1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bền vững môi trường trong phát triển bền vững nền kinh tế

29 1,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Ngày nay không một quốc gia nào trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế lại không có nội dung phát triển bền vững. Trên lý thuyết, phát triển bền vững là nhằm đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Trang 1

MỤC LỤC Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

4

1.1 Phát triển bền vững 4

1.1.1 Phát triển kinh tế 4

1.1.2 Phát triển bền vững 5

1.1.2.1 Tiền đề lịch sử 5

1.1.2.2 Khái niệm và nội hàm phát triển bền vững 6

1.2 Bền vững môi trường 7

1.2.1 Môi trường 7

1.2.2 Bền vững về môi trường 9

1.2.2.1 Khái niệm 9

1.2.2.2 Nội hàm 9

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá bền vững môi trường 10

1.3 Những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với sự thiếu bền vững môi trường .11 PHẦN II: THỰC TRẠNG THIẾU BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 14

2.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 14

2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 14

2.1.2 Tình trạng ô nhiễm môi trường 15

2.1.2.1 Ô nhiễm không khí 15

2.1.2.2 Ô nhiễm môi trường đất 16

2.1.2.3 Ô nhiễm môi trường nước 16

2.1.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn 17

2.1.3 Quản lý Nhà nước về chống ô nhiễm môi trường 18

2.1.4 Tổ chức hoạt động chống ô nhiễm môi trường 19

Trang 2

2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến phát triển bền vững 23

PHẦN III: TĂNG CƯỜNG BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 24

3.1 Quan điểm và mục tiêu 24

3.2 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hướng tới phát triển bền vững 25

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay không một quốc gia nào trong quá trình hoạch định chính sách vàquản lý phát triển kinh tế lại không có nội dung phát triển bền vững Trên lý thuyết,phát triển bền vững là nhằm đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hạiđến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau Nó liên quan đến pháttriển và sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung phải được đảm bảo mộtcách thống nhất và đồng thời trên bốn mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế

Trong giai đoạn hiện nay, môi trường nước ta đứng trước nhiều thách thứclớn, nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi dự báo mức

độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế và thực tiễndiễn ra ở nhiều nước trên thế giới, nếu GDP tăng gấp đôi thì mức độ ô nhiễm môitrường tăng từ 3 đến 4 lần Việt Nam hiện nay là quốc gia có tốc độ phát triển kinh

tế nhanh, nếu trong giai đoạn tới không có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa

và kiểm soát ô nhiễm môi trường thì chắc chắn mức độ ô nhiễm sẽ ngày mộtnghiêm trọng

Đánh giá được tầm quan trọng của môi trường trong phát triển bền vững nên

em chon đề tài “bền vững môi trường trong phát triển bền vững nền kinh tế” đểnghiên cứu

Tuy nhiên khi nghiên cứu đề tài này, do kiến thức còn hạn chế để có được sựthành công trong bài viết em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Thắng Lợi đã giúp

đỡ em trong quá trình làm bài Xin cảm ơn thầy rất nhiều

Trang 4

Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thunhập bình quân trên một đầu người Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi vềlượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mộtquốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.

Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Đây là tiêu thức phảnánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia Để phân biệt các giai đoạnphát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau,người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạtđược

Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuốicùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng haychuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tănglên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình

độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân… Hoàn thiện các tiêu chítrên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.`

Trang 5

1.1.2 Phát triển bền vững

1.1.2.1 Tiền đề lịch sử

Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loàingười nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới pháttriển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội Tiên phong chocác trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ

Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyếnkhích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyềnkhai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trìnguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cáchthức tương tự Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoangdã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trườngThuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên

Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng

là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II(UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU) Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽtrong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hànhđộng hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững Năm 1951, UNESCO

đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiênnhiên trên thế giới vào những năm 50" Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954

và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trườngcon người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũngđược xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland

Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trìnhnghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòngtròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và côngtrình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài"của Amory Lovins (1977) Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và

Trang 6

bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của MauriceStrong (1972), và Ignacy Sachs (1975) Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàndiện nhất trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững"(1981).

Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụngtrong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyênthiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trườngLiên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO Tuy nhiên.khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland(1987) Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìakhoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bế tắctrong các vấn đề trong phát triển Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho

"Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoáđược tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về pháttriển bền vững tại Johannesburg (2002)

1.1.2.2 Khái niệm và nội hàm phát triển bền vững

Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhucầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệtương lai” Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạotôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thốngtrợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật Qua cácbản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nókhông chỉ dừng lại ở yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên mà yếu tố môitrường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới

về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đãxác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý,hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề

xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng

Trang 7

trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý,

sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trườngsống Hiện nay, nội hàm phát triển bền vững tiếp tục được mở rộng, thêm nhân tốthứ tư là bền vững về mặt thể chế

Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vữngtrong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010: “Phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, côngbằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng

1.2 Bền vững môi trường

1.2.1 Môi trường

Chúng ta biết rằng: Môi trường của một sự vật hoặc một sự kiện là tổng thểcác yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự vật hoặc sự kiện đó Khi nói đến môi trườngthì phải nói đến môi trường của sự vật và sự kiên gì vì những đối tượng này chỉ tồntại ở môi trường xác định với các yếu tố bên ngoài

Chúng ta có những khái niệm về môi trường như sau:

Định nghĩa về môi trường của Kalesnick: Môi trường là một bộ phận của tráiđất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan

hệ trực tiếp với nó

Định nghĩa về môi trường của UNESCO: Môi trường bao gồm toàn bộ các

hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình Trong đócon người sinh sống bằng lao động của mình để khai thác các tài nguyên thiênnhiên và nhân tạo nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người

Định nghĩa về môi trường của Việt Nam (1993): Môi trường bao gồm cácyếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanhcon người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người

và thiên nhiên

Trang 8

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác độngcủa con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thựcvật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhàcửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sảncần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho

ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là nhữngluật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên HợpQuốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình,

tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướnghoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thểthuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vậtkhác

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất

cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiếtcho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ baogồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống conngười Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nộiquy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hộinhư Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy địnhkhông thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơquan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định

Trang 9

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sựcân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiênnhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác nhữngnguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điềukiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

là một số biểu hiện của sự không bền vững

Môi trường bền vững đòi hỏi phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho sản xuấtlương thực, chất đốt trong khi vẫn mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của số dântăng nhanh Đó là mâu thuẫn giữa các mục tiêu

Môi trường bền vững là phải sử dụng có hiệu quả đất canh tác và nguồnnước cũng như lựa chọn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng Nócũng đòi hỏi không lạm dụng hóa chất nông nghiệp, không làm thoái hóa các sông

Trang 10

ngòi, ao hồ, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, gây nhiễm độc lương thực vànguồn nước tưới ruộng không gây hóa mặn và ngập úng cho đất trồng tránh mởrộng nông nghiệp trên vùng đất dốc hoặc đất dễ bị xói mòn.

Môi trường bền vững là bảo tồn nguồn nước, chấm dứt sử dụng lãng phínước và cải thiện tính hiệu quả của hệ thống dẫn nước; là cải thiện chất lượngnước; giới hạn mức khai thác nước từ các sông ngòi, ao hồ sao cho không phá hoạicác hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, giới hạn khai thác nước dưới đất ở mức để cáctầng nước ngầm có thể tự khôi phục

Diện tích đất hoang dã bị con người sử dụng tiếp tục tăng làm thu hẹp địabàn cư trú của các loài hoang dã Các rừng nhiệt đới, hệ sinh thái, rạn san hô, rừngngập mặn ven biển, các vùng đất ngập nước khác và nhiều địa bàn cư trú duy nhấtkhác đang bị phá hủy dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của một số loài

Môi trường bền vững là bảo tồn sự phong phú của đa dạng sinh học trái đấtcho các thế hệ tương lai, ngăn chặn sự phá hủy các hệ sinh thái, địa bàn cư trú và sựtuyệt chủng của giống loài

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá bền vững môi trường

Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững,trong đó dự án VIE01/021 đề xuất 29 chỉ tiêu (trong 4 lĩnh vực kinh tế (7), xã hội(14), môi trường (6), thể chế (2)) được lựa chọn để áp dụng ở các tỉnh Các chỉ tiêuđánh giá phát triển bền vững về môi trường bao gồm: (1) tỷ lệ che phủ rừng (tínhtheo phần trăm), (2) tỷ lệ diện tích khu bảo tồn tự nhiên so với diện tích tự nhiên(tính theo phần trăm), (3) tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới tiêu (tính theo phầntrăm), (4) tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm (tính theo phần trăm), (5) tỷ lệ các khu,cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn (tính theo phần trăm), (6)

số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO14001

Ngoài ra, để đánh giá bền vững môi trường có thể sử dụng phương phápđánh giá tác động nhanh (RIAM): tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu

Trang 11

1.3 Những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với sự thiếu bền vững môi trường

Điều rất dễ nhận thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế và hệ thốngmôi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tínhsinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại Mộttrong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằngđược các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua,thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật Đối vớicác nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đónggóp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên nàymột cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môitrường gia tăng Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà khôngquan tâm bảo vệ môi trường Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sựtăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và phảichống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hạiđến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại vàphát triển của chính con người Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác nhưmức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được)

có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồngđược 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong

170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40năm nữa Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìmthấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm Sự ô nhiễm nghiêm trọng môitrường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảngsinh tồn của con người”(3)

Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh

tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh

tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường Trung

Trang 12

Quốc – quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng chomôi trường là một ví dụ Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trênthế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu nănglượng của Trung quốc lấy từ than đá) Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhàmáy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùamàng và xói mòn mọi công trình xây dựng Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vìphát triển Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật vàcanh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc Sa mạc Gôbiđang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửatriệu héc ta 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng Cục Lâm

vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân TrungQuốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới Đất đai bị ô nhiễmcũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hainguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng SôngDương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý SôngHoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nôngnghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nướccống thải Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chínhcủa Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải

sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050 Để sảnxuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên nhiều gấp 7 lần sovới Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ (4) Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môitrường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang làmột trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay Theo đánh giácủa các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những nămqua rất ngoạn mục Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho ViệtNam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp

Trang 13

tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh Nói cách khác, môi trường

bị hủy diệt chính là mặt trái của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB)cho thấy: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điềutra có tỉ lệ ô nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọngđiểm WB nhận định: ô nhiễm môi trường chính là thách thức chính đối với tiếntrình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, bây giờ làthời điểm mà Việt Nam cần kiên trì theo đuổi phát triển bền vững Nếu không giảiquyết được vấn đề ô nhiễm môi trường thì Việt Nam sẽ có thể xóa đi tất cả cácthành tựu đã đạt được từ trước tới nay… Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trườngPhạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, nhưng cứtăng 1 GDP mà không có chiến lược môi trường thì sẽ mất đi 3GDP về môi trường

Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo

vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhucầu sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làmphương hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế

hệ tương lai là một yêu cầu bức thiết của phát triển bền vững Vì thế, phát triển bềnvững về kinh tế và phát triển bền vững về môi trường thực chất là phát triển “ bìnhđẳng và cân đối” để duy trì sự phát triển mãi mãi, để cân bằng giữa lợi ích của cácnhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ Thực hiện sự phát triển

“bình đẳng và cân đối” về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứttình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh củangười dân bị đe doạ… do ô nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế

Trang 14

PHẦN II: THỰC TRẠNG THIẾU BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

2.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làmthay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thảihoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe conngười, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tácnhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn(chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượngnhư nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấuđến con người, sinh vật và vật liệu

Các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:

Ô nhiễm không khí: việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầukhông khí Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chấtcloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ Ôzônquang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng vớinước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước ráccông nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm

Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượngvượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khaithác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừsâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm Phổ biến nhất trong các

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w