1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đọc hiểu Cha con nghĩa nặng

3 585 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 15,6 KB

Nội dung

Gợi dẫn 1. Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở làng Bình Thành, huyện Đức Hoà, tỉnh Định Tường (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ. Từ 1905, làm viên chức ở nhiều địa phương khác nhau thuộc Nam Bộ, nên có điều kiện hiểu kĩ cuộc sống và con người Nam Bộ  Cuối đời, ông về quê chuyên viết văn. Trong gần 50 năm cầm bút cần mẫn sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại một khối lượng sáng tác khá lớn. Ông thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Tuy có một số tác phẩm còn hạn chế về mặt tư tưởng nhưng nhìn chung ông đã đóng góp công sức tích cực vào việc hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại trong chặng đường phôi thai đầu tiên. 2. Quan điểm sáng tác của Hồ Biểu Chánh được thể hiện ngay ở việc ông chọn bút danh. Sáng tác của ông phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức. Vì thế, trong sáng tác của mình, ông cực lực phê phán cái xấu, cái ác, thông cảm sâu sắc với mọi nỗi bất hạnh của con người. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thể hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo. 3. Cha con nghĩa nặng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm viết về cảnh ngộ bất hạnh của gia đình một người nông dân tên là Trần Văn Sửu. Do vô tình phạm tội giết vợ, Trần Văn Sửu đã phải bỏ trốn, để lại hai đứa con thơ cho ông ngoại nuôi. Sống vất vả cực nhọc nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu không nguôi nhớ về các con. Và anh trở về vào đúng lúc các con đang chuẩn bị xây dựng gia đình. Đoạn trích kể về cuộc trở về này. Đoạn trích thể hiện những nét tiêu biểu về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm : - Tình huống truyện có mâu thuẫn từ đó thể hiện được tình cảm của các nhân vật : Trần Văn Sửu trở về thăm con sau hơn mười năm tha hương nhưng lại phải đứng trước những lựa chọn quan trọng. Tình cha con được thể hiện rất xúc động. - Ngôn ngữ, cung cách kể chuyện, lối diễn đạt “nôm na bình dân” nhiều lúc có phần rư­ờm rà nhưng lại thể hiện rõ chất đặc sắc Nam Bộ. - Các nhân vật trong Cha con nghĩa nặng hiện ra nh­ư những tính cách Nam Bộ, là sản phẩm của sự lịch lãm Nam Bộ song cũng không vì thế mà chỉ sống được trong thị hiếu Nam Bộ. 4. Chú ý phân biệt giọng kể và lời thoại. Khi đọc, nhấn giọng ở các từ thuộc phương ngữ Nam bộ. II - Kiến thức cơ bản 1. Hồ Biểu Chánh có những đóng góp đáng quý cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Chúng ta vẫn biết đến ông như một đại diện tiêu biểu của Nam Bộ trong buổi “quốc văn thành lập, văn mới phôi thai”(1). Những thành tựu ở thể loại tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được ghi nhận khi mà quá trình hiện đại hoá văn xuôi nước nhà mới khởi sự với những thiên kí sự của Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phúc, Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà,… ; những đoản thiên tiểu thuyết của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và tiểu thuyết với Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ (1925) của Nguyễn Trọng Thuật. 2. Đoạn trích được học kể lại sự việc thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả tình cha con nghĩa nặng. Nó thể hiện ở lương tâm, lời nói, cử chỉ của người cha và cả người con. Đó là mối quan hệ “phụ tử tình thâm”. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ. Trần Văn Sửu đã 11 năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ giữa anh với cha vợ và các con lần này với anh không phải là quá bất ngờ. Nó được nung nấu trong ân hận và nhớ thương. Anh đã chủ động tìm về. Được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quản Tồn thương. Một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho. Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện. Tình của người cha với con cũng chỉ mong có thế. Sửu chấp nhận : “Phải chịu đau đớn, cực khổ, buồn sầu”, “miễn là con được sung sướng”, đặc biệt đoạn độc thoại : “ Bây giờ mình còn sống nữa làm gì ! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình nghĩa của người cha bộc lộ ở suy nghĩ này. Biết con anh sắp thành gia thất, lí ra anh phải rất sung sướng nhưng anh lại nghĩ đến cái chết hoặc đi biệt tích. Hành động của anh xuất phát từ lí lẽ giản đơn : “ Để cha đi. Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên lấy chồng mới tử tế được”. Muốn con được sung sướng hạnh phúc, người cha phải chấp nhận mọi hi sinh – chính mâu thuẫn trong tâm trạng càng khẳng định tình nghĩa cha con của Trần Văn Sửu. Cha Tí trở về là bất ngờ lớn nhất với Tí. Vì Tí cứ nghĩ cha đã chết từ lâu rồi. Bất ngờ hơn, Tí đã nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí đã hiểu tình cảm của cha nó. Nó càng thương, càng quý trọng cha nó. Cho nên khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã chạy đuổi theo. Mãi tới cầu Mê Tức mới gặp cha nó. Đây là hình ảnh thật cảm động của tình cha con : “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói : Cha ôi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy ?”. Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Chẳng cần phải bình thêm cử chỉ ấy của tình cha con đã nói giùm tất cả. 3. Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính. Hãy nghe đoạn đối thoại này : - … Thôi cha trở về nhà với con. - Huý ! Về sao được ? - Sao vậy ? - Về rồi làng tổng họ đến bắt còn gì ? Thằng Tí nghe cha nói thế thì nó tỉnh ngộ, nó hiểu rằng cha nó ở lại thì sẽ bị bắt tù và nhất định sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc của anh, em nó. “Bây giờ làm sao ?”. Tình huống đã đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Giải quyết như thế nào đây ? Tí đang đứng trước hoàn cảnh thật khó. Song cách giải quyết của người con thật bất ngờ. Tí nói : - Cha đi đâu ? - Đi đâu cũng được. - Hễ cha đi thì con đi theo. - Để làm gì ? - Đi theo đặng làm mà nuôi cha ; chừng nào cha chết rồi con sẽ về. - Con đừng có tính bậy. Con phải ở nhà làm mà nuôi ông ngoại. - Có trâu, có lúa sẵn đó, ông ngoại làm mà ăn, cần gì con nuôi nữa. Lại có con Quyên ở nhà đó. Cậu Ba Giai cưới nó đấy, nó giàu có, thiếu gì tiền bạc, nó giúp đỡ ông ngoại được rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ. Cách giải quyết của người con khiến cho người cha đứng đó và cả người đọc vô cùng cảm động. Thằng Tí đã làm được điều mà nó đang tính. Tình huống truyện đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thoả lòng mong ước suốt 11 năm trời. Nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh họ. Sự sum họp của cha con khó bề được thực hiện. Vì dù sao Trần Văn Sửu cũng là người có tội đang bị truy nã. Sự có mặt của Sửu lúc này có thể làm cho hạnh phúc của Tí, của Quyên (con ông) tan vỡ. Vì không ai người ta chịu gả con cho con một người đi tù. Nếu ông bỏ đi thì con ông lại không chịu. Tấm lòng hiếu thảo của Tí có thể làm mất cơ hội hạnh phúc êm ấm của mình và của Quyên. Tình huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh. Cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh. Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã đi đến một kết cục tốt đẹp. Người đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng. Con người biết sống có đạo lí, theo đạo lí thì bao giờ cũng có một kết cục tốt đẹp. 4. Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp. Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lí nhân vật, qua lời đối thoại và qua độc thoại. 5. Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biểu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện của lời thoại. Nó diễn ra rất nhanh và sinh động. Đây là khả năng của người viết tiểu thuyết mà không tác giả nào ở thời Hồ Biểu Chánh cũng làm được. Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện rất gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh. III - liên hệ Qua khối lượng sáng tác dồi dào, có thể thấy sở trường của Hồ Biểu Chánh là cây bút viết tiểu thuyết văn xuôi. Ông bước vào văn đàn giữa lúc truyện ngắn truyện dài bằng tiếng Việt còn hết sức vắng vẻ, và năng khiếu sáng tác nhanh nhạy, sự mẫn cảm với việc phơi bày bộ mặt phức tạp của cái xã hội mà mình đang sống giúp ông sớm giành vị trí đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam bấy giờ. Chủ yếu, đóng góp của ông vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai này là ở mấy phương diện : nội dung đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu ngôn ngữ. … Sự cách tân của Hồ Biểu Chánh về nghệ thuật cũng có phần tương tự. Tiếp thu truyền thống câu văn tiếng Việt “trơn tuột như lời nói thường” có từ thời Trương Vĩnh Kí, tiểu thuyết của ông đã đưa lại cho người đọc cách diễn đạt nôm na, bình dị, mất dần đi cái réo rắt của loại văn chương có đối, có vần. Hồ Biểu Chánh còn đưa vào cho văn xuôi phong cách “tả thực” đối với người và việc, đưa vào màu sắc, khung cảnh, phong tục tập quán, của mảnh đất Nam Bộ, cách nói năng suy nghĩ của con người miền Nam. Phong cách bình dân của ngòi bút tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một ưu thế khiến tác phẩm của ông thâm nhập rộng rãi trong quần chúng nhân dân Nam Bộ. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

Gợi dẫn\r\n\r\n1. Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở làng Bình Thành, huyện Đức Hoà, tỉnh Định Tường (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ. Từ 1905, làm viên chức ở nhiều địa phương khác nhau thuộc Nam Bộ, nên có điều kiện hiểu kĩ cuộc sống và con người Nam Bộ Cuối đời, ông về quê chuyên viết văn. Trong gần 50 năm cầm bút cần mẫn sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại một khối lượng sáng tác khá lớn. Ông thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Tuy có một số tác phẩm còn hạn chế về mặt tư tưởng nhưng nhìn chung ông đã đóng góp công sức tích cực vào việc hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại trong chặng đường phôi thai đầu tiên. 2. Quan điểm sáng tác của Hồ Biểu Chánh được thể hiện ngay ở việc ông chọn bút danh. Sáng tác của ông phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức. Vì thế, trong sáng tác của mình, ông cực lực phê phán cái xấu, cái ác, thông cảm sâu sắc với mọi nỗi bất hạnh của con người. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thể hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo. 3. Cha con nghĩa nặng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm viết về cảnh ngộ bất hạnh của gia đình một người nông dân tên là Trần Văn Sửu. Do vô tình phạm tội giết vợ, Trần Văn Sửu đã phải bỏ trốn, để lại hai đứa con thơ cho ông ngoại nuôi. Sống vất vả cực nhọc nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu không nguôi nhớ về các con. Và anh trở về vào đúng lúc các con đang chuẩn bị xây dựng gia đình. Đoạn trích kể về cuộc trở về này. Đoạn trích thể hiện những nét tiêu biểu về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm : - Tình huống truyện có mâu thuẫn từ đó thể hiện được tình cảm của các nhân vật : Trần Văn Sửu trở về thăm con sau hơn mười năm tha hương nhưng lại phải đứng trước những lựa chọn quan trọng. Tình cha con được thể hiện rất xúc động. - Ngôn ngữ, cung cách kể chuyện, lối diễn đạt “nôm na bình dân” nhiều lúc có phần rườm rà nhưng lại thể hiện rõ chất đặc sắc Nam Bộ. - Các nhân vật trong Cha con nghĩa nặng hiện ra như những tính cách Nam Bộ, là sản phẩm của sự lịch lãm Nam Bộ song cũng không vì thế mà chỉ sống được trong thị hiếu Nam Bộ. 4. Chú ý phân biệt giọng kể và lời thoại. Khi đọc, nhấn giọng ở các từ thuộc phương ngữ Nam bộ. II - Kiến thức cơ bản 1. Hồ Biểu Chánh có những đóng góp đáng quý cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Chúng ta vẫn biết đến ông như một đại diện tiêu biểu của Nam Bộ trong buổi “quốc văn thành lập, văn mới phôi thai”(1). Những thành tựu ở thể loại tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được ghi nhận khi mà quá trình hiện đại hoá văn xuôi nước nhà mới khởi sự với những thiên kí sự của Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đôn Phúc, Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà,… ; những đoản thiên tiểu thuyết của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và tiểu thuyết với Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ (1925) của Nguyễn Trọng Thuật. 2. Đoạn trích được học kể lại sự việc thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả tình cha con nghĩa nặng. Nó thể hiện ở lương tâm, lời nói, cử chỉ của người cha và cả người con. Đó là mối quan hệ “phụ tử tình thâm”. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ. Trần Văn Sửu đã 11 năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ giữa anh với cha vợ và các con lần này với anh không phải là quá bất ngờ. Nó được nung nấu trong ân hận và nhớ thương. Anh đã chủ động tìm về. Được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quản Tồn thương. Một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho. Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện. Tình của người cha với con cũng chỉ mong có thế. Sửu chấp nhận : “Phải chịu đau đớn, cực khổ, buồn sầu”, “miễn là con được sung sướng”, đặc biệt đoạn độc thoại : “ Bây giờ mình còn sống nữa làm gì ! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình nghĩa của người cha bộc lộ ở suy nghĩ này. Biết con anh sắp thành gia thất, lí ra anh phải rất sung sướng nhưng anh lại nghĩ đến cái chết hoặc đi biệt tích. Hành động của anh xuất phát từ lí lẽ giản đơn : “ Để cha đi. Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên lấy chồng mới tử tế được”. Muốn con được sung sướng hạnh phúc, người cha phải chấp nhận mọi hi sinh – chính mâu thuẫn trong tâm trạng càng khẳng định tình nghĩa cha con của Trần Văn Sửu. Cha Tí trở về là bất ngờ lớn nhất với Tí. Vì Tí cứ nghĩ cha đã chết từ lâu rồi. Bất ngờ hơn, Tí đã nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí đã hiểu tình cảm của cha nó. Nó càng thương, càng quý trọng cha nó. Cho nên khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã chạy đuổi theo. Mãi tới cầu Mê Tức mới gặp cha nó. Đây là hình ảnh thật cảm động của tình cha con : “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói : Cha ôi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy ?”. Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Chẳng cần phải bình thêm cử chỉ ấy của tình cha con đã nói giùm tất cả. 3. Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính. Hãy nghe đoạn đối thoại này : - … Thôi cha trở về nhà với con. - Huý ! Về sao được ? - Sao vậy ? - Về rồi làng tổng họ đến bắt còn gì ? Thằng Tí nghe cha nói thế thì nó tỉnh ngộ, nó hiểu rằng cha nó ở lại thì sẽ bị bắt tù và nhất định sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc của anh, em nó. “Bây giờ làm sao ?”. Tình huống đã đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Giải quyết như thế nào đây ? Tí đang đứng trước hoàn cảnh thật khó. Song cách giải quyết của người con thật bất ngờ. Tí nói : - Cha đi đâu ? - Đi đâu cũng được. - Hễ cha đi thì con đi theo. - Để làm gì ? - Đi theo đặng làm mà nuôi cha ; chừng nào cha chết rồi con sẽ về. - Con đừng có tính bậy. Con phải ở nhà làm mà nuôi ông ngoại. - Có trâu, có lúa sẵn đó, ông ngoại làm mà ăn, cần gì con nuôi nữa. Lại có con Quyên ở nhà đó. Cậu Ba Giai cưới nó đấy, nó giàu có, thiếu gì tiền bạc, nó giúp đỡ ông ngoại được rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ. Cách giải quyết của người con khiến cho người cha đứng đó và cả người đọc vô cùng cảm động. Thằng Tí đã làm được điều mà nó đang tính. Tình huống truyện đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thoả lòng mong ước suốt 11 năm trời. Nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh họ. Sự sum họp của cha con khó bề được thực hiện. Vì dù sao Trần Văn Sửu cũng là người có tội đang bị truy nã. Sự có mặt của Sửu lúc này có thể làm cho hạnh phúc của Tí, của Quyên (con ông) tan vỡ. Vì không ai người ta chịu gả con cho con một người đi tù. Nếu ông bỏ đi thì con ông lại không chịu. Tấm lòng hiếu thảo của Tí có thể làm mất cơ hội hạnh phúc êm ấm của mình và của Quyên. Tình huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh. Cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh. Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã đi đến một kết cục tốt đẹp. Người đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng. Con người biết sống có đạo lí, theo đạo lí thì bao giờ cũng có một kết cục tốt đẹp. 4. Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp. Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lí nhân vật, qua lời đối thoại và qua độc thoại. 5. Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biểu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện của lời thoại. Nó diễn ra rất nhanh và sinh động. Đây là khả năng của người viết tiểu thuyết mà không tác giả nào ở thời Hồ Biểu Chánh cũng làm được. Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện rất gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh. III - liên hệ Qua khối lượng sáng tác dồi dào, có thể thấy sở trường của Hồ Biểu Chánh là cây bút viết tiểu thuyết văn xuôi. Ông bước vào văn đàn giữa lúc truyện ngắn truyện dài bằng tiếng Việt còn hết sức vắng vẻ, và năng khiếu sáng tác nhanh nhạy, sự mẫn cảm với việc phơi bày bộ mặt phức tạp của cái xã hội mà mình đang sống giúp ông sớm giành vị trí đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam bấy giờ. Chủ yếu, đóng góp của ông vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai này là ở mấy phương diện : nội dung đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu ngôn ngữ. … Sự cách tân của Hồ Biểu Chánh về nghệ thuật cũng có phần tương tự. Tiếp thu truyền thống câu văn tiếng Việt “trơn tuột như lời nói thường” có từ thời Trương Vĩnh Kí, tiểu thuyết của ông đã đưa lại cho người đọc cách diễn đạt nôm na, bình dị, mất dần đi cái réo rắt của loại văn chương có đối, có vần. Hồ Biểu Chánh còn đưa vào cho văn xuôi phong cách “tả thực” đối với người và việc, đưa vào màu sắc, khung cảnh, phong tục tập quán, của mảnh đất Nam Bộ, cách nói năng suy nghĩ của con người miền Nam. Phong cách bình dân của ngòi bút tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một ưu thế khiến tác phẩm của ông thâm nhập rộng rãi trong quần chúng nhân dân Nam Bộ. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... phúc, người cha phải chấp nhận hi sinh – mâu thuẫn tâm trạng khẳng định tình nghĩa cha Trần Văn Sửu Cha Tí trở bất ngờ lớn với Tí Vì Tí nghĩ cha chết từ lâu Bất ngờ hơn, Tí nghe câu chuyện cha ông... cha ông ngoại Tí hiểu tình cảm cha Nó thương, quý trọng cha Cho nên cha nghe lời ông ngoại bỏ luôn, Tí chạy đuổi theo Mãi tới cầu Mê Tức gặp cha Đây hình ảnh thật cảm động tình cha : “Thằng Tí... cách giải người thật bất ngờ Tí nói : - Cha đâu ? - Đi đâu - Hễ cha theo - Để làm ? - Đi theo đặng làm mà nuôi cha ; chừng cha chết - Con đừng có tính bậy Con phải nhà làm mà nuôi ông ngoại - Có

Ngày đăng: 05/10/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w