1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009

22 672 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang dần chuyển mình trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Trần Quang

Sinh viên : Trần Thanh Bình Lớp : Thống kê kinh doanh k49 Niên khóa : 2007-2011

HÀ NỘI, 2010

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3

1 Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh 3

2 Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu 3

3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 3

3.1.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật : 4

3.2.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ 4

CHƯƠNG II LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 10

1 Khái niệm và phân loại chỉ số 10

1.1 Khái niệm 10

1.2 Phân loại 10

1.3 Đặc điểm của phương pháp chỉ số 11

2 Tác dụng của phương pháp chỉ số 12

CHƯƠNG III VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009 13

1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần cao su Đồng Phú 13

2 Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009 14

2.1 Phân tích biến động của GO và Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân 15

2.1.1 Phân tích biến động của GO do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân 15

2.1.2 Phân tích biến động của Doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân 16

2.2 Phân tích biến động của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của tiền lương bình quân tháng và số lao động bình quân 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh

tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng đang dầnchuyển mình trong việc hội nhập kinh tế quốc tế Điều này đã tạo ra nhiều cơhội to lớn nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các doanhnghiệp Việt Nam Trong môi trường cạnh tranh khó khăn như vậy, chỉ có nhữngdoanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển Và chỉtiêu kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp Là một sinh viên của ngành thống kê, với mongmuốn được áp dụng những phương pháp thống kê vào thực tiễn và mong muốnhiểu rõ hơn về kết quả sản xuất kinh doanh, em đã chọn đề tài:

“ Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009”

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Quang đã tận tình hướng dẫn emhoàn thành tốt đề tài này Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế không tránh khỏicác thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn

Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kết quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp

Chương II: Lý luận chung về phương pháp chỉ số

Chương III: Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả sản xuất kinh

doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú giai đoạn 2008-2009

Sinh viên

Trần Thanh Bình

Trang 4

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN

XUẤT KINH DOANH

1 Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ thànhquả lao động do những người lao động của đơn vị đó (hoặc lao động làm thuêcho đơn vị ấy) làm ra trong một khoảng thời gian nhất định như một ngày, mộttháng, một quý hay một năm Nó chỉ được xem là kết quả sản xuất của một đơn

vị khi:

- Nó là kết quả do lao động hữu ích tạo ta

- Của những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tínhtoán

2 Nguyên tắc xác định các chỉ tiêu

- Nguyên tắc thường trú, tính theo lãnh thổ sản xuất

- Tính theo thời điểm sản xuất: Sản phẩm được sản xuất ở thời kỳ nào thìtính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó

- Tính theo giá thị trường

- Tính toàn bộ giá trị sản phẩm: Theo nguyên tắc này cần tính cả giá trịnguyên vật liệu của khách hàng

- Tính toàn bộ kết quả sản xuât: Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trịsản xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang

3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm manglại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩmdịch vụ Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn

Trang 5

minh của tiêu dùng xã hội Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượcbiểu thị bằng các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị Kết quả kinh doanh cóliên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phântích điều kiện sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinhdoanh Vì thế việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng

và cần thiết

3.1.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật :

- Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩmhoặc một chi tiết sản phẩm Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến

ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở công nghệgiai đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm

- Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm ) là những sản phẩm đã quachế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình chế tạo côngnghệ sản phẩm và đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã quakiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

- Chỉ tiêu sản phẩm quy ước (Tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánhlượng sản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau vềmức độ phẩm chất và quy cách Sản phẩm quy ước được tính theo công thức :Lượng sản phẩm quy ước = (Lượng sản phẩm hiện vật loại i x hệ số tính đổi)

3.2.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ.

Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO)

* Khái niệm : Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho mộtnăm

Tổng giá trị sản xuất bao gồm : giá trị những sản phẩm vật chất và giá trị nhữnghoạt động dịch vụ phi vật chất

Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy để tínhtổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, thống kê cần tính ra giá trị sản xuất của

Trang 6

từng loại hoạt động của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổnggiá trị sản xuất.

Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu hoặc kếtquả của tập thể lao động của một doanh nghiệp Theo hệ thống tài khoản quốcgia (SNA), GO được xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương pháp ngành,phương pháp nền kinh tế quốc dân Để xác định GO của một doanh nghiệp,trong thống kê sử dụng phương pháp xí nghiệp, GO của doanh nghiệp côngnghiệp làm cơ sở để xác định GO của ngành và của nền kinh tế quốc dân

- Giá trị phụ, phế phẩm, thứ phẩm, phế liệu đã tiêu thụ được trong

kỳ (đối với các hoạt động công nghiệp và xây dựng…)

- Giá trị phụ, phế phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ (đối với sảnxuất nông lâm ngư nghiệp)

+ Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ+ Giá trị các công việc được tính theo quy định đặc biệt+ Tiền thu được do các hoạt động dịch vụ làm cho bên ngoài+ Tiền thuê máy móc, thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất của đơn vị

sơ sở; sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị cho bên ngoài

* Ý nghĩa :

- Dùng để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA), giá trị tăng thuần (NVA)

- Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng loạt các chỉtiêu hiệu quả khác như: năng suất lao động giá thành, hiệu năng sử dụng laođộng

Trang 7

Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) :

* Khái niệm : giá trị gia tăng còn gọi là giá trị tăng thêm là toàn bộ kếtquả lao động hữu ích của những người lao động trong đơn vị cơ sở mới sáng tạo

ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một khoảng thời gian xácđịnh

( 1 tháng, 1 quý, 1 năm) Nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của cáchoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của đơn vị cơ

sở mới làm ra bao gồm phần giá trị cho mình (V), phần cho đơn vị cơ sở và xãhội (M) và phần cho hoàn vốn cố định (KHTSCĐ=C1)

* Về mặt giá trị VA= V+M+C1

* Nội dung kinh tế : chỉ tiêu giá trị gia tăng xét theo yếu tố bao gồm

+ Thu nhập của người lao động ( TNI của người lao động ) baogồm các khoản sau :

- Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động(gồm cả những khoản mà người lao động nhận được do phân phối theo số lượnghoặc chất lượng lao động dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật)

- Các khoản thu ngoài lương hoặc thu nhập theo ngày công củangười lao động như tiền ăn trưa, tiền bồi dưỡng hoặc phụ cấp ca ba, chi lươngtrong ngày nghỉ việc, tiền thưởng các loại như: thưởng cho phát minh sáng kiến,tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất; chi cho học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ… màđơn vị cơ sở trả trực tiếp cho người lao động

- Phụ cấp độc hại; phụ cấp đắt đỏ; phụ cấp đi công tác( tiền lưu trú)

- Các khoản thu mà người chủ sử dụng lao động nộp thay chongười lao động như: Bỏa hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt độngcông đoàn…

+ Thu nhập lần đầu của đơn vị cơ sở

- Lợi nhuận trả tiền vay ngân hàng

- Lợi nhuận còn lại của đơn vị cơ sở+ Thu nhập lần đầu của chính phủ

Trang 8

- Thuế sản xuất bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào sản xuấtnhư thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

- Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phải thu,phải nộp nhà nước

+Khấu hao tài sản cố định : giá trị khấu hao tài sản cố định phátsinh trong năm được coi là một bộ phận giá trị gia tăng của doanh nghiệp

* Ý nghĩa : Chỉ tiêu giá trị gia tăng phản ánh tổng hợp toàn bộ thành quảcủa đơn vị trong một thời gian nhất định Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiệntái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là cơ sở để tính thuếVAT thay cho thuế doanh thu

Chỉ tiêu VA được tính theo phương pháp SNA, là một bộ phận củagiá trị sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để tính tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nền kinh tế quốc dân Nó phảnánh phần giá trị mới sáng tạo ra của từng doanh nghiệp đóng góp vào chỉ tiêuchung của nền kinh tế

Ưu điểm của chỉ tiêu VA đã loại trừ được sự tính toán trùng lặp của chỉ tiêu

GO, đảm bảo tính chất so sánh tốt hơn

Chỉ tiêu doanh thu:

* Khái niệm : doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộgiá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thu tiền về trong một thời kỳdưới dạng tiền mặt hay thông qua chuyển khoản ở ngân hàng

* Nội dung kinh tế : chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá hiện hành baogồm:

- Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành được tiêu thụngay trong kỳ báo cáo

- Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ đượctrong kỳ báo cáo

Trang 9

- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người muatrong kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.

- Mức độ khác : doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng đã trừ cáckhoản giảm trừ như thuế, thuế sản xuất, giảm giá hàng, các khoản đền bù sửachữa hàng hư hỏng còn trong thời gian bảo hành

Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính lãi lỗ kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ báo cáo

* Ý nghĩa : doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ 5tài chính, xácđịnh lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xácđịnh số vốn đã thu hồi Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ởkhâu sản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn cả ở khâu tiêu thụ

Chỉ tiêu lợi nhuận.

* Khái niệm : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mứchiệu quả kinh doanh mà đơn vị thu được từ các hoạt động kinh doanh

* Nội dung kinh tế :

a Lợi nhuận thu được từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ của đơn

vị cơ sở

b Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính

- Lợi nhuận gửi tiết kiệm ngân hàng

- Lợi nhuận cho vay vốn

- Lợi nhuận do vốn góp liên doanh

- Lợi nhuận mua chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ngoại tệ

- Lợi nhuận cho thuê tài sản

- Lợi nhuận kinh doanh bất động sản

c Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động bất thường như :

- Lợi nhuận do nhượng bán thanh lý tài sản cố định

- Tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng

- Thu được các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ

Trang 10

Trong 3 bộ phận nói trên lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tổ chức hạch toán doanh nghiệp thường tính các chỉ tiêu lợi nhuận sau :

+ Lợi nhuận gộp (LG) là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi chi phí quản

lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, hay nói cách khác chỉ tiêu lợi nhuận chưatrừ đi các khoản chi phí tiêu thụ

+ Lợi nhuận thuần trước thuế (LT) là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đãtrừ đi các khoản chi phí tiêu thụ

+ Lợi thuần sau thuế (L) là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuếthu nhập của doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước

* Ý nghĩa : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh một trong mục tiêu quan trọng

về kinh doanh và dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế như : mức lợi nhuận bìnhquân mỗi lao động, mức doanh lợi cả vốn Lợi nhuận quyết định sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

Trang 11

CHƯƠNG II

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ

1 Khái niệm và phân loại chỉ số

 Căn cứ theo đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt:

o Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ củahiện tượng ở hai thời gian khác nhau

Đặc điểm vận dụng

Chỉ số này cho phép nghiên cứu tốc độ phát triển của các chỉ tiêukết quả như GO, doanh thu, lợi nhuận… qua thời gian Từ đó đánhgiá được kết quả qua các năm khác nhau Biến động qua các nămnhư thê là do ảnh hưởng của các điều kiện nào, và mức độ ảnhhưởng của các điều kiện đó ra sao

o Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế

và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kếhoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch

Trang 12

o Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ củahiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau.

Đặc điểm vận dụng:

Cho chúng ta nghiên cứu được sự biên động của hiện tượng tại cùngthời gian nhưng ở các không gian khác nhau Để thấy rõ được tại điềukiện không gian khác nhau như vậy thì kết quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào Ví dụ như chúng ta có thểnghiên cứu doanh thu tại các bộ phận khác nhau của công ty, từ đó cóthể rút ra nhận xét về điều kiện nào tạo ra sự khác nhau về doanh thugiữa các bộ phận Căn cứ vào phạm vi tính toán chia thành hai loại:

o Chỉ số đơn: là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từngđơn vị trong một tổng thể Ví dụ như chỉ số giá bán lẻ của một mặthàng, chỉ số sản lượng của một loại sản phẩm…

o Chỉ số tổng hợp: là chỉ số phản ánh biến động chung của một nhómđơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu

Đặc điểm vận dụng:

Chỉ số tổng hợp có thể cho ta nghiên cứu , phân tích, đánh giá các chi tiêu kếtquả Qua đó nắm được các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả chung củacông ty và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào:nhân tố nào lànhân tố có chính, nhân tố nào là nhân tố phụ Trên cơ sở đó đề ra cac biệnpháp hợp lý nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3 Đặc điểm của phương pháp chỉ số

 Khi có nhiều nhân tố tham gia vào tính toán thì trước hết phải chuyển cácnhân tố về dạng có thể trực tiếp cộng lại được với nhau

 Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biếnđộng của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố kháckhông thay đổi

Ngày đăng: 18/04/2013, 11:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009
Bảng 2. Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng (Trang 17)
Bảng 3 : Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng lao - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009
Bảng 3 Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng lao (Trang 19)
Bảng 4 : Phân tích ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động bình - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2008-2009
Bảng 4 Phân tích ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động bình (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w