1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn việt nam theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

187 409 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 16,05 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRUONG DUY HOANG

CAc GIẢI PHÁP TAI CHINH

THUG DAY CHUYEN DICH CO ĐẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM THE0 HƯỚNG ĐÔNG NEHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Chuyên ngành: : Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng

Maso 25.02.09

UẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Hé Xuan Phuong

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

DANH MUC CAC CHU VIET TAT GTGT HĐH NHNG & PTNT NHTM NSNN QTDND TNDN XHCN XDCB Cong nghiép héa Chủ nghĩa xã hội Giá trị gia tăng Hiện đại hóa Hợp tác xã

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngan hàng Thương mại 'Ngân sách Nhà nước Quỹ tín dụng nhân dân “Thu nhập doanh nghiệp Xa hoi chủ nghĩa

Trang 3

Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắc Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU

Chương 1: TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VẤN ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN

1.1 Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

LLL Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cẩu kinh tế trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa đất nước

1.1.2 Cơ sở lý luận của việc chuyển dịch cơ cdi kinh tế 1.1.3 Nông thôn, sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu kinh tế

nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng

12 Tài chính đối với vấn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

12.1 Vai trò của thuế đối với quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế nông thôn

1.2.2 Vai trò của chỉ đầu tự phát triển từ ngân sách nhà nước

đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Trang 4

123 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

1.244 Vai trò của bảo hiểm đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

1.3 Một số kinh nghiệm sử dụng tài chính thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở một số nước

Dong Nam A

1.3.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở một số nude Dong Nam A,

1.3.2 Tài chính đối với chuyển dịch cơ cất kinh tế nông nghiệp, nông thôn của một số nước Đông Nam Á 1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam,

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG

THON VIET NAM

2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian qua

2.1.1 Đánh giá cơ cấu kinh tế nông thôn trong mô hình kế hoạch hóa tập trung

2.1.2 Những chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và tác động

của nó đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Trang 5

2.2.3 Tím dụng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

2.2.4 Bảo hiểm đối với quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế

nông thôn

Chương 3: TÄNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

NHẦM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA

3.1 Những định hướng lớn vẻ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3.1.1 Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu cần dạt được

3.12 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hiện nay

3.2 Một số quan điểm sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thơn

3.3 Giải pháp hồn thiện sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy chuyển địch cơ cấu kinh tế nông thôn

3.3.1 Hoàn thiện chính sách thuế đối với nông nghiệp, nông thon

Trang 6

3.3.3 Hoàn thiện chính sách đầu tư tín dụng thúc đẩy chuyển _ 154 địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Hình thành các loại hình bảo hiểm phục vụ cho quá _ 159

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

KẾT LUẬN 168

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BO CUA TAC GIA

Trang 7

dc Tên 'Tên bảng, biểu

Ll Vai trò của lĩnh vực nông nghiép trong kinh té 5 nude

nam 1997

2.1 Diện tích và sản lượng cây lương thực 2.2 Chỉ số pháttriển về sản lượng lương thực

23 Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản

24 Sản lượng và giá trị sản xuất lâm nghiệp

25 Tình hình ngân sách (so với GDP) giai đoạn 1990 -

1999 (%)

26 Chỉ tích lũy phân theo ngành kinh tế (%)

27 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo kỹ thuật - công nghệ

28 “Tình hình chỉ đầu tư phát triển từ 1991 - 1995

29 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển 1991 - 2000 phan theo

nguồn vốn (%)

2g _ Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành

kinh tế giai đoạn 1991 - 2000 (%) DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Số hiệu đồ thị Ten dé thi

11 Đóng góp nông nghiệp trong tổng GDP

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của dé tài

'Như chúng ta đã biết, trong những năm qua việc sử dụng các công, cụ tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng, Thành tích đạt được của việc vận dụng các công cụ tài chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần đưa nên kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, ổn định và bước vào giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước Sản xuất trong nước từ chỗ chủ yếu là thay thế nhập khẩu nay vươn lên vị thế

vị thế hướng ngoại chủ yếu hướng về xuất khẩu

Cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ có tẩm quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung mà còn liên quan mật thiết với các thành phần kinh tế

ắc

khác, Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn đã có nhiều khở đáng mừng nhưng nhìn một cách toàn diện thì nó vấn là thuần nông, ngành nghề chưa phát triển, lao động dư thừa, cơ sở hạ tắng kém, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế

nông thôn đang là điểu rất quan tâm và cấp bách trong tình

nay Đây là vấn để hết sức khó khăn và phức tạp, giải quyết đúng dan sé tạo ra sức bật mới đưa kinh tế nông thôn phát triển hơn nữa, tạo tiền để cho CNH, HĐH và đô thị nông thôn

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có hiệu quả thì một trong những biện pháp không thể thiếu được, đó à, sử dụng có hiệu quả

công cụ tài chính Với lý do đó, chúng tôi chọn và nghiên cứu để tài:

"Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Trang 9

cơ cấu kinh tế nông thôn, chúng tôi hy vọng rằng sẽ góp phần:

- Khai thác tối đa thế mạnh của từng vùng, địa phương để phát triển kinh tế,

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình CNH, HĐH đất nước - Nang cao đời sống người dân ở nông thôn và từ đó giảm bớt ranh giới giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn

~ Trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy nên kinh tế phát triển bên vững, đủ sức cạnh tranh và hòa nhập với kinh tế thế giới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề:

~ Lý luận về cơ cấu kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng

~ Tài chính trong nền kinh tế thị trường và vai trò của nó với vấn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

~ Đánh giá thực trạng tác động của các công cụ tài chính chủ yếu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta trong thời gian qua pháp tài chính nhằm tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trên cơ sở đó, luận án để xuất hướng sử dụng các gi nông thôn Việt Nam trong thời gian tới, chủ yếu là các công cụ tài chí h vĩ mô: thuế, chỉ đầu tư phát triển, tín dụng, bảo hiểm

Đồng thời, các giải pháp tài chính được để xuất chỉ phù hợp trong phạm vi đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 10

làm rõ bản chất vai trò của tài chính đối với quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng Luận án cũng đưa ra những đánh giá và bài học kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Nam Á về vấn để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh

tế nông thôn

Trang 11

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1.1 Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Có thể khái quát, cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Với cách nhìn nhận như vậy, cơ cấu được hiểu không chỉ là số lượng, chất lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống kinh tế, mà chính là mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống Khái niệm cơ cấu kinh tế bao hàm các yếu tố của lực lượng sản h khách quan và lịch sử nhất định theo các qui luật khách quan của các mối quan hệ chứa ¡ phù hợp với tính chất và trình đội lực lượng sản xuất, thượng tầng kiến trúc phải phù hợp với hạ tầng cơ

xuất và quan hệ sản xuất, cơ cẩu có tính chất ổn đựng trong đó: quan hệ sản xuất pl a

Trang 12

Cơ cấu là đặc trưng cơ bản của hệ thống Nên kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp và năng động gọi là hệ phức động, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau Các phần tử đó thường xuyên tác động, qua lại hình thành nên một cơ cấu nhất định Điều chỉnh cơ cấu là đưa nền kinh tế quốc dân với tư cách là hệ phức động đến các trạng thái phát triển tối ưu, đạt được kết quả tổng hợp mong muốn thông qua các tác động điều khiển có ý thức, có hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan

Cơ cấu kinh tế quốc dân có nhiều loại và tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, Dù thuộc loại hình

nào, cơ cấu kinh tế quốc dân cũng là sản phẩm của phân công lao động

x# hội Phân công lao động xã hội là một quá trình liên tục, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại Nó được biểu hiện cụ thể dưới hai hình thức cơ bản nhất là phân công lao động theo ngành

và phân công lao động theo lãnh thổ

Phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy quá trình tiến hóa chung của nhân loại Mọi sự phát triển của phân công theo ngành, đều kéo theo sự phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ Trình độ phát triển phân công lao động xã hội của mỗi dân tộc là thước đo trình độ phát triển chung của dân tộc đó

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù có tâm quan trọng đặc biệt trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việc không ngừng hiện đại và hoàn thiện cơ cấu kinh tế đã trở thành một phương hướng hoạt động chủ yếu của các quốc gia

Trang 13

tiết hơn và vẫn thể hiện cả ba nội dung cơ cấu đó

Nội dung chính của cơ cấu kinh tế là xác định các bộ phận hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận đó Như vậy, xác định cơ cấu kinh tế đã bao hàm cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chẳng hạn như, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây chúng ta đã xác định "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý" thì chiến lược kinh tế vừa c ngành khác, jen được là ưu

để ra tỷ lệ công nghiệp nặng sẽ chiếm bao nhiều so với

vừa để ra tốc độ phát triển của công nghiệp nặng để thể

tiên hợp lý so với các ngành khác Do tốc độ phát triển công nghiệp

có ưu tiên hơn nên tỷ lệ của nó cũng nhích dần lên và đó cũng chính là

chuyển dịch của cơ cấu kinh tế:

'Yêu cầu của sự phát triển luôn đòi hỏi một cơ cấu kinh tế hợp lý, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, quan hệ giữa các vùng lãnh thổ Những mối quan hệ này được biểu hiện cả về chất và lượng, chúng luôn thay đổi

cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, đó là quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế, Khái niệm vẻ cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn ở quan hệ giữa các ngành, mang tính cố định mà luôn ở trạng thái động và nhất là không có một khuôn mẫu nhất định, nó tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể theo không gian và thời gian

Trang 14

a, CNH là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện dai cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành kinh tế chiếm vị trí trọng yếu

b, Quá trình CNH không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà là quá trình bao tràm tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của

một nước

c, Quá trình CNH trong bất kỳ giai đoạn nào cũng vừa là quá trình phát triển kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình phát triển kinh tế - xã hội

d, CNH không phải là mục đích tự than ma là một phương thức có tính chất phổ biến để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi nước

Như vậy, CNH được hiểu là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến cơ bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành nghề với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện dai

Chúng ta đều biết ngày nay khi nói đến CNH thường đi kèm với HĐH vậy HĐH là gì? Giữa CNH và HĐH có mối quan hệ như thế nào?

Theo định nghĩa của các giáo sư trường đại học HARVART (1994): HĐH là sự đầu tư một cách có hệ thống, lâu dài nhằm để thực hiện mục đích của con người

Một quan điểm phổ biến cho rằng: HĐH là chuyển biến một xã hội truyền thống thành một xã hội phương Tây, xã hội phương Tây được hiểu là xã hội có nên văn minh cao hơn, nó được tạo ra bởi quá trình nội sinh trong kinh tế, tư tưởng, khoa học,

HDH nên kinh tế được thể hiện bởi mức sống cao, ở cách mạng công nghệ, trình độ chuyên môn cao trong sản xuất và năng suất lao động cao HĐH nên kinh tế còn được biểu thị bởi sự gia tăng của vốn với

Trang 15

¡ thức khoa học và đổi mới

người lao động, một sự phổ cập rộng rãi các

công nghệ

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Dang (kha VII) da neu:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính

sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,

phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đó là quá trình lâu đài [17] 'Từ những khía cạnh trên, cho thấy CNH và HĐH luôn là điều kiện và tiến đẻ của nhau Quá trình phát triển nhanh vẻ kinh tế, xã hội là cơ sở để gia tăng đâu tư một cách có hệ thống Ngược lại, đầu tư gia tăng sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành nghề với kỹ thuật ngày càng hiện đại Giải quyết mối quan hệ giữa CNH và HĐH có liên quan trực tiếp đến bước đi của quá trình CNH, HĐH theo những điều kiện cụ thể của đất nước

Để thực hiện thành công, theo lý thuyết kinh điển là phải có 3 điều kiện: tích lũy vốn, có tiến bộ khoa học kỹ thuật và có lao động thốt ly nơng nghiệp Nói cách khác, yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là phải có nguồn lực vẻ tài chính Song, nguồn lực tài chính của

Trang 16

Từ quan điểm như vậy, để xem xét và xác định nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, cẩn nấm vững những vấn để chính yếu:

- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH đất nước Phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là vấn để xã hội có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển đất nước

~ Đây là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện kinh tế - xã hội, cả nội dung và hình thức tổ chức sản xuất, cả quy hoạch kết cấu đồng ruộng, quy hoạch nông thôn lẫn bản thân cuộc sống của người nông dân Mục tiêu của quá trình bao gồm rất nhiều vấn đẻ: từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ ngoài đồng ruộng, trong vườn ao, lẫn vấn để xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, đô thị hóa nông thôn, xây dựng nếp sống mới ở nông thôn Vậy nên, những công việc

phức tạp đó không thể thực hiện được trong ngày một, ngày hai mà phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình, thực hiện trong nhiều năm

~ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải gắn liên với vấn đề hợp tác hóa, dân chủ hóa Nông thôn muốn lên chủ nghĩa xã hội, nông nghiệp muốn phát triển thành nên sản xuất hàng hóa Hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp hiện nay có nhiều điểm mới Đó là việc xuất phát từ đòi hỏi của sản xuất, đồi hỏi cung ứng dịch vụ đầu vào đầu ra cũng như bên trong

quá trình sản xuất nông nghiệp Hợp tác có thể là một khâu hoặc nhiều

khâu, có thể nhiều chiều, chiều ngang và chiều dọc, nhiều ngành Cùng với hợp tác hóa là việc thực hiện đân chủ hóa ở nông thôn Đây là địa bàn

Trang 17

Bảo đảm các hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp đều được thực hiện một cách thích hợp cho từng nơi, từng lúc

~ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả nước, nhưng trước hết là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Trong đó, đặc biệt quan trọng là vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý hỗ trợ của Nhà nước, của các cơ quan chức năng, các ban ngành ở Trung ương và địa phương

Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quá trình CNH, HĐH:

Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH, HĐH đất nước là quan hệ biện chứng: vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả; vừa là nội dung, vừa là biện pháp

Trước hết CNH, HĐH tạo nên những điều kiện vật chất - kỹ thuật, khoa học - công nghệ và con người để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nên kính tế nông nghiệp thành một nén kinh tế có năng suất lao

động cao và hình thành một cơ cấu kinh tế mới: cơ cẩu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại Trong những năm trước mắt, tập trung đẩy mạnh CNH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu; các ngành du lịch dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn Nông nghiệp, nông thôn nước ta vốn lạc hậu, nghèo nàn, không thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ, không có đủ khả năng giải quyết việc làm cho khoảng 70% lao động xã hội đang sinh sống ở địa bàn này Điều đó đòi hỏi phải có sự tác động mạnh mẽ của

công nghiệp và nông nghiệp (công nghệ sinh học, chế biến ) thông qua khâu lưu thông hàng hóa (thị trường), chuyển giao công nghệ, khuyến

Trang 18

1

Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH Đối với nước ta, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải trên quan điểm phục vụ cho quá trình CNH, HĐH thể hiện các mặt

sau:

- Phát triển nông nghiệp cũng xuất phát từ yêu cầu của CNH, HĐH: đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân; nhiên liệu cho công nghiệp chế biến: tăng nhanh khối lượng nông s

xuất khẩu; giải quyết công an việc làm để tăng thu nhập cho nông dân, từ đồ mở rộng thị trường cho sản phẩm và dịch vụ công nghiệp; bổ sung lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển sẽ góp phân tích lũy vốn cho CNH, HĐH Phát triển kinh tế nhiều thành phân (cơ cấu kinh tế nhiều thành phần) cũng góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH

~ Nền kinh tế nước ta còn nghèo, khả năng đầu tư của Nhà nước có hạn, do đó chúng ta cẩn phát huy mọi tiếm năng (vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý ) của các thành phần kinh tế để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH Thực tế cho thấy, vốn tiểm tàng trong nhân dân khá lớn, vốn

của kiểu bào ở nước ngoài có thể kêu gọi đầu tư để xây dựng ait nước

không phải là nhỏ, điều quan trọng là Nhà nước phải có hướng dẫn đầu tư vào đâu, chính sách giải quyết mối quan hệ lợi ích cho phù hợp

- Phát triển nên kinh tế hàng hóa (còn gọi là kinh tế mở cả trong và ngoài nước) nhằm thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu

Trang 19

phát triển từ thực trạng kinh tế của đất nước và kinh nghiệm của một số nước xung quanh ta

Kinh nghiệm CNH của 4 nước: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore thực hiện qua các bước

~ Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu và vẫn nhập khẩu sản phẩm, bán thành phẩm, hàng công nghiệp nặng khác

- Xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng và phát triển công nghiệp nặng nhằm sản xuất sản phẩm trung gian, thiết bị thay thế máy móc

nhập khẩu

- Chuyển giao công nghệ công nghiệp hàng tiêu dùng cẩn nhiều lao động, đẩy mạnh công nghiệp có hàm lượng khoa học cao để xuất khẩu

Các bước đi đó phù hợp với đặc điểm của từng nước, song nhìn

tổng quát, các nước đó đều lấy chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu làm trọng tâm trong quá trình CNH, HĐH

Để thực hiện chiến lược CNH nêu trên, tất nhiên phải mở rộng sản xuất và giao lưu hàng hóa trong nước, phát huy ưu thế của từng ngành, của từng địa phương, từng cơ sở sản xuất ; mở rộng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí chế tạo điện tử, dâu khí nhằm vừa thỏa mãn nhu cầu trong nước vừa tập trung nguồn hàng xuất khẩu lớn Hướng vẻ xuất khẩu cần nghiên cứu xu thế ng để có thị trường lớn và ồn định, nắm ân quốc tế hóa sản xuất và đời

rõ các đối tác để có chiến lược, sách lược khơn khéo Ngồi ra, day mạnh hợp tác liên doanh với nước ngồi thơng qua thành lập các công ty, khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao

Trang 20

13

độ sản xuất với khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới

1.1.2 Cơ sở lý luận của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế 'Vấn đẻ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thoi ky CNH đã được các trường phái lý thuyết để cập đến từ nhiều góc độ khía cạnh khác nhau Ba trường phái kinh tế lớn nhất cẩn điểm qua là kinh tế học Mác xít, kinh tế học thuộc trào lưu chính và kinh tế học phát triển

- Trong kinh tế học Mác xit, vấn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế được trình bày tập trung trong 2 học thuyết: học thuyết về phân công lao động xã hội và học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội

Học thuyết vẻ phân công lao động xã hội chỉ rõ những tiền để cần thiết quyết định sự thay đổi vẻ chất của cuộc cách mạng công nghiệp Đó là:

+ Sự tách rời giữa thành thị và nông thôn + Số lượng dân cư và mật độ dân sổ

+ Năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng cao, đủ để

cung cấp sản phẩm tất yếu cho cả những người lao động trong nông nghiệp và các ngành khác

+ Điểu kiện có ý nghĩa quyết định đối với cuộc cách mang công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là sản xuất hàng hóa, là kinh tế thị trường,

Việc thúc đẩy quá trình CNH nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng không thể có kết quả nếu không tính tới độ chín muồi của những tiền để này Nó cũng hàm ý rằng, trong điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế, độ chín muồi của từng loại tiền đẻ có thể không giống nhau và con đường để thay thế những tiền để trên cũng khác nhau

Trang 21

là:

nhất, sau đó sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu tiêu vắn xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh

dùng, và chậm nhất là sản xuất tw ligu tiều dùng" Quan điểm này ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong các nên kinh tế,

- Kinh tế học thuộc trào lưu chính là một trong những trường phái kinh tế lớn nhất hiện nay, có nguồn gốc từ kinh tế học cổ điển, Đối tượng của trường phái kinh tế học này là các nên kinh tế thị trường phát triển nên vấn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ CNH không phải là mục tiêu chính của nó Vấn đẻ này chỉ được đẻ cập một cách gián tiếp thông qua việc phân tích các điều kiện đảm bảo hoạt động của thị trường và để cao vai trò can thiệp của Nhà nước với một loạt các chính sách kinh tế vĩ mô đảm bảo thị trường hoạt động tốt và ổn định nền kinh tế Trong đó, những phân tích vẻ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới cùng những biện pháp can thiệp của Nhà nước là những tài liệu khảo cứu rất có giá trị, đặc biệt là chính sách cơ cấu trong những chương trình tái ©ơ cấu nên kinh tế quốc gia Vì vậy, lý thuyết này đang được sử dụng rong rai trong các lý thuyết phát triển mà đối tượng là các nén kinh tế phát triển

Trang 22

15

+ Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế:

Walt Rostow - người chủ xướng lý thuyết này cho rằng, quá trình phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng đều t giai doa * Xã hội truyền thống: với đặc trưng là nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong đời kém linh hoạt

* Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: với những thay đổi quan trọng ống kinh tế, năng suất lao động thấp và là trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ, kết cấu hạ tầng sản xuất đã phát triển Bắt đầu hình thành những khu vực đâu tàu có khả năng lơi kéo tồn bộ nên kinh tế phát triển

* Giai đoạn cất cách: với những dấu hiệu quan trọng như tỷ lệ đầu tư so với thu nhập quốc dân đạt mức 10%, xuất hiện những ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, có những chuyển biến mạnh mẽ trong thể chế xã hội, thuận lợi cho sự phát triển khu vực sản xuất hiện đại và kinh tế đối ngoại

* Giai đoạn chuyển tới sự chín muôi nên kinh tết là giai đoạn mà tỷ lệ đầu tư trên thu nhập quốc dân đạt tới mức cao (10 - 20%) và xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới

* Kỷ nguyên tiếu đùng hàng loạt: là giai đoạn kinh tế phát triển

cao, sản xuất đa dạng hóa, thị trường linh hoạt và có hiện tượng suy giảm nhịp độ tăng trưởng

Theo lý thuyết phân kỳ phát triển này, hầu hết các nước đang

Trang 23

đổi lĩnh vực phát triển đầu tàu Nghĩa là, trong chính sách cơ cấu cần xem xét đến trật tự ưu tiên phát triển những lĩnh vực có thể đảm trách vai trò "lôi kéo" qua mỗi giai đoạn phát triển cụ thể,

+ Lý thuyết nhị nguyên:

Lý thuyết nhị nguyên do A.Lewis - người đoạt giải thưởng Nobel năm 1979 đã tiếp cận vấn để từ đời sống kinh tế của các nước đang phát triển Ông đã đưa ra những kiến giải khá cụ thể về vấn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH Lý thuyết này cho rằng ở các nền kinh tế này có 2 khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với đặc điểm trì trệ, năng suất lao động thấp, dư thừa lao động và khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại du nhập từ bên ngoài Vì thế, người ta có thể chuyển một phần lao động từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Nhiều nhà kinh tế đã tiếp tục nghiên cứu và phân tích lý thuyết nhị nguyên, trong đó có phân tích về su đi chuyển lao động từ nông thôn ra khu vực thành thị Quá trình này chỉ trôi chảy khi "tổng cung" về lao động từ khu vực nông nghiệp phù hợp với "tổng cầu" ở khu vực công nghiệp Như vậy sẽ xuất hiện khái niệm "xác suất tìm được việc làm" phụ thuộc vào sự năng động của bản thân khu vực công nghiệp và khả năng đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của người lao động nông nghiệp khi chuyển sang lĩnh vực lao động công nghiệp Tìm hiểu lý thuyết này cho thấy, không nên chỉ tập trung vào phát triển công nghiệp mà phải chú ý thích đáng tới sự phát triển nông nghiệp trong quá trình CNH

+ Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành:

Trang 24

7

* Trong quá trình phát triển, tat cả các ngành có liên hệ mật thiết với nhau,"đầu ra" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia

* Phát triển cân đối liên ngành giúp tránh được ảnh hưởng tiêu cực của biến động thị trường thế giới, hạn chế mức độ phụ thuộc vào các nên kinh tế khác, tiết kiệm nguồn ngoại tệ vốn khan hiểm đảm bảo sự độc lập chính trị

Cơ sở lý luận này trở nên hấp dẫn đối với nhiều nước mới giành được độc lập, mô hình CNH hướng nội, mô hình CNH thay thế nhập khẩu đã trở thành trào lưu sau thế chiến thứ II

Tuy nhiên, mô hình này có nhiều yếu điểm lớn cho nền kinh tế bị dẫn đến chỗ khép kín, cách biệt đối với thế giới bên ngoài, bỏ qua những ảnh hưởng tích cực đem lại từ bên ngoài trong khi bản thân các

nền kinh tế này vốn đã kém phát triển, không thể đảm bảo nguồn lực

thực hiện các mục tiêu CNH Vì vậy chỉ sau một thời kỳ thực hiện mô hình này, các nên kinh tế đều rơi vào tình trang thiểu năng

+ Lý thuyết phát triển các ngành không cân đối hay lựa chọn các "cực tăng trưởng ":

Lý thuyết này ngày càng được thừa nhận rộng rãi sau khi nhóm

NIC Đông Á thực hiện và đạt được thành công "thần kỳ" Luận cứ chủ

yếu của trường phái này là:

* Việc phát triển một cơ cấu không cân đối gây nên áp lực, tạo

ra sự kích thích đầu tư Trong mối tương quan giữa các ngành, nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất Do đó, nếu có những dự án ưu tiên đầu tư lớn hơn vào một số lĩnh vực thì sẽ gây nên áp lực đầu tư đối với một số lĩnh vực khác để đáp ứng cầu lớn hơn cung lúc đầu và sau đó thì cung lớn hơn cầu, đến lượt những lĩnh vực này lại lôi kéo đầu tư củà các lĩnh vực khác thành phản ứng dây chuyền cùng thúc đẩy phát triển

Trang 25

* Trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ CNH, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế không giống nhau Vì vậy, cho phép tập trung được nguồn lực khan hiếm cho những lĩnh vực nhất định

* Do thời kỳ đầu tiến hành CNH, các nước đang phát triển thiếu vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện cùng một lúc phát triển đồng bộ các ngành hiện đại Vì thế, việc

phát triển không cân đối là một sự lựa chọn bắt buộc + Lý thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay:

Lý thuyết này, phân chia quá trình CNH của các nước thành 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và xuất khẩu một số sản phẩm thủ công đặc biệt, Giai đoạn này, đã xuất hiện sự phân công lao động quốc tế

Giải đoạn 2: các nước chậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để tự chế tạo lấy sản phẩm hàng hóa công nghiệp tiêu dùng trước đây phải nhập Giai đoạn 2 mang đáng đấp của mô hình CNH "thay thế nhập khẩu" đối với nhiều ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng,

Giai đoạn 3: là giai đoạn những sản phẩm đâu tư trước đây phải nhập, có thể đần dân thay thế bằng nguồn khai thác và sản xuất trong nước và vươn lên để trở thành sản phẩm xuất khẩu

Giai đoạn 4: là giai đoạn việc xuất khẩu hàng tiêu dùng bắt đầu siäm xuống, nhường chỗ cho việc xuất khẩu các loại hàng hóa đầu tư vốn sang các nước kém phát triển hơn Đây là giai đoạn "đuổi kịp " các nước đã phát triển

Trang 26

19

thuộc trường phái này đã đưa ra những kiến giải vẻ quá trình "đuổi kịp" Trong ý tưởng "đuổi kịp" này thì vấn đẻ cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lý thuyết này có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết phát triển các "cực tăng trưởng” Các mũi nhọn trong nền kinh tế thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển và lợi thế so sánh trong ngoại thương Việc đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào việc lựa chọn các "cực tăng trưởng" trong từng giai đoạn

Như vậy, mỗi loại lý thuyết nêu trên đều có những mặt mạnh song cũng không phải có thể áp dụng thành công ở mọi nơi, mọi lúc Chúng không những chỉ coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển trong thời kỳ CNH mà còn chỉ ra nội dung cụ thể của nó là tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm Các lý thuyết đánh giá sự thành bại của các nước đang thực hiện CNH có nguyên nhân vẻ cơ cấu Người ta nhận thấy trong những nước không thành công, cơ cấu kinh tế có trạng thái không liên kết bên trong, "tình trạng không liên kết bên trong ấy thể hiện một ma trận vẻ giao lưu liên ngành công nghiệp và một ma trận về giao lưu liên vùng hầu như hồn tồn trống rơng" Nó yêu cầu phải xây dựng một cơ cấu kinh tế có sự liên kết, thúc đẩy, lôi kéo lẫn nhau trong quá trình phát triển Cơ cấu như vậy vừa là điều kiện của CNH, vừa là kết quả, là một chỉ số để xem xét mức độ thành công của CNH và phát triển

Trang 27

dạng của các hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH đặt ra cho mỗi Chính phủ sứ mệnh chọn lựa mô hình CNH K' i niệm về mức độ hợp lý trong cơ cấu ngành kinh tế giữa các quốc gia là một khái niệm có tính co giãn lớn, phụ thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia Để có cơ cấu hợp lý, Chính phủ phải đánh giá được các nguồn lực bên trong, đồng thời phải kết hợp được với các nguồn lực bên ngoài trong điều kiện quốc tế hóa đời sống thế giới

Nhìn chung, vấn để cơ cấu kinh tế mà kinh tế học phát triển nêu ra đã thu hút rộng rãi các quốc gia chậm phát triển để thúc đẩy nhanh quá trình CNH Nó phản ánh sự đa dạng vẻ của sự chuyển dịch cơ cấu đã và đang diễn ra ở các nước thuộc thế giới ác con đường, hình thức thứ ba hiện nay

1.1.3 Nông thôn, sự cắn thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng

Theo định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản, năm 1994 thì nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Xô Viết của Nhà xuất bản Bách khoa Xô Viết, năm 1986 thì thành thị là khu vực dân cư mà phản lớn làm nghề ngồi nơng nghiệp Hai khái niệm trên chỉ rõ sự khác nhau cơ bản của thành thị và nông thôn, song cũng có nhiều ý kiến còn để cập đến nhiều mặt khác nhau giữa thành thị và nông thôn như: địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa khoa họ

thông liên lạc, v.v giao

-Vé dia lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải ra thành các vành đai bao quanh các thành thị

Trang 28

2

xuất kinh doanh, dịch vụ ngồi nơng nghiệp (khác với hoạt động kinh

lịch vụ)

tế của đô thị là tập trung vào công nghiệp và

~ Về tính chất xã hội, cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân và gia đình họ, ngoài ra cũng có một số người làm việc ở nông thôn nhưng sống ở đô thị và một số người làm việc ở đô thị nhưng sống ở nông thôn Mật độ dân cư ở nông thôn thấp hơn ở đô thị

~ Về mặt văn hóa, nông thôn thường là nơi còn bảo tồn lưu giữ được nhiều đi sản văn hóa của mỗi quốc gia như các phong tục tập quán cổ truyền vẻ đời sống, lễ hội, các ngành nghề cổ truyền, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cổ truyền, y phục, nhà ở, di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh v.v Nông thôn là kho tàng văn hóa dân tộc, là nơi nghỉ ngơi và du lịch xanh hấp dẫn đối với đô thị trong và ngoài nước

- Vé trình độ văn hóa, khoa học và công nghệ, nói chung ở nông thôn thấp kém hơn ở đô thị

- Về cơ sở hạ tầng ở nông thôn như điện, nước, giao thông van

tải, thông tin liên lạc thường kém hơn đô thị

Như vậy, nông thôn có nhiều đặc điểm khác với đô thị cho nên công nghiệp hóa ở nông thôn tất nhiên cũng khác công nghiệp hóa ở đồ thị

Hiện nay, quan niệm thế nào là nông thôn của các nước trên thế giới còn nhiều điểm khác nhau Hầu hết các nước đã thống nhất coi số lượng dân cư làm tiêu chí để quy định đô thị, số còn lại là nông thôn nhưng đi vào con số cụ thể thì lại có sự khác biệt quá lớn Đối với nước ta, trong khi chưa có tiêu chí cụ thể vẻ nông thôn thì trước mắt có thể chấp nhận các tiêu chí vẻ đô thị để từ đó suy ra tiêu chí của nông thôn

Trang 29

Loại đặc biệt: Dân số từ 1,5 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 15.000 người/kmẺ trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên

Đô thị loại I: Dân số từ 0.5 triệu người trở lên, mật độ đân cư từ 12.000 người/kmẺ trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tir 85% trở lên

Đô thị loại II: Dân số từ 0,25 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 10.000 người/km? trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80%, trở lên

Đô thị loại III: Dân số từ 0,1 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 8.000 ngudi/km? tré lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 75% trở lên

Đô thị loại IV: Dân số từ 0,05 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 6.000 người/km” trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên

Đô thị loại V: Dân số từ 4.000 người, mật độ dân cư từ 2.000 người/km? trở lên, tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp từ 65% trở lên

Theo cách phân loại đô thị như trên, chúng ta có thể đi đến xác định khu vực nông thôn của nước ta bao gồm các địa bàn dân cư có số dân cư trú dưới 4.000 người, mật độ đân cư thấp hơn 2.000 người/km” và tỷ lệ lao động làm nông nghiệp từ 35% trở lên

Như vậy nông thôn được hiểu là khu vực mà ở đó có một cộng

đồng dân cứ chủ yếu làm nghề nông, có mật độ dân số, cơ sở hạ tẳng và trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn khu vực thành thị

Trang 30

trong từng vùng, theo từng thời gian Dân số nông thôn toàn thế giới sẽ tăng đến đỉnh cao vào năm 2015, sau đó sẽ giảm Điều này thể hiện những thay đổi quan trọng trong cơ cấu dân số trẻ và già trên thế giới, trong đó dân số già tăng lên cũng có nghĩa là tuổi bình quân của dân số thế giới tăng lên Riêng ở các khu vực kém phát triển trên thế giới,

dân số nông thôn sẽ đạt đỉnh điểm muộn hơn so với toàn cầu (tức là

vào khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020), sau đó mới giảm Đối với từng khu vực thì sự biến động cũng có khác nhau: ở châu Âu dân số nông thôn đã giảm từ lâu, ở châu Mỹ La Tỉnh dân số nông thôn đầu giảm từ những năm 1985 - 1990, ở châu Á dân số nông thôn sẽ

tiếp tục tăng đến năm 2010 rồi dừng lại và bắt đầu giảm, riêng ở châu Phi thì dan sé tiếp tục tăng đến năm 2015 và 2020 Đến năm 1995 dân số nông thôn chiếm 54,8% dân số thế giới và theo dự báo đến năm 2025 sẽ giảm tỷ trọng này xuống ở mức 38,9% dân số thế giới

~ Xu thế đô thị hóa trên thế giới tiếp tục diễn ra không những ở những vùng đô thị kém phát triển như châu Phi, châu Á mà cả ở những vùng đô thị rất phát triển như châu Âu Theo dự báo của cơ quan dân số Liên Hiệp Quốc thì trong tổng số dân thành thị tăng lên trong thời gian tới có đến 50% là dân di chuyển từ nông thôn ra thành thị, riêng ở các nước chậm phát triển đến năm 2025 sẽ có đến 1,1 tỷ người từ nông, thôn di cư ra thành thị Đối với các nước đang phát triển, việc di chuyển dân từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt đã, đang và còn tiếp tục gây ra nhiều khó khăn cho các vùng nông thôn và thành thị Việc ngăn chặn đồng người di cư tự do này không đơn giản mặc dù các quốc gia đều thấy rõ hậu quả của nó

Trang 31

cư từ nông thôn lên đô thị Đúc kết thực tế, cho thấy mấu chốt của vấn để di cư là vấn để việc làm và thu nhập, dân cư nông thôn khan hiếm việc làm và thu nhập thấp sẽ lên thành thị để tìm việc làm Do đó, biện pháp để khác phục hiện tượng này không phải chỉ là biện pháp hành chính mà quan trọng hơn là biện pháp kinh tế Một trong những biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nhất của thời kỳ này là phải sớm xác định lại cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý hơn, làm nên tảng cho việc hình thành những đô thị mới theo yêu cầu của tiến trình CNH, HĐH đất nước

Nghiên cứu khái niệm về nông thôn và xem xét xu hướng đô thị hóa nhằm thấy rõ được tinh chất, đặc điểm của mỗi loại địa bàn kinh tế ~ xã hội cơ bản này để giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển nông thôn và đô thị trong quá trình CNH, HĐH của các nước đang

phát triển, trên cơ sở khẳng định vị trí của nông thôn trong xã hội Vấn để phát triển nông thôn

Trong thời kỳ CNH, HĐH thì vấn đẻ tập trung sức cho phát nông nghiệp nông thôn là hết sức cần thiết, nó là điều kiện là tiến để thức đẩy quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước Điều này có thể lý giải theo 2 quan điểm sau:

n

Một quan điểm cho rằng các nước đang phát triển, khi tiến hành 'CNH cân tập trung vào phát triển kinh tế công nghiệp hiện đại ở thành

thị, còn ở nông thôn vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền

Đây là thuyết phát triển nhị nguyên Theo thuyết này thì các nước đang phát triển tồn tại song song 2 lĩnh vực kinh tế: lĩnh vực công nghiệp hiện đại ở đô thị và lĩnh vực nông nghiệp cổ truyền ở nông thon Cong ng!

-p do thi phat triển ở trình độ cao tạo ra đòn bảy thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo Nhiều nước như Braxin, Mêhicô, Ấn

BO, Angieri v

Trang 32

25

độ tăng trưởng cao trong khi nông nghiệp và kinh tế nông thôn lại giảm sút nhiều Sở di có hiện tượng này vì công nghiệp hiện đại dựa vào vốn đầu tư của nước ngoài và vốn tích lũy từ nông nghiệp, còn nông nghiệp cổ truyền chỉ dựa vào nguồn đất đai và lao động thủ công, Điều đó đã dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, gây ra mâu thuần gay gắt trong xã hội, làm hạn chế sự phát triển của công nghiệp và của nền kinh tế nói chung

Sự lạc hậu của nông nghiệp dẫn đến năng suất và sản lượng thấp, thu nhập kém, không đủ sức đáp ứng nhu cầu nông sản cho xã hội, mà trước hết là cho ngay nông thôn Mặt khá

nghiệp thành thị cũng không duy trì được lâu, vì nguồn đầu tư của

, mức tăng trưởng của công nước ngoài giảm dân, nguồn tích lũy trong nước để tăng đầu tư cũng bị giảm sút, sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước bị hạn chế Sự hạn chế này là do người tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là nông dân, lại có thu nhập thấp nên sức mua không cao Kết cục là công nghiệp hiện đại

ở thành thị đã không trở thành đòn bẩy để cải tạo khu vực nông nghiệp

cổ truyền ở nông thôn như lý thuyết để ra, mà bản thân công nghiệp và nông nghiệp đều rơi vào tình trạng trì trệ

Ngày càng có nhiều ý kiến, phát triển nông nghiệp và nông thôn là một điều kiện quan trọng cho sự thành công của CNH Nông nghiệp

eó vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tãng trưởng sản phẩm trong

nước, thông qua việc buôn bán với khu vực công nghiệp ở trong và ngoài nước và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác,

Do nông nghiệp và nông thôn có vị trí quan trọng nên các nhà lãnh đạo của nhiều nước đang phát triển ngày càng quan tâm đến vấn

Trang 33

Phát triển nông thôn không phải chỉ là vấn để riêng của nông thôn mà có liên quan trực tiếp đến nhiều vấn để khác, trong đó có vấn để đô thị (nông thôn phát triển kém, lao động nông thôn không đủ việc làm, cư dân nông thôn thu nhập thấp, sẽ rời bỏ nông thôn ra thành thị kiếm sống gây thêm khó khăn cho đô thị - nơi vốn đã có nhiều khó khăn), Vì vậy mục tiêu phát triển nông thôn không chỉ bó hẹp trong việc phục vụ lợi ích riêng, lợi ích trước mắt của bản thân nông thôn, mà còn phục vụ cho sự phát triển và lợi ích của quốc gia

Ngày nay, việc phát triển nông thôn không còn là việc riêng của các nước đang phát triển, mà nó trở thành nhiệm vụ của các nước có khu vực nông thôn rộng lớn còn lạc hậu, cần phát triển Trong điều kiện, các quốc gia trên thế giới đã và đang phụ thuộc lấn nhau và sẽ còn phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, thì phát triển nông thôn ở các nước dang phát triển trở thành mối quan tâm của cộng đồng thế giới, và đây được coi 1a mot vấn để chung của cả hành tỉnh vì quyền lợi của các quốc gia

Sự cán thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn, ở các nước đang

phát triển nông nghiệp và từ nông nghiệp đi lên déu can thiết phải

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với nước ta trong thời gian qua đã tập trung nhiều nguồn lực, bằng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như: tín dụng ưu đãi, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế bảo hộ Bước đâu đã kích thích phát triển nông nghiệp và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực góp phẩn tảng trưởng chung cho nên kinh tế Tuy nhiên, kết quả của quá trình đó mới

chỉ thể hiện rõ phần tăng trưởng nông nghiệp bằng số tuyệt đối, về số

tương đổi vẫn còn khiêm tốn (được thể hiện trong phụ lục số 1)

Trang 34

27

lực và tài nguyên, đất đai và lao động đồi dào Song bước tiếp theo, cần thiết phải tổ chức lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với xu thế đô thị hóa nông thôn trong tương lai Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được thể hiện như sau:

* Giải phóng mọi sức sản xuất, khai thác mọi tiểm năng to lớn ở nông thôn Bằng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế cho nông nghiệp nông thôn như: đường sá, thủy lợi, kỹ thuật nông nghiệp, khoa học công nghệ cho phép khai thác tối da tiềm năng và thế mạnh của kinh tế nông thôn như: đất đai, rừng núi, mật biển, sông hồ trên cơ sở đó, tăng mạnh sản lượng nông sản, thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

Phát triển nông nghiệp toàn diện bao gồm cả nông, lâm, ngư

nghiệp; công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn là con

đường phát huy mọi tiềm năng của các vùng nông nghiệp sinh thái, từng bước đa đạng hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn ra khỏi thế độc canh và thuần nông

Mặt khác, theo xu hướng phát triển kinh tế thị trường phổ biến là kinh tế nông thôn thành kinh tế hàng hóa, cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa phải chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp Đó cũng chính là con đường phát triển theo chiều

sâu của kinh tế nông thôn, trong đó vai trò của trí tuệ công nghệ và tổ chức kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

* Đáp ứng yêu cẩu về thị trường, cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp và hàng xuất khẩu Việc tập trung thâm canh, kết hợp mở rộng điện tích một số cây công nghiệp chủ lực

như: cao su, cà phê, tiêu, bông, mía, cây än quả đặc sản đi đôi với

Trang 35

cho chăn nuôi Việc chú ý ứng dụng công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, công nghệ canh tác, chọn giống sẽ tạo được nguồn nguyên liệu tốt, chất lượng cao, hiệu quả nhiều Sự quan tâm sản xuất nhiều mặt hàng rau, hoa tươi, cây cảnh cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước từng bước nâng lên thành mặt hàng xuất khẩu lớn

* Đáp ứng như câu việc làm cho nóng thôn Trong thực tế hiện nay, hiện tượng nông nhàn đang là vấn đẻ bức xúc Phẩn lớn, người dân nông thôn thiếu việc làm hoặc rảnh rồi lúc hết thời vụ đã đổ dồn vẻ các thành phố lớn để tìm việc làm hoặc đi nơi khác để lập nghiệp Nhưng cuộc sống của họ vẫn cứ bấp bênh, hiện tượng này đã gây nên những tiêu cực và tệ nạn cho xã hội và cũng là nguyên nhân của tình trạng di dân giữa các vùng ngoài kế hoạch và ngồi sự kiểm sốt của Nhà nước

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với hướng đa canh,

đa nghề sẽ tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn Phát triển công

nghiệp, tiểu thủ cơng ngÌ

ep ở nông thôn một cách toàn diện từ hàng tiêu dùng, hàng chế biến, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, sửa chữa, dịch vụ sẽ từng bước chuyển một số lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ

G nông thôn có rất nhiều ngành nghề truyền thống, với nguyên

Trang 36

29

* Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn Tổ chức lại sản xuất, từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp - tự túc sang nén kinh tế - hàng hóa nhiều thành phần; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trai; củng cố lại hình thức hợp tác xã trên cơ

sở tự nguyện; tạo công ăn việc làm cho dân cư nông thôn là điều kiện

tăng thu nhập thực tế cho nông dân và đảm bảo đời sống cho họ Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các trung tâm kinh tế, văn hóa, khuyến khích xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp là điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần, khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng Mặt khác, bằng cách khai thác đất đai tại chỗ theo cơ cấu nông - ngư - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có ý nghĩa rất to lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn trong công cuộc thực hiện mục tiêu "xóa đói giảm nghèo",

Việc xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nông dân là điều kiện để củng cố hệ thống chính trị vững mạnh Qua đó phát huy được dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định, nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn hóa mới lành mạnh, thay đổi bộ mặt nông thôn theo

hướng đô thị hóa

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là con đường cơ bản để giải phóng mọi tiểm năng sản xuất ở nông thôn; đáp ứng được nhu cầu của thị trường; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thân của nông dân; tận dụng và phân công lại lao động; tạo ra nhiều việc làm; xã hội hóa nền sản xuất; thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa phong phú, đa dạng; nâng cao thu nhập, tăng sức mua, ổn định và cải

thiện đời sống nhân dân; ‹

Trang 37

táng tính chiến lược cấp bách trước mắt và có vai trò quan trọng lâu dài Nó đòi hỏi phải có sự điều tra phân tích toàn diện để có qui hoạch chuyển dịch thích hợp với từng vùng và chung cho cả nước trong từng giai đoạn nhằm đạt hiệu quả cao nhất

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cất kinh tế nông thôn Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự chỉ phối bởi nhiều nhân tố, mỗi nhân tố có vị trí, vai trò nhất định đến việc hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Cụ thể như sau:

| - Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố vị trí địa lý, thời t

thác của từng vùng khác nhau Nên một số vùng có những điều kiện đất đai, nguồn tà nguyên khai

thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất, tạo ra những lợi thé so sánh với các vùng khác của đất nước Đây là cơ sở chỉ phối trực tiếp

đến việc hình thành các vùng kinh tế nói chung và các vùng kinh tế

nông thôn nói riêng Các loại vùng này được hình thành do phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, thông qua việc bố trí các ngành sản xuất trên các vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác tiếm năng và lợi thế của từng vùng

~ Môi trường xã hội

Trang 38

31

điều kiện để lựa chọn ngành nghề sản xuất nhằm giải quyết việc làm và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác ở nông thôn

~ Vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng ở nông thôn

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn đòi hỏi phải có những, điểu kiện vật chất nhất định tương ứng với yêu cầu hình thành và chuyển đổi của nó Đáp ứng điều kiện vật chất cho quá trình chuyển

đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là phải có vốn đầu tư ban đầu Nguồn vốn

đầu tư bao gồm: nguồn tự có của các chủ thể kinh tế - xã hội ở nông thôn, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài

Cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, chỉ phối trình độ kỹ thuật, công nghệ Do đó, cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những nhân tố có vai trò quyết định tới sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn

- Thi trường

Dung lượng thị trường, cơ cấu nhu cầu thi trường và sự đồi hỏi vẻ chất lượng hàng hóa có tác động tới số lượng và cơ cấu ngành sản xuất của kinh tế nông thôn Thông qua tín hiệu giá cả hàng hóa, người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất những loại hàng hóa nào có lợi nhất và phù hợp với khả năng của mình Sự xuất hiện các loại hàng hóa, dịch với quy mô và tỷ trọng khác nhau sẽ phản ánh phần nào cơ cấu kinh tế ở từng vùng, từng địa phương Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng, càng cao thì cơ cấu kinh tế nông thôn càng phải phong phú và hoàn thiện hơn

Trang 39

hội Do đó, sự tác động hợp lý của Nhà nước ở tâm vĩ mô là hết sức cần thiết

~ Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước có chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Để đạt được mục tiêu để ra đối với phát triển kinh tế nông thôn, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc khuyến khích hay kìm hãm sự hình thành và phát triển ngành kinh tế, vùng kinh tế nào đó Cùng với các công cụ quản lý vĩ mô, Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành ngành kinh tế then chốt và thúc đẩy quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng đã để ra Mặt khác, để khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, Nhà nước xây dựng hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các lợi thế của kinh tế nông thôn

~ Quan hệ kinh tế quốc tế

Thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào sự hợp tác, phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia khai thác và sử dụng các nguồn lực của mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh Đây là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn

Ngồi ra, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn có

các nhân tố khác như: trình độ khoa học công nghệ, mức độ phát triển công nghiệp và đô thị của nền kinh tế, mối quan hệ giữa các vùng

Trang 40

33

1.2 TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NONG THON

Trong nền kinh tế thị trường, việc xác định nguồn lực tài chính và xây dựng cơ chế phân phối nguồn lực tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng

Nguồn lực tài chính là sản phẩm xã hội được biểu hiện dưới hình thức giá trị Xét về mặt vật chất, nguồn lực tài chính là tổng hợp của cải vật chất mà toàn xã hội có thể chi phối và sử dụng trong một thời kỳ nhất định Nội dung của nguồn lực tài chính có thể chia làm 5 cấp độ sau:

~ Nguồn lực tài chính bậc một = Quỹ ngân sách nhà nước (NSNN); - Nguồn lực tài chính bậc hai = Nguồn lực tài chính bậc một + Các quỹ tài chính Nhà nước khác = Tài chính Nhà nước;

- Nguồn lực tài chính bậc ba = Nguồn lực tài chính bậc hai + Nguồn lực tài chính của các tổ chức tài chính trung gian;

Nguồn lực tài chính bậc ba +

Nguồn lực tài chính trong đân cư và các tổ chức kinh tế = Tổng lực tài - Nguồn lực tài chính bậc bốn

chính của toàn xã hội;

- Nguồn lực tài chính bậc năm = Nguồn lực tài chính bậc bốn + Nguồn lực tài chính thu được từ nước ngoài (vay, liên doanh, hợp tác đầu tư

Ngày đăng: 05/10/2015, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w