Ngày nay, “phát triển bền vững” là cụm từ ngày càng được phổ biến và được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Lời mở đầu Ngày nay, “phát triển bền vững” là cụm từ ngày càng được phổ biến và được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. Vậy phát triển bền vững là gì? Tại sao phải phát triển bền vững? Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực lien tục nhằm đạt được trạng thai bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là sự ràng buộc phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường. Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên Trái Đất. Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Thực hiện phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tại Việt Nam, “phát triển bền vững” được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Quá trình thực hiện phát triển kinh tế bền vững đó phát triển công nghiệp giữ vai trò chủ đạo và then chốt đã mang lại nhiều thành tựu nổi bật như nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế ngành-vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập vào sự phân công của nền kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề việc làm được giải quyết, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật được tăng cường, cơ cấu kinh tế ngành -vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, … Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít những hạn chế như quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ; thu nhập bình quân đầu người còn thấp; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế cũng như từng ngành, từng sản phẩm còn chưa cao; một số cân đối vĩ mô như cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa-dịch vụ, cân đối thu chi ngân sách nhà nước chưa được cải thiện đáng kể; tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển của nhà nước còn chậm; công tác quản lý còn nhiều yếu kém… và để lại nhiều hậu quả như sự phân biệt giàu - nghèo, thành thị với nông thôn; nhập siêu quá cao; chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng quá mạnh; . Nhưng hậu quả trực tiếp, to lớn, nặng nề do phát triển công nghiệp gây ra là ô nhiễm môi trường sinh thái. Ô nhiễm môi trường sinh thái 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hiện là một vấn đề nóng bỏng, gây nhiều thiệt hại, quan tâm và bức xức trong dư luận xã hội cả nước ta. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiêp đến sự phát triển bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển công nghiệp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội Việt Nam. Do các yếu tố trên, bắt buộc chúng ta phải có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về việc phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhưng phải bền vững, phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Những giải pháp kinh tế và tổ chức bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp ” để làm đề án nghiên cứu. Mục đích thực hiện đề án nghiên cứu: 1. Tìm hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển công nghiệp đến môi trường. 2. Thực trạng môi trường ở Việt Nam. 3. Đưa ra những giải pháp kinh tế và tổ chức bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP. 1. Khái quát về môi trường và mối quan hệ với con người 1.1 Các khái niệm về môi trường Chúng ta có những khái niệm về môi trường như sau: - Định nghĩa về môi trường của Kalesnick: Môi trường là một bộ phận của Trái Đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ trực tiếp với nó. - Định nghĩa về môi trường của Unesco: Môi trường bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình. Trong đó con người sinh sống bằng lao động của mình để thỏa khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. - Định nghĩa về môi trường của Việt Nam (1993): + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau do đó nó có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và tự nhiên. + Môi trường là tất cả các điều kiện bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. 1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và con người Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố, hiện tượng, sự vật bao quanh và cần thiết cho con người. Đó là các chất vô cơ, các tài nguyên, không khí, đất, nước, động thực vật… Tất cả các yếu tố này tạo thành một mạng lưới tổng thể có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tác động hòa đồng của chúng tạo ra một môi trường ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Con người xuất hiện từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Người ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau. -Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng. 2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển công nghiệp 2.1 Sự tác động của môi trường đối với phát triển công nghiệp -Thứ nhất, để tiến hành sản xuất công nghiệp trước tiên phải có cơ sở hạ tầng như đất đai, nhà xưởng, thiết bị máy móc…; nguyên - nhiên liệu, vật tư như điện, nước, khoáng sản… và sức lao động của con người. Mà những dạng vật chất này không phải gì khác chính là các yếu tố của môi trường sinh thái. Như vậy chính các yếu tố cấu thành môi trường là “đầu vào” của quá trình sản xuất công nghiệp. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất công nhiệp. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường và khó có thể lường trước của môi trường tự nhiên như thiên tai, bão lũ … không chỉ gây ra nhiều thảm họa cho con ngườì mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất công nghiệp. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Thứ hai, kết quả của quá trình sản xuất công nghiệp bao gồm sản phẩm và chất thải công nghiệp. Sản phẩm của công nghiệp thì được con người tiêu dùng vào nhiều mục đích khác nhau còn chất thải của công nghiệp thì được thải ra môi trường sinh thái. Do đó, môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” cho quá trình sản xuất công nghiệp. Vậy, môi trường sinhkhông chỉ cung cấp, đảm bảo “ đầu vào ” mà còn chứa đựng cả “ đầu ra ” cho quá trình sản xuất công nghiệp. 2.2 Sự tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường sinh thái Công nghiệp là quá trình sản xuất vật chất có phạm vi to lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Công nghiệp tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến nguyên liệu và thực hiện các hoạt động sửa chữa. Do vậy, công nghiệp sản xuấ ra toàn bộ tư liệu lao động, phần lớn đối tượng lao động và một phần tư liệu tiêu dung. Qúa trình sản xuất công nghiệp sẽ đem lại những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái Một là, sản xuất công nghiệp làm thu hẹp đất nông nghiệp, Từ đó đe dọa đến an ninh lương thực của quốc gia. Hai là, trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên công nghiệp đã cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với môi trường sinh thái. Hay nói cách khác quá trình khai thác tài nguyên của công nghiệp đã phá vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái. Khai thác ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ba là, lượng chất thải mà công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều, tồn tại dưới các dang thức khác nhau như rắn, lỏng, khí, tiếng ồn. Sự mất kiểm soát các chất thải đã và đang gây ra 3 loại ô nhiễm nghiêm trọng là ô nhiễm và suy thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Suy thoái môi trường đất làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi; làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến sự tích tụ cao các chất độc hai, các kim loại nặng làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường nước trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt của dân cư, nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Ô nhiễm môi trường nước cũng tác động đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy ( do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật, đơn bào ), lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển, tử vong nhất là ở trẻ em. Việc gia tăng dư lượng hóa chất có trong nước biển đã gây suy thoái các rặng san hô, làm giảm sự sinh trưởng của các loài hải sản. Nước ven biển bị ô nhiễm gây tác động xấu đến hoạt động du lich. nghỉ dưỡng của các du khách. Y học đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra như lao, phổi, hen, ung thư. Ô nhiễm môi trường không khí gây lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, dần phà hủy tầng ozon, là nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Bốn là, sự tiêu dung các sản phẩm công nghiệp cũng có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Vậy hoạt động sản xuất công nghiệp dù ở quy mô nào, trình độ nào cũng tác động xấu đến môi trường. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp và do nhận thức hạn chế về việc gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường nên tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hiện nay. Đối tượng gây ô nhiễm chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là các làng nghề và các khu công nghiệp. 1. Ô nhiễm môi trường do các làng nghề gây ra 1.1 Khái quát về làng nghề ở Việt Nam Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái ( Bắc Ninh ) với hơn 900 năm phát triển, làng gốm Bát Tràng ( Hà Nội ) có gần 500 năm tồn tại, Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Trong những năm gần đây , làng nghề đã phát triển và thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, nhiều làng nghề mới xuất hiện. Theo hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 2800 làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy trước đây nó chỉ để phục vụ trong khu vực nhỏ bé thì ngày nay được trao đổi trong nước và còn là sản phẩm xuất khẩu. Năm 2009 các làng nghề đã xuất khẩu đạt 900 triệu USD, chiếm tỉ trọng 15% trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông thôn. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phát triển làng nghề là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả vì nó làng nghề đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn ở nông thôn. Hiện làng nghề thu hút hơn 12 triệu lao động bao gồm cả lao động thường xuyên và không thường xuyên. Bên cạnh đó, làng nghề tạo ra thu nhập đáng kể đối với các hộ nông dân. 1.2 Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Việt Nam Bên cạnh những dấu hiệu khả quan trong phát triển làng nghề ở Việt Nam thì có một nỗi lo lắng va day dứt không kém đó là ô nhiếm môi trường từ các làng nghề. Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình hiện nay trong cả nước có tới 46% số làng nghề trong số này môi trường bị ô nhiễm nặng nề, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Đáng báo động là mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng theo thời gian. Hiệ nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất làng nghề là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kì khâu xử lí nào. Đây chính là nguyên nhân gây khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề ngày càn tồi tệ hơn. Theo như một khảo sát mới đây của Viện khoa học và công nghệ môi trường – đại học Bách Khoa và Bộ khoa hoc công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các làng nghề đều sản xuất thủ công nên sử dụng than củi và than đá gây ra ô nhiễm không khí như bụi, SO2, NO2, CO, CO2… Trong đó , các khí CO2 và NO2 là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các khí 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải. Kết quả của Sở tài nguyên môi trường cho thấy hàm lượng bụi tại khu vực dân cư của các làng nghề vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều chục lần. Không chỉ có nguồn nước, đất, không khí tại các làng nghề bị ô nhiễm mà còn có vấn đề tiếng ồn. Do không gian chật hẹp không có vùng đệm nên tiengs ồn gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí mức tiếng ồn lên tới 80 – 82dB. Do môi trường bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bênh mang tính nghề nghiệp như bệnh ung thư phổi, thần kinh, đau lưng, đau cột sống Tóm lại: ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng nặng nề, là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của người lao động và dân cư đang sinh sống. 2. Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp 2.1 Khái quát về khu công nghiệp ở Việt Nam Khu công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghiệp với mật độ cao, có ranh giới rõ ràng và có ban quản lí. Các doanh nghiệp công nghiệp trong khu công nghiệp thường có mối liên hệ sản xuất với nhau. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp và phát triển ngành vùng. Vì phát triển khu công nghiệp cho phép sử dụng chung cơ sở hạ tầng nên tiết kiêm được đất đai và vốn đầu tư. Phát triển khu công nghiệp tạo thuận lợi trong việc tổ chức mối sản xuất do đầu ra của doanh nghiệp này có thể là đàu vào của doanh nghiệp khác. Phát triển khu công nghiệp làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do có hệ thống xử lí chất thải chung. 10 [...]... các doanh nghiệp công nghiệp môi trường trong phạm vi cả nước; phát triển một số doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp; huy động các nguồn vốn cho phát triển các doanh nghiệp công nghiệp 1.4 Đầu tư cho nghiên cứu triển khai phát triển các công nghệ sạch, than thiện với môi trường 1.5 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế... nghiêp thường coi bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là trách nhiệm, nghĩa vụ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí sản xuất Nhưng thực ra khi gắn bảo vệ môi trường với sản xuất công nghiệp không chỉ cải thiện được chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng tính cạnh tranh vể môi trường cho sản phẩm Vì vậy các doanh nghiệp công nghiệp nên coi bảo vệ môi trường là một lợi... phát triển công nghiệp đem lại mà quên đi hậu quả mà nó mang lại đó là ô nhiễm môi trường Để bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp không chỉ cần sự nỗ lực của Nhà nước mà cần có sự tham gia của cộng đồng và nhất là sự tham gia của các doanh nhiệp hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Trước hết cần thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp công nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường Các... gia Vì vậy cần giảm tỉ trọng của ngành công nghiệp khai thác chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, các ngành công nghiệp than thiện với môi trường 1.3 Cần phát triển ngành công nghiệp môi trường Ngành công nghiệp môi trường xuất hiện ở nước ta xuất phát điểm là các công ty vệ sinh Nhưng giờ đây lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp 15 Website: http://www.docs.vn Email... động công nghiệp khác, hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp đã để lại hậu quả là môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng nề đòi hỏi phải có những bienj pháp khắc phục kịp thời 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1 Nhà nước 1.1 Đối với công. .. 0918.775.368 công nghiệp môi trường không chỉ là môi trường đô thị mà còn phát triển rất nhanh sang khu vực doanh nghiệp khu công nghiệp; kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên bằng việc sản xuất các thiết bị công nghệ Để ngành công nghiệp môi trường phát triển cần có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, về thuế, về tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; quy hoạch phát triển. .. vậy, phát triển các khu công nghiệp là hướng đi đúng đắn trong phát triển công nghiệp ở nước ta 2.2 Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp Việt Nam Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công. .. công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt Tóm lại, các khu công nghiệp giữ vị trí và vai trò to lớn trong phát triển công nghiệp. .. công nghệ sản xuất có khả năng tái chế và tái sử dụng vật lieu, phế thải Cải tiến thiết bị và quy trình sản xuất 17 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Kết luận Phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới của đất nước ta Vì vậy không được chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt mà phát triển. .. triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường 1.8 Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường 1.9 Chú trọng và tổ chức thực hiện nhiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư công nghiệp từ đó cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng có nên cấp giấy phép đầu tư hay không 2 Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 1.1 Đối với sản phẩm 16 Website: