Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2011 – 2015
Đề Tài:
HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cán bộ hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Lý Tài
Bộ môn: Luật Tƣ Pháp
MSSV: 5117426
Lớp: Luật Thƣơng Mại K37
Cần Thơ, tháng 12/2014
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..…………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI DỒNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..…………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................2
CHƢƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN ..............3
1.1. Khái niệm chung về hợp đồng gửi giữ tài ........................................................3
1.1.1. Khái niệm về tài sản......................................................................................3
1.1.2. Khái niệm về hợp đồng gửi giữ tài sản .........................................................6
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng gửi giữ tài sản ........................................................8
1.2. Phân loại hợp đồng gửi giữ tài sản ...................................................................9
1.3. So sánh hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản ......................11
1.4. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản .........................................12
1.4.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
...............................................................................................................................12
1.4.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng .........13
1.5. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành hợp đồng gửi giữ tài sản................................14
1.5.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 ........................................................15
1.5.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005 ........................................................15
1.5.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay ..................................................................15
1.6. Sự cần thiết ghi nhận pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản .......................16
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN ...18
2.1. Điều kiện giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản ..................................................18
2.1.1. Chủ thể hợp đồng gửi giữ tài sản ................................................................18
2.1.1.1. Chủ thể là cá nhân ...................................................................................................... 18
2.1.1.2. Chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác ............................................... 19
2.1.2. Hình thức của hợp đồng gửi giữ tài sản ......................................................20
2.1.3. Đối tƣợng của hợp đồng gửi giữ tài sản .....................................................22
2.2. Hiệu lực hợp đồng gửi giữ tài sản ...................................................................23
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
2.2.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản .......................23
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản ...............25
2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản ............................................................. 25
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản ............................................................. 28
2.3. Chấm dứt hợp đồng gửi giữ tài sản ................................................................31
2.3.1. Chấm dứt hợp đồng đã đƣợc hoàn thành nghĩa vụ .....................................31
2.3.2. Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên .....................................32
2.3.3. Hợp đồng bị hủy bỏ ....................................................................................32
2.3.4. Hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt...............................................................33
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GỬI
GIỮ TÀI SẢN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...........35
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật ........................................................................35
3.2. Một số vụ tranh chấp về việc áp dụng quy định pháp luật hợp đồng gửi giữ
tài sản ........................................................................................................................38
3.3. Một số bất cập và hƣớng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng gửi
giữ tài sản .................................................................................................................43
3.3.1. Bất cập và giải pháp về việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình
thức là hành vi cụ thể ............................................................................................43
3.2.2. Bất cập và giải pháp về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản
...............................................................................................................................46
KẾT LUẬN ..................................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
PHỤ LỤC
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nƣớc ta đang phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày, một yếu tố không thể thiếu
đƣợc là phải có giao dịch dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền tài sản hoặc
thực hiện một dịch vụ nào đó giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa tổ chức này với
tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác. Sự giao lƣu dân sự đó
thƣờng đƣợc hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp
luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó, sự thỏa thuận đó gọi là
hợp đồng. Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Hợp đồng dân sự là sự
thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ dân sự”. Nhƣ vậy, cơ sở đầu tiên để hình thành một hợp đồng dân sự là việc
thỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Hợp đồng đồng gửi giữ tài sản là
một hợp đồng thông dụng trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Hợp đồng gửi giữ tài sản là
một trong các hình thức giao dịch dân sự phong phú của con ngƣời, là một trong
các phƣơng thức để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thể hiện
quyền và nghĩa vụ của mình. Đến khi Bộ luật dân sự năm 2005 đƣợc Quốc hội
thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang
pháp lý quan trọng cho giao lƣu dân sự, thể hiện một bƣớc tiến cao hơn trong tƣ duy
lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của những nhà làm luật. Bên cạnh những quy định
mang tính khái quát về hợp động, Bộ luật dân sự cũng có những quy định riêng về
16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các
tranh chấp liên quan đến vấn đề hợp đồng. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam có 8
điều quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản. Các tranh chấp về hợp đồng gửi giữ cũng
ngày một tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng
phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Vì vậy, những quy định về nội
dung hình thức điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh những quan hệ giao lƣu dân sự của nền kinh tế thị trƣờng. Các quy định
này không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ
luật dân sự năm 2005. Các quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ góp phần
nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu
thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng
cũng nhƣ bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và
tao nên sự bình đẳng trong giao dịch dân sự. Vì những lý do trên mà ngƣời viết đã
lựa chon đề tài: “Hợp đồng gửi giữ tài sản – lý luận và thực tiễn” nhằm góp phần
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
1
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về những điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng và đƣa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đƣa ra những khái niệm chung và những lý luận liên quan
đến hợp đồng gửi giữ theo khoa học lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó đề tài
phân tích những quy định của pháp luật gửi giữ tài sản Bộ luật dân sự 2005 về
hợp đồng và mối quan hệ giữa ngƣời gửi và ngƣời giữ trong hợp đồng gửi giữ tài
sản của Bộ luật dân sự hiện hành.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài để làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam liên
quan đến hợp đông gửi giữ tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005. Giúp cho ngƣời
giao kết hợp đồng có kiến thức khi thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất để bảo vệ
lợi ích chính đáng của các bên tham gia giao kết hợp đồng, giảm bớt hoặc khắc
phục đƣợc tình trạng hợp đồng gửi giữ không thực hiện đúng cam kết. Đồng thời
tránh đƣợc những mâu thuẫn, tranh chấp giải quyết trên thực tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung đƣa ra những khái niệm chung và những vấn đề lý luận liên
quan đến hợp đồng gửi giữ tài sản theo khoa học pháp lý, pháp luật của Việt Nam.
Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ
luật dân sự hiện hành về hợp đồng gửi giữ tài sản đối với bên nhận giữ tài sản và bên
gửi.
Trong đề tài ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp luận khoa học, phƣơng pháp
phân tích tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan một cách chọn lọc để thực
hiện đề tài của mình.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài các nội dung nhƣ lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
ngƣời viết chia nội dung luận văn làm ba chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tìm hiểu chung về hợp đồng gửi giữ tài sản
Chƣơng 2. Quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản
Chƣơng 3. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản và đề xuất
giải pháp hoàn thiện pháp luật
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
2
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN
1.1. Khái niệm chung về hợp đồng gửi giữ tài
1.1.1. Khái niệm về tài sản
Tài sản luôn đƣợc coi là một điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Khái niệm về tài sản chắc chắn đã đƣợc hình
thành từ rất lâu, gần nhƣ song song với lịch sử hình thành loài ngƣời. Tài sản là
một công cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài sản không phải là một khái
niệm thuần túy có tính học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích cao. Khái
niệm này phải đáp ứng đƣợc các nhu cầu cần thiết của xã hội. Thuật ngữ tài sản ta
có thể hiểu theo hai cách;
Cách thứ nhất: về phƣơng diện pháp lý, tài sản là của cải đƣợc con ngƣời sử
dụng, “của cải” là một khái niệm luôn biến đổi và tự hoàn thiện, theo sự hoàn thiện
của quan niệm giá trị vật chất. Ở La Mã Cổ xƣa, thuật ngữ của cải khiến ngƣời ta
liên tƣởng đến ruộng đất, gia xúc, nô lệ, mùa màng…Trong xã hội hiện đại, ta có
những của cải đặc biệt, nhƣ sóng vô tuyến, năng lƣợng hạt nhân…
Cách thứ hai: trong ngôn ngữ thông dụng tài sản, tài sản là một vật đƣợc con
ngƣời sử dụng, một vật cụ thể, nhận biết đƣợc bằng giác quan tiếp xúc: bàn ghế, xe
máy, giấy bạc …Nhƣ vậy, của cải hay vật chỉ có thể là tài sản, nếu chúng có thể sở
hũu đƣợc, tức là có thể thuộc riêng về một ngƣời nào đó, một chủ thể nào đó của
quan hệ pháp luật dân sự. 1
Thực tế tài sản tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có
những quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Khái niệm tài sản lần đầu tiên đƣợc quy
định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm
1995 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền và
các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Khái niệm tài sản theo Bộ luật
dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tƣợng nào đƣợc coi
là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới đƣợc gọi là tài sản mà cả
những vật đƣợc hình thành trong tƣơng lai cũng đƣợc gọi là tài sản.
Theo quy định này thì tài sản đƣợc liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn
loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
1
Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999, Tr.
5.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
3
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Thứ nhất là vật:
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con ngƣời có
thể cảm giác đƣợc bằng các giác quan của mình và có thể đáp ứng một nhu cầu
nào đó của con ngƣời. Không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất cũng
đƣợc coi là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự nhƣ nƣớc dƣới sông, không
khí... Nhƣng khi con ngƣời đóng chai, bình khí đem bán coi là khách thể của quan
hệ pháp luật. Nhƣ vậy, vật phải đáp ứng đƣợc lợi ích của các bên chủ thể trong
quan hệ pháp luật và muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều
kiện sau:
Là bộ phận của thế giới vật chất: đây là một điều kiện không thể thiếu để
trở thành vật trong giao lƣu dân sự, đồng thời ta cũng có thể coi đó là sự khác nhau
giữa “vật” và “quyền tài sản”.
Con ngƣời phải chiếm hữu đƣợc: Có những bộ phận của thế giới vật chất ở
dạng này thì đƣợc coi là vật nhƣng ở dạng khác lại không đƣợc coi là vật. Chỉ khi
con ngƣời chiếm hữu đƣợc nó thì nó mới đƣợc coi là vật.
Mang lại lợi ích cho chủ thể và phải có đặc trƣng giá trị: Trong thực tiễn ta
bắt gặp nhiều trƣợng hợp một vài vật là bộ phận của thế giới vật chất, có thể chiếm
hữu đƣợc nhƣng nó vẫn không đƣợc coi là vật trong dân sự. Ví dụ nhƣ: một cọng
rác, một hòn đá, một hạt cát…rõ ràng đây là một bộ phận của thế giới vật chất và
ta hoàn toàn có thể chiếm hữu nó nhƣng vì nó không mang lại lợi ích gì cho chủ
thể và không có đặc trƣng giá trị nên không thể coi là vật trong giao lƣu dân sự.
Vật Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tƣơng lai. Khái niệm tài sản
theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn về những đối tƣợng nào đƣợc coi là tài
sản, theo đó, không chỉ những “ vật có thực ” mới đƣợc gọi là tài sản mà cả những
vật đƣợc hình thành trong tƣơng lai cũng đƣợc gọi là tài sản. Nhƣ vậy, Vật có thực
là vật đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã đƣợc xác lập quyền sở hữu cho chủ sở
hữu của vật đó. Còn vật hình thành trong tƣơng lai đƣợc hiểu là vật chƣa tồn tại
hoặc chƣa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhƣng chắc chắn sẽ có hoặc
đƣợc hình thành trong tƣơng lai.
Thứ hai là tiền:
Theo kinh tế chính trị học tiền là vật ngang giá chung đƣợc sử dụng làm thƣớc
đo giá trị của các loại tài sản khác. Theo pháp luật Việt Nam coi tiền là một loại
hàng hóa, một loại tài sản riêng biệt trong lƣu thông dân sự. Loại tài sản này có
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
4
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
những đặc điểm pháp lý khác với vật, đƣợc thể hiện ở những mặt sau: Đối với vật
thì ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó (nhà dùng để ở, xe để đi
lại…)2. Với tƣ cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự tiền chủ yếu đóng
vai trò thanh toán các khoản nợ, có thể thay thế các vật khác. Tuy nhiên với tƣ
cách là đại diện cho chủ quyền quốc gia ngƣời sở hữu tiền phải tuân thủ nghiêm
ngặt những qui định của pháp luật.
Thứ ba là giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là loại tài sản phổ biến trong giao dịch dân sự hiện nay đặc biệt
là giao dịch trong các tổ chức tín dụng. Giấy tờ có giá đƣợc hiểu là giấy tờ có giá
trị đƣợc bằng tiền và chuyển giao đƣợc trong giao dịch dân sự. Giấy tờ có giá hiện
tồn tại theo quy định pháp luật nhƣ: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, cổ
phiếu , trái phiếu, công trái, các loại chứng khoán… Nhƣ vậy, giấy tờ có giá rất đa
dạng nhƣng khác với tiền chỉ do cơ quan duy nhất là Ngân hàng nhà nƣớc ban
hành còn giấy tờ có giá thì có thể đƣợc ban hành bởi các cơ quan nhƣ Chính phủ,
ngân hàng, công ty cổ phần… 3
Cần phân biệt với các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối
với tài sản nhƣ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký ô tô, sổ tiết
kiện… không phải giấy tớ có giá. Đó chỉ đƣợc coi là vật và thuộc sở hữu của
ngƣời đứng tên trên giấy.
Thứ tư là quyền tài sản
Theo định nghĩa tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2005, là quyền trị giá đƣợc bằng
tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Theo
đó thì quyền tài sản trƣớc tiên phải đƣợc hiểu là sử xự đƣợc phép của chủ thể
mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể
đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền này phải trị giá đƣợc bằng tiền hay nói
cách khác là phải tƣơng đƣơng với một đại lƣợng vật chất nhất định. Quyền tài sản
thì có rất nhiều nhƣng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tƣợng
trong các giao dịch dân sự thì mới đƣợc coi là tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự
năm 2005. Hiện nay pháp luật Việt Nam công nhận một số quyền tài sản là tài sản
nhƣ: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi
thƣờng thiệt hại đối với tài sản bị xâm phạm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác
2
Bùi Đăng Hiếu, Thông tin pháp sự dân sự, Tiền - một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/26/26620088/, [Ngày truy câp 29-07-2014].
3
Phòng công chứng số 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Các giấy tờ có giá,
http://pccs2tthue.vn/Views/InfoTwo.aspx?OneID=6&TwoID=150, [Ngày truy cập 29-07-2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
5
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ,
quyền đƣợc nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần
góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (Điều 322 Bộ luật
dân sự năm 2005). 4
1.1.2. Khái niệm về hợp đồng gửi giữ tài sản
Khái niệm về hợp đồng dân sự
Đất nƣớc và xã hội ngày càng phát triển nhƣ hiện nay đòi hỏi con ngƣời phải
tham gia vào rất nhiều các quan hệ xã hội. Trong các quan hệ xã hội đó thì việc các
bên bày tỏ và thống nhất ý chí của mình để đạt đƣợc sự thỏa thuận nhất định đƣợc gọi
là hợp đồng. Khi các bên phải chuyển giao tài sản, thực hiện hoặc không thực hiện một
công việc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của nhau trong sinh hoạt, tiêu dùng hoặc
trong sản xuất kinh doanh thì giữa họ hình thành quan hệ hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là khái niệm cơ bản nhất trong chế định hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam. Khái niệm hợp đồng dân sự đƣợc đề cập tại điều 388 Bộ luật dân sự
2005, theo đó “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự ”. Có thể thấy, khái niệm về hợp đồng dân
sự trong Bộ luật dân sự 2005 giữ nguyên khái niệm hợp đồng dân sự tại Điều 394 của
Bộ luật dân sự năm 1995 . Tuy nhiên, về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005
đã đƣợc mở rộng, nên xét về nội hàm thì phạm vi của điều luật này cũng đƣợc mở
rộng hơn. Qua định nghĩa về hợp đồng dân sự đƣợc nêu trong điều luật, có thể thấy,
hợp đồng dân sự có những yếu tố cơ bản sau đây:
- Thứ nhất: Hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của ít nhất hai hai bên tham gia
giao kết hợp đồng (ví dụ: trong hợp đồng mua bán tài sản thì đó là sự thỏa thuận giữa
bên bán tài sản và bên mua tài sản). Khác với hành vi pháp lý đơn phƣơng, chỉ thể hiện
ý chí từ một phía chủ thể, hợp đồng phải là sự thỏa thuận của các bên nhằm đem lại
quyền và nghĩa vụ cho các bên (ví dụ: di chúc là giao dịch dân sự đó là một hành vi
pháp lý đơn phƣơng chứ không phải là hợp đồng).
- Thứ hai: Hợp đồng dân sự đƣợc hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và thống
nhất ý chí giữa cá chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó. Tuy nhiên không phải bất kỳ
sự thỏa thuận nào cũng là hợp đồng, chỉ những thỏa thuận đƣợc xác lập, thực hiện trên
cơ sở ƣng thuận, thống nhất ý trí của các bên, phù hợp với ý chí các bên mới là hợp
4
Nguyễn Thị Kim Chung, 123doc, Luật dân sự Việt Nam, http://123doc.vn/document/5359-luat-dan-su-vietnam.htm?page=6, [Ngày truy cập 27-07-2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
6
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
đồng. Cho nên sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ giả
tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa… Mặc dù có sự ƣng thuận cũng không đƣợc công nhận
là hợp đồng hợp pháp bởi vì chủ thể không thể hiện ý chí đích thực. Hay nói khác yếu
tố thỏa thuận của hợp đồng không đạt đƣợc.
- Thứ ba: Hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp
đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Quy đinh
này để phù hợp với quan hệ hợp đồng sự trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa là không chỉ ngừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng mà
con là phƣơng tiện quang trọng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Nhƣ vậy, các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự biểu lộ ý chí của mình, nhƣng
hợp đồng chỉ đƣợc thiết lập khi có sự thỏa thuận của các bên, tức là khi giao kết hợp
đồng phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc làm phát sinh những quyền
và nghĩa vụ nhất định5. Sự thỏa thuận giữa các bên mới là điều kiện cần chứ chƣa đủ
để hình thành hợp đồng dân sự. Để đƣợc pháp luật thừa nhận sự thỏa thuận giữa các
bên là hợp đồng dân sự và thỏa thuận đó phải phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các
bên thì khi giao kết hợp đồng, các bên phải bảo đảm các nguyên tắc “tự do giao kết
hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện bình đẳng,
thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.6
Khái niệm về hợp đồng gửi giữ tài sản
Trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân, tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã
hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó
chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng, đóng một vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. Tuy
nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi
tài sản (vốn là hiện thân của các lợi ích vật chất) không thể tự tìm đến với nhau
để thiết lập các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ đƣợc hình thành từ những hành vi
có ý chí của các chủ thể. Để thỏa mản nhu cầu của mình, các chủ thể phải tham gia
nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau, trong đó có hợp đồng gửi giữ tài sản.
Hợp đồng gữi giữ tài sản là một loại hợp đồng rất thông dụng. Đối tƣợng của
hợp đồng gửi giữ tài sản là từ những loại tài sản thông thƣờng nhƣ xe đạp, xe máy,
mũ bảo hiểm… đến những tài sản có giá trị lớn nhƣ hàng hóa, ô tô, nhà ở… Thực ra
đối tƣợng gửi giữ không nhất thiết là tài sản, ví dụ: gữi giữ di chúc, biên nhận tiền,
5
Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bô luật dân sự 2005, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.
200.
6
Điều 389 Bộ luật dân sự năm 2005.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
7
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
văn bản hợp đồng… Nói chúng, hợp đồng gữi giữ có đối tƣợng là một vật, là tài sản,
vật đó phải hũu hình.7
Khái niệm niệm về hợp đồng gửi giữ tài sản đƣợc quy định cụ thể tại Điều
559 Bộ luật dân sự 2005 “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho
bên gửi khi hết hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường
hợp gửi giữ không phải trả tiền công” Từ định nghĩa trên ta thấy đƣợc hợp đồng gửi
giữ tài sản là sự thỏa thuận của các chủ thể để ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa các
bên chủ thể tham gia hợp đồng.
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng gửi giữ tài sản
Giao tài sản, bảo quản tài sản, giao trả tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản đặc trƣng bởi ba yếu tố: giao tài sản gữi giữ, bảo quản
tài sản và giao trả tài sản từ ngƣời giữ sang ngƣời gửi khi kết thúc hợp đồng. Thiếu
một trong ba yếu tố đó, ta có một hợp đồng khác không phải là hợp đồng gửi giữ. 8
- Giao tài sản: Việc chuyển giao tài sản từ bên gửi sang bên nhận giữ chỉ trong
một khoảng thời gian xác định; bên nhận giữ chỉ có quyền chiếm giữ, trông coi tài sản
mà không có bất kỳ một quyền nào khác đối với tài sản. Nhƣ vậy khi bên giữ đƣợc
giao tài sản thì có quyền chiếm giữ, trông coi tài sản cho bên gửi. Tuy nhiên cần phải
phân biệt việc giữ tài sản và cho thuê chổ là khác nhau, bởi vì tài sản đƣợc giao cho
ngƣời bởi ngƣời giữ. Nếu tài sản chỉ đƣợc đặt ở một nơi nào đó với sự cho phép của
ngƣời có quyền quản lý, khai thác không gian của nơi đó, nhƣng lại không đƣợc đặt
dƣới sự trông giữ của ngƣời đó, thì ta có hợp đồng cho thuê hoặc cho mƣợn chổ chứ
không phải là hợp đồng gửi giữ tài sản. Ví dụ: có một bãi để xe và khi để xe ở nơi đó
ngƣời để xe phải trả một số tiền. Nhƣng ngƣời quản lý bãi xe không cam kết trông giữ,
thì khi đó số tiền đƣợc trả chỉ mang ý nghĩa thuê chổ để xe.
- Bảo quản tài sản: Thực ra, các hợp đồng thuê, mƣợn tài sản, ngƣời thuê, mƣợn
cũng có nghĩa vụ bảo quản tài sản; ngƣời đƣợc ủy quyền, khi đƣợc giao tài sản,
phƣơng tiện để thực hiện công việc đƣợc giao, cũng có nghĩa vụ bảo quản các tài sản,
phƣơng tiện đó. Thế nhƣng, trong các hợp đồng ấy, nghĩa vụ bảo quản chỉ đƣợc ghi
nhận nhƣ một điều kiện, một công cụ để thực hiện nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp
7
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh, 2005, tr. 442.
8
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh, 2005, tr. 443.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
8
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
đồng, sử dụng tài sản đúng mục đích, thực hiện công việc đƣợc giao… Còn đối với
hợp đồng gữi giữ tài sản bào quản tài sản là nghĩa vụ chính của ngƣời giữ.
- Giao trả tài sản: Việc trông giữ tài sản luôn có tính chắc tạm thời. Dù hợp đồng
gữi giữ có hay không có thời hạn, ngƣời giữ bao giờ cũng là ngƣời chiếm hũu tài sản
của ngƣời khác và do đó, phải giao trả tài sản. Ví dụ: có một ngƣời gửi một tài sản cho
ngƣời khác để bán và trong thời gian chờ bán, ngƣời bán có trách nhiệm trong gữi tài
sản; Nếu tài sản không bán đƣợc, thì sau một thời gian, ngƣời bán trả tài sản cho ngƣời
gửi
Hợp đồng gửi giữ tài sản mang tính thực tại
Tuy Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định, nhƣng hợp đồng gửi giữ tài sản
là loại hợp đồng thực tại, hợp đồng có hiệu lực sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp
đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tƣợng của hợp
đồng. Hợp đồng này có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy thuộc vào
sự thỏa của các bên. Khi đó Hợp đồng gửi giữ tài sản đƣợc giao kết bằng cách trao
vật cần giữ từ ngƣời gửi sang ngƣời giữ, nếu nhƣ pháp luật có quy định các bên có
thỏa thuận về việc giao kết một hợp đồng gửi giữ tài sản nào bằng văn bản thì văn
bản chỉ áp dụng chứng minh sự tồn tại sự thỏa thuận giữa các bên chứ chƣa có hợp
hiệu lực đồng. Vì tài sản của bên gửi chƣa chuyển sang ngƣời giữ mà đặc thù của
hợp đồng gửi giữ tài sản là sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ.
Cho nên, hợp đồng gửi giữ tài sản đƣợc xem là hợp đồng thực tại.
Ví dụ: khi gửi xe máy, ngƣời gửi xe giao cho ngƣời giữ xe và họ giao vé giữ xe,
thì vé gữi xe là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản. Hoặc khi khách
hàng vào siêu thị, ngƣời trông gữi đồ giao cho khách hàng chìa khóa tủ đựng đồ, thì
chìa khóa tủ cùng là bằng chứng của hợp đồng gửi giữ đƣợc ký kết.
1.2. Phân loại hợp đồng gửi giữ tài sản
Phân loại hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong nghiêm cứu, xây dựng pháp luật
và thực tiễn pháp lý. Ngƣời viết phân loại hợp đồng gửi giữ tài sản thành hợp đồng có
đền bù và hợp đồng không có đền bù.
Hợp đồng có đền bù
Tính chất đền bù lợi ích đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản của
quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó đƣợc thể hiện một cách rõ nét nhất
trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà
trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận đƣợc những lợi
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
9
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
ích vật chất ngƣợc lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định
bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải
quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác.
Dựa vào tính chất đền bù mà hợp đồng dân sự đƣợc chia thành ba nhóm:
o Nhóm thứ nhất, các hợp đồng luôn không đền bù;
o Nhóm thứ hai, các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù;
o Nhóm thứ ba, các hợp đồng luôn đền bù.
Hợp đồng gửi giữ tài sản cùng thuộc nhóm thứ hai – nhóm các hợp đồng có thể đền
bù hoặc không đền bù. Nhƣng ngƣợc lại với hợp đồng vay tài sản và hợp đồng ủy
quyềm, trong hợp đồng gửi giữ tài sản thì nguyên tắc chung là có đền bù. Tính chất
đền bù của hợp đồng gửi giữ đƣợc thể hiện thông qua tiền công cho bên giữ tài sản.
Trƣờng hợp hợp đồng gửi giữ không đền bù đƣợc coi là ngoại lệ. Điều 559 Bộ luật
dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản
đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên
giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Nếu các bên không có thỏa
thuận trong hợp đồng về việc trả tiền công thì khi phát sinh tranh chấp, bên gửi phải
trả tiền công cho bên giữ, và khi đó mức tiền công đƣợc xác định theo mức tiền
công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công (Khoản 2 Điều 566 Bộ luật
dân sự năm 2005).9
Hợp đồng không có đền bù
Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận đƣợc từ
bên kia một lợi ích nhƣng không phải giao lại một lợi ích nào. Bên cạnh việc sử dụng
hợp đồng làm phƣơng tiện để trao đổi những lợi ích, các chủ thể còn dùng nó làm
phƣơng tiện để giúp đỡ nhau. Vì vậy, hợp đồng không có đền bù thƣờng đƣợc giao kết
trên cơ sở tình cảm và tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái giữa các chủ thể. Có thể nói rằng
nếu tiền đề của hợp đồng có đền bù là những lợi ích (mà đa phần là lợi ích vật chất) thì
tiền đề của hợp đồng không có đền bù là mối quan hệ tình cảm sẵn có giữa các chủ
thể. Đây là một loại hợp đồng dân sự mà tính chất của nó đã vƣợt ra ngoài tính chất
của quy luật giá trị bởi sự chi phối của yếu tố tình cảm. Trên cơ sở tình cảm, các bên
thiết lập các hợp đồng không có đền bù để giúp đỡ nhau. Bản chất không đền bù của
9
Nguyễn Thị Giang - Nguyễn Mai Hạnh, Phân loại hợp đồng và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/30/306008, [Ngày truy cập 25-07-2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
10
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
hợp đồng gửi giữ tài sản thông qua gửi giữ mà không có tiền công, tiền công chính là
thù lao trông giữ, bảo quản tài sản.
Ví dụ, để thu hút khách hàng, nhiều siêu thị, thực hiện việc trông giữ xe máy, túi
xách cho khách hàng vào siêu thị mà không thu tiền công trông giữ tài sản.
1.3. So sánh hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản
Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm
bảo công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển thì các tranh chấp về hợp đồng dân sự
cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao. Do đó, đòi hỏi pháp luật
về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Vậy việc
phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng khác là vấn đề quan trọng để giải quyết
những khó khăn trong các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự. Trên thực tế,
trong các hợp đồng thì hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản là hai hợp
đồng phổ biến nên việc phân biệt giữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài
sản là hết sức quan trọng do đó ngƣời viết đã nghiên cứu và tìm ra một số điểm giống
và khác nhau
Sự giống nhau giữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mượn tài sản
Trong quan hệ pháp luật thì hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản
cả hai hợp đồng đều đƣợc pháp luật dân sự điều chỉnh khi có các mối quan hệ phát
sinh trong xã hội. Hai hợp đồng này đều mang tính thực tại tức là chỉ phát sinh khi có
sự chuyển dịch tài sản từ bên này sang bên khác và hiệu lực của hợp đồng chỉ phát
sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tƣợng của hợp đồng. Khi đó
bên gửi (bên cho mƣợn) phải giao tài sản cho bên còn lại. Ví dụ: A và B là hai sinh
viên ở kế phòng do A đi về quê nên A đã cho B mƣợn lap top sử dụng và khi đó hợp
đồng chỉ phát sinh khi A giao laptop cho B mƣợn.
Trong quy định của pháp luật thì hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài
sản thì pháp luật không quy định hình thức cụ thể cho nên các bên có thể thỏa thuận
hợp đồng bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Trong hợp đồng gửi
giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản thì bên gữi tài sản đều có nghĩa vụ giữ gìn, bảo
quản tài sản và giao trả tài sản khi bên kia có yêu cầu lấy lại.
Sự khác nhau giữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mượn tài sản
- Xét về đối tượng của hợp đồng: Đối tƣợng của hợp đồng gửi giữ tài sản là: từ
những loại động sản thông thƣờng nhƣ: xe đạp, xe máy, mũ bảo hiểm, ô tô… đến
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
11
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
những bất động sản có giá trị lớn nhƣ: nhà ở, công trình xây dựng… Thực ra đối tƣợng
gửi giữ không nhất thiết là tài sản, có thể gữi giữ di chúc, biện nhận tiền, văn bản hợp
đồng… Nói chung, hợp đồng gữi giữ có đối tƣợng là một vật, là tài sản, vật đó phải
hũu hình. Còn đối tƣợng của hợp đồng mƣợn tài sản thì phải là: vật không tiêu hao.
- Xét về tính chất đền bù: Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản thì theo nguyên tắc
chung thì có đền bù hoặc không đền bù. Trong đó, loại hợp đồng có đền bù thông qua
việc trả tiền công cho bên giữ. Còn hợp đồng không có đền bù là trƣờng hợp ngoại lệ
của hợp đồng gửi giữ tài sản không có thù lao. Đối với hợp đồng mƣợn tài sản thì là:
dạng hợp đồng không có đền bù nên bên mƣợn không phải trả tiền mà có nghĩa vụ giữ
gìn và bảo quản.
- Khi chuyển giao tài sản : Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản thì: bên giữ có quyền
chiếm hữu chứ không có quyền sử dụng. Còn hợp đồng mƣợn tài sản thì: bên mƣợn
vừa có quyền chiếm hữu, vừa có quyền sử dụng. Về mục đích thì bản chất của hợp
đồng gửi giữ tài sản nhằm mục đích thu lợi. Còn hợp đồng mƣợn tài sản thì không
nhằm mục đích thu lợi.
1.4. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản
Giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản có thể hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí
giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định, đƣợc pháp luật
thừa nhận, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Giao kết hợp đồng vốn là
việc các bên có liên quan bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình để qua đó xác lập hợp
đồng dân sự với nội dung, hình thức phù hợp với ý chí của các bên. Tuy nhiên, giao
kết hợp đồng gửi giữ không phải là sự tùy tiện, các bên tùy ý lựa chọn cách thức thực
hiện, nội dung mà không tuân theo một quy định nào. Giao kết hợp đồng gửi giữ tài
sản cũng có những nguyên tắc nhất định, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản đƣợc
nêu trong Hiến pháp 2013 và những nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự. Do đó, việc
giao kết hợp đồng dân sự nói chung và giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng
cũng phải tuân theo các nguyên tắc nhất định nhƣ : Tự do giao kết hợp đồng nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,hợp tác,
trung thực và ngay thẳng.
1.4.1. Tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nguyên tắc là điều cơ bản đã đƣợc qui định để dùng làm cơ sở cho các mối quan
hệ xã hội.Việc tham gia giao kết hợp đồng dân sự, các chủ thể trƣớc tiên mong muốn
mang lại một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định cho bản thân mình, vì vậy,
nguyên tắc đầu tiên đƣợc bộ luật nêu ra đối với giao kết hợp đồng đó là các chủ thể
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
12
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
đƣợc tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thỏa mãn nhu
cầu của mình. Nguyên tắc tự do giao kết ở đây đƣợc hiểu dƣới ba khía cạnh.
Một là, tự do về chủ thể. Mọi cá nhân, tổ chức, khi có đủ các điều kiện tƣ cách
chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất cứ một giao dịch hay một hợp đồng dân sự
nào theo nguyện vọng của mình.
Hai là, tự do về nội dung. Nội dung của giao kết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí
của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Các bên có quyền tự quyết định về đối tƣợng
của giao kết hợp đồng dân sự, phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể. Nội dung của giao
kết hợp đồng không phụ thuộc vào chủ thể nào khác, mà phục vụ chính mong muốn
của chủ thể, các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận về các điều
khoản, các quy định trong hợp đồng.
Ba là, tự do lựa chọn hình thức. Trừ những trƣờng hợp pháp luật quy định hợp
đồng phải tuân theo một hình thức nhất định, các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, có
toàn quyền trong việc sử dụng một cách linh hoạt hình thức cho giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa của mình, hợp đồng thông qua lời nói, văn bản….
Tuy nhiên, nếu sự tự do của các chủ thể vƣợt đi quá xa mà không có sự quản lý
nào của nhà nƣớc, sẽ dẫn tới rất nhiều hạn chế, ví nhƣ việc ngƣời giàu càng có cơ hội
đề bóc lột những ngƣời nghèo khổ trong xã hội, xâm phạm lợi ích chung của xã hội và
lợi ích công cộng. Vì thế, vế thứ hai của nguyên tắc khẳng định rằng, sự tự do phải
không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đặc biệt là với nƣớc ta, một nƣớc theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì lợi ích của cộng đồng của xã hội càng đƣợc nêu cao, pháp
luật cũng nhƣ đạo đức xã hội không chấp nhận tồn tại sự bóc lột, bất công do sự tự do
gây ra. Lợi ích của mỗi cá nhân, đều đƣợc pháp luật bảo vệ bằng việc quy định nguyên
tắc tự do, nhƣng sự tự do đó buộc phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức
xã hội để đảm bảo lội ích chung. Bất cứ thỏa thuận nào, giao kết hợp đồng dân sự nào
có mục đích trái với điều cấp của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội đều sẽ mặc
nhiên không phát sinh hiệu lực.
1.4.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Nguyên tắc tự nguyện, theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng, các
bên phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào đƣợc áp đặt, cấm đoán, cƣỡng ép, đe
dọa, ngăn cản bên nào. Nguyên tắc này đƣợc quy định nhằm bảo đảm trong việc giao
kết hợp đồng, không ai bị cƣỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình. Các
bên có tự nguyện hay không thể hiện ở sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và
sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài. Việc giao kết hợp đồng chỉ đƣợc coi là tự nguyện nếu
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
13
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn,
nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Nguyên tắc bình đẳng, quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi ham gia các
quan hệ trao đổi, điển hình là quan hệ giao kết hợp đồng phải bình đẳng với nhau,
không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo… để
tạo sự bất bình đẳng. Có thể thấy, trong pháp luật dân sự có quy định một số trƣờng
hợp cấm, buộc thực hiện hoặc dành quyền ƣu tiên cho một số chủ thể nhất định, tuy
nhiên, những quy định này nhằm tạo thế cân bằng cho các đối tƣợng trong xã hội, bảo
đảm lợi ích chung của cộng đồng chứ không phải nhằm phá vỡ nguyên tắc bình đẳng
đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp cũng nhƣ Bộ luật dân sự.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực, đây là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, đã
đƣợc quy định tại Điều 6 bộ luật dân sự 2005. Khi các chủ thể tự nguyên giao kết hợp
đồng dân sự thì phải thể hiện sự thiện chí trƣớc các chủ thể khác. Ngoài việc thực hiện
tốt các quyền và nghĩa ụ của mình thì cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện tốt
các quyền và nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng,
không bên nào đƣợc lừa dối bên nào.
Một giao kết hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng mà
thiếu một trong các nguyên tắc trên, sẽ không đƣợc pháp luật thừa nhận, nếu vi phạm
thì giao kết đó sẽ bị vô hiệu.10
1.5. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành hợp đồng gửi giữ tài sản
Trong xã hội loài ngƣời, để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình thì các cá
nhân, tổ chức phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối quan hệ này đƣợc thể
hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận hay thực hiện một số công việc cụ thể và từ đó
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây chính là những cơ sở đầu tiên để
phát sinh hợp đồng.
Trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam có nhiều thuật ngữ khác nhau đƣợc sử dụng
để chỉ hợp đồng nhƣ: : khế ƣớc, giao kèo, văn tự, văn khế, cam kết, tờ giao ƣớc, tờ ƣng
thuận... Ngày nay, Các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nƣớc ta không còn sử
dụng thuật ngữ “ khế ƣớc ” hay “hiệp ƣớc” nhƣ trƣớc đây mà sử dụng các thuật ngữ
nhƣ hợp đồng dân sự, hợp đồng thƣơng mại, hợp đồng gửi giữ tài sản... Trong đó hợp
đồng gửi giữ là một trong những chế định pháp lý xuất hiện hình thức trao đổi mua
bán ký gửi hàng hóa cho nên hợp đồng gửi giữ một vị trí vô cùng quan trọng, trong
10
Nguyễn Thị Giang - Nguyễn Mai Hạnh, Phân loại hợp đồng và nguyên tắc khi giao kết hợp đồng,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/30/306008, [Ngày truy cập 25-07-2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
14
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
việc điều tiết các quan hệ tài sản và thực tiễn các nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới
từ xƣa đến nay đã khẳng định vai trò của hợp đồng này.
1.5.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995
Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, khi nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nƣớc định hƣớng
Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, Nhà nƣớc đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ chƣơng đƣờng lối của
Đảng về đổi mới kinh tế xã hội. Nhìn chung, các văn bản này đã góp phần phát
triển tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần. Bƣớc đầu thể hiện đƣợc những nguyên cở bản của pháp luật hợp đồng
là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với thông lệ
quốc tế trong giao lƣu dân sự.
Thời kỳ này nền kinh tế nƣớc ta có sự chuyển biến quan trọng. Với nhiều
quan hệ phát sinh đòi hỏi phải có những quy định mới của pháp luật để điều
chỉnh cho phù hợp. Đứng trƣớc tình hình đó, thì nhà nƣớc ta đã ban hành ra Pháp
lệnh hợp đồng 1991 để điều chỉnh về quan hệ hợp đồng. Tuy còn nhiều hạn chế
nhƣng bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cho các quan hệ xã hội và để khắc phục
hạn chế đó Bộ luật dân sự 1995 đã đƣợc ban hành.
1.5.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005
Đứng trƣớc tình hình đổi mới của đất nƣớc thì nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật nhƣ pháp lệnh 1991 nhằm khắc phục các mối quan hệ hợp đồng
dân sự tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng kịp tình hình phát triển của xã hội. Để khắc phục
đƣớc những hạn chế và thiếu sót của Pháp lệnh hợp đồng 1991, Nhà nƣớc ta đã
ban hành ra Bộ luật dân sự 1995 đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua với những nội dung chặt chẽ về
hợp đồng gửi giữ tài sản Điều 563 bộ luật dân sự 1995.
Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự năm 1995 đã góp phần to lớn vào
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ gửi giữ tài sản,
góp phần thúc đẩy phát triển hợp đồng gửi giữ tài sản. Trong thời kỳ này, về hợp
đồng ở nƣớc ta đã bắt đầu có sự thống nhất mà phân biệt giữa các hợp đồng với
nhau nhƣ hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng thƣơng mại, hợp đồng mƣợn tài sản.
1.5.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Tuy nhiên với xu thế hội nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
15
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
nƣớc và thế giới, cho nên mộ t s ố quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 đã
không còn phù hợp và có nhiều vƣớng mắc cần phải giải quyết. Vì vậy Quốc hội đã
tiến hành sửa đổi và ban hành Bộ luật dân sự mới vào ngày 14/6/2005 và có hiệu lực
vào ngày 01/01/2006.
Để khắc phục, giải quyết những hạn chế về hợp đồng ở Bộ luật dân sự 1995
nói chung và hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng thì Bộ luật dân sự 2005 đƣợc Quốc
Hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/04/2005 để
thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995. Trong đó, đối với hợp đồng gửi giữ tài sản với 8
điều luật từ điều 559 đến điều 566 đƣợc quy định cụ thể, đầy đủ, chính xác hơn, về
quyền và nghĩa vụ của bên gửi, bên giữ và các điều có liên quan xoay quanh hợp
đồng gửi giữ nhằm giải quyết các tranh chấp khi phát sinh. Đặc biệt ở Bộ luật dân
sự 2005 đã có sự thống nhất các loại hợp đồng lại với nhau. Từ đây, tạo cơ sở cho
hợp đồng gửi giữ, các văn bản pháp luật khác chỉ quy định các đặc thù trong các
hợp đồng chuyên biệt, nếu nói cách khác trong trƣờng hợp pháp luật chuyên ngành
quy định cụ thể về hợp đồng thì ƣu tiên áp dụng các quy định riêng về hợp đồng
tránh tình trạng các hợp đồng chồng chéo, trùng lắp, nhiều khi gây mâu thuẫn ngày
càng khó khăn trong thực tế áp dụng do pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam không có
sự thống nhất nằm trong cùng một văn bản mà nằm rải rác khắp các văn bản quy
phạm pháp luật có giái trị cao thấp khác nhau.11
1.6. Sự cần thiết ghi nhận pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, Việt Nam đang đẩy mạnh về quá trình xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng hàng hóa nhiều thành phần theo xu hƣớng
cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong cuộc sống, hợp đồng gửi giữ tài sản là
một dịch vụ phổ biến ở các thành phố, thị xã, thị trấn hiện nay, đặc biệt nhƣ các dịch
vụ gửi giữ xe đạp, xe máy, nhà cửa, công trình xây dựng, trang sức... ở những nơi công
cộng. Cùng với sự phát triển đó nếu pháp luật không quy định rỏ ràng thì các
tranh chấp về hợp đồng gửi giữ tài sản cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp
ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản phải quy định hoàn thiện
hơn để giải quyết một cách triệt để.
Do pháp luật điều chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu gửi giữ tài sản
trong sinh hoạt hàng ngày, giảm bớt sự hƣ hỏng, mất mát, đảm bảo an toàn cho tài sản
và bảo vệ lợi ích của các chủ thể khi tham gia quan hệ gửi giữ tài sản.
11
Nguyễn Xuân Quang, Thông tin pháp luật dân sự, Một số điểm mới trong Bộ luật dân sự năm 2005,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/15/1432-2/, [Ngày truy cập 29-07-2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
16
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Từ bản chất đó cho thấy đƣợc sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật, để xác
định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm bồi thƣờng khi tài sản bị hƣ hỏng,
mất mát của bên gửi và ngƣợc lại. Từ việc điều chỉnh bằng pháp luật đã nâng cao ý
thức trách nhiệm của bên nhận giữ tài sản, hạn chế những trƣờng hợp lạm dụng tín
nhiệm để sử dụng, làm hƣ hỏng, chiếm đoạt tài sản trái phép. Nhƣ vậy, pháp luật đã
can thiệp điểu chỉnh để bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể. Bên cạnh đó, pháp
luật còn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó k h ô n g c h ỉ là công cụ phƣơng tiện
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mà còn là cơ sở pháp lý để các cơ
quan tố tụng giải quyết các phát sinh tranh chấp trong hợp đồng gửi giữ một
cách nhanh chóng.
Xuất phát từ các vấn đề trên cho thấy việc ghi nhận pháp luật về hợp đồng gửi
giữ tài sản là sự cần thiết trong xa hội nƣớc ta hiện nay. Vì vậy, pháp luật là một công
cụ, phƣơng tiện để xác định, địa vị pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào hợp
đồng gửi giữ. Ngoài ra, pháp luật còn xác định rõ quyền và nghĩa vụ khi các chủ thể
tham gia vào họp đồng gửi giữ tài sản và pháp luật còn là phƣơng tiện bảo vệ lợi ích
của các bên trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp, vi phạm hợp đồng. Do đó, Bộ luật
dân sự năm 2005 Mục 10 đã đƣa ra 8 điều luật để áp dụng cho hợp đồng gửi giữ
tài sản cũng nhƣ bảo vệ quyền và nghĩa vụ các bên, mà các bên khi giao kết hợp
đồng phải tuân theo nếu hợp đồng có tranh chấp thì dựa theo luật để giải quyết tranh
chấp, tạo nên hành lang pháp lý buộc mọi ngƣời phải tuân theo khuôn khổ của pháp
luật. Vì vậy sự cần thiết của pháp luật, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự hình thành và
phát triển ý thức đạo đức theo khuôn khổ đã trở thành một trong những yêu cầu cấp
thiết.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
17
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN
2.1. Điều kiện giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản
2.1.1. Chủ thể hợp đồng gửi giữ tài sản
2.1.1.1. Chủ thể là cá nhân
Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi. Điều17- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “năng lực hành vi của
cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ dân sự”. Nếu nhƣ năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách
quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo
ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
Nhƣ đã phân tích, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý
chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có những ngƣời
có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức đƣợc hành vi của họ để
có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng
và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. Bộ luật dân sự Việt Nam cũng không quy
định cá nhân tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đẩy đủ mà đối với cá
nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ có năng lực hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có
khả năng tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng khác nhau.
Đối với những ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những ngƣời đã
thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ trƣờng hợp bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành
vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì đƣợc toàn quyền xác lập mọi hợp đồng. Nhƣ
vậy, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của
ngƣời tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng. Họ có đủ tƣ cách chủ thể, toàn quyền
tham gia xác lập hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực
hiện.
Đối với ngƣời có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập, thực
hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó
là những ngƣời từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi khi tham gia xác lập, thực hiện hợp
đồng phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật. Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến
chƣa đủ 18 tuổi là những ngƣời có năng lực hành vi một phần. Họ có thể bằng hành vi
của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Trừ các giao dịch phục vụ các giao
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
18
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
dịch hằng ngày phù hợp với lứa tuổi, thì các giao dịch đó do ngƣời từ đủ 6 tuổi đến
chƣa đủ 18 tuổi xác lập, thực hiện phải đƣợc ngƣời đại diện đồng ý- đồng ý việc thực
hiện giao dịch cũng nhƣ nội dung của giao dịch đó.
Tại khoản 2 - Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trƣờng hợp ngƣời
từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có
thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng ý của ngƣời đại
diện theo pháp luật”. Quy định này xuất phát từ thực tế ngƣời từ đủ 15 tuổi có quyền
giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp, tạo điều kiện cho họ thực
sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế -xã hội.
Đối với ngƣời không có năng lực hành vi dân sự là ngƣời chƣa đủ 6 tuổi. Họ
không có quyền tham gia bất cứ một giao dịch nào. Mọi giao dịch của những ngƣời
này phải do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Nguyên nhân là do họ
chƣa đủ ý chí cũng nhƣ lý trí để hiểu đƣợc hành vi và hậu quả của những hành vi đó.
Đối với ngƣời bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 - Bộ luật dân sự 2005 là
ngƣời “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
đƣợc hành vi của mình”. Nhƣ vậy, ngƣời thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực
hành vi khi có những điều kiện, với trình tự, thủ tục nhất định và trên cơ sở kết luận
của tổ chức giám định có thẩm quyền, Toà án có thể tuyên bố một ngƣời bị mất năng
lực hành vi theo yêu cầu của ngƣời có quyền, lợi ích liên quan. Vì vậy, với những
ngƣời bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập, thực hiện giao dịch họ đều phải
thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật.
Đối với ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luật dân sự
2005 là ngƣời “nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình” thì giao dịch dân sự liên qua đến tài sản của ngƣời bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật trừ giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
2.1.1.2. Chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
Ta có thể hiểu pháp nhân thông qua các điều kiện thành lập pháp nhân tại Điều
84- Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất,
đƣợc thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực
pháp luật của pháp nhân đƣợc hiểu là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa
vụ dân sự phù hợp mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp luật của pháp nhân
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
19
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
phát sinh từ thời điểm pháp nhân đƣợc thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt
pháp nhân. Khoản 1 và 2 Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2005.
Hộ gia đình theo quy định tại Điều 106- Bộ luật dân sự 2005 đƣợc hình thành
trên cơ sở các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh
tế chung trong sản xuất. Tổ hợp tác theo quy định tại Điều 111- Bộ luật dân sự 2005
“đƣợc hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện
những công việc nhất định, cùng hƣởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể
trong các quan hệ dân sự”. Với quy định “ngƣời tham gia hợp đồng có năng lực hành
vi dân sự”.
Chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
đƣợc xem xét thông qua vai trò của ngƣời đại diện. Ngƣời đại diện xác lập, Thực hiện
hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
2.1.2. Hình thức của hợp đồng gửi giữ tài sản
Hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài của các bên giao
kết hợp đồng. Thông qua cách thức biểu hiện này, ngƣời ta có thể biết đƣợc nội dung
của giao dịch đã xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong tố
tụng. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác
định trách nhiệm trong hợp đồng gửi giữ tài sản khi có tranh chấp xảy ra. Bởi vậy, việc
quy định hình thức của hợp đồng nhƣ thế nào để bảo đảm đƣợc quyền lợi của các bên
khi giao kết hợp đồng và không xâm phạm tới nguyên tắc “tự do thỏa thuận” khi giao
kết hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Trong quá trình đàm phán, thƣơng thảo để ký kết hợp
đồng, mỗi chủ thể đều có ý chí của mình. Khi ý chí của các bên có sự trùng hợp thì coi
là có sự thoả thuận và hợp đồng đƣợc ký kết. Sự trùng hợp ý chí, hay nói cách khác sự
thoả thuận của các bên đƣợc thể hiện bằng những hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào ý
chí của họ: có thể bằng lời nói, có thể bằng hành vi và có thể bằng văn bản. Theo
nguyên tắc thì các bên có quyền lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ và đó đƣợc
coi là một trong những nội dung của tự do hợp đồng – tự do lựa chọn hình thức của
hợp đồng. Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản pháp luật chƣa có quy định về hình thức
nên hợp đồng gửi giữ tài sản có thể giao kết với hình thức của hợp đồng dân sự
quy định tại Điều 401: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
20
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng
đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”.
Nhƣ vậy, hình thức của hợp đồng dân sự cũng nhƣ hợp đồng gửi giữ tài sản
tƣơng đối đa dạng tạo điều kiện cho các chủ thể giao kết hợp đồng đƣợc thuận tiện.
Đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật đã quy định buộc phải giao kết theo
một hình thức nhất định thì các bên phải tuân theo hình thức đó. Một số hình thức
trong giao kết hợp đồng dân sự cũng nhƣ hợp dồng gửi giữ tài sản đƣợc pháp luật quy
định cụ thể nhƣ sau:
Hợp đồng bằng lời nói (hợp đồng miệng): đây là hình thức cổ xƣa nhất, đƣợc
các bên trao đổi và xác lập bằng miệng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà làm luật
ghi nhận hình thức lời nói là một trong những phƣơng tiện ghi nhận nội dung thoả
thuận về quyền, nghĩa vụ của các bên. Bởi với việc chuyển tải thông tin bằng lời nói,
bao gồm cả việc thể hiện tâm lí tình cảm, cách suy xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng
không chỉ chính xác mà còn có khả năng truyền đạt tới đối tƣợng tiếp nhận một cách
nhanh chóng nhất, với dung lƣợng lớn nhất, tác động trực tiếp đến tâm lí, tình cảm,
suy nghĩ của đối tƣợng tiếp nhận. Lời nói chính là cách thức biểu hiện ý chí của một cá
nhân và hình thức hợp đồng bằng lời nói là phƣơng thức thể hiện sự thống nhất ý chí
của các chủ thể trong hợp đồng. Hợp đồng bằng lời nói đƣợc xác lập bằng một hành
động cụ thể chứ không thể dƣới dạng không hành động. Im lặng không đƣợc coi là sự
chấp nhận giao kết hợp đồng bởi con ngƣời không thể hiện ý chí của mình một cách rõ
ràng thông qua trạng thái này. Tuy nhiên, luật cũng quy định im lặng là sự chấp nhận
giao kết nếu nhƣ hết có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết (khoản 2điều 404 Bộ luật dân sự 2005).
Hình thức bằng lời nói đƣợc các bên lựa chọn trong một số trƣờng hợp nhất
định bởi hình thức này chứa đựng những yếu tố bất lợi. Hình thức này có các đặc điểm
sau:
➢ Có giá trị nhỏ, phục vụ cuộc sống hàng ngày;
➢ Giữa các bên có độ tin cậy nhất định;
➢ Hợp đồng đƣợc thực hiện ngay lập tức và hoàn thành ngay sau thời điểm
giao kết trong thời gian tƣơng đối ngắn;
➢ Nội dung các quyền, nghĩa vụ hợp đồng có tính đơn giản, thực hiện một
cách nhanh chóng, thuận tiện, không cần thiết có sự cẩn trong quá mức bằng văn bản.
Hợp đồng bằng lời nói có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thoả thuận
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
21
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Hợp đồng bằng văn bản: nội dung của hợp đồng là tổng thể quyền, nghĩa vụ
mà các bên phải thực hiện. Hình thức văn bản là dạng thức chứa đựng quyền, nghĩa vụ
của các bên. Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 không quy định rõ ràng các
yếu tố cuả một hợp đồng bằng văn bản nhƣng căn cứ vào những điều khoản về nội
dung của hợp đồng, vào thời điểm giao kết hợp đồng thì một văn bản phải đƣợc lập
nhƣ một hợp đồng và phải đƣợc các bên kí vào văn bản mới có hiệu lực. Hợp đồng
bằng văn bản đƣợc các bên lựa chọn trong các trƣờng hợp:
➢ Hợp đồng có giá trị lớn;
➢ Hợp đồng có nội dung quyền, nghĩa vụ phức tạp, phản ánh các quan hệ dân
sự phong phú,đa dạng;
➢ Hợp đồng đƣợc thực hiện trong một thời gian dài;
➢ Giữa các chủ thể trong hợp đồng không có độ tin tƣởng.
Hình thức bằng văn bản là hình thức duy nhất mà Nhà nƣớc can thiệp vào bằng
những quy định cụ thể. Đối với một số loại hợp đồng nhất định, Nhà nƣớc can thiệp
vào sự tự do ý chí bằng những quy định có tính chất bắt buộc đối với hình thức hợp
đồng bằng văn bản.
Hợp đồng thể hiện bằng hành vi: Hợp đồng có thể đƣợc xác lập thông qua
hành vi nhất định theo quy ƣớc đã định trƣớc. Ví dụ, hợp đồng gửi giữ xe máy, ngƣời
gửi xe máy chỉ cần giao xe cho bên giữ và bên giữ đƣa phiếu giữ xe cho ngƣời gửi.
Nhƣ vậy hai bên đã xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản thể hiện bằng hành vi. Hiệu lực
của hợp đồng phát sinh tại thời điểm một hoặc các bên chuyển giao cho nhau đối
tƣợng của hợp đồng.
Nhƣ vậy, sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng phải dựa trên sự tự do ý chí
và đồng thuận của các bên. Chỉ khi nào sự tự do ý chí và sự đồng thuận đƣợc thể hiện
dƣới một hình thức nhất định mới tồn tại hợp đồng và đặc biệt đối với hợp đồng gửi
giữ tài sản thì chỉ phát sinh hiệu lực khi tài sản đƣợc chuyển giao.
2.1.3. Đối tƣợng của hợp đồng gửi giữ tài sản
Theo Điều 559 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính
tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả lại tiền công
cho giữ, trừ trƣờng hợp gửi giữ không phai trả tiền công.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
22
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Từ định nghĩa trên thấy đƣợc hợp đồng gửi giữ tài sản có đối tƣợng là công việc
gìn giữ, bảo quản tài sản gửi giữ; phòng ngừa các hành vi chiếm hữu trái pháp luật
đối với tài sản, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro, sự hao
mòn tự nhiên của tài sản…Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhau trong sinh hoạt, tiêu
dùng hoặc trong sản xuất, kinh doanh thì đối tƣợng của gửi giữ không chỉ là công
việc mà có thể là động sản và bất động sản. Tóm lại hợp đồng gửi giữ tài sản có đối
tƣợng là tài sản, là vật.
Giữ vật và vật đƣợc giữ. Việc một ngƣời tự nguyện tiếp nhận một vật cho ngƣời
khác trao chƣa đủ để cơ sở cho kết luận theo đó, ngƣời tiếp nhận vật ƣng thuận giao
kết một hợp đồng gửi giữ. Ngƣời tiếp nhận vật còn phải bày tỏ ý trí thể hiện sự ƣng
thuận về việc xác lập và thực hiện nghĩa vụ trông giữ vật đƣợc giao cho mình. Trong
mọi trƣờng hợp, sự thể hiện ý chí của ngƣời giữ phải không mập mờ và rành mạch.
Một ngƣời bán chở hàng bằng xe đến nhà của ngƣời mua để thực hiện nghĩa vụ giao
hàng tận nhà, ngƣời mua mở cổng rào để ngƣời bán dẫn xe vào. Ngƣời bán đỡ hàng
xuống, để xe trong sân và mang hàng vào bên trong nhà của ngƣời mua, đặt hàng vào
đúng vị trí do ngƣời mua chỉ định. Khi trở ra, ngƣời bán phát hiện rằng xe máy của
mình đã bị kẻ gian lấy mất. Ngƣời mua trong trƣờng hợp này sẽ phải bồi thƣờng cho
ngƣời bán nếu trƣớc đó đã cam kết trông giữ xe máy của ngƣời sao này; nhƣng ngƣời
mua sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu chỉ mở cổng cho ngƣời bán dẫn xe vào mà
không có cam kết gì đặc biệt.
Vật đƣợc gửi giữ, có thể có giá trị tiền tệ mà cũng có thể không. Trong mọi
trƣờng hợp vật đƣợc gửi giữ không thể là vật cấm lƣu thông. Vật đƣợc gửi giữ phải
đƣợc chỉ định rõ ràng. Ngƣời nhận trông giữ một chiếc ô tô không chịu trách nhiệm
về việc mất các tài sản để bên trong ô tô, nếu không có thỏa thuận cụ thể về việc
ngƣời này đảm nhận việc trông giữ cả đối với các tài sản đó.
2.2. Hiệu lực hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là một loại giao dịch dân sự nên chịu sự điều chỉnh quy
định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Mặt khác hợp đồng là hành
vi pháp lý song phƣơng nên đòi hỏi sự thể hiện thống nhất ý chí của các bên để có thể
làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Do vậy, để có thể làm
phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định không chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và
thống nhất ý chí của các bên tham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các
bên. Đó là điều kiện hiệu lực của hợp đồng gửi giữ.
2.2.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
23
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là yếu tố pháp lý quan trọng để xác định
thời hạn có hiệu lực của hợp đồng - một trong những mặt biểu hiện của hợp đồng
gửi giữ. Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh,
hiệu lực ràng buộc của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng đƣợc pháp luật bảo
vệ.
Thời điểm giao kết
Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của các bên, vì vậy chỉ khi nào các bên thống
nhất đƣợc ý chí thì hợp đồng mới hình thành, thời điểm xác định sự thống nhất ý chí
của các bên đó chính là thời điềm giao kết hợp đồng. Vấn đề này có nhiều học thuyết
khác nhau:
Theo thuyết tuyên bố ý chí thì hợp đồng đƣợc thiết lập kể từ khi ngƣời đƣợc đề
nghị tuyên bố ý chí chấp nhập đề nghị. Với học thuyết này, nếu đề nghị đƣợc đƣa ra
với ngƣời vắng mặt thì ngƣời đƣợc đề nghị tuyên bố ý chí chấp nhận bằng thƣ hay
điện tín.
Theo thuyết tiếp nhận thì hợp đồng đƣợc thiết lập khi ngƣời đề nghị nhận đƣợc
sự trả lời của ngƣời đƣợc đề nghị.
Theo pháp luật Việt Nam khi xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên
nguyên tắc tuyên bố ý chí, tức là hình thức công bố ý chí thể hiện sự thỏa thuận. cụ
thể:
- Hợp đồng đƣợc thỏa thuận trực tiếp bằng lời nói thì hợp đồng giao kết vào thời
điểm bên đề nghị đƣợc trả lời chấp nhận của bên kia.
- Nếu hợp đồng đƣợc giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm
bên sau cùng ký vào văn bản.
- Nếu hợp đồng giao kết bằng thƣ tín, qua bƣu điện thì hợp đồng đƣợc giao kết
vào ngày bên đề nghị nhận đƣợc thƣ trả lời chấp nhận hợp lệ;
- Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định im lặng là đồng ý giao
kết hợp đồng, thì hợp đồng cũng đƣợc xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả
lời mà bên đƣợc đề nghị vẫn im lặng. Ví dụ: khoản 1 Điều 460 qui định về việc ngƣời
mua dùng thử vẫn im lặng khi hết thời hạn dùng thử thì coi nhƣ chấp nhận giao kết
hợp đồng.
Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng.
Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm xác định sự gặp gỡ ý chí và sự thống nhất ý
chí của các bên. Thời điểm giao kết hợp đồng còn là cơ sở để công nhận hiệu lực
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
24
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
của hợp đồng, và nếu hợp đồng mang tính chất ƣng thuận thì sẽ làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng. Kể
từ thời điểm hợp đồng đƣợc giao kết, các bên phải có trách nhiệm thực hiện các
nghĩa vụ pháp lý đối với nhà nƣớc nhằm hoàn tất các yêu cầu pháp lý để hợp đồng
có hiệu lực, nhƣ hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng
đất, nộp thuế hoặc các khoản lệ phí theo qui định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của một hợp đồng là rất quan trọng. Bởi kể
từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh, và
đƣợc pháp luật bảo vệ. Căn cứ vào các quy định hiện hành, thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng đƣợc xác định tại nhiều thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào hình thức của
hợp đồng, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, cũng nhƣ những quy định khác của
pháp luật chuyên ngành.
Hợp đồng gửi giữ tài sản mang đặc điểm hợp đồng thực tại là hợp đồng mà sau
khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển
giao cho nhau đối tƣợng của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm
cố tài sản, hợp đồng mƣợn tài sản.Đối với loại hợp đồng này hiệu lực của nó phụ thuộc
vào thời điểm chuyển giao tài sản giữa các bên. Hợp đồng gửi giữ tài sản đƣợc giao
kết bằng nhiều hình hình thức khác nhau nhƣ bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể do các bên tự thỏa thuận nhƣng thời điểm có hiệu của hợp đồng gửi giữ
tài sản là lúc chuyển giao tài sản giữa các bên chủ thể, nếu nhƣ pháp luật có quy định
các bên có thỏa thuận về việc giao kết một hợp đồng gửi giữ tài sản nào bằng các hình
thức tự thỏa thuận thì sự thỏa thuận đó chỉ áp dụng chứng minh sự tồn tại của hợp
đồng gửi giữ tài sản giữa các bên chứ chƣa phát sinh hiệu lục của hợp đồng nếu tài sản
gửi chƣa chuyển giao. Nhƣ vây, hợp đồng gửi giữ tài sản đƣợc xem là hợp đồng thực
tại.
Ví dụ: A gửi lô hàng cho B giữ và hai bên ký hợp đồng bằng văn bản. Nhƣng
việc ký hợp đồng chỉ chứng minh việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản và thời điểm
có hiệu lực là thời điểm A giao lô hàng cho B giữ
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản
2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản
Quyền của bên gửi tài sản:
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
25
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Theo Điều 561 của Bộ luật dân sự hiện hành về Quyền của bên gửi tài sản có quy
định: Bên gửi tài sản có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định
thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi
giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Theo đó trong trƣờng hợp, hợp đồng gửi giữ không có thời hạn, quyền lấy lại tài
sản gửi giữ hoặc theo yêu cầu lấy lại tài sản gửi giữ của bên gửi tài sản luôn luôn đƣợc
bảo đảm. Trong trƣờng hợp này quyền và lợi ích của các bên không vì thế mà bị ảnh
hƣởng. Tuy nhiên Bô luật dân sự năm 2005 quy định thời gian báo trƣớc để bên giữ tài
sản chuẩn bị các điều kiện giao tài sản gửi giữ. Thời hạn này pháp luật không quy định
cụ thể mà phụ thuộc vào các điều kiện giao nhận, đặc điểm, tính chất… của tài sản gửi
giữ mà thời hạn này dài hay ngắn khác nhau. Nếu khi có tranh chấp xảy ra, các bên
phải chứng minh hợp lý hay không hợp lý của thời hạn.
Mặc dù Điều 561 Bô luật dân sự năm 2005 không quy định nhƣng căn cứ vào
khoản 3 Điều 566 Bộ luật này, bên gửi có quyền yêu cầu lấy lại tài sản trƣớc hạn (đối
với hợp đồng gửi giữ có thời hạn), trừ trƣờng hợp các bên đã thỏa thuận không đƣợc
lấy tài sản trƣớc hạn.
Ngoài ra, bên gửi tài sản còn có quyền yêu cầu bên giữ bồi thƣờng thiệt hại trong
trƣờng hợp làm mất mát, hƣ hỏng tài sản gửi giữ, trừ trƣờng hợp bất khả kháng. Việc
bồi thƣờng thiệt hại của bên giữ tài sản đƣợc áp dụng cả trong trƣờng hợp ngƣời thứ
ba có lỗi (tất nhiên sau đó bên giữ tài sản có quyền yêu cầu ngƣời thứ ba hoản trả).
Nghĩa vụ bên gửi tài sản
Theo Điều 560 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên gửi tài sản: Bên gửi
tài sản có các nghĩa vụ sau đây: “Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình
trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo
mà tài sản gửi giữ bị tiêu huỷ hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên
gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Phải trả đủ tiền công, đúng
thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận”.
Trong đó, tại khoản 1 đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: Trong hợp đồng gửi giữ tài
sản, trách nhiệm và nghĩa vụ trong giữ, bảo quản là trách nhiệm của bên giữ tài sản.
Tuy vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho bên giữ tài sản làm tốt nghĩa vụ của mình pháp
luật yêu cầu bên gửi tài sản phải có sự hợp tác nhất định. Đó là nghĩa vụ thông báo
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
26
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản đó. Việc thông báo
này càng đặt biệt quan trọng đối với tài sản có khuyết tật, hoặc tài sản cần có chế độ
bảo quản riêng nhƣ: chất cháy, hàng cần bảo quản lạnh…
Trong đó, nghĩa vụ hợp tác mà bên gửi tài sản cần phải có sự hợp tác nhất định
bao gồm: hợp tác trong việc bảo đảm tài sản và hợp tác trong việc thanh lý hợp đồng
gửi giữ tài sản.
Hợp tác trong việc bảo đảm tài sản là: Bảo quản tài sản trong thời gian có hiệu
lực của hợp đồng gửi giữ là nghĩa vụ của ngƣời giữ. Nhƣng để bảo quản tài sản tốt
nhất là ngƣời giữ cần có những thông tin liên quan đến tính chất, tính năng và các
điều kiện để duy trì sự tồn tại của tài sản đƣợc bảo quản. Ngƣời gửi phải cung cấp
cho ngƣời giữ các thông tin đó ngay ở thời điểm giao kết hợp đồng (Bộ luật dân
sự Điều 560 khoản 1).
Hợp tác trong việc thanh lý hợp đồng gửi giữ tài sản là: Nếu việc chấm dứt hợp
đồng xuất phát từ ý chí đơn phƣơng của ngƣời gửi (cụ thể là nếu ngƣời gửi muốn
lấy tài sản gửi giữ theo một hợp đồng không có thời hạn xác định hoặc lấy tài sản
trƣớc khi hết hạn theo một hợp đồng có thời hạn xác định), thì ngƣời này phải báo
trƣớc cho ngƣời biết giữ. Không đƣợc báo trƣớc, ngƣời giữ có quyền từ chối thực
hiện nghĩa vụ giao trả cho đến khi thu xếp xong việc chuẩn bị giao trả. Khi ngƣời
gửi lấy tài sản trƣớc thời hạn, thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần
thiết phát sinh từ việc ngƣời giữ phải trả lại tài sản trƣớc thời hạn, trừ trƣờng hợp có
thỏa thuận khác (Bộ luật dân sự Điều 566 khoản 3). Nếu việc chấm dứt hợp đồng là
do hệ quản một điều khoản quy định về thời hạn hoặc do ý chí đơn phƣơng của
ngƣời giữ, thì ngƣời gửi có trách nhiệm nhận lại tài sản. 12
Trong khoản 2 Điều 560 Bộ luật dân sự quy định cụ thể về nghĩa vụ của bên gửi
tài sản nhƣ: Ngoài nghĩa vụ thông báo, bên gửi tài sản có nghĩa vụ chính là trả tiền
công nếu hợp đồng gửi giữ có thù lao.
Đối tượng của nghĩa vụ là: Ngƣời gửi có trách nhiệm trả cho ngƣời giữ tiền
công và thanh toán các chi phí mà ngƣời sao này đã bỏ ra để bảo quản tài sản. Tiền
công có thể đƣợc ấn định ở thời điểm giao kết hợp đồng, theo sự thỏa thuận giữ hai
bên; nếu không có thỏa thuận, thì áp dụng tiền công trung bình tại địa điểm và thời
điểm trả tiền công (Bộ luật dân sự Điều 566 khoản 2). Các chi phí khác phải là chi
phí cần thiết nhằm thực hiện các nghĩa vụ của ngƣời giữ, nhất là nghĩa vụ bảo quản
12
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, , Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh, 2005, tr. 458.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
27
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
tài sản. Ví dụ: ông A đi du lịch nƣớc ngoài và có nhờ bà C giữ giúp căn nhà của ông
A. Có một hôm trời mua to đã làm căn nhà ông A hƣ hổng nhẹ thấy vậy bà C đã tu
sữa lại căn nhà và chi phí tu sửa này bà C có thể yêu cấu ông A thanh toán.
Hình thức thực hiện là: Ngƣời gửi phải trả đủ tiền công khi lấy tài sản, nếu
không có thỏa thuận khác (Bộ luật dân sự Điều 566 khoản 1). Các chi phí khác
đƣợc thanh toán theo hình thức do hai bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận, thì
ngƣời gửi cũng chỉ có thể lấy lại tài sản sau khi đã thanh toán trọn cho ngƣời giữ.
Địa điểm thanh toán tiền khi lấy tài sản phải là nơi tài sản đƣợc trả lại, tức là
nơi gửi tài sản, nếu có thỏa thuận khác.13
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản
Nghĩa vụ của bên giữ tài sản:
Theo Điều 562 của Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản nhƣ
sau: Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Khoản 1: “Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo
đúng tình trạng như khi nhận giữ” : Bên giữ tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên
gửi tài sản khi hết hạn gửi tài sản (nếu hợp đồng gửi giữ tài sản có quy định thời hạn
gửi giữ); hoặc trả lại tài sản gửi giữ cho bên gửi tài sản bất cứ lúc nào mà bên gửi tài
sản muốn lấy lại tài sản (nếu hợp đồng gửi giữ tài sản không quy định thời hạn). Trong
trƣờng hợp bên giữ tài sản đã thông báo cho bên gửi tài sản về thời gian gửi giữ (bên
giữ tài sản chỉ nhận giữ tài sản ban ngày là đến 19h hằng ngày chẳng hạn, không giữ
tài sản ban đêm), thì đến thời hạn này, bên gửi tài sản không lấy lại tài sản gửi giữ, thì
bên giữ tài sản không thể bỏ mặc tài sản gửi giữ, và bên gửi giữ phải chịu mọi chi phí
tổn về việc gửi giữ tài sản qua đêm này, mặc dù thù lao giữ tài sản qua đêm có thể
nhiều hơn thù lao giữ tài sản ban ngày.
- Khoản 2: “Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần
thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc
thay đổi”: Bên giữ tài sản có nghĩa vụ trong giữ, bảo quản tài sản nhƣ đã thỏa thuận và
chỉ đƣợc thay đổi cách bảo quản nếu việc thay đổi đó là cần thiết để bảo quản tài sản
tốt hơn nhƣng phải thông báo ngay cho bên gửi . Trong trƣờng hợp này bên giữ tài sản
không đƣợc tính thêm chí phí bảo quản tài sản nhƣ quy định tại khoản 3 Điều 562 Bộ
luật dân sự 2005 vì thay đổi đó chƣa đƣợc bên gửi tài sản đồng ý hoặc coi nhƣ đồng ý.
Trong trƣờng hợp vì thay đồi cách bảo quản không báo cho bên gửi mà dẫn đến việc
13
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh, 2005, tr. 460.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
28
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
thiệt hại cho bên gửi thì bên giữ phải bồi thƣờng. Trong trƣờng hợp các bên không
thỏa thuận cách thức bảo quản tài sản thì bên giữ đƣợc tự ý thay đổi cách thức bảo
quản sao cho có lợi nhiều nhất cho mình và đƣơng nhiên họ phải bồi thƣờng nếu có
thiệt hại xảy ra.
- Khoản 3: “Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu
huỷ tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết
trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền
thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí”
Một nghĩa vụ quan trọng nữa của bên giữ tài sản là nghĩa vụ thông báo về nguy
cơ hƣ hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất tài sản đó,
Ví dụ : Nông sản bị mốc, kém chất phẩm chất do chƣa đƣợc phơi khô , sây khô…
Trong trƣờng hợp này, bên giữ tài sản phải báo kịp thời cho bên gửi tài sản bằng văn
bản. Nếu vi phạm nghĩa vụ này bên giữ tài sản phải bồi thƣờng thiệt hại xảy ra và
không đƣợc thanh toán chi phí tăng thêm do áp dụng các biện pháp này. Còn nếu đã
thực hiện nghĩa vụ thông báo mà bên gửi không trả lời trong thời hạn, thì bên giữ tài
sản có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và đƣợc yêu cầu bên gửi
tài sản thanh toán chi phí tăng thêm do áp dụng các biện pháp này. Nếu nguy cơ hƣ
hỏng, tiêu hủy tài sản không phải do tính chất của tài sản đó thì tất nhiên bên giữ tài
sản không đƣợc thanh toán chi phí tăng thêm
- Khoản 4: “Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ,
trừ trường hợp bất khả kháng”: Bên giữ tài sản phải bồi thƣờng thiệt hại nếu làm mất
mát, hƣ hỏng tài sản (trừ trƣờng hợp bất khả kháng và các trƣờng hợp quy định tại
khoản 1 Điều 560 Bộ luật dân sự năm 2005). Trong trƣờng hợp bất khả kháng thì theo
nguyên tắc, chủ sở hữu tự chịu thiệt hại.
Quyền của bên giữ tài sản
Theo Điều 563 của Bộ luật dân sự quy định về quyền của bên giữ tài sản nhƣ sau:
Bên giữ tài sản có các quyền sau đây:
- Khoản 1“Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận”: Tƣơng ứng với nghĩa
vụ của bên gửi tài sản, quyền cơ bản của bên giữ tài sản là yêu cầu bên gửi trả tiền
công và các khoản chi phí bảo quản khác. Việc trả tiền công do hai bên thỏa thuận.
Thực tế hiện nay cho thấy, đa số hợp đồng gửi giữ tài sản là có tiền công. Tiền công có
thể là khoản thù lao trông giữ, bảo quản tài sản nhƣng có thể còn có thêm những chi
phí bảo quản tài sản nữa. Vì vây, các bên phải thỏa thuận tiền công, địa chỉ và phƣơng
thức trả tiền công một cách rõ ràng.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
29
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
- Khoản 2 “Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường
hợp gửi không trả tiền công”: Nếu là hợp đồng gửi giữ không có tiền công hoặc có
tiền công nhung trong tiền công đó chƣa có khoản chi phí bảo quản (Điều này các bên
phải thỏa thuận khi giao kết hợp đồng) thì bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi tài
sản trả khoản chí phí này. Khoản chí phí này phải hợp lý, tƣơng ứng với điều kiện
trông giữ tài sản, tính chất tài sản, giá cả nguyên vật liệu… Các bên có thể thỏa thuận
trƣớc hay sau khi chấm dứt hợp đồng khoản chí phí này. Đê bảo đảm cho bên giữ tài
sản nhận đƣợc tiền công, pháp luật cho phép bên giữ có quyền giữ lại tài sản gửi giữ
cho đến khi nhận đủ tiền công.
- Khoản 3 “Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời
hạn”: Cũng nhƣ bên gửi tài sản, giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi tài sản nhận lại
bất cứ lúc nào trong trƣờng hợp gửi giữ không có thời hạn nhƣ phải thông báo trong
một thời gian hợp lý. Tuy nhiên, khác với khoản 1 Điều 561 Bộ luật dân sự năm 2005,
thời gian hợp lý tài Điều này là thời gian cần thiết đủ để cho bên gửi nhận lại tài sản
(thông thƣờng là dài hơn thời gian cần thiết để giao tài sản vì còn phải chuận bị
phƣơng tiện vận chuyển, kho chứa hàng…). Nếu các bên thỏa thuận điều kiện nhận lại
tài sản, thời gian thông báo… thì phải tuân theo các điều kiện và thời gian đã thỏa
thuận đó, bất kể thời gian đó có hợp lý hay không.
Ở đây tuy điều luật không quy định nhƣng bên giữ tài sản còn có quyền yêu cầu
bên gửi nhận lại tài sản trƣớc hạn theo khoản 2 Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2005.
- Khoản 4 “Quyền bán tài sản gửi giữ là một ngoại lệ “đặc biệt” và áp dụng
trong điều kiện đặc biệt”: Thứ nhất là khi tài sản gửi giữ có nguy cơ hƣ hỏng hoặc tiêu
hủy và bán tài sản gửi giữ là hoàn toàn nhằm bảo đảm lợi ích của bên gửi tài sản. Mặc
dù điều luật không quy định rõ nhƣng việc tài sản gửi giữ có nguy cơ hƣ hỏng hoặc
tiêu hủy phải là do tính chất của tài sản chứ không phải do lỗi của bên giữ trong việc
trong giữ tài sản.Nếu là lỗi của bên giữ tài sản thì việc bản tài sản gửi giữ không nhằm
bảo đảm lợi ích của bên gửi bởi vì đằng nào bên giữ tài sản cũng vẫn phải bồi thƣờng
thiệt hại xảy ra.
Thứ hai, việc bán tài sản gửi giữ phải nhằm bảo đảm lợi ích của bên gửi có nghĩa
là nếu không bán tài sản thì thiệt hại cho bên gửi ngày càng lớn hơn; bán tài sản là
phƣơng án tối ƣu nhất. Chỉ khi có đủ hai yếu tố trên thì bên giữ tài sản mới đƣợc bán
tài sản gửi giữ, còn nếu không thì bên giữ vi phạm hợp đồng và phải bồi thƣờng thiệt
hại. Sau Khi bán tài sản, bên giữ phải báo ngay cho bên gửi biết và trả là cho bên gửi
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
30
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
khoản tiền thu đƣợc sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Thông thƣờng, trƣờng
hợp này chỉ xảy ra đối với tài sản gửi giữ là hàng tƣơi sống, hoa màu… khi mà ngƣời
gửi ở cách xa nơi gửi giữ.
2.3. Chấm dứt hợp đồng gửi giữ tài sản
Nằm trong quy luật vận động của các sự vật và hiện tƣợng nói chung, hợp đồng
gửi giữ tài sản cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Tuy
nhiên, khác với các sự vật, hiện tƣợng khác, hợp đồng gửi giữ tài sản bao giờ cũng
đƣợc phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các sự kiện làm
chấm dứt một hợp đồng gửi giữ tài sản không phải là do phát sinh sự vận động của tự
nhiên mà đó là những sự kiện đƣợc xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc
do pháp luật quy định.
2.3.1. Chấm dứt hợp đồng đã đƣợc hoàn thành nghĩa vụ
Trong một hợp đồng gửi giữ tài sản thông thƣờng, khi nghĩa vụ cơ bản là ngƣời
giữ giao tài sản cho ngƣời gửi và ngƣời gửi trả tiền cho ngƣời giữ đƣợc thực hiện thì
các bên hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau và đƣợc giải phóng khỏi hợp đồng. Do đó
hợp đồng gửi giữ tài sản đã hoàn thành nghĩa vụ nên hợp đồng chấm dứt.
Hợp đồng chấm dứt do hoàn thành nghĩa vụ là: Các bên đã thực hiện xong các
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Ví dụ: anh A gửi 20000 đô la cho bên khách sạn giữ
và vài sau anh A lấy số tiền đó và bên khách sạn đã giao trả tài sản cho anh A, thời
điểm này hợp đồng gửi giữ tài sản đã hoàn thành và hợp đồng gửi giữ tài sản cũng
chấm dứt.
Ngoài ra, hợp đồng gửi giữ tài sản mỗi bên có quyền thỏa thuận khi nào hợp
đồng chấm dứt khi đã hoàn thành thời gian gửi giữ mà hai bên đã thỏa thuận. Tuy
nhiên, nếu hợp đồng gửi giữ không quy định rõ về điều kiện hoàn thành công việc
và việc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng không có căn cứ thì hai bên phải thực hiện
hết hợp đồng. Hợp đồng gửi giữ đã hoàn thành các công việc nếu không có căn cứ
chấm dứt hợp đồng gửi giữ khi chƣa hết thời hạn hợp đồng thì hợp động vẫn tiếp
tục theo thỏa thuận.
Hợp đồng hoàn thành khi bên giữ trao trả lại tài sản cho bên gửi và hoàn thành
quyền và nghĩa vụ của hai bên. Ngƣời giữ phải trả lại tài sản mà mình đã nhận nghĩa là
phải trao trả bằng hiện vật, ngƣời nhận nhận lại tài sản của mình và hoàn thành các nghĩa
vụ đối với ngƣời giữ nhƣ trả tiền công, thù lao gửi giữ.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
31
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ phần
mình và do vậy mỗi bên đều đã đáp ứng đƣợc quyền dân sự của mình (mục đích khi giao
kết hợp đồng dân sự đã đạt đƣợc) thì hợp đồng coi nhƣ đã hoàn thành.
2.3.2. Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên
Trong những trƣờng hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp
đồng hoặc nếu hợp đồng đƣợc thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một
hoặc cả hai bên thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao
kết đƣợc coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt đƣợc sự thoả thuận nói trên. Sự thỏa
thuận ý chí giữa các bên hình thành hợp đồng thì sự thỏa thuận ý chí cũng sẽ dẫn đến
sự chấm dứt hợp đồng. Ví dụ: bà B đi nƣớc ngoài, nên gửi căn nhà cho anh C là hàng
xóm của bà B, bà B nói khi bà về nƣớc thì sẽ lấy lại căn nhà và anh C cũng đồng ý.
Tuần sau bà B về lấy lại căn nhà thì hợp đồng gửi giữ căn nhà cũng chấm dứt.
2.3.3. Hợp đồng bị hủy bỏ
Trên thực tế khi giao kết hợp đồng các bên chủ thể mong muốn hợp đồng sẽ kéo
dài tạo mối quan hệ mật thiết với nhau và không mong muốn hợp đồng bị hủy bỏ, hợp
đồng bị hủy bỏ là quyền của các bên trong giao kết hợp đồng do các bên vi phạm hợp
đồng. Ví dụ: bà Hoa đang xây căn nhà mới đem một số tài sản sang nhà bà Tâm tài
gồm quần áo, xe máy khi nào nhà xây xong thì bà lấy lại tài sản… Một hôm bà Hoa có
công chuyện qua nhà bà Tâm lấy xe máy thì bà Tâm nói xe máy cho con trai bà mƣợn
đi chơi và bà Hoa còn thấy các vật dụng khác bà Tâm đều đem ra cho các con sử dụng.
Bức xúc bà Hoa hủy bỏ hợp đồng và lấy lại tài sản.
Hợp đồng bị hủy bỏ là hợp đồng không có giá trị thi hành, tức là coi nhƣ chƣa
có hợp đồng, các bên phải hoàn trả lại cho nhau nhƣ ban đầu, nhƣ khi hợp đồng
mới đƣợc xác lập. Trong hợp đồng dân sự thì Bộ luật dân sự còn một quy định cho
phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi bên kia có vi phạm. Đó là khoản 1 Điều 425 Bộ
luật dân sự năm 2005, cụ thể: “ Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”. Đây là trƣờng hợp một bên đơn phƣơng hủy bỏ
hợp đồng không có sự đồng ý của bên kia. Việc hủy bỏ hợp đồng xảy ra trong những
trƣờng hợp do bên kia vi phạm nghĩa vụ là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà hai bên đã
thỏa thuận, hoặc do pháp luật quy định. Trƣờng hợp này bên hủy bỏ hợp đồng không
phải bồi thƣờng thiệt hại.
Tại khoản 2 có quy định: “Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Mặc
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
32
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
dù, điều kiện để một bên hủy bỏ hợp đồng trong trƣờng hợp này là sự vi phạm hợp
đồng của bên kia nhƣng bên hủy bỏ hợp đồng không thể hủy bỏ hợp đồng một cách
đƣơng nhiên mà phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng, trong thông
báo phải nêu rõ nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng. Nếu không thông báo mà
gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng.
Tại khoản 3: “Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời
điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”: Hủy bỏ hợp đồng là cơ sở của việc chấm
dứt hợp đồng đã giao kết (khoản 4 Điều 424 quy định chấm dứt hợp đồng dân sự:
“Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phƣơng chấm dứt thực hiện”) mặc dù hợp đồng đã có
hiệu lực. khi hợp đồng bị hủy bỏ có nghĩa là coi nhƣ hợp đồng không tồn tại ngay từ
đầu, mặc dù có thể đã đƣợc thực hiện một phần.
Tại khoản 4: “Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt
hại”: cần lƣu ý rằng đơn phƣơng hủy bỏ hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận hoặc
do pháp luật có quy định. Cơ sở chung của các quy định về hủy bỏ hợp đồng là việc
một bên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa
vụ không đầy đủ hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
2.3.4. Hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt
Theo đó, Hợp đồng đơn phƣơng chấm dứt trong hợp đồng gửi giữ là một
trong hai bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu hai bên có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu bên gửi hoặc bên giữ đơn phƣơng
chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng,
nếu bên nào đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng mà không báo cho bên còn lại biết
nếu gây ra thiệt hại phải bồi thƣờng. Khi hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt thực
hiện hợp đồng từ thời điểm bên kia nhận đƣợc thông báo chấm dứt. Các bên không
cần phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu
bên kia thanh toán. Những gì đã thực hiện vẫn có giá trị hiệu lực, từ thời điểm bên
kia nhận đƣợc tuyên bố đơn phƣơng chấm dứt, các bên thanh toán cho nhau những
gì đã thực hiện và không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Bên nào chƣa thực hiện
nghĩa vụ trƣớc bên kia thì phải thực hiện hoàn tất và bên có lỗi trong việc hợp đồng
đơn phƣơng chấm dứt thì phải bồi thƣờng thiệt hại. Ví dụ: Ngày 25/09/2012 A giao
kết hợp đồng gửi giữ với B, gửi mƣời tấn lúa giao kết ngày 30/09/2012 B giao lúa
cho A, A sẽ thanh toán cho B và một trong hai bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt
hợp đồng. Đến ngày 28/09/2012 A thông báo với B là ngày 29/09/2012 sẽ lấy lúa.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
33
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Trong trƣờng hợp này, là một trong hai bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực
hiện hợp đồng vì hai bên có thỏa thuận, A đã thông báo trƣớc cho B về việc chấm
dứt hợp đồng. A sẽ thanh toán cho B ba ngày B gửi giữ cho nên trong hợp đồng này A
không phải bồi thƣờng thiệt hại vì đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng.
Nhƣ vậy, với nguyên tắc bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phƣơng chấm
dứt phải bồi thƣờng thiệt hại, thì mặc dù một bên đơn phƣơng chấm dứt thực hiện
hợp đồng nhƣng ngƣời phải bồi thƣờng thiệt hại lại có thể là bên kia nếu nguyên nhân
gây ra chấm dứt hợp đồng là sự vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng của họ.Ví dụ: nhƣ
trong ví dụ trên A thỏa thuận với B là: ngày 27/09/2012 A sẽ giao nữa số tiền gửi giữ
cho B và đến ngày 30/09/2012 B giao lúa cho A và A sẽ giao số tiền còn lại. Và một
trong hai bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng. Đến ngày
29/09/2012 B đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng vì đến ngày 27/09/2012 A không giao
nữa số tiền nhƣ trong thỏa thuận. Trong trƣờng hợp này B đƣợc đơn quyền đơn
phƣơng chấm dứt hợp đồng do A không thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu có thiệt
hại sẽ ra thì A sẽ là ngƣời bồi thƣờng thiệt hại.
Từ những điều luật trên cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của hợp đồng, nhất
là hợp đồng dân sự, trong đời sống hiện đại. Quy định của pháp luật về hợp đồng
gửi giữ tài sản có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho các
giao lƣu dân sự, giúp cho các chủ thể tham gia trong hợp đồng giử giữ tài sản hiểu
đƣợc các quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản nhƣ về điều kiện giao
kết, hiệu lực của hợp đồng và chấm dứt hợp đồng.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
34
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GỬI
GIỮ TÀI SẢN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Nƣớc ta là một nƣớc nên kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, việc
phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho sự phát triển về các giao kết
hợp đồng dân sự nói chung và giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng. Qua thực tế
việc thi hành Bộ luật dân sự, các quy định pháp luật về quan hệ hợp đồng gửi giữ tài
sản cho thấy, các qui định pháp luật dân sự nƣớc ta tƣơng đối hoàn thiện và đầy đủ
nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập bởi nền kinh tế thị trƣờng đa dạng,
phức tạp luôn vận động và phát triển của xã hội.
Do đó, phải hƣớng tới sự hoàn thiện về mặt pháp lý, tạo sự công bằng cho các
bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích
những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng là điều rất cần thiết trong giai đoạn
hiện nay, vì trong thời gian qua cho ta thấy việc áp dụng các văn bản vi phạm pháp
luật còn rất nhiều hạn chế về một số trƣờng hợp trong giao kết hợp đồng dân sự mà cụ
thể là hợp đồng gửi giữ tài sản.
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật
Hiện nay, nƣớc ta là một nƣớc nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, việc phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho sự phát triển về
các giao kết hợp đồng dân sự nói chung và giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng.
Pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản đã góp phần quan trọng cho việc phát triển quan
hệ dân sự ở Việt Nam theo hƣớng thị trƣờng, từng bƣớc góp phần thúc đẩy sự hình
thành và phát triển lành mạnh trong việc gửi giữ tài sản. Nội dung quy định của pháp
luật về hợp đồng gửi giữ tài sản hiện hành đã điều chỉnh đƣợc cơ bản, bảo đảm tính
linh hoạt, tự do, tự nguyện, của các bên trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, những quy
định pháp luật về hợp đồng gửi giữ trong Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn chƣa giải quyết
hết những vấn đề tồn tại của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản quy định chung và
không rõ ràng đã gây khó khăn trong việc tiếp thu, hiểu và thực hiện.
Việc áp dụng quy định quy pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản đang là vấn đề
đƣợc mọi ngƣời quan tâm cho nên trong Bộ luật dân sự 2005, đã quy định một số điều
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ từ các Điều 559 đến 566
thuộc mục 10 Hợp đồng gửi giữ tài sản - Chƣơng XVIII Hợp đồng dân sự thông
dụng). Cụ thể, bên gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp
đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhƣng phải báo trƣớc cho bên giữ một thời gian
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
35
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
hợp lý. Bên gửi có nghĩa vụ trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phƣơng thức đã
thỏa thuận.
- Bên giữ tài sản có quyền: Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận;Yêu
cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trƣờng hợp gửi không trả tiền
công và có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại nếu làm mất mát, hƣ hỏng tài sản gửi giữ, trừ
trƣờng hợp bất khả kháng.
- Bên giữ tài sản còn có nghĩa vụ: Bảo quản tài sản nhƣ đã thoả thuận, trả lại tài
sản cho bên gửi theo đúng tình trạng nhƣ khi nhận giữ; Chỉ đƣợc thay đổi cách bảo
quản tài sản, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó nhƣng
phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi. Cũng cần nói rõ thêm, bên giữ tài sản
chỉ đƣợc thay đổi các bảo quản tài sản nếu nhƣ việc thay đổi là cần thiết và nhằm bảo
quản tài sản đƣợc tốt hơn. Đối với bên nhận giữ tài sản ngoài nhiệm vụ thông thƣờng
nhƣ trả lại tài sản, bồi thƣờng thiệt hại nếu có lỗi làm mất mát hƣ hỏng tài sản, bên
nhận giữ còn có nghĩa vụ báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ tiêu
hủy, hƣ hỏng tài sản và có quyền thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo quản,
nhận các thanh toán hợp lý cho chi phí này. Ngoài ra bên giữ còn có quyền bán tài sản
có nguy cơ hƣ hỏng tiêu hủy. Bên nhận giữ phải trả tiền cho bên gửi sau khi trừ đi tiền
công gửi giữ và những chi phí hợp lý để bán tài sản.
- Khi hết hạn hợp đồng bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi
(nếu có).Trong trƣờng hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không đƣợc yêu cầu bên gửi
trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản kể từ thời điểm chậm trả. Bên giữ
còn phải chịu rủ ro đối với tài sản do chậm giao trả lại. Bên gửi phải trả đủ tiền công
khi lấy lại tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận trƣớc về mức tiền công thì áp
dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công. Trong trƣờng
hợp bên gửi không trả đủ tiền công, thì bên giữ có quyền giữ lại tài sản cho đến khi
nhận đủ tiền công hoặc đƣợc bồi thƣờng thiệt hại.
- Về nguyên tắc, thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời. Các bên có
thể thỏa thuận về mức bồi thƣờng, hình thức bồi thƣờng bằng tiền, bằng hiện vật,
phƣơng thức bồi thƣờng một lần hoặc nhiều lần, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định
khác. Trong hợp đồng gửi giữ tài sản, hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói,
bằng văn bản. Các giấy biên nhận giữ, phiếu nhận giữ chỉ là bằng chứng của việc đã
giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
36
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Trên thực tế, hợp đồng gửi giữ tài sản chƣa có quy định về hình thức nên có thể
giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản (hoặc văn bản có chứng nhận của
công chứng Nhà nƣớc).
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài
sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp
đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trƣờng hợp gửi giữ không phải
trả tiền công. Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng gửi giữ tài sản nhất thiết
phải lập thành văn bản. Do đó về nguyên tắc thì thỏa thuận bằng lời nói hay hành vi
giữa ngƣời gửi và ngƣời giữ cũng coi là đã hình thành một hợp đồng gửi giữ tài sản.
Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp "thỏa thuận bằng miệng", dù không lập
thành hẳn một bản hợp đồng bằng văn bản nhƣ các hợp đồng mua bán nhà ở hay hợp
đồng thuê nhà ở… nhƣng thỏa thuận bằng lời nói giữa ngƣời gửi và ngƣời giữ vẫn
phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản. Trừ một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ gửi giữ hàng
hóa vào các kho trung chuyển hay kho ngoại quan... là có hợp đồng cụ thể nêu rõ số
lƣợng, chủng loại, giá trị hàng hóa gửi giữ, còn các giao dịch gửi giữ hàng ngày nhƣ
gửi túi xách, xe máy ở nhà hàng, siêu thị... thì bên gửi cũng không báo cho bên giữ
biết giá trị còn lại của tài sản, sự đầy đủ hay thiếu hụt những những tài sản ... nên khi
xảy ra mất mát, các bên thƣờng không có cơ sở để xác định giá trị của tài sản bị mất để
thống nhất với nhau về mức bồi thƣờng thiệt hại.
Hơn nữa, hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng có tính chất có thể đền bù và
không đền bù. Do đó, hợp đồng gửi giữ mang tính chất đền bù thƣờng đƣợc thể hiện
thông qua tiền công của bên giữ tài sản. Còn hợp đồng gửi giữ tài sản không có tính
chất đền bù đƣợc coi là ngoại lệ. Nhƣ vậy, tính chất đền bù có ảnh hƣởng trực tiếp tới
việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản. Do đó,
việc nhận giữ không có thù lao (tiền công) sẽ không làm thay đổi bản chất pháp lý của
hợp đồng gửi giữ. Khi tranh chấp phát sinh thì vẫn áp dụng đúng theo quy định pháp
luật của hợp đồng gửi giữ tài sản có thù lao.
Tiền công trong hợp đồng gửi giữ tài sản là tiền thù lao trong giữ tài sản mà bên
gửi giữ nhận đƣợc khi trả hoặc khi nhận tài sản tùy theo thỏa thuận trừ hợp hợp đồng
gửi giữ tài sản không có thù lao.
- Về chuyển giao tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản là việc chuyển giao tài
sản từ bên ngƣời gửi sang bên ngƣời giữ chỉ trong một khoảng thời gian đƣợc xác
định; bên nhận giữ chỉ có quyền chiếm giữ, trông coi tài sản mà không có bất kỳ quyền
nào khác đối với tài sản. Nhƣ vậy, khi bên nhận giữ đƣợc giao tài sản thì chỉ có quyền
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
37
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
chiếm giữ, trông coi tài sản cho bên gửi. Tuy nhiên, trên thực tế có một số vấn đề
nhằm lẫm là giữa gửi giữ tài sản và thuê chổ để tài sản. Ta cần phân biệt hai hợp đồng
gửi giữ tài sản và thuê tài sản. Trong đó, gửi giữ tài sản là tài sản đƣợc giao cho ngƣời
bởi ngƣời giữ tài sản, còn thuê chổ để tài sản là tài sản đƣợc đặt ở nơi nào đó dƣới sự
cho phép của ngƣời có quyền quản lý ở nơi đó nhƣng không đƣợc dặt dƣới sự trông
giữ của ngƣời đó.
3.2. Một số vụ tranh chấp về việc áp dụng quy định pháp luật hợp đồng gửi giữ
tài sản
-Sau đây là vụ tranh chấp trong hợp đồng gửi giữ tài sản. Bên cạnh việc xem nhẹ
hợp đồng giao dịch dân sự của ngƣời dân, điều đáng nói, sự xét xử thiếu công tâm của
cơ quan tƣ pháp trong thời gian qua cũng là yếu tố tiếp tay cho hành vi sai trái này.
- Tình huống thứ nhất: Từ năm 2008, bà Ngọc mua cà phê và gửi vào kho của
Công ty Cổ phần đầu tƣ xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, mỗi lần gửi, bà phải xuất
hóa đơn VAT theo giá tạm tính để vay tiền của công ty. Sau 2 năm, bà Ngọc đã ký gửi
hơn 18.000 tấn vào công ty này, đổi lại công ty cũng cho bà Ngọc vay hơn 500 tỉ đồng
với lãi suất theo thỏa thuận, tƣơng tự nhƣ hình thức cầm cố tài sản. Theo cam kết giữa
hai bên, nếu cà phê đƣợc giá, bà Ngọc sẽ lấy lại cà phê để bán, đồng thời trả tiền vay
và lãi cho công ty. Tuy nhiên, khi bà Ngọc đến công ty làm thủ tục lấy lại số cà phê đã
gửi, thì công ty này lật lọng và cho rằng, bà Ngọc đã bán chứ không phải ký gửi, vì
cho rằng bà đã xuất hóa đơn (VAT). Tháng 8/2013, Tòa án sơ thẩm TP. Buôn Ma
Thuột kết luận, bà Ngọc chi xuất hóa đơn theo giá tạm tính chứ không phải là hóa đơn
bán hàng, buộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên phải trả cho bà
Ngọc hơn 18.000 tấn cà phê mà công ty này đã chiếm dụng bất hợp pháp suốt 3 năm
qua.
Với kết luận này, phần lỗi thuộc về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Tây
Nguyên, tuy nhiên, tiền lãi gần 200 tỉ đồng phát sinh từ tiền vay của bà Ngọc trong 3
năm, bà Ngọc lại phải chịu. Theo nhƣ Tòa án Nhân dân TP.Buôn Ma Thuột, bà Ngọc
phải trả cả tiền ứng và lãi. Vậy thì cà phê của bà Ngọc bị chiếm dụng từ năm 2010 đến
nay ai chịu? Theo tình huống này thì có nhiều ý kiến nhƣ: Theo ý kiến của Luật sƣ Hà
Hải, Trƣởng Văn phòng Luật sƣ Hà Hải và Cộng sự - TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Căn
cứ theo Điều 308 Bộ luật dân sự thì rõ ràng lỗi này có thể là lỗi hỗn hợp hoặc là lỗi của
công ty cà phê Tây Nguyên, thế thì bà Ngọc không thể nào gánh chịu phần trách
nhiệm là trả lãi từ ngày 8/11 cho tới thời điểm hiện nay”. Và theo ý kiến của ông Trịnh
Đức Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột: “Rất nhiều nông hộ không
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
38
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
có nhà kho để mà chứa, dẫn tới tình trạng đi ký gửi hàng của mình ở các đại lý. Tuy
nhiên kinh doanh cà phê này rất nhiều rủi ro, nhiều đại lý nếu kinh doanh không tốt,
thua lỗ thì lúc đó rõ ràng là họ cũng phải chạy làng đối với ngƣời nông dân”.
Nhƣ vậy, Thủ đoạn lợi dụng nhận gửi giữ tài sản để chiếm dụng đang xảy ra khá
phổ biến tại Đăk Lăk. Nhiều doanh nghiệp đƣợc thành lập để nhận gửi giữ nông sản
của dân, tuy nhiên khi giá tăng cao, những doanh nghiệp này đã tự bán để hƣởng
chênh lệch, sau đó lật lọng giữa hợp đồng gửi giữ và hợp đồng mua bán nhằm trục lợi,
thậm chí nhiều doanh nhiệp đã bỏ trốn. Nguyên nhân của các vụ lừa đảo thông qua
hoạt động ký gửi không chỉ là việc xem nhẹ các hợp đồng giao dịch của ngƣời dân, mà
còn là sự giám sát lỏng lẻo của lực lƣợng chức năng. Việc xét xử thiếu công tâm
không chỉ làm cho dƣ luận thêm bất bình, mà còn làm cho thủ đoạn lừa đảo gia tăng và
ngày càng thêm phức tạp và khó kiểm soát.14
- Tình huống thứ hai nhƣ sau: Vào Sáng 15-12-2012, ông đi xe SH màu vàng và
bạn gái ông đi xe Attila màu đen đến quán phở của bà H. ở chung cƣ Phan Xích Long,
phƣờng 7 ăn sáng. Khi cả hai đậu xe trƣớc cửa quán thì bà H. (chủ quán) ra yêu cầu
đẩy xe qua đậu trƣớc cửa nhà cạnh quán. Vì lo ngại nên ông có hỏi: “Để xe ở đó có
sao không?”. Bà H. đáp: “Không sao đâu, có ngƣời trông xe”. Không an tâm, ông hỏi
thêm lần nữa và vẫn đƣợc trấn an nhƣ thế. Vì vậy, ông và bạn gái đậu xe đúng vị trí
mà bà H. chỉ và khóa xe cẩn thận rồi mới vào quán. Sau khi ăn xong khoảng 30 phút,
cả hai ra trƣớc quán lấy xe thì ông T. phát hiện xe mất còn xe bạn gái và xe của các
khách khác thì vẫn còn ở đó. Ông đã báo công an về vụ mất xe ngay sau đó và không
thỏa thuận đƣợc việc bồi thƣờng với bà H. nên khởi kiện. Xe lúc mua là gần 122 triệu
đồng, nay ông yêu cầu bồi thƣờng 80 triệu đồng vì đã qua sử dụng. Ngƣợc lại, bà H.
cho rằng chỉ thấy bạn gái ông T. chạy xe Attila đen đến quán bà. Lúc đó, chị này hỏi
bà để xe ở đâu và bà chỉ sang để xe nhà bên cạnh. Bà không thấy chiếc xe SH nào. Khi
chị này nói mất xe, bà còn đáp xe còn đó mất đâu. Do đó, bà từ chối bồi thƣờng cho
ông T.
Xử sơ thẩm tháng 4, TAND quận Phú Nhuận nhận định căn cứ vào lời khai tại
công an, tại UBND phƣờng về vụ việc thì đủ cơ sở để xác định giữa hai bên nguyên
đơn và bị đơn có sự thỏa thuận trông coi xe giữa khách đến ăn và chủ quán. Sự giao
kết này đƣợc thể hiện bằng lời nói và kể từ thời điểm đó quyền và nghĩa vụ đôi bên
đƣợc xác lập. Theo tòa, bà H. đã thừa nhận trong biên bản lời khai tại công an là bà
14
Theo VTV, Cảnh báo tình trạng đánh tráo hợp đồng, Báo Tiền phong, 2013, http://www.tienphong.vn/KinhTe/651779/Ca%CC%89nh-ba%CC%81o-ti%CC%80nh-tra%CC%A3ngda%
CC%81nh-tra%CC%81o-ho%CC%A3p-do%CC%80ng-tpol.html, [Truy cập ngày 12- 10-20014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
39
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
không biết ngƣời nam đi xe màu gì chứ không phải bà không thấy ngƣời nam không đi
xe. Trong các biên bản lời khai tại công an, bà thừa nhận trách nhiệm và đồng ý hỗ trợ
10 triệu đồng nhƣng ông T. không chịu. Từ đó, tòa buộc bị đơn bồi thƣờng cho ông T.
80 triệu đồng. Ngay sau đó, bà H. kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm, phía bị đơn đề nghị
hòa giải, hỗ trợ 30 triệu đồng nhƣng bên ông T. từ chối. Cũng nhƣ tòa sơ thẩm, tòa
phúc thẩm căn cứ vào biên bản làm việc tại công an rằng bà H. từng nhận trách nhiệm
bồi thƣờng việc mất xe nên tuyên bác kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên án sơ thẩm.
Trao đổi về vụ án, các thẩm phán cho biết hiện nay việc gửi xe khi vào quán mà
không lấy thẻ diễn ra khá phổ biến, khi xảy ra mất xe thì rất khó đòi bồi thƣờng. Bởi
dù pháp luật có quy định về việc giao kết hợp đồng miệng nhƣng sẽ khó xử khi sự việc
xảy ra mỗi bên nói một kiểu. Vụ án trên may nhờ có lời khai ban đầu tại công an nên
tòa mới có căn cứ vững chắc khi xét xử.
Từ vụ án này cho thấy ngƣời dân nên hết sức cẩn trọng khi gửi xe. Khi gửi, khách
nên yêu cầu quán phải giao thẻ giữ xe, nếu quán không có thẻ xe thì phải hỏi thông tin
cụ thể ai chịu trách nhiệm khi mất xe. Còn nếu không yên tâm thì tốt nhất nên tìm đến
quán khác có ngƣời giữ xe, có giao thẻ xe đàng hoàng.15
- Tình huống thứ ba: Tháng 5-2008, ông A thuê Công ty B bảo vệ an ninh cho
câu lạc bộ và giữ xe của các khách hàng ra vào câu lạc bộ. Giữa hai bên ký hợp đồng
nêu rõ nếu bên công ty bảo vệ do lỗi vô ý hoặc cố ý để xảy ra mất an toàn, gây thiệt
hại cho câu lạc bộ thì chính công ty phải có trách nhiệm làm việc với bên bị thiệt hại
để đƣa ra hình thức và mức bồi thƣờng hợp lý nhất.
Cuối tháng 10-2008, khi đến câu lạc bộ trên chơi bi da, một khách hàng đã bị mất
chiếc xe Honda PS trị giá hơn 100 triệu đồng. Ngay sau đó, ông A đã gọi nhân viên
bảo vệ của công ty B và công an đến lập biên bản vụ việc. Đồng thời, ông A đề nghị
công ty B phải bồi thƣờng cho chủ xe hơn 100 triệu đồng. Do công ty B từ chối bồi
thƣờng nên để giữ uy tín cho câu lạc bộ, ông A đã đứng ra giao trả cho ngƣời khách
hơn 100 triệu đồng. Nay ông A yêu cầu công ty B phải trả lại cho mình số tiền này.
Tuy nhiên, sau nhiều lần giằng co, công ty B chỉ chấp nhận bồi thƣờng 1/2 chiếc
xe. Lý do đƣa ra: Chiếu theo bản hợp đồng nêu trên thì công ty B có nhiệm vụ cử hai
nhân viên đến bảo vệ câu lạc bộ từ 10 giờ đến 23 giờ hàng ngày. Khi chỉ còn vài ngày
nữa hết hợp đồng thì ông A tự ý đổi ca trực nhân viên bảo vệ (tức không thực hiện
theo bản hợp đồng đã ký kết). Ngoài ra, ngƣời khách trên có gửi xe tại bãi giữ xe
15
Hoàng Yến, Gửi xe không lấy thẻ mất khó đòi, Báo Pháp luật thành Hồ Chí Minh, 2014, http://plo.vn/toaan/gui-xe-khong-lay-the-mat-kho-doi-493251.html, [ Truy cập ngày 12- 10- 2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
40
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
nhƣng lại không lấy vé xe. Phía ông A không thừa nhận việc mình tự ý đổi ca trực của
nhân viên bảo vệ. Ông A tiếp tục yêu cầu công ty B bồi thƣờng nguyên chiếc xe vì
“nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ là phải xé vé giao cho khách gửi xe”.16
-Tình huống thứ tƣ: Tháng 1-2014, ông T. nộp đơn khởi kiện ra TAND quận 12
(nơi Công ty CAV đặt trụ sở) để đòi bồi thƣờng chiếc xe SHi của ông bị mất.Tình
huống nhƣ sau: Ông T ngụ tại chung cƣ Phú Thọ, quận 11. Bãi giữ xe tại chung cƣ này
do Công ty CAV quản lý. Tháng 1-2011, ông ký thỏa thuận gửi giữ xe tháng với công
ty tại bãi xe chung cƣ. Công ty yêu cầu ông đƣa bản phôtô giấy đăng ký xe để làm thẻ
giữ xe tháng. Sau đó công ty đƣa thẻ giữ xe SHi biển số nhƣ cung cấp để ông giữ và
quản lý. Mỗi tháng ông phải trả phí giữ xe là 140.000 đồng.
Quy trình gửi xe nhƣ sau: Sau khi đăng ký gửi xe tháng, Công ty CAV cấp cho
ông T. một thẻ xe (thẻ từ) có mã vạch. Thẻ này chỉ sử dụng cho xe mà ông T. đã đăng
ký. Khi cho xe vào bãi, ngƣời giữ xe sẽ quét mã vạch xác nhận xe đã đƣa vào bãi và
khi lấy xe ra, bên giữ xe sẽ quét mã vạch để xác nhận đúng chiếc xe và ngƣời gửi xe
đã lấy xe ra. Mỗi lần gửi và lấy xe, ông T. đều phải xuất trình thẻ cho nhân viên bãi xe
quét thẻ.
Theo ông T., tối 3-11-2011, ông đem xe vào bãi, đến 14 giờ ngày hôm sau ông
xuống bãi lấy xe thì không thấy xe đâu. Ông lập tức báo cho nhân viên bãi xe biết,
đồng thời trình báo sự việc cho công an phƣờng. Ông xác nhận khi cho xe vào bãi ông
có đƣa thẻ cho nhân viên bãi xe, còn việc nhân viên có quét thẻ hay không thì ông
không biết. Ông T. cho biết thêm bãi xe có camera ghi hình và khi phát hiện mất xe
ông có yêu cầu nhân viên bãi xe cho xem lại dữ liệu ghi hình. Tuy nhiên, nhân viên bãi
xe lại hẹn ông đến 9 giờ sáng hôm sau. Hôm sau, ông đƣợc báo là camera không hoạt
động từ ba tháng trƣớc nên không lƣu lại hình ảnh gửi và lấy xe của ông.
Ông T. khẳng định ngƣời nhà ông đều có xe riêng nên chiếc SHi chỉ mình ông sử
dụng. Tại thời điểm trƣớc khi mất xe, ông không cho ai mƣợn xe. Sau khi mất xe, ông
nhiều lần liên hệ với Công ty CAV đòi bồi thƣờng nhƣng không thấy có thiện chí nên
phải đi kiện. Ngƣợc lại, phía công ty không đồng ý bồi thƣờng vì cho rằng mình không
làm mất xe. Phía công ty cho rằng ông T. đã lấy xe không xuất trình thẻ và không gửi
lại bãi vào ngày 3-11-2011 nhƣ ông này trình bày.
Ngƣời làm chứng (là nhân viên bãi xe) cho rằng khi nghe ông T. nói mất xe,
ngƣời có thẩm quyền kiểm tra máy tính và đầu ghi hình thì phát hiện dữ liệu không lƣu
16
Minh Nguyền, Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản: Mất xe của khách, đền sao?, Báo Pháp luật TPHCM,
2011, http://bacvietluat.vn/tranh-chap-hop-dong-gui-giu-tai-san-mat-xe-cua-khach-den-sao.html, [Ngày truy cập
12- 10- 2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
41
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
trữ trên ổ cứng từ 26-8-2011 đến 4-11-2011. Sau đó, ngƣời này bật chế độ ghi hình
trên đầu ghi thì nó mới bắt đầu hoạt động. Sở dĩ ghi hình camera không lƣu dữ liệu
trƣớc đó là vì mất điện. Nhân viên khẳng định nhân viên bãi xe không thể truy cập vào
đầu ghi hình vì không biết mật mã.
Xử sơ thẩm hồi tháng 3-2014, TAND quận 12 nhận định phía bị đơn cho rằng
ông T. và cha ông đã lấy xe ra vào tối 31-10-2011, sau đó không đem xe quay lại
nhƣng không có chứng cứ chứng minh do camera đã bị hƣ từ tháng 6-2011. Từ đó, tòa
buộc phía Công ty CAV có trách nhiệm bồi thƣờng hơn 138 triệu đồng trị giá chiếc
SHi bị mất theo định giá. Không đồng tình, Công ty CAV kháng cáo.
TAND TP.HCM mở phiên phúc thẩm xử vụ tranh chấp hợp đồng gửi giữ xe giữa
ông NMHT (ngụ quận 11) với Công ty TNHH Phát triển CAV. Vụ án gây chú ý khi
việc mất xe diễn ra tại bãi xe áp dụng công nghệ gửi giữ hiện đại (còn gọi là bãi giữ xe
thông minh) nhƣng khi có sự cố thì bên giữ xe bảo dữ liệu lƣu trữ bị mất.
Tại phiên phúc thẩm, hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra với phía công ty. Chẳng hạn
công ty có chứng minh đƣợc camera trong thời gian đó do cúp điện không ghi hình
đƣợc mà không có sự can thiệp khác từ con ngƣời không vì sang ngày hôm sau mới
cung cấp băng ghi hình? Cúp điện camera không hoạt động nhƣng máy quét thẻ vẫn
hoạt động, vậy công ty có cung cấp đƣợc dữ liệu cuối cùng ra vào của xe ông T.
không? Và liệu có tác động từ con ngƣời làm thay đổi dữ liệu không?...
Tranh luận tại tòa, công ty cho rằng khi ông T. cho xe vào nói có đƣa thẻ vào bãi
cho nhân viên tên Hiếu nhƣng ngƣời này là ngƣời sắp xếp xe, không phải kiểm soát
xe. Sự việc mất xe không chứng minh đƣợc bãi xe làm mất, không có chứng cứ ông T.
đã đƣa xe vào bãi. Ông T. thƣờng cho xe ra vào bãi mà không quét thẻ. Mặt khác,
nhân viên bãi xe vào làm phải đóng ký quỹ cả trăm triệu đồng nên không thể có hành
vi gian dối...
Phát biểu quan điểm, VKS cho rằng công ty không chứng minh đƣợc kháng cáo có căn
cứ nên đề nghị tòa tuyên y án sơ thẩm. HĐXX cho rằng vụ án phức tạp nên kéo dài
thời gian nghị án, dự kiến ngày 30-7 sẽ tuyên án17.
Nhƣ vậy, trên tiễn thi hành các quy định pháp luật về hợp đồng gửi giữ cũng
phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Việc khó khăn trong giải quyết tranh chấp hợp đồng
gửi giữ tài sản còn diễn ra phổ biến, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên. Nội
dung giao kết trong hợp đồng gửi giữ tài sản còn sơ sài, không bảo đảm các nội dung
17
Ái Minh, Gửi giữ xe bằng thẻ từ: Mất sé khó đòi!, Báo Pháp luật TPHCM, 2014, http://plo.vn/phap-luat-chunhat/gui-giu-xe-bang-the-tu-mat-se-kho-doi-485328.html, [ Truy cập ngày 13- 10- 2014 ].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
42
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tình trạng đùng đẩy trách nhiệm hay thoái thác
trách nhiệm trong việc bồi thƣờng diễn ra khá phổ biến.
3.3. Một số bất cập và hƣớng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng gửi giữ
tài sản
Hợp đồng là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa
vụ dân sự giữa các bên. Trong quá trình đàm phán, thƣơng thảo để ký kết hợp đồng,
mỗi chủ thể đều có ý chí của mình. Khi ý chí của các bên có sự trùng hợp thì coi là có
sự thoả thuận và hợp đồng đƣợc ký kết. Sự trùng hợp ý chí, hay nói cách khác sự thoả
thuận của các bên đƣợc thể hiện bằng những hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào ý chí
của họ: có thể bằng lời nói, có thể bằng hành vi hoặc có thể bằng văn bản. Các hình
thức thể hiện ý chí đó đƣợc gọi là hình thức của hợp đồng. Theo nguyên tắc thì các
bên có quyền lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ và đó đƣợc coi là một trong
những nội dung của tự do hợp đồng – tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng.
3.3.1. Bất cập và giải pháp về việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình thức
là hành vi cụ thể
Nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, sự quản lý của nhà nƣớc, lợi ích của các bên
tham gia hợp đồng cũng nhƣ lợi ích của ngƣời khác, pháp luật quy định hợp đồng phải
đƣợc thể hiện dƣới một dạng hình thức nhất định. Hợp đồng gửi giữ tài sản có thể giao
kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, Thực tiễn các quy định pháp
luật về hợp đồng gửi giữ tài sản cũng phát sinh nhiều khó khăn khi tranh chấp xảy ra.
Việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản dƣới hình thức bằng hành vi cụ thể rất phổ biến,
gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên. Do việc giao kết bằng hình thức lời nói hay
hành vi giao kết trong hợp đồng gửi giữ tài sản nhiều trƣờng hợp còn sơ sài, không bảo
đảm các nội dung tối thiểu theo quy định của pháp luật. Khi tranh phát sinh thì thƣờng
các bên khó thể tự thỏa thuận đƣợc.
Trên thực tế, hình thức của hợp đồng gửi giữ là có thể bằng lời nói, bằng văn bản
hay một hành vi cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 điều 401 Bộ luật dân sự về hình
thức hợp đồng dân sự “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải
được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Theo đó, Pháp luật hiện hành không quy
định hợp đồng gửi giữ tài sản nhất thiết phải lập thành văn bản. Về nguyên tắc thì thỏa
thuận bằng lời nói hay hành vi cụ thể giữa ngƣời gửi và ngƣời giữ cũng coi là đã hình
thành một hợp đồng gửi giữ tài sản. Các quy định từ Điều 559 đến Điều 566 lại không
có một quy định nào về hình thức của loại hợp đồng này, nhƣ vậy có thể hiểu hình
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
43
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
thức của hợp đồng gửi giữ có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Các hợp đồng đƣợc giao kết bằng văn bản thì các bên đã có sự thỏa thuận rõ ràng về
quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, đối với hợp đồng đƣợc giao kết bằng hành vi cụ thể
không phải lúc nào ý chí các bên cũng đƣợc thể hiện ra một cách rõ ràng, dẫn đến
những tranh chấp phát sinh ngoài ý muốn.
Thực tế, ở nhiều khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các trung tâm mua sắm, hồ bơi …
khách thƣờng gửi các tài sản nhƣ xe, túi xách, các tài sản khác khi gửi thì không thành
lập bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận hay thông qua hành vi cụ thể với bên giữ tài sản,
do các bên thỏa thuận hay hành vi cụ thể mà một số trƣờng hợp nhƣ chỉ chổ để hay
biển báo thì sự thỏa thuận đó rất nhanh về nội dung, chừng từ các bên không đạt đƣợc
thể hiện đủ ý chí các bên khi chấp tranh xảy ra thì việc chứng mình hợp đồng gửi giữ
tài sản rất khó khăn vì các bên thƣờng không nhận trách nhiệm lỗi mất, hƣ hỏng tài sản
về mình. Nghĩa là, hai bên giữ và gửi đã tạo nên một thói quen về nơi để tài sản của
khách, dù quyền và nghĩa vụ của thói quen này chƣa đƣợc hai bên thỏa thuận rõ ràng.
Vụ việc: Ông A vào nhà hàng, thì nhân viên bảo vệ của nhà hàng chỉ chổ cho ông
A đậu xe và không có vé giữ xe. Khi ông A ra lấy xe thì không thấy xe đâu và tranh
chấp phát sinh ông A yêu cầu bên nhà hàng bồi thƣờng thì bên giữ là nhân viên bảo vệ
không nhận trách nhiệm về mình và nói ông A không có gửi xe. Do ông A chủ quan
giao kết bằng hành vi và có chứng từ chứng mình đƣợc việc xác lập hợp đồng gửi giữ
tài sản nên rất khó yêu cầu bồi thƣờng.
Nhƣ vậy trƣờng hợp này và khách hàng có tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản
hay không. Trên thực tế về các vụ việc tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản, đƣợc giao
kết bằng hành vi cụ thể hợp số trƣờng hợp vẫn còn khó khăn trong việc chứng minh
việc đã xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản tồn tại hay không. Ví dụ về vụ tranh chấp hợp
đồng gửi giữ tài sản của anh Vũ Song Toàn nhƣ sau: Theo đơn khởi kiện của anh Vũ
Song Toàn, trú tại Phòng 516, cầu thang 6, chung cƣ Đƣờng Sắt, 35 Láng Hạ, Quận Ba
Đình, Hà Nội cho biết, vào khoảng 10h20 ngày 13/2/2011, anh Vũ Song Toàn (sinh
năm 1977) đi xe máy Honda PS BKS 29Y1 – 1673 đến nhà hàng My Way (24T2
Trung Hoà – Nhân Chính để tiếp khách). Khi dựng xe trƣớc cửa nhà hàng, quan sát
không thấy có nhân viên bảo vệ đón tiếp và trông xe nhƣ thƣờng lệ, anh Toàn đã cẩn
thận khoá xe và tiến vào cửa chính hỏi nhân viên lễ tân (tên Đinh Thị Thuỷ) xem có để
xe ở đó đƣợc không. Cô Thủy gật đầu. Khoảng hơn 1 tiếng sau, anh Toàn ra lấy xe thì
phát hiện xe của mình đã mất. Đại diện nhà hàng trƣớc sự chứng kiến của một số cán
bộ công an phƣờng xác nhận xe bị mất trộm. Bị My Way từ chối bồi thƣờng, anh Toàn
đã khởi kiện. Ngày 10/5, phiên sơ thẩm do Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã mở bác
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
44
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
đơn của anh Toàn với lý do giữa hai bên không thiết lập hợp đồng gửi giữ xe. Cho
rằng bản án sơ thẩm thiếu khách quan trong việc xác định gửi giữ phƣơng tiện trên
thực tế, anh Toàn kháng án. Nguyên đơn còn cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ qua tình tiết
quan trọng là tài liệu (file ghi âm) mà nguyên đơn đƣa ra cho thấy có việc gửi giữ
phƣơng tiện giữa khách với nhân viên nhà hàng. Theo đó, khi để xe trƣớc cửa chính,
anh Toàn có hỏi cô nhân viên đứng đón và nhận đƣợc cái “gật đầu”. Cô này cũng ghi
nhận anh đã đến đây và dựng phƣơng tiện gần cửa ra vào.Về tấm biển cảnh báo: “Quý
khách đến nhà hàng xin vui lòng lấy vé xe…”, theo đại diện nguyên đơn vào thời điểm
anh Toàn đến sử dụng dịch vụ và bị mất xe không thấy có ở khu vực cửa ra vào. Còn
đại diện bị đơn khẳng định tấm biển có từ đầu năm 2007. Đại diện nguyên đơn vẫn giữ
nguyên kháng cáo, bị đơn cũng kiên quyết không “thƣơng lƣợng” nhằm chia sẻ rủi ro
với khách hàng.
Đại diện Viện kiểm sát Hà Nội cho rằng lỗi thuộc về cả hai bên. Trong giai đoạn
sơ thẩm, tòa án quận Cầu Giấy đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng khi không xem xét,
đánh giá đầy đủ, khách quan các chứng cứ liên quan. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị
Hội đồng xét xử tuyên hủy án sơ thẩm. Sau ba ngày xét xử, sáng 11/10, Tòa án nhân
dân Hà Nội không chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát, tuyên bác kháng cáo của anh
Toàn với lý do "không xác định đƣợc giữa hai bên đã xác lập hợp đồng gửi giữ.18
Nhƣ vậy, hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể trong hợp đồng gửi giữ tài sản,
một số trƣờng hợp vẫn còn vƣớng mắc trong việc chứng mình sự tồn tại của hợp đồng
gửi giữ tài sản.
Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng gửi giữ tài sản nhất thiết phải lập
thành văn bản. Nhƣ vậy, có thể hiểu hình thức của hợp đồng gửi giữ có thể bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng đƣợc giao kết bằng
hành vi cụ thể không phải lúc nào ý chí các bên cũng đƣợc thể hiện ra một cách rõ
ràng, dẫn đến những tranh chấp phát sinh ngoài ý muốn thì rất khó cho việc chứng
mình hợp đồng gửi giữ tài sản đã đƣợc xác lập và dẫn tới quyền lời các bên bị ảnh
hƣởng.
Do đó, ngƣời viết kiến nghị nên có hƣớng dẫn về hình thức hợp đồng bằng hành
vi cụ thể đối với hợp đồng gửi giữ tài sản. Hành vi cụ thể của một bên phải đƣợc bên
kia biết đến và thể hiện sự đồng ý để khi tranh chấp phát sinh thì các bên có bằng
18
Nam Anh, Khách kiện nhà hàng đòi xe PS bị mất, Báo vnexpress, 2012, http://vnexpress.net/tin-tuc/phapluat/khach-kien-nha-hang-doi-xe-ps-bi-mat-2247351.html.[ Ngày truy cập 13- 10- 2014 ].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
45
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
chứng minh hợp đồng gừi giữ tài sản đã đƣợc xác lập giữa các bên. Hành vi cụ thể này
có thể thông qua việc chuyển giao vật để xác minh cho hành vi giao kết hợp đồng. Vật
xác minh có thể là giấy giữ, biên nhận giữ, thẻ giữ… Khi đó các bên đã thể hiện đƣợc
ý chí giao kết nhất định của mình và thể thể thiện đƣợc sự ràng buộc giữa các bên nếu
khi có phát sinh tranh chấp thì việc chứng minh việc xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản
đã giao kết và là cơ sở để các bên giải quyết nhanh chống hơn.
Nhƣ vậy, kiến nghị này không những có thể khắc phục đƣợc tình trạng trên mà
còn bảo vệ đƣợc quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng gửi giữ tài sản dƣới hình
thức là hành vi cụ thể sẽ giúp cho bên gửi tài sản cảm thấy an toàn, còn là cho bên giữ
tài sản phải nâng cao trách nhiệm của minh hơn, từ đó sẽ hạn chế việc mất mát, hƣ
hổng giảm bớt các vụ tranh chấp phát sinh.
3.2.2. Bất cập và giải pháp về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là một trong những công cụ pháp lý đƣợc hình thành từ
lâu đời và đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống, Chính vì vậy nên trong pháp luật
Việt Nam chế định hợp đồng gửi giữ tài sản dành đƣợc sự quan tâm thích đáng. Tuy
nhiên trong pháp luật Việt Nam hiện nay, chế định quan trọng này vẫn còn vƣớng
mắc, trong đó có cả việc xác định thời điểm hiệu lực của hợp đồng còn gây nhiều tranh
luận trong giới luật học.
Việc xác định hợp đồng gửi giữ tài sản là loại hợp đồng thực tế có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng, bởi lẽ điều này liên quan đến lợi ích của các bên trong hợp
đồng. Theo quy định tại Điều 559 BLDS 2005, “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả
thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại
chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công
cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”… Hợp đồng gửi giữ tài
sản chỉ khi nào bên giữ nhận tài sản của bên gửi thì hợp đồng gửi giữ tài sản có hiệu
lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo các quy định trên của pháp luật Việt Nam thì về bản chất, mặc dù pháp luật
không quy định rõ, nhƣng trong khoa học pháp lý Việt Nam nhiều tác giả cho rằng,
gửi giữ tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên giữ nhận tài sản, cũng chính vì
vậy nên hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng thực tại, sau khi các bên đã thoả thuận về
việc gửi giữ tài sản mà chƣa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các
bên, do vậy mọi thoả thuận chƣa có hiệu lực khi chƣa chuyển giao tài sản. Sự đồng ý
của bên đƣợc gửi giữ quyết định cho hợp đồng đƣợc xác lập, song hợp đồng chỉ có
hiệu lực khi tài sản đƣợc bên gửi giao cho bên giữ.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
46
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Do đó thời điểm phát sinh có hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản sẽ có vấn đề
có thể xảy ra và pháp luật khó có thể giải quyết đƣợc trong trƣờng hợp thiệt hại xảy ra
vì do bên gửi chƣa chuyển giao tài sản cho bên giữ nên hiệu lực của hợp đồng chƣa
phát sinh. Nhƣ vậy, giữa bên gửi tài sản và bên giữ tài sản dù đã có thỏa thuận giao kết
hợp đồng gửi giữ tài sản nhƣng vì do bên gửi chƣa chuyển giao tài sản cho bên giữ nên
hiệu lực của hợp đồng chƣa phát sinh.
Ví dụ, ngày 1 tháng 4 ông A thỏa thuận với ông B là gửi 300 tấn lúa, hợp đồng
đƣợc lập thành văn bản. Ngay lúc đó ông A hẹn sau hai tuần sau tức là ngày 15 tháng
4 ông A sẽ giao lúa cho B giữ. Sau khi thỏa thuận xong hợp đồng, ông B về vây mƣợn
tiền để cải tạo nhà của mình và xây nhà kho để lúa, chi phí xây kho mất 50 triệu. Kho
vừa xây xong thì ngay lúc đó ông A thông báo là ông gửi nữa. Nhƣ vậy, trong trƣờng
hợp ông A không có nghĩa vụ phải bồi thƣờng thiệt hại cho ông B. Bởi vì hợp đồng
gửi giữ tài sản chỉ phát sinh hiệu lực từ khi bên giữ nhận đƣợc tài sản của bên gửi.
Do thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng gửi giữ tài sản đã làm ảnh hƣởng
đến quyền và lợi ích của các bên, làm thiệt hại tài sản, tổn thất uy tín của các bên mà
pháp luật chƣa quy định trách nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp này.
Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
Hợp đồng gửi giữ tài sản là một trong những hợp đồng đƣợc sử dụng phổ biến
trong lƣu thông dân sự. Để cho việc ký kết và thực hiện loại hợp đồng này trong thực
tiễn trở nên thuận lợi hơn, đảm bảo quyền lợi cho các bên trong hợp đồng, nhất là
trong bối cảnh hiện nay nên ngƣời viết có kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn trong
trƣờng hợp này.
Nên đặc vấn đề bồi thƣờng thiệt hại giữa các bên trong trƣờng hợp này: trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát sinh ngay cả
trong trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận nào về vấn đề này. Ngoài ra, luật không
giới hạn mức bồi thƣờng thiệt hại mà căn cứ vào lỗi của các bên và mức thiệt hại thực
tế xảy ra
Để khắc phục bất cập trên nên bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ của gửi tài sản
tại Điều 560 Bộ luật dân sự 2005 nhƣ sau:
1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp
bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu
huỷ hoặc hƣ hỏng do không đƣợc bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thƣờng;
2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phƣơng thức đã thoả thuận;
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
47
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
3. Bên gửi tài sản phải giao tài sản cho bên giữ bảo quản, nếu không giao tài sản
mà ra gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. (Bổ sung)
Ngoài ra cũng nên bổ sung quyền của bên giữ tài sản tại Điều 563 Bộ luận dân sự
2005 nhƣ sau:
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận;
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trƣờng hợp gửi
không trả tiền công;
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo trƣớc cho bên
gửi một thời gian hợp lý trong trƣờng hợp gửi giữ không xác định thời hạn;
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hƣ hỏng hoặc tiêu huỷ nhằm bảo đảm lợi ích
cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu đƣợc do bán tài
sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
5. Yêu cầu bên gửi phải chuyển giao tài sản theo thỏa thuận.(bổ sung)
Nhƣ vậy, việc bổ sung thêm nghĩa vụ bên gửi tài sản và quyền bên giữ tài sản sẽ
khắc phục đƣợc bất cập về hiệu lực hợp đồng gửi giữ tài sản và còn xác định đƣợc
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp này.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
48
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
KẾT LUẬN
Trong thời buổi kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay và đặc biệt là khi Bộ luật
dân sự năm 2005 đƣợc ban hành và có hiệu lực ngày 01/01/2006. Hợp đồng dân sự
nói chung và hợp đồng gửi giữ tài sản nói riêng đƣợc giao kết chỉ do sự gặp gỡ
của ý chí của các bên mà không cần xúc tiến bất kỳ thủ tục nào. Hợp đồng trọng
thức đƣợc giao kết không chỉ trên cơ sở có sự gặp gỡ của ý chí của các bên mà con
phải bằng cách hoàn tất một vài thủ tục do pháp luật quy định, các thủ tục đƣợc dự
liệu theo tùy trƣờng hợp: có những hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản.
Riêng hợp đồng gửi giữ tài sản chính là hợp đồng thực tại đƣợc giao kết không
chỉ từ sự gặp gỡ của ý chí của các bên mà còn từ việc giao vật, đối tƣợng của
hợp đồng.
Hợp đồng đồng dân sự nói chung và hợp đồng gửi giữ nói riêng các quy
định về thực hiện hợp cần đƣợc chú trọng nhiều hơn, giai đoạn thực hiện nghĩa vụ
cũng là giai đoạn không kém phần quan trọng trong toàn bộ các giai đoạn trong
hợp đồng. Đây là giai đoạn các chủ thể giao kết phải thực hiện đúng cam kết của
mình. Mặc dù nƣớc ta đã có Bộ luật dân sự năm 2005 kế thừa sửa đổi và bổ sung
các quy định liên quan tới thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp đồng khá hoàn
chỉnh so với thực tế. Tuy luật đã quy định về phần thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
nhƣng ý thức thực hiện hợp đồng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng trên
thực tế không nhƣ quy định của pháp luật nên trong thực tế đã xảy ra nhiều tranh
chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Mặc dù hiện nay nƣớc ta đã có Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh về vấn
đề nay, nhƣng do sự phát triển liên tục của xã hội nên yêu đặt ra là phải tổng kết
thực tiên để bổ sung vào hợp đồng để đáp ứng đƣợc những vấn đề thực tiễn đặt
ra. Không ngừng thu thập, cập nhật những vấn đề phát sinh trong hợp đồng để
tiếp tục bổ sung sửa đổi các vấn đề phát sinh kịp thời đƣa quy định điều chỉnh
phù hợp với thực tiễn xã hội để tạo sự phát triển thịnh vƣợng của nền kinh tế,
cùng với sự quản lý của nhà nƣớc về các hợp đồng trong Luật dân sự nói chung,
về hợp đồng gửi giữ nói riêng là rất quan trọng, vì đây là chế định quan trọng đối
với đời sống. Khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng các chủ thể nên quy định
rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời cũng nên thỏa thuận luôn vấn đề vi
phạm hay bồi thƣờng hại để có vi phạm xảy ra thì tránh đƣợc những mâu thuẫn
khi không thỏa thuận đầy đủ.
Vì vậy, nhà nƣớc ta cần phải chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên chuyền,
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
49
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
phổ biến phát luật pháp luật hơn nữa đặc biệt là đối với những ngƣời dân không
am hiểu pháp luật khi tham gia giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản trong cuộc sống.
Với những vấn đề phân tích trong đề tài đòi hỏi các chủ thể phải tìm hiêu kỹ những
quy định chung trong hợp đồng để tránh đƣợc những tranh chấp xảy ra trên thực tế
khi thực hiện hợp đồng.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
50
SVTH: Lý Tài
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự năm 1995
2. Bộ luật dân sự năm 2005
3. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
4. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991
5. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989
6. Nghị quyết 28/10/1995 của Quốc hội khóa IX về việc thì hành Bộ luật dân sự 1995.
7. Nghị quyết 45/2005 của Quốc hội khóa XI về việc thi hành Bộ luật dân sự 2005
Danh mục sách, báo tạp chí
8. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận Các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb Trẻ - TP. Hồ Chí Minh, 2006
9. Bùi Đăng Hiếu – Đại học Luật hà Nội, Tiền – Một loại tài sản trong quan hệ pháp
luật dân sự - Tạp chí Luật học số 1/2005
10. Bùi Đăng Hiếu – Đại học Luật hà Nội, Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự Tạp chí Luật học số 11/2006
11. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bô luật dân sự 2005, Tập II, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2013
12. Phạm Công Lạc, Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Tlđd, trang 15
13. Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn 1958
14. Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập II,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007
Danh mục các trang thông tin điện tử
15. Ái Minh, Gửi giữ xe bằng thẻ từ: Mất sé khó đòi!, Báo Pháp luật TPHCM, 2014,
http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/gui-giu-xe-bang-the-tu-mat-se-kho-doi-485328.html,
[Truy cập ngày 13- 10- 2014 ]
16. Hoàng Yến, Gửi xe không lấy thẻ mất khó đòi, Báo Pháp luật thành Hồ Chí Minh,
2014, http://plo.vn/toa-an/gui-xe-khong-lay-the-mat-kho-doi-493251.html, [Truy cập
ngày 12- 10- 2014]
17. Minh Nguyền, Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản: Mất xe của khách, đền sao?,
Báo Pháp luật TPHCM, 2011, http://bacvietluat.vn/tranh-chap-hop-dong-gui-giu-taisan-mat-xe-cua-khach-den-sao.html, [Ngày truy cập 12- 10- 2014]
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
18. Nam Anh, Khách kiện nhà hàng đòi xe PS bị mất, Báo vnexpress, 2012,
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khach-kien-nha-hang-doi-xe-ps-bi-mat2247351.html.[Ngày truy cập 13- 10- 2014]
19. Nguyễn Thị Giang - Nguyễn Mai Hạnh, Phân loại hợp đồng và nguyên tắc khi giao
kết hợp đồng, http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1806/Phan-loai-hopdong-va-nguyen-tac-khi-giao-ket-hop-dong.aspx, [truy cập ngày 02/8/2014]
20. Nguyễn Xuân Quang, một số điểm mới trong Bộ luật Dân sự 2005,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/15/1432-2/ , [Truy cập ngày 26-7-2014]
21. Theo VTV, Cảnh báo tình trạng đánh tráo hợp đồng, Báo Tiền phong, 2013,
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/651779/Ca%CC%89nh-ba%CC%81oti%CC%80nh-tra%CC%A3ngda%CC%81nh-tra%CC%81o-ho%CC%A3pdo%CC%80ng-tpol.html, [Truy cập ngày 12- 10-2014]
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
PHỤ LỤC
1.Hợp đồng gửi giữ hang hóa
Luận văn tốt nghiệp
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ HÀNG HÓA
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….
Tại (địa điểm): …………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên gửi tài sản)
Tên chủ hàng: …………………… Số CMND: ………………
Cấp ngày …………………………………. Tại: …………….
Điện thoại số: …………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………
Bên B (Bên giữ tài sản)
Tên chủ kho bãi: ………………………… Số CMND: …………
Cấp ngày: …………………………….. Tại: ……………………
Điện thoại số: ……………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………
Hai bên sau khi bàn bạc đã thống nhất nội dung hợp đồng gửi giữ tài sản nhƣ sau:
Điều 1: Đối tƣợng gửi, giữ:
- Tên tài sản, hàng hóa: ……………………………………
- Liệt kê số lƣợng, hoặc mô tả tình trạng vật đƣa đi gửi giữ.
Điều 2: Giá cả và phƣơng thức thanh toán
- Giá cả (theo qui định của Nhà nƣớc, nếu không có thì 2 bên tự thỏa thuận).
+ Loại hàng thứ nhất:………… đồng /tháng
+ Loại hàng thứ hai ………….. đồng /tháng
+ ………………………………………………
+ ……………………………………………..
- Phƣơng thức thanh toán (trả bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, thời hạn trả…
Điều 3: Nghĩa vụ của bên A
- Thông báo các đặc tính của vật gửi, nếu cần thiết.
- Trả thù lao khi lấy lại vật gửi
- Trả phí tổn lƣu kho khi hết hạn hợp đồng mà không kịp thời nhận lại tài sản đã gởi.
- Chịu phạt ….% do chậm nhận lại tài sản đã gửi vào kho theo quy định của hợp đồng.
Điều 4: Nghĩa vụ của Bên B (bên giữ tài sản)
- Bảo quản cẩn thận vật gửi giữ, không đƣợc sử dụng vật trong thời gian bảo quản.
- Chịu trách nhiệm rủi ro đối với vật gửi giữ, trừ các trƣờng hợp bất khả kháng.
Luận văn tốt nghiệp
-
Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn
Bồi thƣờng thiệt hại nếu để xảy ra mất mát, hƣ hỏng vật gửi giữ.
Điều 5: Giải quyết tranh chấp
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tình hình thực hiện hợp đồng, nếu có gì
bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ
sở thƣơng lƣợng, bình đẳng, có lợi (có lập biên bản).
Trƣờng hợp các bên không tự giải quyết đƣợc mới đƣa việc tranh chấp ra Tòa án giải
quyết.
Điều 6: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … đến ngày ……..
Hợp đồng này đƣợc lập thành ….. bản, có giá trị nhƣ nhau, mỗi bên giữ ….bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Ký tên
ĐẠI DIỆN BÊN B
Ký tên
[...]... sản cho bên gửi tài sản khi hết hạn gửi tài sản (nếu hợp đồng gửi giữ tài sản có quy định thời hạn gửi giữ) ; hoặc trả lại tài sản gửi giữ cho bên gửi tài sản bất cứ lúc nào mà bên gửi tài sản muốn lấy lại tài sản (nếu hợp đồng gửi giữ tài sản không quy định thời hạn) Trong trƣờng hợp bên giữ tài sản đã thông báo cho bên gửi tài sản về thời gian gửi giữ (bên giữ tài sản chỉ nhận giữ tài sản ban ngày... ngành Hợp đồng gửi giữ tài sản mang đặc điểm hợp đồng thực tại là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tƣợng của hợp đồng Ví dụ: hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng mƣợn tài sản. Đối với loại hợp đồng này hiệu lực của nó phụ thuộc vào thời điểm chuyển giao tài sản giữa các bên Hợp đồng gửi giữ tài sản. .. SVTH: Lý Tài Luận văn tốt nghiệp Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn hợp đồng gửi giữ tài sản thông qua gửi giữ mà không có tiền công, tiền công chính là thù lao trông giữ, bảo quản tài sản Ví dụ, để thu hút khách hàng, nhiều siêu thị, thực hiện việc trông giữ xe máy, túi xách cho khách hàng vào siêu thị mà không thu tiền công trông giữ tài sản 1.3 So sánh hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng. .. hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản Trong hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản thì bên gữi tài sản đều có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản và giao trả tài sản khi bên kia có yêu cầu lấy lại Sự khác nhau giữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mượn tài sản - Xét về đối tượng của hợp đồng: Đối tƣợng của hợp đồng gửi giữ tài sản là: từ những loại động sản thông thƣờng nhƣ: xe đạp, xe máy,... 7 SVTH: Lý Tài Luận văn tốt nghiệp Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn văn bản hợp đồng Nói chúng, hợp đồng gữi giữ có đối tƣợng là một vật, là tài sản, vật đó phải hũu hình.7 Khái niệm niệm về hợp đồng gửi giữ tài sản đƣợc quy định cụ thể tại Điều 559 Bộ luật dân sự 2005 Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại... việc phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng khác là vấn đề quan trọng để giải quyết những khó khăn trong các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự Trên thực tế, trong các hợp đồng thì hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản là hai hợp đồng phổ biến nên việc phân biệt giữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng mƣợn tài sản là hết sức quan trọng do đó ngƣời viết đã nghiên cứu và tìm ra một... đồng gửi giữ tài sản đƣợc xem là hợp đồng thực tại Ví dụ: A gửi lô hàng cho B giữ và hai bên ký hợp đồng bằng văn bản Nhƣng việc ký hợp đồng chỉ chứng minh việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản và thời điểm có hiệu lực là thời điểm A giao lô hàng cho B giữ 2.2.2 Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản 2.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản Quyền của bên gửi tài sản: GVHD:... bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả lại tiền công cho giữ, trừ trƣờng hợp gửi giữ không phai trả tiền công GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 22 SVTH: Lý Tài Luận văn tốt nghiệp Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn Từ định nghĩa trên thấy đƣợc hợp đồng gửi giữ tài sản có đối tƣợng là công việc gìn giữ, ... thì bên giữ tài sản mới đƣợc bán tài sản gửi giữ, còn nếu không thì bên giữ vi phạm hợp đồng và phải bồi thƣờng thiệt hại Sau Khi bán tài sản, bên giữ phải báo ngay cho bên gửi biết và trả là cho bên gửi GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 30 SVTH: Lý Tài Luận văn tốt nghiệp Hợp đồng gửi giữ tài sản lý luận và thực tiễn khoản tiền thu đƣợc sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản Thông thƣờng, trƣờng hợp này... tài sản : Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản thì: bên giữ có quyền chiếm hữu chứ không có quyền sử dụng Còn hợp đồng mƣợn tài sản thì: bên mƣợn vừa có quyền chiếm hữu, vừa có quyền sử dụng Về mục đích thì bản chất của hợp đồng gửi giữ tài sản nhằm mục đích thu lợi Còn hợp đồng mƣợn tài sản thì không nhằm mục đích thu lợi 1.4 Các nguyên tắc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản Giao kết hợp đồng gửi giữ tài