2 Đồ: Đồ dùng lao động sản xuất
2.9. Tang ma của người Nùng 1 Tục làm hiếu
2.9.1. Tục làm hiếu
Bất cứ gia đình nào có người chết, trước hết con cháu phải đun một nồi nước lá thanh táo để tắm rửa, sau đó đặt người chết ở gian giữa. Người Nùng Lòi, nếu bố mẹ chết, mỗi người con mang một mét vải trắng đắp lên theo thứ tự, con trưởng đắp trước, các con trai thứ đắp đè lên, sau đó là lớp vải của các con gái, nếu có con nuôi thì đắp lên trên cùng. Làm như thế để đáp ơn người đã sinh thành và nuôi nấng mình. Gia đình lấy chiếc màn của người quá cố thường dùng xếp thành hình
tam giác và phủ lên thi hài. Làm xong thủ tục đó, mới bắn sùng hoặc gõ mõ báo cho dân làng biết. Khi đó, con trai trưởng đi mời thầy Tào về làm lễ cho đám tang.
Tại nhà tang chủ, thầy Tào làm phép lấy nước rửa mặt cho người chết rồi mới liệm. Trước khi cho tử thi vào quan tài, con trai trưởng lấy kéo cắt một nhánh tóc của người chết, giữ lại treo ở hiên nhà, gần chổ ngủ của người đó. Tiếp đó thầy Tào làm lễ “Nhập quan”: ông bê một chậu nước lá bưởi, đưa ra ngoài sàn và cầu khấn. Khấn xong, ông quay vào nhà, tay cầm một chiếc liềm, một mảnh giấy có ghi chữ Nho buộc ở đầu que, rồi bấm giờ đưa thi hài vào quan tài. Trong khi chờ đợi giờ tốt, ông lẩm nhẩm khấn và lần lượt gọi con cháu cầm lá bưởi nhúng vào chậu nước, đến chỗ người chết đưa lá bưởi từ đầu xuống cằm ba lần.
Ở người Nùng An, lễ “Boòng may” được tiến hành càng sớm càng tốt, vì con cháu, họ hàng của người quá cố chỉ được ăn và khóc sau lúc làm lễ này. Sau khi thầy Tào thu hồn người chết vào áo quan, con cháu khiêng người chết (cả chăn, chiếu, màn) từ chổ nằm đặt vào áo quan, đầu quay vào bàn thờ tổ, chân hướng ra ngoài cửa. Khi chuẩn bị đóng nắm quan tài, con cái nhìn mặt người chết và nói: “Đi yên nghỉ thì để lại phúc đức cho gia đình”, rồi mỗi người cầm kéo cắt một miếng chiếu nhỏ để vào trong ngực gọi là “cắt phúc”. Khi tiếng đóng đinh vang lên thì con cháu mới đươc khóc. Kể từ sau lễ nhập quan, con cháu phải ăn chay, vợ chồng phải cách ly, và trước mỗi bữa ăn gia đình đặt cơm, canh, thịt, và đôi đũa lên chiếc bàn con đặt ở cuối quan tài và thắp hương mời linh hồn người quá cố về ăn.
2.9.2. Tang lễ
Lễ phá ngục (thay xuốc). Người Nùng Lòi làm một cái lán cách nhà mươi mét, trong đó có một bàn thờ, bên cạnh đặt một bát gạo, một quả trứng vịt sống, một chậu nước lá bưởi, còn trên bàn thờ có ba bát gạo, xôi nếp, bánh dày, thủ lợn, chân giò, một con gà trống thiến đã luộc. Thầy Tào cầu khấn gọi các hồn về tập trung vào bát gạo. Sau đó ông dùng pháp thuật kiểm tra xem 12 hồn đã về đông đủ chưa.
Thầy Tào tay phải cầm gươm, tay trái cầm que có gài mảnh giấy ghi tên tuổi người chết, đi vòng quanh bàn thờ ba lần, theo sau là con cháu người chết.
Lễ đưa ma (thống sang). Ở người Nùng Phàn Slình, trước khi đưa ma, cả gia đình ăn cháo, trong khi đó con thứ và con rể khiêng cái mẹt đựng vuông vải trắng, một bát gạo, một hình nhân bằng giấy, đi vòng quanh quan tài ba lần, rồi đặt lên nắp quan tài. Đèn trong nhà phụt tắt, các cô con gái nhanh chóng xếp con gà, quả trứng, bát cơm nếp, tiền giấy và vàng mã để ở đầu quan tài, gánh ra nghĩa địa. Các con trai ở lại để thầy Tào làm lễ “Tiễn linh hồn người chết” (xuất muồng). Xong nghi lễ này, quan tài được tám người trai trẻ khiêng ra khỏi nhà.
Ở người Nùng An và Nùng Cháo làm lễ xuất phi vào buổi sáng, sau bài khấn của thầy Tào, khoảng 10 – 20 thanh niên đặt quan tài lên hai chiếc đòn khiêng rồi đồng loạt nhấc lên và đưa qua cửa. Người ta cho đằng chân quan tài ra trước với quan niệm: Người chết đi mà không trở về nữa. Các con trai và con rể nằm xấp ở cầu thang để khiêng quan tài qua.
Nếu chồng chết vợ còn sống thì người Nùng Lòi còn làm lễ “biệt ly” (Pjăc căn). Vợ và các con cháu tay phải cầm chén rượu đưa ra sau lưng và quỳ phía dưới quan tài, mặt ngoảnh ra ngoài. Sau khi các con trai đi quanh quan tài ba lần, thì quan tài được đưa ra khỏi nhà. Người Nùng Lòi còn làm lễ “đáp ma” (Cháy phi): các con phải đem cúng một con lợn đã mổ xếp dưới chân quan tài, trên vai mỗi con lợn đặt một lá mỡ có cắm con dao, trong thời gian hành lễ, cứ trước bữa ăn con cháu quỳ trước quan tài, lấy thìa múc rượu đổ ba lần vào chiếc chén đặt trước con lợn. Theo phong tục, bố mẹ chết con cháu không được cắt tóc. Tròn 100 ngày, gia đình làm một mâm cúng có xôi, thịt gà, thịt lợn.
Đúng 3 năm, người ta làm lễ mản tang. Người Nùng Lòi mang ống hương trên bàn thờ người quá cố đem đi đốt. Còn ở người Nùng An, gia đình cắt một số con vật và công cụ sản xuất bằng giấy, xếp vào trong một cái hủ rồi mang ra mộ, chôn
ở phía cuối mộ. Sau lễ này bàn thờ đặt bài vị dỡ bỏ đi, bát hương thì chuyển lên bàn thờ tổ, con cháu hết kiêng khen và mặc trang phục.
Chương 3
Người Nùng trong công cuộc đổi mới Đất nước 3.1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt, là con cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của các dân tộc. Người còn khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng"1. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đi đôi với "giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 121-122. 2006, tr. 121-122.
biên giới, vùng căn cứ cách mạng"1, kiên quyết "Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc"2.
Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được biểu hiện cụ thể như sau:
Có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng để khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Đi đôi với phát huy tiềm lực kinh tế của các vùng dân tộc cần chú trọng bảo vệ môi trường thiên nhiên, ổn định đời sống của đồng bào, phát huy mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa đồng bào tại chỗ và đồng bào từ nơi khác đến, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc; từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, hải đảo. Đây là vấn đề quan trọng và rất tế nhị, cần lắng nghe ý kiến của đồng bào và có chính sách thật cụ thể nhằm làm cho nền văn hoá chung vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc, ngày càng phong phú và rực rỡ.
Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 121-122. 2006, tr. 121-122.