Thế nhưng nhà thơ Nguyễn Du còn bày tỏ sự thương cảm của một người con gái hồng nhan bạc mệnh khác đó là Tiều Thanh trong tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí.. Bài thơ được viết theo thể thơ thất
Trang 1Phân tích bài thơ Độc tiểu thanh kí của
Nguyễn Du
Tháng Tư 15, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin
Phan tich bai tho Doc tieu thanh ki – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du trong chương trình văn học lớp 10.
Nguyễn Du dường như có một tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Chính vì thế những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh được nhà thơ đặc biệt quan tâm kể về cuộc đời họ trong những trang thơ của mình Nhắc đến đây thì chúng ta hay nhớ đến tác phẩm Truyện Kiều với nàng Kiều xinh đẹp nhưng bạc mệnh Thế nhưng nhà thơ Nguyễn Du còn bày tỏ sự thương cảm của một người con gái hồng nhan bạc mệnh khác đó là Tiều Thanh trong tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí Đồng thời qua đây ta còn có thể thấy được những tâm sự chất chứa trong nỗi lòng của Nguyễn Du
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, chính vì thế ta đi phân tích lần lượt theo kết cấu của thể thơ để thấy được số phận người con gái chết oan ức ấy đã được Nguyễn Du cảm nhận như thế nào qua cảnh vật Tây Hồ Đồng thời chúng ta cũng hiểu được những tâm sự của nhà thơ muốn gửi đến độc giả
Trước hết là hai câu thơ đầu, cảnh Tây hồ hiện lên không đẹp một cách bình thường mà nó mang đến sự oan khuất của người đã mất:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
Trang 2(Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn )
Cái cảnh Hồ Tây kia tưởng chừng là cảnh đẹp nhưng lại không phải, hiện tại bây giờ nó đã hóa gò hoang Cái chứ “hoang” kia như thể hiện được hết những hoang sơ không bóng người không một
âm thanh nơi đây Cảnh tượng như khắc vào trong lòng người đọc những âm u cùng cốc của cảnh vật không biết rằng cảnh còn đẹp nhưng cái chết của người con gái đẹp kia làm cho nhà thơ cảm thấy nó không còn đẹp nữa hay là cảnh đẹp ngày xưa nay đã không còn đẹp như trước Phải chăng chính cái chết oan của người con gái kia làm cho nó không còn đẹp như trước nữa và phải chăng là điều đó chỉ có nhà thơ cảm nhận được thôi? Dù hiểu thế nào đi chăng nữa thì nơi đây quả thật có một sự âm u quá lớn Người con gái Tiểu Thanh khi còn sống đàn ca, họa thơ làm cho cảnh Tây Hồ vốn đẹp cũng đẹp hơn nên khi nàng bị người vợ cả của chồng hãm hại mà chết thì cái chết ấy cùng với sự uất hận làm cho cảnh Tây Hồ không còn được như trước nữa Bên song mảnh giấy như được nhân hóa mang một tâm trạng thổn thức không yên Mảnh giấy tàn ấy mà vẫn có thể thổn thức được nữa sao hay đó chính là tâm trạng của người con gái đã mất Cô không cam tâm với kết cục số phận mình nên thổn thức Nhưng cũng có một ý nghĩa là mảnh giấy ấy chính là bài ký mà nhà thơ thể hiện sự đồng cảm của mình viếng nàng đã khuất mà thôi Tóm lại qua hai câu thơ đầu
ta thấy được một cảnh tượng thể hiện sự thương xót uất hận
Đến hai câu thơ sau nhà thơ đi vào nói đến sự nghiệp văn chương của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy Và ở đây nhà thơ như tìm được một người đồng điệu với tâm hồn văn chương của mình:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư ”
(Son phấn có hồn chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương )
Hai câu thơ đầu như là cái nền để nói đến hai câu sau, chính cái chết làm cho Hồ Tây cảnh đẹp hóa
gò hoang kia lại làm cho con người ấy dẫu bị chôn vùi trong hàng ngàn lớp đất cũng vẫn hận Hình ảnh “son phấn” kia để chỉ người con gái Tiểu Thanh xinh đẹp Ở đây nhà thơ không cần nói đến sự xinh đẹp của nàng Tiểu Thanh mà chỉ cần qua hình ảnh ấy ta cũng hiểu được ẩn ý của nhà thơ để thể hiện người con gái xinh đẹp ấy Tuy nàng đã bị chôn vùi xuống dưới lớp đất kia nhưng hồn nàng cũng vẫn hận Văn chương của nàng như vẫn còn vương trên cõi đời này Người con gái kia thì còn
có mệnh chứ văn chương kia có mệnh hay không Cái mệnh của văn chương phụ thuộc vào cái mệnh của người sáng tác ra nó Vậy người sáng tác ra nó mất đi rồi nhưng văn chương kia đốt hãy còn vương trên cõi đời này Như vậy là cái mệnh văn chương kia còn dài hơn cái mệnh của người con gái
Chính bởi tài sắc, chính bởi hồng nhan những bạc mệnh ấy cho nên nàng Tiểu Thanh chết đi để lại nỗi hờn kim cổ Đó là một nỗi uất hận sâu sắc :
Trang 3“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư ”
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang )
Nỗi hờn kim cổ ấy biết hỏi trời tại sao được nhưng trời cũng không trả lời được vì cái án phong lưu
ấy khách tự mang vào người mình thôi Ở đây Nguyễn Du thể hiện quan điểm của bản thân mình về chữ tài và chữ mệnh Người con gái càng xinh đẹp càng tài sắc trong cái xã hội cũ ấy thì chỉ có thể
có một mệnh bạc bẽo mà thôi:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Nguyễn Du thấy được nàng là người cùng hội cùng thuyền với mình về cái sự phong nhã, cái sự nghiệp văn chương Thế nhưng lại mắc phải cái oan ức lạ thường mà người trung đại trọng nam khinh nữ làm nên
Hai câu thơ cuối cất lên với những tâm sự mà Nguyễn Du thể hiện cho chính mình:
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)
Nhà thơ khóc thương cho người con gái ấy còn không biết rằng khi nhà thơ mất đi có ai khóc ông như ông khóc nàng Tiểu Thanh hay không Ông cũng có những tính cách phong nhã như nàng, cũng có cái án văn chương ấy liệu rằng khi ông mất đi rồi không biết có ai đồng điệu với tâm hồn văn chương của ông mà khóc thương cho ông hay không Và câu hỏi ấy đã kết thúc bài thơ và để câu trả lời cho người đời sau trả lời hộ
Như vậy qua bài thơ ta thấy được số phận của người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy Đồng thời ta cũng thấy được những tâm sự của nhà thơ Nguyễn Du về sau này Và thực tế đã cho thấy người đời ngày nay vẫn ca tụng đến ông với sự tài hoa qua truyện Kiều