cho phù hợp. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện đang có một số mô hình hệ thống văn hoá khác nhau. Chẳng hạn, theo nhà địa lý văn hoá Pháp Joël Bonnemaison, hệ thống văn hóa bao gồm bốn yếu tố: kiến thức, kỹ thuật, tín ngưỡng và không gian. Đây được xem là bốn cực hay bốn trụ cột của hệ thống văn hóa. - Di sản kiến thức: Văn hóa trước hết là di sản kiến thức. Đó là sự hiểu biết về thế giới, làm cho văn hóa mang tính “khoa học”. Bên cạnh khoa học phương Tây có tính phổ quát, còn có các “khoa học” trong mỗi nền văn minh khác nhau, ở mỗi tộc người ngoại lai, 4 gọi là các khoa học tộc người (ethnosciences) ngoài phương Tây, được coi là các khoa học hoặc kiến thức tiền hiện đại. Ngày nay, văn hóa bản địa được đánh giá cao, không bị coi là thấp kém như đầu những năm 1950... - Di sản kỹ thuật: gồm các kỹ năng và công cụ. Theo cách nói của nhà địa lý người Pháp Vidal de la Blache (1845-1918), đó là các lối sống, dựa vào các kỹ thuật cơ bản, đáp ứng các nhu cầu đầu tiên của đời sống để sinh tồn, để phân biệt con người với loài vật. Đó còn là nghệ thuật sống, một lý lẽ để sống. - Tín ngưỡng: kiến thức và kỹ thuật “ngoài phương Tây” còn dựa trên tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện một cách nhìn về thế giới, thường được coi là tầng cao của văn hóa, biểu hiện mối liên hệ cơ bản giữa các giá trị và kỹ thuật. - Không gian: Các nền văn hóa được xây dựng và định vị trong một không gian. Fernand Braudel (1902-1985), nhà sử học người Pháp nổi tiếng với Lý thuyết hệ thống kinh tế - xã hội trên phạm vi thế giới, cho rằng văn hóa có một chỗ dựa địa lý. Khác với quyết định luận địa lý, nó có quan hệ biện chứng giữa môi trường và văn hóa (La géographie culturelle, “Địa lý học văn hoá”, Paris, 2000, dẫn theo Trần Ngọc Khánh, “Mấy cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu văn hóa”, www.vanhoahoc.edu.vn, 2011). Ở Việt Nam, một trong những người vận dụng sớm cách tiếp cận hệ thống, phối hợp với cách tiếp cận địa văn hoá để nghiên cứu văn hoá Việt Nam là Trần Quốc Vượng. Trong công trình Việt Nam cái nhìn địa văn hoá (1998), ông viết: “Một vùng văn hoá là một tổng thể - hệ thống một không gian văn hoá (cultural space) với một cấu trúc - hệ thống (structure - system) bao gồm các hệ dưới - hay tiểu hệ (Sub-system) theo lối tiếp cận hệ thống (systemanalysis)”. Một nhà nghiên cứu khác là Trần Ngọc Thêm cũng sớm vận dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu văn hoá Việt Nam, nhưng đi xa hơn Trần Quốc Vượng. Trong các công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cái nhìn hệ thống - loại hình (in lần thứ 4, 2004), Cơ sở văn hoá Việt Nam (tái bản lần thứ 2, 1999), ông định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Từ cách hiểu đó, ông cho rằng văn hoá là một hệ thống được quy định bởi một loại hình văn hoá nhất định, và bao gồm ba thành tố là văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức, văn hoá ứng xử. - Văn hoá nhận thức: xét theo đối tượng thì bao gồm nhận thức về vũ trụ (chuyển động của vũ trụ, thời tiết…) và nhận thức về con người (bản tính, cơ thể con người, phong tục…); còn xét theo mức độ thì bao gồm nhận thức khái quát, nhận thức chuyên sâu và nhận thức cảm tính. - Văn hoá tổ chức cộng đồng: xét theo đối tượng tổ chức thì bao gồm văn hoá tổ chức đời sống tập thể (nông thôn, quốc gia, đô thị) và văn hoá tổ chức đời sống cá nhân (tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp). - Văn hoá ứng xử: xét theo đối tượng ứng xử thì bao gồm ứng xử với môi trường tự nhiên (tận dụng môi trường, ứng phó với môi trường) và ứng xử với môi trường xã hội (giao lưu và tiếp biến văn hoá, ứng phó với các dân tộc về quân sự, chính trị, ngoại giao…). Một điều bất hợp lý là trong hệ thống văn hoá của Joël Bonnemaison, không gian địa lý cũng được xem là một yếu tố cấu thành hệ thống. Trong khi đó, ai cũng biết rằng không gian địa lý, tuy có thể bị biến đổi bởi con người, nhưng cơ bản thuộc về giới tự nhiên, là cái nền mà trên đó các hệ thống văn hoá tồn tại và vận động. Mặt khác, trong các yếu tố cấu thành hệ thống văn hoá của Joël Bonnemaison, không có chỗ dành cho chủ thể văn hoá là các cộng đồng người. Đây là một thiếu sót rất sơ đẳng, vì khác với các hệ thống của tự nhiên vốn 5 tự sinh tự diệt, hệ thống văn hoá không thể hình thành, không thể vận hành nếu không có con người. Con người tận dụng tự nhiên để làm ra văn hoá, văn hoá lại góp phần cùng với tự nhiên để làm nên con người. Vậy con người không tồn tại bên ngoài văn hoá, văn hoá cũng không tồn tại ở nơi không có con người. Tương tự, trong hệ thống văn hoá của Trần Ngọc Thêm, cũng không có chỗ cho chủ thể của văn hoá là các cộng đồng người, các tộc người. Thay cho vị trí của con người, chiếm chỗ ở trung tâm hệ thống văn hoá của Trần Ngọc Thêm là yếu tố “loại hình văn hoá”, bao gồm hai loại hình cơ bản là du mục - nông nghiệp, và hai loại hình trung gian. Theo đó, loại hình văn hoá quyết định nội dung và tính chất của hệ thống văn hoá. Hai hệ thống văn hoá thuộc về hai loại hình đối lập với nhau thì bản thân chúng và các yếu tố của chúng luôn luôn đối lập với nhau. Không khó để nhận ra tính chất quyết định luận, tiên nghiệm và áp đặt của hệ thống này. Trước tình hình đó, trong quá trình giảng dạy, biên soạn giáo trình, hướng dẫn luận văn luận án, chúng tôi đã thể nghiệm một cách tiếp cận hệ thống khác, phối hợp với cách tiếp cận địa văn hoá để xem xét các hệ thống văn hoá. Theo cách tiếp cận của chúng tôi, hệ thống văn hoá được xem là một hệ thống có ba yếu tố: chủ thể văn hoá, hoạt động văn hoá, đặc trưng văn hoá. Nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống là chủ thể hoặc các chủ thể văn hoá, vì đó chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định nội dung của các hoạt động văn hoá và các đặc trưng của toàn hệ thống. Phân bố xung quanh là các hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá. Hoạt động văn hoá bao gồm hai loại: văn hoá phi vật thể là loại hoạt động gắn chặt với chủ thể văn hoá và tương đối khó biến đổi dưới tác động của môi trường văn hoá; văn hoá vật thể là loại hoạt động dễ biến đổi hơn dưới tác động của môi trường văn hoá. Giữa ba yếu tố này có mối quan hệ tương tác hai chiều, từng yếu tố vừa tác động vừa chịu tác động của hai yếu tố kia. Quan hệ tương tác giữa các yếu tố cũng bao gồm hai loại: giới hạn lẫn nhau, và bổ sung, phối hợp với nhau. Sự bổ sung, phối hợp với nhau giữa các yếu tố tạo ra năng lực tự thân tiến hoá của từng yếu tố và toàn hệ thống. Nếu như đã phối hợp với nhau rồi mà các yếu tố vẫn không thỏa mãn được nhu cầu, thì chủ thể văn hoá sẽ vay mượn, sao phỏng từ môi trường văn hoá và nền văn hoá khác, đào thải dần những yếu tố ít hiệu năng. Nói cách khác, chủ thể văn hoá là yếu tố quyết định khả năng vận động và biến đổi của toàn hệ thống. Chủ thể văn hoá mạnh thì lực hướng tâm và tính cố định của hệ thống tăng lên. Chủ thể văn hoá yếu thì lực ly tâm và tính khả biến của hệ thống tăng lên. Hệ thống văn hoá ấy tồn tại trong một môi trường văn hoá, được cấu thành từ hai nhân tố: không gian văn hoá, giao lưu tiếp biến văn hoá. Vì vậy, nội dung và xu hướng biến đổi của hệ thống văn hoá không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống, mà còn phụ thuộc vào nội dung và sự biến đổi của các nhân tố bên ngoài, thuộc về môi trường văn hoá. Về mặt này, cách tiếp cận thiên về đồng đại (synchronic) theo quan điểm hệ thống được bổ sung một cách hiệu quả bởi cách tiếp cận thiên về lịch đại (diachronic) theo quan điểm địa văn hoá. Theo đó, sự hình thành và biến đổi của các hệ thống văn hoá tộc người, văn hoá vùng… trước hết bắt nguồn từ hai nhân tố là điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hoá. Tính chất tĩnh tại hay năng động, biến đổi chậm chạp hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay nhiều của hệ thống văn hoá, đều phụ thuộc vào sự biến động của hai nhân tố ấy. 6 Mô hình hệ thống văn hoá Như vậy, các yếu tố sau đây đều thuộc về hệ thống văn hoá: (1) Chủ thể văn hoá: bao gồm các tộc người, các cộng đồng người cư trú trong một không gian văn hoá và có các hoạt động văn hoá, truyền thống văn hoá góp phần làm nên các đặc trưng văn hoá của không gian ấy. Vì là yếu tố chi phối các hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá nên trong hệ thống văn hoá, chủ thể văn hoá là yếu tố trung tâm. Và vì vậy, hệ thống văn hoá luôn luôn là một hệ thống có trung tâm, khác với một số hệ thống không có trung tâm của giới tự nhiên. Các thuộc tính của chủ thể văn hoá gồm có: thành phần tộc người, giai cấp, tầng lớp xã hội, học vấn, nghề nghiệp, thế giới quan, nhân sinh quan, tâm lý, tính cách, lối sống, đạo đức, v.v. (2) Hoạt động văn hoá: bao gồm các lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau của chủ thể văn hoá, giúp cho chủ thể văn hoá sinh tồn và phát triển, như văn hoá mưu sinh, văn hoá ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá cư trú, văn hoá giao thông, văn hoá kiến trúc, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá phong tục, văn hoá lễ hội, văn hoá nghệ thuật, văn hoá giao tiếp, văn hoá chính trị, văn hoá quân sự, văn hoá ngoại giao, v.v. Tuy đa dạng nhưng các hoạt động văn hoá này đều có thể quy thuộc vào hai nhóm: văn hoá vật thể (tangible) và văn hoá phi vật thể (intangible), như cách phân loại của tổ chức UNESCO phổ biến hiện nay. Hoạt động văn hoá của các chủ thể văn hoá là yếu tố trực tiếp tạo ra các đặc trưng văn hoá cho toàn hệ thống. (3) Đặc trưng văn hoá: bao gồm những biểu hiện văn hoá có tính đặc trưng của hệ thống văn hoá, là kết quả trực tiếp của các hoạt động văn hoá. Dưới sự tác động của các nhân tố không gian văn hoá, giao lưu tiếp biến văn hoá và đặc biệt là truyền thống văn hoá của các chủ thể văn hoá, một số thành phần hoặc nội dung nào đó của hoạt động văn hoá sẽ trở nên 7 nổi trội, khiến cho toàn hệ thống văn hoá có một bản sắc riêng, đặc trưng riêng, phân biệt được với những hệ thống văn hoá khác. Các yếu tố sau đây đều thuộc về môi trường văn hoá: (1) Không gian văn hoá: bao gồm phạm vi không gian và điều kiện địa lý tự nhiên của không gian nơi chủ thể văn hoá tiến hành các hoạt động văn hoá để sinh tồn và phát triển. Không gian văn hoá là nhân tố góp phần làm hình thành đặc trưng văn hoá của hệ thống. Sự biến đổi của không gian văn hoá sẽ kéo theo sự biến đổi tương ứng của chủ thể văn hoá, hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá của toàn hệ thống. Các yếu tố hợp thành không gian văn hoá gồm có phạm vi lãnh thổ, các điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh thái, những biến đổi môi trường, v.v., có liên quan đến hoạt động văn hoá của con người. (2) Giao lưu tiếp biến văn hoá: bao gồm các quan hệ giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa các chủ thể văn hoá với nhau và với bên ngoài, dẫn đến kết quả là sự tiếp thu những yếu tố văn hoá ngoại sinh và biến đổi những yếu tố văn hoá nội sinh. Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hoá giúp giải thích sự biến đổi của chủ thể văn hoá, hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá của hệ thống. Nói tóm lại, theo chúng tôi, một trong những cách tiếp cận phù hợp nhất đối với hệ thống văn hoá là cách tiếp cận phối hợp giữa quan điểm hệ thống với quan điểm địa văn hoá. Theo đó, nội dung và sự biến đổi của hệ thống văn hoá không chỉ phụ thuộc vào nội dung và sự biến đổi của các yếu tố bên trong hệ thống mà cả các nhân tố bên ngoài thuộc về môi trường văn hoá. Do đó, để có thể nhận thức hệ thống văn hoá một cách thấu đáo, cần phải xem xét tất cả các yếu tố hợp thành, mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành hệ thống, và mối quan hệ giữa hệ thống với môi trường văn hoá. 8 TP. Hồ Chí Minh, 9/11/2012. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bonnemaison, Joël (2009), “Sự hồi sinh của một cách tiếp cận văn hóa”, Nguyễn Thanh Tùng dịch, Nguyễn Văn Hiệu hiệu đính, www.vanhoahoc.edu.vn, 23/05/2009. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, 1930-1945, xuất bản lần thứ hai. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Lévi-Strauss, Claude (1996), Chủng tộc và Lịch sử, UNESCO xuất bản năm 1952, NXB Denoel tái bản năm 1987, bản dịch của Huyền Giang. Hà Nội: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Lý Tùng Hiếu & Nguyễn Văn Huệ (2008b), “Các khuynh hướng nghiên cứu văn hoá qua ngôn ngữ”, www.vanhoahoc.edu.vn. Morin, Edgar (1996), “Một phương thức tư duy mới”, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số 2/1996. Morin, Edgar (2009), Nhập môn tư duy phức hợp, nguyên bản tiếng Pháp Introduction à la pensée complexe, Éditions du Seuil, 2005, bản dịch Chu Tiến Ánh & Chu Trung Can, NXB Tri thức. Phạm Đức Dương (2011), “Văn hoá, đối tượng văn hoá và phương pháp nghiên cứu liên ngành”, báo cáo chuyên đề tại Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, www.vanhoahoc.edu.vn, 9/9/2011. Sapir, Edward (2000), Ngôn ngữ: Dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng nói; nguyên tác tiếng Anh Language: An introduction to the study of speech, New York: Harcourt Brace, 1921; bản dịch của Vương Hữu Lễ. TP. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Saussure, Ferdinand de (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương; nguyên tác tiếng Pháp Cours de linguistique générale, Charles Bally và Albert Sechehayye soạn, xuất bản lần đầu năm 1916, Paris: NXB Payot, in lần thứ 5, 1955; bản dịch của Tổ Ngôn ngữ học Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Trần Ngọc Khánh (2011), “Mấy cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu văn hóa”, www.vanhoahoc.edu.vn, 04/09/2011. 9 10 11 11. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 2, NXB Giáo dục. 12. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Cái nhìn hệ thống - loại hình, in lần thứ 4. TP. HCM: NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hoá, Hà Nội: NXB Văn hoá Dân tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật. 14. Trần Quốc Vượng chủ biên (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục. 15. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học. Tóm tắt VĂN HOÁ VÀ HỆ THỐNG VĂN HOÁ Khái niệm “văn hoá” (culture) trở thành thuật ngữ khoa học từ thế kỷ XIX, nhưng nhiều nhà khoa học không đề cập đến tính hệ thống khi định nghĩa thuật ngữ này. Thật ra, để cho một tập hợp văn hoá trở thành hệ thống, nó phải hội đủ một số điều kiện: quan hệ tương tác giữa các yếu tố; giá trị trong hệ thống của các yếu tố; giá trị của hệ thống; quan hệ giữa hệ thống với môi trường. Vận dụng cách tiếp cận phối hợp giữa quan điểm hệ thống với quan điểm địa văn hoá và xem xét ưu khuyết của một số mô hình hệ thống văn hoá hiện có, tác giả đề nghị một mô hình hệ thống văn hoá gồm ba yếu tố: chủ thể văn hoá, hoạt động văn hoá, đặc trưng văn hoá. Trong đó, nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống là chủ thể hoặc các chủ thể văn hoá - yếu tố quan trọng nhất quyết định nội dung của các hoạt động văn hoá và các đặc trưng của toàn hệ thống. Phân bố xung quanh là các hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá. Summary CULTURE AND CULTURAL SYSTEM The concept of "culture" has became a scientific term since the nineteenth century, but many scientists did not consider the concept as system. In fact, in order for a set of culture back into the system, it must meet certain conditions: the interaction between the elements; value of the elements in the system; worth of the system; relation between the system with environment. Applying a coordinated approach between system perspective with a view of cultural geology, and considering advantages and shortcomings of some existing cultural system model, the author proposes a cultural system model consists of three elements : the subject of culture, cultural activities, cultural characteristics. In particular, is located in the heart of the system is the subject or subjects of culture - the most important factor determining the content of the cultural activities and the characteristics of the whole system. Distributed around are the cultural activities and cultural characteristics. 12 Họ tên tác giả: LÝ TÙNG HIẾU Ngày và nơi sinh: 13/6/1958, Sài Gòn Học hàm, học vị: Tiến sĩ Chức vụ, cơ quan công tác: Giảng viên chính, Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM. Địa chỉ nhà riêng: 392/8/110 Cao Thắng, P.12, Q.10, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0909.530.241 Email: lytunghieu@gmail.com 13 [...]... trị của hệ thống; quan hệ giữa hệ thống với môi trường Vận dụng cách tiếp cận phối hợp giữa quan điểm hệ thống với quan điểm địa văn hoá và xem xét ưu khuyết của một số mô hình hệ thống văn hoá hiện có, tác giả đề nghị một mô hình hệ thống văn hoá gồm ba yếu tố: chủ thể văn hoá, hoạt động văn hoá, đặc trưng văn hoá Trong đó, nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống là chủ thể hoặc các chủ thể văn hoá - yếu... (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học Tóm tắt VĂN HOÁ VÀ HỆ THỐNG VĂN HOÁ Khái niệm văn hoá (culture) trở thành thuật ngữ khoa học từ thế kỷ XIX, nhưng nhiều nhà khoa học không đề cập đến tính hệ thống khi định nghĩa thuật ngữ này Thật ra, để cho một tập hợp văn hoá trở thành hệ thống, nó phải hội đủ một số điều kiện: quan hệ tương tác giữa các yếu tố; giá trị trong hệ thống của... Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 2, NXB Giáo dục 12 Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam Cái nhìn hệ thống - loại hình, in lần thứ 4 TP HCM: NXB Thành phố Hồ Chí Minh 13 Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa văn hoá, Hà Nội: NXB Văn hoá Dân tộc & Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật 14 Trần Quốc Vượng chủ biên (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục... hoá Trong đó, nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống là chủ thể hoặc các chủ thể văn hoá - yếu tố quan trọng nhất quyết định nội dung của các hoạt động văn hoá và các đặc trưng của toàn hệ thống Phân bố xung quanh là các hoạt động văn hoá và đặc trưng văn hoá Summary CULTURE AND CULTURAL SYSTEM The concept of "culture" has became a scientific term since the nineteenth century, but many scientists did not... whole system Distributed around are the cultural activities and cultural characteristics 12 Họ tên tác giả: LÝ TÙNG HIẾU Ngày và nơi sinh: 13/6/1958, Sài Gòn Học hàm, học vị: Tiến sĩ Chức vụ, cơ quan công tác: Giảng viên chính, Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM Địa chỉ nhà riêng: 392/8/110 Cao Thắng, P.12, Q.10, ... giao thông, văn hoá kiến trúc, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá phong tục, văn hoá lễ hội, văn hoá nghệ thuật, văn hoá giao tiếp, văn hoá trị, văn hoá quân sự, văn hoá ngoại... gian văn hoá có hoạt động văn hoá, truyền thống văn hoá góp phần làm nên đặc trưng văn hoá không gian Vì yếu tố chi phối hoạt động văn hoá đặc trưng văn hoá nên hệ thống văn hoá, chủ thể văn hoá. .. điểm hệ thống với quan điểm địa văn hoá xem xét ưu khuyết số mô hình hệ thống văn hoá có, tác giả đề nghị mô hình hệ thống văn hoá gồm ba yếu tố: chủ thể văn hoá, hoạt động văn hoá, đặc trưng văn

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w