1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng hèm bia và bổ sung lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 2050 kg

54 721 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THÚY LIỄU SỬ DỤNG HÈM BIA VÀ BỔ SUNG LACTOZYME TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT GIAI ĐOẠN 20-50 KG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THÚY LIỄU SỬ DỤNG HÈM BIA VÀ BỔ SUNG LACTOZYME TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT GIAI ĐOẠN 20-50 KG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. NGUYỄN MINH THÔNG 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI SỬ DỤNG HÈM BIA VÀ BỔ SUNG LACTOZYME TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT GIAI ĐOẠN 20-50 KG Cần Thơ, ngày......tháng....năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2013 DUYỆT BỘ MÔN Ts. NGUYỄN MINH THÔNG Cần Thơ, ngày........tháng.......năm 2013 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả thu được do bản thân tôi trực tiếp theo dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thúy Liễu i LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Bộ môn Chăn nuôi, tôi được giới thiệu về thực tập tại công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim thuộc ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị công nhân trong công ty Chăn Nuôi Vemedim. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Bộ môn Chăn nuôi cùng toàn thể Thầy Cô giáo trong khoa đã dạy bảo tôi tận tình trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và thực tập tốt nghịêp. Đặc biệt sự hướng dẫn trực tiếp và tận tình của TS.Nguyễn Minh Thông, Bộ môn Chăn nuôi. Tôi xin chân thành biết ơn đến Thầy cố vấn học tập ThS.Trương Chí Sơn đã lo lắng, dạy dỗ chúng tôi trong những năm tháng qua. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo công ty Vemedim Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Cám ơn ThS. Huỳnh Hữu Chí đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó. ii TÓM LƯỢC Đề tài “Sử dụng hèm bia và bổ sung lactozyme trong chăn nuôi heo giai đoạn 20–50 kg Thí nghiệm được thực hiện tại trại công ty chăn nuôi Vemedim Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 09 năm 2013. Thí nghiệm được thực hiện trên 27 heo thịt có trung bình khối lượng là 25±2 kg gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: Đối chứng (chỉ sử dụng thức ăn đối chứng, ĐC) Nghiệm thức 2: Thức ăn đối chứng + Hèm bia 20% VCK (NT1) Nghiệm thức 3: Thức ăn đối chứng + 0,2% Lactozym (NT2) Kết quả ghi nhận được: Tăng trọng toàn kỳ NT2 là cao nhất 45,56 kg/ô. NT1 là 41,50 kg/ô, ĐC là 42,67 kg/ô kết quả này khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tăng trọng bình quân/ngày cao nhất là NT2 785,43 g/con/ngày, thấp nhất là NT1 với 715,50 g/con/ngày, ĐC là 735,60 g/con/ngày khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). HSCHTĂ các nghiệm thức ĐC; NT1; NT2 lần lượt là:2,91; 3,21; 2,71. không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chi phí thức ăn/kg TT (ngàn đồng/kg TT) khi so sánh (%) là ĐC (81,1); NT1(112,5); NT2 (100). Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn khi so sánh ĐC chi phí thấp nhất, tiếp theo là NT2; cao nhất là NT1. iii MỤC LỤC TÓM LƯỢC ................................................................................................ iii Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 2 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO THỊT .............................................. 2 2.1.1 Sinh lý tiêu hoá............................................................................... 2 2.1.4 Tiêu hóa ở ruột non ........................................................................ 3 2.1.5 Tiêu hóa ở ruột già ......................................................................... 3 2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO THỊT ...................................... 3 2.2.1 Mục tiêu nuôi heo thịt..................................................................... 3 2.2.2 Nhu cầu năng lượng và protein ....................................................... 4 2.2.3 Nhu cầu protein và acid amin ......................................................... 5 2.2.4 Nhu cầu về chất khoáng .................................................................. 6 2.2.5 Nhu cầu vitamin ............................................................................. 7 2.2.6 Nhu cầu về chất béo ....................................................................... 8 2.2.7 Nhu cầu về nước ............................................................................. 8 2.2.8 Nhu cầu về xơ ................................................................................ 9 2.3.2 Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng ..........................................11 2.4 CHẤT BỔ SUNG VI SINH VẬT (PROBIOTIC) ................................11 2.4.1 Khái niệm về probiotic ..................................................................11 2.4.2 Vai trò của probiotic ......................................................................11 2.4.3 Một số loại khuẩn probiotic phổ biến .............................................13 2.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỰC LIỆU SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM ...................................................................................................14 2.5.1 Tấm gạo ........................................................................................14 2.5.2 Cám gạo ........................................................................................15 2.5.3 Bột cá ............................................................................................15 2.5.4 Đậu nành và khô dầu đậu nành ......................................................16 2.5.5 Bắp vàng .......................................................................................16 2.5.6 Thức ăn bô sung khoáng ................................................................16 2.5.7 Hèm bia .........................................................................................17 2.6 HỆ THỐNG ENZYM TIÊU HÓA ......................................................17 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..........19 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..........................................................19 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..................................................19 3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ..................................................................19 3.1.3 Đối tượng thí nghiệm ....................................................................20 3.1.4 Thức ăn dùng trong thí nghiệm ......................................................20 (Công ty Vemedim, 2013) .....................................................................22 3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm .......................................................................23 3.1.6 Nước uống trong thí nghiệm ..........................................................23 iv 3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm ................................................23 3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .........................................................24 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................24 3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng ...............................................................24 3.3.1 Khối lượng heo ..............................................................................25 3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm .....................................................25 3.3.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày......................................25 3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) ...........................................26 3.3.5 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ....................................................26 3.4 XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................................................................26 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................27 4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT ..................................................................27 4.2 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI THÍ NGHIỆM ..................28 4.3 KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM ......................29 4.3.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm ................................29 4.3.2 Kết quả về tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn ...............31 Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ...........................................................34 5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................34 5.2 ĐỀ NGHỊ.............................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................36 PHỤ LỤC.....................................................................................................38 v DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT NT Nghiệm thức ĐC Đối chứng TL; P Trọng lượng HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn LL Lập lại TTTĂ Tiêu tốn thức ăn TĂ SD Thức ăn sử dụng TT Tăng trọng vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tăng trọng hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) hàng ngày của heo thịt (ăn tự do, chất khô thức ăn 90%) .............................................................. 4 Bảng 2.2 Nhu cầu năng lượng và protein trong thức ăn hổn hợp cho heo......... 4 Bảng 2.3 Nhu cầu acid amin cho heo đang tăng trưởng ................................... 6 Bảng 2.4 Nhu cầu chất khoáng cho heo đang tăng trưởng................................ 7 Bảng 2.5 Nhu cầu vitamin cho heo đang tăng trưởng....................................... 8 Bảng 2.6 Nhu cầu nước cho heo theo giai đoạn ......................................................... 9 Bảng 2.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tăng trọng/ngày (kg) đối với heo ăn tự do................................................................................................... 11 Bảng 3.1 Công thức khẩu phần của thức ăn thí nghiệm cho 1000 kg ............. 21 Bảng 3.2 Thành phần giá trị dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm ......... 21 Bảng 3.3 Thành phần của chế phẩm Lactozyme ............................................ 22 Bảng 3.4 Thành phần phân tích của hèm bia công nghiệp .............................. 22 Bảng 4.1 Nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi kín ........................................... 28 Bảng 4.2 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm từng nghiệm thức ..... 29 Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm .. 31 Bảng 4.4 Chi phí thức ăn và hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm .................. 32 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Tấm gạo .......................................................................................... 15 Hình 2.2 Cám gạo ......................................................................................... 15 Hình 2.3 Bột cá ............................................................................................. 16 Hình 3.1 Trại nuôi heo thí nghiệm ................................................................. 19 Hình 3.2 Heo thí nghiệm ............................................................................... 20 Hình 3.3 Thực liệu sử dụng trong thí nghiệm ................................................ 20 Hình 3.3 Máy độ nhiệt độ - ẩm độ ................................................................ 23 Hình 3.4 Cân dùng trong thí nghiệm .............................................................. 23 Hình 4.1 Nghiệm thức đối chứng................................................................... 27 Hình 4.2 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi các thời điểm trong ngày ............... 28 Hình 4.3 Tăng trọng bình quân trên ngày của heo thí nghiệm ........................ 29 Hình 4.4 Tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức ............................................ 31 Hình 4.5 Hệ số chuyển hóa của heo ở các nghiệm thức thí nghiệm ................ 32 viii Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một nước nông nghiệp, bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng là ngành sản xuất nông nghiệp chính. Trong đó, chăn nuôi heo được xem là nghành chăn nuôi chủ lực của hệ thống chăn nuôi Việt Nam. Những năm gần đây số lượng đàn heo trong cả nước không ngừng tăng nhanh, nhưng trong hai năm trở lại đây tình hình chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn do: nguồn nguyên liệu thức ăn không ngừng tăng giá, tình hình dịch bệnh còn diễn ra hết sức phức tạp gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Tuy nhiên trong năm 2013 tình hình chăn nuôi heo đã dần phục hồi lại, ước tính tổng đàn heo đạt xấp xỉ cùng thời điểm năm 2012, sản lương thịt heo hơi xuất chuồng tăng 2,0-2,5% so với cùng kỳ năm 2012. Phấn đấu theo định hướng phát triển chăn nuôi của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đến năm 2020 thì tổng đàn sẽ tăng lên 35 triệu con. Trong đó tập trung theo hình thức phát triển trang trại, công nghiệp giảm hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ để nâng cao chất lượng, tăng khả năng kiểm soát dịch bệnh, tạo sức cạnh tranh cho nghành chăn nuôi Việt Nam. Thực tế cho thấy chăn nuôi Việt Nam còn chịu ảnh hưởng rất nhiều đến sự biến đổi giá thức ăn nên nếu muốn đạt lợi nhuận cao trong chăn nuôi thì đòi hỏi người chăn nuôi phải lựa chọn nguồn thức ăn hiệu quả giá thành hợp lý nhất hay sử dụng thêm chất bỗ trợ dinh dưỡng như kháng sinh, khoáng vi lượng trong thức ăn chăn nuôi heo lâu dài đã thể hiện những mặt trái của nó như làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay người chăn nuôi quen dần việc bổ sung một số sản phẩm premix hay các dạng enzyme tiêu hóa vào khẩu phần ăn cho vật nuôi nhằm kích tăng trọng, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh đường ruột cũng như hệ miễn dịch cơ thể vào khẩu phần. Mặc khác còn sử dụng hèm bia trong khẩu phần nuôi để giảm chi phí thức ăn. Do trong thành phần hèm bia chứa nhiều nấm men, sử dụng nuôi gia súc rất tốt (Bo Gold, 1981), và chứa lượng protein cũng khá cao. Để so sách hiệu quả của các khẩu phần thức ăn chúng tôi đã tiến hành đề tài “Sử dụng hèm bia và bổ sung Lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 20- 50 kg”. Mục tiêu đề tài: Nhằm đánh giá hiệu quả các khẩu phần thức ăn chứa chế phẩm Lactozyme và sử dụng hèm bia lên khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn heo thí nghiệm để từ đó khuyến cáo sử dụng trong chăn nuôi hiện nay . 1 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO THỊT 2.1.1 Sinh lý tiêu hoá Theo Lê Hồng Mận (2004), hệ thống tiêu hoá ở heo gồm 4 bộ phận tham gia quá trình tiêu hóa cơ học và hoá học thức ăn là miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Heo là loài ăn tạp, ăn các thức ăn sống và chín đều được. Heo là động vật dạ dày đơn, heo 90-100 kg có dung tích dạ dày 5-6 lít. Ruột non dài 18-25 m, gấp 10-14 lần so với chiều dài thân mình. Nhờ vậy heo có khả năng hấp thu thức ăn rất tốt, khả năng chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong thức ăn cao. Ruột già dài nhất là đoạn kết tràng dài khoảng 5-6 m, tại đây hệ vi sinh vật nguyên sinh vật tiến hành phân giải một phần chất xơ không tiêu hóa ở ruột non thành chất dinh dưỡng, đặc biệt là các acid béo cung cấp năng lượng và vitamin cho heo (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) 2.1.2 Sự tiêu hóa ở miệng Tiêu hóa thức ăn ở heo bao gồm cả tiêu hóa cơ học và hóa học, tiêu hóa cơ học là chủ yếu là quá trình nhai nhỏ nhuyễn thức ăn đồng thời tẩm nước bọt để dễ nuốt và tiêu hóa, tiêu hóa hóa học là quá trình hai men amilase và mantase trong nước bọt thủy phân tinh bột thành đường glucose (Lê Hồng Mận, 2004). Ở miệng, quá trình tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Ở đó động tác nhai rất quan trọng, có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, trộn với nước bọt thành viên nhờn dễ nuốt, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa, đồng thời xảy ra các phản ứng tiết dịch tiêu hóa để chuẩn bị cho các bước tiêu hóa sau. Ở đây, quá trình tiêu hóa hóa học có xảy ra nhưng không đáng kể, bởi trong nước bọt của heo mặc dù có enzyme amylase nhưng hoạt động rất kém, hơn nữa khi thức ăn vào miệng heo được nuốt vội xuống dạ dày. Ở dạ dày, nơi có pH rất thấp nên không thích hợp cho sự hoạt động của amylase. Tinh bột Amylase đường mantose + dextrin Nước Sau đó chỉ một ít đường mantose dưới tác dụng yếu ớt của enzyme mantase phân giải thành đường glucose. Mantose (đường đôi) Mantase Nước 2 2 glucose (đường đơn) 2.1.3 Tiêu hóa ở dạ dày Dạ dày của heo gồm 5 vùng: Vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị. Trong 5 vùng dạ dày thì vùng hạ vị và thân vị là nơi tiết dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày. Thành phần dịch tiêu hóa ở dạ dày bao gồm: 99,5% là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP và đặc biệt là sự hiện diện của HCl. HCl làm cân bằng pH trong dạ dày, làm trương nở protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). 2.1.4 Tiêu hóa ở ruột non Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá trình tiêu hóa hóa học là chủ yếu. Do đoạn đầu ruột non nối với cuống hạ vị của dạ dày, tiếp nhận hàng loạt men tiêu hóa protein, tinh bột, mỡ thức ăn từ dịch tụy và dịch mật của túi mật. Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở ruột non là acid amin, các acid amin này được hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể, ở đó chúng được tổng hợp thành protein của các bộ phận cơ thể, enzyme, hormone... lipid thức ăn được tiêu hóa thành các acid béo và glyxerin nhờ enzyme lipase. Còn các loại tinh bột và đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme amylase, maltase, lactase, sucrase của tuyến tụy phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002). 2.1.5 Tiêu hóa ở ruột già Ở ruột già thì quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó, ở ruột già người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện, 2004). 2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO THỊT 2.2.1 Mục tiêu nuôi heo thịt Theo Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2000), mục tiêu nuôi heo thịt là đạt tốc độ tăng trưởng cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, chất lượng thân thịt cao và chi phí cho một đơn vị tăng trọng thấp. Heo thịt được xác định là giai đoạn từ sau cai sữa đến hạ thịt. Tuổi và thể trọng hạ thịt tùy vào điều kiện nuôi của cơ sở và nhu cầu thị trường. Ở giai đoạn nuôi thịt, tốc độ tăng trưởng, hiệu 3 quả sử dụng thức ăn khác nhau ở mỗi giai đoạn tuổi và cách nuôi dưỡng khác nhau ở từng giai đoạn. Theo Lê Hồng Mận (2002), nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn heo khoảng 10-30 kg, giai đoạn heo khoảng 30-60 kg và giai đoạn heo khoảng 61 kg đến giết thịt. Mỗi giai đoạn đều có tiêu chuẩn khẩu phần khẩu phần khác nhau, cần phối trộn đảm bảo chất lượng để heo đạt khối lượng theo chuẩn giống. Bảng 2.1: Tăng trọng hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) hàng ngày của heo thịt (ăn tự do, chất khô thức ăn 90%) Chỉ tiêu Khối lượng heo (kg) 10-20 20-50 50-110 Tăng trọng dự kiến (g/ngày) 450 700 850 Lượng thức ăn ăn được (g/ngày) 950 1900 3110 HSCHTĂ (lượng thức ăn/kg 2,11 2,71 3,79 tăng trọng) (NRC,1988) 2.2.2 Nhu cầu năng lượng và protein Nguồn cung cấp năng lượng trong thức ăn chủ yếu là từ chất béo, đạm, chất bột đường, vitamin, khoáng cung cấp năng lượng không đáng kể. Heo cần năng lượng để duy trì, tăng trưởng, mang thai, nuôi con, phóng tinh. Heo thịt chỉ cần năng lượng để duy trì và tăng trưởng. Theo Lê Hồng Mận (2002), heo sống hoạt động luôn luôn trao đổi năng lượng kể cả lúc ngủ đều tiêu hao năng lượng. Khẩu phần cung cấp năng lượng trước hết bù cho năng lương tiêu hao, số dư chuyển hóa thành thịt, mỡ để heo sinh trưởng và sinh sản. Bảng 2.2: Nhu cầu năng lượng và protein trong thức ăn hổn hợp cho heo Chỉ tiêu Heo choai (20-50 kg) Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) Hàm lương protein thô (%) Nội Ngoại 2900 3000 15 17 (Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 1547-1994) Vì heo có khả năng tự điều chỉnh năng lượng tiếp thu nên khi năng lượng trong thức ăn cung cấp cao hơn nhu cầu dinh dưỡng thì heo sẽ ăn ít đi, dẫn đến tăng trưởng kém và hệ số chuyển hóa thức ăn tăng. Ngược lại, khi năng lượng cung cấp thấp thì heo sẽ chậm lớn, thể trạng yếu, thân nhiệt hạ, không đảm bảo nhu cầu duy trì và sản xuất (Lê Thị Mến, 2000). 4 2.2.3 Nhu cầu protein và acid amin Theo Trương Lăng (2003), protein là nguyên liệu cấu tạo tế bào và các bộ phận của cơ thể. Cơ chứa đến 30-35% protein. Thiếu protein dài ngày làm cho vật nuôi thiếu máu, gầy yếu, chậm lớn, còi. Do đó việc cung cấp đủ protein cho heo không những ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng, thành phần phẩm chất thịt mà còn làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Đối với các giống heo có nhiều nạc, nhu cầu protein phải thỏa mãn về đủ số lượng và cân bằng các acid amin thiết yếu thì chúng mới đạt tỷ lệ cao nhất, sức sinh sản tối đa. Trái lại các giống heo nội nhu cầu protein trong thức ăn không cao, việc cân bằng acid amin thiết yếu không nghiêm ngặt như giống heo ngoại nhiều nạc, nếu có cung cấp thật chuẩn xác nhu cầu acid amin thiết yếu như heo ngoại cũng không làm tăng đáng kể tỉ lệ nạc trong quầy thịt (Võ Văn Ninh, 2001). Do thức ăn gốc động vật dồi dào acid amin thiết yếu còn thức ăn gốc thực vật thường bị thiếu cho nên đối với heo, khẩu phần ăn nên cung cấp một lượng tối thiểu thức ăn gốc động vật khoảng 5%. Nếu vượt quá 15% khẩu phần là thức ăn gốc động vật thì cũng làm tăng thêm chi phí thức mà có nguy cơ thừa acid amin cơ thể phải tiêu hao năng lượng cho sự tiêu hủy acid amin dư thừa (Võ Văn Ninh, 2001). Muốn đạt được năng suất tối đa cần cung cấp cho heo đầy đủ các acid amin không thay thế, đủ nhu cầu năng lượng và các thành phần cần thiết khác. Với điều kiện như vậy cũng có thể đạt năng suất, mặc dù hàm lượng protein trong khẩu phần có thể thay đổi không nhiều. Heo cái hậu bị và heo đực giống có nhu cầu các acid amin cao hơn heo nuôi thịt. Nếu cung cấp đủ acid amin trong khẩu phần thì tỷ lệ nạc trên thịt xẻ sẽ tăng lên (Hoàng Văn Tiến, 1995). Các loại thức ăn ngũ cốc là thành phần chủ yếu của hầu hết các khẩu phần ăn của heo và cung cấp từ 30-60% tổng nhu cầu acid amin. Nhưng cũng cần phải có nguồn protein khác như khô dầu đậu nành để đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng giữa các acid amin thiết yếu. Cũng có thể cung cấp các acid amin tinh thể để tăng cường lượng ăn vào các acid amin đặc trưng trong thức ăn. Nhu cầu acid amin của heo đang tăng trưởng được thể hiện qua Bảng 2.3 5 Bảng 2.3: Nhu cầu acid amin cho heo đang tăng trưởng KL cơ thể heo 20-50 kg Nhu cầu protein thô và acid amin (%) CP 18,00 Arg 0,37 His 0,30 Ileu 0,51 Leu 0,90 Lys 0,95 Met 0,25 Met + Cys 0,54 Phe 0,55 Phe + Tir 0,87 Thr 0,61 Trp 0,17 Val 0,64 ( NRC, 1998). KL: khối lượng Ba nguyên lý cơ bản trong dinh dưỡng protein của heo: protein có nguồn gốc từ động vật và protein nấm men có giá trị sinh học cao; Sự đa dạng trong thành phần thức ăn giúp khắc phục sự thiếu hụt các acid amin, do đó nên sử dụng nhiều loại thức ăn trộn lại với nhau sẽ tốt hơn là dùng loại thức ăn đơn điệu; Bổ sung vào khẩu phần ăn một lương protein hơi cao hơn nhu cầu để đảm bảo cân bằng các aicd amin trong khẩu phần (Hoàng Văn Tiến, 1995). 2.2.4 Nhu cầu về chất khoáng Theo NRC (1998) nhu cầu của heo cần một số chất khoáng đa lượng bao gồm: Ca, P, Na, Cl, Mg, K,…và một số chất khoáng vi lượng bao gồm: Cr, Co, Cu, I, Fe, Mn, Se, Zn,…Chức năng của các chất khoáng cực kỳ đa dạng, từ các chức năng cấu tạo ở một số tế bào tới hàng loạt các chức năng điều hòa ở các tế bào khác. Chất khoáng rất cần thiết cho mọi hoạt động sinh sống của gia súc. Trong đó các loại khoáng cần thiết như muối ăn, canxi, phospho, sắt, lưu huỳnh…khẩu phần thiếu phospho sẽ ảnh hưởng đến quá trình tích lũy mỡ của gia súc trong giai đoạn vỗ béo (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006). Đối với vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein. Ngoài chức năng cấu tạo mô cơ thể, chất khoáng còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa mô cơ thể. Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), thì giai đoạn từ 6 20 kg đến 50 kg là giai đoạn heo con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ xương, cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao ở giai đoạn này. Nhu cầu chất khoáng của heo đang tăng trưởng được thể hiện qua Bảng 2.4. Bảng 2.4: Nhu cầu chất khoáng cho heo đang tăng trưởng Nhu cầu chất khoáng KL cơ thể heo 20-50 kg Ca (%) 0,60 P, tổng số (%) 0,50 P, hũư dụng (%) 0,23 Na (%) 0,10 Cl (%) 0,08 Mg (%) 0,04 K (%) 0,23 Cu (mg) 4,00 I (mg) 0,14 Fe (mg) 60,00 Mn (mg) 2,00 Se (mg) 0,15 Zn (mg) 60,00 ( NRC, 1998);KL: khối lượng 2.2.5 Nhu cầu vitamin Vitamin rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình thường của heo. Lượng vitamin cơ thể cần rất nhỏ do đó vitamin được xếp vào nhóm các chất vi dinh dưỡng. Cơ thể heo có thể tổng hợp một số loại vitamin đủ đáp ứng nhu ccauf bản thân nó. Một số vitamin bị mất trong bảo quản, sáy khô, do đó cần bổ sung vitamin vào khẩu phần của heo để đạt được năng suất tối ưu. Nuôi heo trong các nền xi măng sạch sẽ, heo ít tiếp xúc với cỏ cây thì nhu cầu về vitamin lại càng tăng lên. Các vitamin cần bổ sung cho heo có thể được chia thành hai nhóm: nhóm vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), nhóm vitamin hòa tan trong nước (vitamin B2, acid pantonic, niacin, vitamin B12, vitamin C, cholin, acid folic, biotin) (Nguyễn Thiện và ctv., 2002) Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000) thì heo thịt nuôi theo hướng công nghiệp được nuôi nhốt là chủ yếu và khẩu phần thường gồm một số ít loại thức ăn và ít thay đổi. Đó là nguyên nhân gây thiếu vitamin cho heo, nên việc bổ sung vitamin vào thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết và thức ăn xanh là nguồn vitamin tự nhiên lý tưởng. Nếu thiếu loại vitamin nào đó, trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, làm giảm khối lượng, 7 giảm năng suất, giảm khả năng chống bệnh… (Nguyễn Văn Thưởng và ctv., 1993). Nhu cầu vitamin của heo đang tăng trưởng được thể hiện qua Bảng 2.5. Bảng 2.5: Nhu cầu vitamin cho heo đang tăng trưởng Nhu cầu vitamin Trọng lượng cơ thể heo 20-50 kg Vit A (IU/kg) 1300 Vit D3 (IU/kg) 150 Vit E (IU/kg) 11,00 Vit K (mg/kg) 0,50 Biotin (mg/kg) 0,05 Choline(g/kg) 0,30 Folacin (mg/kg) 0,30 Niacin, available (mg) 10,00 Acid Pantothenic (mg) 8,00 Ribolavin (mg) 2,50 Thiamin (mg) 1,00 Vit B6 (mg) 1,00 Vit B12 (mg) 10,00 (NRC, 1998) 2.2.6 Nhu cầu về chất béo Theo NRC (1998), khi bổ sung chất béo vào khẩu phần thì tăng trọng được cải thiện và khẩu phần ăn vào giảm, tỷ lệ tăng trọng trên khẩu phần tăng nhưng độ dày mỡ lưng cũng tăng. Trong khẩu phần của heo cần có một lượng lipid tạo ra sự ngon miệng, chống bụi, để hòa tan các vit tan trong chất béo và để phát triển cơ thể. Theo Harmon (2000), chất béo có tác dụng làm giảm độ bụi của thức ăn, giúp tạo ra sự ngon miệng, có thể bổ sung chất béo cho heo từ 3-7%. Tuy nhiên, khẩu phần heo nhiều chất béo sẽ làm heo chán ăn, chất béo trong thức ăn nhanh chóng biến thành mỡ ở tràng hệ mô mỡ bọc quanh cơ quan nội tạng và phát triển nhanh lớp mỡ bọc thân. 2.2.7 Nhu cầu về nước Nước chiếm 90% cơ thể động vật sơ sinh và khoảng 70% trong cơ thể động vật trưởng thành. Nó được cung gấp từ thức ăn, nước uống, nước được giải phóng từ các phản ứng trong cơ thể và một ít từ chất béo và Protein. Nước là chất lỏng tham gia vào sự cấu tạo của tế bào và là môi trường trao đổi chất 8 trong cơ thể. Hàng ngày heo tiêu hao một khối lượng nước trong cơ thể nên cần bù đắp thường xuyên. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn, chuyển hóa các loại thức ăn, sự hấp thu các chất dinh dưỡng bị trở ngại, sự bài tiết hay thải nhiệt của cơ thể đều gặp trở ngại, các chất dinh dưỡng không thể hòa tan vào máu đi nuôi cơ thể được vì máu là một chất lỏng được cấu tạo với một lượng nước nhất định (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000). Nhu cầu lượng nước của heo đang tăng trưởng được thể hiện qua Bảng 2.6 Bảng 2.6: Nhu cầu nước cho heo theo giai đoạn Nhu cầu nước Nước uống vào hằng ngày kg/con Heo đang tăng trưởng - 15 kg 1,5- 2,0 - 90 kg 6,0 Nái nuôi con, nái khô chờ phối 5,0 Nái mang thai 5,0-8,0 Nái nuôi con 15-20 (Mc Donald et al, 1995) Theo Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh (2002), nhu cầu nước của heo thịt không nhiều như heo nái chửa và nái nuôi con nhưng hàng ngày cũng phải có đầy đủ nước sạch cho heo uống nhất là trong mùa nóng nên heo uống nước ngay sau khi bữa ăn từ 5-10 phút, tốt nhất là có núm uống tự động để heo uống tuỳ theo nhu cầu cơ thể của chúng. 2.2.8 Nhu cầu về xơ Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002) Chất xơ hầu như không có giá trị dinh dưỡng đối với heo. Tuy nhiên, cần có một lượng xơ trong khẩu phần thức ăn để giúp quá trình tiêu hóa, vận chuyển thức ăn và thải phân dễ dàng. Mặc khác ở ruột già, xơ cũng được tiêu hóa một phần nhỏ từ 13-14% để tạo thành đường và một số acid béo bay hơi khác. Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), chất xơ còn tạo nên khuôn phân, chống sự táo bón, chất sơ kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển dễ dàng để tống các chất cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ trong chừng mực nhất định có tác dụng lôi cuốn các chất độc ở trong đường ruột thải ra ngoài, làm giảm tác hại cho cơ thể. Một số thức ăn năng lượng có xơ cao, nếu cho ăn dư sẽ giảm lợi nhuận và hiệu quả chăn nuôi. Heo từ 15 kg trở lên có thể sử dụng đến 5% thức ăn có xơ cao trong khẩu phần, có tác động nhuận tràng, không ảnh hưởng gì 9 đáng kể đến chất lượng. Khi trưởng thành có thể cho ăn nhiều thức ăn có xơ cao, năng lượng thấp (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000). Khi chất xơ thô vượt quá 10-15% khẩu phần thì lượng thức ăn ăn vào có thể bị giảm do độ choáng quá nhiều hoặc tính ngon miệng của thức ăn thấp. Nếu tăng 1% chất xơ thô vào trong khẩu phần sẽ làm giảm tỉ lệ tiêu hóa năng lượng thô xuống khoảng 3,5% (NRC, 1998). Nếu khẩu phần ăn thiếu chất xơ, ta thấy heo ăn cả rơm rạ, đồ lợp nhà, thức ăn thô cứng, thậm chí cả đất. Hàm lượng xơ trong khẩu phần cho heo thịt đang vỗ béo là 6-8%, còn đối với heo nái cần khoảng 10-12% chất xơ (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000). 2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA NGOẠI CẢNH ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA HEO 2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), giảm đến mức tối thiểu các tác động xấu của môi trường là một chìa khóa cho chăn nuôi có heo quả. Tiểu khí hậu cần được kiểm soát cao cho heo có thể chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm (thịt, sữa, trứng …) đến mức tối đa. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến mức ăn của heo, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới. Nhất là giai đoạn tăng trưởng đến kết thúc. Heo có ít tuyến mồ hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dưới da khá dầy nên heo rất nhạy cảm với nóng. Sự nóng bức ảnh hưởng rất lớn đến sức ăn của heo và độ tiêu hóa thức ăn, thời tiết nóng heo ăn ít, chậm lớn và thiếu dưỡng chất cho cơ thể nếu gặp phải khẩu phần nhiều chất béo thì tiêu hóa không hết sinh ra tiêu chảy, ảnh hưởng đến heo con bị tiêu chảy. Nếu nhiệt độ tăng quá cao vượt quá khả năng kiểm soát của cơ thể, gia súc có khả năng lâm vào tình trạng hôn mê hoặc chết (Võ Văn Ninh, 2001) Bảng 2.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến tăng trọng/ngày (kg) đối với heo ăn tự do Thể trọng, kg Nhiệt độ môi trường (0C) 21 27 32 45 0,91 0,89 0,64 70 0,98 0,83 0,52 90 1,01 0,76 0,4 115 0,97 0,68 0,28 ( Viện chăn nuôi Quốc Gia, 1995) 10 2.3.2 Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, quá cao hoặc quá thấp đều bất lợi. Ẩm độ cao hạn chế bốc hơi trên da, ảnh hưởng hô hấp của heo, làm tổn hao nhiệt. Ẩm độ thấp làm tiêu hao nước của cơ thể heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đường hô hấp, heo chậm lớn. Trong môi trường có ẩm độ cao(>80%), vi sinh vật có hại phát triển nhanh. Ở ẩm độ 40% vi trùng chết nhanh gấp 10 lần so với ẩm độ 80%. Ẩm độ dưới 50% hoặc trên 80% đều không có lợi cho heo. Ẩm độ thích hợp cho heo thịt là 70%, heo con từ 7080%. Vì vậy cần luôn luôn giữ chuông trại khô ráo có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2006). 2.4 CHẤT BỔ SUNG VI SINH VẬT (PROBIOTIC) 2.4.1 Khái niệm về probiotic Theo ngôn ngữ Hi Lạp, probiotic có nghĩa là “vì sự sống”. Thuật ngữ probiotic được Parker đề nghị sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 để chỉ “những vi sinh vật và những chất làm cân bằng hệ vi sinh vật ruột” (Fuller, 1989). Từ đó đến nay thuật ngữ probiotic đã được cả thế giới sử dụng để chỉ những chế phẩm vi sinh vật sống hữu ích khi được đưa vào cơ thể động vật thông qua thức ăn hoặc nước uống tạo nên những ảnh hưởng có lợi cho vật chủ. Kể từ khi xuất hiện, khái niệm probiotic vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, hiện có hai định nghĩa được cho là phản ánh khá đầy đủ bản chất của probiotic và được sử dụng nhiều trong các ấn phẩm khoa học: Theo Fuller (1989), probiotic là “chất bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn giúp cải thiện cân bằng của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa theo hướng có lợi cho vật chủ” Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2001), probiotic là “các vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể theo đường tiêu hoá với một số lượng đủ sẽ đem lại sức khoẻ tốt cho vật chủ”. 2.4.2 Vai trò của probiotic Những vi sinh vật trong Probiotic qua chu trình biến dưỡng sản sinh ra những sản phẩm phụ: Acid (acid lactic, acid acetic…) kháng sinh (acidophilin, acidolin, lactocidin…) men (Mikolajeik và Hamdem, 1975; Shaham et al., 1976), Acid lactic, acid acetic duy trì môi trường acid trong ruột nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh (vì nhóm vi khuẩn này không tồn tại được trong môi trường acid) (Tokuyama và Tournut, 1994). Theo Dayly et al. (1972), Goepfert và Hicks (1969) Sorrels và Peck (1970): acid lactic, acid acetic có khả năng khống chế mầm bệnh gram âm. Acid lactic còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu 11 các chất khoáng calcium, kẽm, sắt, selenium, magnesium (Phan Bảo An, 1990) các ion khoáng này liên kết bền với phân tử enzyme, tham gia trong các phản ứng xúc tác, sau khi loại bỏ ion kim loại enzyme sẽ bị mất hoàn toàn hoạt động (Lê Ngọc Tú và ctv., 1986). Theo Shahani và et al., (1977) cho những sản phẩm của probiotic có khả năng khống chế salmonella, shigella, staphylococci, Proteus, Klebsiella, Bacilli, E.coli gây nhiễm bệnh đường ruột. Ngoài ra những vi sinh vật trong Probiotic cũng cho ra những sản phẩm phụ là những chất hữu cơ được cơ thể gia súc hấp thu vào máu và trở thành chất dinh dưỡng của gia súc. Và khi gia súc bị stress về môi trường, dinh dưỡng, tốc độ tăng trưởng giảm, hiểu quả sử dụng thức ăn kém; cung cấp vi sinh vật kích thích tăng trưởng nhanh và cải thiện hiểu quả thức ăn (Dwayne C. Sarage, 1992). Những vi sinh vật này tiêu thụ O2 không còn O2 thừa để vi sinh vật có hại phát triển sinh sản (International Nutrition, 1995). Cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh về chỗ bám trong thành ruột và chất dinh dưỡng. Tác động hiệu quả lên hệ miễn dịch tại chỗ và toàn thân; thúc đẩy cơ chế miễn dịch phản ứng nhanh chóng, chống lại nhân tố gây bệnh bằng cả kháng thể được tiết ra và không tiết ra (G.Ballarini, 1994; Dvid P.Hutcheson, 1994). Những tế bào vi sinh vật sẵn sàng đi xuyên qua biểu mô ruột và những tổ chức lympho kế cận và đôi khi chúng vào cả máu và thường tập hợp ở gan, lách và thận (J. Tournut, 1994) Giữ được cân bằng hệ vi sinh vật ruột khi gia súc bị stress, môi trường thay đổi, dễ nhiễm bệnh (Gilliand et al., 1980; Mordenti, 1986). Thành lập hệ vi sinh vật bình thường trong đường tiêu hóa ở gia súc sơ sinh, hoặc tái thành lập hệ vi sinh vật đường tiêu hóa ở gia súc điều trị kháng sinh (Parker, 1974; Parker và Grawford, 1978; Gorbach et al., 1987). Theo Tournut (1994) Probiotic tác động tốt nhất khi cho sử dụng càng sớm càng tốt sau khi sinh. Khi gia súc non bị tiêu chảy, cho ăn trực tiếp sản phẩm vi sinh vật, có tác động tốt, kích thích tăng trưởng tốt và tăng hiệu quả sự dụng thức ăn (R. Fuller, 1992). Tuy nhiên theo Dwayne C.Savage (1992) gia súc khỏe được nuôi với khẩu phần thức ăn cân đối và giàu chất dinh dưỡng, không trộn kháng sinh, không điều trị bằng thuốc, chuồng trại thích hợp thì Probiotic có thể không đem đến hiểu quả lắm trong chống bệnh và kích thích tăng trưởng hoặc cải thiện khả năng sử dụng thức ăn cho hiểu quả cao nhất. Vì trong những gia súc mạnh hệ sinh thái ổn định, các vi sinh vật 12 thường trú sẽ lắp đầy những hóc đặc biệt ở chỗ chúng trú ngụ, chúng có chức năng duy trì nội cân bằng hệ vi sinh vật và tác động sinh hóa học (Dwayne C.Savage, 1992; Ballarini, 1994, Lisa Darling, 1994). Probiotics có hiệu quả phải có khả năng tồn tại và hoạt động trong một môi trường đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo Fuller (1989) thì cần phải có những khả năng như sau: là một sản phẩm sống ở qui mô kỹ nghệ; không mang mầm bệnh và độc tố; tạo ra tác dụng có lợi trên vật chủ; có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường ruột của vật chủ; duy trì ổn định và tồn tại lâu dài để được sử dụng sau này trong điều kiện lưu trữ và điều kiện ngoài hiện trường. 2.4.3 Một số loại khuẩn probiotic phổ biến 2.4.3.1 Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces cerevisiae là một loại nấm men dùng để điều chế rượu, bia và làm bánh mì. Đây là loại nấm men ưa dưỡng khí, hình thành và phát triển trên bề mặt môi trường và có nhiều CO2, phát triển tốt ở nhiệt độ 14240C (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Saccharomyces cerevisiae có tác dụng tạo sinh khối chứa acid amin, vitamin nhóm B. Vách tế bào chứa mannan, glucan giúp tăng cường miễn dịch thông qua hoạt hóa dại thực bào. Saccharomyces cerevisiae cũng có tác dụng hấp thụ độc tố và bài thải ra ngoài. Ngoài ra Saccharomyces cerevisiae có tác dụng chuyển hóa glucose thành acid pyruvic, đây là cơ chất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản. Bên cạnh đó, vi sinh vật này tiết các enzyme tiêu hóa như amylase, cellulase, lipase, protase. Một chi tiết cũng khá quan trọng nói về chức năng của vi sinh vật này là sản xuất các acid lactic, acid acetic, acid pyruvic, acid propionic làm cho pH ruột tuột xuống 4-5 (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009). 2.4.3.2 Lactobacillus acidophilus Loại vi sinh vật này cũng có nhiều chức năng quan trọng và rất có lợi cho heo con. Lactobacillus acidophilus bám chặt vào màng nhày ruột, ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh. Lactobacillus acidophilus tham gia sản xuất các acid hữa cơ như acid lactic, acid acetic, acid benzoic, làm giảm pH đường ruột, từ đó tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Lactobacillus acidophilus cũng có thể sản xuất một số kháng sinh như acidolin, lactobacillin, acidophilin, lactocidin. Bên cạnh khả năng sản xuất kháng sinh, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng sản xuất một số men tiêu hóa như amylase, cellulase, lipase, protase và sản xuất một số vitamin như 13 B1, B2, B6, và B12. Ngoài ra, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng khử một số độc tố đường ruột (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009). 2.4.3.3 Bacillus subtilis Bacillus subtilis có chức năng cũng giống với các vi sinh vật nói trên. Bacillus subtilis cũng có khả năng sản xuất các enzyme như amylase, cellulase, pectinase, prolase, lipase, trypsin, urease, manmase. Bacillus subtilis cũng có khả năng sản xuất một số vitamin nhóm B. Cạnh tranh vị trí bám dính cũng là khả năng quan trọng của loài vi sinh vật này (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009). 2.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỰC LIỆU SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM Thức ăn gia súc được xem là hỗn hợp những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng vật, chất tổng hợp hóa học... Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc. Ngoài việc cung cấp năng lượng cho nhu cầu hoạt động cơ thể của gia súc, thức ăn còn bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, cũng như khả năng làm việc, sản xuất, sinh sản của gia súc (Dương Thanh Liêm, 2002). 2.5.1 Tấm gạo Tấm gạo (Hình 2.1) là những phần gãy của hạt gạo chà trắng nên giá trị dinh dưỡng gần giống như gạo. Có nhiều hạng tấm như tấm số 1 và 2 có hạt to và dùng cho người, tấm số 3 và 4 có hạt mịn hơn và dùng cho gia súc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Hình 2.1 Tấm gạo (http://www.gaongon24.com/cac-loai-gao/gao-tam-thom/) Tấm ngon miệng, giàu năng lượng, ít xơ được dùng nuôi tất cả hạng gia súc, có thể dùng nguyên dạng, xay nhiễn hoặc nấu chín. Trong tấm gạo gồm có tinh bột (>70%), xơ (1%), có phẩm chất đạm tốt, nhiều axid béo no. Tỷ lệ dùng cho khẩu phần nuôi heo thịt là: 30-70% khẩu phần (Lê Thị Mến, 2010). 14 Heo tiêu hóa tốt tấm mịn, cho mỡ chắc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). 2.5.2 Cám gạo Cám gạo (Hình 2.2) là sản phẩm được sinh ra trong các quá trình xay xát thóc để thu hạt gạo. Cám gạo có nhiều loại như cám gạo thô (tạo ra khi xay xát thủ công hay xay xát lần đầu), cám gạo tinh (còn gọi là cám gạo mịn, được tạo ra khi đánh bóng gạo). Cám gạo có màu sáng và mùi thơm đặc trưng. Hình 2.2 Cám gạo (http://www. google.com.vn) Tỉ lệ dùng (% khẩu phần) cho heo thịt là 40%. Heo thịt sử dụng cám cao (>50%) sẽ làm cho mỡ heo bệu. Hàm lượng chất béo cao (chứa nhiều axid béo chưa no như acid linoleic và acid linolenic) nếu tồn trữ cám gạo quá 1 tháng thì các acid béo trong cám bị phân giải làm cho cám có mùi khét, giảm tính ngon miệng của khẩu phần (Lê Thị Mến, 2010). 2.5.3 Bột cá Hình 2.3 Bột cá (http:// //www.google.com.vn/search?q=hinh+anh+tấm+gạo&espv) Các dạng bột cá (Hình 2.3) thường dùng gọi tên theo mức độ đạm thô như: bột cá 40% đạm, bột cá 50% đạm, bột cá 60% đạm… gọi tắt là bột cá 40, bột cá 50, bột cá 60… Dựa trên hàm lượng muối, bột cá chia làm hai loại là bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá lạt là loại bột cá có hàm lượng muối dưới 5% và đạm 15 trên 50%. Bột cá tốt là nguồn cung cấp tuyệt hảo các protein cân đối nhưng thường giá cao so với các thực liệu khác (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002). Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), bột cá ngoài cung cấp protein còn chứa nhiều khoáng như Ca (2,8-8%), P (1,6-3,2%) và một số vit như B1, B2, B12…Tỷ lệ sử dụng bột cá trong khẩu phần chỉ nên giới hạn ở 510% thức ăn hỗn hợp, khi sử dụng cần chú ý bột cá có nhiều acid béo chưa no và có mùi tanh nên ảnh hưởng đến chất lượng thịt heo. Cần giảm lượng bột cá vào lúc 3-4 tuần trước khi xuất chuồng heo thịt. 2.5.4 Đậu nành và khô dầu đậu nành Đậu nành là loại thức ăn có hàm lượng protein rất cao và năng lượng cũng cao. Tuy nhiên, vì giá đậu nành tương đối cao nên đậu nành ít được sử dụng như một thức ăn chủ đạo trong phối hợp khẩu phần mà thay thế bằng khô dầu đậu nành. Khô dầu đậu nành là sản phẩm còn lại sau khi đã li trích dầu từ hạt đậu nành. Khô dầu đậu nành là loại thức ăn giàu năng lượng (2700-3700 Kcal ME/kg), cũng như giàu đạm (40-45%) nên được dùng chế biến thức ăn hỗn hợp cho tất cả các loại heo (Bùi Thanh Hà, 2005). 2.5.5 Bắp vàng Bắp cung cấp năng lượng nhiều nhất so với các loại ngũ cốc khác. Bắp sử dụng trọng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Mặc dù đạm thấp nhưng bắp là TĂ cung cấp năng lượng chủ lực trong chăn nuôi công nghiệp do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số acid béo không no. Một nguyên nhân khác giúp bắp có giá trị năng lượng cao là do có chứa hàm lượng chất béo khoảng 4% trong khi các loại hạt ngũ cốc khác có hàm lượng béo thấp hơn mức này. Dầu bắp có chứa nhiều acid béo chưa no thiết yếu. Các chất này quan trọng trong trao đổi chất của động vật và được tiết ra trong các nang lông nên giúp thú nhất là heo có lớp da bóng, lông mướt so với khi nuôi khẩu phần hạt khác (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002). 2.5.6 Thức ăn bô sung khoáng Một số thực liệu cung cấp Ca lẫn P như bột xương (22,45% Ca và 11,18% P). Tuy nhiên, vài thực liệu chỉ cung cấp Ca mà thoi chẳng hạn bột đá vôi (30% Ca), Bột mai mực (34,8%), bột vỏ sò (36,3-38,7%). Muối ăn là nguồn chủ yếu cung cấp natri và clo nhưng không nên trộn muối ăn vào khẩu phần nếu dùng bột cá mặn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000). Premix là một hổn hợp được trộn trước gồm các nguyên tố vi lượng (sắt, đồng, kẽm, ...) và các loại vitamin cần thiết cho thú chiếm số lượng rất nhỏ trong thức ăn nên thường được tính bằng miligram (mg) trong một kg thức ăn. 16 Vì trong thực hành pha trôn thức ăn, các nguyên tố vi lượng và/hoặc vitamin thường được trộn trước với chất phụ gia để làm tăng khối lượng lên rồi mới đưa vào trộn chung với các nguyên liệu chính để đảm bảo đồng đều khi trộn. Thông thường các premix được trộn vào thức ăn với tỷ lệ 0,25%. Trong premix hầu như không có protein và năng lượng. Một vài loại premix tùy theo nhà sản xuất có khi mức yêu cầu sử dụng đến 4% (Dương Thanh Liêm, 2002). 2.5.7 Hèm bia Hèm bia là chất còn lại khi hạt cốc được lên men trong quá trình sản xuất bia. Trước tiên lúa mạch được ngâm 2-3 ngày trong nước ấm làm cho chúng mọc mầm, thời gian này các men α-amilase và -amilase hoạt động trong hạt. Khi mầm và rễ dài 20 cm người ta cho ngưng phát triển bằng cách sấy khô gọi là mầm nha. Mầm nha được trộn với gạo, tấm hoặc ngũ cốc khác, nghiền nhỏ, thêm nước ủ ấm vài ngày, α-amilase và -amilase sẽ hoạt động biến tinh bột thành đường thì đem lọc lấy nước bia, phần xác còn lại gọi là bã bia (Nguyễn Thanh Phi Long, 1996). Hèm bia còn tươi chứa lượng nước từ 76,9-87,5% trong bã bia có các mãnh hạt chứa nhiều dẫn xuất không nitơ, hầu như toàn bộ lipid protein của các loại hạt, bột nằm trong bã bia. Theo Bo Gold (1981) bã bia sử dụng nuôi gia súc rất tốt, bã bia làm thức ăn cung cấp khối xác protein khá cao. Trong bã bia còn có một yếu tố chưa xác định kích thích tính thèm ăn, cải thiện sự tăng trưởng. Hèm bia ướt cần được bảo quản tốt đảm bảo không bị hư khi cho ăn. Vì hèm bia ướt là một môi trường tuyệt hảo cho sự phát triển của vi sinh vật và hổ trợ sự phát triển của nấm men và nấm mốc, tốt nhất là cho ăn càng sớm càng tốt sau khi nhận về (Wyss, 1997; Wadhwa et al.,1995, Aning et al., 1994). Tốt nhất không tồn trữ hèm lâu hơn 1 tuần cho đến 10 ngày trước khi ăn, điều này đặc biệt quan trọng ở khí hậu nóng ẩm (Aning et al., 1994). Hèm bia có thể dùng làm thức ăn cho động vật nhai lại và thú độc vị. Vì chúng khá ngon miệng và dễ tiêu thụ bởi động vật. Hèm bia tươi là nguồn cung cấp protein và các vitamin tan trong nước. Tuy nhiên chúng là thức ăn cồng kềnh với hàm lượng năng lượng thấp (Brewer Grains Animal Feed Resources Information System FAO) 2.6 HỆ THỐNG ENZYM TIÊU HÓA Quá trình tiêu hóa hóa học ở heo cũng như các loài động vật khác nhờ và hệ thống enzyme. Có thể chia ra thành 3 nhóm chính: Enzyme tiêu hóa Protid 17 gồm có pepsin, trypsin, chymotrypsin,...; Enzyme lipid gồm lipase; Enzyme tiêu hóa gồm glucid có amylase, maltase và lactase (Trần Cừ, 1972). Theo Vũ Duy Giảng (2009) các enzyme do động vật tiết ra từ bộ máy tiêu hóa (enzyme nội sinh) không có khả năng phân giải được các chất thuộc nhóm NSP. Chỉ có enzyme của vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa hoặc các enzyme ngoại sinh mới có khả năng phân giải được chúng. Các enzyme ngoại sinh là các enzyme sản xuất bằng con đuờng công nghệ sinh học dưới dạng các chế phẩm có hoạt lực enzyme cao, chịu nhiệt, thích ứng với pH rộng và bền khi bảo quản trong điều kiện sản xuất. 18 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 09 năm 2013 Địa điểm: trại heo công ty Chăn nuôi Vemedim, Ấp Thới Hòa C, Xã Thới Thạnh, Huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ. 3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm Chuồng trại được thiết kế kiểu chuồng kín , 2 mái, lợp tole, có hệ thống bạt bao phủ phía trên. Có lớp bạt cách nhiệt bao xung quanh trại nên không khí nóng không vào được trong chuồng. Với kiểu chuồng này, các điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được kiểm soát và con vật sống trong điều kiện gần như là tối ưu. Các ô chuồng : 1 dãy với 8 ô để nhốt heo thịt nuôi trên nền chuồng, 1 dãy nhốt heo hậu bị và heo nái đẻ nuôi trên sàn cùng 10 ô dành cho heo cai sữa. Máng ăn là máng tự động, vòi uống là loại vòi tự động kiểu cắn. Chuồng có hệ thống che tránh mưa tạt, có hố sát trùng ở đầu trại. Thí nghiệm được nuôi trên 9 ô dành cho heo cai sữa, nuôi trên sàn. Vệ sinh, sát trùng: Chuồng nuôi heo được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng mỗi tuần 1 lần bằng Vimekon. Hình 3.1 Trại nuôi heo thí nghiệm 19 3.1.3 Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện trên 27 heo thịt ( 18 heo đực và 9 heo cái) là loại heo lai máu ngoại có khối lượng bình quân đầu kỳ là 25±2 kg. Chọn heo thí nghiệm: Heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, khối lượng tương đối đồng đều. Heo đã tiêm phòng các bệnh dịch tả, Mycoplasma, PRRS, lở mồm long móng. Hình 3.2 Heo thí nghiệm 3.1.4 Thức ăn dùng trong thí nghiệm Thức ăn thí nghiệm (Bảng 3.1) được phối trộn từ thực liệu rời: cám, bắp, bánh dầu nành, bột cá, premix vitamin, dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của NRC (2000) áp dụng phần mềm ultramix để lập công thức thức ăn. Hình 3.3 Thực liệu sử dụng trong thí nghiệm 20 Bảng 3.1: Công thức khẩu phần của thức ăn thí nghiệm cho 1000 kg. Thực liệu TĂHH (kg) Đối chứng NT1 NT2 Bắp 200,0 200,0 200,0 Tấm 402,6 303,6 400,6 Cám gạo 181,0 150,0 181,0 Bánh dầu nành 46% CP 130,3 7,4 130,3 - 198,8 - 71,4 100,0 71,4 - 33,1 - 0,37 1,6 0,37 Vitamin E 10.000IU/kg 1,0 1,2 1,0 Bột sò 6,1 1,2 6,1 Sulfat kẽm 3,7 - 3,7 Embavit 4 (Vemedim) 3,5 3,1 3,5 - - 2,0 Hèm bia 90% DM Bột cá 55% CP Bergafat ( chất béo khô) Lysine Lactozyme (Công ty chăn nuôi Vemedim, 2013); (-): không có. Bảng 3.2: Thành phần giá trị dưỡng chất chính của các khẩu phần thí nghiệm TĂHH (kg) Giá trị dinh dưỡng Đối chứng NT1 NT2 ME, kcal/kg 3050 3050 3043 CP, % 17,00 17,00 16,99 Béo thô, % 3,87 4,87 3,87 Xơ thô, % 3,67 5,50 3,66 Calcium (%) 0,65 0,65 0,65 Phosphorus Total (%) 0,57 0,61 0,57 Phosphorus Avaible (%) 0,28 0,33 0,28 Muối, % 0,26 0,37 0,26 (Công ty chăn nuôi Vemedim, 2013) 21 3.1.4.1 Chế phẩm Lactozyme Bảng 3.3: Thành phần của chế phẩm Lactozyme Thành phần Hàm lượng Phytase (min) 124.700 FYT Protease (min) 6000 IU Amylase (min) 2000 IU Cellulase (min) 18.000 IU Xylanase (min) 14.000 IU 8 Bacillus subtilis (min-max) 10 – 109 CFU Lactobacillus acidophilus (min-max) 108 – 109 CFU Saccharomyces (min-max) 108 – 109 CFU Ẩm độ (max) 9% Kháng sinh, dược liệu Không có Hoocmon Không có Chất mang vừa đủ 1 kg (Công ty Vemedim, 2013) 3.1.4.2 Hèm bia Bảng 3.4: Thành phần dưỡng chất của hèm bia công nghiệp Thành phần Hàm lượng ME (Kcal/kg) 1930,00 Protein thô (%) 25,00 Béo thô (%) 7,00 Xơ thô (%) 15,00 Lysine (%) 0,93 Methionine (%) 0,41 Methionine + Cystine (%) 0,94 Threonine (%) 0,87 Isoleucine (%) 1,01 Tryptophan (%) 0,28 Calcium (%) 0,28 Phosphorus Total (%) 0,57 Phosphorus Avaible (%) 0,19 (Công ty Vemedim, 2013) 22 3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm gồm có: cân đồng hồ 5 kg và cân 60 kg để cân thức ăn trong thí nghiệm, cân điện tử dùng để cân heo thí nghiệm. Sổ theo dõi trọng lượng heo thí nghiệm và lượng thức ăn sử dụng hằng ngày, sổ ghi nhiệt độ ẩm độ hằng ngày, bút lông,… Máy móc và thiết bị được dùng trong thí nghiệm bao gồm: nhiệt kế và ẩm kế để đo nhiệt độ và ẩm độ tại chuồng nuôi. Máy ảnh, máy bơm nước… Hình 3.3 Máy độ nhiệt độ - ẩm độ Hình 3.4 Cân dùng trong thí nghiệm 3.1.6 Nước uống trong thí nghiệm Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm, đưa lên bồn xử lý rồi đưa lên bồn chứa nước và đến hệ thống vòi nước uống tự động ở mỗi ô chuồng. 3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm Các loại vaccine phòng: Bệnh heo tai xanh (PRRS), bệnh dịch tả, bệnh lở mồm lông móng (LMLM), Mycoplasma. Thuốc thú y của công ty vemedim: Tiamulin, Donatryl, KA- AMPI, Vime – C 1000, Ketovet, tamin, Urotropin, Vimectin 100, Streptomycin, Peni – potassium, Vimekat, Vime C,… 23 3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 27 heo thịt có trọng lượng bình quân đầu kỳ 25±2 kg, gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi ô lập lại là 3 con heo. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau: ĐC NT1 NT2 1 3 con 3 con 3 con 2 3con 3 con 3 con 3 3con 3 con 3 con NT LL (ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme). Heo được cho ăn tự do thức ăn được đổ vào máng 5 lần trên ngày, heo được nuôi 60 ngày với khẩu phần thí nghiệm. NT1 được cho ăn bằng cách trộn hèm tươi với hổn hợp các thực liệu còn lại trong khẩu phần theo tỷ lệ thống nhất là 0,8 kg hèm bia thì 1,0 kg hổn hợp. Đối chứng: Khẩu phần H2 dùng cho heo 20-50 kg đang sử dụng tại Công ty CN Vemedim NT1: Khẩu phần H2 sử dụng hèm bia 20% VCK NT2: Khẩu phẩn H2 bổ sung 0,2% Lactozyme 3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng Heo được chăm sóc và nuôi dưỡng theo qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại. Trước khi cho heo ăn, phải vệ sinh máng ăn, quét dọn chuồng nuôi sạch sẽ. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Cho heo ăn tự do và đúng giờ vào 5 thời điểm trong ngày là 7 giờ, 9 giờ, 13 giờ, 15 giờ và 17 giờ. Mỗi lần cho ăn từ 500 g đến 1 kg trên một ô và tùy theo trọng lượng heo tại thời điểm cho ăn, nếu heo ăn hết sẽ cho heo ăn thêm, cuối ngày cho thêm khoảng 500 g trước khi về. 24 3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.3.1 Khối lượng heo Cách cân heo: Trước khi cân heo thì dụng cụ phải được vệ sinh, sát trùng thật kỹ kết hợp với việc bấm tai. Heo thí nghiệm được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Heo được cân 2 lần vào đầu kỳ và cuối kỳ của quá trình thí nghiệm bằng cân điện tử Mettler Toledo. 3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm Tăng trọng là chênh lệch giữa hai lần cân đầu và cuối thí nghiệm. TT = P2 – P1 TT: Tăng trọng (kg) P1: Khối lượng sống thời điểm đầu thí nghiệm (kg) P2: Khối lượng sống thời điểm cuối thí nghiệm (kg) Tăng trọng bình quân hàng ngày: TT (kg) TT (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi (58 ngày) 3.3.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày Thức ăn của mỗi heo thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi sáng bằng cân đồng hồ. Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày. Thức ăn hằng ngày của mỗi heo thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm. Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau: Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg) Mức ăn hằng ngày (kg/ngày) = Số ngày nuôi heo thí nghiệm Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách dựa vào lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng ô. 25 3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo thí nghiệm được tính: Tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg) HSCHTĂ = Tổng tăng trọng toàn kỳ (kg) Tiêu tốn thức ăn toàn kỳ (kg): Là tổng thức ăn tiêu thụ của heo trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm 3.3.5 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm Chi phí thức ăn/kg tăng trọng = HSCHTĂ x giá tiền cho kg thức ăn. Dựa vào chi phí thức ăn/kg tăng trọng (CPTĂ/kg TT) và tăng trọng toàn kỳ (TT tk) của mỗi nghiệm thức, ta tính được chi phí thức ăn của mỗi nghiệm thức. Chi phí thức ăn toàn thí nghiệm = CPTĂ/kg TT  TT tk Để biết được hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn cho toàn thí nghiệm, ta dựa vào tổng số tiền thu được từ giá một kg tăng trọng tại thời điểm hiện tại nhân tổng kg tăng trọng và tổng chi phí TĂ trong quá trình thí nghiệm Hiệu quả kinh tế = Tổng thu từ số kg tăng trọng heo thí nghiệm trong thời gian thí nghiệm – Tổng chi phí (chi phí về mặt thức ăn trong thời gian thí nghiệm) 3.4 XỬ LÝ THỐNG KÊ Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 14.0 (phần thống kê mô tả và phân tích phương sai). Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác ở mức 5%, 1%. 26 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT Qua quá trình thí nghiệm trên 27 heo thịt thì thấy heo tương đối thích nghi và phát triển tốt trong môi trường chuồng kín ít xảy ra các bệnh. Bệnh thường gặp trên heo thí nghiệm: Viêm khớp nhẹ, sốt bỏ ăn, bệnh hô hấp, đi phân sống. Nghiệm thức (ĐC): Lập lại 1 heo bị viêm khớp nhẹ và hay đi phân sống, lập lại 2 heo nhiễm bệnh hô hấp ho nhiều, lập lại heo phát triển tốt, bị nhiễm bệnh hô hấp giai đoạn cuối. Nghiệm thức (NT1): Cả 3 lần lập lại đều mắc bệnh hô hấp nhẹ Nghiệm thức (NT2): Heo phát triển tốt không mắc bệnh Heo thường bị ho trên tất cả các nghiệm thức thí nghiệm, một số trường hợp bị sưng khớp. Nguyên nhân có thể là do thức ăn ở dạng bột. lượng bụi rất cao nên dễ gây tổn thương đường hô hấp. Heo nuôi trong chuồng kín nên ít bị ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe heo. Đồng thời heo bệnh được điều trị kịp thời không có trường hợp nào heo bị bệnh kéo dài, chỉ cần điều trị theo quy trình của trại heo đã khỏi bệnh. Cuối thí nghiệm heo tăng trọng tương đối tốt. Hình 4.1 Nghiệm thức đối chứng 27 4.2 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI THÍ NGHIỆM Bảng 4.1: Nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi kín Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) 7 giờ 24,8 76,1 10 giờ 26,4 74,4 13 giờ 27,3 72,3 16 giờ 26,7 75,7 Thời điểm Hình 4.2 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ở các thời điểm trong ngày Số liệu nhiệt độ và độ ẩm thu thập tại các thời điểm 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ và được lấy cố định hàng ngày trong suốt thời gian thí nghiệm. Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm, nhiệt độ tăng thì ẩm độ giảm. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày đo được là vào lúc 7 giờ sáng và cao nhất là 13 giờ chiều. Ngược lại, ẩm độ cao nhất là lúc 7 giờ sáng và giảm thấp nhất vào lúc 13 giờ chiều. Từ số liệu trên cho thấy nhiệt độ trung bình chuồng nuôi dao động từ 25,5-26,50C, ẩm độ trung bình 75,2%. Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung (2008), nhiệt độ chuồng nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 25-280C thì thích hợp với heo trưởng thành, ẩm độ từ 55-85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt. Kết quả nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi thí nghiệm là tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng của heo. 28 4.3 KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM 4.3.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm Bảng 4.2: Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm theo từng nghiệm thức Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P P1 (kg) 24,67 27,43 25,00 1,85 0,57 P2 (kg) 67,33 68,93 70,57 1,39 0,43 TT (kg) 42,67 41,50 45,56 1,10 0,09 735,60 715,50 785,43 29,9 0,09 TT (g/con/ngày) Hình 4.3 Tăng trọng bình quân trên ngày của heo thí nghiệm. (ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme). Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy khối lượng đầu kỳ của heo thí nghiệm ở ĐC là 24,67 kg/con, ở NT1 là 27,43 kg/con và NT2 là 25,00 kg/con, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có nghĩa là heo thí nghiệm được chọn ban đầu khá đồng đều. Khối lượng (kg/con) cuối kỳ, ở nghiệm thức ĐC là 67,3 kg. Ở nghiệm thức NT1 là 68,93 kg và nghiệm thức NT2 là 70,57 kg. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Từ đó cho thấy ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm trên sự sinh trưởng của heo là không khác biệt. Tăng trọng toàn kỳ của heo thí nghiệm lần lượt là 42,67 kg ở đối chứng; NT1 là 41,50 kg và NT2 là 45,56 kg. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự sai khác giữa các nghiệm thức không đáng kể có lẽ là do có hàm lượng CP% cung cấp ở mỗi khẩu phần thí 29 nghiệm tương đối bằng nhau. Tuy nhiên ở NT2 tăng trọng toàn kỳ của heo là cao nhất so với hai nghiệm thức còn lại. Điều này có thể được giải thích là do khi bổ sung lactozyme thành phần gồm các enzym như amylase, protase cùng các lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces,…vào khẩu phần có thể kích thích heo ăn nhiều, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp heo cho tăng trọng tốt hơn. Kết quả theo dõi còn cho thấy tăng trọng bình quân/ ngày ở các nghiệm thức như sau: tăng trọng cao nhất ở NT2 là 785,43 g/con/ngày, kế đến đó là ĐC (735,60 g/con/ngày) và thấp nhất là NT1 là 715,50 g/con/ngày. So với thí nghiệm của Nguyễn Trần Huyền Trân (2012) có tăng trọng (707,00 g/con/ngày) thì kết quả thí nghiệm này đều cao hơn. Mặc dù tăng trọng bình quân giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê, nhưng việc bổ sung Lactozyme vào khẩu phần có thể kích thích sự tăng trưởng tốt hơn của heo. 30 4.3.2 Kết quả về tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn Qua theo dõi về tiêu thụ thức ăn của đàn heo thí nghiệm chúng tôi thu được những kết quả thể hiện qua Bảng 4.3 Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P TTTĂ (kg/ô) 371,30 398,73 376,70 7,73 0,10 TTTĂ (kg/con) 123,77 132,91 125,57 - - TĂ SD (kg/con/ngày) 2,13 2,29 2,17 0,047 0,10 HSCHTĂ 2,91 3,21 2,76 0,128 0,05 Hình 4.4 Tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức (ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme). Kết quả Bảng 4.3 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn hằng ngày (kg/con/ngày) ở NT1 (2,29) là cao nhất, kế đến là NT2 (2,17) và thấp nhất là ĐC (2,13 ). Mặc dù khác biệt này không có ý nghĩa thống kê nhưng việc bổ sung Lactozyme kích thích heo ăn nhiều các enzym có trong thành phần của chế phẩm giúp hổ trợ tiêu hóa tốt, heo không đi phân sống và sử dụng hèm bia có hàm lượng lớn các loại nấm men và vi sinh vật nên ảnh hưởng đến mức ăn hằng ngày của heo thí nghiệm. Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) thì mức ăn hằng ngày của heo đang tăng trưởng là khoảng 1,2-2,3 kg. Như vậy, heo thí nghiệm đã được cung cấp đủ lượng thức ăn hằng ngày. Theo thí nghiệm của Nguyễn Trần Huyền Trân (2012) sẽ tiêu thụ 1,79 kg/con/ngày, so với kết quả này thì thí nghiệm có mức ăn cao hơn. 31 Hình 4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo ở các nghiệm thức thí nghiệm (ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme) Kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy HSCHTĂ (FCR) của NT1 (3,21) là cao nhất, kế đến là ĐC (2,92) và thấp nhất là NT2 (2,76). Tuy khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê nhưng giá trị HSCHTĂ của 3 nghiệm thức thí nghiệm thấp hơn là 3,5-4,0 (Lê Thị Mến, 2006). So với thí nghiệm Nguyễn Trần Huyền Trân (2012), heo trong gia đoạn tăng trưởng có HSCHTĂ là 2,56 thí nghiệm này kết quả cao hơn. Nhưng lại thấp hơn thí nghiệm Nguyễn Ngọc Phương Quyên (2010) có HSCHTĂ của nghiệm thức đối chứng là 3,27. Có lẽ sử dụng hèm bia 20% VCK vào khẩu phần tuy chứa hàm lượng protein khá cao nhưng có thể lượng xơ cao làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn. 32 4.4 CHI PHÍ THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KNH TẾ CỦA HEO THÍ NGHIỆM Bảng 4.4: Chi phí thức ăn và hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm Chi phí ĐC NT1 NT2 24,464 29,124 23,219 Tổng chi phí TĂ (ngàn đồng) (A) 3.144 3.618 3.227 Thu nhập cho tổng tăng trọng (ngàn đồng) (B) 5.404 5.354 5.877 Hiệu quả kinh tế về mặt TĂ (ngàn đồng) (B-A) 2.362 970,5 2.689 Hiệu quả kinh tế về mặt TĂ (%) 100,0 41,1 113,8 Chi phí TĂ/ kg tăng trọng ( ngàn đồng) Giá TĂ ĐC: 8468 đồng/kg, NT1: 9073 đồng/kg, NT2:8568 đồng/kg. Giá bán heo thịt: 40.000 đồng/kg Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng ở NT2 thấp hơn so với ĐC và NT1 lần lượt là: 23,219 ngàn đồng; 24,464 ngàn đồng và 29,124 ngàn đồng. Khi xét về mặt chi phí thức ăn của thí nghiệm thì ở NT1 có chi phí cao nhất (3.618 ngàn đồng) tiếp đó là NT2 (3.227 ngàn đồng) và tốn chi phí thấp nhất là ở ĐC. Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế cho thấy sử dụng Lactozyme có hiệu quả nhất NT2 (2.689 ngàn đồng), ở đối chứng cũng cho lợi nhuận cao (2.362 ngàn đồng) còn NT1 là cho hiệu quả kinh tế thấp nhất (970,5 ngàn đồng). 33 Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện thí nghiệm có cùng điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng thì ba nghiệm thức thí nghiệm cho các kết quả như sau: Về tăng trọng bình quân thì: NT2 chứa Lactozyme cao hơn nghiệm thức ĐC và nghiệm thức sử dụng hèm bia. Về tăng trọng (kg/con), hay tăng trọng (g/con/ngày) thì ở NT2 cho kết quả tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Về mức ăn (kg/con), dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày), tiêu tốn thức ăn toàn kỳ (kg/con) và hệ số chuyển hóa thức ăn thì NT2 cho kết quả tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của heo thí nghiệm ở NT2 là cao nhất (2.689 ngàn đồng), thấp nhất là NT1 (970,5 ngàn đồng). Nhìn chung kết quả phân tích thí nghiệm chỉ ra rằng sự bổ sung Lactozyme vào khẩu phần cơ sở cho heo thịt giai đoạn 20-50 kg chưa có ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn. Nhưng hiệu quả thu được về mặt thức ăn cao hơn. Việc sử dụng hèm bia kết hợp với khẩu phần cơ sở cho heo thịt giai đoạn 20-50 kg là không hiệu quả nó làm cho chi phí thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn, giảm hiệu quả kinh tế. Trong quá trình thí nghiệm cho thấy heo thí nghiệm sử dụng Lactozyme tiêu hóa tốt, heo không đi phân sống. 5.2 ĐỀ NGHỊ Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên kết quả thí nghiệm thu được có nhiều hạn chế. Vì thế việc bổ sung Lactozyme trong thức ăn heo thịt cần được tiếp tục nghiên cứu để cho kết quả chính xác hơn. Từ những kết quả trên, ta thấy NT2 cho kết quả khá cao về các chỉ tiêu sinh trưởng so với các nghiệm thức còn lại. Tuy giá thức ăn dùng trong NT2 cao hơn do bổ sung thêm Lactozyme nhưng có thể thấy sử dụng Lactozyme heo tăng trưởng tốt, không đi phân sống hổ trợ tiêu hoá tốt hơn. Hèm bia tuy có nhiều đạm nhưng có chứa lượng xơ khá cao nên heo hấp thu khá hạn chế, làm tăng giá thức ăn nhưng tăng trọng không cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tốn nhiều công vận chuyển và phối trộn nên chỉ thích hợp với nuôi quy mô nhỏ. 34 Nên kéo dài thời gian thí nghiệm, lặp lại thí nghiệm với số lượng heo nhiều hơn, để có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của việc bổ sung men xem hiệu quả cao hơn thời gian thí nghiệm hay không. Có thể cùng làm thí nghiệm trên nhiều loại men khác để so sánh hiệu quả giữa hai hay nhiều loại men khác nhau để từ đó đề ra phương pháp chăn nuôi đạt hiệu quả cao, thu nhiều lợi nhuận cho nhà chăn nuôi. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bo Gohl (1981), Animal production and Health Series 12: Tropical Feeds, FAO, Rome, Italy, pp. 403-410. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng (2002). Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp TPHCM. Trang 32 – 50, 64, 114-116, 295. Hoàng Văn Tiến (1995). Sinh lý gia súc. NXB Nông Nghiệp Lê Hồng Mận (2004), Kỹ thuật mới về chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại và phòng chữa bệnh thường gặp, NXB lao động – xã hội, Hà Nội. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Lê Thị Mến (2000). Giáo trình Chăn nuôi heo B. Đại học Cần Thơ. Lê Thị Mến (2010), Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Nông Nghiệp, TpHCM. Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2000). Giáo trình Chăn nuôi heo A. Đại học Cần Thơ. Luận văn - luận án, Nuôi cấy Bacillus subtilis thu nhận α-amylase và ứng dụng trong sản xuất dextrin, http://congnghesinhhoc24h.com/tai-lieu/nuoicay-bacillus-subtilis-thu-nhan-amylase-va-ung-dung-trong-san-xuat-371.html Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên. http://www.nsl.hcmus.edu.vn/greenstone/collect/thesiskh/archives/HASH0153. dir/5.PDF McDonal, P., R.A Edwards and C.A Morgan (1995), Animal Nutrition, Longman Scientic & Technical, New York. Martin Chaplin, 2007. Water structure and science. www.lsbu.ac.uk. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB nông nghiệp, TPHCM. Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh và Võ Văn Sơn (1999). Bài giảng Dinh dưỡng gia súc. Nguyễn Thiện, Phạm Sĩ Lăng, Hoàng Văn Tiến, Phan Địch Long và Võ Trọng Hốt (2004), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 403 trang. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt và Phạm Sỹ Lăng, (2002). Chăn nuôi lợn ở gia đình và trang trại. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 92-169 36 Nguyễn Trần Huyền Trân (2012), Ảnh hưởng của việc sử dụng hèm bia và bổ sung Probiotic- Enzym trong chăn nuôi heo giai đoạn 20- 50kg, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2005). So sánh ảnh hưởng của các phương pháp cho ăn lỏng, khô và lên men acid lactic lên tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa của heo Yorkshire tăng trưởng. LVTN. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Ngọc Phương Quyên (2010), Ảnh hưởng của nghệ lên sự sinh trưởng của heo thịt 30–60 kg, LVTN, ĐHCT Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Nông Nghiệp, TPHCM, trang 26, trang 313 – 318. NRC (1998), Nhu cầu dinh dưỡng của heo, tái bản lần thứ 10, NXB. Nông nghiệp - Hà Nội. Terry D. Bartelme, 2001. Beta glucan as a biological defense modulator. www.marineaquariumadvice.com. Trương Lăng (2000), Sổ tay nuôi lợn, NXB Đà Nẵng Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), Nuôi lợn siêu nạc siêu nạc ở các nước và nước ta, NXB Đà Nẵng. R.Fuller (1992), Probiotics, the scientific basic. Trương Lăng (2000), Nuôi lợn gia đình, NXB Đà Nẵng. Trương Lăng (2003). Sổ tay và công tác giống lợn. NXB Đà Nẵng. Viện chăn nuôi quốc gia (1995), Thành phần và giá trị dinh dững thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Võ Văn Ninh (2001), Kĩ thuật chăn nuôi heo, NXB trẻ, TPHCM. Võ Văn Ninh (2003), Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo, NXB trẻ, TPHCM. Võ Văn Ninh (2006), 52 câu hỏi – đáp về chăn nuôi heo ở nông hộ, NXB Nông Nghiệp, TPHCM. Võ Văn Ninh (2007), Kĩ thuật chăn nuôi heo, NXB Trẻ, Đà Nẵng. Vũ Duy Giảng (2009), Tạp chí KHCN Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi Quốc gia số 16, tháng 2 năm 2009. Whittemore, Colin (1998), The science and practice of pig production. pp. 37 PHỤ LỤC PHỤ BẢNG CHƯƠNG 4 Bảng 1: KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU TRỌNG LƯỢNG t 2 2 2 1 1 1 3 3 3 5 5 5 6 6 6 4 4 4 7 7 7 8 8 8 9 9 9 LL Số heo 1 1 1 2 1 3 2 4 2 5 2 6 3 7 3 8 3 9 1 10 1 11 1 12 2 13 2 14 2 15 3 16 3 17 3 18 1 19 1 20 1 21 2 22 2 23 2 24 3 25 3 26 3 27 Tên thức ăn H2 H2 H2 H2 H2 H2 H2 H2 H2 H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+ HÈM H2+Lac H2+Lac H2+Lac H2+Lac H2+Lac H2+Lac H2+Lac H2+Lac H2+Lac Thức ăn 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Số ngày nuôi 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 58 P1 (Kg/con) P2 (Kg/con) 20 58,5 23 71 22 66,5 23 70 23 66 23 64 29 67,5 29 72 30 70,5 24 61,5 25 71,5 24 70,5 27 73,5 29 77 26 47 30 79 35 78,5 27 62 20 69 22 65,5 24 71 26 72 25 71 26 70 28 73,5 26 70 28 73 *Chú thích: NT: nghiệm thức, LL:lặp lại, P1: trọng lượng đầu k , P2: trọng lượng cuối k ,TK: toàn k , TTTĂ: tiêu tốn thức ăn, HSCHTĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn. 38 Bảng 2: KẾT QUẢ VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM P1 (Kg/con) 23 23 23 20 23 22 29 29 30 30 35 27 24 25 24 27 29 26 20 22 24 26 25 26 28 26 28 P2 (Kg/con) 70 66 64 58,5 71 66,5 67,5 72 70,5 79 78,5 62 61,5 71,5 70,5 73,5 77 47 69 65,5 71 72 71 70 73,5 70 73 Tăng trọng (kg/con) 47 43 41 38,5 48 44,5 38,5 43 40,5 49 43,5 35 37,5 46,5 46,5 46,5 48 21 49 43,5 47 46 46 44 45,5 44 45 39 tăng trọng/ngày(g/c/ng) 810,34 741,38 706,90 663,79 827,59 767,24 663,79 741,38 698,28 844,83 750,00 603,45 646,55 801,72 801,72 801,72 827,59 362,07 844,83 750,00 810,34 793,10 793,10 758,62 784,48 758,62 775,86 Bảng 3: KẾT QUẢ TTTĂ & HSCHTĂ Ô chuồng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Thức Ăn 1 1 1 2 2 2 3 3 3 Số ngày nuôi 58 58 58 58 58 58 58 58 58 TTTĂ(kg) 360,10 368,60 385,20 415,14 392,03 389,02 362,50 378,50 389,10 TĂNG TRỌNG (kg) 131,00 131,00 122,00 127,50 130,50 115,50 139,50 136,00 134,50 HSCHTĂ 2,75 2,81 3,16 3,26 3,00 3,37 2,60 2,78 2,89 Bảng 4: HIỆU QUẢ KINH TẾ Ô chuồng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá tiền (đồng/kg TĂ) 8468 8468 8468 9073 9073 9073 8568 8568 8568 Tổng CPTĂ (đồng/con) 1015722 1039698 1086521 1521156 1436481 1425436 1022492 1067622 1097521 CPTĂ (đ/kgTT) 23277 23827 26737 29542 27256 30559 22265 23846 24787 *Chú thích: CPTĂ: chi phí thức ăn, đ/kgTT: đồng/kg tăng trọng 40 Tổng thu (đồng/con) 1877667 1877667 1748667 1827500 1870500 1655500 1999500 1949333 1927833 Lợi nhuận 861945 837969 662146 306344 434019 230064 977008 881711 830312 Phân tích phương sai Descriptive Statistics: P1 (Kg/con), P2 (Kg/con), Tăng trọng (, Tăng trọng, ... Variable P1 (Kg/con) P2 (Kg/con) Tăng trọng (kg) Tăng trọng TTTĂ(kg) TA SD (kg/con/ng HSCHTĂ Nghiệm thức Mean SE Mean StDev ĐC + Lac 25.00 1.57 2.72 ĐC +hèm 27.43 1.85 3.20 Đối chứng 24.67 2.35 4.06 ĐC + Lac 70.57 1.09 1.89 ĐC +hèm 68.93 2.21 3.83 Đối chứng 67.33 1.39 2.41 ĐC + Lac 136.67 1.48 2.57 ĐC +hèm 124.50 4.58 7.94 Đối chứng 128.00 3.00 5.20 ĐC + Lac 785.43 8.50 14.73 ĐC +hèm 715.5 26.3 45.6 Đối chứng 735.6 17.3 29.9 ĐC + Lac 376.70 7.73 13.39 ĐC +hèm 398.73 8.25 14.29 Đối chứng 371.30 7.37 12.77 ĐC + Lac 2.1667 0.0467 0.0808 ĐC +hèm 2.2933 0.0484 0.0839 Đối chứng 2.1333 0.0410 0.0709 ĐC + Lac 2.7567 0.0845 0.1464 ĐC +hèm 3.210 0.110 0.190 Đối chứng 2.907 0.128 0.221 Descriptive Statistics: Tiền mua TA Variable NT Mean SE Mean StDev Tiền mua TA ĐC + Lac 3227566 66242 114734 ĐC +hèm 3617677 74860 129662 Đối chứng 3144168 62413 108102 41 General Linear Model: P1 (Kg/con) versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed Values 3 ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for P1 (Kg/con), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 13.69 13.69 6.84 0.60 0.578 Error 6 68.33 68.33 11.39 Total 8 82.02 S = 3.37474 R-Sq = 16.69% R-Sq(adj) = 0.00% General Linear Model: P2 (Kg/con) versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed Values 3 ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for P2 (Kg/con), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 15.682 15.682 7.841 0.98 0.429 Error 6 48.080 48.080 8.013 Total 8 63.762 S = 2.83078 R-Sq = 24.59% R-Sq(adj) = 0.00% General Linear Model: Tăng trọng (kg) versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed Values 3 ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for Tăng trọng (kg), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 235.39 235.39 117.69 3.66 0.092 Error 6 193.17 193.17 32.19 Total 8 428.56 S = 5.67401 R-Sq = 54.93% R-Sq(adj) = 39.90% General Linear Model: Tăng trọng (g/ngày) versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed 3 Values ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for Tăng trọng, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 7770 7770 3885 3.65 0.092 Error 6 6385 6385 1064 Total 8 14155 42 S = 32.6219 R-Sq = 54.89% R-Sq(adj) = 39.86% General Linear Model: TTTĂ(kg) versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed Values 3 ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for TTTĂ(kg), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 1266.9 1266.9 633.4 3.48 0.099 Error 6 1093.0 1093.0 182.2 Total 8 2359.9 S = 13.4972 R-Sq = 53.68% R-Sq(adj) = 38.24% General Linear Model: TA SD (kg/con/ngày) versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed 3 Values ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for TA SD (kg/con/ngày), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 0.042756 0.042756 0.021378 3.45 0.101 Error 6 0.037200 0.037200 0.006200 Total 8 0.079956 S = 0.0787401 R-Sq = 53.47% R-Sq(adj) = 37.97% General Linear Model: HSCHTĂ versus Nghiệm thức Factor Type Levels Nghiệm thức fixed 3 Values ĐC + Lac, ĐC +hèm, Đối chứng Analysis of Variance for HSCHTĂ, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Nghiệm thức 2 0.32002 0.32002 0.16001 4.50 0.064 Error 6 0.21313 0.21313 0.03552 Total 8 0.53316 S = 0.188473 R-Sq = 60.02% R-Sq(adj) = 46.70% 43 [...]... thịt Tuổi và thể trọng hạ thịt tùy vào điều kiện nuôi của cơ sở và nhu cầu thị trường Ở giai đoạn nuôi thịt, tốc độ tăng trưởng, hiệu 3 quả sử dụng thức ăn khác nhau ở mỗi giai đoạn tuổi và cách nuôi dưỡng khác nhau ở từng giai đoạn Theo Lê Hồng Mận (2002), nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn heo khoảng 10-30 kg, giai đoạn heo khoảng 30-60 kg và giai đoạn heo khoảng 61 kg. .. vào khẩu phần Mặc khác còn sử dụng hèm bia trong khẩu phần nuôi để giảm chi phí thức ăn Do trong thành phần hèm bia chứa nhiều nấm men, sử dụng nuôi gia súc rất tốt (Bo Gold, 1981), và chứa lượng protein cũng khá cao Để so sách hiệu quả của các khẩu phần thức ăn chúng tôi đã tiến hành đề tài Sử dụng hèm bia và bổ sung Lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 20- 50 kg Mục tiêu đề tài: Nhằm đánh... được nuôi 60 ngày với khẩu phần thí nghiệm NT1 được cho ăn bằng cách trộn hèm tươi với hổn hợp các thực liệu còn lại trong khẩu phần theo tỷ lệ thống nhất là 0,8 kg hèm bia thì 1,0 kg hổn hợp Đối chứng: Khẩu phần H2 dùng cho heo 20-50 kg đang sử dụng tại Công ty CN Vemedim NT1: Khẩu phần H2 sử dụng hèm bia 20% VCK NT2: Khẩu phẩn H2 bổ sung 0,2% Lactozyme 3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng Heo được chăm sóc và. .. khẩu phần thức ăn chứa chế phẩm Lactozyme và sử dụng hèm bia lên khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn heo thí nghiệm để từ đó khuyến cáo sử dụng trong chăn nuôi hiện nay 1 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO THỊT 2.1.1 Sinh lý tiêu hoá Theo Lê Hồng Mận (2004), hệ thống tiêu hoá ở heo gồm 4 bộ phận tham gia quá trình tiêu hóa cơ học và hoá học thức ăn là miệng,... 3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm gồm có: cân đồng hồ 5 kg và cân 60 kg để cân thức ăn trong thí nghiệm, cân điện tử dùng để cân heo thí nghiệm Sổ theo dõi trọng lượng heo thí nghiệm và lượng thức ăn sử dụng hằng ngày, sổ ghi nhiệt độ ẩm độ hằng ngày, bút lông,… Máy móc và thiết bị được dùng trong thí nghiệm bao gồm: nhiệt kế và ẩm kế để đo nhiệt độ và. .. hằng ngày của heo Vì vậy, cần phải bổ sung thêm các loại vitamin này từ thức ăn (Nguyễn Thiện, 2004) 2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO THỊT 2.2.1 Mục tiêu nuôi heo thịt Theo Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2000), mục tiêu nuôi heo thịt là đạt tốc độ tăng trưởng cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, chất lượng thân thịt cao và chi phí cho một đơn vị tăng trọng thấp Heo thịt được xác định là giai đoạn từ sau... để nhốt heo thịt nuôi trên nền chuồng, 1 dãy nhốt heo hậu bị và heo nái đẻ nuôi trên sàn cùng 10 ô dành cho heo cai sữa Máng ăn là máng tự động, vòi uống là loại vòi tự động kiểu cắn Chuồng có hệ thống che tránh mưa tạt, có hố sát trùng ở đầu trại Thí nghiệm được nuôi trên 9 ô dành cho heo cai sữa, nuôi trên sàn Vệ sinh, sát trùng: Chuồng nuôi heo được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng... ấm vài ngày, α-amilase và -amilase sẽ hoạt động biến tinh bột thành đường thì đem lọc lấy nước bia, phần xác còn lại gọi là bã bia (Nguyễn Thanh Phi Long, 1996) Hèm bia còn tươi chứa lượng nước từ 76,9-87,5% trong bã bia có các mãnh hạt chứa nhiều dẫn xuất không nitơ, hầu như toàn bộ lipid protein của các loại hạt, bột nằm trong bã bia Theo Bo Gold (1981) bã bia sử dụng nuôi gia súc rất tốt, bã bia. .. 27 heo thịt có trọng lượng bình quân đầu kỳ 25±2 kg, gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi ô lập lại là 3 con heo Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau: ĐC NT1 NT2 1 3 con 3 con 3 con 2 3con 3 con 3 con 3 3con 3 con 3 con NT LL (ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme) Heo được cho ăn tự do thức ăn được đổ vào máng 5 lần trên ngày, heo. .. hóa của heo ở các nghiệm thức thí nghiệm 32 viii Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một nước nông nghiệp, bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng là ngành sản xuất nông nghiệp chính Trong đó, chăn nuôi heo được xem là nghành chăn nuôi chủ lực của hệ thống chăn nuôi Việt Nam Những năm gần đây số lượng đàn heo trong cả nước không ngừng tăng nhanh, nhưng trong hai năm trở lại đây tình hình chăn nuôi ... giai đoạn tuổi cách nuôi dưỡng khác giai đoạn Theo Lê Hồng Mận (2002), nhu cầu dinh dưỡng heo thịt chia làm giai đoạn: Giai đoạn heo khoảng 10-30 kg, giai đoạn heo khoảng 30-60 kg giai đoạn heo. .. ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI SỬ DỤNG HÈM BIA VÀ BỔ SUNG LACTOZYME TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT GIAI ĐOẠN 20-50 KG Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG... ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THÚY LIỄU SỬ DỤNG HÈM BIA VÀ BỔ SUNG LACTOZYME TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT GIAI ĐOẠN 20-50 KG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts NGUYỄN MINH THÔNG 2013

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w