Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
0,99 MB
Nội dung
ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
KHOA LU
ẬT
LUẬ
ẬN VĂN TỐT NGHI
ỆP CỬ NH
ÂN LU
ẬT
LU
LUẬ
NGHIỆ
NHÂ
LUẬ
ÓA 37 (2011-2015)
KH
KHÓ
Tên đề tài:
ỀN BÌNH ĐẲ
NG GI
ỚI TRONG LĨNH VỰC GI
ÁO
QUY
QUYỀ
ĐẲNG
GIỚ
GIÁ
O TẠO Ở VI
ỆT NAM
DỤC VÀ ĐÀ
ĐÀO
VIỆ
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
ThS.THẠCH HUÔN
THẠCH THỊ ÚT LÊ
Bộ môn: Luật Thương Mại
MSSV:5115721
Lớp: Hành Chính K37
ơ
Thơ
Cần Th
áng 12/2014
Th
Thá
LỜI CẢM ƠN!
���---------------�
Trong khoảng thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, người viết đã
nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo nhiệt tình của quý thầy cô khoa luật. Quý thầy cô
đã truyền đạt những kiến thức cơ bản về khoa học pháp lý, trang bị cho người viết
những kỹ năng cần thiết để thực hiện luận văn cũng như trong bước đường tương
lai. Xin cho người viết gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Thạch Huôn. Thầy
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo giúp cho
người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ về mặt tinh thần để người viết có được tự tin làm luận văn này./.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
ực hi
Sinh vi
viêên th
thự
hiệện
ạch Th
Th
Thạ
Thịị Út Lê
NG DẪN
ÊN HƯỚ
ẢNG VI
ẬN XÉT CỦA GI
NH
ƯỚNG
VIÊ
GIẢ
NHẬ
���---------------�
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
ảng vi
ng dẫn
Gi
Giả
viêên hướ
ướng
ôn
ạch Hu
Huô
Thạ
ThS. Th
ẬN XÉT CỦA GI
ẢNG VI
ÊN PH
ẢN BI
ỆN
NH
NHẬ
GIẢ
VIÊ
PHẢ
BIỆ
���----------�
-----………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
ản bi
ảng vi
biệện
phả
viêên ph
Giả
Gi
o tạo ở Vi
áo dục và đà
ới trong lĩnh vực gi
ng gi
Đề tài: Quy
Việệt nam
đào
giá
giớ
đẳng
Quyềền bình đẳ
LỜI NÓI ĐẦU
1.L
1.Lýý do ch
chọọn đề tài
Hiện nay bình đẳng giới vẫn là vấn đề luôn được cả xã hội quan tâm. Nó là mục
tiêu của toàn xã hội, của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu vấn
đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ, thì quyền bình
đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính
vì vậy mà Bác Hồ đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có
quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”.
Bình đẳng giới có vị trí quan trọng trong xây dựng một xã hội phát triển ổn định
và bền vững ở nước ta.Đó là mục tiêu lớn mà Đảng và nhà nước đã đặt ra ngay từ ngày
đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong Tuyên ngôn độc lập
ngày 2 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “ Tất cả mọi người sinh ra có
quyền bình đẳng”. Bình đẳng giới được thực hiện trong mọi lĩnh vực như chính trị, kinh
tế,lao động, y tế, hôn nhân và gia đình, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, dù bộn bề trăm công nghìn việc, Bác
Hồ đã quan tâm ngay tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tại phiên họp đầu tiên của Hội
Đồng Chính Phủ, Hồ Chí Minh nêu ra sáu việc cấp bách trong đó có vấn đề về giáo dục
và đào tạo. Người đòi hỏi mọi người Việt Nam phải có kiến thức vào công việc xây
dựng đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo đã thấm sâu vào các
Nghị quyết của Đảng và đi vào cuộc sống. Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu” và “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”,
giáo dục và đào tạo “nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì
thế giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con
người.
Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một việc cần thiết
trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn bình đẳng giới là
gì,quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay như
thế nào, nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo…Chính vì lý do đó người viết chọn đề tài “ Quyền bình đẳng giới trong giáo
dục và đào tạo ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục ti
tiêêu nghi
nghiêên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đi sâu vào việc phân tích để tìm rõ các yếu tố như:
Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới như giới, giới tính, bình đẳng
giới….các mục tiêu, nguyên tắc của bình đẳng giới cũng như ý nghĩa của việc bình
đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.Tìm hiểu và phân tích các quyền bình đẳng giới
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
1
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cơ chế thực thi,nhằm đảm bảo việc thực hiện bình
đẳng giới trên thực tế. Nêu tổng quan về thực trạng bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo ở nước ta hiện nay. Từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình
đẳng giới trong giáo dục và đào tạo và từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết
thực trạng đó.
3. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về quyền bình đẳng giới trong các quy định
của pháp luật về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đồng thời qua đó đưa ra
những nguyên nhân tồn tại của vấn đề này và một số ý kiến nhằm khắc phục những vấn
đề còn bất cập.
ươ
ng ph
4. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích
luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật, kết hợp so sánh, đối chiếu với một số
quy định của luật cũ. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp để thu thập
tài liệu.
5. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài gồm:
- Lời nói đầu
- Phần nội dung: gồm 2 chương
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bình đẳng giới
+ Chương 2: Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
2
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ƯƠ
NG 1
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ỮNG VẤN ĐỀ LÝ LU
ẬN CHUNG VỀ BÌNH ĐẲ
NG GI
ỚI
NH
NHỮ
LUẬ
ĐẲNG
GIỚ
Chương này người viết tập trung phân tích và làm rõ các khái niệm cơ bản liên
quan đến quyền bình đẳng giới, các mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới, lịch
sử hình thành và phát triển quyền bình đẳng giới ở Việt Nam. Đồng thời khái quát về
nội dung, cũng như ý nghĩa của việc bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
ng gi
ới
1.1 Các kh
kháái ni
niệệm cơ bản về bình đẳ
đẳng
giớ
ườ
1.1.1 Kh
Kháái ni
niệệm quy
quyềền con ng
ngườ
ườii và quy
quyềền công dân
1.1.1.1 Khái niệm quyền con người
Con người là một giá trị cao quý và là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào.
Chính vì vậy, bảo vệ và phát triển các quyền của con người phải là trọng tâm và đích
cuối cùng của mỗi cuộc cách mạng, của mỗi thể chế xã hội tiến bộ. “sự không hiểu biết,
sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người là những nguyên nhân duy nhất của
những nổi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại của các chính phủ”.1 Việc hiểu đúng nội
dung của các quyền tự do cơ bản của con người theo đúng nghĩa cao quý đã được ghi
nhận trong hiến chương Liên hợp quốc, trong hàng loạt công ước quốc tế và trong hàng
loạt hiến pháp của các quốc gia sẽ giúp mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, không những không
tránh né quyền con người mà sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia trong việc hợp sức xây dựng những điều kiện bảo đảm thực hiện có
hiệu quả các quyền này trong phạm vi quốc gia và góp phần vào cuộc đấu tranh chung
của nhân loại vì hòa bình, hợp tác và ổn định.
Trong lịch sử nhân loại, quyền con người thoạt tiên được coi là những quyền
thiêng liêng và không thể tách rời của con người do trường phái luật đề xướng. Sau đó,
quyền con người ngày càng được xã hội hóa, được các quốc gia và cộng đồng quốc tế
ghi nhận và bảo vệ bằng các quy phạm của luật hiến pháp và các quy phạm của điều
ước quốc tế.
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao Ủy Liên hợp quốc về quyền con người thì
“quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân
và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người”.2
Cho nên có thể định nghĩa về quyền con người như sau: Quyền con người là khả
năng của con người được bảo đảm bằng pháp luật (luật quốc tế và luật quốc gia) về sử
1
Lời nói đầu tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789.
Dẫn theo: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41.
2
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
3
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng
quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định các hoạt động của mình và của người
khác trên cơ sở pháp luật.
Trong luật quốc tế, quyền con người có đặc trưng là một thể thống nhất, được xác
định bằng những quyền năng, chuẩn mực cụ thể, mang tính phổ cập và có sự thống nhất
biện chứng giữa đặc tính dân tộc với đặc tính nhân loại, giữa quyền cá nhân và quyền
tập thể, giữa quyền con người và quyền công dân. Mang bản chất là những quyền tự
nhiên, vốn có, quyền con người là giá trị chung, phổ biến đối với mọi xã hội, quốc gia,
dân tộc và gắn với các điều kiện của quan hệ quốc tế. Còn bản chất xã hội làm cho
quyền con người phù hợp với đặc thù về lịch sử, chế độ chính trị, đặc trưng văn hóa,
truyền thống dân tộc và gắn với điều kiện, sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội tại
mỗi quốc gia.3
Ở gốc dộ pháp lý, quyền con người được bắt đầu từ môi trường quốc gia, trước
khi cộng đồng quốc tế có thể thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực, quy
định hay nguyên tắc chung để điều chỉnh cách thức ứng xử của các quốc gia đối với
công dân của nước đó và cả công dân của nước khác. Các chuẩn mực về quyền con
người nhìn từ gốc độ quốc gia hay quốc tế đều nhằm hạn chế quyền tự do xâm phạm
quyền con người của nhà nước trong cả hai lĩnh vực các quan hệ trong nội bộ quốc gia
và các quan hệ quốc tế.
Ở Việt nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan
nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con
người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý
quốc tế.
Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận
các quyền thiêng liêng của con người. Tiếp đó là các bản Hiến pháp năm
1959,1980,1992 không chỉ thừa nhận và bảo đảm đầy đủ các quyền con người phù hợp
với luật pháp quốc tế mà còn khẳng định rõ: Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Đặc biệt khái niệm quyền con người lần đầu tiên
được đưa vào Hiến pháp năm 2013 trong một chế định cụ thể.
Như vậy, nhìn ở gốc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác
định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những
chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con
3
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007, tr. 135
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
4
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong nhân
loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của
cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất
định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và
bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.1.1.2 Khái niệm quyền công dân
Khái niệm về quyền công dân cũng ra đời từ lâu trong lịch sử, được sử dụng rộng
rãi trong xã hội tư sản. Trong sách báo pháp lý, khái niệm “quyền công dân” là khái
niệm cùng hàng với khái niệm quyền con người. So với khái niệm quyền con người,
khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn, gắn liền với mỗi quốc gia, được
pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Và do gắn với đặc thù của mỗi quốc gia mà nội
dung, số lượng, chất lượng của quyền công dân ở mỗi quốc gia thường không giống
nhau. Tuy nhiên, không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân trong
quy định của các nước.
Thực ra, khái niệm quyền công dân không phải dùng để chỉ các quyền cụ thể của
công dân là quyền nào mà là khái niệm có tính chất là tiêu chí đánh giá, hàm ý chỉ rằng
nhà nước đã ghi nhận và bảo đảm cho công dân, quyền con người như thế nào trong các
quyền và trong các nghĩa vụ cụ thể của công dân. Tính cụ thể của khái niệm chỉ là chỗ
nó không tồn tại độc lập như khái niệm quyền con người mà phải gắn với các quy định
của pháp luật, phải qua việc xem các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của một hệ
thống pháp luật như thế đã phản ánh quyền công dân như thế nào. Thông qua quyền
công dân trong một hệ thống pháp luật, người ta có thể biết nó đã thể hiện quyền con
người như thế nào. Quyền công dân khác với khái niệm “quyền cơ bản” của công dân
được ghi nhận trong các bản hiến pháp, nó mang tính chất cụ thể chỉ các lợi ích cơ bản
mà pháp luật ghi nhận cho công dân. Cần nhấn mạnh rằng “quyền cơ bản của công dân”
là quyền được thể hiện trong các quy định cụ thể cho cả quyền và cả nghĩa vụ cơ bản
đối với công dân. Và, quyền con người bản thân nó không có tính pháp lý, còn quyền
công dân thì lại có tính chất ấy.
Khái niệm quyền con người xét về nguồn gốc tự nhiên là quyền của tất cả các cá
nhân, không liên quan đến việc nó có được ghi nhận trong pháp luật một nhà nước cụ
thể nào không. Trái lại, khái niệm quyền công dân lại là các quyền được thể hiện trong
pháp luật của một nước ghi nhận (dưới dạng là các quyền và nghĩa vụ cụ thể) và đảm
bảo thực hiện trong một nhà nước cụ thể. Nội hàm của khái niệm “quyền con người”
rộng hơn khái niệm “quyền công dân”, hay nói cách khác, “quyền công dân” không thể
bao quát hết được “quyền con người”. Chủ thể của quyền con người là mỗi con người
mà ngay từ khi họ được sinh ra thì tạo hoá đã ban cho họ cái mà được gọi là quyền sống,
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
5
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, còn chủ thể của quyền công dân có thể là
“các cá nhân đặt trong mối quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các quyền và
nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân được nhà nước đó quy định tạo nên địa vị pháp lý
của công dân”.4 Mặc dù chủ thể của quyền công dân được hiểu là các cá nhân đặt trong
quan hệ với nhà nước, được thể hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
mỗi cá nhân được nhà nước đó quy định, nhưng không thể nói quyền con người là
quyền cá nhân tự do, còn quyền công dân chỉ có tính chất quốc gia. Đối với những chủ
thể mặc dù không phải là công dân (không phải là công dân nước sở tại hoặc không
mang quốc tịch của một nhà nước nào) thì họ vẫn có được những quyền hạn chế của
công dân hoặc phải thực thi những nghĩa vụ cũng hạn chế của công dân đối với xã hội,
nhà nước nơi họ sinh sống, cư trú.
Tuy là những khái niệm không thể đồng nhất với nhau, nhưng “quyền con người”
và “quyền công dân” lại là các khái niệm có sự thống nhất. Sự thống nhất đó thể hiện ở
chỗ, trong mỗi quốc gia, quyền công dân trong nội dung là sự thể hiện cụ thể của quyền
con người, khó có thể phân định một cách thật sự rạch ròi quyền con người, quyền công
dân theo quan điểm quyền con người là quyền tự nhiên, quyền công dân là do pháp luật
quy định; hay quyền con người là do luật quốc tế quy định, quyền công dân là do pháp
luật quốc gia quy định. Việc nhận thức giá trị và bản chất của quyền con người có vai
trò quyết định trực tiếp trong việc xây dựng các quy chế pháp lý về quyền công dân
trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các
quyền công dân chính là đã thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người.
ới tính và gi
ới
1.1.2 Kh
Kháái ni
niệệm gi
giớ
giớ
Giới và giới tính là hai khái niệm cặp đôi có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó để
hiểu rõ khái niệm giới trước hết cần tìm hiểu khái niệm giới tính.
1.1.2.1 Khái niệm giới tính
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.5 Theo đó có thể hiểu giới tính
là một thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh học, sự khác
biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người, di truyền nòi giống, sự
khác biệt căn bản về hình dáng bên ngoài của cơ thể, sự khác biệt về chức năng sinh
học. Sự khác nhau về chức năng sinh học tạo nên vai trò của giới tính. Ví dụ như: chỉ
phụ nữ mới có khả năng mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ hoặc nam giới
mới có khả năng xuất tinh trùng cho quá trình thụ thai. Về mặt sinh học nam và nữ
4
Trần Văn Bách, Luận án tiến sĩ ,Sự phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua lịch sử lập
hiến Việt Nam, Viện Nhà nước và pháp luật, 2002, tr.21-22
5
Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
6
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
không giống nhau trên nhiều phương diện nhưng chủ yếu nhất là hình dáng, giọng nói
và chức năng sinh sản.
Giới tính có một số đặc trưng cơ bản như:
- Tính bẩm sinh: Về phương diện sinh lý ( hooc môn, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh
dục,…) nam giới và nữ giới đã khác nhau ngay từ trong bào thai, được quy định bởi tự
nhiên, không theo và không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Nó ổn định về
tương quan giữa hai giới trong quá trình sinh sản. Chức năng sinh sản của nam giới hay
nữ giới là không thay thế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau.
- Tính thống nhất: Nam giới hay nữ giới ở trên khắp thế giới đều có cấu tạo về mặt
sinh lý học giống nhau, đều tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá trình sinh
sản như nhau.
- Tính không đổi và không thay đổi: về phương diện sinh lý chức năng sinh sản
của nam giới hay nữ giới là không thể thay đổi. Sự khác nhau của giới tính hầu như bất
biến cả về thời gian cũng như không gian.
Ngoài sự khác biệt về mặt sinh học như đã nêu, giữa nam giới và nữ giới còn khác
biệt ở nhiều đặc điểm về mặt xã hội, và những khác biệt này dùng để phân biệt giới.
1.1.2.2 Khái niệm giới
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội. Đó là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và nữ giới như vai trò, thái độ,
hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá trình học tập và
khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thể thay đổi được. Nói về
giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay qui định cho
nam giới và nữ giới. Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đó thể hiện trước hết ở sự phân
công lao động, phân chia các nguồn của cải, vật chất, tinh thần, tức là cách đáp ứng nhu
cầu của nam và nữ trong xã hội. Ví dụ như: theo quan niệm và thói quen đã từ lâu đời ở
nhiều nước, nhiều khu vực thì phụ nữ phải làm hầu hết các công việc trong nhà như
chăm sóc con, nấu ăn, phục vụ chồng…Còn nam giới thì có trách nhiệm lao động sản
xuất để nuôi gia đình và làm các công việc xã hội.
6
Giới có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Tính do dạy và học mà có: đứa trẻ được dạy dỗ để trở thành nữ giới hay nam
giới theo khuôn mẫu của xã hội. Bắt đầu từ khi sinh ra , đứa trẻ đã được đối xử và dạy
dỗ tùy theo nó là gái hay trai. Đó là sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, cách nói
năng, thái độ và cả về thức ăn và tình cảm của cha mẹ, anh chị. Con trai không được
6
Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
7
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
khóc, dũng cảm, không chơi búp bê, con gái không được cáu kỉnh, phài dịu dàng, giúp
mẹ cơm nước, nội trợ.
- Tính đa dạng: giới thể hiện đặc trưng của những quan hệ xã hội giữa nữ giới và
nam giới cho nên rất đa dạng. Địa vị nữ giới trong xã hội Việt Nam khác xa địa vị nữ
giới ở các nước hồi giáo, địa vị nữ giới ở nông thôn cũng không hoàn toàn giống địa vị
nữ giới ở thành thị.
- Tính luôn biến đổi: khác với đặc điểm giới tính, quan hệ giới luôn luôn biến đổi
cùng với sự biến đổi của các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán.
- Tính có thể thay đổi được: mặt dù rất khó khăn và lâu dài nhưng các quan niệm,
hành vi, chuẩn mực xã hội là hoàn toàn có thể thay đổi được. Quan niệm “bếp núp” là
thiên chức của nữ giới đang được xem xét lại khi có rất nhiều đầu bếp giỏi là nam.
Trong nhiều gia đình khi cả chồng và vợ đều cùng tham gia tích cực vào quá trình sản
xuất cùng tăng thu nhập thì nam giới cũng đang tham gia tích cực vào công việc nội trợ.
Như vậy khi nói giới tính là đặc điểm của con người do tự nhiên quy định. Nó
ổn định, thẩm chí hầu như bất biến đối với cả nam và nữ, xét cả về mặt không gian và
thời gian. Còn nói đến giới là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành vi nó không bất biến
mà thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh, điều kiện xã hội, văn hóa.
Trong cuộc sống, nam giới và nữ giới đều tham gia vào mọi hoạt động của đời
sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia công việc của nam giới và nữ giới trong các
loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định.
Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.
Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam giới và nữ
giới liên quan tới những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam
giới hoặc thuộc về nữ giới (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền
văn hóa cụ thể nào đó.
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội. Nam giới và
nữ giới thường có 3 nhóm vai trò giới như sau:
- Vai trò sản xuất: là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ để
tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập được trả công.
Cả nam giới và nữ giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do
những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị
công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá
cao vai trò này.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
8
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Vai trò tái sản xuất: là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ,…giúp tái
sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình,
nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặc giũ, chăm sóc sức khỏe gia đình…
Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển
bền vững của dân số và lực lượng lao động, tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra
thu nhập vì vậy mà ít khi được coi là” công việc thực sự”, được làm miễn phí, không
được các nhà kinh tế đưa vào các con số tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao
vai trò này. Hầu hết nữ giới đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái
sản xuất.
- Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ. Ví dụ như:
thăm hỏi động viên gia đình bị tai nạn trong thảm họa, thiên tai; huy động cộng đồng
góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển văn hóa tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự
tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại
được trả công và có thể nhìn thấy được ( ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ
sau bão).
Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp
cho cả nam giới và nữ giới, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và
đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao
động xã hội.
ng gi
ới:
1.1.3 Kh
Kháái ni
niệệm bình đẳ
đẳng
giớ
1.1.3.1 Khái niệm
Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa nam và
nữ, cũng như giữa các tầng lớp trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới,
được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác
bình đẳng giới là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính
và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nam và nữ trong xã hội.
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị
trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự
phát triển đó”.
Bình đẳng giới thể hiện ở nhiều mặt:
- Nữ và nam có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các
mong muốn của mình.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
9
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Nữ và nam có cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn
lực của xã hội trong quá trình phát triển.
- Nữ và nam có các quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới,
hay trẻ em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau, cũng
không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà bình đẳng giới có nghĩa là nam
giới và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội, đồng thời
sự tương đồng và khác biệt giữa nam và nữ được công nhận. Từ đó nam và nữ có thể
trải nghiệm những điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ, có cơ
hội để tham gia, đóng góp và hưởng lợi bình đẳng từ công việc phát triển của quốc gia
trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Bình đẳng giới là vấn đề cơ bản về quyền con người vừa là yêu cầu về sự phát
triển công bằng, hiệu quả và bền vững.
Để biết mức độ bình đẳng giới trong quá trình phát triển, Liên hợp quốc sử dụng
một thước đo là “Chỉ số phát triển giới” (Gender Development Index – GDI). GDI được
sử dụng lần đầu tiên tại báo cáo phát triển người năm 1995.
Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng
giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân
đầu người của nam và nữ (Khoản 9 Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
Chỉ số phát triển giới càng tiến tới bằng 1 thì càng bình đẳng, và càng lùi về 0 thì
càng bất bình đẳng. Năm 1995, Việt Nam có GDI = 0.537 xếp vị trí thứ 7/10 nước
trong khu vực và xếp thứ 72/130 nước trên thế giới. Năm 2009, Việt Nam có GDI =
0.73 xếp thứ 5/8 nước trong khu vực và xếp thứ 94/182 nước trên thế giới.7
Mặt trái của bình đẳng giới là “định kiến giới” là nhận thức, thái độ và đánh giá
thiên lệch, tiêu cực về các đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.8 Do
định kiến dẫn đến sự phân biệt đối xử với phụ nữ, cũng như sự phân biệt đối xử về giới.
Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trọng là nam và nữ
được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bình
đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữ vị trí rất quan trọng.
7
Bình đẳng giới qua số liệu thống kê, http://baodientu.chinhphu.vn/Thong-ke-Nhung-con-so-biet-noi/Binh-danggioi-qua-so-lieu-thong-ke/183405.vgp
8
Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
10
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
1.1.3.2 Đặc điểm bình đẳng giới
Bình đẳng giới thể hiện vị trí, vai trò của nam nữ ngang nhau trong các quan hệ xã
hội, do đó bình đẳng giới có các đặc điểm sau:
-Tính ngang quyền: để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần được tạo điều kiện và
cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ, cần có quy
định như nhau, chung cho phụ nữ và nam giới về hưởng thụ các quyền và gánh vác các
nghĩa vụ. Đây là các quy định bình đẳng mang tính tối thiểu, không thể thiếu để đảm
bảo về mặt pháp lý quyền bình đẳng nam nữ (công dân nam và nữ đều có quyền bầu cử,
ứng cử; có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; có quyền tự do kết hôn
và tự do ly hôn…).
- Tính ưu đãi: do đặc điểm sinh học của phụ nữ khác biệt so với nam giới, để đạt
được bình đẳng giới cần có sự đối xử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt và hợp lý đối với
phụ nữ. Ví dụ, phụ nữ phải đảm bảo chức năng sinh đẻ và nuôi con nhỏ, vì vậy pháp
luật quy định khi nữ lao động nghĩ thai sản họ vẫn được hưởng nguyên lương đồng thời
được trợ cấp thai sản.
- Tính linh hoạt: sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh linh hoạt trong
từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến. Ví dụ, do đặc điểm sinh học
của phụ nữ nên phụ nữ thường có thể chất yếu hơn và sức chịu đựng kém hơn so với
nam giới, vì vậy pháp luật các nước đều có quy định cấm tuyển dụng nữ lao động trong
các ngành nghề, lĩnh vực nguy hiểm, nặng nhọc. Tuy nhiên khi khoa học kỹ thuật phát
triển, điều kiện lao động được cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ
quy định cấm này đối với các nghành nghề, lĩnh vực đã được cải thiện điều kiện lao
động, để tạo cơ hội cho phụ nữ.
- Tính phân loại: bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế của phụ nữ và nam
giới trong xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần
xã hội khác nhau, trong phạm vi quốc gia và trên thế giới. Ví dụ, quy định tăng độ tuổi
nghĩ hưu đối với phụ nữ, thì mặt bằng chung này có thể có lợi cho nữ giới lao động
trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy… nhưng lại bất lợi đối với nữ giới lao
động đối với nữ giới lao động ở khu vực nặng nhọc, phụ nữ nông thôn. Như vậy, quy
định trên chỉ đem lại mặt bằng ưu tiên hạn hẹp, dẫn đến dãn khoảng cách đối xử là tạo
ra phân biệt đối xử trong nữ giới nói chung.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
11
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
m bảo bình đẳ
ng gi
ới:
1.2 Mục ti
tiêêu và nguy
nguyêên tắc đả
đảm
đẳng
giớ
ng gi
ới
1.2.1 Mục ti
tiêêu bình đẳ
đẳng
giớ
Bình đẳng giới là mục tiêu của đa số quốc gia. Dựa trên điều kiện và hoàn cảnh
thực tế về kinh tế, chính trị và văn hóa-xã hội, mỗi quốc gia có đường đi riêng và mục
tiêu bình đẳng giới cũng được xác định phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam là “xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ
hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân
lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội và gia đình”.8
Mục tiêu này chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và
từng cá nhân hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu toàn diện những khía cạnh liên quan đến giới và
bình đẳng giới và thực hiện tốt các trách nhiệm đã được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật (Luật Bình đẳng giới, Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008 của
Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới và Nghị định
số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính Phủ quy định về các biện pháp bảo đảm
bình đẳng giới).
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới theo Điều 4 Luật Bình đẳng giới,
nhất thiết cần hiểu đúng về các khía cạnh sau:9
Thứ nhất, cần hiểu đúng về xóa bỏ phân biệt đối xử về giới
Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi
trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình.10
Theo quy phạm giải thích này, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới là xóa bỏ việc hạn
chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ không
chỉ bao gồm những hành vi biểu lộ ra bên ngoài một cách rõ ràng mà còn cả những
hành vi ở dạng tiềm ẩn, khó phát hiện có tính chất nhằm loại trừ hay hạn chế các quyền
con người và quyền công dân trên cơ sở giới tính. Đồng thời cũng không chỉ những
hành vi có tác động rõ ràng mà còn cả những hành vi tiềm ẩn mục đích làm tổn hại
hoặc vô hiệu hóa các quyền con người và quyền công dân của nam, nữ. Do đó, việc
lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cần quan tâm một cách
thích đáng.
9
Dương Thị Xuân, Vai trò,trách nhiệm của Hội Liện hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới
10
Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
12
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Phân biệt đối xử về giới chỉ có thề được xóa bỏ khi cơ quan, tổ chức, gia đình và
cá nhân hiểu sâu sắc những khía cạnh liên quan đến giới, giới tính để không máy móc
dập khuôn theo định kiến trong việc nhìn nhận về sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng
thành quả từ sự tham gia, đóng góp của nam, nữ trong các môi trường hiện tại và hướng
tới việc tìm ra các khía cạnh kỹ thuật tốt nhất bảo đảm bình đẳng giới ở các môi trường
đó trong tương lai.
Thứ hai, cần hiểu đúng về tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
Là con người, là công dân, phụ nữ và nam giới có các quyền và nghĩa vụ ngang
nhau về mọi mặt trong gia đình và xã hội. Do vậy, để bảo đảm sự công bằng và bình
đẳng, cả phụ nữ và nam giới cũng phải được tạo cơ hội như nhau trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình theo nguyên tắc cứng là cùng quyền, cùng nghĩa vụ,
cùng trách nhiệm, nhưng linh hoạt (có điều kiện hoặc mặc nhiên) để bảo đảm tương
thích với những đặc điểm khác nhau thực tế của phụ nữ và nam giới về giới tính và điều
chỉnh vai trò giới hiện tại mà nam, nữ thực tế đang làm theo hướng có lợi cho mục tiêu
bình đẳng giới.
Thứ ba, cần hiểu đúng về bình đẳng giới thực chất
Bình đẳng giới thực chất là bình đẳng về cả phương thức đối xử (trên văn bản,
quan điểm, chủ trương, đường lối) và kết quả thực tế của phương thức đối xử đó. Điều
này có nghĩa là muốn có bình đẳng giới thực chất thì cần phải bảo đảm cho nam giới và
phụ nữ ở cả ba mức độ: cơ hội tham gia (trong văn bản); thực tế tham gia (tiếp cận
nguồn lực, đóng góp) và lợi ích của sự tham gia (hưởng lợi từ các thành quả lao động
trên thực tế).
Thứ tư, cần hiểu đúng về thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam nữ
Do khác biệt về giới tính nên phụ nữ cần giành nhiều thời gian cho việc thực hiện
thiên chức làm mẹ, trong bối cảnh không nhận thức đúng về giới và bình đẳng giới đã
kéo theo hệ quả bất lợi về nhiều mặt cho phụ nữ cả trong gia đình và xã hội. Vì vậy để
thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới, cần thiết phải hiểu đúng việc thiết lập, củng cố
quan hệ hợp tác hỗ trợ giữa nam, nữ theo hướng chia sẻ cả quyền và trách nhiệm trong
gia đình và xã hội.
Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ và hợp tác trong các vai trò: sản xuất, tái sản xuất,
cộng đồng và chính trị. Trong đó đặc biệt quan trọng là sự chia sẻ vai trò tái sản xuất
bao gồm việc chăm sóc, giáo dục con cái, làm các công việc nhà, chăm sóc các thành
viên trong gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi
mặt, không đem hết mọi việc liên quan đến gia đình và đứa trẻ cho riêng người phụ nữ.
Sự chia sẻ này có ý nghĩa quan trọng để gánh nặng không dồn lên một người và làm
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
13
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ảnh hưởng đến những khía cạnh khác của họ khi thực hiện quyền con người, quyền
công dân và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
1.2.2 Nguy
m bảo bình đẳ
ng gi
ới
Nguyêên tắc cơ bản đả
đảm
đẳng
giớ
Nguyên tắc của bình đẳng giới là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt
toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật bình đẳng giới. Tại Điều 6 Luật bình đẳng
giới quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới:
- Nam nữ bình đẳng trong lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
Nội dung của các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới thể hiện qua quan điểm
pháp luật của Đảng của Nhà nước ta đối với nhiệm vụ và chức năng của các thành viên
trong xã hội, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện bình đẳng giới, là thước đo của
xã hội văn minh. Các quy phạm pháp luật bình đẳng giới thể hiện đúng nội dung của
các nguyên tắc đó.
1.2.2.1 Nguyên tắc nam nữ bình đẳng trong lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình
Trong xã hội loài người một trong những sự bất bình đẳng đầu tiên đó là sự bất
bình đẳng nam nữ. Nếu trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy công việc tề gia nội trợ của
người phụ nữ được coi là công việc xã hội và do vậy người đàn bà được bình đẳng với
người đàn ông, đến thời kỳ tiếp theo đó lại hoàn toàn khác hẳn. Với sự xuất hiện của cải
dư thừa, chế độ tư hữu xuất hiện, và xuất hiện gia đình cá thể trong đó người đàn ông
trở thành ông chủ, người đàn bà là nô lệ là tài sản cho người đàn ông. Công việc tề gia
nội trợ không còn là công việc xã hội nữa. Nó chỉ hạn chế trong từng gia đình, phục vụ
cho người chồng, cho sự thống trị, cho việc duy trì chế độ tư hữu-nguồn gốc của sự bất
công, bất bình đẳng trong gia đình và xã hội.
Khi xã hội loài người chuyển sang các hình thái tiến bộ hơn như chế độ phong
kiến, rồi chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn còn bất bình đẳng nam nữ trên thực tế với nhiều
lý do, trong đó có định kiến xã hội và trọng nam khinh nữ.
Ở Việt Nam, mục tiêu bình đẳng nam nữ đã được đưa ra từ Chánh cương vắn tắc
của Đảng và Bác Hồ từ năm 1930, được nêu trong các văn kiện đại hội Đảng, được thể
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
14
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
chế hóa trong các bản Hiến Pháp và nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Hôn nhân
và Gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động…
Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta quy định tại Điều 1
“Nhà nước Việt Nam là một nhà nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước
là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giống nòi, giàu nghèo, gái trai, giai
cấp, tôn giáo”. Và tại Điều 9 “ Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”.
Quy định về bình đẳng nam nữ được thừa kế trong các bản Hiếp pháp
1959,1980,1992, 2013. Theo điều 26 Hiếp pháp 2013 “Công dân nam, nữ bình đẳng về
mọi mặt”. Còn trong gia đình “vợ chồng bình đẳng”.11
Khoản 1 Điều 6 Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc nam, nữ bình đẳng
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời tại các Điều 11 đến Điều 18 luật đã
quy định cụ thể các lĩnh vực bình đẳng nam nữ như lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động,
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thể dục thể thao, y tế và trong gia
đình.
Bình đẳng nam nữ có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của nam và nữ được quy định
như nhau trên pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như trong
gia đình. Tuy nhiên từ bình đẳng trước pháp luật đến bình đẳng trên thực tế đời sống
còn cả một đoạn đường dài. Sự bình đẳng phải được ghi nhận và từng bước được củng
cố với sự phát triển của xã hội, tạo cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội cho việc thực hiện
bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng.
1.2.2.2 Nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới
Nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới được quy định tại Khoản 2
Điều 6 Luật Bình đẳng giới. Nguyên tắc này có nội dung không trùng với nguyên tắc
nam nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình.
Việc quy định nam nữ hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm ngang nhau trong
pháp luật là nhằm bảo vệ và thực hiện bình đẳng nam nữ trên thực tế đời sống. nhưng
điều đó không có nghĩa là tất cả các hành vi tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ đều được
loại trừ. Chính vì vậy cần đưa ra nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới
và những quy phạm cụ thể khác quy định về cơ chế thực thi và thúc đẩy bình đẳng giới
trên thực tế…
Vì đặc điểm giới tính của phụ nữ nêu trên thực tế phụ nữ thường là bên yếu thế
trong quan hệ giới, và từ đó họ thường phải chịu thiệt thòi hơn so với nam giới. Và các
hành vi phân biệt đối xử thường chống lại phụ nữ hơn là nam giới. Do đó CEDAW
11
Điều 36 Hiến pháp năm 2013
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
15
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
(Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ) tại Điều 1 định nghĩa
“đối xử phân biệt đối với phụ nữ là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa
trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc
phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện một cách bình đẳng các quyền con
người và những quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình trạng hôn nhân của họ và trên cơ sở bình đẳng
với nam giới.”
Phân biệt đối xử về giới là sự hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi
trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình.12 Như vậy khái niệm trên thể hiện cách tiếp cận trung
tính đối với bình đẳng giới, thay vì có một định nghĩa cụ thể về các hành vi phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ.
Luật Bình đẳng giới thể hiện rõ nguyên tắc nam nữ không bị phân biệt đối xử về
giới trong nhiều quy định khác, như Điều 10 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, Điều
40 quy định các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử về giới trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin, thể
thao, y tế. Điều 41 quy định các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử về giới trong gia
đình.
1.2.2.3 Nguyên tắc biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân
biệt đối xử về giới
Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ
hội ngang nhau để phát huy năng lực của bản thân và bình đẳng trong việc hưởng thụ.
Tuy nhiên bình đẳng giới không tự nhiên mà có. Pháp luật cần quy định bình đẳng nam
nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bình đẳng trong hưởng quyền và gánh vác
nghĩa vụ, bình đẳng trong các nghĩa vụ, bình đẳng trong các điều kiện và cơ hội cống
hiến. Nhưng trên thực tế, việc xây dựng bình đẳng giới xuất phát từ hiện thực không
bình đẳng, và từ bình đẳng trên pháp luật đến bình đẳng trên thực tế là một chặn đường
khá xa. Ví dụ, ở Việt nam vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ trong nhận thức của
cả nam giới và phụ nữ, về hoạt động kinh tế và thu nhập, nữ có thu nhập cao chiếm tỉ
lệ thấp hơn nam; trong gia đình công việc vẫn tập trung chủ yếu vào người phụ nữ, và
công việc gia đình ít được coi trọng, con trai được coi trọng hơn con gái; về mặt chính
trị, tỉ lệ quản lý nữ tham gia các hoạt động này còn thấp; về giáo dục và khoa học, tỉ lệ
nữ có trình độ cao còn khiêm tốn; trong chính sách pháp luật một số quy định còn có sự
phân biệt như tuổi đề bạt thăng tiến, tuổi đào tạo để đào tạo nguồn cán bộ chính trị. Vì
12
Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
16
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
vậy cần áp dụng các biện pháp thúc đẩy để nhanh chống tiến tới bình đẳng giới một
cách thực sự.
Khoản 1 Điều 4 Công ước CEDAW đã quy định các biện pháp đặc biệt tạm thời
nhằm thúc đẩy bình đẳng giới “việc các nước tham gia Công ước chấp nhận các biện
pháp đăc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy trong thực tế quyền bình đẳng giữa nam và nữ
không bị coi là phân biệt đối xử, nhưng sẽ không được bằng bất cứ cách nào buộc phải
coi đó như một kết quả của việc duy trì các tiêu chuẩn bất bình đẳng hoặc tiêu chuẩn
riêng biệt”.
Như vậy, theo CEDAW, các biện pháp đặc biệt tạm thời có thể áp dụng các tiêu
chuẩn bất bình đẳng hoặc tiêu chuẩn riêng biệt cho nam hoặc nữ, để thúc đẩy bình đẳng
giới trên thực tế. Vì thế các biện pháp này có hạn định về thời gian và điều kiện áp dụng
nhất định, kèm theo tuyên bố hết hiệu lực khi các điều kiện không tồn tại và thời gian
tạm thời đã hết. Trong trường hợp này, không bị coi là phân biệt đối xử. Hỗ trợ phụ nữ
như đối với nhóm yếu thế để hạn chế bất lợi của giới này nhằm thúc đẩy nhanh bình
đẳng giới.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới
thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh
lệch về vị trí, vai trò, điều kiện cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng sự thành công
của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm
giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình dẳng giới được thực hiện trong
một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục tiêu bình đẳng giới đã đạt được.13
Như vậy, theo quy định trên, trong một số trường hợp nhằm bảo đảm bình đẳng
giới thực chất, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quy định trong đó điều kiện
được áp dụng cho nam và nữ khác nhau, nhằm hạn chế điểm xuất phát khác nhau của
nam và nữ. Nhiều điều khoản trong Luật Bình đẳng giới cụ thể vấn đề trên, như trong
lĩnh vực chính trị, bảo đảm tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân
dân, bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước
(Điều 11)14; trong lĩnh vực kinh tế doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi
thuế và tài chính, lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư (Điều 12)15; trong lĩnh vực lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng
13
Khoản 6 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 11, khoản 5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về
bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc
gia về bình đẳng giới.
15
Điều 12, khoản 2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
14
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
17
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
cao năng lực cho lao động nữ (Điều 13)16…
1.2.2.4 Nguyên tắc chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân
biệt đối xử về giới
Phụ nữ có đặc điểm sinh học riêng, và giới tính của phụ nữ tạo cho họ vai trò làm
mẹ, một thiên chức quan trọng nhằm tái sản xuất con người. Phụ nữ phải dành phần
không nhỏ cuộc sống của mình để thực hiện vai trò của người mẹ (nghĩ thai sản, nuôi
con nhỏ, chăm sóc con cái…) do đó so với nam giới họ không có nhiều cơ hội và điều
kiện để tham gia các hoạt động khác của đời sống xã hội. Vì vậy, để phụ nữ có thể bình
đẳng với nam giới về mọi mặt của đời sống xã hội, cần có các biện pháp đặc biệt ưu đãi
dành riêng cho phụ nữ trong các trường hợp cụ thể khi phụ nữ đóng vai trò làm mẹ.
Theo Khoản 2 Điều 4 CEDAW, việc của nước tham gia công ước chấp nhận các
biện pháp đã có trong công ước nhằm bảo vệ quyền làm mẹ không bị coi là phân biệt
đối xử. Đồng thời tại Điều 11 của Công ước đã quy định về ngăn cấm việc phạt, thải
hồi phụ nữ vì có mang hoặc nghĩ đẻ và phân biệt đối xử trong trường hợp sa thải dựa
vào tình trạng hôn nhân; về việc quy định chế độ cho phụ nữ nghĩ đẻ được trả lương
hoặc các phúc lợi tương ứng; về khuyến khích các dịch vụ xã hội có tác dụng phụ trợ
cần thiết để tạo điều kiện cho cha mẹ kết hợp được nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm
lao động và tham gia vào đời sống cộng đồng; về cung cấp sự bảo hộ đặc biệt khi phụ
nữ có mang trong công việc tỏ ra có hại đối với họ.
Khoản 4 Điều 6 Luật Bình đẳng giới đã cụ thể hóa các quy định trên của Công
ước CEDAW và đưa thành một nguyên tắc: chính sách bảo trợ và hỗ trợ người mẹ
không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Điều 7 Luật Bình đẳng giới quy định “bảo vệ,
hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện để nam nữ chia
sẻ công việc gia đình. Theo Điều 14 “Nữ cán bộ, công chức viên chức khi tham gia đào
tạo, bồi dưỡng mang theo con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của
pháp luật”, Điều 17 “phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu vùng xa, là dân tộc thiểu số, trừ
các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số
được hỗ trợ theo quy định của chính phủ”.
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định
của pháp luật.
16
Điều 13, khoản 3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành,
nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
18
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
1.2.2.5 Nguyên tắc bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và
thực thi pháp luật
Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ điều chỉnh hành vi của con người một
cách hiệu quả nhất. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện với các quy phạm
pháp luật bảo đảm bình đẳng giới và việc thi hành nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó
là điều kiện cơ bản và tiên quyết để đạt đến bình đẳng giới thực chất.
Là Công ước duy nhất hiện nay xác lập các điều luật quốc tế về quyền phụ nữ và
trách nhiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế
hoạch hành động phù hợp để đạt được sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, Công
ước CEDAW đã quy định tại Điều 3 “chuyển hóa những nội dung cơ bản của công ước
vào hệ thống pháp luật quốc gia”. Đây là trách nhiệm của các quốc gia thành viên. Cụ
thể hóa Công ước CEDAW về vấn đề này không trái với pháp luật Việt Nam, Khoản 5
Điều 6 Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật tức là đưa
vấn đề giới, mục tiêu giới và các quá trình nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
hoạt động của các nhóm xã hội vào họat động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.
Nhà nước là chủ thể hoạch định chính sách, tiến hành quá trình lập pháp, lập quy.
Các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật của nhà nước cần có quan điểm bình
đẳng giới trong khi xem xét những bất lợi về giới có thể xảy ra khi ban hành các quy
định pháp luật. Trong quá trình áp dụng luật cần có quy định rõ cơ chế giám sát, kiểm
tra, thanh tra, đối với việc thực hiện bình đẳng giới.
Để cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 21 Luật bình đẳng giới quy định về biện pháp
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Điều 22
về thẩm tra lồng ghép vấn đề giới, các quy định từ Điều 35 đến Điều 42 về thanh tra,
giám sát, xử lý quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
1.2.2.6 Nguyên tắc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, gia đình, cá nhân
Thực hiện bình đẳng giới là vấn đề quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của
nhà nước mà còn là trách nhiệm của các tổ chức, gia đình và cá nhân. Các tư tưởng định
kiến giới như trọng nam khinh nữ, coi việc nội trợ là việc của phụ nữ… đã ăn sâu vào
tư duy của con người, cả nam giới và phụ nữ, là quan niệm xã hội. Muốn thay đổi định
kiến giới, không chỉ có vai trò của nhà nước trong hoạch định chính sách, xây dựng
pháp luật, mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tiến hành tuân thủ các quy định của
pháp luật về vấn dề bình đẳng giới, đồng thời tích cực vận động, tuyên truyền bình đẳng
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
19
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
giới nhằm đạt đến sự thay đổi về bề rộng và bề sâu các tư tưởng, quan niệm bất bình
đẳng nam nữ. Chương IV luật bình đẳng giới đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới (từ
Điều 25 đến Điều 34).
át tri
ng gi
ới
1.3 Lịch sử hình th
thàành và ph
phá
triểển quy
quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
1.3.1 Giai đoạn 1945-1954
Ở Việt Nam, mục tiêu bình đẳng nam, nữ (nam nữ bình quyền) đã được đưa ra từ
“Chánh cương vắn tắt” của Đảng và Bác Hồ từ năm 1930. Năm 1945, ngay sau khi
nước nhà giành được độc lập, chương trình bình đẳng nam, nữ đã được đưa vào luật
pháp, chính sách, chương trình hoạt động của Nhà nước một cách có hệ thống.
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã thể hiện rõ
cam kết của Đảng và Nhà nước đối với bình đẳng nam nữ. Điều 1 Hiến pháp năm 1946
khẳng định “nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, pháp luật quy định phụ
nữ được hưởng các quyền ngang với nam giới: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang
quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6 Hiến pháp năm 1946)
và “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9 Hiến pháp năm
1946).
Trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, Nhà nước Việt Nam non trẻ đã ban
hành Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, đó là sắc
lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 về sữa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Và
Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn. Trong Sắc lệnh số ngày
22/5/1950, vấn đề bình đẳng nam nữ trong gia đình được khẳng định “chồng và vợ có
địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5); “người đàn bà có chồng có toàn quyền về mặt
hộ” (Điều 6); “người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi, khi đã đến
tuổi thanh niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập” (Điều 7). Vấn
đề ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 cũng thể hiện sự bình đẳng nam nữ,
như công nhận quyền tự do giá thú và tự do ly hôn, xóa bỏ sự phân biệt không bình
đẳng và các duyên cớ ly hôn riêng cho vợ và chồng trong các Bộ dân luật cũ, đồng thời
quy định duyên cớ ly hôn chung cho cả vợ và chồng (Điều 2). Bên cạnh đó, Sắc lệnh
159/SL ngày 17/11/1950 cũng quy định điều khoản bảo vệ phụ nữ và thai nhi mà không
bị xem là bất bình đẳng giới: “ trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ chồng có
thể xin Tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử lý việc ly hôn” (Điều 5).
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
20
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1954-1975
Sau năm 1954, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Miền Nam vẫn tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong giai
đoạn này, bản Hiến pháp thứ hai của Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1959
đã được Quốc Hội khóa I kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch
nước ký lệnh công bố ngày 01/01/1960. Điều 24 Hiến pháp 1959, đã quy định và ghi
nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình:
“phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt
sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Công việc làm như nhau, phụ
nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và
phụ nữ viên chức được nghĩ trước và sau khi đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của đứa trẻ, bảo đảm phát triển của các
nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ, nhà nuôi trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.
Ngày 17/01/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ban hành Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 1959. Nhấn mạnh tầm quan trọng của luật này đối với sự nghiệp giải
phóng phụ nữ, Hồ Chủ Tịch đã nói: “Luật lấy vợ, lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ,
tức là giải phóng phân nửa xã hội…nếu không giải phóng được phụ nữ thì không giải
phóng được một nữa loài người”. Các nguyên tắc chung về bình đẳng nam nữ, bình
đẳng vợ chồng được quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 1959. Những điều từ Điều12 đến Điều 16 quy định bình đẳng giữa vợ chồng
về nghĩa vụ và quyền trong quan hệ hôn nhân.
n nay
1.3.3 Giai đoạn từ năm 1975 đế
đến
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước thống nhất cùng
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bản Hiến pháp thứ ba năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã khẳng định vai trò, vị trí của Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam: “là chỗ dựa vững chắc của nhà nước, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền
nhân dân” (Điều 9). Cũng trong thời điểm này Việt Nam là nước thứ sáu ký kết công
ước Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW).
Sau khi tham gia công ước CEDAW và nhiều công ước quốc tế khác về quyền
con người. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) lần đầu tiên khẳng định nhà
nước Việt Nam tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và
xã hội và thể hiện các quyền đó ở các quyền công dân được quy định tại Hiến pháp và
các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ nguyên tắc “mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), toàn bộ chương V của Hiến pháp đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc xác lập quyền bình đẳng của công dân nam và nữ trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
21
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Trong nhiều bộ luật, luật đã ban hành có các điều khoản quy định nguyên tắc mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc,…
Đồng thời có các chương, điều khoản riêng áp dụng cho các đối tượng được bảo vệ đặc
biệt là phụ nữ như:
Năm 1994, Bộ Luật Lao động được ban hành, gồm 17 chương, 197 điều khoản,
trong đó giành riêng chương X đưa ra những quy định riêng đối với lao động nữ.
Để xử lý vi phạm hành chính đối với quyền bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp
của phụ nữ, khi bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại, Chính phủ quy định nhiều
quy phạm pháp luật như: xử phạt những hành vi sử dụng lao động nữ nhưng không có
chỗ thay quần áo, buồng tắm, buồng vệ sinh nữ; sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với lao động nữ chỉ vì lý do kết hôn, có thai, nghĩ thai sản, nuôi con dưới
12 tháng tuổi…
Bộ Luật Hình sự năm 1999 có các điều khoản quy định về trách nhiệm hình sự, về
quyết định hình phạt đối với các tội liên quan đến phụ nữ đang mang thai; về các tội
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của phụ nữ. Nhóm tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự (chương II) của người bị hại, trong đó có phụ nữ
và trẻ em gái có đến 4/7 tội có thể áp dụng hình phạt cao nhất (chung thân hoặc tử hình).
Đó là các tội: giết người (Điểm b Khoản 1 Điều 93); tội hiếp dâm (Điều 111); tội hiếp
dâm trẻ em (Điều 112); cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); tội mua bán phụ nữ vì mục đích
mại dâm, để đưa ra nước ngoài…Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
(Chương XV), đặc biệt ở Điều 30 quy định “người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi
nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, khoa học, văn hóa, xã
hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến một năm”.
Sau năm 1975 đến nay, Luật Hôn nhân và Gia đình đã sữa đổi bổ sung nhiều lần
nhằm phù họp với trào lưu chung của xã hội. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã
bổ sung những nguyên tắc quan trọng về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản
chung, bao gồm cả quyền sử dụng đất, về cách phân chia tài sản đó trong trường hợp ly
hôn có tính đến những tình huống thực tế mà trong nhiều trường hợp người phụ nữ đã
chịu nhiều thiệt thòi như: hai vợ chồng cùng sống trong gia đình chồng, khi người vợ
sau ly hôn không có điều kiện canh tác trên đất thuộc quyền sử dụng chung với gia đình
chồng…
Luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 5, nguyên tắc bình đẳng “trong quan hệ dân
sự, các bên đều bình đẳng không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành
phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để
đối xử không bình đẳng với nhau”…
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
22
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Thành tựu mà Việt Nam đã đạt được là việc Luật Bình đẳng giới đầu tiên đã được
Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2007. Luật này được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết hiện nay
trong xã hội, nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối, của Đảng về bình
đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, khắc phục tình trạng phân biệt về giới và những khoản
cách giới trên thực tế, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong mục tiêu thực hiện
bình đẳng giới, cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong cộng đồng
quốc tế. Gần đây nhất, ngày 21/12/2007 Quốc hội khóa 12 tại kỳ họp thứ 2 đã thông
qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình (có hiệu lực ngày 01/7/2008). Luật này thông
qua xuất phát từ thực tiễn là bạo lực gia đình diễn ra ở nhiều nơi, mọi đối tượng và gây
hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt bình đẳng giới trong Hiến pháp năm 2013 cơ bản tiếp tục kế thừa các quy
định của Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 quy định các vấn đề chung, có tính
nguyên tắc liên quan đến gia đình. Tại điều 16 “mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội” và Điều 26 “Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo
đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ
nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”. Các quy định trực tiếp
về hôn nhân và gia đình được Hiến định tại Điều 36 “nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn;
hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau; Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của bà mẹ và trẻ
em". Điều 60 quy định “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam
ấm no, tiến bộ, hạnh phúc” …Bên cạnh đó một số nội dung liên quan đến gia đình và
bình đẳng giới cũng đã được Hiến định trong một số điều khoản của các chương II
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và chương III kinh tế, xã hội,
văn hóa, gia đình, khoa học, công nghệ và môi trường.
Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 đã quy định sự bình đẳng nam nữ một cách toàn
diện, tổng quát và tiến bộ. Quy định nam, nữ bình đẳng về mọi mặt trong tất cả các lĩnh
vực. Đây không chỉ là bình đẳng về quyền lợi mà còn là bình đẳng về trách nhiệm,
nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực.
Mặc dù, còn những hạn chế nhất định, song cho đến thời điểm hiện nay, có thể
khẳng định rằng, Việt Nam đã xác lập được một khung pháp lý về bảo đảm bình đẳng
giới hoàn chỉnh. Về cơ bản, hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các
văn kiện pháp luật quốc tế có liên quan trên lĩnh vực này, đảm bảo cho phụ nữ có thể
hưởng thụ các quyền con người một cách bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh
vực.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
23
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và
1.4 Nội dung và ý ngh
nghĩĩa của vi
việệc bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đà
o tạo
đào
1.4.1 Nội dung của bình đẳ
ng gi
ới trong gi
áo dục và đà
o tạo
đẳng
giớ
giá
đào
� Khái niệm quyền bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo
Quyền Bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo là tỉ lệ đến trường, kết quả
học tập như nhau của trẻ em trai và trẻ em gái. Trẻ em gái/phụ nữ cũng được hưởng cơ
hội học tập như trẻ em trai/nam giới. Trẻ em gái/phụ nữ và trẻ em trai/nam giới đều
đưởng hưởng cơ hội tham gia vào lĩnh vực học tập khoa học hiện đại như máy tính,
thông tin.
� Nội dung của bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo
Nội dung bình đẳng giới là tổng thể những lĩnh vực của đời sống xã hội được quy
định bình đẳng giới. Công ước CEDAW đã đưa ra mười một lĩnh vực loại trừ phân biệt
đối xử đối với phụ nữ, đó là các lĩnh vực: chính trị, đại diện quốc tế,quốc tịch, giáo dục,
lao động việc làm, chăm sóc sức khỏe, kinh tế, dân sự, phụ nữ ở nông thôn, hôn nhân
và gia đình, bạo lực trên cơ sở giới tính.
Trước đây nhằm nội luật hóa các quy định về các lĩnh vực loại trừ phân biệt đối
xử với phụ nữ của Công ước CEDAW, pháp luật Việt Nam đã có các quy định về các
lĩnh vực loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội và gia đình, được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau như Hiến pháp năm 1992 Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Lao động sửa đổi
năm 2002, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Sau khi Luật bình đẳng giới được Quốc hội ban hành, tám lĩnh vực bình đẳng giới
của đời sống xã hội và gia đình được luật khẳng định và ghi nhận một cách cụ thể. Đây
là sự ghi nhận và khẳng định mang tính chất pháp lý về nội dung bình đẳng giới, có
phạm vi ảnh hưởng rộng rãi đối với các giới (nam và nữ), và tác động tích cực lâu dài
đối với việc triển khai các quy định bình đẳng giới trong ngành luật chuyên ngành trên
thực tế, được sự bảo đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Chương II luật bình đẳng
giới quy định gồm tám lĩnh vực bình đẳng giới như sau: bình đẳng giới trong lĩnh vực
chính trị; bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế; bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động;
bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; bình đẳng giới trong lĩnh vực văn
hóa,thông tin, thể thao; bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế; bình đẳng giới trong gia đình;
đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Với nhận thức rằng giáo dục là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu
nhằm nâng cao năng lực cho người phụ nữ trong việc tiếp cận với các nguồn lực và sử
dụng các cơ hội, các công cụ, kể cả công cụ pháp luật, để thực hiện bình đẳng giới nên
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
24
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Công ước CEDAW tiếp cận vấn đề xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong
lĩnh vực giáo dục một cách khá toàn diện và sâu sắc tại Điều 10 của Công ước.
Ở Việt Nam trước khi Công ước CEDAW ra đời và Việt Nam cam kết thực hiện
Công ước, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề bình dẳng nam nữ trong lĩnh
vực giáo dục thể hiện qua các chủ trương, chính sách và pháp luật cũng như việc triển
khai thực hiện ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945.
Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định nào nhằm phân biệt đối xử với
phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học. Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001 quy định: phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu17,
học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân18…Nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định
về lĩnh vực này đã được nhà nước ban hành như Luật Bảo vệ gia đình và chăm sóc trẻ
em, Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và Gia đình. Các quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật này không những bao quát tất cả các vấn đề được đề cập tại Điều 10
Công ước CEDAW mà còn đưa ra nhiều chính sách cụ thể sát thực với điều kiện của
Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho những phụ nữ bị thiệt thòi về thể chất, trí tuệ và điều
kiện kinh tế, gia đình… được tham gia học tập, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ
thiệt thòi nói riêng và của phụ nữ toàn xã hội nói chung.
Tuy nhiên, từ quy định của pháp luật đến việc thực hiện trên thực tế vẫn còn có
khoảng cách. Vì vậy trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giới trên thực
tế vì nhiều lý do khác nhau. Bất bình đẳng về giáo dục có thể được xem xét trên hai
khía cạnh: thứ nhất, nam giới và nữ giới trong cùng điều kiện còn chưa được hưởng thụ
ngang nhau về thành tựu giáo dục, ví dụ: càng lên các cấp bậc cao học thì tỉ lệ nam giới
được đi học cao hơn nữ giới; thứ hai, với các cơ sở xã hội khác nhau (giàu, nghèo, nông
thôn, thành thị…) cơ hôi hưởng thụ các thành tựu giáo dục của nam giới và nữ giới
cũng có sự khác nhau, ví dụ: trong những gia đình thuộc nhóm nghèo, tỉ lệ trẻ em trai
đến trường cao hơn trẻ em gái, nhưng trong gia đình thuộc nhóm giàu thì tỉ lệ này
chênh lệch ít hơn. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường với sự hội nhập quốc tế, bất
bình đẳng trong giáo dục và đào tạo càng có xu hướng gia tăng với sự xuất hiện các
trừơng tư thục, xu thế tự hoạch toán kinh doanh của các cơ sở đào tạo.
Tuy pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định tạo sự bình đẳng trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, nhưng trước khi Luật Bình đẳng giới được Quốc hội ban hành, chưa có
văn bản pháp luật nào quy định các nội dung bình đẳng trong lĩnh vực này, cũng như
các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên thực tế.
17
18
Điều 35 Hiến pháp năm 1992
Điều 59 Hiến pháp năm 1992
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
25
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Điều 14 Luật Bình đẳng giới đã quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo bao gồm:
- Bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
- Bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
- Bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Quyền của nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo
1.4.2 Ý ngh
nghĩĩa của vi
việệc bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Bình đẳng giới là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nếu vấn đế giải phóng phụ nữ
là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ
lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính vì vậy mà Bác Hồ đã
khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với
đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Bình đẳng giới trong
giáo dục và đào tạo làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội.
Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và trẻ em gái có khả năng thiên bẩm như
nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc
thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại
được học hành nhiều hơn, như thế chất lượng trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể
đạt được và kiềm hảm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bình đẳng giới trong giáo dục và
đào tạo có ảnh hưởng tích cực đến nguồn nhân lực của tương lai.
Khi mức độ bất bình dẳng giới trong giáo dục và đào tạo giảm đi, tức là mỗi cấp
đào tào, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia
đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được
cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục
hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và đào tạo đối với
con cái.
Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm
sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho nguồn nhân
lực, năng lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được
nâng lên.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
26
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ƯƠ
NG 2
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ỀN BÌNH ĐẲ
NG GI
ỚI TRONG LĨNH VỰC GI
ÁO DỤC VÀ ĐÀ
O TẠO
QUY
QUYỀ
ĐẲNG
GIỚ
GIÁ
ĐÀO
Trong chương này người viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên
quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nêu lên những
thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó tìm hiểu
nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, thông qua đó nêu lên một số
giải pháp khắc phục bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
ng gi
ới trong gi
áo dục và đà
o tạ o
2.1 Quy
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
ng trong Công Ướ
2.1.1 Quy
Quyềền bình đẳ
đẳng
Ướcc CEDAW
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (Công
ước CEDAW) là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên khẳng định nguyên tắc không chấp
nhận sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính tương đối triệt để, được Đại hội đồng
Liên hiệp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979 theo Nghị quyết 34/180. Công
ước CEDAW có ý nghĩa sâu sắc và là cơ sở pháp lí quan trọng trong quá trình đấu tranh
giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ ở các quốc gia trên thế giới.
Ngày 19 tháng 3 năm 1982, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 35 của Công ước này. Việc phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức
của Công Ước CEDAW có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển pháp luật về
quyền con người, đối với việc tạo dựng hành lang pháp lí quan trọng cho việc bảo đảm
các quyền bình đẳng của phụ nữ (trong đó có quyền bình đẳng giới trong giáo dục),
đồng thời là yếu tố quốc tế thúc đẩy việc xây dựng cơ chế quốc gia về bảo vệ, phát triển
các quyền của phụ nữ, góp phần xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia và phát
triển phụ nữ tại Việt Nam.
Phụ nữ là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử trong giáo dục, thể hiện ở việc
nhiều phụ nữ và trẻ em gái không được học tập hoặc không được theo học những ngành
nghề nhất định hay không được tạo cơ hội học cao lên ở nhiều xã hội, các bậc cha mẹ
thường cho rằng con gái không cần có học vấn cao và thường ưu tiên các cơ hội học tập
cho con trai. Trong khi đó, thực tế khắp nơi trên thế giới cho ta thấy, giáo dục là tiền đề
để bảo đảm sự bình đẳng với phụ nữ trên các lĩnh vực khác như lao động, việc làm,
hoạt động chính trị và vị thế trong gia đình; đồng thời tạo cơ sở xóa bỏ những tập tục
truyền thống lạc hậu, có tính chất phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.
Chình vì vậy, Công ước CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên phải áp dụng
mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ mọi sự phân biệt đối với phụ nữ nhằm bảo đảm cho
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
27
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt nhằm bảo
đảm, trên cơ sở bình đẳng nam nữ:19
- Tạo điều kiện như nhau đối với nghề nghiệp và hướng nghiệp, tham gia học tập
và đạt được bằng cấp ở các cơ sở giáo dục thuộc mọi ngành nghề ở vùng nông thôn
cũng như thành thị; sự bình đẳng này phải được bảo đảm trong các trường mẫu giáo,
trường phổ thông, trường kỹ thuật kể cả trường kỹ thuật cao cấp, trường dạy nghề, cũng
như tất cả các trường đào tạo nghiệp vụ;
- Các chương trình giảng dạy và kiểm tra thi cử như nhau, các giáo viên với trình
độ chuyên môn như nhau, cơ sở vật chất và trang thiết bị của các trường có chất lượng
như nhau;
- Loại bỏ mọi quan niệm rập khuôn về vai trò của nam giới và nữ giới ở mọi cấp
và trong mọi hình thức giáo dục bằng cách khuyến khích việc học học sinh nam và nữ
cùng học trong một lớp và bằng các hình thức giáo dục khác có thể giúp để đạt được
mục tiêu này, và đặc biệt là bằng cách sửa lại các sách giáo khoa và chương trình giảng
dạy và điều chỉnh một cách thích hợp các phương pháp giảng dạy;
- Tạo cơ hội như nhau để được học bổng và các trợ cấp học tập khác;
- Tạo cơ hội như nam giới trong việc tham gia các chương trình giáo dục tiếp tục,
kể cả các chương trình dành cho người lớn và nghiệp vụ chuyên ngành, đặc biệt là
những chương trình nhằm thu hẹp trong thời gian ngắn nhất mọi khoảng cách tồn tại
giữa văn hóa của nam giới và nữ giới;
- Giảm bớt tỷ lệ nữ sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành cho những phụ
nữ đã rời trường sớm;
- Tạo cơ hội như nhau để tham gia tích cực các hoạt động thể dục thể thao;
- Được phổ biến các thông tin giáo dục cụ thể giúp cho việc đảm bảo sức khỏe và
hạnh phúc các gia đình, kể cả thông tin hướng dẫn và kế hoạch hóa gia đình
Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ mọi
sự phân biệt đối xử với phụ nữ các vùng nông thôn , để đảm bảo, trên cơ sở bình đẳng
nam nữ, việc họ tham gia phát triển nông thôn và được hưởng lợi do sự phát triển đó,
đặc biệt các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ nông thôn các quyền
trong nhiều lĩnh vực trong đó có quyền được hưởng các loại đào tạo, giáo dục, chính
quy và không chính quy, kể cả những vấn đề liên quan đến giáo dục chức năng, như
trong các điều khác, dịch vụ chung trong cộng đồng, để nâng cao trình độ kỹ thuật của
họ.
19
Điều 10 Công ước CEDAW
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
28
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ng trong ph
áp lu
ật Vi
2.1.2 Quy
Quyềền bình đẳ
đẳng
phá
luậ
Việệt Nam
Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và nhà nước ta đặc
biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và những năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”.20 Với ý nghĩa đó, mọi công dân dù nam hay nữ đều có quyền
tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đạo đức, có
tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
2.1.2.1 Quyền bình đẳng về cơ hội học tập, đào tạo
Sự bất bình đẳng về cơ hội là sự lãng phí và gây tại hại cho sự phát triển bền vững
và công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vì vậy cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả
mọi người, nếu như họ có khả năng tiếp cận đối với thành quả của nhân loại.
Như thế nào là bình đẳng về cơ hội? Nội dung của nó bao gồm nhiều vấn đề,
nhưng điểm quan trọng nhất là sự bình đẳng về cơ hội học tập, đào tạo. Mọi trẻ em đều
được đi học như nhau, dù gia đình giàu hay nghèo, ở thành phố hay nông thôn, nam hay
nữ. Chúng có khả năng học lên cao (nhờ sự miễn học phí hay chính sách học bổng,...).
"Năng lực con người" (qua đào tạo, giáo dục mà có) là tác nhân đầu tiên cho sự tiến bộ
cá nhân, đem lại cho họ khả năng lao động với năng suất cao, thu nhập cao và đóng góp
vào sự thịnh vượng chung. Vì vậy, phải tạo cơ hội công bằng cho mọi người có cơ hội
và điều kiện được học tập, giáo dục, đào tạo như nhau, trang bị cho họ vốn quý nhất là
vốn kiến thức.
“Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc,
gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”.21Tạo một
xã hội bình đẳng là cái cần thiết để giảm bớt sự bất bình đẳng về học vấn. Nhưng sự
bình đẳng về cơ hội vẫn đem lại sự khác biệt nào đó về kết quả do sự khác nhau về sự
nỗ lực, tài năng, sở thích và sự may mắn của từng cá nhân. Tạo cơ hội bình đẳng cho
mọi thành viên trong xã hội là nhằm giải thoát họ khỏi những trói buộc, tạo điều kiện
cho họ vươn lên, cống hiến cho xã hội, cho gia đình và cá nhân một cách tốt nhất. Cần
làm rõ sáng kiến cá nhân, nỗ lực cá nhân trở thành các quyết định thành quả kinh tế,
văn hóa, xã hội do họ làm ra, chứ không phải là hoàn cảnh gia đình, dân tộc, tôn giáo
hay giới tính là cái quyết định.
20
21
Điều 2 Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009
Điều 10 Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
29
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Điều 59 Hiến pháp năm 1992 quy định “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công
dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa
và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội
tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.
Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật,trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập, tạo ra sân
chơi bình đẳng cho mọi người có liên quan đến vai trò của nhà nước trong việc thực thi
quyền dân chủ của người dân.
Nhà nước tạo điều kiện cho tất cả mọi công dân có điều kiện học tập dễ dàng,
thuận tiện, tiếp cận được với nền giáo dục trong nước và quốc tế như nhau, tiếp cận
được với các chính sách trong giáo dục và đào tạo,...Nhà nước cần tăng cường các phúc
lợi công cộng trong giáo dục, đào tạo (đặc biệt chú ý việc giáo dục phổ thông các cấp),
trợ cấp các nhóm người vốn bị thiệt thòi, cho họ được hưởng các dịch vụ giáo dục, văn
hóa không mất tiền, khi thu nhập gia đình quá thấp không cho phép con cái họ đi học.
Như vậy, có thể nói việc thực thi sự công bằng, dân chủ và bình đẳng xã hội trong
mối liên kết, tác động chặc chẽ của chúng là hết sức cần thiết để xây dựng một xã hội
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Hiến pháp nước ta năm 1946 đã khẳng định nguyên tắc: "Đàn bà ngang quyền với
đàn ông về mọi phương diện" . Hiến pháp năm 1992, 2013 cũng tiếp tục khẳng định lại
rõ nguyên tắc này. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký vào Công ước
Cedaw nhằm xóa bỏ mọi sự phân biệt đối với phụ nữ.
Văn bản của Liên hợp quốc đã nói rõ: "Bình đẳng giới là nam nữ được công nhận
có vị thế xã hội ngang nhau, có những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các
quyền con người, cơ hội như nhau để đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước"22. Quyền bình đẳng của nam và nữ là nội dung
cơ bản của Luật nhân quyền quốc tế.
Từ quan điểm của Đảng và Nhà nước đến các quy định có liên quan đã có sự đánh
giá cao vai trò của phụ nữ, động viên họ tham gia vào quá trình phát triển. Tuy nhiên,
cho đến nay khoảng cách giới trong đời sống thực tiễn vẫn còn khá xa. Nhiều vấn đề
còn bất cập với phụ nữ, như cơ hội học tập thấp, trình độ nhận thức bị hạn chế,...
Để quyền bình đẳng về cơ hội học tập được đảm bảo, Điều 14 Luật Bình đẳng giới
năm 2006 đã quy định cụ thể các quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, bao gồm: quyền bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; quyền bình đẳng
trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; quyền bình đẳng trong việc tiếp cận
22
Báo cáo đánh giá tình trạng bình đẳng giới tại Việt Nam của Hội Liên hiệp phụ nữ năm 2004
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
30
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
và hưởng thụ các chính sách giáo dục, đào tạo; quyền của nữ cán bộ, công chức, viên
chức khi tham gia đào tạo.
2.1.2.2 Quyền bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo
"Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập"23. Đó là quyền mà đương nhiên mọi
công dân khi sinh ra đều được hưởng, không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh. Để thực
hiện quyền học tập của mình, mọi công dân khi đến tuổi đi học đều được đến trường.
Mọi công dân có quyền bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo.
Điều 11 Luật giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung
học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để
thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước; Mọi công dân trong độ tuổi quy định có
nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập; Gia đình có trách nhiệm tạo điều
kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình
độ giáo dục phổ cập”.Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền
học tập của mọi người.
Quyền bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo được bảo đảm trước hết thuộc về trách
nhiệm của gia đình. Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có trách nhiệm chăm lo việc học tập của
con cái, đưa con cái đến ghi tên đi học tại trường, lớp tiểu học trên địa bàn cư trú nơi
thuận tiện nhất, tạo điều kiện cho con cái được đến lớp, hoàn thành giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi. Sự quan tâm giáo dục của gia đình là môi trường quan trọng giúp mỗi con
người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức,
vốn sống của mỗi con người, sự quan tâm của gia đình còn giúp cho con cái tránh
những tệ nạn xã hội nảy sinh đối với mỗi con người.
Trẻ em trong gia đình được cha mẹ tạo điều kiện học tập, giữa trẻ em trai và trẻ
em gái bình đẳng với nhau về độ tuổi đi học. Nghĩa là theo thông thường, trẻ em khi tới
năm tuổi sẽ đi học trường mầm non thì cả trẻ em trai và trẻ em gái khi đủ năm tuổi điều
phải được gia đình tạo điều kiện cho đến trường học tập. Các thành viên khác trong gia
đình không được đối xử không công bằng thiên vị giữa trẻ em trai và trẻ em gái về độ
tuổi đến trường học tập. Ví dụ như: khi trẻ em trai năm tuổi thì được gia đình tạo mọi
điều kiện học tập nhưng trẻ em gái lại không được cho đi học trường mầm non mà cho
nghĩ ở nhà. Dẫn đến có nhiều em gái không được đi học trường mầm non khi đi học
tiểu học thì tiếp thu chậm hơn so với trẻ em trai được đi học từ trường mầm non.
23
Điều 39 Hiến pháp năm 2013
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
31
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
2.1.2.3 Quyền bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo
Trong xã hội đa dạng về màu sắc ngành nghề, đào tạo, việc lựa chọn một ngành
nghề cho phù hợp là hết sức quan trọng. Khoản 2 Điều 4 Luật Bình đẳng giới quy định
"Nam nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề học tập, đào tạo". Nhằm tạo sự
bình đẳng giữa nam và nữ trong việc lựa chọn ngành nghề mà mình thật sự thấy phù
hợp với bản thân.
Người học trong các trường cao đẳng, đại học,…đều được tôn trọng và đối xử
bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung
cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện .24Như vậy nam, nữ có quyền tự do lựa
chọn ngành, nghề mà mình muốn học, không có một quy định nào có sự phân biệt đối
xử trong việc tuyển sinh ở bất cứ cơ sở đào tạo nào. Theo đó gia đình cũng tạo mọi điều
kiện để trẻ em gái và phụ nữ được tự do lựa chọn ngành nghề học tập, đào tạo theo sở
thích và khả năng của mình. Từ đó nữ giới có cơ hội phát huy tối đa năng lực của mình,
góp phần đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
2.1.2.4 Quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách giáo
dục, đào tạo
Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách đối với người học trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, được quy định cụ thể tại Chương VI Luật Giáo dục năm 2005, chính sách
trợ cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí: xét cấp học bỗng khuyến khích học tập
cho học sinh đạt kết quả xuất sắc; cấp học bỗng chính sách cho sinh viên cử tuyển, học
sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú,…; trợ cấp,miễn giảm học
phí cho con thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như bệnh binh, liệt sĩ, mồ
côi cha mẹ, gia đình khó khăn… Chính sách đối với trẻ em tại các cơ sở mầm non:
được nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định
khác của pháp luật… Chính sách tạo điều kiện phát triển năng khiếu của người học.
Chính sách tạo điều kiện học tập cho người tàn tật, khuyết tật. Miễn giảm phí dịch vụ
công cộng cho học sinh, sinh viên… Những chính sách, chế độ mà Nhà nước cũng như
nhà trường đã đưa ra đều được áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt là nam
hay nữ. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhằm đảm bảo cho việc nam, nữ được tiếp cận, hưởng thụ các chính sách của Nhà
nước và nhà trường, Điều 7 Luật Bình đẳng giới quy định về Chính sách của Nhà nước
về bình đẳng giới là: “Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ
24
Khoản 4 Điều 60 Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2012
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
32
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát
triển. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện
để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ
phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Khuyến khích
cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào, dân tộc, thiểu
số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần
thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số
phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước”.
Đó là việc đảm bảo chính sách bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực trong đó có
cả lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tạo sự bình đẳng không có sự phân biệt giữa nam và
nữ trong xã hội hiện nay. Cũng như việc đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo
dục, nam nữ đều được hưởng thụ và tiếp cận các chính sách giáo dục, đào tạo như nhau.
Nhằm mục đích phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước có hiệu quả,
công tác giáo dục tốt, công bằng, bình đẳng giữa nam, nữ góp phần phát triển đất nước
được giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
2.1.2.5 Quyền của nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo
Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo bồi dưỡng, ngoài được
hưởng các chính sách khi tham gia đào tạo chung, như đối với tất cả mọi người, còn
được hưởng các chính sách đặc biệt riêng. Khoản 4 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm
2006 quy định : “nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính Phủ”.
Theo đó ta có thể hiểu khi mang thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi cũng không
làm hạn chế cơ hội được học tập, cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của
nữ cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của nhà nước theo quy
định của Chính Phủ. Ví dụ như: trong Nghị Quyết 02/2014/NQ-HĐND của tỉnh An
Giang về việc ban hành chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức
quy định: nữ cán bộ công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng được trợ cấp
10000đồng/ngày/người; nữ cán bộ, công chức, viên chức đang mang thai hoặc có con
dưới 36 tháng tuổi được trợ cấp như nữ cán bộ, công chức, viên chức và thêm
5000đồng/ngày/người.25 Nhà nước tạo mọi điều kiện để nữ giới có điều kiện tham gia
hoc tập nâng cao trình độ, chuyên môn của mình.
25
Điểm G, Khoản 4, Điều 1 Nghị quyết 02/2014/NQ-HĐND tỉnh An Giang về việc ban hành trợ cấp, chế độ, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
33
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ực thi
2.2 Cơ ch
chếế th
thự
ức, gia đì
nh và cá nh
ân trong vi
ực
2.2.1 Tr
Tráách nhi
nhiệệm của cơ quan, tổ ch
chứ
đình
nhâ
việệc th
thự
hi
m về bình đẳ
ng gi
ới
hiệện và bảo đả
đảm
đẳng
giớ
Để đạt được mục tiêu bình đẳng giới, việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới
không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành các cấp
mà còn là trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, gia đình và cá nhân, là trách nhiệm
chung của toàn xã hội.
2.2.1.1 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 cho thấy: Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về bình đẳng giới, giúp việc cho Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh
vực này là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bên cạnh đó các Bộ và cơ quan ngang
Bộ cũng có trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của Chính
phủ.
� Trách nhiệm của Chính phủ
Theo điều 25 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định trách nhiệm của Chính phủ
là:
- Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm
báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
- Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
- Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ
đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước.
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Trung ương Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạọ các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.
� Trách nhiệm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Theo Điều 3 Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định trách nhiệm của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là:
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
34
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, là cơ quan trực
tiếp cao nhất quản lý bình đẳng giới theo luật bình đẳng giới nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
Để quản lý hoạt động bình đẳng giới có hiệu quả, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
đã thành lập Vụ bình đẳng giới có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội còn có trách nhiệm chủ trì các công
việc xây dựng các chính sách về bình đẳng giới, tham mưu cho Chính phủ ban hành các
quy định của Nhà nước về bình đẳng giới.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP thì Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hôi có trách nhiệm sau:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, chương
trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương tổ chức thức hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục
tiêu, biện pháp đó.
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
- Hướng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
trong tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bình
đẳng giới.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm theo định kỳ về tình hình thực hiện
bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
- Thống kê và công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi quản lý nhà nước
theo quy định của pháp luật; đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bình
đẳng giới mà Việt Nam là thành viên.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
35
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
� Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo Khoản 3 Điều 9 Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Khoản 3 Điều 2 Nghị
định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới
cũng quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà
nước về bình đẳng giới.”
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ được cụ thể ở Điều 27 Luật Bình đẳng
giới năm 2006 và Điều 4 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bình đẳng giới là:
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban
hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ,
ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực
mà mình quản lý;
- Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc
đẩy bình đẳng giới;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng
bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
2.2.1.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan chủ quản bình đẳng giới ở địa phương. Theo
điều 28 Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định
70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới quy
định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
� Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và tổ chức thực hiện chính sách , chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới của
địa phương nhằm cụ thể hóa chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng
giới.
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong
phạm vi địa phương.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
36
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Tổ chức lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách,
pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
- Xây dựng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng
giới ở địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học trong lĩnh vực giới
và bình đẳng giới; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nhân lực, kinh phí để thực
hiện bình đẳng giới ở địa phương.
- Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá, hàng năm và định kiến về tình hình thực hiện bình
đẳng giới trong phạm vi địa phương.
- Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa
phương.
� Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về giới và bình đẳng
giới trong phạm vi địa phương.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với
điều kiện kinh tế của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng
giới ở địa phương.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách,
pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
- Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá, hàng năm và định kiến về tình hình thực hiện bình
đẳng giới trong phạm vi địa phương.
- Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa
phương.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
37
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
� Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Xây dưng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới
trong phạm vi địa phương.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện
kinh tế-xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới
ở địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới
cho nhân dân địa phương.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình
đẳng giới trong phạm vi địa phương.
- Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
2.2.1.3 Trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới và tham
gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
� Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Theo quy đinh tại Điều 29 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên có các trách nhiệm sau:
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình
đẳng giới theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.
- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.
� Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Điều 30 Luật Bình đẳng giới quy định ngoài phải thực hiện những trách nhiệm
giống như trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, Hội liên hiệp
phụ nữ còn có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu
chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn
tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
38
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và
trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luât về bình đẳng giới.
2.2.1.4 Trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào tổ chức và hoạt
đông của cơ quan, tổ chức
� Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội
Điều 31 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội là:
- Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội co trách nhiệm sau:
+ Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng
trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi
+ Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên
nguyên tắc bình đẳng giới.
- Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội có
trách nhiệm sau đây:
+ Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu
bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và báo cáo hằng năm;
+ Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ
trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác;
+ Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động do mình quản lý;
+ Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực
hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình;
+ Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm
nhẹ gánh nặng lao động gia đình.
� Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới
tại cơ quan, tổ chức mình
- Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 31 Luật Bình đẳng giới năm 2006 có trách nhiệm sau đây:
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
39
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
+ Phải bảo đảm cho nam, nữ trong tham gia và thụ hưởng;
+ Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ
chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
+ Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên
quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
- Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối
hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây;
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng
giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động;
+ Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới;
+ Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình
đẳng giới;
+ Dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới;
+Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hòa giữa lao
động sản xuất và lao động gia đình;
+ Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba
mươi sáu tháng tuổi;
+ Tạo điều kiện cho lao động nam được hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ
sinh con.
2.2.1.5 Trách nhiệm của gia đình và công dân
� Trách nhiệm của gia đình
Theo quy định tại Điều 33 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì gia đình có trách
nhiệm:
- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và
tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
- Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc
gia đình.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an
toàn.
- Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao
động và tham gia các hoạt động khác
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
40
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
� Trách nhiệm của công dân
Theo quy định tại Điều 34 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì công dân có trách
nhiệm:
- Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình
đẳng giới;
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;
- Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan,
tổ chức và công dân.
úc đẩ
y bình đẳ
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo
2.2.2 Bi
Biệện ph
phááp th
thú
đẩy
đẳng
giớ
giá
đào
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới
thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh
lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam
và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được
thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt
được.26
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp bảo đảm bình đẳng giới có “tính
chất đặc biệt” và “tính chất tạm thời”. Tính chất đặc biệt của biện pháp này có nghĩa là
chỉ quy định cho một giới (thay vì quy định như nhau cho cả hai giới), để thúc đẩy bình
đẳng giới trên thực tế. Tính chất tạm thời của biện pháp này có nghĩa là chỉ áp dụng
trong những điều kiện nhất định khi chưa đạt được mục tiêu bình đẳng giới về cơ hội và
ứng xử. Như vậy, khi thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới cần phải thường
xuyên và rà soát việc áp dụng và đánh gía hiệu quả các biện pháp đó khi đã đạt được
mục tiêu bình đẳng giới trên thực tế.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy
định tại Điều 19 và được quy định cụ thể hơn ở Khoản 2 Điều 14 Nghị định
48/2009/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới bao gồm:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
26
Khoản 6 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
41
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt
tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nam
và nữ trong công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;
- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách
ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể;
- Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ
điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.
Ngoài các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nêu trên do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành để bảo đảm bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội và gia đình, trong từng lĩnh vực khác nhau còn có những biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới đặc thù riêng của các quan hệ xã hội còn có khoảng cách giới và bất bình
đẳng giới trong lĩnh vực cụ thể đó.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, do đặc thù của lĩnh vực này mà ngoài các biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới nêu trên còn có các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đặc
thù sau:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
- Lao động nữ trong khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của
pháp luật.
Ví dụ như: Quyết định số 2351/QĐ-TTg quyết định Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2011-2020 có quy định mục tiêu chiến lược và giải pháp:
"Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham
gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95%
vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỷ lệ
nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.”27
" Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 3:
- Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung về
27
Mục tiêu 3 Điểm b Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 2351/QĐ-TTg quyết định Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011-2020
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
42
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo về cao cấp lý luận
chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Có những chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chính sách chương
trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt
có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu
số; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện
khó khăn; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới.
- Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống
sách giáo khoa hiện nay.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của
ngành giáo dục; xây dựng cơ sở giữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp
học, bậc học."28
ật về bình đẳ
ng gi
ới trong gi
áo dục và đà
o tạo
2.2.3 Xử lí vi ph
phạạm ph
phááp lu
luậ
đẳng
giớ
giá
đào
2.2.3.1 Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo
Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới là các hành vi nghiêm cấm vì tính
chất cản trở mục tiêu bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các
hành vi đó bao gồm:
- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
- Bạo lực trên cơ sở giới.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Ngoài các hành vi vi phạm về bình đẳng giới có tính chất cơ bản trên, trong các
lĩnh vực cụ thể của đời sống và gia đình có các hành vi vi phạm cụ thể.
Căn cứ vào quy định tại Điều 40, Điều 41 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì
các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được chia làm 8 nhóm thuộc các lĩnh
vực sau: chính trị; kinh tế; lao động; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục,
thể thao; y tế; gia đình và đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo được quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Bình đẳng giới bao gồm:
- Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
28
Điềm b Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 2351/QĐ-TTg quyết định Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai
đoạn 2011-2020
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
43
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
- Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng
vì lý do giới tính hoặc do mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
- Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
2.2.3.2 Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong giáo
dục và đào tạo
� Các hình thức xử lí vi phạm về bình đẳng giới
Xử lí vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo nguyên tắc: “mọi hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lí vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo
quy định của pháp luật.”29
Hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử lí kỷ luật, hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo tính chất, mức độ vi phạm.30 Đồng thời, nếu hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới mà gây ra thiệt hại thì chủ thể thực hiện hành vi đó phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trong phần nghiên cứu về hình thức xử lí vi phạm pháp luật về bình đẳng giới,
người viết chỉ nghiên cứu về hình thức xử lí hành chính. Hình thức xử lí vi phạm hành
chính về bình đẳng giới được quy định tại Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6
năm 2009 quy định xử lí vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Căn cứ vào quy đinh tại Điều 5 Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm
2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới thì hình thức xử phạt vi
phạm hành chính về bình đẳng giới các hình thức sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi
phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính sau đây:
+
Phạt cảnh cáo
+
Phạt tiền
Mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng. Mức
phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định
55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 Quy dịnh xử phạt vi phạm hành chính về
bình đẳng giới.
29
30
Điều 39 Luật Bình đẳng giới năm 2006
Khoản 1 Điều 42 Luật Bình đẳng giới năm 2006
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
44
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Ngoài các hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về bình
đẳng giới còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
+ Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại do hành vi vi phạm hành
chính về bình đẳng giới gây ra;
+ Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý trong trường hợp hành vi
vi phạm hành chính gây ra thiệt hại về sức khỏe, tinh thần;
+ Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hoặc tiêu hủy các vật phẩm, văn
hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến
giới;
+ Buộc tháo dỡ hoặc xóa sản phẩm quảng cáo có nội dung cổ vũ, tuyên truyền,
phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến giới;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân đã ban hành các quy định, quy chế có sự phân biệt
đối xử về giới sửa đổi, hủy bỏ các văn bản đó hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy
bỏ các văn bản đó.
- Người có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài
bị xử phạt vi phạm hành chính còn có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật dân sự.
- Người nước ngoài vi phạm hành chính về bình đẳng giới trên lãnh thổ Việt Nam
còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc
xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt
trục xuất theo thủ tục hành chính.
� Các hình thức xử lí vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong giáo dục
và đào tạo
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành
chính về bình đẳng giới quy định như sau:
- Phạt cảnh cao hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi
vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
45
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
+ Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính.
+ Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi
dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
+ Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
+ Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình,
chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.
- Ngoài các hình thức xử phạt trên còn có các biện pháp khắc phục hậu quả như
sau:
+ Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại.
+ Yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ các quy
định về tuổi đào tạo, tuyển sinh có định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
ực tr
áp về bình đẳ
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o
2.3 Th
Thự
trạạng và gi
giảải ph
phá
đẳng
giớ
giá
đào
tạo
ực tr
ng gi
ới trong gi
áo dục và đà
o tạo
2.3.1 Th
Thự
trạạng bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
2.3.1.1 Những thành tựu đạt được
- Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới trong giáo dục đã có chuyển biến tích
cực. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã dần được khắc phục, gia đình và xã hội đã quan
tâm nhiều hơn và tạo điều kiện cho cả trẻ em trai và trẻ em gái đến trường. Do vậy tỉ lệ
nhập học đều tăng lên ở các cấp học. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã cho phép các tổ
chức, xã hội nghề nghiệp thành lập các giải thưởng cho trẻ em nghèo vượt khó, trong
đó có trẻ em gái, đến nay đã có hàng nghìn em gái nhận được giải thưởng này.
- Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ đã tăng lên và khoảng cách giới ngày càng thu hẹp.
Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ biết chữ của số dân từ 15 tuổi
trở lên tăng liên tục qua ba cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (năm 1989 là 88%, năm
1999 là 90%, và 93,5% vào năm 2009). Phân bố tỷ lệ biết chữ cho thấy tình hình giáo
dục của nước ta đã được cải thiện một cách đáng kể qua từng giai đoạn. Tỷ lệ biết chữ
của nhóm 50 tuổi trở lên là 87,2%. Tỷ lệ biết chữ của nhóm trẻ hơn được tăng dần cho
đến mức cao nhất là 98% ở nhóm tuổi từ 15-17 tuổi đối với cả nam và nữ. Sự chênh
lệch về tỷ lệ biết chữ của nông thôn và thành thị cũng rất thấp (97% ở thành thị và 92%
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
46
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ở nông thôn). Hà Nội là tỉnh thành phố có tỷ lệ biết chữ cao nhất (97,6%), thấp nhất là
Lai Châu (57,4%).
- Cơ hội đến trường được mở rộng cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em gái.
Về cơ bản đã xóa được “xã trắng về giáo dục mầm non”. Hệ thống các trường tiểu học
đã được mở tới từng thôn xóm, trường trung học cơ sở được mở tới từng xã hoặc cụm
xã. Các điểm trường lẻ, lớp ghép được mở ở hầu hết các thôn bản, buôn sóc, vùng cao,
vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội cho trẻ em trai và gái các dân tộc thiểu số
được đi học. Bình đẳng giới về cơ bản đã đạt được trong giáo dục mầm non và tiểu học.
- Tỷ lệ nhập học thô (GER)31 của trẻ em trai và trẻ em gái ở giáo dục mầm non
đạt mức cao và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều đó, chứng tỏ trẻ em
được huy động ra lớp đúng độ tuổi ngày càng tăng. Tỷ lệ nhập học thô (GER) của học
sinh nữ và nam ở bậc tiểu học đạt mức cao và có xu hướng tăng trong những năm gần
đây.
- Số lượng giáo viên nữ đã tăng lên ở các cấp học cao và trình độ giáo viên nữ
ngày càng được nâng cao. Một đặc điểm của giáo dục Việt Nam là số lượng giáo viên
nữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số giáo viên của ngành giáo dục và tập trung chủ yếu ở
các cấp học thấp, đặc biệt ở giáo dục mầm non, tiểu học, càng lên cấp học cao thì tỷ lệ
nữ giáo viên càng giảm. Tỷ lệ giáo viên nữ ở cấp tiểu học đạt tỷ lệ khá cao trong tất cả
các vùng trong nước. Tỷ lệ này luôn ở mức xấp xỉ 80% tổng số giáo viên cấp tiểu học.
Tỷ lệ giáo viên nữ ở cấp trung học cơ sở có thấp hơn ở tiểu học nhưng vẫn phản ánh xu
thế khá cao ở cấp học này trong tất cả các vùng trong nước. Tỷ lệ này luôn ở mức xấp
xỉ trên 2/3 tổng số giáo viên cấp trung học cơ sở. Đây có thể là do định kiến của xã hội
về vai trò giới, cho rằng phụ nữ cần nhiều thời gian để làm việc nhà và không cần đầu
tư nhiều cho việc học của trẻ em gái.
Do nhận thức của xã hội về giới và vai trò của phụ nữ đã ngày càng nâng cao,
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh nữ, tạo cơ hội tiếp cận
giáo dục ở các cấp học cao. Vì vậy tỷ lệ giáo viên nữ đã tăng lên ở các cấp học cao, đạt
tỷ lệ giảng viên Cao đẳng, Đại học. Ngoài ra, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chú trọng đến
điều kiện làm việc cho cán bộ nữ, đảm bảo bình đẳng cho mọi chế độ, chính sách, đặc
biệt chú trọng xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, mà đối tượng thụ hưởng hầu hết là
giáo viên nữ ở bậc tiểu học và trung học cơ sở.
31
Tỷ lệ nhập học thô: là tỉ lệ phần trăm giữa học sinh nhập học ở một cấp học không phân biệt tuổi với số dân số
trong độ tuổi đi học của cấp học đó trong một năm nhất định
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
47
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
2.3.1.2 Những khó khăn, tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn có những hạn chế như:
-Theo tổng kết đánh giá chung, trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với nam
giới và mặc dù phụ nữ chiếm 51,48% dân số nhưng số lượng nữ đến theo học tại các
cấp học cũng ít hơn nhiều so với nam giới.
- Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các trẻ em trai và nam giới. Tỷ lệ trẻ
em gái đến trường ở các tỉnh miền núi còn thấp, nhiều nơi chỉ chiếm khoảng 10-15%
tổng số. Nguyên nhân chủ yếu là các em phải lao động giúp đỡ gia đình, trường nội trú
ở quá xa nhà và một số nơi vẫn còn tập quán lấy chồng sớm. Vì vậy, có khoảng cách
giới tồn tại về cơ hội đi học ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế
khó khăn. Tây Bắc là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt
Nam. Chỉ số cân bằng giới trong giáo dục (GPI) tại vùng Tây Bắc thấp hơn so với bình
quân chung cả nước đã thể hiện khoảng cách chênh lệch tại đây.32
- Tỷ lệ nữ có học hàm, học vị cao còn quá thấp so với nam giới. Trên bình diện cả
nước, khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và nữ đang dãn rộng hơn ở các bậc học
sau đại học. Mặc dù tỷ lệ nữ có trình độ sau đại học của Việt Nam đã cao hơn 30%,
nhưng vẫn chỉ bằng 1/2 so với nam giới. Đặc biệt, càng ở trình độ học vấn cao thì mức
độ bình đẳng giới càng lớn. Tỷ lệ nữ đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp
hơn khoảng từ 5- 18 lần so với nam giới. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thăng
tiến và đóng góp của phụ nữ trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, cũng như trong
con đường chức nghiệp, đặc biệt là việc vươn lên trở thành những người đứng đầu
trong bộ máy nghiên cứu khoa học, quản lý của đất nước.
- Ngoài ra định kiến giới, tư tưởng trọng nam giới hơn nữ vẫn còn tồn tại khá phổ
biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện thích đẻ con
trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, ưu tiên đầu tư vào con
trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình, cũng như
trong các quan hệ xã hội. Do vậy, thời gian làm việc nhà của phụ nữ dài hơn nam giới.
Mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt,
cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ công việc, kể cả việc
chăm sóc con cái và cha mẹ…, nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột
trong gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng
32
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Báo cáo số 123/BC-BGDĐT gửi UBCVĐXH ngày 27/2/2009 về tình hình thực
hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, tr.10.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
48
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được
coi là “thiên chức” của phụ nữ.
- Những định kiến này vẫn còn tồn tại trong sách giáo khoa, bởi lẻ bị ảnh hưởng
của nếp nghĩ truyền thống về người đàn ông và đàn bà như: những hình ảnh minh họa
của trẻ em trai, nam giới thường gắn với những nhân vật khỏe mạnh, anh hùng, nhà bác
học, bác sĩ, kỹ sư, còn hình ảnh trẻ em gái, phụ nữ thường gắn với những công việc nội
trợ, quét nhà, làm ruộng, chăm sóc con cái…sự quy gán cho nam giới và nữ giới những
phẩm chất, nhân cách mang đặc trưng của mỗi người đã làm hạn chế sự phát triển toàn
diện của học sinh, hạn chế vai trò của nam giới trong việc chăm sóc gia đình và vai trò
nữ giới trong các hoạt động xã hội.
Chính những định kiến và khuôn mẫu giới đó đã làm hạn chế các cơ hội học tập
của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình
đẳng như nam giới. Số liệu thống kê cho thấy thời gian làm việc trung bình một ngày
của phụ nữ là 13 giờ, trong khi của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ
yếu do phụ nữ bên cạnh việc sản xuất và công tác như nam giới, họ còn phải gánh vác
công việc nội trợ, chăm sóc con cái…Đây là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe và hạn chế thời gian học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi, giải trí hay tham gia
các hoạt động xã hội của người phụ nữ.
m th
ực hi
ả bình đẳ
ng gi
ới trong gi
áo
2.3.2 Gi
Giảải ph
phááp để bảo đả
đảm
thự
hiệện hi
hiệệu qu
quả
đẳng
giớ
giá
dục và đà
đàoo tạo
2.3.2.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay
- Định kiến giới, tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại trong
một bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi. Nhận thức về bình đẳng
giới nói chung và bình đẳng giới trong giáo dục nói riêng, tuy đã có chuyển biến nhưng
chưa cao, do vậy việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội còn có
những hạn chế.
- Một số quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến bình đẳng giới còn chưa
phù hợp đã dẫn tới những hạn chế điều kiện và cơ hội tham gia bình đẳng của phụ nữ
như vấn đề tuổi nghĩ hưu; tuổi đào tạo; bồi dưỡng, đề bạt; bổ nhiệm…của cán bộ, công
chức nữ.
- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật, chương trình và dự án giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chưa được
thể chế hóa nên việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đảm bảo lồng ghép
bình đẳng giới còn có hạn chế.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
49
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
- Công tác thống kê số liệu giáo dục có tách biệt giới chưa được các cơ quan, tổ
chức quan tâm đúng mức, kể cả đối với cơ quan thống kê. Điều này đã hạn chế việc
phân tích giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong quá trình xây dựng chính
sách giáo dục, pháp luật cũng như các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác.
- Thực tế, nhiều gia đình đã định hình các mối quan hệ giới ngay từ đầu của quá
trình xã hội hóa cá nhân và còn truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có
những định kiến giới của cha mẹ biểu hiện như: quan niệm cho rằng các em gái không
cần phải học nhiều mà cần phải làm việc nội trợ giúp gia đình; hay con gái cho học
nhiều rồi cũng lấy chồng không giúp được gì cho cha mẹ; hay con gái chỉ cần học nghề
may vá, nấu nướng là được, còn công việc học hành xây dựng phát triển đất nước là
việc của nam giới…và còn rất nhiều những quan niệm mang tính định kiến giới làm
hạn chế quyền học tập của cá nhân.
- Ngoài ra, đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bình đẳng giới trong
giáo dục. Ở nước ta, tình trạng nghèo đói vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng
xâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với nghèo đói là trình độ học vấn,
hiểu biết về bình đẳng giới còn thấp nên phần lớn họ vẫn theo thói quen xưa đến nay là
xem trọng con trai hơn con gái, việc học hành cũng thường dành cho con trai hơn, con
gái phải nghỉ học phụ giúp gia đình.
2.3.2.2 Một số giải pháp khắc phục hạn chế bất bình đẳng giới trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo
- Cần thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương chính sách của Đảng và nhà
nước, tạo điều kiện cho mọi trẻ em học hành, phát triển
- Cần tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
và của Chính phủ về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong giáo dục nói
riêng. Phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức các
cuộc vận động như vận động trẻ em trai và trẻ em gái tích cực thực hiện phổ cập; vận
động phụ nữ tham gia các chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo; tổ chức các
phong trào thu hút học sinh nữ tham gia .
- Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ, Hội phụ nữ các cấp giúp đỡ, hỗ trợ, nâng cao nhận thức của nhân dân trong
việc đưa con đi học.
- Cần ban hành các chính sách khuyến khích trẻ em gái và phụ nữ ở các vùng dân
tộc thiểu số đến trường, hỗ trợ, tạo điều kiện để họ được tiếp tục học ở các bậc học cao.
Để tăng số trẻ em gái tới trường, cần nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ
và trẻ em gái. Hỗ trợ tiền để cha mẹ cho con đến trường, cung cấp bữa ăn, sách giáo
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
50
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
khoa cho học sinh; mở rộng các hình thức giáo dục không chính quy và các chương
trình dạy chữ cho người lớn để tiếp cận với phụ nữ dân tộc thiểu số mù chữ ngoài độ
tuổi đi học; các dự án cần có các biện pháp đặc biệt để khuyến khích trẻ em gái dân tộc
thiểu số tới trường; đào tạo thêm giáo viên người dân tộc thiểu số; hoàn chỉnh hệ thống
chế độ, chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý trong mối tương quan bình đẳng
giới; chính sách ưu tiên cho giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục công tác tại vùng sâu,
vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Cần tiến hành rà sóat toàn bộ chương trình, sách giáo khoa mới để có những
chỉnh sửa kịp thời, nhằm thay đổi những định kiến giới. Đồng thời tổ chức các khóa tập
huấn nâng cao nhận thức giới cho đội ngũ giáo viên và các tác giả xây dựng chương
trình và viết sách giáo khoa.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
51
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
Đề tài: Quy
ng gi
ới trong lĩnh vực gi
áo dục và đà
o tạo ở Vi
Quyềền bình đẳ
đẳng
giớ
giá
đào
Việệt nam
ẬN
KẾT LU
LUẬ
Bình đẳng giới xét theo nghĩa rộng là vấn đề quyền con người, cụ thể hơn là
quyền con người của phụ nữ. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn
đề bình đẳng giới ở nước ta khá đầy đủ. Quyền bình đẳng giới được thể hiện trong các
bản Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Lao
động, Luật Hôn nhân và gia đình và đặc biệt là Luật Bình đẳng giới năm 2006. Chính
phủ, các bộ ngành và các địa phương cũng ban hành nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề
này. Hệ thống văn bản trên đã tạo nên khung pháp lý tương đối đồng bộ và toàn diện
điều chỉnh về bình đẳng giới.
Nhìn chung trong những năm qua, các quy định về bình đẳng giới nói chung và
bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng đã thực hiện khá nghiêm túc,
đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới trong lĩnh
vực này đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ đã tăng lên đáng kể và
khoảng cách giới ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được
vẫn còn một sô hạn chế, điển hình là việc tiếp cận giáo dục của nữ giới ở vùng sâu,
vùng xa, phụ nữ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều trở ngại.
Có thể nói, mặc dù đã đạt được những thành tựu khả quan, nhưng từ quy định đến
thực thi pháp luật về bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo ở nước ta vẫn còn khoảng
cách khá xa. Khoảng cách đó sẽ thu hẹp nếu pháp luật được thực thi nghiêm minh và
triệt để. Và cùng với sự hỗ trợ tích cực từ pháp luật, điều quan trọng là người phụ nữ
cần ý thức và nhận thức đầy đủ về quyền của mình, chủ động bảo vệ mình trước những
điều bất bình đẳng về giới.
Qua đề tài nghiên cứu của mình người viết đã đưa ra một số quy định của pháp
luât về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thông qua đó cũng đã
nêu lên một số bất cập trong việc thực thi những quy định của pháp luật trong lĩnh vực
này và một số giải pháp cải thiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện
nay. Qua đề tài này người viết muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc rút ngắn khoảng
cách nam-nữ, và mong muốn bạn đọc có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề bình đẳng
giới, nhằm tạo ra một xã hội bình đẳng cho cả hai giới không chỉ trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo mà trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.
ạch Hu
ôn
GVHD: ThS Th
Thạ
Huô
52
ạch Th
SVTH: Th
Thạ
Thịị Út Lê
[...]... giới trong lĩnh vực chính trị; bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế; bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa,thông tin, thể thao; bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế; bình đẳng giới trong gia đình; đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Với nhận thức rằng giáo dục là một trong những biện... chế, Để quyền bình đẳng về cơ hội học tập được đảm bảo, Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã quy định cụ thể các quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: quyền bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; quyền bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; quyền bình đẳng trong việc tiếp cận 22 Báo cáo đánh giá tình trạng bình đẳng giới tại Việt Nam của... lĩnh vực gi áo dục và 1.4 Nội dung và ý ngh nghĩĩa của vi việệc bình đẳ đẳng giớ giá đà o tạo đào 1.4.1 Nội dung của bình đẳ ng gi ới trong gi áo dục và đà o tạo đẳng giớ giá đào � Khái niệm quyền bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo Quyền Bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo là tỉ lệ đến trường, kết quả học tập như nhau của trẻ em trai và trẻ em gái Trẻ em gái/phụ nữ cũng được hưởng cơ hội học... thân và bình đẳng trong việc hưởng thụ Tuy nhiên bình đẳng giới không tự nhiên mà có Pháp luật cần quy định bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bình đẳng trong hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, bình đẳng trong các nghĩa vụ, bình đẳng trong các điều kiện và cơ hội cống hiến Nhưng trên thực tế, việc xây dựng bình đẳng giới xuất phát từ hiện thực không bình đẳng, và từ bình đẳng trên... ƯƠNG ỀN BÌNH ĐẲ NG GI ỚI TRONG LĨNH VỰC GI ÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO QUY QUYỀ ĐẲNG GIỚ GIÁ ĐÀO Trong chương này người viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nêu lên những thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong lĩnh vực này Bên cạnh đó tìm hiểu nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, thông qua đó nêu lên... tài: Quy ng gi ới trong lĩnh vực gi áo dục và đà o tạo ở Vi Quyềền bình đẳ đẳng giớ giá đào Việệt nam 1.1.3.2 Đặc điểm bình đẳng giới Bình đẳng giới thể hiện vị trí, vai trò của nam nữ ngang nhau trong các quan hệ xã hội, do đó bình đẳng giới có các đặc điểm sau: -Tính ngang quyền: để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần được tạo điều kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống... dục và đà o tạo ở Vi Quyềền bình đẳ đẳng giớ giá đào Việệt nam phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt nhằm bảo đảm, trên cơ sở bình đẳng nam nữ:19 - Tạo điều kiện như nhau đối với nghề nghiệp và hướng nghiệp, tham gia học tập và đạt được bằng cấp ở các cơ sở giáo dục thuộc mọi ngành nghề ở vùng nông thôn cũng như thành thị; sự bình đẳng này phải được bảo đảm trong. .. đẳng giới đã quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: - Bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng - Bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - Bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ - Quyền của nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con... cụ thể các lĩnh vực bình đẳng nam nữ như lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thể dục thể thao, y tế và trong gia đình Bình đẳng nam nữ có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của nam và nữ được quy định như nhau trên pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như trong gia đình Tuy nhiên từ bình đẳng trước pháp luật đến bình đẳng trên thực... trai /nam giới Trẻ em gái/phụ nữ và trẻ em trai /nam giới đều đưởng hưởng cơ hội tham gia vào lĩnh vực học tập khoa học hiện đại như máy tính, thông tin � Nội dung của bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo Nội dung bình đẳng giới là tổng thể những lĩnh vực của đời sống xã hội được quy định bình đẳng giới Công ước CEDAW đã đưa ra mười một lĩnh vực loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đó là các lĩnh