Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
527,45 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
------------------
TRƯƠNG THỊ ĐỨC
XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I,
SINH HỌC 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học
Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ TỐ NHƯ
HÀ NỘI, 2015
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng câu hỏi để đánh giá năng
lực học sinh trong dạy học chương I, sinh học 11” tôi xin được gửi lời cảm ơn
trân trọng tới:
Các thầy cô giáo trong Tổ Phương pháp, các thầy cô trong Khoa Sinh KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã luôn tận tâm, chỉ
bảo nhiệt tình cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Các thầy cô giáo Trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em thu thập thông tin phục vụ khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, TS.
Đỗ Thị Tố Như, người đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn
nhiệt tình và những lời gợi ý quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu thì đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài này ngày
càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học
ở trường phổ thông.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2015
(Sinh viên)
Trương Thị Đức
Trương Thị Đức
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định rằng đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của cô Đỗ Thị Tố Như, giảng viên khoa Sinh – KTNN. Đề
tài này chưa từng được công bố ở đâu và hoàn toàn không trùng với công trình
nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2015
(Sinh viên)
Trương Thị Đức
Trương Thị Đức
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Đọc là
1
HS
Học sinh
2
GV
Giáo viên
3
THCS
Trung học cơ sở
4
THPT
Trung học phổ thông
5
SGK
Sách giáo khoa
6
ND
Nội dung
7
ĐV
Động vật
8
TV
Thực vật
Trương Thị Đức
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Giả thiết khoa học........................................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4
8. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................... 4
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 5
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài..................................................... 5
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 5
1.1.1. Trên thế giới............................................................................................. 5
1.1.2. Ở Việt Nam. ............................................................................................. 5
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 7
1.2.1. Câu hỏi trong dạy học .............................................................................. 7
1.2.1.1. Khái niệm câu hỏi ............................................................................. 7
1.2.1.2. Bản chất của câu hỏi ......................................................................... 8
1.2.1.3. Vai trò của câu hỏi .......................................................................... 11
1.2.1.4. Phân loại câu hỏi ............................................................................ 12
1.2.1.5. Quy trình xây dựng câu hỏi ............................................................. 15
1.2.1.6. Các mức độ của câu hỏi .................................................................. 16
1.2.2. Năng lực ................................................................................................. 19
1.2.2.1. Khái niệm năng lực ......................................................................... 19
1.2.2.2. Phân loại năng lực .......................................................................... 21
1.2.3. Đánh giá trong dạy học .......................................................................... 23
1.2.3.1. Khái niệm đánh giá ......................................................................... 23
1.2.3.2. Đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Sinh học ...................... 26
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 27
Trương Thị Đức
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.3.1. Mục tiêu điều tra .................................................................................... 27
1.3.2. Nội dung điều tra ................................................................................... 27
1.3.3. Cách tiến hành ....................................................................................... 27
1.3.4. Kết quả điều tra khảo sát ....................................................................... 27
Chương II: Xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học
chương I, Sinh học 11 ......................................................................................... 31
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương I, Sinh học 11 .................................... 31
2.1.1. Phân tích cấu trúc................................................................................... 31
2.1.2. Phân tích nội dung ................................................................................. 32
2.1.3. Xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực nhận thức HS cho chương I,
Chuyển hóa vật chất và năng lượng................................................................. 37
2.1.3.1. Chủ đề 1: “Thu nhận các chất từ môi trường bên ngoài”.............. 37
2.1.3.2. Chủ đề 2: “Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng” ................ 41
2.1.2.3. Chủ đề 3: “Phân giải các chất và giải phóng năng lượng” ........... 45
2.1.3.4. Chủ đề 4: “Vận chuyển các chất trong cơ thể” .............................. 49
2.1.3.5. Chủ đề 5: “Thải các chất” .............................................................. 53
2.1.3.6. Chủ đề 6: “Điều hòa” ..................................................................... 55
2.2.4. Định hướng sử dụng hệ thống câu hỏi................................................... 57
Chương III: Đánh giá chất lượng ........................................................................ 60
3.1. Mục đích đánh giá ........................................................................................ 60
3.2. Nội dung đánh giá ........................................................................................ 60
3.3. Phương pháp tiến hành đánh giá .................................................................. 60
3.4. Kết quả đánh giá........................................................................................... 60
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62
1. Kết luận: .......................................................................................................... 62
2. Kiến nghị: ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 66
Trương Thị Đức
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Do yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học
Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự phát triển của xã hội là sự bùng nổ của
cách mạng khoa học – công nghệ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với sự
nghiệp giáo dục đào tạo là phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo
dục. Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12/1996) đã xác định “phải đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học,
tự nghiên cứu của học sinh”. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành TW
khoá X tiếp tục khẳng định “Tập chung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
cải cách giáo dục nói chung và của cải cách bậc trung học phổ thông nói riêng.
Vài năm gần đây các trường trung học phổ thông đã có những cố gắng trong
việc đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát
huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền thống
đặc biệt là phương pháp thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các
phương pháp dạy học ở các trường THPT.
Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục
mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng hình thành
năng lực hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Đó cũng là
những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ
thông hiện nay. Chính vì vậy, việc đổi mới dạy học nói chung và dạy học bộ
môn sinh học nói riêng là cấp thiết và mang tính thời sự.
Trương Thị Đức
1
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Do thực tiễn dạy học bộ môn
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần
được hình thành bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm. Điều này đòi hỏi
giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, khắc phục kiểu học thụ
động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá
trình tiếp nhận tri thức.
Năm 2006, sách giáo khoa Sinh học 11 đã hoàn thiện và đưa vào chương
trình phổ thông. Tuy nhiên nội dung của sách sinh học 11 là nội dung khó nên
việc truyền đạt kiến thức cho học sinh sẽ gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, trong quá
trình giảng dạy đa số giáo viên sẽ chọn các phương pháp dạy học truyền thống.
Nhưng nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống sẽ không phát
huy được tính tích cực của học sinh. Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất
khi có sự hợp tác, tương tác giữa người dạy và người học nhằm đạt được mục
tiêu bài học. Để làm được điều đó, trước tiên chúng ta phải có những phương
tiện giao tiếp hiệu quả. Một trong những phương tiện giao tiếp hiệu quả đó là sử
dụng câu hỏi trong dạy học. Câu hỏi đặc biệt quan trọng trong các tiết học sinh
học bởi sinh học là môn khoa học thực nghiệm cần có sự tư duy, tưởng tượng,
khái quát của học sinh. Điều quan trọng là phải lựa chọn được những câu hỏi
thích hợp để kích thích tư duy của học sinh, thu hút các em vào bài học. Xây
dựng câu hỏi là một trong những kĩ năng cơ bản của giáo viên trong quá trình
dạy học nhằm đánh giá năng lực học sinh.
Xuất phát từ vai trò của câu hỏi trong việc đánh giá năng lực học sinh
Trong mối tương quan với phương pháp dạy học, câu hỏi có ý nghĩa tăng
cường tính tích cực, chủ động của học sinh chống lại thói quen thụ động trong
giờ học. Câu hỏi chính là phương tiện cho học sinh tự học để giáo viên dẫn dắt
học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Không những vậy, câu hỏi là linh hồn
của tiết học, nó có vai trò cực kì quan trọng: tạo môi trường giao tiếp, tạo môi
Trương Thị Đức
2
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
trường học tập là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học
đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả người học. Bởi vậy, xây dựng
câu hỏi để đánh giá năng lực của học sinh là một trong những phương pháp
kiểm tra, đánh giá vô cùng quan trọng không những đi đến những nhận định
đánh giá khách quan mà còn nhắm đến mục tiêu xa hơn đó là nuôi dưỡng hứng
thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng
học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng làm được”. Điều
này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong
tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài nghiên
cứu “ Xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học
chương I, Sinh học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy
học, qua đó nâng cao chất lượng dạy học chương I, Sinh học 11.
3. Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống các câu hỏi cho chương I, sinh học 11 và sử
dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ góp phần đánh giá được năng lực học sinh
và nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Câu hỏi đánh giá năng lực học sinh
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối 11 THPT
Nội dung chương I, sinh học 11.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về câu hỏi và đánh giá năng lực
học sinh
Trương Thị Đức
3
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nghiên cứu thực trạng xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực của học sinh
môn Sinh học ở trường THPT hiện nay.
Thiết kế các câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh
Đánh giá chất lượng câu hỏi xây dựng được.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Nghiên cứu tài liệu về quy trình xây dựng câu hỏi, nghiên cứu nội dung các
bài thuộc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11.
Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học cách ra câu hỏi kiểm tra đánh
giá.
Phân tích nội dung từng bài để có phương pháp dạy phù hợp với từng học
sinh.
6.2. Phương pháp điều tra
Khảo sát, tìm hiểu từ thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong
dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo có kinh nghiệm, có tâm huyết với
nghề về xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh
7. Đóng góp của đề tài
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc xây dựng, sử dụng câu hỏi
vào đánh giá năng lực học sinh.
Thiết kế được hệ thống câu hỏi dùng để đánh giá năng lực học sinh trong
dạy học chương I, Sinh học 11.
8. Giới hạn nghiên cứu
Xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực nhận thức của HS theo 4 mức của
Boleslwa Niemierko là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Trương Thị Đức
4
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Trên thế giới.
Nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học không còn là vấn đề mới trên
thế giới. Ngay từ những năm trước công nguyên vấn đề này đã gắn liền với tên
tuổi của nhà triết học Socrat (470 - 390 TCN), Khổng Tử (551 – 479 TCN) cho
rằng khi dạy học là đưa người học vào tình huống mâu thuẫn tức là đặt ra cho họ
những câu hỏi bẫy để kích thích cho người học.
Ở Liên Xô, các tài liệu đề cập đến phương pháp xây dựng và sử dụng câu
hỏi trong dạy học của các tác giả như: P.B.Gophman, O.Karlinxki, B.P.Exipop,
N.M.Veczilin. Cũng đi sâu vào nghiên cứu và vấn đề này còn có một số nhà
giáo dục như: Skinner (Mĩ), Okon (Ba Lan). . . Gần đây đáng chú ý có công
trình Đặt câu hỏi có hiệu quả cao cách thức giúp HS tham gia tích cực vào các
hoạt động học tập của Ivan Hanel.
Năm 1960 thang đo Bloom đã được các nhà khoa học về đánh giá giáo dục
đưa vào sử dụng để đánh giá kết quả học tập của HS. Theo thang phân loại của
Bloom gồm 6 mức độ là: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Đến
năm 1980, Giáo sư người Ba Lan Boleslwa Niemierko đưa ra thang đánh giá các
cấp độ tư duy (Thinking levels) gồm 4 cấp độ để đánh giá kết quả học tập của
HS. Thang đo gồm 4 mức độ bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và
vận dụng cao.
1.1.2. Ở Việt Nam.
Đánh giá trong giáo dục mới được phát triển ở Việt Nam mấy thập kỷ trở
lại đây trong khi các nước khác trên thế giới đã quan tâm chú trọng rất nhiều đến
vấn đề trọng tâm này đã vài thế kỷ. Giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay chú trọng
vào dạy kiến thức là chính, dẫn đến việc học sinh rất ngại học hành thi cử, dẫn
đến tình trạng nhiều lúc học chỉ để đối phó với các kỳ thi. Học sinh ở các nước
Trương Thị Đức
5
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
có nền giáo dục tiên tiến lại xem việc học, khám phá kiến thức là vui và bổ ích
vì người học được tự do tìm tòi và phát hiểu, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn
và định hướng. Chính vì vậy, để theo kịp sự phát triển của thế giới ở Việt Nam
đã có nhiều nghiên cứu về mục đích và phương pháp của kiểm tra, đánh giá và
tâm lý người học; cụ thể hơn là các nghiên cứu về đánh giá năng lực người học
nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của người học.
Từ năm 1960, vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của HS đã được đặt
ra. Khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” đã đi vào
các trường sư phạm từ thời điểm đó. Trong các tài liệu lý luận dạy học đã phê
phán nhược điểm của phương pháp thuyết trình, giảng giải và đề cập đến các
phương pháp tiến bộ như: Hỏi đáp tìm tòi, dạy học nêu vấn đề, phương pháp
nghiên cứu, nhưng còn nặng về nghiên cứu lý thuyết.
Từ năm 1970, vấn đề phát huy tính tích cực và đánh giá năng lực của HS
mới được quan tâm nghiên cứu đồng bộ cả về lý thuyết lẫn thực hành, đã có
những công trình nghiên cứu như: “Cải tiến phương pháp dạy và học nhằm phát
huy trí thông minh của học sinh” của tác giả Nguyễn Sỹ Tỳ (1971); “Kiểm tra
kiến thức bằng phiếu kiểm tra” của tác giả Lê Nhân (1974). Cũng trong thời
gian này một số tài liệu nước ngoài đã được dịch, để phục vụ giảng dạy và
nghiên cứu trong các trường sư phạm như: “Hoạt động độc lập của học sinh
trong quá trình dạy học” của tác giả E.xipôp (1971); “Những cơ sở của dạy học
nêu vấn đề” của tác giả Okôn (1976); “Phát huy tính tích cực của học sinh như
thế nào” của tác giả Kharlamốp (1978).
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá
trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của
HS. Gần đây các đề tài về lĩnh vực đặt câu hỏi trong dạy học ở Việt Nam cũng
được nghiên cứu sâu rộng. Tiêu biểu là các hoạt động nghiên cứu tại Trường Đại
học Giáo dục – ĐHQGHN với nội dung “Dạy học với câu hỏi hiệu quả”. Bởi
Trương Thị Đức
6
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục thì đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
là một yêu cầu cấp thiết.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Câu hỏi trong dạy học
1.2.1.1. Khái niệm câu hỏi
Trong giao tiếp hoặc trong quan hệ giữa con người với nhau, kể cả trong
dạy học cũng như trong cuộc sống thì hỏi là một hiện tượng phổ biến và được
coi như cả một sự việc cũng như một hành động của một con người. Sự hỏi và
hành động hỏi có nhiều hình thức biểu đạt như: làm dấu tay hay dấu mắt, mặt,
cổ, chân… song hình thức rõ ràng, công khai và phổ biến hơn cả của hành động
hỏi và sự hỏi đó là câu hỏi, tức là sự hỏi và hành động hỏi được biểu đạt bằng
lời nói. Vậy câu hỏi chính là hành động hỏi được biểu đạt bằng lời nói công
khai, có nghi thức rõ ràng.
Có nhiều cách định nghĩa câu hỏi:
Theo S.I.Ogiegov, hỏi là:
- Sự nhằm vào, sự đòi hỏi phải trả lời, đáp lại.
- Tình trạng, bối cảnh nào đó mà đối tượng nghiên cứu, phán xét, một
nhiệm vụ đòi hỏi sự giải quyết một vấn đề.
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) hỏi tức là:
- Nói ra điều mình muốn cho người ta biết với yêu cầu được trả lời.
- Nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu cầu được
đáp ứng.
Theo tác giả Trần Bá Hoành thì câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để
diễn đạt một yêu cầu một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần phải giải
quyết.
Các định nghĩa trên tuy hình thức có khác nhau nhưng đều có đặc điểm
chung như sau:
+ Sự nêu lên nhu cầu bằng lời.
Trương Thị Đức
7
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Hướng vào đói tượng nào đó là người khác với mình.
+ Đòi hỏi sự giải quyết, đáp lại, trả lời.
Chúng ta cũng cần phân biệt các thuật ngữ câu hỏi, hành động hỏi, yêu cầu:
+ Câu hỏi là kiểu nghi vấn có mục đích tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay sự vật
nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật
hay sự mô tả, phân tích, so sánh có lên quan đến sự vật và về bản thân sự vật
dưới hình thức trả lời, đáp lại.
+ Hành động hỏi có thể được biểu đạt bằng câu hỏi, có thể bằng hành vi
không lời. Do đó, hành động hỏi là bản chất của câu hỏi. Còn câu hỏi chỉ là một
trong những hình thức của hành động hỏi.
Câu hỏi lúc đầu chỉ là một hiện tượng khách quan đối với người học, nó
được vật chất hóa dưới dạng ngôn ngữ chữ viết, hoặc lời nói nó chỉ trở thành
hiện tượng chủ quan khi HS tiếp nhận, thử nó như một vấn đề cần được giải
quyết. Do đó, có thể khái quát về câu hỏi: “CH là một sản phẩm trung gian quan
trọng quyết định chủ thể nhận thức, lĩnh hội được hiểu biết về một sự vật, hiện
tượng nào đó”.
1.2.1.2. Bản chất của câu hỏi
Quan điểm triết học cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng khách quan đều được
phản ánh vào ý thức con người. Quá trình phản ảnh đó thực chất là các hoạt
động nhận thức, mà chủ yếu là giải quyết các mối quan hệ giữa mâu thuẫn khách
quan với mâu thuẫn chủ quan. Vì mâu thuẫn là động lực chử yếu của quá trình
phát triển mọi sự vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu của nhận thức,
học tập. Như vậy, có hai loại mâu thuẫn ứng dụng vào dạy học, có giá trị về mặt
nhận thức, đó là mâu thuẫn khách quan và chủ quan:
Mâu thẫn khách quan là bản chất vốn có của sự vật và hiện tượng, con
người nhận biết nó thì đó là một lĩnh vực tri thức về các sự vật, hiện tượng đó.
Trương Thị Đức
8
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mâu thuẫn chủ quan là chỉ có ở một chủ thể nhất định. Nó xuất hiện trong
tình huống mà trước một mâu thuẫn khách quan chủ thể nhận thức chưa đủ khả
năng giải thích để làm sáng tỏ.
Như vậy câu hỏi, bài tập là một công cụ logic, một công cụ về lý luận dạy
học để chúng ta mô hình hóa các mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan,
giúp người học nhận thức các đối tượng nghiên cứu.
Arsistotle là người đầu tiên đã biết phân tích câu hỏi dưới góc độ logic và
lúc đó ông cho rằng đặc trưng cơ bản của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa
chọn các giải pháp có tính trái ngược nhau, do đó con người phải có phản ứng
lựa chọn, hoặc cách hiểu này, hoặc cách hiểu khác. Tư tưởng bậc nhất của ông
còn nguyên giá trị đó là: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cái đã
biết và cái chưa biết”:
Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết.
Như vậy, trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người
chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ cần biết thêm. Do
đó tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết
của con người. Con người muốn biết một sự vật hiện tượng nào đó dứt khoát chỉ
biết khi người đó đặt được những câu hỏi: đó là cái gì? Như thế nào? Vì sao?. . .
Đề Các cho rằng, không có câu hỏi thì không có tư duy cá nhân cũng như
không có tư duy nhân loại. Ông cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của câu hỏi
là phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Phải có tỉ lệ phù hợp
giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng
mình phải làm gì để trả lời câu hỏi đó. Khi chủ thể nhận thức đã định rõ được
cái mình đã biết và cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ mới đặt được câu hỏi, và
đến lúc đó thì câu hỏi thực sự mới trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức.
Ba yếu tố cần có của một câu hỏi:
+ Mỗi câu hỏi cần chứa đựng điều chưa biết
Trương Thị Đức
9
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Điều chưa biết đó phải được người bị hỏi ý thức được để có định hướng
nghiên cứu.
+ Câu hỏi phải chứa đựng nội dung đã biết, trong đó tỉ lệ phù hợp với cái
chưa biết đối với một chủ thể là vô cùng cần thiết. Vì trong cả hai trương hợp
chưa biết gì hoặc biết quá ít cũng như biết quá nhiều hoặc biết tất cả đều không
có phản ứng trả lời, và lúc đó cái ta gọi là câu hỏi không còn là câu hỏi nữa,
nghĩa là nó không có giá trị về mặt nhận thức. Như vậy, câu hỏi là sản phẩm của
hoạt động nhận thức. Nếu tự mình biết đặt và trả lời câu hỏi đó là trình độ cao
nhất (thường đó là các nhà khoa học). Trong dạy học, người ta sử dụng cả hai
trình độ ấy, dạy HS biết trả lời và dạy HS biết hỏi.
Theo Nguyễn Ngọc Quang:”Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó
mâu thuẫn khách quan của nhiệm vụ nhận thức đực HS chấp nhận như một “vấn
đề học tập” mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm bắt được tri
thức mới”. Và vấn đề học tập là những tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có
chứa đựng mâu thuẫn biện chững giữa cái đã biết và cái chưa biết và mâu thuẫn
này đòi hỏi được giải quyết. Như vậy, câu hỏi là một sản phẩm tư duy. Hoạt
động tư duy được thể hiện ở việc xử lí thông tin để tạo ra một logic giữa thông
tin đã biết và thông tin chưa biết đủ để kích thích tạo ra một phản ứng trả lời là
kết quả của quá trình nghiên cứu tìm tòi.
Bản chất của đặt câu hỏi và tìm câu trả lời là một dạng hệ thống hóa thông
tin. Khi đặt câu hỏi phải trải qua quá trình lựa chọn, sắp xếp thông tin theo một
định hướng nhất định. Khi tìm câu trả lời cũng phải lựa chọn thông tin, sắp xếp
thông tin theo một logic hệ thống thiết lập quan hệ giữa cái đã biết trước (cái đã
cho) sao cho tường minh hóa cái cần tìm. Câu hỏi vừa là điểm xuất phát, định
hướng vừa là sản phẩm của hệ thống hóa. Đặt câu hỏi hay phương pháp vấn đáp
là quá trình tương tác giữa người dạy với người học, thực hiện thông qua hệ
thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được người dạy
và người học đặt ra. Kết quả là dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học thể
Trương Thị Đức
10
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá và lĩnh hội được đối tượng học
tập.
1.2.1.3. Vai trò của câu hỏi
Trong dạy học câu hỏi có vai trò:
- Khi dùng câu hỏi để mã hóa thông tin trong SGK thì câu hỏi và việc trả
lời câu hỏi là nguồn tri thức mới cho HS.
- Câu hỏi có tác dụng định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS.
- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được đặt ra trong bài học chứa đựng các mâu
thuẫn sé đặt HS vào tình huống có vấn đề, HS đóng vai trò là chủ thể của quá
trình nhận thức, chủ động giành lấy quá kiến thức thông qua việc trả lời các câu
hỏi, từ đó khắc phục lối truyền thụ một chiều.
- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống.
- Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS tự học và
rèn luyện phương pháp học.
- HS được dạy cách lắng nghe và học hỏi người khác, biết cách làm việc
tập thể để phát huy sức mạnh tập thể kết hợp với làm việc độc lâp.
- Dạy học bằng câu hỏi còn rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt bằng lời nói.
HS thông qua việc phát biểu tại lớp sẽ phát triển được kĩ năng diễn đạt, lập luận
loogic, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy khi đó thông tin không còn là thông
tin chết nữa. Thông tin được tích lũy sẽ dần dần phát sinh các ý tưởng.
- Dạy học bằng câu hỏi giúp GV đánh giá HS về mặt kiến thức, thái độ, vì
câu hỏi là biện pháp phát hiện, tự phát hiện thông tin ngược chiều về kết quả
nhận thức.
- Dạy học bằng câu hỏi khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc, HS
được tham gia với vai trò như những nhà khoa học phát hiện ra kiến thức. Do đó
giờ học không còn trở nên nặng nề, giảm tải đối với HS.
Trương Thị Đức
11
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Như vậy, dạy học bằng câu hỏi vừa giúp HS lĩnh hội được tri thức một
cách chủ động, vừa rèn luyện cho các em thao tác tư duy độc lập, tích cực, sáng
tạo, vừa rèn luyện phương pháp học tập. Câu hỏi là phương tiện tổ chức dạy học
tích cực. Do đó, GV khi tổ chức dạy học bằng bất kì phương pháp tích cực nào
(ví dụ nêu vấn đề, dạy học khám phá…) thì đều rất cần chuẩn bị một số câu hỏi
gợi mở để giúp học sinh tự lực đi tới mục tiêu của hoạt động.
1.2.1.4. Phân loại câu hỏi
Dựa vào năng lực nhận thức của HS có thể có 3 cách phân loại câu hỏi:
Cách 1: (có 2 loại câu hỏi)
+ Câu hỏi trình độ thấp: Đây là loại câu hỏi đòi hỏi tái hiện các kiến thức sự
kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc.
+ Câu hỏi trình độ cao: Loại câu hỏi này đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích,
tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức.
Cách 2: Theo Trần Bá Hoành, có thể sử dụng 5 loại câu hỏi chính sau đây:
+ Loại câu hỏi kích thích sự quan sát, chú ý. Nhận thức lý tính dựa trên nhận
thúc cảm tính cho nên sự quan sát tinh tế, sự chú ý sâu sắc là điều kiện cần
thiết để suy nghĩ tích cực.
+ Loại câu hỏi yêu cầu so sánh, phân tích. Loại câu hỏi này hướng HS vào
việc nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự
vật, hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm chồng chéo
một phần. Đây là loại câu hỏi hiện nay được sử dụng nhiều nhất.
+ Loại câu hỏi yêu cầu tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa. Đây là loại câu
hỏi thường đặc trưng cho kiến thúc Sinh học mang tính chất lý thuyết, dẫn
tới hình thành kiến thức đại cương, đặc biệt là sự phát hiện những mối liên
hệ có tính quy luật trong thiên nhiên.
+ Loại câu hỏi liên hệ với thực tế. Loại câu hỏi này giúp HS có nhu cầu áp
dụng kiến thức của bài học vào thực tế đời sống, sản xuất, giải thích các
hiện tượng trong tự nhiên.
Trương Thị Đức
12
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất giả
thuyết. Loại câu hỏi này gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dưới nhiều góc
độ, có thói quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học.
Cách 3: Theo Benjamin Bloom cải tiến (2001) đã đề xuất một thang 6 mức
câu hỏi (6 loại câu hỏi) tương ứng với 6 mức lĩnh hội kiến thức: Hiểu, biết,
áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Dựa vào yêu cầu năng lực nhận thức người ta có thể chia câu hỏi thành 2
loại chính:
+ Loại câu hỏi đòi hỏi tái hiện các kiên thức, sự kiện, nhớ và trình bày một
cách có hệ thống, có chọn lọc.
+ Loại câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa, vận dụng kiến thức.
Dựa vào mục đích lý luận có thể chia thành 3 loại:
+ Loại câu hỏi dùng để dạy bài mới: Loại câu hỏi này dùng để tổ chức, hướng
dẫn HS nghiên cứu tài liệu mới.
+ Loại câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức: Loại câu hỏi này dựa trên
những tri thức đã có của học sinh, nhưng kiến thức đó còn rời rạc, chưa
thành hệ thống, có tác dụng củng cố kiến thức đã học, đồng thời khái quát
hóa và hệ thống hóa kiến thúc đó, rèn luyện các thao tác tư duy logic.
+ Loại câu hỏi dùng để kiểm tra đánh giá: Loại câu hỏi này được dùng để
kiểm tra khả năng đánh giá, lĩnh hội kiến thức của HS có thể sau một bài
học, một chương hoặc một phần của chương trình.
Dựa vào thang phân loại của PISA gồm 3 mức
+ Nhận biết/ Thu thập thông tin
+ Kết nối và tích hợp/Phân tích, lí giải
+ Phản hồi và đánh giá.
Dựa theo thang đo cấp độ tư duy (Thinking levels) có 4 loại câu hỏi tương
ứng với 4 mức:
Trương Thị Đức
13
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Câu hỏi mức nhận biết
+ Câu hỏi mức thông hiểu
+ Câu hỏi mức vận dụng thấp
+ Câu hỏi mức vận dụng cao
Dựa theo thang đo của Stiggins có 4 loại câu hỏi:
+ Câu hỏi nắm vững kiến thức
+ Câu hỏi đánh giá trình độ suy luận
+ Câu hỏi đánh giá kĩ năng thực hành
+ Câu hỏi đánh giá năng lực tạo sản phẩm
Khi kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học, thường sử dụng các loại câu
hỏi sau:
+ Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiên thức đã học
+ Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức nghĩa là đòi hỏi giải
thích nội dung kiến thức đã lĩnh hội
+ Câu hỏi kiểm tra khả năng vậng dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm
vụ nhận thức mới
+ Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức nghĩa là xác định được
vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và trong thực tiễn
+ Câu hỏi kiểm tra thái độ, hành vi của người học sau khi kết thúc một chủ đề
nào đó.
Để hình thành phát triển năng lực nhận thức, thường sử dụng các loại câu
hỏi sau:
+ Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát
+ Câu hỏi rèn luyện kĩ năng phân tích
+ Câu hỏi rèn luyện kĩ năng tổng hợp
+ Câu hỏi rèn luyện kĩ năng so sánh
+ Câu hỏi rèn luyện kĩ năng sử dụng con đường quy nạp
+ Câu hỏi rèn luyện kĩ năng sử dụng con đường diễn dịch.
Trương Thị Đức
14
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Dựa vào cách trả lời câu hỏi chia thành:
+ Câu hỏi tự luận
+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh chia thành:
+ Câu hỏi nêu các sự kiện
+ Câu hỏi xác định các dấu hiệu bản chất
+ Câu hỏi xác định mối quan hệ
+ Câu hỏi xác định cơ chế
+ Câu hỏi xác định phương pháp khoa học
+ Câu hỏi xác định ý nghĩa lí luận hay thực tiễn của kiến thức.
1.2.1.5. Quy trình xây dựng câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Xác định mục tiêu bài học là khâu trọng tâm nhằm thực hiện hai chức năng
chính: một là định hướng trong dạy học; hai là căn cứ để kiểm tra đánh giá kết
quả tiến bộ của HS. Do đó, mục tiêu khi xây dựng cần phải đảm bảo các yêu
cầu: quan sát được; lượng hóa được; khả thi; định hướng được cách dạy và
học.
Bước 2: Phân tích nội dung. Xác định kiến thức trọng tâm, xác định nội dung
logic bài học
Để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về ND dạy học của chương
trình đề ra, để đảm bảo mục tiêu dạy học GV cần phải nghiên cứu kĩ tài liệu
SGK, phân tích ND bài học ở mức độ chi tiết để có thể khái quát hóa về ND,
xác định được các yếu tố cấu thành bài và các kiến thức trọng tâm từ đó xác
định tiến trình xây dựng tri thức cho người học.
Bước 3: Tìm điều cần hỏi (khả năng mã hóa nội dung) từ kênh chữ và kênh
hình của bài học.
Muốn xác định được ND kiến thức để mã hóa thành câu hỏi thì việc đầu
tiên là phải xác định được ND cơ bản và trọng tâm của bài dạy. Phân chia
Trương Thị Đức
15
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
được ND cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hóa
thành câu hỏi phù hợp giúp HS lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, chính xác và
có hệ thống.
Bước 4: Diễn đạt điều cần hỏi bằng câu hỏi, xác định nội dung trả lời cho câu
hỏi.
Trên cơ sở đã tìm được các khả năng mã hóa, dùng câu hỏi để diễn đạt điều
cần hỏi. Việc diễn đạt các khả năng mã hóa ND kiến thức thành câu hỏi cần
căn cứ vào ND mà có nhiều cách khác nhau để diễn đạt ND đó thành câu hỏi.
Những nội dung kiến thức có khả năng mã hóa thành câu hỏi phải được diễn
đạt ở các mức độ khác nhau. Theo Boleslwa Niemierko gồm 4 mức là: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi để đưa vào
sử dụng.
Câu hỏi sau khi được xây dựng xong cần được xem xét lại về cả ND và
hình thức diễn đạt. Cần đối chiếu với cac mục tiêu bài học để xác định số
lượng và chất lượng của câu hỏi. nếu chưa đạt yêu cầu về ND và hình thức
diễn đạt cần chỉnh sửa lại cho chính xác và phù hợp.
1.2.1.6. Các mức độ của câu hỏi
Theo Benjamin Bloom đề xuất thang 6 mức đo độ của năng lực nhận thức
bao gồm:
Biết: Là khả năng HS ghi nhớ và nhận diện thông tin, được hiểu là nhớ
những kiến thức máy móc và nhắc lại. Những hoạt động tương ứng với mức độ
biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu.
Hiểu: Là khả năng HS hiểu, diễn dịch, diễn giải, hoặc suy diễn một vấn
đề theo lối suy nghĩ và cách hành văn của chính mình. Bên cạnh đó còn có thể
dự đoán được kết quả hay hậu quả của vấn đề. Những hoạt động tương ứng với
mức độ hiểu là diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình,…
Trương Thị Đức
16
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Vận dụng: Có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong
những tình huống cụ thể hay tình huống mới. Vận dụng là mức bắt đầu của sáng
tạo. Những hoạt động tương ứng với mức vận dụng có thể là chuẩn bị, sản xuất,
giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức nấu ăn,…
Phân tích: Là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành
để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại. Các
hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân
biệt hoặc chia nhỏ các thành phần,…
Tổng hợp: Liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo
một dạng mới. Ở mức độ này, đòi hỏi HS phải sử dụng những gì đã học để tạo
ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. Các hoạt động liên quan đến mức
độ tổng hợp có thể gồm; thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác,…
Đánh giá: Là khả năng phán xét giá trị của đối tượng. Để sử dụng đúng
mức độ này, HS phải có khả năng giải thích tạo sao sử dụng những lập luận giá
trị để bảo vệ quan điểm của mình. Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh
giá có thể là: biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận,…
Năm 1980 Giáo sư người Ba Lan Boleslwa Niemierko đưa ra thang đánh
giá các cấp độ tư duy (Thinking levels) gồm 4 cấp độ để đánh giá kết quả học
tập của HS. Thang đo chú trọng đến các cấp độ tư duy của HS và phát huy khả
năng sáng tạo của HS. Thang đo Thinking level gồm 4 mức độ bao gồm: Nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Nhận biết: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận
ra chúng khi được yêu cầu
Thông hiểu: Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng
chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo
viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.
Trương Thị Đức
17
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Vận dụng thấp: Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao
hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản
và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày
giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.
Vận dụng cao: Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ
đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được
học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải
quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này.
Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải
ngoài xã hội.
Câu hỏi là một công cụ để đánh giá năng lực của học sinh. Để đánh giá
được năng lực nhận thức về Sinh học tôi xây dựng câu hỏi ở 4 mức độ theo
Boleslwa Niemierko. Các động từ trong câu hỏi phải phù hợp với các mức độ tư
duy, cụ thể như sau:
Mức độ
Nội dung
Quan sát, nhớ lại
Nhận biết
Các động từ
Mô tả, liệt kê, nhận
được thông tin và nhận dạng, chỉ ra, gọi tên,
diện được câu hỏi khoa nhận biết,…
học
Sử dụng thông tin và
Thông hiểu
Tóm tắt, diễn giải, so
chuyển đổi kiến thức từ sánh, dự đoán, lấy ví
dạng này sang dạng dụ,…
khác
Năng lực sử dụng
Áp
dụng,
thuyết
thông tin, vận dụng các minh, tính toán, chứng
Vận dụng thấp
Trương Thị Đức
phương pháp, khái niệm minh, nghiên cứu sửa
18
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
và lí thuyết đã học vào đổi, liên hệ,…
những tình huống cụ thể
hay tình huống mới.
Sử dụng những gì đã
Lựa chọn, phán xét,
học để tạo ra cái mới, so phân tích, thiết kế, xếp
Vận dụng cao
sánh và phân biệt các thứ tự, giải thích, liên
kiến thức đã học đánh kết, kết nối, tạo mới,
giá các giá trị của các phát triển,…
học thuyết có dấu hiệu
của sự sáng tạo.
1.2.2. Năng lực
1.2.2.1. Khái niệm năng lực
Năng lực (capacity/ability) hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc
tiểm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời
điểm nhất định. VD khả năng giải toán, nói tiếng Anh… thường được đánh giá
bằng các trắc nghiệm trí tuệ (ability tests) .
Năng lực (compentence) thường được gọi là năng lực hành động, là khả
năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một
lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành
động [6].
Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc
như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện
thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck, 1998) [6].
Năng lực là các khả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể
học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm
chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để
Trương Thị Đức
19
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong
những tình huống thay đổi (Weinert, 2001) [6]
Năng lực của học sinh là “Sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn
sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực
hướng tới giải pháp cho các vấn đề” (Weinert, 2001) [6].
Năng lực là “khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện
thành công nhiệm vụ trong một số bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002) [6].
Năng lực là “khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình
huống đa dạng của cuộc sống” (Québec – Ministere de I’Education, 2004) [6].
Năng lực là: khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự
tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích
hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” (Tremblay, 2002) [6].
Năng lực là khả năng ứng phó thành công hay năng lực thực hiện hiệu quả
một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó trên cơ sở hiểu biết (tri thức), biết cách lựa
chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng/kĩ xảo… để hành động
phù hợp với những mục tiêu và điều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi [6].
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể được
hiểu theo hai nét nghĩa:
1. Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt
động nào đó. Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả
năng để hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao.
2. Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn
thành một hoạt động nào đó có chất lượng cao.
Năng lực hiểu theo quan điểm tâm lí: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm
lí độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm
bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả. Nó được thể hiện ở các mức độ:
+ Mức 1: Hoàn thành kết quả
Trương Thị Đức
20
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Mức 2: (mức tài năng): Hoàn thành kết quả có biểu hiện của sự sáng tạo
+ Mức 3: (mức thiên tài): Cao nhất, hoàn chỉnh nhất, sáng tạo, ý nghĩa với
cuộc sống.
Có thể thấy dù được hiểu theo những cách khác nhau, nhưng các cách hiểu
trên đều khẳng định: Nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là
phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what).
Có thể tham khảo thêm một số cách hiểu về khái niệm “năng lực” như sau:
“Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện
thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”
“Năng lực là các kĩ năng và khả năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có
thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng
hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã
hội để có thể sử dụng thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những
tình huống thay đổi”.
Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm
“năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải
quyết một tình huống có thực trong cuộc sống.
Từ đó chúng ta có thể nhận định năng lực của học sinh phổ thông chính là
khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các
nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống
của các em.
1.2.2.2. Phân loại năng lực
Theo các nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh, tại hội thảo chuyên đề về
năng lực và đánh giá năng lực học sinh, tháng 7/2013, năng lực gồm:
Năng lực chung:
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và
làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển
do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là năng lực
Trương Thị Đức
21
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
xuyên chương trình. Hội đồng châu Âu gọi là năng lực chính. Cũng cần lưu ý
khái niệm năng lực chính được nhiều nước trong khối EU sử dụng với các thuật
ngữ khác nhau như: Năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, năng lực cơ sở, kĩ
năng chính, kĩ năng cốt lõi, khả năng, phẩm chất chính, kĩ năng chuyển giao
được…Năng lực chung của học sinh có thể chia thành 2 nhóm:
- Nhóm các năng lực nhận thức: Đó là các năng lực thuần tâm thần gắn
liền với các quá tình tư duy như năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán và
suy luận logic/trừu tượng; năng lực cảm xúc; năng lực giao tiếp. . .
- Nhóm các năng lực phi nhận thức: Đó là các năng lực không thuần tâm
thần, mà có sự pha trộn các nét/phẩm chất nhân cách như năng lực vượt
khó; năng lực thích ứng; năng lực thay đổi suy nghĩ/tạo niềm tin tích cực;
năng lực ứng phó stress…
Năng lực chuyên biệt:
Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát
triển do một lĩnh vực/môn học nào đó; Vì thế chương trình Québec gọi là năng
lực môn học cụ thể để phân biệt với năng lực xuyên chương trình – năng lực
chung.
Khi nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015,
người ta tách các năng lực cần hình thành ở HS phổ thông thành: Nhóm các
năng lực chung và nhóm các năng lực chuyên biệt môn học/lĩnh vực học tập.
Các năng lực chung
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
Nhóm năng lực về quản lí xã hội
- Năng lực giao tiếp
Trương Thị Đức
22
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Năng lực hợp tác
Nhóm năng lực công cụ
-Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
Các năng lực chuyên biệt môn học/lĩnh vực học tập:
Bao gồm (1) Tiếng Việt; (2) Tiếng nước ngoài; (3) Toán; (4) Khoa học
tự nhiên, công nghệ; (5) Khoa học xã hội và nhân văn; (6) Nghệ thuật…
Năng lực học tập Sinh học thuộc năng lực cụ thể. Năng lực của HS trong
học tập Sinh học hay nói cách khác là năng lực học tập Sinh học của HS có thể
được chia thành: Năng lực nhận thức về Sinh học và năng lực thực nghiệm.
Trong giới hạn đề tài, tôi tập trung xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực
nhận thức về Sinh học của học sinh. Cụ thể là năng lực nhận thức của HS về nội
dung kiến thức của chương I, Sinh học 11.
1.2.3. Đánh giá trong dạy học
1.2.3.1. Khái niệm đánh giá
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “đánh giá” và được
xét trên những góc độ rộng, hẹp khác nhau: Đánh giá nói chung, đánh giá trong
giáo dục, đánh giá trong dạy học và đánh giá kết quả học tập.
Khái niệm đánh giá được hiểu theo nghĩa chung nhất: có thể kể ra một số
định nghĩa sau:
Theo quan niệm của triết học, đánh giá là xác định giá trị của sự vật, hiện
tượng trong xã hội, hoạt động hành vi của con người tương xứng với những mục
tiêu, nguyên tắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ một
thái độ. Nó có nguyên tắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, từ đó bộc
lộ một thái độ. Nó có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động.
Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh – Việt: thuật ngữ “assessment” có
nghĩa là kiểm tra đánh giá. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, hình thành
Trương Thị Đức
23
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, theo những mục tiêu, tiêu
chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thich hợp đẻ cải thiện thực trạng,
điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Theo K. Ulbrich: “Đánh giá là hệ thống hoạt động nhằm thu thập số liệu,
sản phẩm, báo cáo có giá trị thực sự về sự hiểu biết và nắm vững những mục
tiêu đã đề ra”.
Theo GS. Trần Bá Hoành (1995): “Đánh giá là quá trình hình thành những
phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu
được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những
quyết định thích hợp để cải tiến thục trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và
hiệu quả công việc.
Theo P. E. Grinffin (1996): ”Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của
một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của
một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng
dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt được mục đích nhất định”.
Theo C. E Beeby (1997): ” Đánh giá là sự thu thập và lí giải một cách có hệ
thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành
động”.
Trong giáo dục học, đánh giá được các nhà nghiên cứu định nghĩa như
sau:
Đánh giá trong giáo dục xuất hiện khi có một người tương tác trực tiếp hay
gián tiếp với người khác nhằm mục đích thu thập và lí giải thông tin về kiến
thức, hiểu biết, kĩ năng và thái độ ở người đó.
Theo Ralph Tyler (1950), nhà giáo dục và tâm lí Mĩ, “Quá trình đánh giá
chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương
trình giáo dục”
Theo Marger (1993): đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và
giáo viên để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ.
Trương Thị Đức
24
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Theo R. Tiler (1984): quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức
độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục.
Xét từ bình diện chức năng, mục đích cũng như đối tượng, “đánh giá trong
giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống các thông tin về
hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ
vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những
chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.”
Như vậy, ”Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định,
phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu
được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những
quyết định thích hợp để cải tiến thục trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và
hiệu quả công việc”.
Trong dạy học, đánh giá được xem xét như một quá trình liên tục và là một
phần của quá trình giảng dạy. Chẳng hạn:
Theo R. F Marger: ”Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo
viên về dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”.
Theo Nitko và Brookhart (2007) đánh giá trong giáo dục là một khái niệm
rộng, nó được định nghĩa là một quá trình thu thập thông tin và sử dụng các
thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường và
đưa ra các chính sách giáo dục. Các quyết sách liên quan đến học sinh bao gồm
quản lí hoạt động giảng dạy trên lớp, xếp lớp (xếp chỗ cho học sinh vào các
chương trình học khác nhau), hướng dẫn và tư vấn, tuyển chọn học sinh để cấp
học bổng… xác nhận năng lực của học sinh.
Đánh giá kết quả học tập của HS: là quá trình thu thập và xử lí thông tin về
trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của học sinh cùng với tác động và
nguyên nhân của tình hình đó, nhầm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm
của GV và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.
Trương Thị Đức
25
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đánh giá gồm 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra
quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu
phải theo đuổi và kết thúc khi chúng ta đề ra một quyết định liên quan đến mục
tiêu đó. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng
quan trọng như đánh giá đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tùy theo
kết quả đánh giá.
Đánh giá quá trình dạy học thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là
nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học vừa góp phần điều chỉnh hoạt
động này.
1.2.3.2. Đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Sinh học
Hiện nay trong quá trình giảng dạy, việc đánh giá chủ yếu là đánh giá kiến
thức, dựa trên điểm số để xếp loại, nên có thể chưa phản ánh đẩy đủ khả năng
học tập của HS. Đánh giá năng lực của học sinh sẽ phản hồi được hạn chế của
phương pháp đánh giá truyền thống, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng
của quá trình dạy học.
Có nhiều công cụ để đánh giá năng lực của học sinh như sử dụng nhiệm vụ,
câu hỏi, bài tập,… Mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực là đánh giá khả năng
HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của
cuộc sống. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội
cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS
vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải
dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài
nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành
một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả
kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học.
Để đánh giá được năng lực nhận thức về Sinh học chúng tôi thiết kế hệ
thống câu hỏi theo các cấp độ từ thấp đến cao gồm 4 mức: nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp và vận dụng cao.
Trương Thị Đức
26
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Mục tiêu điều tra
Điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực của HS trong
dạy học Sinh học 11 đối với GV THPT.
Điều tra việc xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực HS trong các khâu của
quá trình dạy học.
1.3.2. Nội dung điều tra
Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá
năng lực HS trong dạy học Sinh học 11.
Việc xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực của HS trong dạy
học Sinh học 11.
1.3.3. Cách tiến hành
Tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra với các câu hỏi trắc nghiệm và
câu hỏi mở (phiếu điều tra) kết hợp dự giờ, phỏng vấn GV giảng dạy Sinh học ở
trường THPT.
1.3.4. Kết quả điều tra khảo sát
Qua trò chuyện, dự giờ và điều tra bằng phiếu điều tra với 15 giáo viên
môn Sinh học ở một số trường THPT chúng tôi nhận thấy:
Câu 1: Khi soạn giáo án, thầy cô có hay xây dựng câu hỏi trong dạy học sinh
học để đánh giá năng lực của học sinh không?
Mức độ
Số người
Tỉ lệ (%)
Chưa bao giờ
0
0
Thỉnh thoảng
6
40
Thường xuyên
7
46,7
Ý kiến khác
2
13,3
Trương Thị Đức
27
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Câu 2: Đánh giá của thầy cô về vai trò của câu hỏi trong việc đánh giá năng
lực nhận thức của học sinh?
Mức độ
Số người
Tỉ lệ %
Rất cần thiết
5
33,3
Cần thiết
9
60
Không cần thiết
1
6,7
Rất không cần thiết
0
0
Câu 3: Khi soạn giáo án, để đánh giá năng lực của học sinh thầy cô thường sử
dụng loại câu hỏi nào?
Mức độ câu hỏi
Số người
Tỉ lệ %
Câu hỏi ở mức độ biết và hiểu
1
6,7
Câu hỏi ở mức độ vận dụng
7
46,7
Câu hỏi yêu cầu tổng hợp phân tích
5
33,3
Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo
2
13,3
Câu 4: Nếu đã sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh, xin thầy cô cho
biết đã sử dụng vào khâu nào của quá trình dạy học?
Khâu của quá trình dạy học
Số người
Tỉ lệ %
Nghiên cứu tài liệu mới
1
6,7
Ôn tập, củng cố
2
13,3
Kiểm tra đánh giá
2
13,3
Cả 3 khâu của quá trình dạy học
10
66,7
Trương Thị Đức
28
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Câu 5: Xin thầy cô cho biết hứng thú của học sinh trong giờ học sử dụng câu
hỏi đánh giá năng lực của học sinh?
Hứng thú HS trong giờ học
Số người
Tỉ lệ %
Học sinh trầm hơn bình thường
0
0
Lớp học bình thường như trước
1
6,7
Học sinh sôi nổi, tích cực hơn
12
80
Ý kiến khác
2
13,3
Câu 6: Khó khăn mà thầy cô thường gặp trong xây dựng và sử dụng câu hỏi để
đánh giá năng lực học sinh trong dạy học?
Khó khăn của GV
Số người
Tỉ lệ %
Chưa được tập huấn và bồi dưỡng bài bản về kĩ
6
40
6
40
Thiếu thời gian suy nghĩ, đầu tư cho bài giảng
3
20
Ý kiến khác
0
0
năng xây dựng và sử dụng nhiều câu hỏi trong bài
giảng
Trình độ học sinh không cho phép sử dụng nhiều
câu hỏi trong bài giảng
Trương Thị Đức
29
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Câu 7: Liên quan tới việc xây dựng và sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực học
sinh, thầy cô có mong muốn gì trong công tác giảng dạy của bản thân?
Mong muốn của GV
Số người
Tỉ lệ %
Được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và
9
60
5
33,3
0
0
1
6,7
sử dụng câu hỏi trong dạy học
Được cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và sử
dụng câu hỏi trong dạy học
Không cần thiết vì có thể tự mình xây dựng và sử
dụng câu hỏi một cách thành thạo
Ý kiến khác
Qua kết quả trên chung tôi nhận thấy:
Xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực HS ở trường THPT
được quan tâm và sử dụng trong hầu hết các khâu của quá trình dạy học, không
những đánh giá được năng lực của HS mà còn tạo bầu không khí sôi nổi, tích
cực trong giờ học. Tuy nhiên, xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực
HS vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: chưa được tập huấn và cung cấp tài liệu về
kĩ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực HS, về trình độ của HS
không cho phép sử dụng nhiều câu hỏi và thiếu thời gian suy nghĩ đầu tư cho bài
giảng.
Trương Thị Đức
30
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương II: Xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh trong
dạy học chương I, Sinh học 11
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương I, Sinh học 11
2.1.1. Phân tích cấu trúc
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm 22 bài và được chia
thành hai phần :
Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật gồm 11 bài lí
thuyết và 3 bài thực hành, cụ thể:
+ Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
+ Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
+ Bài 3: Thoát hơi nước
+ Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
+ Bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
+ Bài 6: Dinh dưỡng Ni tơ ở thực vật (tiếp theo)
+ Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò
của phân bón
+ Bài 8: Quang hợp ở thực vật
+ Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
+ Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
+ Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
+ Bài 12: Hô hấp ở thực vật
+ Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
+ Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật gồm 06 bài lí
thuyết và 01 bài thực hành và 01 bài ôn tập chương, cụ thể:
+ Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
+ Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
Trương Thị Đức
31
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Bài 17: Hô hấp ở động vật
+ Bài 18: Tuần hoàn máu
+ Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
+ Bài 20: Cân bằng nội môi
+ Bài 21: Thực hành: đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
+ Bài 22: Ôn tập chương I
2.1.2. Phân tích nội dung
Nội dung Sinh học 11 trình bày 1 cách có hệ thống logic. Sau khi học xong
về sinh học tế bào và sinh học vi sinh vật ở lớp 10 thì đến lớp 11 học sinh được
nghiên cứu ở mức độ cao hơn là sinh học cơ thể. Nội dung chương I, sinh học
11 nghiên cứu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
Phần A: Đề cập tới sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cây, quá trình
quang hợp, quá trình hô hấp và sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh tới
quang hợp.
Phần B: Nghiên cứu về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn máu và cân bằng nội
môi trong tế bào.
Nhiệm vụ của sinh học 11 là dạy Sinh học cấp cơ thể bao gồm 4 đặc trưng
cơ bản của cơ thể sống như: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản. Chương I, giới thiệu sự chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở cơ thể thực vật và động vật, một đặc trưng cơ bản của sự sống,
quyết định toàn bộ các chức năng khác của cơ thể sống; bao gồm quá trình trao
đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp và hô hấp ở thực vật, quá tình tiêu hóa, hô
hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi ở cơ thể động vật. Những yếu tố ảnh hưởng
tới quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, những ứng dụng kiến thức về
chuyển hóa vật chất và năng lượng vào đời sống sản xuất. Do vậy, để thuận lợi
cho đánh giá năng lực nhận thức Sinh học của học sinh ta có thể chia chương I
thành 6 chủ đề, cụ thể là:
Trương Thị Đức
32
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
CHỦ ĐỀ
1.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
NỘI DUNG CHÍNH
BÀI LIÊN QUAN
Thu - Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với + Bài 1: Sự hấp thụ
nhận các
môi trường và chuyển hoá vật chất và nước và muối khoáng
chất
năng lượng trong tế bào.
từ
môi
ở rễ
- Trình bày được vai trò của nước ở thực + Bài 4: Vai trò của
trường
vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế các nguyên tố khoáng
bên ngoài.
bào và tham gia vào các quá trình sinh lí + Bài 5: Dinh dưỡng
của cây. Thực vật phân bố trong tự Nitơ ở thực vật
nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước.
+ Bài 6: Dinh dưỡng
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và Nitơ ở thực vật (tiếp
ion khoáng ở rễ cây.
theo)
- Nêu được vai trò của chất khoáng đối
với thực vật.
- Phân biệt được các nguyên tố khoáng
đại lượng và vi lượng.
- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất
khoáng (thụ động và chủ động) ở thực
vật.
- Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên
tố khoáng: qua không bào, qua tế bào
chất, qua thành tế bào và gian bào.
- Trình bày được sự hấp thụ và vận
chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào
đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và
điều kiện môi trường.
- Trình bày vai trò của nitơ, sự đồng hoá
Trương Thị Đức
33
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
nitơ khoáng và nitơ tự do (N2) trong khí
quyển.
- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo
năng suất cao của cây trồng.
2.
Tổng - Trình bày được vai trò của quá trình + Bài 8: Quang hợp ở
hợp
chất
tích
năng
lượng
các
quang hợp.
thực vật
và - Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục + Bài 9: Quang hợp ở
lũy
lạp mang hệ sắc tố quang hợp.
các nhóm thực vật C3,
- Trình bày được quá trình quang hợp ở C4, CAM
thực vật C3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha + Bài 10: Ảnh hưởng
sáng và pha tối.
của các nhân tố ngoại
- Trình bày được đặc điểm của thực vật cảnh đến quang hợp
C4 sống ở khí hậu nhiệt đới, cấu trúc lá + Bài 11: Quang hợp
có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất và năng suất cây
cao.
trồng
- Nêu được thực vật CAM mang đặc + Bài 15: Tiêu hóa ở
điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng động vật
suất thấp.
+ Bài 16: Tiêu hóa ở
- Trình bày được quá trình quang hợp động vật (tiếp theo)
chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi
trường.
- Giải thích được quá trình quang hợp
quyết định năng suất cây trồng.
- Phân biệt được năng suất sinh học và
năng suất kinh tế.
- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân
tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể
Trương Thị Đức
34
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng
lượng giữa cơ thể với môi trường với
chuyển hoá vật chất và năng lượng trong
tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa quá
trình trao đổi chất và quá trình chuyển
hoá nội bào.
- Trình bày những đặc điểm thích nghi
trong cấu tạo và chức năng của các cơ
quan tiêu hoá ở các nhóm động vật
khác nhau trong những điều kiện sống
khác nhau.
3.
Phân - Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: giải + Bài 12: Hô hấp ở
giải
các
chất
và
giải phóng
phóng năng lượng và tạo các sản phẩm thực vật
trung gian dùng cho mọi quá trình sinh + Bài 17: Hô hấp ở
tổng hợp.
động vật
năng
- Trình bày được ti thể (chứa các loại
lượng
enzim) là cơ quan thực hiện quá trình hô
hấp ở thực vật.
- Trình bày được hô hấp hiếu khí và sự
lên men.
+ Trường hợp có ôxi xảy ra đường phân
và chu trình Crep (chu trình Crep và
chuỗi chuyền điện tử). Sản sinh nhiều
ATP.
+ Trường hợp không có ôxi tạo các sản
Trương Thị Đức
35
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
phẩm lên men.
- Trình bày được mối liên quan giữa
quang hợp và hô hấp.
- Nhận biết được hô hấp ánh sáng diễn ra
ngoài ánh sáng.
- Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ
ẩm...
- Nêu những đặc điểm thích nghi trong
cấu tạo và chức năng của các cơ quan
hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau
trong những điều kiện sống khác nhau.
4.
Vận - Trình bày được cấu tạo, thành phần và
+ Bài 2: Vận chuyển
chuyển
động lực của các dòng vận chuyển các
các chất trong cây
các
chất trong cây.
+ Bài 18: Tuần hoàn
chất
trong
cơ - Nêu được những đặc điểm thích nghi
thể
máu
của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật
+ Bài 19: Tuần hoàn
khác nhau.
máu (tiếp theo)
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ
tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ
tuần hoàn kép.
5.
Thải - Trình bày được vai trò của quá trình + Bài 3: Thoát hơi
các chất
thoát hơi nước đối với thực vật.
nước
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với
chức năng thoát hơi nước.
- Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở
của khí khổng và các tác nhân ảnh
Trương Thị Đức
36
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
hưởng tới quá trình thoát hơi nước.
6.
Điều - Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối + Bài 20: Cân bằng
hòa
với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, nội môi
cân bằng pH).
+ Cân bằng nước
- Trình bày được vai trò của các cơ quan trong cây (Bài 3. Mục
bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau IV: Cân bằng nước và
đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo tưới tiêu hợp lí)
nội cân bằng (thông qua mối liên hệ
ngược).
- Nêu được sự cân bằng nước cần được
duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm
bảo cho sinh trưởng của cây trồng.
2.1.3. Xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực nhận thức HS cho chương I,
Chuyển hóa vật chất và năng lượng
2.1.3.1. Chủ đề 1: “Thu nhận các chất từ môi trường bên ngoài”
Câu hỏi
Câu hỏi
Mức
Chủ để
Thu
nhận
các chất từ
môi trường
bên ngoài
Nhận biết
Gồm ND các bài: 1, 4, 5, 6 (Hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ và vai trò của chúng đối với thực vật).
1. Mô tả cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức
năng hút nước và ion khoáng?
2. Kể tên các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến
lông hút?
3. Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu? Thế nào là nguyên tố đại lượng và nguyên tố
vi lượng?
4. Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng
cho cây, dạng phân bón mà cây hấp thụ được?
Trương Thị Đức
37
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Mô tả dấu hiệu điển hình khi cây trồng thiếu:
nitơ, phốtpho, kali, canxi?
6. Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ
mà cây hấp thụ được?
7. Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và
độ ẩm tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ?
8. Trình bày ảnh hưởng của độ PH, độ thoáng khí
tới quá trình hấp thụ khoáng và nitơ?
9. Trình bày mối tương tác giữa môi trường và rễ
trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng?
1. Phân biệt cơ chế hấp thụ khoáng với cơ chế hấp
thụ ion khoáng ở rễ cây?
2. Quá trình hấp thụ chất khoáng vào cây có tách
rời với quá trình hấp thụ nước được không? Tại
Thông
hiểu
sao?
3. So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ
rễ cây trên cạn với cây thủy sinh? Giải thích?
4. Vì sao nói đất là nguồn cung cấp chủ yếu các
chất khoáng?
5. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí
tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài
cây trồng?
6. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử
nitrat?
7. Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào
trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu
độc?
Trương Thị Đức
38
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
8. Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có
tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ
môi trường?
1. Tại sao các cây có thân vươn lên cao còn rễ cây
mọc xuống dưới?
2. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ
bị chết?
Vận dụng 3. Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ dùng với
thấp
một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
4. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp
lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và
loại cây trồng?
5. Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh
dưỡng?
6. Vì sao khi bón quá nhiều phân cũng có thể làm
chết cây?
7. Giải thích tại sao các cây trên cạn không sống
được trong đất mặn?
8. Vì sao khi trồng các cây họ đậu người ta bón
phân đạm với liều lượng rất it?
9. Vì sao thiếu Nitơ trong môi trường dinh dưỡng,
cây lúa không thể sống được?
10. Vì sao nói cây xanh “tắm mình trong biển khí
nitơ” nhưng cây vẫn có thể thiếu đạm? Điều kiện
nào để sinh vật có thể cố định được nitơ không
khí?
11. Vì sao ở một số cây như: cây thông, cây sồi rễ
Trương Thị Đức
39
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
không có lông hút mà chúng vẫn hấp thụ được
muối kháng?
1. Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp giúp
cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong
đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dể hấp
thụ đối với cây?
2. Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn và xới đất
quanh gốc cây?
Vận dụng
cao
3. Vì sao một số cây thường xuyên sống trong
nước như cây đước lại có rễ mọc ngược, nhô lên
khỏi mặt đất?
4. Vì sao vi khuẩn rhizobium có thể tìm đến cây
họ đậu để sống cộng sinh?
5. Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích ý nghĩa
hoá - sinh học của câu ca dao sau:
“Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ – Hễ nghe tiếng sấm
phất cờ mà lên”
6. Giải thích vì sao khi bón phân người ta thường
nói: “trông trời, trông đất, trông cây”?
7. Nếu bón quá nhiều phân Nitơ cho cây làm thực
phẩm có tốt không? Tại sao?
8. Nhà An trồng cây ngô, thời gian gần đây An
thấy lá của nó có màu vàng nhạt, mép lá có màu
đỏ và xuất hiện các chấm đỏ trên mặt lá. Em hãy
giải thích hiện tượng trên và đề ra giải pháp để cây
phát triển bình thường trở lại?
Trương Thị Đức
40
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.1.3.2. Chủ đề 2: “Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng”
Câu hỏi
Câu hỏi
Mức
Chủ để
Tổng
hợp
các chất và
tích lũy năng
lượng
Gồm ND các bài: 8, 9, 10, 11, 15, 16 (Quang hợp
ở thực vật và tiêu hóa ở động vật)
1. Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình
quang hợp tổng quát.
2. Mô tả hình thái bên ngoài của lá thích nghi với
chức năng quang hợp ?
3. Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong
Nhận biết
lá và nêu các chức năng chủ yếu của các sắc tố
quang hợp ?
4. Nêu đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào
chứa diệp lục trong lá và cho biết điều đó có tác
dụng gì đối với quang hợp?
5. Trình bày đặc điểm cấu trúc của lục lạp phù hợp
với chức năng của nó?
6. Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng
trong quang hợp?
7. Nêu các sản phẩm của pha sáng và các sản
phẩm của pha sáng được sử dụng trong pha tối?
8. Nêu tên các sản phẩm của quá trình quang hợp?
9. Trình bày khái niệm tiêu hóa?
10. Có mấy kiểu tiêu hóa ở động vật?
11. Trình bày các giai đoạn của tiêu hóa nội bào?
12. Ống tiêu hóa của một số loài động vật như
giun đất, châu chấu, chim có những bộ phận gì
khác với ống tiêu hóa người? Các bộ phận đó có
Trương Thị Đức
41
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
chức năng gì?
13. Trình bày đặc điểm của quá trình tiêu hoá
trong túi tiêu hoá?
14. Trình bày quá trình tiêu hoá ở các nhóm động
vật có ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá
1. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào
thích nghi với chức năng hấp thu nhiều ánh sáng?
2. Trình bày vai trò của các nhóm săc tố quang
Thông
hiểu
hợp? Vì sao lá cây có màu xanh?
3. Cho biết sự khác nhau giữa hai pha của quá
trình quang hợp?
4. Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định
CO2 ở thực vật C4 và CAM.
5. So sánh 3 con đường C3, C4 và CAM trong quá
trình quang hợp của các nhóm thực vật khác nhau
?
6. Trình bày mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối
trong quá trình quang hợp. Pha tối ở các nhóm
thực vật khác nhau diễn ra vào thời điểm nào?
7. Vì sao nói quang hợp là quá trinh oxi hóa khử?
8. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với
sự sống trên trái đất?
9. Phân biệt được các phản ứng pha sáng và phản
ứng pha tối của quang hợp?
10. Phân biệt điểm bù CO2 và điểm bão hòa CO2?
11. Phân tích mối liên hệ giữa cường độ quang
hợp và nồng độ CO2?
Trương Thị Đức
42
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
12. Phân biệt điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa
ánh sáng trong quá trình quang hợp?
13. Phân tích mối liên hệ giữa cường độ quang
hợp với cường độ ánh sáng ?
14. Giải thích vì sao trong môi trường nóng và khô
như sa mạc, phần lớn các cây khó thực hiện quang
hợp?
15. Tại sao tăng diện tích bộ lá lại làm tăng năng
suất cây trồng?
16.Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất của
thực vật?
17. Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại
bào?
18. Phân tích ưu điểm của tiêu hóa trong ống so
với tiêu hóa trong túi?
19. So sánh điểm giống và khác nhau giữa ống tiêu
hóa của động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt?
20. Vẽ sơ đồ đường đi của thức ăn trong dạ dày 4
ngăn của động vật nhai lại?
1. Tại sao người ta ví rừng là “lá phổi xanh” của
trái đất?
2. Những cây có lá màu đỏ có quang hợp được
không, tại sao?
3. Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây
Vận dụng
trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?
thấp
4. Tại sao khi trời hạn hán kéo dài làm giảm năng
suất cây trồng?
Trương Thị Đức
43
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển
trong khi manh tràng của thú ăn thực vật lại rất
phát triển?
6. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài
hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?
7. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các
lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?
8. Tại sao nói tiêu hoá ở ruột non là giai đoạn quan
trọng nhất trong quá trình tiêu hoá?
9. Tại sao trong mề của gà hoặc của chim bồ câu
mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng
có tác dụng gì?
1. Lập sơ đồ tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng
và pha tối?
2. Tại sao khi thiếu Vitamin A, bác sĩ lại khuyên
chúng ta nên ăn nhiều rau xanh và 1 số loại củ,
quả có màu đỏ, màu cam như quả gấc, củ cà rốt?
3. Vận dụng những hiểu biết về quang hợp, em
hãy tư vấn về kĩ thuật để bà con nông dân trồng
cây nông nghiệp (lúa hoặc ngô) đạt năng suất cao?
Vận dụng
cao
4. Tại sao trồng cây dài ngày, trồng trái vụ để tăng
năng suất người ta thắp đèn qua đêm?
5. Trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong
các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi
mật hay tụy? Vì sao?
6. Rút ra chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở
Trương Thị Đức
44
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
động vật?
7. Giải thích tại sao thỏ lại ăn phân mình?
8. Vì sao bò thường xuyên sống với một nồng độ
rất thấp glucôzơ trong máu?
9. Chứng minh vai trò quan trọng của hệ vi sinh
vật cộng sinh trong dạ cỏ của ĐV nhai lại. Đề ra
những biện pháp giúp người chăn nuôi nuôi dưỡng
và phát triển hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ
của ĐV nhai lại?
2.1.2.3. Chủ đề 3: “Phân giải các chất và giải phóng năng lượng”
Câu hỏi
Câu hỏi
Mức
Chủ để
Phân
giải
các chất và
giải phóng
năng lượng.
Gồm ND các bài: 12, 17 (Hô hấp ở thực vật và hô
hấp ở động vật)
1. Hô hấp ở thực vật là gì? Vai trò của hô hấp đối
với cơ thể thực vật?
2. Nêu các giai đoạn hô hấp diễn ra ở TV?
3. Trình bày ảnh hưởng của nồng độ O2 và
CO2 đối với hô hấp ở thực vật?
4. Hô hấp ở động vật là gì?
5. Kể tên các hình thức hô hấp của động vật ở
nước và ở cạn?
6. Trình bày các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
?
7. Mô tả hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể
Nhận biết
8. Kể tên các đại diện hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô
hấp bằng hệ thống ống khí?
9. Trình bày cấu tạo của hệ thống ống khí ở côn
Trương Thị Đức
45
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
trùng?
10. Mô tả quá trình hô hấp bằng phổi?
11. Nêu cấu tạo chung của hệ hô hấp ở người?
12. Mô tả cử động hô hấp của cá?
13. Mô tả quá trình trao đổi khí ở côn trùng?
14. Nêu ưu điểm về cấu tạo và hoạt động hô hấp
của chim và côn trùng?
1. So sánh sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và
quá trình lên men ở TV (điều kiện xẩy ra, nơi xẩy
ra, cơ chế,chất nhận điện tử cuối cùng, hiệu quả
năng lượng, sản phẩm)
2. Giải thích mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt độ
Thông
hiểu
môi trường giữa hô hấp và hàm lượng nước trong
cây?
3. Sự thay đổi nồng độ oxi và CO2 trong môi
trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
4. Hô hấp qua bề mặt cơ thể và hô hấp bằng hệ
thống ống khí, hình thức nào hiệu quả trao đổi khí
cao hơn? Vì sao?
5. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu
thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?
6. Phân tích cấu tạo của mang cá phù hợp với chức
năng hô hấp trong nước?
7. Giải thích tại sao mang của cá xương và phổi
của động vật trên cạn lại có khả năng trao đổi khí
đạt hiệu quả cao?
8. Tại sao phổi chỉ thích hợp cho hô hấp trên cạn?
Trương Thị Đức
46
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vì sao ĐV hô hấp bằng phổi không hô hấp được
khi ở dưới nước?
9. Vì sao chim là loài động vật trên cạn có hiệu
quả trao đổi khí cao nhất?
10. So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ
thể động vật?
1. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh quang
hợp là tiền đề của hô hấp?
Vận dụng
thấp
2. Tại sao ủ thóc trong thúng cho nảy mầm nhiệt
độ trong thúng lại cao hơn môi trường một đến vài
độ?
3.Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, nông
phẩm, rau quả người ta khống chế sao cho cường
độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
4. Vì sao không nên để cây xanh hoặc nhiều hoa
trong phòng ngủ vào buổi tối?
5. Tại sao trong khi ăn không nên nói chuyện và
cười đùa?
6. Vì sao cá khi lên cạn sẽ bị chết sau 1 thời gian
ngắn?
7. Tại sao mang cá chỉ thích hợp với hô hấp ở
dưới nước mà không thích hợp cho hô hấp trên
cạn?
8. Giải thích tại sao mang của cá xương và phổi
của động vật trên cạn lại có khả năng trao đổi khí
đạt hiệu quả cao?
Trương Thị Đức
47
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1. Thiết kế 1 phương pháp để phân biệt 1 hạt lúa
đang nảy mầm và 1 hạt lúa chưa nảy mầm?
2. Thiêt kế thí nghiệm chứng minh hô hấp thải
CO2?
Vận dụng
cao
3. Thiết kế thí nghiệm chứng minh hô hấp sử dụng
O2?
4. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện
tập thể dục thể thao thường thở gấp hơn và chóng
mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể
lực? Từ đó, đề ra biện pháp tập luyện để nâng cao
sức khỏe cho con người?
5. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
“Hàng nghìn mét vuông hoa màu bị phá hủy,
47/317 lượt người khám bị liên quan đến mắc
bệnh hô hấp, 2 người đã qua đời khi còn rất trẻ...là
con số báo động về ô nhiễm môi trường do khói từ
các lò gạch thủ công thuộc phường Long Biên
(quận Long Biên, Hà Nội)”.
(theo thông tin trang thiennhien.net)
- Em hãy giải thích vì sao khói từ các lò gạch thủ
công lại có ảnh hưởng tới cây trồng và sức khỏe
con người?
- Đưa ra những biện pháp để bảo vệ sức khỏe con
người trong tình trạng ô nhiễm đó?
- Nếu em là chủ các lò gạch thủ công trên, em sẽ
làm gì để giảm bớt ảnh hưởng và cải thiện môi
trường mà vẫn vận hành sản xuất?
Trương Thị Đức
48
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.1.3.4. Chủ đề 4: “Vận chuyển các chất trong cơ thể”
Câu hỏi
Câu hỏi
Mức
Chủ để
Vận chuyển
các
chất
trong cơ thể
Gồm ND các bài: 2, 18, 19 (Vận chuyển các chất
trong cây và tuần hoàn máu ở động vật)
1. Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất
nào? Đặc điểm của mỗi dòng vận chuyển đó là gì ?
2. Chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
vận chuyển của mạch gỗ và mạch rây ?
3. Chỉ ra động lực đẩy dòng vật chất di chuyển ?
4. Nêu cấu tạo chung của hệ tuần hoàn?
5 Trình bày chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn?
6. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?
7. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?
Nhận biết
8. Kể tên các đại diện có hệ tuần hoàn hở? các đại
diện có hệ tuần hoàn kín? Hệ tuần hoàn hở và hệ
tuần hoàn kín hoạt động như thế nào?
9. Huyết áp là gì? Vì sao lại tồn tại huyết áp trong
hệ mạch?
10. Thế nào là tính tự động của tim?
11. Trình bày chu kì hoạt động của tim?
12. Trình bày lí do của sự biến đổi vận tốc máu
trong hệ mạch?
13. Kể tên các thành phần của hệ dẫn truyền tim?
14. Sắp xếp các pha sau theo đúng thứ tự của chu
kì tim: tâm thất co (0.3s), tâm nhĩ co (0,1s), pha
dãn chung (0,4s).
15. Cho biết động lực vận chuyển các chất ở thực
vật và hệ thống vận chuyển máu ở động vật là gì?
Trương Thị Đức
49
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với
chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ
lên lá và cấu tạo mạch rây phù hợp với chức năng
vận chuyển chất hữu cơ ? Nếu một ống mạch gỗ bị
tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được
vận chuyển lên trên không?
2. So sánh tế bào quản bào và tế bào mạch ống?
Thông
hiểu
3. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo và
chức năng và động lực vận chuyển vật chất ở 2
loại mạch này?
4. Giải thích hiện tượng ứ giọt? Tại sao hiện tượng
ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những
cây thân thảo?
5. Hiện tượng ứ giọt xảy ra trong điều kiện nào?
Chứng minh điều gì?
6. Phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng
sương trên lá?
7. Giải thích tại sao dòng mạch gỗ di chuyển theo
ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đến đỉnh
của những cây gỗ cao hàng chục mét ?
8. Dòng mạch rây và mạch gỗ trong thân có mối
liên quan với nhau như thế nào ?
9. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ
trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không ? Vì
sao ?
10. Sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo mạch gỗ và
mạch rây là gì ? Tại sao có sự khác nhau đó ?
Trương Thị Đức
50
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
11. Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động
vật có kích thước nhỏ và ít hoạt động?
12. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho
động vật ít hoạt động nhưng tại sao côn trùng lại
hoạt động tích cực?
13. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở?
14. Phân tích vai trò của tim trong hệ tuần hoàn ?
15. Cho biết mối liên hệ giữa nhịp tim và khối
lượng cơ thể. Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim
ở các loài động vật?
16. Cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn ở động
vật đã thích nghi với điều kiện sống như thế nào?
1. Vì sao khi bóc vỏ quanh cành hay thân thì một
thời gian sau trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?
Vận dụng 2. Theo em, khi cạo mủ cao su người ta thường cắt
thấp
mạch rây hay mạch gỗ? Tại sao?
3. Từ những kiến thức đã học về vận chuyển nước
và muối khoáng trong cây, hãy giải thích tại sao
trong tự nhiên có những cây cao hàng chục mét
(cây Chò chỉ), bên cạnh đó lại có những cây thấp
bé chỉ vài cm (Rêu chân tường) cùng tồn tại?
4. Vẽ hệ tuần hoàn của thú và phân tích đường đi
của máu trong hệ tuần hoàn?
5. Tại sao khi tim đập nhanh và mạnh làm huyết
áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm?
Tại sao cơ thể bị mất máu làm huyết áp giảm?
6. Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng
Trương Thị Đức
51
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
co giãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất
dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp? Trong y
học điều này có ý nghĩa như thế nào?
7. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt
mỏi?
8. Tại sao sau khi ăn no người ta lại cảm thấy buồn
ngủ?
9. Giải thích vì sao khi vận động mạnh sẽ thấy tim
đập nhanh hơn, thở dốc, huyết áp tăng cao. Ngồi
nghỉ 1 lúc thì cơ thể lại trở lại bình thường?
1. Thiết kế mô hình để có thể hình dung mạch gỗ
trong cây?
2. Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của
áp suất rễ?
Vận dụng
cao
3. Liên hệ thực tế trong việc sử dụng các loại
thuốc phòng trừ sâu bệnh. Theo em, đối với thuốc
chỉ vận chuyển trong mạch gỗ, hoặc chỉ vận
chuyển trong mạch rây thì làm thế nào để phát huy
tác dụng?
4. Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết
áp, dẫn đến suy tim? Từ đó đề ra chế độ ăn uống
phù hợp?
5. Dùng 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út) của bàn tay
phải đặt nhẹ lên thành động mạch cổ tay trái ta
nghe có cảm giác gì đối với 3 ngón tay đó? Giải
thích hiện tượng đó?
6. Thiết kế thí nghiệm chứng minh tính tự động
Trương Thị Đức
52
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
của tim?
7. Đề ra những biện pháp để bảo vệ tim mạch và
hệ tuần hoàn
2.1.3.5. Chủ đề 5: “Thải các chất”
Câu hỏi
Câu hỏi
Mức
Chủ để
Gồm ND bài 3: Thoát hơi nước
1. Thoát hơi nước là gì ? Trình bày vai trò của quá
trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật?
2. Trình bày cơ chế thoát hơi nước ?
Nhận biết
3. Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thoát
hơi nước ?
4. Tác nhân chủ yếu điều tiết sự đóng mở khí khổng
là tác nhân nào?
5.Trình bày sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
của tế bào khí khổng trong cơ chế đóng mở của
chúng?
Thải các
chất
6. Lá có cấu tạo thích nghi với quá trình thoát hơi
nước như thế nào?
1. Tại sao cây sống ở sa mạc có lớp cutin dày và
Thông
hiểu
không có khí khổng ở mặt trên của lá?
2. Mô tả lại thí nghiệm của Garô để chứng minh lá
là cơ quan thoát hơi nước?
3. Giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng?
4. Em có nhận xét gì về tốc độ thoát hơi nước ở mặt
trên và mặt dưới của lá cây?
5. Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí
Trương Thị Đức
53
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước qua lá?
1. Theo em, những cây sống ở vùng đất có độ ẩm
cao với cây mọc ở nơi đồi núi khô hạn khác nhau về
Vận dụng
thấp
cường độ thoát hơi nước như thế nào? Vì sao?
2. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng
vật liệu xây dựng?
3. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có
cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
4. Đa số các loài cây lỗ khí chủ yếu nằm ở mặt dưới
lá, điều này có ý nghĩa gì với cây?
5. Tại sao khi trồng cây người ta thường ngắt bớt
lá?
6. Tại sao nói thoát hơi nước là một “tai hoạ tất
yếu“ của thực vật?
7. Tại sao ta không nên tưới nước cho cây trồng vào
lúc giữa trưa nắng?
1. Ở một vùng đầm lầy, sau 1 thời gian trồng bạch
đàn vùng đất đó trở nên khô hạn. Em hãy giải thích
tại sao?
Bạch đàn vừa có khả năng làm khô hạn đầm lầy,
Vận dụng
cao
vừa có khả năng sống ở vùng khô hạn. Em hãy giải
thích tại sao bạch đàn có khả năng kì diệu đó?
2. Theo em tại sao Bác Hồ phát động tết trồng cây?
3. Tại sao diện tích lỗ khí khổng chỉ gần bằng 1%
diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí
khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá
nhiều lần? Trình bày một thí nghiệm để chứng
Trương Thị Đức
54
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
minh?
4. Thiết kế thí nghiệm phát hiện thoát hơi nước ở 2
mặt lá?
5. Liên hệ thực tế, trong sản xuất nông nghiệp cần
có biện pháp kĩ thuật gì để tạo điều kiện cho quá
trình thoát hơi nước được thuận lợi ?
2.1.3.6. Chủ đề 6: “Điều hòa”
Câu hỏi
Câu hỏi
Mức
Chủ để
Gồm ND bài 20: Cân bằng nội môi và mục IV: Cân
bằng nước và tưới tiêu hợp lí của bài 3.
1. Nêu khái niệm cân bằng nội môi?
Điều hòa
2. Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ
glucôzơ trong máu?
3. Trình bày vai trò của thận trong việc cân bằng áp
suất thẩm thấu?
Nhận biết
4. Trình bày vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH
nội môi
5. Trình bày chức năng của bộ phận tiếp nhận kích
thích, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện trong
cơ chế duy trì cân bằng nội môi
5. Liên hệ ngược là gì? Nêu vai trò của liên hệ
ngược?
6. Kể tên 3 hệ đệm chủ yếu trong máu người?
7. Thế nào là trạng thái cân bằng nước trong cây?
8. Sự mất cân bằng nước ảnh hưởng như thế nào
đến cây trồng?
Trương Thị Đức
55
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1. Vẽ sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội
môi trong cơ thể?
2. Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng
Thông
hiểu
đối với cơ thể?
4. Giải thích cơ chế liên hệ ngược trong quá trình
đều hoà cân bằng nội môi? Cho ví dụ.
5. Khi trời nắng nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi,
điều này có ý nghĩa gì?
6. Tại sao phải tưới nước hợp lí cho cây?
7. Cơ sở khoa học của tưới tiêu hợp lí là gì?
1. Tại sao các hoạt động trong cơ thể luôn diễn ra
nhưng không làm thay đổi pH nội môi?
2. Tại sao những người mắc bệnh gan thường có
Vận dụng
hiện tượng phù nề?
thấp
3. Tại sao khi ta ăn nhiều đường nhưng lượng
đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức ổn định?
4.Vì sao ta có cảm giác khát nước?
5. Vì sao cơ thể khi hoạt động mạnh thì mạch máu
giãn ra, hơi thở nhanh và mồ hôi toát ra?
1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho những người bị
Vận dụng
bệnh tiểu đường?
cao
2. Tại sao không nên ăn quá mặn đặc biệt những
người huyết áp cao? Từ đó đưa ra những lời khuyên
cho những người bị bệnh huyết áp cao?
3. Khi lượng glucô trong máu giảm mạnh dẫn đến
hạ đường huyết thì cần phải làm gì?
Trương Thị Đức
56
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.2.4. Định hướng sử dụng hệ thống câu hỏi
Nhằm đánh giá năng lực nhận thức của HS, chúng tôi sử dụng hệ thống câu
hỏi xây dựng được để đánh giá năng lực HS sau khi học xong 1 đơn vị kiến thức
của bài học. Các câu hỏi được sử dụng để đánh giá năng lực nhận thức của học
sinh trong mỗi đơn vị kiến thức được đưa ra theo từng mức độ từ thấp đến cao:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao, cụ thể như sau:
Củng cố bộ phận (kết thúc 1 mục nào đó của bài)
Ví dụ 1: Kết thúc mục I: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng (Bài
1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ)
Câu 1: Mô tả cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước và ion
khoáng?
Câu 2: So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn với
cây thủy sinh? Giải thích và lấy ví dụ minh họa?
Câu 3: Vì sao ở một số cây như: cây thông, cây sồi rễ không có lông hút
mà chúng vẫn hấp thụ được muối khoáng?
Ví dụ 2: Kết thúc mục I: Dòng mạch gỗ (Bài 2: Vận chuyển các chất
trong cây)
Câu 1: Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào? Đặc điểm của
dòng mạch gỗ là gì?
Câu 2: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển
nước và ion khoáng từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng
mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không?
Câu 3: Giải thích hiện tượng ứ giọt? Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở
những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
Câu 4: Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ?
Củng cố toàn phần (kết thúc bài học)
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 3: Thoát hơi nước.
Trương Thị Đức
57
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Câu 1: Sự thoát hơi nước ở thực vật là gì? Trình bày vai trò của quá trình
thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật?
Câu 2: Lá có cấu tạo thích nghi với quá trình thoát hơi nước như thế nào?
Câu 3: Trình bày cơ chế thoát hơi nước?
Câu 4: Tại sao cây sống ở sa mạc có lớp cutin dày và không có khí khổng
ở mặt trên của lá?
Câu 5: Tại sao diện tích lỗ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá,
nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra
qua bề mặt lá nhiều lần? Trình bày một thí nghiệm để chứng minh?
Câu 6: Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ? Liên
hệ thực tế, trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để tạo
điều kiện cho quá trình thoát hơi nước được thuận lợi ?
Ví dụ 2: sau khi học xong bài 17: Hô hấp ở động vật
Câu 1: Hô hấp ở động vật là gì? Kể tên các hình thức hô hấp của động vật
ở nước và ở cạn?
Câu 2: Mô tả quá trình hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 3: Hô hấp qua bề mặt cơ thể và hô hấp bằng hệ thống ống khí, hình
thức nào hiệu quả trao đổi khí cao hơn? Vì sao?
Câu 4: Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể dục thể
thao thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên
luyện tập thể lực? Từ đó, đề ra biện pháp tập luyện để nâng cao sức khỏe
cho con người?
Bài kiểm tra (sau khi học xong 1 số bài học hoặc 1 chủ đề nào đó)
Ví dụ: Khi kết thúc chủ đề 4: “Vận chuyển các chất trong cơ thể”
Câu 1: Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển
nước và ion khoáng từ rễ lên lá và cấu tạo mạch rây phù hợp với chức
năng vận chuyển chất hữu cơ?. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng
mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không?
Trương Thị Đức
58
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Câu 2: Kể tên các đại diện có hệ tuần hoàn hở? các đại diện có hệ tuần
hoàn kín? Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín hoạt động như thế nào?
Câu 3: Thế nào là tính tự động của tim? Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể
vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh
dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp?
Câu 4: Thiết kế thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim?
Trương Thị Đức
59
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương III: Đánh giá chất lượng
3.1. Mục đích đánh giá
Thăm dò đánh giá chất lượng hệ thống các câu hỏi đánh giá năng lực HS đã
xây dựng để chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
3.2. Nội dung đánh giá
Các câu hỏi được đánh giá theo các tiêu chí:
Xây dựng hệ thống câu hỏi
- Tính chính xác
- Tính khoa học
- Bám sát mục tiêu, nội dung dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng.
- Phù hợp với trình độ học sinh
Sử dụng hệ thống câu hỏi
- Phù hợp với tiến trình dạy học
- Khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi
- Phù hợp và đánh giá trình độ HS khá giỏi
- Gây được hứng thú học tập cho học sinh
3.3. Phương pháp tiến hành đánh giá
Vì chưa có điều kiện tổ chức thực nghiệm các câu hỏi đã thiết kế nên chúng
tôi sử dụng phương pháp chuyên gia. Thông qua phiếu nhận xét, đánh giá (phụ
lục) và hệ thống các câu hỏi đã xây dựng, chúng tôi gửi tới các giáo viên môn
Sinh học trường THPT để xin ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên về chất
lượng các câu hỏi đó.
3.4. Kết quả đánh giá
Các phiếu nhận xét, đánh giá thu được cho thấy: các câu hỏi đảm bảo tính
rõ ràng, chính xác, vừa sức, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, gây
được hứng thú đối với HS. Tuy nhiên có một số câu hỏi chưa cụ thể, rõ ràng. Vì
Trương Thị Đức
60
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vậy các câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện để có thể đưa vào
sử dụng.
Trương Thị Đức
61
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua nghiên cứu, đối chiếu với mục tiêu đặt ra chúng tôi có một số kết
luận sau:
1.1. Đánh giá năng lực HS có vai trò rất quan trọng trong dạy học góp phần cải
thiện kết quả học tập của HS.
1.2. Tìm hiểu được thực trạng của việc đánh giá năng lực HS ở trường THPT
hiện nay đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Tuy vẫn còn nặng về đánh giá nội
dung, song đánh giá học sinh đang dần chuyển sang đánh giá năng lực.
1.3 Đề tài xác định được 6 chủ đề xuyên suốt quá trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở động vật và thực vật. Trên cơ sở đó xây dựng được hệ thống
câu hỏi đánh giá năng lực nhận thức của HS trong dạy học chương I, Sinh
học 11.
1.4. Tiến hành tham vấn chuyên gia về tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu
hỏi đánh giá năng lực HS. Qua nhận xét đánh giá của một số giáo viên bộ
môn Sinh học THPT đã bước đầu khẳng định được chất lượng của hệ thống
câu hỏi để đánh giá năng lực HS.
2. Kiến nghị:
Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá năng lực
HS một cách toàn diện.
Chúng tôi hi vọng có được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của GV phổ thông
nhiều hơn nữa để đề tài được hoàn chỉnh.
Do điều kiện về thời gian và một số lí do khách quan mà hệ thống câu hỏi
xây dựng được chưa có cơ hội tiến hành thực nghiệm sư phạm. Đề nghị khi tiếp
tục nghiên cứu và phát triển đề tài thì cần tiến hành thực nghiệm sư phạm để
tăng tính khả thi và hoàn thiện của đề tài.
Mong rằng đề tài tiếp tục được nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện hơn ở
những khóa sau.
Trương Thị Đức
62
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên) – Nguyễn
Như Khanh (2010), SGK Sinh học 11 Ban cơ bản, NXBGD.
2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên) – Nguyễn
Như Khanh 2010, SGV Sinh học 11 Ban cơ bản, NXBGD.
3. Ngô Văn Hưng (2010), “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Sinh học 1, NXBGD.
4. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Đánh giá và đo lường kết quả học tập,
NXB ĐH Sư phạm.
5. Nguyễn Công Khanh (2012), Một số vấn đề chung về năng lực và cơ sở
lý luận đề xuất khung năng lực chung cốt lõi của học sinh phô thông sau
2015, ĐHSP Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn Công Khanh (Chủ biên), PGS.TS Đào Thị Oanh – ThS.
Lê Mỹ Dung.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo 2003, Chuyên đề về đổi mới Phương pháp dạy
học và Phương pháp kiểm tra đánh giá cho giáo viên bổ túc THPT, NXB
ĐHQGHN.
8. Nguyễn Kim Dung 2012, “Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập ở 1 số trường THPT tại TPHCM, Tạp chí khoa học Giáo dục
(số 39), TPHCM.
Trương Thị Đức
63
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
( Dành cho giáo viên ở trường THPT)
Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng xây dựng câu hỏi để đánh giá năng
lực của học sinh trong dạy học sinh học, chúng tôi rất mong thầy cô vui lòng cho
biết ý kiến của mình về một số vấn đề bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Khi soạn giáo án, thầy cô có hay xây dựng câu hỏi trong dạy học sinh
học để đánh giá năng lực của học sinh không?
A: Chưa bao giờ
B: Thỉnh thoảng
C: Thường xuyên
D: Ý kiến khác……………………………………………………………………
Câu 2: Đánh giá của thầy cô về vai trò của câu hỏi trong việc đánh giá năng
lực nhận thức của học sinh?
A: Rất cần thiết
B: Cần thiết
C: Không cần thiết
D: Rất không cần thiết
Câu 3: Khi soạn giáo án, để đánh giá năng lực của học sinh thầy cô thường sử
dụng loại câu hỏi nào?
A: Câu hỏi ở mức độ biết và hiểu
B: Câu hỏi ở mức độ vận dụng
C: Câu hỏi yêu cầu tổng hợp phân tích
D: Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo
Câu 4: Nếu đã sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh, xin thầy cô cho
biết đã sử dụng vào khâu nào của quá trình dạy học?
Trương Thị Đức
64
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
A: Nghiên cứu tài liệu mới
B: Ôn tập, củng cố
C: Kiểm tra đánh giá
D: Cả 3 khâu của quá trình dạy học
Câu 5: Xin thầy cô cho biết hứng thú của học sinh trong giờ học sử dụng câu
hỏi đánh giá năng lực của học sinh?
A: Học sinh trầm hơn bình thường
B: Lớp học bình thường như trước
C: Học sinh sôi nổi, tích cực hơn
D: Ý kiến khác
Câu 6: Khó khăn mà thầy cô thường gặp trong xây dựng và sử dụng câu hỏi để
đánh giá năng lực học sinh trong dạy học?
A: Chưa được tập huấn và bồi dưỡng bài bản về kĩ năng xây dựng và sử dụng
nhiều câu hỏi trong bài giảng
B: Trình độ học sinh không cho phép sử dụng nhiều câu hỏi trong bài giảng
C: Thiếu thời gian suy nghĩ, đầu tư cho bài giảng
D: Ý kiến khác……………………………………………………………………
Câu 7: Liên quan tới việc xây dựng và sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực học
sinh, thầy cô có mong muốn gì trong công tác giảng dạy của bản thân?
A: Được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy
học
B: Được cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học
C: Không cần thiết vì có thể tự mình xây dựng và sử dụng câu hỏi một cách
thành thạo
D:Ý kiến khác……………………………………………………………………
Cuối cùng, xin thầy cô biết thêm một vài thông tin về bản thân:
Giới tính:
Số năm công tác:
Trường:
Tỉnh:
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của thầy cô!
Người nhận xét
Trương Thị Đức
Ngày.….tháng.….năm……..
65
K37A – SP Sinh
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHỤ LỤC 2
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Họ và tên giáo viên: ............................................................................................
Đơn vị công tác: ..................................................................................................
Thâm niên giảng dạy: .........................................................................................
Xin thầy cô vui lòng nhận xét kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng câu hỏi
để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Chương I, Sinh học 11” về các mặt
sau:
1. Các câu hỏi xây dựng có bám sát mục tiêu bài học và có tập trung vào nội dung bài
học không?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Các câu hỏi ở tùng mức độ có đánh giá được các năng lực học sinh ở tùng mức độ
tương ứng không?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Các câu hỏi có phù hợp với trình độ học sinh không?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Câu hỏi trong mỗi chủ đề đã được xếp đúng từng mức độ (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp, vận dụng cao) chưa?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Đề tài còn có những hạn chế gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Đánh giá của thầy cô về khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi để đánh giá năng
lực học sinh trong dạy học Chương I, Sinh học 11:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày…… tháng...….năm……
Giáo viên
Trương Thị Đức
Xác nhận của nhà trường
66
K37A – SP Sinh
[...]... sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực của HS trong dạy học Sinh học 11 đối với GV THPT Điều tra việc xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực HS trong các khâu của quá trình dạy học 1.3.2 Nội dung điều tra Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực HS trong dạy học Sinh học 11 Việc xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực của HS trong dạy học Sinh học 11 1.3.3... HS trong học tập Sinh học hay nói cách khác là năng lực học tập Sinh học của HS có thể được chia thành: Năng lực nhận thức về Sinh học và năng lực thực nghiệm Trong giới hạn đề tài, tôi tập trung xây dựng câu hỏi để đánh giá năng lực nhận thức về Sinh học của học sinh Cụ thể là năng lực nhận thức của HS về nội dung kiến thức của chương I, Sinh học 11 1.2.3 Đánh giá trong dạy học 1.2.3.1 Khái niệm đánh. .. tới việc xây dựng và sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực học sinh, thầy cô có mong muốn gì trong công tác giảng dạy của bản thân? Mong muốn của GV Số người Tỉ lệ % Được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và 9 60 5 33,3 0 0 1 6,7 sử dụng câu hỏi trong dạy học Được cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học Không cần thiết vì có thể tự mình xây dựng và sử dụng câu hỏi một... là đánh giá kiến thức, dựa trên điểm số để xếp loại, nên có thể chưa phản ánh đẩy đủ khả năng học tập của HS Đánh giá năng lực của học sinh sẽ phản hồi được hạn chế của phương pháp đánh giá truyền thống, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học Có nhiều công cụ để đánh giá năng lực của học sinh như sử dụng nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập,… Mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực là đánh. .. nhận thấy: Xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực HS ở trường THPT được quan tâm và sử dụng trong hầu hết các khâu của quá trình dạy học, không những đánh giá được năng lực của HS mà còn tạo bầu không khí sôi nổi, tích cực trong giờ học Tuy nhiên, xây dựng và sử dụng câu hỏi để đánh giá năng lực HS vẫn còn gặp nhiều hạn chế như: chưa được tập huấn và cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và... Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Câu 5: Xin thầy cô cho biết hứng thú của học sinh trong giờ học sử dụng câu hỏi đánh giá năng lực của học sinh? Hứng thú HS trong giờ học Số người Tỉ lệ % Học sinh trầm hơn bình thường 0 0 Lớp học bình thường như trước 1 6,7 Học sinh sôi nổi, tích cực hơn 12 80 Ý kiến khác 2 13,3 Câu 6: Khó khăn mà thầy cô thường gặp trong xây dựng và sử dụng câu hỏi để. .. tra với các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở (phiếu điều tra) kết hợp dự giờ, phỏng vấn GV giảng dạy Sinh học ở trường THPT 1.3.4 Kết quả điều tra khảo sát Qua trò chuyện, dự giờ và điều tra bằng phiếu điều tra với 15 giáo viên môn Sinh học ở một số trường THPT chúng tôi nhận thấy: Câu 1: Khi soạn giáo án, thầy cô có hay xây dựng câu hỏi trong dạy học sinh học để đánh giá năng lực của học sinh không?... – SP Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Câu 2: Đánh giá của thầy cô về vai trò của câu hỏi trong việc đánh giá năng lực nhận thức của học sinh? Mức độ Số người Tỉ lệ % Rất cần thiết 5 33,3 Cần thiết 9 60 Không cần thiết 1 6,7 Rất không cần thiết 0 0 Câu 3: Khi soạn giáo án, để đánh giá năng lực của học sinh thầy cô thường sử dụng loại câu hỏi nào? Mức độ câu hỏi Số người Tỉ lệ % Câu hỏi. .. định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tùy theo kết quả đánh giá Đánh giá quá trình dạy học thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này 1.2.3.2 Đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Sinh học Hiện nay trong quá trình giảng dạy, việc đánh giá. .. người ta tách các năng lực cần hình thành ở HS phổ thông thành: Nhóm các năng lực chung và nhóm các năng lực chuyên biệt môn học/ lĩnh vực học tập Các năng lực chung Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: - Năng lực tự học - năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản lí Nhóm năng lực về quản lí xã hội - Năng lực giao tiếp Trương Thị Đức 22 K37A – SP Sinh Khóa luận tốt ... “ Xây dựng câu hỏi để đánh giá lực học sinh dạy học chương I, Sinh học 11 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng câu hỏi để đánh giá lực học sinh dạy học, qua nâng cao chất lượng dạy học chương. .. xây dựng câu hỏi để đánh giá lực HS khâu trình dạy học 1.3.2 Nội dung điều tra Những thuận lợi khó khăn xây dựng sử dụng câu hỏi để đánh giá lực HS dạy học Sinh học 11 Việc xây dựng sử dụng câu. .. hỏi để đánh giá lực học sinh Đóng góp đề tài Góp phần hệ thống hóa sở lí luận việc xây dựng, sử dụng câu hỏi vào đánh giá lực học sinh Thiết kế hệ thống câu hỏi dùng để đánh giá lực học sinh