Văn hóa tộc người Nng
Văn hóa tộc người Nùng Chương 1 Những vấn đề chung về dân tộc Nùng ở Việt Nam1.1. Khái niệm chungDân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dùng chung một tiếng nói làm tiếng nói chính thức mang tình hành chính, có một lãnh thổ bất khả xâm phạm, cùng chung một vận mệnh lịch sử, có chung một sinh hoạt kinh tế hay một thị trường, có chung một tính cách dân tộc thể hiện trong lối sống và văn hóa, đặc biệt là phải có chung một nhà nước. Dân tộc hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính, một sinh hoạt kinh tế nói chung, với những biểu tượng văn hóa chung tạo nên một tính cách dân tộc1.Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây:Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm .1 GS. Đặng Nghiêm Vạn (2009), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Đa tộc người, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr. 76Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641741 Văn hóa tộc người Nùng Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).Tộc người hay dân tộc là một cộng đồng mang tính tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được thể hiện liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng được cùng chung sống, cóc hung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử huyền thoại kiêng cử). Tộc người là một cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú trên cùng một lãnh thổ, có chung nhà nước, dưới sự chỉ đạo của một chính phủ với những đạo luật chung1.Nhóm địa phương là một bộ phận của một tộc người nhất định, có mối quan hệ về lịch sử, ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa, có ý thức tự giác thuộc về tộc người đó. Nhóm địa phương chỉ được tạo thành khi tự bản thân có một tên gọi riêng phổ biến trong vùng.Cộng đồng dân tộc được hình thành từ một tộc người nhất định, đa phần được hình thành từ một hay hai, ba dân tộc nhười có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, ở những địa thế có khả năng phát triển, bao gồm thêm những tộc người ít phát triển, ít dân số ở những miền ngoại vi. Cộng đồng dân tộc còn là sự liên minh giữa các bộ lạc, tộc người với nhau, được hình thành trong một quốc gia xác định.Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số; 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn 1 GS. Đặng Nghiêm Vạn (2009), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Đa tộc người, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr. 77Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641742 Văn hóa tộc người Nùng người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu)1.2. Tên gọi, nguồn gốc của dân tộc Nùng 1.2.1. Nguồn gốc của dân tộc NùngDân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng chính, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641743 Văn hóa tộc người Nùng xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.Thời kỳ sau đó, Chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ Việt Nam), . sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao, . Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành Chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:Địa bàn cư trú của người Bách Việt là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam.Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam.Đại bàn cư chú của hậu duệ người Cổ Mã Lai, mà ngày nay là phần lớn các cư dân Đông Nam Á là một vùng rất rộng kéo dài từ Ấn Độ đến Philippines theo chiều tây đông, và từ sông Dương Tử xuống đến Indonesia theo chiều bắc nam.Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641744 Văn hóa tộc người Nùng Dân tộc Nùng là một cộng đồng các dân tộc nói ngôn ngữ Thái là dân tộc lớn ở châu Á, có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á, và có mối quan hệ với dân tộc Choang ở Quảng Tây và Vân Nam - Trung Quốc. Dựa vào sự so sánh đối chiếu các tộc người cổ đại với tộc người hiện đại ngày nay các nhà nghiên cứu dự đoán về sự tách nhóm tộc người ngôn ngữ Tày – Thái. Trên cơ sở những nhóm riêng biệt này mà dần hình thành các nhóm tộc người nói ngôn ngữ Tày –Thái ngày nay. Dân tộc Nùng là một nhóm tộc người được tách ra trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội, địa lí…Bản sơ đồ: Chăm, Êđê, Khơme, Việt, Mường Tày, Thái, Mèo, Dao… GiaRai… Xơ Đăng… Thổ, Chứt… Nùng…1.2.2. Tên gọi dân tộc NùngMỗi dân tộc đều có riêng một tên khác nhau, sự hình thành và cách gọi tên dân tộc mình có nhiều cách lí giải khác nhau, thường thì hay dựa vào những truyền thuyết, câu chuyện về sự ra đời của dân tộc mình, tổ tiên mình mà dựa vào đó có thể biết tên dân tộc mình, nguồn gốc và lịch sử dân tộc. Dân tộc Nùng cũng như Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641745 Cổ Mã LaiNam Đảo Nam ÁNhóm ChàmNhóm Môn - KhơmeNhóm Việt – MườngNhóm Tày - TháiNhóm Mèo - Dao Văn hóa tộc người Nùng những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều có chung một lí giải về nguồn gốc, tên gọi của mình.Sau sự thất bạo của Nùng Chí Cao, bộ phận Tày – Thái ở lại bên kia biên giới, dần dần được tính vào tộc người Choang, một cộng đồng người gồm nhiều tộc người khác nhau cùng và khác ngôn ngữ. Nhóm hiện nay ở Việt Nam, gọi là Nùng trong khối Choang, phần lớn sang Việt Nam ba, bốn trăm năm nay, vào đầu đời Minh cuối đời Thanh, đặc biệt là vào thời Thái Binh Thiên Quốc. Người dân gọi họ là Nùng là do di cư từ Trung Quốc về1. Mỗi nhóm Nùng còn nhớ quê tổ của họ ở bên kia Trung Quốc, qua tên gọi, ta có thể hiểu được xưa tổ tiên họ ở địa phương nào2. Họ di cư lẻ tẻ đến Việt Nam theo từng nhóm, cứ trú đan xen với người Tày và các tộc người khác, trong những thung lũng nhỏ, ít có điều kiện làm ruộng nước, phải làm rẫy, thậm chí làm thổ canh hốc đá. Những nhóm tự nhận mình là Nùng, không hẳn đã có chung một ngôn ngữ, một văn hóa, một tôn giáo. Các nhóm Nùng Phản Sình, Nùng An, Nùng Lòi không hiểu tiếng của nhau. Tiếng nói của Nùng An gần với tiếng Sán Chay (Cao Lan), có yếu tố Dao, tiếng nói Nùng Vẻn gần tiếng Kađai (Cơ Lao) (theo Nguyễn Văn Lợi).Nùng hay Nồng là tên tự gọi của người Nùng. Có nhiều cách giải thích khác nhau về tên gọi này. Có trường hợp giải thích bằng cách chiết tự chữ nông trong nông nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng tộc danh này có nguồn gốc từ tên gọi của dòng họ Nông, một trong bốn dòng họ lớn ở khu vực tử hữu Giang Quảng Tây – Trung Quốc và vùng Đông Bắc Việt Nam như Chu, Vi, Hoàng, Nông. Dân tộc Nùng (các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín) 1 ở biên giới Việt – Trung, phía Cao Bằng, người Tày thường nói: Pay Nồng tức là sang đất của Nùng Chí Cao, tức bên kia biên giới, người ở đó sang ta lập nghiệp được gọi là Cần Nông (người Nồng), gọi chệch đi là người Nùng2 Ví dụ: người Nùng Phản Sình (Lạng Sơn) là từ Vạn Thành Châu sang, Nùng In (Cao Bằng, Lạng Sơn) là từ Long Anh tới, Nùng Lòi (Cao Bằng, Lạng Sơn) từ Hạ Lôi qua, …Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641746 Văn hóa tộc người Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai, dân số 856.812 người sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang … (chiếm tới 84 %). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đắk Lắk. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang (Zhuang) sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Choang. Dù xuất phát các tên gọi theo nhóm địa phương khác nhau nhưng ở Việt Nam họ đều được xếp chung vào nhóm tộc người Nùng.1.3. Người Nùng trong lịch sửTừ qua trình lịch sử cho thấy người Tày và người Nùng có mối quan hệ rất gần gũi về mặt nguồn gốc. Về cơ bản quá trình phân tách hai nhóm này mới chính thức có từ sau thế kỉ XI sau khi nhà Tống đánh bại Nùng Chí Cao.Năm 1041, Nùng Chí Cao lập nên nước Đại Lịch. Từ đó họ tự coi mình là người thuộc phạm vi uy quyền, thế lực của thủ lĩnh họ Nông, tiếng Tày gọi là “Đin Nồng” (đất Nùng). Đến thế kỉ XV khi đường biên giới Việt Trung được xác lạp rõ ràng thì đã hình thành nên quan niệm: tộc người bên kia biên giới được gọi là Nùng (hay Nồng) để phân biệt bên này biên giới là Tày. Nùng Trí Cao tức Nông Trí Cao, thủ lĩnh người Nùng ở châu Quảng Uyên xưa thời Lý nay là Cao Bằng, là người lập ra nước Nam Thiên Quốc sau đổi là Nam Việt rồi bị nhà Tống diệt.Lo sợ bị nhà Tống trả thù, nhiều người Nùng chạy sang Ðại Việt lánh nạn và định cư luôn tại miền thượng du các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Người Kinh gọi các nhóm này là người Thổ (người địa phương), trong khi họ tự nhận là người Thái. Với thời gian, các nhóm này đổi tên thành người Thày (đọc trại từ chữ Thái) rồi Tày để phân biệt với các nhóm người Thái đã có mặt từ trước và cũng để phân biệt với người Nùng, cùng hệ ngôn ngữ, còn sinh trú ở Quảng Tây và Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641747 Văn hóa tộc người Nùng Quảng Ðông. Từ thế kỷ XIII, các nhóm Nùng không chịu nổi chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên (Mông Cổ), sau đó là nhà Minh (Hán) và nhà Thanh (Mãn Châu), đã từng đợt di cư vào Việt Nam, hội nhập với các nhóm Tày và Thái cùng hệ ngôn ngữ đã có mặt từ trước, họ vẫn giữ tên gọi riêng là Nùng.Trong thực tế, các nhóm Tày, Nùng và Thái tại Việt Nam chỉ khác nhau chút ít về cách ăn mặc và cách xây dựng nhà cửa, về văn hóa thì hoàn toàn giống nhau. Cộng đồng người Tày, Nùng hay Thái được các triều đình Việt Nam dành cho qui chế tự trị để tranh thủ sự ủng hộ, chính sách này có tên “kềm cương phụ đạo”, nghĩa là tranh thủ cảm tình các vị thủ lãnh vì những người này có uy tín lớn trong cộng đồng của họ.Ả Nùng, bà là người vợ của Nùng Tồn Phúc, thủ lãnh châu Quảng Uyên, và là mẹ đẻ của Nùng Trí Cao. Ả Nùng là người phụ nữ có tiếng nói quyết định trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của Nùng Trí CaoNùng Tôn Đản, tướng nhà Lý dưới quyền Lý Thường Kiệt, chỉ huy cánh quân bộ trong chiến dịch đánh sang Ung Châu.Năm 1833, Nông Văn Vân, một tù trưởng Tày giữ chức tri châu Bảo Lạc (ngày nay thuộc tỉnh Hà Giang) tự xưng Tiết chế thượng tướng quân, đã cùng các tù trưởng Mường và một số làng Kinh ở miền trung du, do Nguyễn Quang Khả (tri châu Ðại Man) lãnh đạo, chiếm một vùng đất rộng lớn (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn lập căn cứ chống lại nhà Nguyễn. Nông Văn Vân là anh vợ của Lê Văn Khôi ở Gia Ðịnh bị vua Minh Mạng bắt về Huế xử trảm về tội làm phản, chính vì lo sợ bị trả thù ông mới nổi lên chống lại. Quan quân nhà Nguyễn phải vất vả lắm mới đánh bại Nông Văn Vân năm 1835, từ đó quan hệ giữa triều đình Huế và người thiểu số trở nên lạnh nhạt. Các nhóm Thái-Tày đã không những không hưởng ứng các đợt tấn công quân Thanh tại vùng biên giới mà còn hợp tác với quân Cờ Ðen, Cờ Trắng và Cờ Vàng đánh phá các làng xã người Kinh.Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641748 Văn hóa tộc người Nùng Đến thế kỉ XX, đồng bào Nùng luôn sát cánh cùng người Việt cùng với các dân tộc anh em chống lại bọn phong kiến, thực dân đế quốc. Nhiều vùng Nùng là cơ sở cách mạng vững chắc, như Pắk Pó, Ma Lịp…và trong quê hương cách mạng ấy đã sản sinh ra những con người ưu tú như Kim Đồng, La Văn Cầu, Triệu Thị Soi…1.4. Ngôn ngữVề cơ bản, hai dân tộc Tày Nùng có sự tương đồng về mặt ngôn ngữ. Do ảnh hưởng của yếu tố địa phương nên tiếng Nùng có sự sai biệt nhất định, nó không chỉ phụ thuộc vào địa vực cư trú mà còn có sự khác biệt giữa các nghành Nùng. Chẳng hạn, người Nùng Cháo ở vùng Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc của Lạng Sơn thì tiếng Nùng căn bản đã hòa nhập với tiếng Tày của địa phương này. Nhóm ngôn ngữ thuộc Nùng Lòi, Nùng An, Nùng Dín, Quí Rỉn thì lại mang nhiều đặc điểm riêng khác khá xa với tiếng Tày bản địa. Do thời gian cư trú ở bên Trung Quốc nhiều hơn nên người Nùng chịu ảnh hưởng trực tiếp văn hóa Hán từ chính quốc, về mặt ngôn ngữ có biểu hiện pha tạp với tiếng Hán nhiều hơn tiếng Tày. Hệ thống nhân xưng của nhiều ngành Nùng vẫn mượn hệ thống nhân xưng của Hoa Nam, như có (anh), ché (chị), cống (ông), … điều này cũng có sự ảnh hưởng đặc điểm riêng của người Nùng, trong tiếng Tày đọc “Hoàng đế vạn vạn tuế”, “Nam mô bồ tát” thì trong tiếng Nùng đọc là “Vòong táy mản mản soi”, “Nan u phù xà”, …1.5. Sinh hoạt kinh tế của người NùngNguồn sống chính của người Nùng là lúa và ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Người Nùng làm ruộng nước thành thạo như người Kinh, người Tày. Song nơi cư trú của họ là khu vực chuyển tiếp từ vùng thấp và vùng cao nên ruộng ít nước, nương rẫy có vai trò hết sức quan trọng. Đất trồng trọt có thể chia làm ba loại, ruộng nước ở cacd thung lũng hẹp, khó canh tác và thường thiếu nước; nương thâm canh ở thung lũng còn rẫy ở nơi rừng già hoặc rừng tái sinh có nhiều cây to, rừng nứa um tùm. Công việc phát dọn nương Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 07641749 Văn hóa tộc người Nùng rẫy của người Nùng thường vào tiết Cốc Vũ, Thanh Minh, gieo hạt vào đầu tháng tư. Xa xưa đồng bào chọc lỗ tra hạt, nhưng gần đây đã phổ biến gieo trồng bằng phương pháp vải giống. kĩ thuật canh tác có nhiều kinh nghiệm, đã xen canh gối vụ, bón nhiều loại phân, nên cây trồng đạt năng xuất cao.Người Nùng tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm, gia súc và tạo được giống tốt như lợn đen Mường Khương, Lạng Sơn ngựa Cao Bằng…Tuy vậy, cách chăn nuôi còn mang tính tự nhiên. Trâu bò xưa thả rông trong rừng, gia cầm nuôi dưới gầm nhà. Nghề phụ gia đình của người Nùng rất phong phú. Đó là nguồn làm giàu của đồng bào, một nguồn hàng trao đổi để bù đắp lương thực do thiếu ruộng nước. Nổi bật nhất là nghề trồng bông dệt vải và nghề rèn đúc. Trồng bông dệt vải, nhuộm vải phát triển nhất ở Hà Quảng, Quảng Hòa (Cao Bằng), Cao Lộc, Bình Gia (Lạng Sơn). Còn nghề rèn, đúc ở người Nùng An. Người Nùng cũng nỗi tiếng với các sản phẩm đan lát, dệt chiếu, làm thùng gỗ, yên ngựa, làm giấy, nghề trúc, làm đường phên…Mỗi nhóm Nùng, mỗi làng có những nghề riêng đặc sắc. Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng . Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm. 1.6. Dân số, địa bàn cư trúDân tộc Nùng có gần 856.000 người. Họ sống tập trung là ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang. Người Nùng gồm có các nhóm: Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài. Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi, thung lũng, chân núi, ven các sông, suối. Đồng bào thường ở nhà sàn làm bằng gỗ tốt, lợp ngói máng hoặc lợp tranh.Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn Hd: GS.TS Ngô Văn LệThực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 076417410 [...]... xuống trình tấu, Hd: GS.TS Ngơ Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 34 Văn hóa tộc người Nùng Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hố dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc) . Tộc người hay dân tộc là một cộng đồng mang tính tộc người có chung một tên gọi, một... triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn 1 GS. Đặng Nghiêm Vạn (2009), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Đa tộc người, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr. 77 Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 2 Văn hóa tộc người Nùng Chương 3 Người Nùng trong... các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Đó cũng là cơ sở và căn cứ để các dân tộc có thể bảo tồn và phát huy vốn tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Trải qua quá trình phát triển lâu cùng các dân tộc anh... đều, khi mặc các nếp xếp Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 14 Văn hóa tộc người Nùng những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều có chung một lí giải về nguồn gốc, tên gọi của mình. Sau sự thất bạo của Nùng Chí Cao, bộ phận Tày – Thái ở lại bên kia biên giới, dần dần được tính vào tộc người Choang, một cộng đồng người gồm nhiều tộc người khác nhau cùng và khác ngơn ngữ.... lứa tuổi. Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 24 Văn hóa tộc người Nùng Phụ lục Người Nùng Lễ hội cúng rừng Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 50 Văn hóa tộc người Nùng hướng giảm tối thiểu phần lễ, cịn phần hội vẫn được duy trì. Phần lễ có sẽ mang hình thức như các hội hóa trang hiện nay ở các nước Âu – Mỹ phát triển. Tuy nhiên từ đây đến đó... được mà khơng cũng khơng quan trọng. Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 47 Văn hóa tộc người Nùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng" 1 , kiên quyết "Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc& quot; 2 . Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được biểu hiện... thu hút đông đảo người tham gia vào đội ngũ những người hành nghề cúng bái. Diện mạo đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng người Nùng đã thay đổi nhiều. Có thể nói các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo đời sống văn hóa tinh thần của người Nùng. Với đặc trưng của riêng mình, hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống Nùng mang đặc tính ngun hợp. Cịn... hợp. Cịn được bảo lưu trong xã hội hiện đại. Bảo tồn và phát huy vai trị các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng người Nùng là việc làm cần thiết nhằm đóng góp cho cơng cuộc xây dựng đời sốmg văn hóa mới ở vùng nông thôn người Hd: GS.TS Ngô Văn Lệ Thực hiện: Lê Quảng Tuấn Mssv: 0764174 48 Văn hóa tộc người Nùng Xin thần rừng giúp cứu dân độ thế, Mổ lợn gà nạp lễ.” Ví dụ trong bài cúng mời thần... thể hiện liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng được cùng chung sống, cóc hung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử huyền thoại kiêng cử). Tộc người là một cộng đồng mang tính tộc người, khơng nhất thiết phải cư trú trên cùng một lãnh thổ,... chung 1 . Nhóm địa phương là một bộ phận của một tộc người nhất định, có mối quan hệ về lịch sử, ngơn ngữ, sinh hoạt văn hóa, có ý thức tự giác thuộc về tộc người đó. Nhóm địa phương chỉ được tạo thành khi tự bản thân có một tên gọi riêng phổ biến trong vùng. Cộng đồng dân tộc được hình thành từ một tộc người nhất định, đa phần được hình thành từ một hay hai, ba dân tộc nhười có trình độ phát triển kinh tế . văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc) .Tộc người hay dân tộc là một cộng đồng mang tính tộc người có chung. Văn hóa tộc người Nùng Chương 2 Văn hóa tộc người Nùng2.1. Ẩm thựcNgười Nùng ăn cơm tẻ