1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ppt

10 4,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Kiến thức - Nguyên tắc xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn - Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm - Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học với v

Trang 1

CHƯƠNG VI: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ

HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

8 (4 lí thuyết, 4 bài tập)

Ngày soạn: 24/10/2010

Ngày giảng: 29/11/2010 - 3/12/2010

I Mục tiêu bài giảng

Sau khi học xong chương này SV cần nắm được:

1 Kiến thức

- Nguyên tắc xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn

- Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm

- Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của chúng trong bảng HTTH

- Quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố và hợp chất của theo chu kì, nhóm

- Các vấn đề về phản ứng hạt nhân: phóng xạ tự nhiên, nhân tạo , bài toán năng lượng hạt nhân, động học của phản ứng phóng xạ …

2 Kĩ năng

- Từ cấu tạo nguyên tử biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho suy ra cấu tạo và tính chất của nguyên tố đó

- So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

- Tính được chu kì bán huỷ, sự chuyển dời trong phóng xạ…

3 Thái độ tình cảm

- Tin tưởng vào khoa học, chân lí khoa học

- Tinh thần làm việcnghiêm túc, sáng tạo

- Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó

- Lòng ham mê khoa học, yêu thích bộ môn hoá học

II Chuẩn bị

- GV: Giáo án, giáo trình, bảng HTTH

- SV: bài chuẩn bị, giáo trình

III Phương pháp giảng dạy

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Phương pháp đàm thoại gợi mở

- Phương pháp thuyết trình, kèm theo giải thích minh hoạ

Trang 2

- Phương pháp luyện tập

IV Nội dung giảng dạy

Hoạt động của GV và SV Nội dung bài dạy

- Menđeleep phát biểu: tính chất

của các nguyên tố cũng như tính

chất của các đơn chất và hợp

chất tạo nên từ các nguyên tố đó

phụ thuộc tuần hoàn vào trọng

lượng nguyên tử của chúng

- Nội dung của định luật tuần

hoàn?

GV: ý nghĩa định luật này?

Định luật tuần hoàn có quan hệ

mật thiết với lí thuyết về cấu tạo

nguyên tử, phân tử và là một

trong các cơ sở để xây dựng và

phát triển lí thuyết Trái lại sự

phát triển của lí thuyết về cấu

tạo nguyên tử giúp hiểu đúng

bản chát định luật tuần hoàn, là

dựa vào số đơn vị điện tích

dương hạt nhân chứ không phải

vào khối lượng nguyên tử

Viết cấu hình các nguyên tố

Z=1,2,3,…11, 19,

? Nguyên tắc sắp xếp các

nguyên tố trong bảng HTTH

Bài 1: ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

I Nội dung

Tính chất các đơn chất, thành phần và tính chât các hợp chất của các nguyên tố hoá học đều biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của số đơn vị điện tích hạt nhân Z của các nguyên tố

II Ý nghĩa định luật tuần hoàn

- Tìm ra nguyên nhân của hiện tượng biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố

- Giải thích sự phụ thuộc tuần hoàn với các tính chất khác nhau của các nguyên tố và hợp chất của chúng

- Khám phá ra những tính chất mới biến đổi tuần hoàn

- Hoàn chỉnh bảng HTTH và làm cho nó phù hợp với những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực cấu tạo chất

Bài 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

HÓA HỌC

I Nguyên tắc sắp xếp

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

- Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng

Trang 3

? Nêu cấu tạo bảng HTTH

? ô nguyên tố cho biết những gì

- Chu kì? Số nguyên tố trong

mỗi chu kì?

- Nguyên tố Fe ở chu kì mấy?

- Có mấy loại chu kì?

- Nhóm nguyên tố là gì?

- Nhóm nguyên tố có mấy loại?

- Các nguyên tố có cùng số e hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

II Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn

1 Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố Số thứ tự của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó

- STT, kí hiệu và tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử trung bình, số e lớp vỏ, có độ âm điện, R Ngoài ra màu ô, màu chữ và một số kí hiệu khác dùng để chỉ rõ hơn về đặc điểm và tính chất của các nguyên tố

2 Chu kì

- Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và bằng số thứ tự của chu kì

- Có 2 chu kì: 1-7 CK1: 2

CK2, 3: 8 CK4, 5: 18 CK6: 32 CK7: chưa đầy đủ

- Đầu chu kì là một nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình, kết thúc là một khí trơ

- Phân loại chu kì:

Chu kì nhỏ: 1, 2, 3 Chu kì lớn: 4, 5, 6, 7

3 Nhóm

- Là tập hợp các nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau,

do đó tính chất tương tự nhau và được xếp thành một cột

- Nguyên tử các nguyên tố cùng một nhóm có cùng số e hoá trị và bằng số thứ tự của nhóm

Trang 4

- Xác định vị trí nguyên tố sau

trong bảng HTTH: 29A, 20M, 27X,

10Y?

- Có những dạng bảng HTTH

nào?

- Nêu cấu tạo dạng bảng này?

Số hàng ngang, cột dọc?

- Nêu cấu tạo dạng bảng này?

Số hàng ngang, cột dọc?

- Nhóm chia ra 2 loại: nhóm A và nhóm B + Nhóm A: các nguyên tố s, p ( phân nhóm chính) + Nhóm B: các nguyên tố d, f (phân nhóm phụ)

- Bảng HTTH có 8 nhóm, từ 1- 8

4 Phần ngoài bảng

- Gồm 2 họ nguyên tố là Lantan và Actini

III Các dạng bảng HTTH

Có 5 dạng chính:

- Dạng ngắn (kiểu ô cờ)

- Dạng dài (kiểu ô cờ)

- Dạng bậc thang

- Dạng vòng xoè

- Dạng xoáy ốc

1 Dạng ngắn (kiểu ô cờ)

- Chia thành 7 chu kì và 10 hàng ngang, mỗi chu kì lớn chia thành 2 hàng

- Toàn bảng chia thành 8 nhóm Trong mỗi nhóm chia thành phân nhóm chính và phân nhóm phụ, mỗi phân nhóm được xếp lệch về một phía

- Các nguyên tố họ lantan và họ actini được đưa ra ngoài bảng chung và xếp xuống phần dưới của bảng

2 Dạng dài ( kiểu ô cờ)

- Có dạng chu kì dài 18 ô và chu kì dài 32 ô

* Chu kì dài 18 ô

- Các chu kì nhỏ và lớn đều xếp thành một hàng, 14 nguyên tố họ f của chu kì 6, 7 được xếp riêng thành 2 hàng riêng dưới bảng

- Toàn bảng gồm 7 hàng

- Các nhóm được đánh số như sau:

+ Các nguyên tố họ s, p được chỉ bằng số la mã có kèm theo chữ A

Trang 5

- Họ nguyên tố là gì?

- Họ nguyên tố s là gì? Cho ví

dụ?

- Họ nguyên tố p là gì? Cho ví

dụ?

- Họ nguyên tố d là gì? Cho ví

dụ?

- Họ nguyên tố f là gì? Cho ví

dụ?

- Các tính chất biến đổi tuần

hoàn?

- Cho biết đặc trưng của tính

kim loại, phi kim?

- Nêu quy luật biến thiên của

tính kim loai, phi kim trong một

+ Bộ 3 nguyên tố : Fe, Co, Ni; Ru, Rh, Pd; Os, Ir, Pt; được xếp vào nhóm VIIIB, còn các khí trơ xếp vào nhóm VIIIA

+ Số nhóm ứng với số e hoá trị của các nguyên tố trong nhóm

IV Các họ nguyên tố

- Electron cuối cùng của nguyên tố điền vào phân lớp nào (s,p, d, f) thì được gọi là nguyên tố họ đó (s, p, d, f)

a Họ s

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp s

b Họ p

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp p

c Họ d

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp d

d Họ f

- Là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp f

- Nguyên tố họ lantan và actini, các nguyên tử này có cấu hình e (n-2)f1->14(n-1)d1 hoặc 0ns2

Bài 3: MỘT SỐ QUY LUẬT LIÊN HỆ GIỮA TÍNH

CHẤT VỚI VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG MENĐÊLÊEP

I Tính kim loại, phi kim

- Tính kim loại : những nguyên tố mà nguyên tử có xu hướng nhường e tạo thành ion dương

- Tính phi kim: những nguyên tố mà nguyên tử có xu hướng nhận e tạo thành ion âm

Trang 6

chu kì, nhóm?

- Giải thích nguyên nhân sự biến

đổi?

- Sự biến đổi hoá trị các nguyên

tố trong một chu kì, nhóm?

VD: Oxit cao nhất của một

nguyên tố là RO3, trong hợp

chất của nó với hiđro có 5,88%

hiđro về khối lượng Xác định

nguyên tố đó?

- Mỗi nhóm làm một bảng : tính

axit- bazơ của oxit và hiđroxit

tương ứng của các nguyên tố

chu kì 2, 3

- Từ bảng rút ra quy luật biến

đổi của các oxit và hiđroxit?

- Bán kính cộng hoá trị?

- Quy luật biến đổi của bán kính

cộng hoá trị trong một chu kì,

phân nhóm?

- Giải thích ?

Sự biến thiên tính chất:

- Trong một chu kì: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần tính phi kim tăng dần

- Trong một phân nhóm chính: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm

II Sự biến đổi về hoá trị của các nguyên tố

- Trong một chu kì đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hoá trị với hiđro của các phi kim giảm từ 4 đến 1

III Sự biến đổi tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần

IV Bán kính cộng hoá trị

- Bán kính cộng hoá trị của một nguyên tử bằng nửa

độ dài khoảng cách giữa hai hạt nhân trong phân tử hai nguyên tử của cùng một nguyên tố

- Trong một chu kì bán kính cộng hoá trị của nguyên tử giảm

- Trong một phân nhóm chính bán kính cộng hoá trị của nguyên tử tăng

V Độ âm điện ( học chương sau)

VI Năng lượng ion hoá (học chương sau)

Trang 7

GV: Cấu tạo hạt nhân nguyên

tử?

GV: Kí hiệu nguyên tố hoá học?

GV: Định nghĩa đồng vị? Cho ví

dụ?

Bài 4: HÓA HỌC HẠT NHÂN

I Các vấn đề hạt nhân nguyên tử

1 Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

- Hạt nhân nguyên tử gồm proton và notron (hay còn gọi chung là các nucleon)

- Số đơn vị địên tích dương của một hạt nhân được kí hiệu là Z : Z = số p (P)

2 Số khối, kí hiệu nguyên tố

- Số khối của một nguyên tử bằng tổng số hạt proton và

zX

3 Đồng vị

- Là các nguyên tử của cùng một nguyên tố mà hạt nhân có cùng số proton khác nhau số notron

4 Bán kính nguyên tử

R= (0,7+ A1/3).1,2.10-13 cm (A>1) Trong đó A là số khối của nguyên tử

5 Độ hụt khối Năng lượng liên kết hạt nhân

- Khối lượng 1 proton là mp, 1 nơtron là mn

- Một hạt nhân có Z hạt proton, n hạt nơtron Khối

- Thực nghiệm cho biết khối lượng của hạt nhân đó, kí

- So sánh hai khối lượng đo được của một hạt nhân luôn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon của chính hạt nhân đó

∆m = Zmp – Nmn – ZmA

∆m: độ hụt khối

Sự hình thành hạt nhân mới từ các nucleon là một quá trình giải phóng năng lượng

∆E = c2 ∆m

Trang 8

GV: Tính phóng xạ tự nhiên?

GV: Nêu thành phần tia phóng

xạ? Và đặc điểm của các tia

này?

GV: Nhận xét gì khi ta thêm hay

bớt một e của một nguyên tố?

- Khi xét cấu tạo e của nguyên

tử, ta thấy: khi điền thêm 1e thì

xuất hiện một nguyên tố mới

- Sự chuyển dời trong phóng xạ

tự nhiên?

Ví dụ: tìm các nguyên tố

sự ổn định của hạt nhân còn được gọi là năng lượng liên kết hạt nhân

Với hạt nhân có A nucleon, năng lượng liên kết hạt nhân ứng với 1 nucleon là:

A

E

E = ∆ δ

Đó là năng lượng liên kết hạt nhân riêng

II Sơ lược về sự phóng xạ hạt nhân

1 Tính phóng xạ tự nhiên

- Tính phóng xạ tự nhiên là khả năng của các chất chứa các nguyên tố xác định, không cần tác động bên ngoài,

tự phát ra bức xạ không nhìn thấy với thành phần phức tạp

2 Thành phần của tia phóng xạ

hạt α là hạt nhân 24He

- Các hạt tích điện âm (-) gọi là hạt βhay tia β , thực

chất đó là chùm e

- Các hạt trung hoà, hạt γ hay tia γ , thực chất nó là

dòng các hạt photon hay các lượng tử, cùng bản chất ánh sáng

3 Định luật chuyển dời

mới dịch hai ô về bên trái nguyên tố mẹ trong bảng Menđeleep

- Quá trình phóng xạ hạt phát ra tia β tạo ra nguyên tố

mới dịch một ô về bên phải nguyên tố mẹ, có cùng khối

số khối như nguyên tố mẹ

không có sự biến đổi nguyên tố mẹ về mặt hoá học

Trang 9

437 4 0

 → +

Dựa vào biểu thức tính t1/2?

dùng trong nghiên cứu y học và

chữa bệnh bướu cổ Một mẫu

thử ban đầu có 1,00mg đồng vị

đó Sau 13,3 ngày lượng iot đó

còn lại là 0,32g mg Tìm chu kì

bán huỷ của I?

GV: Thế nào là phóng xạ nhân

tạo

GV: Thế nào là phản ứng hạt

nhân, sự khác nhau cơ bản giữa

phản ứng hoá học thông thường

và phản ứng hạt nhân

nhưng có sự thay đổi trạng thái năng lượng của hạt nhân

4 Định luật về sự phân rã phóng xạ

Phản ứng phóng xạ là phản ứng bậc nhất:

A -> sản phẩm

dt

dx

x a

a t

k

=1ln => (a-x) = a.e-kt

N

N t

k = λ =1ln o

N = No.e-kt = No.e- λt

Một đại lượng quan trọng đối với sự phân rã phóng

xạ là chu kì bán huỷ Thời gian để lượng ban đầu của chất phản ứng mất đi một nửa được gọi là chu kì bán huỷ

Kí hiệu : t1/2; t1/2 = 0,693/k

5 Phóng xạ nhân tạo

- Phóng xạ nhân tạo là hiện tượng dùng một loại hạt làm đạn bắn vào hạt nhân làm bia tạo ra hạt nhân mới cùng với tia phóng xạ

- Như vậy phóng xạ nhân tạo thường bao gồm quá trình

sơ cấp và quá trình thứ cấp, quá trình sơ cấp tạo ra nguyên tố mới kém bền, nó trở thành nguyên tố mẹ để tạo ra hiện tượng thứ cấp

III Phản ứng hạt nhân

1 Phản ứng hạt nhân

Là sự tương tác giữa hạt nhân nguyên tử với các hạt tạo

ra nguyên tố mới được gọi là phản ứng hạt nhân

2 Một số loại phản ứng hạt nhân

a Phản ứng phân hạch

- Hiện tượng khi bắn vào một hạt nào đó, hạt nhân bị

Trang 10

GV: Phản ứng phân hạch và

phản ứng nhiệt hạch

- Phản ứng phân hạch hạt nhân có thể xảy ra theo kiểu dây chuyền

b Phản ứng nhiệt hạch

- Phản ứng từ các hạt nhân nhẹ tạo ra một hạt nhân mới nặng hơn là phản ứng nhiệt hạt nhân

- Các hạt nhân trước khi tham gia các phản ứng này phải được nung đến nhiệt độ rất cao

V Rút kinh nghiệm bài giảng:

Ngày đăng: 02/08/2014, 03:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bài 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ppt
i 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w