Nàng Tiểu Thanh là một trong số những nhân vật tài hoa mà bạc mệnh trong nền văn học Việt Nam, số phận của nàng cũng chính là số phận của những người phụ nữ lúc bấy giờ: có tài,có sắc mà cuộc đời phải chịu nhiều bất công, ngang trái . I. Nguyễn Du tên là chữ Tố Như. hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (Nhà săn bắn núi Hồng Sơn), sinh năm 1765 thời Lê mặt tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh là cụ Hoàng Giáp Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, thủ tướng Lê triều. Gia đình cụ Nguyễn Du là một gia đình Nho học lỗi lạc, cả nhà đều làm quan to dưới triều Lê khiến thời ấy đã có câu ca dao ca ngợi: Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Rum hết nước, họ này hết quan. Gia đình Nguyễn Du còn là một gia đình văn học nổi tiếng. Cụ Nguyễn Nghiễm từng gửi gắm tâm sự mình vào bài phú “Khổng Tử mộng Chu Công”. Thời bấy giờ nước ta có 5 danh sĩ nổi tiếng (An Nam ngủ tuyệt) mà gia đình họ Nguyễn đã có 2 người được nêu danh (Nguyễn Du và Nguyễn Đạm). Nguyễn Du là con bà trắc thất Trần Thị Tần, người huyện Đông Ngạn tỉnh Bắc Ninh. Bà có 4 người con mà Nguyễn Du là con thứ ba. Năm 18, Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (Tú tài), và bắt đầu cuộc đời chìm nổi theo vận mệnh đất nước. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, kêu gọi tôi thần nhà Lê ra làm quan. Vua cũng cho triệu Nguyễn Du. Không thể từ chối được, nên năm ấy ông ra làm Tri huyện Phù Dực, tỉnh Thái Bình, sau lại thăng Tri Phủ. Thường Tín cùng tỉnh. Làm quan được mấy năm thì ông cáo bệnh xin về. Năm 1806, ông lại được triệu về Kinh với chức Đông Các học sĩ. Năm 1809, được đưa làm Cai bạ tỉnh Quảng Bình (tức là Bố Chính). Năm 1813, ông được thăng cần Chính điện học sĩ và được làm Chánh sứ sang cống Tàu đáp lễ sắc phong An Nam Quốc vương. Thời gian này, Nguyễn Du viết Bắc hành tạp lục. Đi sứ về, ông được thăng chức Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Năm 1820; ông vừa được lệnh đi sứ Tàu lần thứ hai thì thọ bệnh rồi mất nhằm ngày mùng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (Minh Mạng nguyên niên). Bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí là một bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán, được in trong Thanh Hiên thi tập, thể hiện lòng nhân ái và sự đồng cảm của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh tài sắc nhưng phận bạc. Nguyễn Du với Tiểu Thanh là hai người xa lạ. Vậy Tiểu Thanh là ai? Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Nỗi uất ức đau khổ được cô gửi gắm vào thơ nhưng bài thơ đã bị người vợ cả đốt, may mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại). Sống trong tình cảnh đó, Tiểu Thanh sinh bệnh và từ giã cõi đời ở tuổi 18. Nguyễn Du cảm thương người con gái tài sắc phận bạc ấy mà làm bài thơ này. Bài thơ chữ Hán được dịch nghĩa theo văn xuôi là: Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi. Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước của sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được. Sống phong lưu, nhàn nhã cũng tự mang bản án vào mình. Ta tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, thiên hạ ai người khóc Tố Như? Bài thơ khá hay nên có nhều người dịch ra tiếng Việt. Giản Chi, Nguyễn Quảng Tuân, Quách Tuân, Vũ Tam Tập dịch theo thể thơ của nguyên tác, riêng Vũ Hoàng Chương thì diễn ra thơ lục bát. Dù là hình thức nào, người dịch vẫn không làm chệch hướng nội dung của bài thơ. Ở đây, chúng ta tìm hiểu, cảm nhận bài thơ theo bản dịch của Vũ Tam Tập. Hai câu đề của bài thơ: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Đấy là hai câu thơ tức cảnh sinh tình dù bài thơ không được sáng tác tại chỗ (Tây Hồ). Đây là cảnh trong tâm tưởng của nhà thơ. Mà đúng thế. Nhà riêng của một nhà quyền quý chắc chắn là đẹp, cảnh Tây Hồ vốn đẹp nổi tiếng. Hiện thực là thế, nhưng với đời của nàng Tiểu Thanh, với nhà thơ thì không thế. Cảnh đẹp ấy, trong tâm tưởng của nhà thơ đã “hóa gò hoang”. Một đồi đất nhỏ thì có gì là đẹp! Mà đó là nấm mồ vô chủ ai mà đến thăm (Truyện Kiều) thì người đang nằm dưới lòng đất kia lại càng lạnh lẽo, càng cô đơn. Người đang nằm dưới lòng “gò hoang” kia, nàng Tiểu Thanh bạc mệnh kia chỉ còn lại ở dương thế “mảnh giấy tàn” là phần di cảo của Tiểu Thanh Kí. Chính hai chi tiết, hai hình ảnh “gò hoang” và “mảnh giấy tàn” này là nguyên nhân khiến nhà thơ “thổn thức bên song". Cảm xúc của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh được diễn tả rõ hơn ở hai câu thực: Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương. Hoán dụ “son phấn” để chỉ nàng Tiểu Thanh. Tiểu Thanh dù đã chết (chôn) nhưng linh hồn chắc phải xót xa, căm giận người đã đốt những trang thơ của nàng. “Hận” vì hai lẽ: ghen tuông mù quáng khiến nàng phải chết, và đốt những trang thơ vốn chẳng có số phận {mệnh), và chúng vẫn không cháy hết như còn nuối tiếc (còn vương) muốn giữ phần còn lại cho hậu thế. Trên là những câu thơ tức cảnh sinh tình, cảm thương cho người tài sắc nhưng bạc phận. Từ đó nhà thơ đã bàn rộng thêm ở hai câu luận: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang Hình như nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều. Việc đó thì chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Ban đầu, các nhà văn xưa mượn thuyết tài mệnh tương đối này để miêu tả cuộc đời của những phụ nữ có nhan sắc, hiền đức nhưng phải chịu nhiều nỗi oan khiên. Nguyễn Dữ với truyện Người con gái Nam Xương, Nguyễn Gia Thiều viết về cung nữ trong Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn với người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm... Đấy là những mảnh đời riêng biệt. Riêng với Nguyễn Du, nhà thơ lại quan tâm đặc biệt đến đời của những phụ nữ có cả sắc lẫn tài “thi hoa lẫn... cung thương làu bậc ngũ âm...” (Kiều) khá tương đồng với thân phận của những nhà nho thất sủng trong xả hội loạn lạc, suy thoái. Ay là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, Người con gái gảy đàn ở Thăng Long trong thơ chữ Hán; là Đạm Tiên, Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Ây là những kẻ “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” mà nhà thơ cảm thông với họ đồng thời cũng ngụ ý ví với thân phận của mình. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? Ấy là dự cảm của nhà thơ về số phận của mình. Với Tiểu Thanh, người phụ nữ xa lạ có phần đời bất hạnh khiến nhà thơ thương khóc như vậy dù nàng sống trước nhà thơ ngoài mấy trăm năm, không biết ngoài ba trăm năm sau có ai thương cảm khóc nhà thơ chăng? Biết được số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng đến số phận của mình. Đúng vậy, nhưng như trên đã viết, nhà thơ nghĩ đến thân phận của những nhà nho, những người có tài, trong đó có ông. Đấy là mối đồng cảm “tình lại gặp tình”, như Thúy Kiều trứớc mộ Đạm Tiên, “thấy người nằm đó biết sau thế nào?” Đó là sự liên tưởng, mối ưu tư tự nhiên của những người có đời sống tinh thần thiên về tình cảm. Trước mộ Đạm Tiên. Kiều rằng: “Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh” Công chúng, thời nào cũng thế, rất công minh trong việc tìm tòi, chắt lọc “tinh anh” của “đấng tài hoa”. Điều ấy chúng ta thây ở tục ngữ, những bài ca dao, những tác phẩm văn chương có từ thuở xa xưa tới nay vẫn còn được truyền tụng. Ngay cả Truyện Kiều, hay Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đã qua hai trăm năm vẫn còn được truyền tụng, và sẽ còn được truyền tụng lâu dài. Trích: loigiaihay.com
Nàng Tiểu Thanh là một trong số những nhân vật tài hoa mà bạc mệnh trong nền văn học Việt Nam, số phận của nàng cũng chính là số phận của những người phụ nữ lúc bấy giờ: có tài,có sắc mà cuộc đời phải chịu nhiều bất công, ngang trái . I. Nguyễn Du tên là chữ Tố Như. hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (Nhà săn bắn núi Hồng Sơn), sinh năm 1765 thời Lê mặt tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh là cụ Hoàng Giáp Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, thủ tướng Lê triều. Gia đình cụ Nguyễn Du là một gia đình Nho học lỗi lạc, cả nhà đều làm quan to dưới triều Lê khiến thời ấy đã có câu ca dao ca ngợi: Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Rum hết nước, họ này hết quan. Gia đình Nguyễn Du còn là một gia đình văn học nổi tiếng. Cụ Nguyễn Nghiễm từng gửi gắm tâm sự mình vào bài phú “Khổng Tử mộng Chu Công”. Thời bấy giờ nước ta có 5 danh sĩ nổi tiếng (An Nam ngủ tuyệt) mà gia đình họ Nguyễn đã có 2 người được nêu danh (Nguyễn Du và Nguyễn Đạm). Nguyễn Du là con bà trắc thất Trần Thị Tần, người huyện Đông Ngạn tỉnh Bắc Ninh. Bà có 4 người con mà Nguyễn Du là con thứ ba. Năm 18, Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (Tú tài), và bắt đầu cuộc đời chìm nổi theo vận mệnh đất nước. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, kêu gọi tôi thần nhà Lê ra làm quan. Vua cũng cho triệu Nguyễn Du. Không thể từ chối được, nên năm ấy ông ra làm Tri huyện Phù Dực, tỉnh Thái Bình, sau lại thăng Tri Phủ. Thường Tín cùng tỉnh. Làm quan được mấy năm thì ông cáo bệnh xin về. Năm 1806, ông lại được triệu về Kinh với chức Đông Các học sĩ. Năm 1809, được đưa làm Cai bạ tỉnh Quảng Bình (tức là Bố Chính). Năm 1813, ông được thăng cần Chính điện học sĩ và được làm Chánh sứ sang cống Tàu đáp lễ sắc phong An Nam Quốc vương. Thời gian này, Nguyễn Du viết Bắc hành tạp lục. Đi sứ về, ông được thăng chức Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Năm 1820; ông vừa được lệnh đi sứ Tàu lần thứ hai thì thọ bệnh rồi mất nhằm ngày mùng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (Minh Mạng nguyên niên). Bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí là một bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán, được in trong Thanh Hiên thi tập, thể hiện lòng nhân ái và sự đồng cảm của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh tài sắc nhưng phận bạc. Nguyễn Du với Tiểu Thanh là hai người xa lạ. Vậy Tiểu Thanh là ai? Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Vốn thông minh nên từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Nỗi uất ức đau khổ được cô gửi gắm vào thơ nhưng bài thơ đã bị người vợ cả đốt, may mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại). Sống trong tình cảnh đó, Tiểu Thanh sinh bệnh và từ giã cõi đời ở tuổi 18. Nguyễn Du cảm thương người con gái tài sắc phận bạc ấy mà làm bài thơ này. Bài thơ chữ Hán được dịch nghĩa theo văn xuôi là: Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi. Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước của sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được. Sống phong lưu, nhàn nhã cũng tự mang bản án vào mình. Ta tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, thiên hạ ai người khóc Tố Như? Bài thơ khá hay nên có nhều người dịch ra tiếng Việt. Giản Chi, Nguyễn Quảng Tuân, Quách Tuân, Vũ Tam Tập dịch theo thể thơ của nguyên tác, riêng Vũ Hoàng Chương thì diễn ra thơ lục bát. Dù là hình thức nào, người dịch vẫn không làm chệch hướng nội dung của bài thơ. Ở đây, chúng ta tìm hiểu, cảm nhận bài thơ theo bản dịch của Vũ Tam Tập. Hai câu đề của bài thơ: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Đấy là hai câu thơ tức cảnh sinh tình dù bài thơ không được sáng tác tại chỗ (Tây Hồ). Đây là cảnh trong tâm tưởng của nhà thơ. Mà đúng thế. Nhà riêng của một nhà quyền quý chắc chắn là đẹp, cảnh Tây Hồ vốn đẹp nổi tiếng. Hiện thực là thế, nhưng với đời của nàng Tiểu Thanh, với nhà thơ thì không thế. Cảnh đẹp ấy, trong tâm tưởng của nhà thơ đã “hóa gò hoang”. Một đồi đất nhỏ thì có gì là đẹp! Mà đó là nấm mồ vô chủ ai mà đến thăm (Truyện Kiều) thì người đang nằm dưới lòng đất kia lại càng lạnh lẽo, càng cô đơn. Người đang nằm dưới lòng “gò hoang” kia, nàng Tiểu Thanh bạc mệnh kia chỉ còn lại ở dương thế “mảnh giấy tàn” là phần di cảo của Tiểu Thanh Kí. Chính hai chi tiết, hai hình ảnh “gò hoang” và “mảnh giấy tàn” này là nguyên nhân khiến nhà thơ “thổn thức bên song". Cảm xúc của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh được diễn tả rõ hơn ở hai câu thực: Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương. Hoán dụ “son phấn” để chỉ nàng Tiểu Thanh. Tiểu Thanh dù đã chết (chôn) nhưng linh hồn chắc phải xót xa, căm giận người đã đốt những trang thơ của nàng. “Hận” vì hai lẽ: ghen tuông mù quáng khiến nàng phải chết, và đốt những trang thơ vốn chẳng có số phận {mệnh), và chúng vẫn không cháy hết như còn nuối tiếc (còn vương) muốn giữ phần còn lại cho hậu thế. Trên là những câu thơ tức cảnh sinh tình, cảm thương cho người tài sắc nhưng bạc phận. Từ đó nhà thơ đã bàn rộng thêm ở hai câu luận: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang Hình như nhà thơ muốn an ủi nàng Tiểu Thanh, tự nhủ với lòng mình rằng xưa nay những người tài hoa nhưng bạc mệnh cũng đã có nhiều. Việc đó thì chỉ có trời mới hiểu. Nhưng dù trời có hiểu vẫn chẳng thể nào can thiệp được sự ganh ghét của người vợ cả, của người đời về lối sống phong lưu đài các, nhàn nhã của người có tài. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Ban đầu, các nhà văn xưa mượn thuyết tài mệnh tương đối này để miêu tả cuộc đời của những phụ nữ có nhan sắc, hiền đức nhưng phải chịu nhiều nỗi oan khiên. Nguyễn Dữ với truyện Người con gái Nam Xương, Nguyễn Gia Thiều viết về cung nữ trong Cung oán ngâm khúc, Đặng Trần Côn với người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm... Đấy là những mảnh đời riêng biệt. Riêng với Nguyễn Du, nhà thơ lại quan tâm đặc biệt đến đời của những phụ nữ có cả sắc lẫn tài “thi hoa lẫn... cung thương làu bậc ngũ âm...” (Kiều) khá tương đồng với thân phận của những nhà nho thất sủng trong xả hội loạn lạc, suy thoái. Ay là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, Người con gái gảy đàn ở Thăng Long trong thơ chữ Hán; là Đạm Tiên, Thúy Kiều trong Truyện Kiều. Ây là những kẻ “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” mà nhà thơ cảm thông với họ đồng thời cũng ngụ ý ví với thân phận của mình. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? Ấy là dự cảm của nhà thơ về số phận của mình. Với Tiểu Thanh, người phụ nữ xa lạ có phần đời bất hạnh khiến nhà thơ thương khóc như vậy dù nàng sống trước nhà thơ ngoài mấy trăm năm, không biết ngoài ba trăm năm sau có ai thương cảm khóc nhà thơ chăng? Biết được số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng đến số phận của mình. Đúng vậy, nhưng như trên đã viết, nhà thơ nghĩ đến thân phận của những nhà nho, những người có tài, trong đó có ông. Đấy là mối đồng cảm “tình lại gặp tình”, như Thúy Kiều trứớc mộ Đạm Tiên, “thấy người nằm đó biết sau thế nào?” Đó là sự liên tưởng, mối ưu tư tự nhiên của những người có đời sống tinh thần thiên về tình cảm. Trước mộ Đạm Tiên. Kiều rằng: “Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh” Công chúng, thời nào cũng thế, rất công minh trong việc tìm tòi, chắt lọc “tinh anh” của “đấng tài hoa”. Điều ấy chúng ta thây ở tục ngữ, những bài ca dao, những tác phẩm văn chương có từ thuở xa xưa tới nay vẫn còn được truyền tụng. Ngay cả Truyện Kiều, hay Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du đã qua hai trăm năm vẫn còn được truyền tụng, và sẽ còn được truyền tụng lâu dài. Trích: loigiaihay.com ... ức đau khổ cô gửi gắm vào thơ thơ bị người vợ đốt, may mắn có số thơ sót lại Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên Phần dư (Bị đốt sót lại) Sống tình cảnh đó, Tiểu Thanh sinh bệnh từ giã cõi... nhà thơ “thổn thức bên song" Cảm xúc nhà thơ nàng Tiểu Thanh diễn tả rõ hai câu thực: Son phấn có thần chôn hận Văn chương không mệnh đốt vương Hoán dụ “son phấn” để nàng Tiểu Thanh Tiểu Thanh. .. chủ mà đến thăm (Truyện Kiều) người nằm lòng đất lại lạnh lẽo, cô đơn Người nằm lòng “gò hoang” kia, nàng Tiểu Thanh bạc mệnh lại dương “mảnh giấy tàn” phần di cảo Tiểu Thanh Kí Chính hai chi