XỬ LÝ THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu sử dụng hèm bia và bổ sung lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 2050 kg (Trang 37)

Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 14.0 (phần thống kê mô tả và phân tích phương sai). Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác ở mức 5%, 1%.

27

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Qua quá trình thí nghiệm trên 27 heo thịt thì thấy heo tương đối thích nghi và phát triển tốt trong môi trường chuồng kín ít xảy ra các bệnh.

Bệnh thường gặp trên heo thí nghiệm: Viêm khớp nhẹ, sốt bỏ ăn, bệnh hô hấp, đi phân sống.

Nghiệm thức (ĐC): Lập lại 1 heo bị viêm khớp nhẹ và hay đi phân sống, lập lại 2 heo nhiễm bệnh hô hấp ho nhiều, lập lại heo phát triển tốt, bị nhiễm bệnh hô hấp giai đoạn cuối.

Nghiệm thức (NT1): Cả 3 lần lập lại đều mắc bệnh hô hấp nhẹ Nghiệm thức (NT2): Heo phát triển tốt không mắc bệnh

Heo thường bị ho trên tất cả các nghiệm thức thí nghiệm, một số trường hợp bị sưng khớp. Nguyên nhân có thể là do thức ăn ở dạng bột. lượng bụi rất cao nên dễ gây tổn thương đường hô hấp.

Heo nuôi trong chuồng kín nên ít bị ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe heo. Đồng thời heo bệnh được điều trị kịp thời không có trường hợp nào heo bị bệnh kéo dài, chỉ cần điều trị theo quy trình của trại heo đã khỏi bệnh. Cuối thí nghiệm heo tăng trọng tương đối tốt.

28

4.2 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI THÍ NGHIỆM

Bảng 4.1: Nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi kín

Hình 4.2 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ở các thời điểm trong ngày Số liệu nhiệt độ và độ ẩm thu thập tại các thời điểm 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ và được lấy cố định hàng ngày trong suốt thời gian thí nghiệm.

Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy ẩm độ tăng thì nhiệt độ giảm, nhiệt độ tăng thì ẩm độ giảm. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày đo được là vào lúc 7 giờ sáng và cao nhất là 13 giờ chiều. Ngược lại, ẩm độ cao nhất là lúc 7 giờ sáng và giảm thấp nhất vào lúc 13 giờ chiều.

Từ số liệu trên cho thấy nhiệt độ trung bình chuồng nuôi dao động từ 25,5-26,50C, ẩm độ trung bình 75,2%. Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung (2008), nhiệt độ chuồng nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 25-280C thì thích hợp với heo trưởng thành, ẩm độ từ 55-85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt. Kết quả nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi thí nghiệm là tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng của heo.

Thời điểm Nhiệt độ (0

C) Ẩm độ (%)

7 giờ 24,8 76,1

10 giờ 26,4 74,4

13 giờ 27,3 72,3

29

4.3 KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THÍ NGHIỆM 4.3.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm 4.3.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm

Bảng 4.2: Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm theo từng nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P

P1 (kg) 24,67 27,43 25,00 1,85 0,57

P2 (kg) 67,33 68,93 70,57 1,39 0,43

TT (kg) 42,67 41,50 45,56 1,10 0,09

TT (g/con/ngày) 735,60 715,50 785,43 29,9 0,09

Hình 4.3 Tăng trọng bình quân trên ngày của heo thí nghiệm.

(ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme).

Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy khối lượng đầu kỳ của heo thí nghiệm ở ĐC là 24,67 kg/con, ở NT1 là 27,43 kg/con và NT2 là 25,00 kg/con, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có nghĩa là heo thí nghiệm được chọn ban đầu khá đồng đều.

Khối lượng (kg/con) cuối kỳ, ở nghiệm thức ĐC là 67,3 kg. Ở nghiệm thức NT1 là 68,93 kg và nghiệm thức NT2 là 70,57 kg. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Từ đó cho thấy ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm trên sự sinh trưởng của heo là không khác biệt.

Tăng trọng toàn kỳ của heo thí nghiệm lần lượt là 42,67 kg ở đối chứng; NT1 là 41,50 kg và NT2 là 45,56 kg. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự sai khác giữa các nghiệm thức không đáng kể có lẽ là do có hàm lượng CP% cung cấp ở mỗi khẩu phần thí

30

nghiệm tương đối bằng nhau. Tuy nhiên ở NT2 tăng trọng toàn kỳ của heo là cao nhất so với hai nghiệm thức còn lại. Điều này có thể được giải thích là do khi bổ sung lactozyme thành phần gồm các enzym như amylase, protase cùng các lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces,…vào khẩu phần có thể kích thích heo ăn nhiều, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp heo cho tăng trọng tốt hơn.

Kết quả theo dõi còn cho thấy tăng trọng bình quân/ ngày ở các nghiệm thức như sau: tăng trọng cao nhất ở NT2 là 785,43 g/con/ngày, kế đến đó là ĐC (735,60 g/con/ngày) và thấp nhất là NT1 là 715,50 g/con/ngày. So với thí nghiệm của Nguyễn Trần Huyền Trân (2012) có tăng trọng (707,00 g/con/ngày) thì kết quả thí nghiệm này đều cao hơn. Mặc dù tăng trọng bình quân giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê, nhưng việc bổ sung Lactozyme vào khẩu phần có thể kích thích sự tăng trưởng tốt hơn của heo.

31

4.3.2 Kết quả về tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn

Qua theo dõi về tiêu thụ thức ăn của đàn heo thí nghiệm chúng tôi thu được những kết quả thể hiện qua Bảng 4.3

Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 SEM P

TTTĂ (kg/ô) 371,30 398,73 376,70 7,73 0,10

TTTĂ (kg/con) 123,77 132,91 125,57 - -

TĂ SD (kg/con/ngày) 2,13 2,29 2,17 0,047 0,10

HSCHTĂ 2,91 3,21 2,76 0,128 0,05

Hình 4.4 Tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức

(ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme).

Kết quả Bảng 4.3 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn hằng ngày (kg/con/ngày) ở NT1 (2,29) là cao nhất, kế đến là NT2 (2,17) và thấp nhất là ĐC (2,13 ). Mặc dù khác biệt này không có ý nghĩa thống kê nhưng việc bổ sung Lactozyme kích thích heo ăn nhiều các enzym có trong thành phần của chế phẩm giúp hổ trợ tiêu hóa tốt, heo không đi phân sống và sử dụng hèm bia có hàm lượng lớn các loại nấm men và vi sinh vật nên ảnh hưởng đến mức ăn hằng ngày của heo thí nghiệm. Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) thì mức ăn hằng ngày của heo đang tăng trưởng là khoảng 1,2-2,3 kg. Như vậy, heo thí nghiệm đã được cung cấp đủ lượng thức ăn hằng ngày. Theo thí nghiệm của Nguyễn Trần Huyền Trân (2012) sẽ tiêu thụ 1,79 kg/con/ngày, so với kết quả này thì thí nghiệm có mức ăn cao hơn.

32

Hình 4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo ở các nghiệm thức thí nghiệm

(ĐC: Nghiệm thức đối chứng; NT1: Nghiệm thức sử dụng Hèm Bia; NT2: Nghiệm thức bổ sung 0,2% lactozyme)

Kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy HSCHTĂ (FCR) của NT1 (3,21) là cao nhất, kế đến là ĐC (2,92) và thấp nhất là NT2 (2,76). Tuy khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê nhưng giá trị HSCHTĂ của 3 nghiệm thức thí nghiệm thấp hơn là 3,5-4,0 (Lê Thị Mến, 2006). So với thí nghiệm Nguyễn Trần Huyền Trân (2012), heo trong gia đoạn tăng trưởng có HSCHTĂ là 2,56 thí nghiệm này kết quả cao hơn. Nhưng lại thấp hơn thí nghiệm Nguyễn Ngọc Phương Quyên (2010) có HSCHTĂ của nghiệm thức đối chứng là 3,27. Có lẽ sử dụng hèm bia 20% VCK vào khẩu phần tuy chứa hàm lượng protein khá cao nhưng có thể lượng xơ cao làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn.

33

4.4 CHI PHÍ THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KNH TẾ CỦA HEO THÍ NGHIỆM

Bảng 4.4: Chi phí thức ăn và hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm

Chi phí ĐC NT1 NT2

Chi phí TĂ/ kg tăng trọng ( ngàn đồng)

24,464 29,124 23,219

Tổng chi phí TĂ (ngàn đồng) (A)

3.144 3.618 3.227

Thu nhập cho tổng tăng

trọng (ngàn đồng) (B) 5.404 5.354 5.877

Hiệu quả kinh tế về mặt TĂ (ngàn đồng) (B-A)

2.362 970,5 2.689

Hiệu quả kinh tế về mặt TĂ (%)

100,0 41,1 113,8

Giá TĂ ĐC: 8468 đồng/kg, NT1: 9073 đồng/kg, NT2:8568 đồng/kg. Giá bán heo thịt: 40.000 đồng/kg

Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng ở NT2 thấp hơn so với ĐC và NT1 lần lượt là: 23,219 ngàn đồng; 24,464 ngàn đồng và 29,124 ngàn đồng. Khi xét về mặt chi phí thức ăn của thí nghiệm thì ở NT1 có chi phí cao nhất (3.618 ngàn đồng) tiếp đó là NT2 (3.227 ngàn đồng) và tốn chi phí thấp nhất là ở ĐC.

Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế cho thấy sử dụng Lactozyme có hiệu quả nhất NT2 (2.689 ngàn đồng), ở đối chứng cũng cho lợi nhuận cao (2.362 ngàn đồng) còn NT1 là cho hiệu quả kinh tế thấp nhất (970,5 ngàn đồng).

34

Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện thí nghiệm có cùng điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng thì ba nghiệm thức thí nghiệm cho các kết quả như sau:

Về tăng trọng bình quân thì: NT2 chứa Lactozyme cao hơn nghiệm thức ĐC và nghiệm thức sử dụng hèm bia.

Về tăng trọng (kg/con), hay tăng trọng (g/con/ngày) thì ở NT2 cho kết quả tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại.

Về mức ăn (kg/con), dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày), tiêu tốn thức ăn toàn kỳ (kg/con) và hệ số chuyển hóa thức ăn thì NT2 cho kết quả tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại.

Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn của heo thí nghiệm ở NT2 là cao nhất (2.689 ngàn đồng), thấp nhất là NT1 (970,5 ngàn đồng).

Nhìn chung kết quả phân tích thí nghiệm chỉ ra rằng sự bổ sung Lactozyme vào khẩu phần cơ sở cho heo thịt giai đoạn 20-50 kg chưa có ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn. Nhưng hiệu quả thu được về mặt thức ăn cao hơn.

Việc sử dụng hèm bia kết hợp với khẩu phần cơ sở cho heo thịt giai đoạn 20-50 kg là không hiệu quả nó làm cho chi phí thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn, giảm hiệu quả kinh tế.

Trong quá trình thí nghiệm cho thấy heo thí nghiệm sử dụng Lactozyme tiêu hóa tốt, heo không đi phân sống.

5.2 ĐỀ NGHỊ

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên kết quả thí nghiệm thu được có nhiều hạn chế. Vì thế việc bổ sung Lactozyme trong thức ăn heo thịt cần được tiếp tục nghiên cứu để cho kết quả chính xác hơn.

Từ những kết quả trên, ta thấy NT2 cho kết quả khá cao về các chỉ tiêu sinh trưởng so với các nghiệm thức còn lại. Tuy giá thức ăn dùng trong NT2 cao hơn do bổ sung thêm Lactozyme nhưng có thể thấy sử dụng Lactozyme heo tăng trưởng tốt, không đi phân sống hổ trợ tiêu hoá tốt hơn.

Hèm bia tuy có nhiều đạm nhưng có chứa lượng xơ khá cao nên heo hấp thu khá hạn chế, làm tăng giá thức ăn nhưng tăng trọng không cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tốn nhiều công vận chuyển và phối trộn nên chỉ thích hợp với nuôi quy mô nhỏ.

35

Nên kéo dài thời gian thí nghiệm, lặp lại thí nghiệm với số lượng heo nhiều hơn, để có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của việc bổ sung men xem hiệu quả cao hơn thời gian thí nghiệm hay không.

Có thể cùng làm thí nghiệm trên nhiều loại men khác để so sánh hiệu quả giữa hai hay nhiều loại men khác nhau để từ đó đề ra phương pháp chăn nuôi đạt hiệu quả cao, thu nhiều lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bo Gohl (1981), Animal production and Health Series 12: Tropical Feeds, FAO, Rome, Italy, pp. 403-410.

Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng (2002).

Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp TPHCM. Trang 32 – 50, 64, 114-116, 295.

Hoàng Văn Tiến (1995). Sinh lý gia súc. NXB Nông Nghiệp

Lê Hồng Mận (2004), Kỹ thuật mới về chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại và phòng chữa bệnh thường gặp, NXB lao động – xã hội, Hà Nội.

Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Lê Thị Mến (2000). Giáo trình Chăn nuôi heo B. Đại học Cần Thơ. Lê Thị Mến (2010), Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Nông Nghiệp, TpHCM.

Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2000). Giáo trình Chăn nuôi heo A. Đại học Cần Thơ.

Luận văn - luận án, Nuôi cấy Bacillus subtilis thu nhận α-amylase và ứng dụng trong sản xuất dextrin, http://congnghesinhhoc24h.com/tai-lieu/nuoi- cay-bacillus-subtilis-thu-nhan-amylase-va-ung-dung-trong-san-xuat-371.html

Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

http://www.nsl.hcmus.edu.vn/greenstone/collect/thesiskh/archives/HASH0153. dir/5.PDF

McDonal, P., R.A Edwards and C.A Morgan (1995), Animal Nutrition, Longman Scientic & Technical, New York.

Martin Chaplin, 2007. Water structure and science. www.lsbu.ac.uk. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB nông nghiệp, TPHCM.

Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh và Võ Văn Sơn (1999). Bài giảng Dinh dưỡng gia súc.

Nguyễn Thiện, Phạm Sĩ Lăng, Hoàng Văn Tiến, Phan Địch Long và Võ Trọng Hốt (2004), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB nông nghiệp, Hà Nội, 403 trang.

Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt và Phạm Sỹ Lăng, (2002). Chăn nuôi lợn ở gia đình và trang trại. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 92-169

37

Nguyễn Trần Huyền Trân (2012), Ảnh hưởng của việc sử dụng hèm bia và bổ sung Probiotic- Enzym trong chăn nuôi heo giai đoạn 20- 50kg, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2005). So sánh ảnh hưởng của các phương pháp cho ăn lỏng, khô và lên men acid lactic lên tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa của heo Yorkshire tăng trưởng. LVTN. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Phương Quyên (2010), Ảnh hưởng của nghệ lên sự sinh trưởng của heo thịt 30–60 kg, LVTN, ĐHCT

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Kỹ thuật chăn nuôi heo, NXB Nông Nghiệp, TPHCM, trang 26, trang 313 – 318.

NRC (1998), Nhu cầu dinh dưỡng của heo, tái bản lần thứ 10, NXB. Nông nghiệp - Hà Nội.

Terry D. Bartelme, 2001. Beta glucan as a biological defense modulator. www.marineaquariumadvice.com.

Trương Lăng (2000), Sổ tay nuôi lợn, NXB Đà Nẵng

Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), Nuôi lợn siêu nạc siêu nạc ở các nước và nước ta, NXB Đà Nẵng.

R.Fuller (1992), Probiotics, the scientific basic.

Trương Lăng (2000), Nuôi lợn gia đình, NXB Đà Nẵng.

Trương Lăng (2003). Sổ tay và công tác giống lợn. NXB Đà Nẵng. Viện chăn nuôi quốc gia (1995), Thành phần và giá trị dinh dững thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

Võ Văn Ninh (2001), Kĩ thuật chăn nuôi heo, NXB trẻ, TPHCM.

Võ Văn Ninh (2003), Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo, NXB trẻ, TPHCM.

Võ Văn Ninh (2006), 52 câu hỏi – đáp về chăn nuôi heo ở nông hộ, NXB Nông Nghiệp, TPHCM.

Võ Văn Ninh (2007), Kĩ thuật chăn nuôi heo, NXB Trẻ, Đà Nẵng.

Vũ Duy Giảng (2009), Tạp chí KHCN Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi Quốc gia số 16, tháng 2 năm 2009.

Whittemore, Colin (1998), The science and practice of pig production. pp.

38

PHỤ LỤC PHỤ BẢNG CHƯƠNG 4

Bảng 1: KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU TRỌNG LƯỢNG

*Chú thích:

NT: nghiệm thức, LL:lặp lại, P1: trọng lượng đầu k , P2: trọng lượng cuối k ,TK: toàn k , TTTĂ: tiêu tốn thức ăn, HSCHTĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn.

t LL Số heo Tên thức ăn Thức ăn

Số ngày

nuôi P1 (Kg/con) P2 (Kg/con)

2 1 1 H2 1 58 20 58,5 2 1 2 H2 1 58 23 71 2 1 3 H2 1 58 22 66,5 1 2 4 H2 1 58 23 70 1 2 5 H2 1 58 23 66 1 2 6 H2 1 58 23 64 3 3 7 H2 1 58 29 67,5 3 3 8 H2 1 58 29 72 3 3 9 H2 1 58 30 70,5 5 1 10 H2+ HÈM 2 58 24 61,5 5 1 11 H2+ HÈM 2 58 25 71,5 5 1 12 H2+ HÈM 2 58 24 70,5 6 2 13 H2+ HÈM 2 58 27 73,5 6 2 14 H2+ HÈM 2 58 29 77 6 2 15 H2+ HÈM 2 58 26 47 4 3 16 H2+ HÈM 2 58 30 79 4 3 17 H2+ HÈM 2 58 35 78,5

Một phần của tài liệu sử dụng hèm bia và bổ sung lactozyme trong chăn nuôi heo thịt giai đoạn 2050 kg (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)