HỆ THỐNG ENZYM TIÊU HÓA

Một phần của tài liệu sử dụng hèm bia và bổ sung lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 2050 kg (Trang 28)

Quá trình tiêu hóa hóa học ở heo cũng như các loài động vật khác nhờ và hệ thống enzyme. Có thể chia ra thành 3 nhóm chính: Enzyme tiêu hóa Protid

18

gồm có pepsin, trypsin, chymotrypsin,...; Enzyme lipid gồm lipase; Enzyme tiêu hóa gồm glucid có amylase, maltase và lactase (Trần Cừ, 1972).

Theo Vũ Duy Giảng (2009) các enzyme do động vật tiết ra từ bộ máy tiêu hóa (enzyme nội sinh) không có khả năng phân giải được các chất thuộc nhóm NSP. Chỉ có enzyme của vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa hoặc các enzyme ngoại sinh mới có khả năng phân giải được chúng.

Các enzyme ngoại sinh là các enzyme sản xuất bằng con đuờng công nghệ sinh học dưới dạng các chế phẩm có hoạt lực enzyme cao, chịu nhiệt, thích ứng với pH rộng và bền khi bảo quản trong điều kiện sản xuất.

19

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07 năm 2013 đến tháng 09 năm 2013 Địa điểm: trại heo công ty Chăn nuôi Vemedim, Ấp Thới Hòa C, Xã Thới Thạnh, Huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ.

3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng trại được thiết kế kiểu chuồng kín , 2 mái, lợp tole, có hệ thống bạt bao phủ phía trên.

Có lớp bạt cách nhiệt bao xung quanh trại nên không khí nóng không vào được trong chuồng.

Với kiểu chuồng này, các điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được kiểm soát và con vật sống trong điều kiện gần như là tối ưu.

Các ô chuồng : 1 dãy với 8 ô để nhốt heo thịt nuôi trên nền chuồng, 1 dãy nhốt heo hậu bị và heo nái đẻ nuôi trên sàn cùng 10 ô dành cho heo cai sữa.

Máng ăn là máng tự động, vòi uống là loại vòi tự động kiểu cắn. Chuồng có hệ thống che tránh mưa tạt, có hố sát trùng ở đầu trại. Thí nghiệm được nuôi trên 9 ô dành cho heo cai sữa, nuôi trên sàn.

Vệ sinh, sát trùng: Chuồng nuôi heo được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng mỗi tuần 1 lần bằng Vimekon.

20

3.1.3 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên 27 heo thịt ( 18 heo đực và 9 heo cái) là loại heo lai máu ngoại có khối lượng bình quân đầu kỳ là 25±2 kg.

Chọn heo thí nghiệm: Heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, khối lượng tương đối đồng đều. Heo đã tiêm phòng các bệnh dịch tả, Mycoplasma, PRRS, lở mồm long móng.

Hình 3.2 Heo thí nghiệm

3.1.4 Thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thức ăn thí nghiệm (Bảng 3.1) được phối trộn từ thực liệu rời: cám, bắp, bánh dầu nành, bột cá, premix vitamin, dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của NRC (2000) áp dụng phần mềm ultramix để lập công thức thức ăn.

21

Bảng 3.1: Công thức khẩu phần của thức ăn thí nghiệm cho 1000 kg.

Thực liệu TĂHH (kg) Đối chứng NT1 NT2 Bắp 200,0 200,0 200,0 Tấm 402,6 303,6 400,6 Cám gạo 181,0 150,0 181,0 Bánh dầu nành 46% CP 130,3 7,4 130,3 Hèm bia 90% DM - 198,8 - Bột cá 55% CP 71,4 100,0 71,4

Bergafat ( chất béo khô) - 33,1 -

Lysine 0,37 1,6 0,37 Vitamin E 10.000IU/kg 1,0 1,2 1,0 Bột sò 6,1 1,2 6,1 Sulfat kẽm 3,7 - 3,7 Embavit 4 (Vemedim) 3,5 3,1 3,5 Lactozyme - - 2,0

(Công ty chăn nuôi Vemedim, 2013); (-): không có.

Bảng 3.2: Thành phần giá trị dưỡng chất chính của các khẩu phần thí nghiệm TĂHH (kg)

Giá trị dinh dưỡng Đối chứng NT1 NT2

ME, kcal/kg 3050 3050 3043 CP, % 17,00 17,00 16,99 Béo thô, % 3,87 4,87 3,87 Xơ thô, % 3,67 5,50 3,66 Calcium (%) 0,65 0,65 0,65 Phosphorus Total (%) 0,57 0,61 0,57 Phosphorus Avaible (%) 0,28 0,33 0,28 Muối, % 0,26 0,37 0,26

22

3.1.4.1 Chế phẩm Lactozyme

Bảng 3.3: Thành phần của chế phẩm Lactozyme

Thành phần Hàm lượng

Phytase (min) 124.700 FYT

Protease (min) 6000 IU

Amylase (min) 2000 IU

Cellulase (min) 18.000 IU

Xylanase (min) 14.000 IU

Bacillus subtilis (min-max) 108 – 109 CFU

Lactobacillus acidophilus (min-max) 108 – 109 CFU

Saccharomyces (min-max) 108 – 109 CFU

Ẩm độ (max) 9%

Kháng sinh, dược liệu Không có

Hoocmon Không có

Chất mang vừa đủ 1 kg

(Công ty Vemedim, 2013)

3.1.4.2 Hèm bia

Bảng 3.4: Thành phần dưỡng chất của hèm bia công nghiệp

Thành phần Hàm lượng ME (Kcal/kg) 1930,00 Protein thô (%) 25,00 Béo thô (%) 7,00 Xơ thô (%) 15,00 Lysine (%) 0,93 Methionine (%) 0,41 Methionine + Cystine (%) 0,94 Threonine (%) 0,87 Isoleucine (%) 1,01 Tryptophan (%) 0,28 Calcium (%) 0,28 Phosphorus Total (%) 0,57 Phosphorus Avaible (%) 0,19 (Công ty Vemedim, 2013)

23

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm

Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm gồm có: cân đồng hồ 5 kg và cân 60 kg để cân thức ăn trong thí nghiệm, cân điện tử dùng để cân heo thí nghiệm. Sổ theo dõi trọng lượng heo thí nghiệm và lượng thức ăn sử dụng hằng ngày, sổ ghi nhiệt độ ẩm độ hằng ngày, bút lông,…

Máy móc và thiết bị được dùng trong thí nghiệm bao gồm: nhiệt kế và ẩm kế để đo nhiệt độ và ẩm độ tại chuồng nuôi. Máy ảnh, máy bơm nước…

Hình 3.3 Máy độ nhiệt độ - ẩm độ Hình 3.4 Cân dùng trong thí nghiệm

3.1.6 Nước uống trong thí nghiệm

Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm, đưa lên bồn xử lý rồi đưa lên bồn chứa nước và đến hệ thống vòi nước uống tự động ở mỗi ô chuồng.

3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm

Các loại vaccine phòng: Bệnh heo tai xanh (PRRS), bệnh dịch tả, bệnh lở mồm lông móng (LMLM), Mycoplasma. Thuốc thú y của công ty vemedim: Tiamulin, Donatryl, KA- AMPI, Vime – C 1000, Ketovet, tamin, Urotropin, Vimectin 100, Streptomycin, Peni – potassium, Vimekat, Vime C,…

24

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 27 heo thịt có trọng lượng bình quân đầu kỳ 25±2 kg, gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi ô lập lại là 3 con heo. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

NT LL

ĐC NT1 NT2

1 3 con 3 con 3 con

2 3con 3 con 3 con

3 3con 3 con 3 con

(ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme).

Heo được cho ăn tự do thức ăn được đổ vào máng 5 lần trên ngày, heo được nuôi 60 ngày với khẩu phần thí nghiệm.

NT1 được cho ăn bằng cách trộn hèm tươi với hổn hợp các thực liệu còn lại trong khẩu phần theo tỷ lệ thống nhất là 0,8 kg hèm bia thì 1,0 kg hổn hợp.

Đối chứng: Khẩu phần H2 dùng cho heo 20-50 kg đang sử dụng tại Công ty CN Vemedim

NT1: Khẩu phần H2 sử dụng hèm bia 20% VCK NT2: Khẩu phẩn H2 bổ sung 0,2% Lactozyme

3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng

Heo được chăm sóc và nuôi dưỡng theo qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại. Trước khi cho heo ăn, phải vệ sinh máng ăn, quét dọn chuồng nuôi sạch sẽ. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Cho heo ăn tự do và đúng giờ vào 5 thời điểm trong ngày là 7 giờ, 9 giờ, 13 giờ, 15 giờ và 17 giờ. Mỗi lần cho ăn từ 500 g đến 1 kg trên một ô và tùy theo trọng lượng heo tại thời điểm cho ăn, nếu heo ăn hết sẽ cho heo ăn thêm, cuối ngày cho thêm khoảng 500 g trước khi về.

25

3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.3.1 Khối lượng heo

Cách cân heo: Trước khi cân heo thì dụng cụ phải được vệ sinh, sát trùng thật kỹ kết hợp với việc bấm tai. Heo thí nghiệm được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Heo được cân 2 lần vào đầu kỳ và cuối kỳ của quá trình thí nghiệm bằng cân điện tử Mettler Toledo.

3.3.2 Sinh trưởng của heo thí nghiệm

Tăng trọng là chênh lệch giữa hai lần cân đầu và cuối thí nghiệm. TT = P2 – P1 TT: Tăng trọng (kg)

P1: Khối lượng sống thời điểm đầu thí nghiệm (kg) P2: Khối lượng sống thời điểm cuối thí nghiệm (kg)

Tăng trọng bình quân hàng ngày: TT (kg)

TT (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi (58 ngày)

3.3.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày

Thức ăn của mỗi heo thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi sáng bằng cân đồng hồ. Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày. Thức ăn hằng ngày của mỗi heo thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm. Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau:

Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg) Mức ăn hằng ngày (kg/ngày) =

Số ngày nuôi heo thí nghiệm

Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách dựa vào lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng ô.

26

3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo thí nghiệm được tính: Tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg)

HSCHTĂ =

Tổng tăng trọng toàn kỳ (kg)

Tiêu tốn thức ăn toàn kỳ (kg): Là tổng thức ăn tiêu thụ của heo trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm

3.3.5 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Chi phí thức ăn/kg tăng trọng = HSCHTĂ x giá tiền cho kg thức ăn. Dựa vào chi phí thức ăn/kg tăng trọng (CPTĂ/kg TT) và tăng trọng toàn kỳ (TT tk) của mỗi nghiệm thức, ta tính được chi phí thức ăn của mỗi nghiệm thức.

Chi phí thức ăn toàn thí nghiệm = CPTĂ/kg TT  TT tk

Để biết được hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn cho toàn thí nghiệm, ta dựa vào tổng số tiền thu được từ giá một kg tăng trọng tại thời điểm hiện tại nhân tổng kg tăng trọng và tổng chi phí TĂ trong quá trình thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế = Tổng thu từ số kg tăng trọng heo thí nghiệm trong thời gian thí nghiệm – Tổng chi phí (chi phí về mặt thức ăn trong thời gian thí nghiệm)

3.4 XỬ LÝ THỐNG KÊ

Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 14.0 (phần thống kê mô tả và phân tích phương sai). Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác ở mức 5%, 1%.

27

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Qua quá trình thí nghiệm trên 27 heo thịt thì thấy heo tương đối thích nghi và phát triển tốt trong môi trường chuồng kín ít xảy ra các bệnh.

Bệnh thường gặp trên heo thí nghiệm: Viêm khớp nhẹ, sốt bỏ ăn, bệnh hô hấp, đi phân sống.

Nghiệm thức (ĐC): Lập lại 1 heo bị viêm khớp nhẹ và hay đi phân sống, lập lại 2 heo nhiễm bệnh hô hấp ho nhiều, lập lại heo phát triển tốt, bị nhiễm bệnh hô hấp giai đoạn cuối.

Nghiệm thức (NT1): Cả 3 lần lập lại đều mắc bệnh hô hấp nhẹ Nghiệm thức (NT2): Heo phát triển tốt không mắc bệnh

Heo thường bị ho trên tất cả các nghiệm thức thí nghiệm, một số trường hợp bị sưng khớp. Nguyên nhân có thể là do thức ăn ở dạng bột. lượng bụi rất cao nên dễ gây tổn thương đường hô hấp.

Heo nuôi trong chuồng kín nên ít bị ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe heo. Đồng thời heo bệnh được điều trị kịp thời không có trường hợp nào heo bị bệnh kéo dài, chỉ cần điều trị theo quy trình của trại heo đã khỏi bệnh. Cuối thí nghiệm heo tăng trọng tương đối tốt.

28

4.2 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI THÍ NGHIỆM

Bảng 4.1: Nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi kín

Hình 4.2 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ở các thời điểm trong ngày Số liệu nhiệt độ và độ ẩm thu thập tại các thời điểm 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ và được lấy cố định hàng ngày trong suốt thời gian thí nghiệm.

Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm, nhiệt độ tăng thì ẩm độ giảm. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày đo được là vào lúc 7 giờ sáng và cao nhất là 13 giờ chiều. Ngược lại, ẩm độ cao nhất là lúc 7 giờ sáng và giảm thấp nhất vào lúc 13 giờ chiều.

Từ số liệu trên cho thấy nhiệt độ trung bình chuồng nuôi dao động từ 25,5-26,50C, ẩm độ trung bình 75,2%. Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung (2008), nhiệt độ chuồng nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 25-280C thì thích hợp với heo trưởng thành, ẩm độ từ 55-85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt. Kết quả nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi thí nghiệm là tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng của heo.

Thời điểm Nhiệt độ (0

C) Ẩm độ (%)

7 giờ 24,8 76,1

10 giờ 26,4 74,4

13 giờ 27,3 72,3

29

4.3 KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM 4.3.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm 4.3.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm

Bảng 4.2: Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm theo từng nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P

P1 (kg) 24,67 27,43 25,00 1,85 0,57

P2 (kg) 67,33 68,93 70,57 1,39 0,43

TT (kg) 42,67 41,50 45,56 1,10 0,09

TT (g/con/ngày) 735,60 715,50 785,43 29,9 0,09

Hình 4.3 Tăng trọng bình quân trên ngày của heo thí nghiệm.

(ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme).

Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy khối lượng đầu kỳ của heo thí nghiệm ở ĐC là 24,67 kg/con, ở NT1 là 27,43 kg/con và NT2 là 25,00 kg/con, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có nghĩa là heo thí nghiệm được chọn ban đầu khá đồng đều.

Khối lượng (kg/con) cuối kỳ, ở nghiệm thức ĐC là 67,3 kg. Ở nghiệm thức NT1 là 68,93 kg và nghiệm thức NT2 là 70,57 kg. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Từ đó cho thấy ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm trên sự sinh trưởng của heo là không khác biệt.

Tăng trọng toàn kỳ của heo thí nghiệm lần lượt là 42,67 kg ở đối chứng; NT1 là 41,50 kg và NT2 là 45,56 kg. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự sai khác giữa các nghiệm thức không đáng kể có lẽ là do có hàm lượng CP% cung cấp ở mỗi khẩu phần thí

30

nghiệm tương đối bằng nhau. Tuy nhiên ở NT2 tăng trọng toàn kỳ của heo là cao nhất so với hai nghiệm thức còn lại. Điều này có thể được giải thích là do khi bổ sung lactozyme thành phần gồm các enzym như amylase, protase cùng các lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces,…vào khẩu phần có thể kích thích heo ăn nhiều, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp heo cho tăng trọng tốt hơn.

Kết quả theo dõi còn cho thấy tăng trọng bình quân/ ngày ở các nghiệm thức như sau: tăng trọng cao nhất ở NT2 là 785,43 g/con/ngày, kế đến đó là ĐC (735,60 g/con/ngày) và thấp nhất là NT1 là 715,50 g/con/ngày. So với thí nghiệm của Nguyễn Trần Huyền Trân (2012) có tăng trọng (707,00 g/con/ngày) thì kết quả thí nghiệm này đều cao hơn. Mặc dù tăng trọng bình quân giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê, nhưng việc bổ sung Lactozyme vào khẩu phần có thể kích thích sự tăng trưởng tốt hơn của heo.

31

4.3.2 Kết quả về tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn

Qua theo dõi về tiêu thụ thức ăn của đàn heo thí nghiệm chúng tôi thu được những kết quả thể hiện qua Bảng 4.3

Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P

TTTĂ (kg/ô) 371,30 398,73 376,70 7,73 0,10

TTTĂ (kg/con) 123,77 132,91 125,57 - -

TĂ SD (kg/con/ngày) 2,13 2,29 2,17 0,047 0,10

HSCHTĂ 2,91 3,21 2,76 0,128 0,05

Hình 4.4 Tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức

(ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme).

Kết quả Bảng 4.3 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn hằng ngày (kg/con/ngày) ở NT1 (2,29) là cao nhất, kế đến là NT2 (2,17) và thấp nhất là ĐC (2,13 ). Mặc dù khác biệt này không có ý nghĩa thống kê nhưng việc bổ sung Lactozyme kích thích heo ăn nhiều các enzym có trong thành phần của chế phẩm giúp hổ trợ tiêu hóa tốt, heo không đi phân sống và sử dụng hèm bia có hàm lượng lớn

Một phần của tài liệu sử dụng hèm bia và bổ sung lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 2050 kg (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)