-Nếu các hợp chất hứu cơ có cùng nhóm chức thì ta phải xét xem gốc hydrocacbon của các HCHC đó là gố đẩy điện tử hay hút điện tử.. + Nếu các HCHC liên kết với các gốc đẩy điện tử hyđroc
Trang 1SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
1 Định nghĩa độ linh động của nguyên tử H ( hidro) :
Là khả năng phân ly ra ion H(+) của hợp chất hữu cơ đó.
2 Thứ tự ưu tiên so sánh :
- Để so sánh ta xét xem các hợp chất hữu cơ (HCHC) cùng nhóm chức chứa nguyên tử linh động ( VD : OH , COOH ) hay không.
-Nếu các hợp chất hứu cơ có cùng nhóm chức thì ta phải xét xem gốc hydrocacbon của các HCHC đó là gố đẩy điện tử hay hút điện tử.
+ Nếu các HCHC liên kết với các gốc đẩy điện tử ( hyđrocacbon no )thì độ linh động của nguyên
tử H hay tính axit của các hợp chất hữu cơ đó giảm.
+Nếu các HCHC liên kết với các gốc hút điện tử ( hyđrocacbon không no ,hyđrocacbon thơm ) thì độ linh động của nguyên tử H hay tính axit của các hợp chất hữu cơ đó tăng.
3.So sánh tính axit ( hay độ linh động của nguyên tử H ) của các hợp chất hữu cơ khác nhóm chức
Tính axit giảm dần theo thứ tự:
Axit Vô Cơ > Axit hữu cơ > H2CO3> Phenol > H2O > Rượu.
4 So sánh tính axit ( hay độ linh động của nguyên tử ) của các hợp chất hữu cơ cùng nhóm chức
-Tĩnh axit của HCHC giảm dần khi liên kết với các gốc hyđrocacbon( HC) sau :
Gốc HC có liên kết 3 > gốc HC thơm > gốc HC chứa liên kết đôi > gốc HC no
-Nếu HCHC cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử ( gốc hyđrocacbon no) thì gốc axit giảm dần theo thứ tự : gốc càng dài càng phức tạp ( càng nhiều nhánh ) thì tính axit càng giảm.
VD : CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH(CH3)COOH
-Nếu các hợp chất hữu cơ cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử nhưng trong gốc này lại chứa các nhóm hút điện tử(halogen ) thì tính axit tăng giảm theo thứ tự sau :
+ Cùng 1 nguyên tử halogen , càng xa nhóm chức thì thì tính axit càng giảm
VD : CH3CH(Cl)COOH > ClCH2CH2COOH
+ Nếu cùng 1 vị trí của nguyên tử thì khi liên kết với các halogen sẽ giảm dần theo thứ tự :
F > Cl > Br > I
VD : FCH2COOH >ClCH2COOH >
Phương pháp so sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ.
1 Định nghĩa :
Nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa trên bề mặt chất lỏng bằng áp suất khí quyển.
2 Các yêu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đên nhiệt độ sôi là khối lượng phân tử của HCHC và liên kết hiđro của HCHC đó.
3 So sánh nhiệt độ sôi giữa các hợp chất.
- Nếu hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro thì chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn.
-Nếu các hợp chất hữu cơ có cùng nhóm chức thì chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn.
- Chất có liên kết hiđro thi có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hiđro.
Trang 2-Nếu các HCHC có các nhóm chức khác nhau thì chất nào có độ linh động của nguyên tử H lớn hơn thì có nhiệt độ sôi cao hơn nhưng 2 hợp chất phải có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau.
II,Bài tập
1: Cho các chất sau: C2H5OH; HCOOH; CH3COOH.
Thứ tự nhiệt độ sôi sắp xếp tương ứng với các chất trên là
A 118,20C - 78,30C - 100,50C B 118,20C - 100,50C - 78,30C.
C 100,50C - 78,30C - 118,20C D 78,30C - 100,50C - 118,20C.
2: Cho các chất: C2H5OH(1); n-C3H7OH (2); C2H5Cl(3); (CH3)2O (4); CH3COOH (5).Sắp xếp các chất trên theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là
A (5)>(2)>(1)>(3)>(4) B (2)>(5)>(1)>(4)>(3)
C (5)>(1)>(2)>(4)>(3) D (5)>(1)>(2)>(3)>(4)
3: Cho biết nhiệt độ sôi của các dẫn xuất clometan thay đổi như thế nào?
A CCl4> CHCl3> CH2Cl2> CH3Cl.
B CCl4> CHCl3> CH2Cl> CH3Cl2.
C CHCl3> CCl4> CH2Cl2> CH3Cl.
D CHCl3> CH2Cl2 > CCl4> CH3Cl.
4: Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo dãy sau:
(CH3)4C < (CH3)2CHCH(CH3)2 < CH3(CH2)¬4CH3
Điều giải thích nào sau đây đúng?
A Do sự tăng dần độ phân cực của các phân tử.
B Do độ bền liên kết hiđro giữa các phân tử trong dãy trên tăng dần.
C Do sự tăng dần của diện tích tiếp xúc bề mặt.
D Do khối lượng các chất trên tăng dần.
5:Cho Các chất sau: CH3COOH(1), HCOOCH3(2), CH3CH2COOH(3),CH3COOCH3(4), C3H7OH(5), được sắp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:
A 2<5<4<1<3 B 2<5<4<3<1
C 2<4<5<1<3 D 4<2<1<5<3
6: Nhiệt độ sôi của chất nào sau đây thấp nhất?
A Octan B Pentan C Hexan D Heptan.
7: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A n-Pentan B isopentan C xiclopentan D neopentan
8: Cho các chất sau: n-pentan(1); isopentan(2); neopentan(3)
Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là
A (3)<(2)<(1) B (1)<(2)<(3)
C (1)<(3)<(2) D (2)<(1)<(3)
9: Cho các chất sau: (CH3)4C (1); CH3(CH2)4CH3(2); (CH3)2CHCH(CH3)2 (3)
CH3(CH2)3CH2OH (4); (CH3)2CH(OH)CH2CH3 (5).
Sắp xếp thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là
A (1)<(2)<(3)<(4)<(5) B (1)<(3)<(2)<(5)<(4) C (2)<(3)<(1)<(5)<(4)
D (2)<(1)<(3)<(4)<(5)
10: Xem ba chất: (I): CH3(CH2)3CH3; (II): CH3CH2CH(CH3)2; (III): C(CH3)4 Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần
Trang 3của ba chất trên là:
A (III) < (I) < (II) B (II) < (III) < (I)
C (I) < (II) < (III) D (III) < (II) < (I)
11: Cho các chất sau: CH3COONa (1); CH3COOH(2); C2H5OH(3); CH3CHO(4).
Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A (1)<(4)<(3)<(2) B (4)<(1)<3)<(2)
C (4)<(3)<(2)<(1) D (4)<(3)<(1)<(2)
12: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi?
A n-C4H9NH2 >C4H9OH > C2H5N(CH3)2
B C2H5N(CH3)2 >n-C4H9NH2 >C4H9OH
C C4H9OH > n-C4H9NH2 > C2H5N(CH3)2
D C2H5N(CH3)2> n-C4H9NH2 >C4H9OH
13: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi lớn nhất?
A CH3COONa B CH3COOH C CH3COOC2H5 D C3H7OH
14: Trong các chất thơm sau: Anilin; Phenol; Benzen; Benzylclorua Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhât?
A Anilin B Benzylclorua C Phenol D Benzen
15: theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O – H trong phân tử của các chất sau: C2H5OH (1); CH3COOH (2); CH2=CHCOOH (3); C6H5OH (4); CH3C6H4OH (5); C6H5CH2OH (6) là
A (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3) B (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3)
C (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6) D (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6)
16: Cho các chất sau: C2H5OH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), C6H5OH (4)
Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử hiđro trong các nhóm chức của 4 chất trên là
A 4 < 1 < 2 < 3 B 1 < 4 < 2 < 3
C 1 < 4 < 3 < 2 D 4 < 1 < 3 < 2
17: 21˚C; 65˚C; 78˚C; 100,5˚C; 118˚C là nhiệt độ sôi của axit fomic, axit axetic, anđehit axetic, rượu etylic, rượu metylic Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự trên là:
A CH3OH < CH3CH2OH < CH3CHO < HCOOH < CH3COOH
B CH3CHO < CH3OH < CH3CH2OH < HCOOH < CH3COOH
C CH3COOH < HCOOH < CH3CHO < CH3CH2OH < CH3OH
D CH3OH < CH3CHO < CH3CH2OH < HCOOH < CH3COOH
18: Cho các rượu sau:n-Butylic(1); sec- Butylic(2); iso -Butylic(3);
tert -Butylic(4); Thứ tự giảm giần nhiệt độ sôi là
A (4)>(3)>(2)>(1) B (1)>(3)>(2)>(4)
C (4)>(2)>(3)>(1) D (1)>(2)>(3)>(4)
19: Chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là
A C2H5OH , H2O,CH3CHO B H2O, CH3CHO, C2H5OH
C CH3CHO, C2H5OH, H2O D H2O, C2H5OH, CH3CHO
20: Xem các chất: (I): HCHO; (II): CH3CHO; (III): CH3CH2OH;
(IV): CH3OCH3; (V): HCOOCH3; (VI): CH3COOH; (VII): NH3; (VIII): PH3
Nhiệt độ sôi lớn hơn trong mỗi cặp chất như sau:
A (II) > (I); (III) > (IV); (V) > (VI); (VII) > (VIII)
B (II) > (I); (III) > (IV); (VI) > (V); (VIII) > (VII)
Trang 4C (I) > (II); (IV) > (III); (VI) > (V); (VIII) > (VII)
D (II) > (I); (III) > (IV); (VI) > (V); (VII) > (VIII)
21: Cho các chất sau:
CHO-CH2OH(1); CHO-CHO(2); HOOC-CH2OH(3); HOOC-COOH (4);
CHO-COOH(5).
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
A (1)>(2)>(3)>(4)>(5) B (5)>(4)>(3)>(2)>(1)
C (4)>(5)>(3)>(1)>(2) D (4)>(3)>(5)>(1)>(2)
22: Cho các chất sau: Butan(1); bu-1-en(2); cis-bu-2-en(3); trans –bu-2-en(4).
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là
A (2)<(1)<(3)<(4) B (1)<(2)<(3)<(4)
C (1)<(2)<(4)<(3) D (1)<(2)<(3)=(4)
23: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A Etanol B Đimetylete C Metanol D Phenol
24: Trong các chất sau đây, độ linh động của nguyên tử H là mạnh nhất trong phân tử:
A CH3CH2OH B H2O C CH4 D CH3OCH3
25: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A 1-Aminobutan B Metyl n-propyl ete
C Rượu tert-butylic D Butanol-1
26: Nhiệt độ sôi các chất tăng dần như sau:
A CH3CH2Cl < CH3COOCH3 < CH3COOH
B CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl
C HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F
D CH3CH2Cl < CH3COOH < CH3CH2OH
27: các chất sau : H2O; CH4; CH3Cl, C2H5OH Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A C2H5OH B CH4 C H2O D CH3Cl
28: HF có nhiệt độ sôi cao nhất so với các HX(X là Cl, Br, I) vì lý do nào sau đây?
A HF có liên kết hiđro nhỏ nhất B HF có liên kết hiđro bền nhất.
C HF có phân tử khối nhỏ nhất D HF có liên kết cộng hóa trị rất bền.
29: chất sau có cùng khối lượng phân tử: C2H5OH, HCOOH, CH3OCH3
Nhiệt độ sôi của chúng tăng dần theo thứ tự
A HCOOH, CH3OCH3, C2H5OH B CH3OCH3, HCOOH, C2H5OH
C CH3OCH3, C2H5OH, HCOOH D C2H5OH, HCOOH, CH3OCH3
30: Trong số các chất sau chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A C2H5OH B CH3COOH C C2H6 D CH3CHO
31: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A CH3CH2OH B CH3CHO
C CH3CH2NH2 D CH3COOH
32:Cho các chất sau: CH3COOH(A), C2H5COOH(B), CH3COOCH3(C), CH3CH2OH(D) Chiều tăng dần nhiệt
độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là
A D, A, C, B B D, A, C, B
C B, A, D, C D C, D, A, B
Trang 533: Cho các chất sau (I): CH3COOH; (II): CH3CH2OH; (III): C6H5OH (phenol); (IV): HO-C2H4-OH; (V): H2O.
Sự linh động của nguyên tử H trong nhóm –OH trong phân tử các chất tăng dần theo thứ tự sau
A (II) < (V) < (IV) < (III) < (I) B (V) < (II) < (IV) < (III) < (I)
C (II) < (IV) < (V) < (III) < (I) D (III) < (V) < (IV) < (II) < (I)