Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 20

98 143 0
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm đạt được mục tiêu cơ bản và lâu dài đó là lợi nhuận. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt muốn tồn tại và phát triển được thì phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ là tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ và chiếm lĩnh thị trường, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề này đã và đang là vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm, hơn nữa việc quản lý chi phí, tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TÝnh đúng, đủ kịp thời, chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất, cung cấp thông tin cho quản lý từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có như vậy doanh nghiệp mới thực hiện được hạch toán kinh doanh độc lập một cách có hiệu quả. Xuất phát từ nhận thức vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường em đã nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 “. Nội dung luận văn gồm các phần sau: Mở đầuChươngI: Lý lụân chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 Chương III: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20. Mặc dù đã cố gắng học hỏi nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế còn Ýt nên luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mọng nhận được sù chỉ bảo và góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn nữa. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo Ths Nguyễn Thị Thu Liên – người đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này và các anh chị trong phòng Tài chính kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Ngày tháng 5 năm 2006 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Hương Lan CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. KHÁI NIỆM VÒ CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM – VAI TRÒ CỦA HẠCH TOÁN CPSX, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. Trong nền kinh tế hiện nay theo xu hướng hiện đại hoá - công nghiệp hóa, công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Ngành sản xuất này có ý nghĩa vì nó tạo ra sản phẩm phục vụ hầu hết các mặt sản xuất và đời sống xã hội, ngoài ra còn được xuất khẩu tới các nước bạn. Sản phẩm do ngành công nghiệp sản xuất đa dạng phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Mỗi một doanh nghiệp sản xuất có thể cho ra nhiều sản phẩm khác nhau, được thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng tuỳ theo đặc điểm của doanh nghiệp đó. Do tính chất đa dạng về sản phẩm, quy trình sản xuất mà việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong công tác tổ chức của mỗi doanh nghiệp sản xuất. 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất (CPSX) Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người không thể tách rời quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói một cách khác, quá trình sản xuất là sự kết hợp ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa người sản xuất phải bỏ ra những hao phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chủ quan của người sản xuất. Vậy chi phí sản xuất là biểu hịên bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại còng khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, vừa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất, lập dự toán chi phí và thúc đẩy công ty không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò công cụ của kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể phân loại chi phí sản xuất theo các cách sau: * Phân loại theo yếu tè chi phí (Theo nội dung kinh tế): Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung nội dung kinh tế được xếp vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Về thực chất, chỉ có ba yếu tố chi phí là chi phí về sức lao động, về đối tượng lao động và về tư liệu lao động. Tuy vậy, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết theo nội dung kinh tế của chúng. - Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí nhân công: Là toàn bộ các chi phí về tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này cho biết những chi phí đã chi vào quá trình sản xuất và tỷ trọng của từng loại chi phí đó chiếm bao nhiêu trong tổng số CPSX của doanh nghiệp, làm cơ sở để tập hợp CPSX và lập báo cáo CPSX theo yếu tố. * Phân loại theo khoản mục tính giá thành sản phẩm (Theo công dụng kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành, toàn bộ chi phí được chia theo khoản mục. Cách phân loại này dùa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT): Bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNC TT): Gồm tiền lương, phô cấp lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ nhất định của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, nhưng có tính chất phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm (Trừ chi phí NVLTT và chi phí NCTT). Hạch toán CPSX là khâu đầu tiên của quá trình hạch toán. Do đó, việc phân loại chi phí giúp cho việc tính giá thành sản phẩm một cách chính xác hơn, đơn giản hơn. Ngoài ra, việc phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành còn có tác dụng kiểm tra tình hình sử dụng chi phí trong phạm vi doanh nghiệp cũng như theo từng loại sản phẩm riêng biệt. * Phân loại theo đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này giúp cho các nhà quản lý xác định được phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chính xác cho các đối tượng có liên quan. - Chi phí trực tiếp: Là toàn bộ chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc một công việc cụ thể. Đốivới loại chi phí này kế toán căn cứ vào các chứng từ để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc nhiều công việc. Đối với loại chứng từ này kế toán phải căn cứ vào các chứng từ có liên quan để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng theo những tiêu thức nhất định. Nh vậy, mỗi cách phân loại nói trên đều có tác dụng và ý nghĩa riêng. Đồng thời, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác dụng bổ sung cho nhau và nhằm mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 2.1 Khái niệm: Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện bằng sơ đồ luân chuyển sau: T–H–H–T Trong đó, quá trình sản xuất chính bắt đầu từ khi doanh nghiệp bỏ ra một lượng chi phí và thu được những sản phẩm: Công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành là H, mà chúng ta gọi là thành phẩm. Nh vậy quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất của hai mặt đối lập nhưng lại có liên quan mật thiết với nhau. Một mặt là hao phí sản xuất, mặt khác là kết quả sản xuất thu được là những sản phẩm, công việc, dịch vụ nhất định đã hoàn thành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Do vậy, khi sản xuất một loại sản phẩm doanh nghiệp phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được giá thành sản phẩm sản xuất ra. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. 2.2 Phân loại giá thành Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành còng nh yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi hạch toán khác nhau. Về mặt lý luận còng nh thực tiễn, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt còn có các khái niệm giá thành toàn bộ, giá thành công xưởng. * Xét trên phạm vi phát sinh chi phí, giá thành chia làm hai loại: - Giá thành sản xuất (Hay giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) - Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ): Là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh nghiệp (Chi phí bán hàng, quản lý). Và được tính theo công thức: Giá thành tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ = Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tiêu thụ sản phẩm * Xét về thời điểm tính và nguồn số liêu để tính giá thành gồm: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí kỳ kế hoạch - Giá thành định mức: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm kể cả chi phí vượt hoặc ngoài định mức, kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm kể cả chi phí vượt hoặc ngoài định mức, kế hoạch. Việc xem xét chỉ tiêu giá thành sản phẩm trên các góc độ khác nhau là cần thiết. Bởi vì mỗi loại giá thành có ý nghĩa khác nhau trong quản lý kinh tế và quản lý kinh doanh. Chẳng hạn, giá thành công xưởng dùng để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, giá thành tiêu thụ xác định kết quả kinh doanh. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: * Điểm giống nhau: - Đều là sự biểu hiện bằng tiền của những hao phí của lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra. - Chi phí sản xuất là cơ sở tính giá thành sản phẩm. Sự tiết kiệm hay lãng phí của chi phí sản xuất đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. * Điểm khác nhau: - Chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm gẵn với một khối lượng hoặc là công việc nhất định. - Chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ này, còn giá thành giá thành sản phẩm chứa đựng cả những chi phí của kỳ trước (Chi phí cho sản phẩm dở dang đầu kỳ). - Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm chưa hoàn thành (sản phẩm dở dang ở cuối kỳ), còn giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành. Từ các vấn đề trên, chúng ta thấy rằng việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí cho giá thành nữa mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. 4. Yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Trong cơ chế thị trường hiện nay luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để bán được nhiều sản phẩm, tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận là vấn đề trăn trở của nhà kinh doanh. Việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng gắn liÒn với kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông qua số liệu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn có hiệu quả. Việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Vì thế phải tập hợp chi phí chính xác thì mới tính giá thành đúng. Làm thế nào để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng vẫn đảm bảo, thu hót khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình. Điều này chứng minh cho tầm quan trọng của việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 5. Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. - Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tính giá thành đã xác định với phương pháp hạch toán chi phí phù hợp. - Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác đúng đối tưọng tính giá thành đã xác định với phương pháp tính giá thành phù hợp. - Phân tích tình hình định mức dự toán chi phí sản xuất, tình hình kế hoạch giá thành giúp cho các nhà quản lý đề ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CPSX, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1 Đối tượng hạch toán CPSX. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà ở đó CPSX được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX trong doanh nghiệp phải dùa trên cơ sở sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp - Quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm - Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí. - Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp Căn cứ vào cơ sở trên thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là: - Từng phân xưởng hoặc là từng bộ phận - Từng đơn đặt hàng hoặc từng dây chuyền công nghệ. - Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. - Từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc là từng chi tiết. 1.2. Đối tượng, kỳ tính giá thành sản phẩm. a, Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính tổng giá thành (Z) và giá thành đơn vị sản phẩm (f). Công việc xác định đối tượng tính giá thành là một công việc hết sức cần thiết, là khâu đầu tiên trong toàn bộ công nghệ tính giá thành sản phẩm của kế toán. Muốn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm căn cứ vào: - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - Tính chất của sản phẩm hoặc công việc và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Dùa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là: + Từng sản phẩm công việc hoặc là đơn đặt hàng đã hoàn thành. + Từng bộ phận hoặc từng chi tiết. b, Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành cho từng sản phẩm hoặc là công việc hoàn thành. Xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngẵn, quá trình sản xuất diễn ra xen kẽ, liên tục, kỳ tính giá thành thường là 1 tháng. Đối với những sản phẩm hoặc công việc mang tính chất thời vụ, kỳ tính giá thành thường là 1 năm hoặc là thời điểm kết thúc thời vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, kỳ tính giá thành thường không phù hợp với kỳ báo cáo, thời điểm tính giá thành thường là khi kết thúc đơn đặt hàng. 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1 Phương pháp hạch toán CFSX. - Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp được áp dụng đối với các loại chi phí có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí. Theo phương pháp này độ chính xác cao nhưng đòi hỏi tổ chức ghi chép chứng từ ban đầu chi tiết, chính xác. Kế toán có thể tập hợp số liệu theo từng đối tượng có liên quan theo phương pháp ghi trực tiếp. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí sản xuất có liên quan đến những đối tượng tập hợp chi phí mà không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng, theo phương pháp này chi phí sẽ được tập hợp theo điạ điểm phát sinh sau đó kế toán sẽ lùa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. - Xác định hệ số phân bổ: H = C ΣTi H: Hệ số phân bổ Ti: Tiêu thức thứ i, lùa chọn phân bổ. C: Tổng tiêu thức phân bổ - Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i: Ci = Ti × H 2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là sản phẩm hay là công việc đang trong quy trình sản xuất chế biến hoặc đang nằm trong dây chuyền công nghệ chưa đến kỳ thu hoạch. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc tính toán và xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang phải chịu. Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác thì phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, tức là xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm cuối kỳ phải chịu. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể về sản xuất kinh doanh, tỷ trọng mức độ và thời gian của các chi phí vào sản xuất, chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho phù hợp. Dưới đây là mét sè phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này thì chỉ tính theo sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính còn các chi phí khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết vào cho thành phẩm. Công thức tính: CPSXD CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ KLSPDD = x D Cuối kỳ KLSP hoàn thành + KLSPDD cuối kỳ cối kỳ Ưu điểm: Phương này đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng. Nhược điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang ở mức độ chính xác thấp do không tính chi phí chế biến cho chi phí sản xuất dở dang nên giá thành sản phẩm cũng kém chính xác. Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến liên tục, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong giá thành. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành phải tính. + Đối với các chi phí bỏ vào một lần từ đầu quá trình sản xuất như chi phí nguyên vật liêu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính. Công thức tính: CPSXD CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ KLSPDD = x D Cuối kỳ KLSP hoàn thành + KLSPDD cuối kỳ cuối kỳ + Đối với chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Công thức tính: CPSXD CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ KLSPDD D cuối kỳ KLSP hoàn thành + KLSPDD cuối kỳ cuối kỳ x hoàn thành tương đương = KLSPDD cuối kỳ = KLSPDD x Tỷ lệ hoàn thành tương đương Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả tính toán chính xác và khoa học, tính toán đầy đủ các khoản chi phí đối với sản phẩm dở dang. Nhược điểm: tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có định mức kinh tế kỹ thuật, xác định được chính xác khối lượng hoàn thành của sản phẩm dở dang. Nó cũng phù hợp với doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn và chênh lệch sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ nhiều, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không lớn. Vận dụng phương pháp này người ta có thể quy định mức độ hoàn thành chung 50%. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo định mức. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí định mức cho một sản phẩm ở từng phân xưởng hoặc từng giai đoạn sản xuất để tính chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công thức tính: Giá trị SPDD = Sản lượng SPDD ở x Chi phí chế biến định mức cuối kỳ giai đoạn chế biến thứ i cho 1 SPDD ở giai đoạn thứ i Ưu điểm: tính toán nhanh chóng do lập các bảng sẵn giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh hơn. Nhược điểm: mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể đúng nh chi phí định mức được. Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất một cách khoa học cho từng giai đoạn và việc quản lý chi phí sản xuất được tiến hành một cách chặt chẽ. 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm đối tượng tính giá thành, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành để lùa chọn áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính chính xác giá thành thực tế sản phẩm đã sản xuất. Dưới đây là một số phương pháp để tính: 2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp tính trực tiếp ). Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Đối tượng tập hợp chi phí phù hợp đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp kỳ báo cáo (Như nhà máy nước, điện). Theo phương pháp này cuối kỳ (cuối tháng), kế toán tổ chức kiểm kê đánh giá và xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ sau đó tính giá thành thực tế sản phẩm đã sản xuất trong kỳ theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm đã sản xuất: Z = D1 + C – D2 Giá thành đơn vị sản phẩm: J=Z/Q Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm đã sản xuất D1: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ D2: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ J: Giá thành đơn vị sản phẩm Q: Tổng sản lượng sản phẩm đã sản xuất 2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục. Quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều bước chế biến liên tiếp. a, Phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (NTP). Theo phương pháp này kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự. Cứ thế cho đến khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng. Giai ®o¹n 1 Giai ®o¹n 2 Giai ®o¹n 3 CPNVL chÝnh Gi¸ thµnh NTP G§2 CP kh¸c G§1 CP kh¸c G§2 CP kh¸c G§ i Gi¸ thµnh NTP G§1 Gi¸ thµnh NTP G§2 Gi¸ thµnh thµnh phÈm Gi¸ thµnh NTP G§ (i-1) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân bước có tính giá thành NTP Trong đó: Giá thành = Giá thành NTP + CPSXDD + CPSXPS - CPSPDD NTP của i GĐ (i- 1) đầu kỳ GĐ i trong kỳ GĐ i cuối kỳ GĐ i b, Phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn công nghệ cuối cùng, kế toán không tính giá thành nửa thành phẩm ở các giai đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất mà chỉ tổng hợp các khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng. CPSX cña G§1 CPSX G§1 ë trong thµnh phÈm CPSX cña G§2 CPSX G§2 ë trong thµnh phÈm CPSX cña G§i CPSX G§i ë trong thµnh phÈm Gi¸ thµnh s¶n phÈm Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân bước không tính giá thành NTP 2.3.3. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm khác: - Tính giá thành theo tỷ lệ - Tính giá thành theo đơn đặt hàng - Tính giá thành theo hệ số - Tính giá thành loại trừ sản phẩm hang - Tính giá thành theo định mức. III. QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1. Quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp mà việc nhập xuất và tồn kho thành phẩm được theo dõi một cách thường xuyên trên sổ sách kế toán, đảm bảo tính chính xác tình hình luân chuyển của thành phẩm. 1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Khái niệm: Chi phí NVLTT trong doanh nghiệp là những chi phí cơ bản bao gồm các chi phí về NVL chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Yêu cầu của việc hạch toán chi phí NVLTT là hạch toán trực tiếp chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành, hạn chế việc phân bổ. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó. Trong trường hợp vật liệu khi xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể hạch toán trực tiếp chi phí này vào giá thành sản phẩm, lao vụ được thì phải lùa chọn tiêu thức phân bổ cho thích hợp. Để tính toán chi phí NVLTT một cách chính xác kế toán cần xác định, lùa chọn phương pháp tính toán giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Theo chế độ hiện hành thì các phương pháp tính giá trị thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ gồm: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, đích danh, bình quân gia quyền, xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên cơ sở giá mua lần cuối, giá hạch toán. - Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển tất cả các khoản chi phí nguyên nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Kết cấu của TK 621: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh. Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết trả lại kho. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành TK 621 không có số dư. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phÝ (Phân xưởng, tổ, đội sản xuất). - Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho NVL, Phiếu báo vật tư còn lại ở cuối kỳ và một số chứng từ có liên quan. - Trình tự hạch toán: TK 151, 152, 111, 112, 331… TK 621 VËt liÖu dïng trùc tiÕp chÕ t¹o s¶n phÈm, tiÕn hµnh lao vô, dÞch vô TK 154 KÕt chuyÓn chi phÝ vËt liÖu trùc tiÕp TK152 VËt liÖu dïng kh«ng hÕt nhËp kho Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX 1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: - Khái niệm: Chi phí NCTT bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vô. - Tài khoản sử dông: Tài khoản TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này dùng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Kết cấu TK 622: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành Tài khoản TK 622 không có số dư. Tuỳ theo hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp mà TK 622 có thể mở chi tiết cho từng đối tượng có liên quan (phân xưởng, tổ, đội sản xuất). - Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, hợp đồng thuê nhân công, bảng thanh toán tiền lương và một số chứng từ khác có liên quan. - Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 TiÒn l­¬ng vµ phô cÊp l­¬ng ph¶i tr¶ cho c«ng nh©n trùc tiÕp TK 338 KÕt chuyÓn chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp C¸c kho¶n ®ãng gãp theo tû lÖ víi tiÒn l­¬ng thùc tÕ cña nh©n c«ng trùc riÕp ph¸t sinh Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: - Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng mà ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Bao gồm: + Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: tiền lương chính, phụ, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương. + Chi phí NVL dùng chung trong phạm vi phân xưởng + Chi phí công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng + Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất: điện, nước, điện thoại + Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuê ngoài + Các CPSX chung khác bằng tiền. - Kế toán sử dụng TK 627: Chi phí sản xuất chung để tập hợp và kết chuyển CPSX chung, tài khoản này mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu tài khoản TK 627: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Phân bổ chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản TK 627 không có số dư Tài khoản TK 627 có các tài khoản cấp hai để theo dõi chi tiết nội dung của các khoản khác nhau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. - Chứng từ sử dụng: Bảng tính lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ nguyên vật liệu, bảng tính trích khấu hao, hoá đơn điện nước, điện thoại…và một số chứng từ khác có liên quan. - Trình tự hạch toán TK 334, 338 TK 627 Chi phÝ nh©n viªn ph©n x­ëng TK 111, 112, 152 C¸c kho¶n thu håi ghi gi¶m CPSX chung TK 152, 153 Chi phÝ vËt liÖu, dông cô TK 154 Ph©n bæ CPSX chung cho c¸c ®èi t­îng tÝnh gi¸ TK 242, 335 Chi phÝ theo dù to¸n TK 632 TK 214 Chi phÝ khÊu hao TSC§ KÕt chuyÓn CPSX chung cè ®Þnh vµo gi¸ vèn TK 1331 TK 331, 111, 112… C¸c CPSX kh¸c mua ngoµi ThuÕ GTGT ®Çu vµo ®­îc khÊu trõ Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất chung 1.4. Tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. a, Tổng hợp CPSX: Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các CPSX đã tập hợp trên các TK621, 622, 627 sang TK 154 Để tổng hợp CPSX các doanh nghiệp này sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, công việc, dịch vụ, gia công chế biến vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vô. Kết cấu TK 154: Bên Nợ: Tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ Bên Có: Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất Giá trị sản phẩm háng không sửa chữa được Giá thành sản phẩm hoàn thành Dư Nợ: CPSXKD dở dang cuối kỳ. TK 154 mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. b, Trình tự hạch toán TK621 TK 154 Chi phÝ NVL trùc tiÕp TK 152, 111,… C¸c kho¶n ghi gi¶m chi phÝ TK 155, 152 TK 622 NhËp kho Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp TK 157 TK 627 Gi¸ thµnh thùc tÕ Göi b¸n TK 632 Chi phÝ s¶n xuÊt chung Tiªu thô Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp CPSX sản phẩm theo phương pháp KKTX 2. Quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp chỉ phản ánh trị giá của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ hoặc thành phẩm cồng kềnh, điều kiện cân đong đo đếm không chính xác. 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: -Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên Nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vô. TK 621 không có số dư Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. -Trình tự hạch toán theo sơ đồ sau: TK 331, 111, 112, 411,… TK 6111 TK 621 TK 631 Gi¸ trÞ NVL dïng trùc KÕt chuyÓn chi phÝ NVL trùc tiÕp Gi¸ trÞ vËt liÖu tiÕp chÕ t¹o s¶n phÈm TK 151, 152 Gi¸ trÞ vËt liÖu ch­a dïng cuèi kú KÕt chuyÓn gi¸ trÞ vËt liÖu ch­a dïng ®Çu kú Sơ đồ 1.7: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng TK 622 và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống nh phương pháp KKTX. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631- Giá thành sản xuất, theo từng đối tượng: Nợ TK 631 (chi tiết theo đối tượng) – Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng. Có TK 622 (chi tiết theo đối tượng) – Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng. 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Toàn bé CPSX chung được tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 – Giá thành sản xuất, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631 (chi tiết theo đối tượng) – Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng. Có TK 627 (chi tiết theo đối tượng) – Kết chuyển CPSX chung theo từng đối tượng. 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tài khoản sử dụng: TK 631- Giá thành sản xuất Tài khoản này dùng để kết chuyển CPSXKD dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, tập hợp CPSX và xác định giá thành sản phẩm hoàn thành thay vì sử dụng TK 154Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong phương pháp KKTX. Kết cấu TK 631 Bên Nợ: Kết chuyển CPSXKD dở dang đầu kỳ Tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ. Bên Có: Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất Giá trị sản phẩm háng không sửa chữa được Kết chuyển CPSXHD dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm hoàn thành. TK 631 không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí. Khác với phương pháp KKTX, khi áp dụng phương pháp KKĐK thì TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - chỉ được dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở. Kết cấu TK154: Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ vào tài khoản tính giá thành. Dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. - Trình tự hạch toán : Gi¸ trÞ s¶n phÈm dë dang ®Çu kú TK 621 TK 631 Chi phÝ NVL trùc tiÕp TK 154 Gi¸ trÞ s¶n phÈm dë dang cuèi kú TK 622 TK 632 Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp TK 627 CPSX chung kÕt chuyÓn hoÆc ph©n bæ cho c¸c ®èi t­îng tÝnh gi¸ Tæng gi¸ thµnh s¶n xuÊt cña s¶n phÈm, dÞch vô hoµn thµnh nhËp kho, göi b¸n hay tiªu thô Sơ đồ 1.8: Hạch toán tổng hợp CPSX sản phẩm theo phương pháp KKĐK IV. HỆ THỐNG SỔ SÁCH SỬ DỤNG TRONG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DNSX. Có 4 hình thức sổ kế toán là: Nhật ký chung, nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ và nhật ký - sổ cái. 1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. - Điều kiện vận dông: Hình thức này áp dụng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi trình độ quản lý, trình độ kế toán và rất phù hợp với doanh nghiệp sử dụng kế toán bằng máy vi tính. - Đặc trưng cơ bản của hình thức này: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, được ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất bao gồm: + Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Cái.Ngoài sổ Nhật ký chung, để giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, đơn vị có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó Ngoµi sæ NhËt ký chung, ®Ó gi¶m bít khèi lîng ghi sæ c¸i, ®¬n vÞ cã thÓ më c¸c sæ NhËt ký ®Æc biÖt ®Ó ghi riªng c¸c nghiÖp vô ph¸t sinh liªn quan ®Õn c¸c ®èi tîng kÕ to¸n ®ã như: Sổ Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng. + Sổ Cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép một liên độ kế toán. Ta có sổ Cái các TK621, 622, 627, 154 (Hoặc TK631)… + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các bảng phân bổ: dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Ta có sổ chi tiết CPSX sản phẩm, dịch vụ (Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631), thẻ kho, thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ, bảng phân bổ NVL- CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, … 2. Đối với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: - Điều kiện áp dông: Thường được áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, trình độ quản lý, kế toán tương đối cao và thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng thủ công. - Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung king tế (Theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. - Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất bao gồm: + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các bảng phân bổ: nh đối với hình thức Nhật ký chung. + Sổ kế toán tổng hợp: Bảng kê số 4,5,6; Nhật ký chứng từ số 7, Bảng tính giá thành, sổ Cái các tài khoản TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631). + Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. + Sổ cái tài khoản TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631. + Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631. 3. Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ. - Điều kiện áp dông: Thường được áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và lớn với mọi trình độ quản lý, trình độ kế toán, khá phù hợp với kế toán bằng máy vi tính. - Đặc trưng cơ bản: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc lập bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (Theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. - Hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất bao gồm: + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các bảng phân bổ: Như đối với hình thức Nhật ký chung + Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631 4. Đối với hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái: - Điều kiện áp dụng: phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trình độ quản lý, trình độ cán bộ nghiệp vụ kế toán không cao, số lượng lao động kế toán, số lượng tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp Ýt và thực hiện kế toán bằng thủ công. - Đặc trưng cơ bản của hình thức này: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. - Hình thức này bao gồm các loại sổ sau: + Sổ tổng hợp: Nhật ký sổ cái TK 621, 622, 627, 631, 154. + Các sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết CPSX sản phẩm, dịch vụ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 20 i. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 20 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20. • Tên giao dịch : Công ty 20 - Tên giao dịch quốc tế : GATEXCO- No 20 - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước. - Trụ sở chính: Số 35, Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt Thanh Xuân- Hà Nội - Giấy phép kinh doanh sè: 110965 - Số hiệu tài khoản mở tại ngân hàng thương mại cổ phẩn quân đội: 051246300 Công ty 20 là một công ty ra đời từ rất sớm, năm 2005 công ty tròn 48 tuổi. Quá trình hình thành và phát triển của công ty chia làm 4 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Thành lập “Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt là X20 (1957 – 1962) Trước yêu cầu quân trang phục vụ cho cán bộ chiến sĩ, ngày 18/2/1957 TCHC đã quyết định thành lập “Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt là X20. Nhiệm vụ ban đầu của xưởng may đo quân trang phục vụ cho các cán bộ trung, cao cấp, các cơ quan thuộc bộ quốc phòng- Tổng tư lệnh và các binh chủng đóng quân trên địa bàn Hà Nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang phục vụ cho quân đội. Ban đầu X20 chỉ có 20 máy may, một máy vắt sổ, một máy thêu thùa khuy với trên 30 cán bộ công nhân viên. Từ 1957 đến 1962 trải qua 5 năm xây dựng và phát triển X20 đã từng bước phát triển cả về nhiệm vụ và phát triển của ngành quân đội. - Giai đoạn 2: X20 trở thành “Xí nghiệp may 20”. Xí nghiệp có 77 cán bộ công nhân viên do đồng chí Trần Quang Nhung làm giám đốc. Ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung cao cấp và đảm bảo kế hoạch đột suất, Xí nghiệp còn có nhiệm vụ may đo cán bộ trung cao cấp và đảm bảo kế hoạch đột suất, Xí nghiệp còn có nhiệm vụ tổ chức các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới gia công ngoài xí nghiệp. Năm 1974 Xí nghiệp hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện 2 băng chuyền tự động. Đứng trước khó khăn chung của đất nước, Xí nghiệp may 20 đã mạnh dạn đi sâu vào hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Xí nghiệp nh khu nhà A1, lắp ráp dây truyền 32 chạy điện. Đầu năm 1980 tổng quân số của Xí nghiệp là hơn 1000 người. Năm 1985, Xí nghiệp được TCHC chọn là đơn vị thí điểm trong việc triển khai thực hiện nghị định 156/HĐBT. Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Xí nghiệp bắt đầu thực hiện một phương thức sản xuất mới: Sản xuất hàng dệt may theo phương thức gia công, đồng thời chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh, tuy gặp nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình đổi mới xong Xí nghiệp đã hoàn thành 794.994 sản phẩm quốc phòng quy ra bộ tiêu chuẩn là 1.316.840 bộ giá trị gia công hàng xuất khẩu cũng đạt 2.4208.384.000 đồng. Sự lớn mạnh của Xí nghiệp trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải chuyển sang mét giai đoạn mới. - Giai đoạn 3: Xí nghiệp 20 trở thành “Công ty may 20” (2 – 1992) Ngày 12 – 2 – 1992 bộ quốc phòng ra quyết định số 74b/QP (do Thượng tá Đào Đình Luyện ký) chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20. Đây là bước phát triển nhảy vọt của Công ty 20 sau này. Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 6 phòng ban chức năng với 3 Xí nghiệp thành viên. Để tiếp tục mở rộng sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm. Ngày 2/7/1996 TCHC ra quyết định số 112/QĐH16 chính thức cho phép công ty thành lập 2 Xí nghiệp mới là Xí nghiệp 5 và Xí nghiệp 6 . Đến 1997 công ty lại thành lập thêm một Xí nghiệp mới – Xí nghiệp 7 (Xí nghiệp dệt Nam Định) - Giai đoạn 4: Công ty may 20 trở thành “Công ty 20” (Từ năm 1998- nay) Không ngừng đa dạng hoá kinh doanh và thích nghi hơn với cơ chế thị trường, ngày 1- 4 – 1998 trong quyết định số 118/QĐQP của Bộ Quốc Phòng Công ty may 20 trở thành Công ty 20. Công ty có nhiều phòng ban chức năng, với trên 3.000 cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất hàng năm đạt 5 triệu sản phẩm. Từ một xưởng may quân trang nhá ra đời năm 1957, đến năm 2005 công ty 20 đã trở thành một đơn vị kinh doanh may mặc với doanh thu trên 365 tỷ đồng, một trường đào tạo nghề may với trên 4141 sè lao động. Với những thành tựu to lớn đã được trong 48 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, 17 huy chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác. 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 20. 2.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty 20 – TCHC – Bộ quốc phòng là cơ sở may mặc quốc phòng có nhiệm vụ trung tâm và chủ yếu là: - Sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ quốc phòng theo kế hoạch năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần. Đào tạo bậc thợ cao ngành may mặc cho Bộ quốc phòng theo kinh phí được cấp trên cấp. Sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế, liên doanh sản xuất, làm dịch vụ hàng may mặc với các tổ chức trong nước và ngoài nước. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà nhà nước giao cho, thực hiện chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp khác theo quy định của nhà nước và bộ quốc phòng. Công ty được giao nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ quân trang và một phần vải cho Quốc phòng, các đầu mối quân đội từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra. Sản phẩm đa dạng, không chỉ là sản phẩm may mặc mà còn là kinh doanh hàng dệt, nhuộm, kinh doanh vật tư, thiết bị nguyên liệu, hoá chất phục vụ ngành dệt, nhuộm…, đáp ứng yêu cầu của quốc phòng và kinh doanh. Những mặt hàng tiêu biểu của Công ty nh áo đua mô tô, áo Jắcket, áo sơmi…đã có mặt trên 14 quốc gia thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ và đã được tặng 5 cúp chất lượng châu Á. Đây là thành tích mà không phải bÊt kỳ một doanh nghiệp nào thuộc ngành dệt may trong nước dễ dàng đạt được. Tuy máy móc hiện đại nhưng thiếu đồng bộ nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp so với hàng ngoại nhập, kích thước mẫu mã chủng loại còn Ýt. Đây cũng là một khó khăn đặt ra với công ty. 2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc điểm về công nghệ thiết bị của Công ty 20. Trước năm 1990 máy móc thiết bị của Công ty đa số là thiết bị cũ lạc hậu có những thiết bị sản xuất từ năm 1960, 1970. Từ năm 1994 đến nay được phép của tổng cục hậu cần đã thanh lý những máy móc cũ và nhập một số máy móc mới. Tính đến năm 2005 Công ty đã có nhiều máy móc hiện đại: 107 thiết bị chuyên dùng, hệ thống là phom hoàn tất sản phẩm hiện đại, dàn máy thêu 20 đầu 9 kim, hệ thống căng vải tự động, máy giác mẫu bằng máy vi tính, máy may 2 kim, zuki điện tử, có nhiều máy móc có giá trị cao như máy Ðp mếch 450 triệu, máy là hơi 90 triệu. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Quá trình sản xuất ở Công ty 20 là liên tục, khép kín trong từng Xí nghiệp, sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn, chu kỳ ngắn, khối lượng sản phẩm lớn. Do quy trình sản xuất phù hợp, trong mỗi Xí nghiệp có các phân xưởng độc lập không phụ thuộc lẫn nhau, tránh được sự vận chuyển nội bộ, đảm bảo công tác quản lý tốt hơn Quy trình sản xuất sản phẩm dệt kim: - Bao gồm các sản phẩm quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ riêng. Sîi DÖt Nhuém hÊp Hoµn thiÖn KiÓm tra nhËp kho Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim Quy trình may đo: - May đo lẻ: Căn cứ theo phiếu may đo của Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần cấp phát hàng năm cho cán bộ, tiến hành may đo cho từng người. - May hàng loạt: Bao gồm các sản phẩm quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất cỡ quy định của quân nhu và của khách hàng. V¶i NL chÝnh NhËp kho §o Thµnh phÈm C¾t May §ång bé Hoµn chØnh KiÓm tra chÊt l­îng Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ may đo 2.3. Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Thị trường của Công ty được phân chia thành: * Thị trường đầu vào: Nguồn đầu vào của Công ty 20 trước đây là nhà máy dệt 8/3. Từ năm 1994 trở lại đây Công ty được quyền chủ động khai thác vật tư phù hợp với nhu cầu sản xuất của Công ty. Đến năm 1997 Công ty thành lập Xí nghiệp dệt Nam Định chuyên sản xuất hàng dệt làm nguồn hàng cung cấp vật tư cho Công ty. Cho đến nay Xí nghiệp dệt đã cung cấp hơn 60% nguồn NVL chính của Công ty.Như vậy có thể nói thị trường đầu vào của Công ty khá ổn định. * Thị trường tiêu thụ trong nước Từ ngày thành lập đến nay, nhiệm vụ trung tâm của Công ty là may quân phục cho cán bộ chiến sĩ từ quân khu IV trở ra phía Bắc. Do vậy thị trường Quốc phòng là thị trường quan trọng nhất – thị trường trọng điểm của Công ty – là thị trường ổn định giúp Công ty 20 luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó hàng quân phục phục vụ các ngành đường sắt, hải quan, biên phòng, thuế vụ, công an cũng là một thị trường khá quan trọng đối với Công ty. *Thị trường tiêu thô ngoài nước. Từ năm 1994 Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu, hợp đồng gia công với các khối EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Canada. Hiện nay số bạn hàng của Công ty lên tới 12 nước. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công. Mọi nguyên liệu, kích cỡ, màu sắc đều do nước ngoài quy định, sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa được dán nhãn mác của Công ty. Do vậy thị trường nước ngoài vẫn chưa ổn định. Hướng phấn đấu của Công ty là thâm nhập vào thị trường bằng những sản phẩm mang nhãn hiệu Công ty 20. 2.4. Đặc điểm về nguồn vốn: Vốn luôn là vấn đề đặt ra gay gắt đối với Công ty để có thể chủ động hơn nữa trong cơ chế thị trường. Công ty hiện vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn, nhưng phải chuẩn bị tốt khả năng sử dụng vốn khi cấp trên ngày càng trao cho Công ty nhiều quyền chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, Công ty một mặt tích cực khai thác các nguồn vốn khác, một mặt phải đẩy nhanh tốc độ vòng quay của đồng vốn. Công tác tài chính vì vậy đòi hỏi phải năng động hơn, đồng thời cũng phải chấp hành đúng các quy định chế độ tài chính kế toán để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình chu chuyển đồng vốn. Vốn được hình thành từ 3 nguồn: Do bổ sung hàng năm từ lợi nhuận Nguồn do TCHC – BQP cấp Nguồn do ngân sách nhà nước cấp. Quy mô vốn của Công ty 20 qua các năm gần đây: Chỉ tiêu 1.Tổng vốn kinh doanh - Vốn cố định - Vốn lưu động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 117.928.553.959 139.186.182.95 145.360.709.885 101.902.826.550 16.025.727.409 3 123.160.455.544 16.025.727.409 129.334.982.476 16.025.727.409 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty 20. Là mét doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hậu cần, nên bộ máy quản lý của Công ty 20 được tổ chức tập trung và chịu sự chi phối của cấp trên với cơ cấu nh sau (Sơ đồ 3): - Giám đốc Công ty là người cấp trên bổ nhiệm, là người đại diện và là người điều hành cao nhất tại Công ty, có thẩm quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch được cấp trên phê duyệt và nghị quyết của đại hội CNVC hàng năm. - Giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc: Phó giám đốc chính trị kiêm bí thư đảng uỷ. Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ. Phó giám đốc sản xuất Các phó giám đốc Công ty được phân công để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó giám đốc được uỷ quyền trực tiếp làm đại diện tư cách pháp nhân trong phần việc và có thời hạn do giám đốc Công ty giao. * Khối hành chính gián tiếp: Phòng chính trị: Chuyên trách công tác đảng giúp đảng uỷ và ban giám đốc tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức trong đảng bộ toàn Công ty, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bí thư đảng uỷ và sự lãnh đạo chuyên môn của TCHC. Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc tiến hành công tác tổ chức sản xuất, công tác tổ chức lao động và tiền lương. Phòng kinh doanh: Với chức năng là kinh doanh tạo nguồn vật tư, ký kết các hợp đồng sản xuất, xuất nhập khẩu và hàng kinh tế phục vụ nhu cầu trong nước. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Đây là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công tác khoa học, chất lượng, nghiên cứu chế thử kiểm tra chất lượng sản phẩm và huấn luyện nghiệp vụ. Phòng tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính, hạch toán kinh tế hoạt động của phòng phải phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên và giám đốc về thực hiện các chế độ nghiệp vụ công tác tài chính kế toán của toàn Công ty. Gi¸m ®èc C«ng ty Phã gi¸m ®èc s¶n xuÊt Phßng kÕ ho¹ch tæ chøc s¶n xuÊt XÝ nghiÖp may1 Phã gi¸m ®èc kinh doanh Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n XÝ nghiÖp may3 XÝ nghiÖp 5 dÖt kim Phã gi¸m ®èc kü thuËt Phßng xuÊt nhËp khÈu XÝ nghiÖp may6 Phßng kü thuËt chÊt lîng C«ng ty cæ phÇn 199 XÝ nghiÖp dÖt 7 Phã gi¸m ®èc chÝnh trÞ Phßng chÝnh trÞ XÝ nghiÖp th¬ng m¹i dÞch vô Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty 20 Trung t©m ®µo t¹o nghÒ may V¨n phßng Chi nh¸nh phÝa nam Trêng mÇm non Văn phòng: Là cơ quan gíup cho giám đốc về các chế độ hành chính sự vụ văn thư bảo mật, thường xuyên bảo đảm an toàn cho Công ty, đảm bảo trang thiết bị nơi làm việc. Đồng thời là cơ quan bảo đảm cuộc sống về ăn ở, sức khoẻ đi lại, nhà trẻ mẫu giáo, tiếp khách trong phạm vi Công ty và chịu trách nhiệm về các mặt công tác khác của mình. Xí nghiệp: Mỗi Xí nghiệp có nhiệm vụ riêng và mỗi Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trong phạm vi được phân cấp. Mỗi Xí nghiệp thành viên có một giám đốc lãnh đạo trực tiếp, giúp giám đốc là các phó giám đốc và các ban: ban tổ chức sản xuất, ban tài chính, ban kỹ thuật, các phân xưởng và các tổ đội sản xuất. Xí nghiệp là nơi ghi chép, thu thập các tài liệu ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là đơn vị hành chính của Công ty, mọi nhiệm vụ tổ chức sản xuất của Công ty cũng như phương tiện kỹ thuật đều được tiến hành qua các phân xưởng và tổ chức sản xuất của Xí nghiệp. Hiện nay Công ty có các Xí nghiệp sau: - Xí nghiệp 1: Là Xí nghiệp may đo phục vụ quân trang cho các cán bộ trung cao cấp trong quân đội ở khu vực phía Bắc. - Xí nghiệp 3: Là Xí nghiệp may đo hàng loạt phục vụ quốc phòng và tham gia sản xuất hàng xuất khẩu - Xí nghiệp 5: Sản xuất các mặt hàng dệt kim nh tất, khăn mặt - Xí nghiệp 6: Vừa tiến hành sản xuất và tiến hành các dịch vụ bán hàng giới thiệu sản phẩm - Xí nghiệp 7 (XN dệt Nam Định): Chuyên sản xuất và cung cấp vật liệu cho Công ty - Công ty cổ phần 199: chuyên dệt may - Xí nghiệp thương mại: bán và phân phối sản phẩm - Trung tâm đào tạo may hàng năm đào tạo đôị ngò công nhân viên đáp ứng yêu cầu của Công ty theo nhiệm vụ của TCHC giao cho. - Trường mầm non: Phục vụ công tác chăm sóc con em công nhân viên trong Công ty. - Chi nhánh phía Nam II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. 1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Tức là phòng tài vụ Công ty cũng là phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở Công ty từ xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng chế độ và quy định của Bộ tài chính. Đồng thời, phòng kế toán còn cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của Công ty kết hợp với mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ gồm 10 người và được tổ chức như sau (Sơ đồ 4): Trưởng phòng TC_KT: Là người phụ trách chung giúp giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, tài chính của Công ty theo định kỳ. Phó phòng kế toán: chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp, lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ. Kế toán vật tư: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn, các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên các TK 152, 153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nép báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Cuối kỳ, kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê. Kế toán thanh toán: Theo dõi công việc thanh toán giữa Công ty và khách hàng, các khoản nghĩa vụ mà Công ty phải đóng góp cho nhà nước trên các tài khoản: TK 131 – phải thu của khách hàng, TK 331 – phải trả cho người bán, TK 3331 – thuế, TK 136, 141, 336 và các khoản trích theo quy định của nhà nước. Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản trích theo lương. Việc thanh toán liên quan tới các tài khoản 334, 338, 622, 627, 641, 642, các khoản trích theo quy định của nhà nước. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các Xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, bảng chấm công, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các Xí nghiệp chuyển lên, kế toán tiền lương tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của Công ty. Kế toán TSCĐ và ĐTXDCB: thực hiện việc phân loại tài sản cố định hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng, giảm, tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều (khấu hao đường thẳng), theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty, phụ trách các tài khoản: TK 211 – Tài sản cố định; TK 214 – Hao mòn tài sản cố định, TK 411, 412, 415, 441… Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh đầy đủ việc nhập, xuất, tồn thành phẩm. Phản ánh chính xác số lượng thành phẩm được xác định là tiêu thụ, doanh thu bán hàng của số thành phẩm đó. Từ đó làm cơ sở xác định các khoản nghĩa vụ mà Công ty phải đóng góp cho nhà nước. Sử dụng các tài khoản: TK 155 – thành phẩm, TK 156 – Hàng hoá, TK511- doanh thu bán hàng, TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, TK 421 – Lãi chưa phân phối. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, sản xuất phụ, tính gía thành sản phẩm do Công ty sản xuất, liên quan các tài khoản: TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, TK 627 – chi phí sản xuất chung, TK 641 – chi phí bán hàng, TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp, TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK142- chi phí trả trước. Thủ quỹ: Là người, phụ trách việc thu chi tiền mặt, những chứng từ có gía trị nh tiền vàng bạc, đá quý. Tại các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng. Các nhân viên này có nhiệm vụ thực hiện công tác ghi chép ban đầu tại các phân xưởng, các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm. Cụ thể nhân viên thống kê phải theo dõi : + Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của Xí nghiệp. + Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hòan thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên. + Sè lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và số lượng thành phẩm nhập vào cuối ngày. Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ và điều lệ của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất, tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Tr­ëng phßng TC-KT Phã phßng TC-KT KÕ to¸n vËt t­ KÕ to¸n thanh to¸n KÕ to¸n tiÒn l­¬ng KÕ to¸n TSC§ vµ XDCB KÕ to¸n thµnh phÈm tiªu thô vµ x¸c ®Þnh kÕt qu¶ kinh doanh to¸n KÕ to¸n tËp hîp CF vµ gi¸ thµnh s¶n phÈm Thñ quü KÕ to¸n thuÕ Sơ đồ 2.4: Bé máy kế toán Công ty 20 Cuối tháng, nhân viên thống kê Xí nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm, báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng kế toán tài vụ của Công ty. Về mặt quản lý nhân viên thống kê chịu sự quản lý của giám đốc Xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra. Tất cả các phần hành kế toán ở Công ty hầu hết đã được tin học hoá. Hiện tại phòng TC- KT có 7 máy vi tính và 1 máy in. Công ty sử dụng phần mềm kế toán ASIA SOFT. Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành thông tin kế toán. Nhờ sử dụng kế toán máy nên không cần phải làm thủ công các công việc như: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán mà chỉ thực hiện phân loại, bổ sung thông tin chi tiết trên các sổ. Báo cáo có thể đưa ra một cách nhanh nhất phù hợp với quyết định kinh doanh và quản lý. 2. Chế độ kế toán áp dụng Công ty 20 áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 do Bộ quốc phòng, Bộ Tài chính ký. Công ty hạch toán kế toán theo định kỳ, kỳ kế toán là hàng tháng, năm tài chính từ 1/1 đến 31/12. Để hạch toán hàng tồn kho Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó, kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình xuất, nhập, tồn kho trên các sổ sách kế toán. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp sổ số dư Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp đơn vị bình quân gia quyền. Phương pháp kế toán TSCĐ là phương pháp khấu hao đều. Công ty thực hiện nép thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. a, Hệ thống chứng từ sử dụng Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính ban hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ lao động tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm giê, hợp đông giao khoán,… Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa… Chứng từ bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, Hoá đơn GTGT.. Chứng từ về tiền tệ, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, Thẻ tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định… Tóm lại, Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành về chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng với tình hình thực tế phát sinh. Dùa vào các chứng từ, kế toán từng phần hành ghi chép vào các sổ sách kế toán liên quan, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cho ban giám đốc. b, Hệ thống tài khoản Công ty áp dụng bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, 4 để theo dõi chi tiết cho từng nhóm sản phẩm, loại sản phẩm. Ví dô: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp được chi tiết thành các TK cấp 2, 3, 4 nh sau: Mã TK 6221 62211 62212 62213 622131 622132 Tên TK Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng- Đo may Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng – Hàng loạt Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng – Dệt kim Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng – Dệt kim- áo dệt kim Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng- Dệt kim- Khăn mặt, 622133 6222 62221 may Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng- Dệt kim- Bit tất Chi phí nhân công trực tiếp hàng kinh tế Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế 62223 622231 622232 622233 6223 6225 6226 6228 6229 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- Dệt kim Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- áo dệt kim Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- khăn mặt Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- Bít tất Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xuất khẩu Chi phí cơm ca Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất – Trung gian Chi phí nhân công trực tiếp khác Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất- BHXH c, Hình thức sổ kế toán Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống sổ kế toán của Công ty đang áp dụng gồm: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng (sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng) và sổ cái các tài khoản. - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 211, 131, 331,…mở theo yêu cầu quản lý của Công ty. Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết ngoài việc ghi vào sổ Nhật ký chung hoặc sổ nhật ký chuyên dùng đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh (vào cuối tháng). Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết, được dùng để lập báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ. Chøng tõ gèc Sæ nhËt ký ®Æc biÖt Sæ NhËt ký chung Sæ c¸i Ghi chó Ghi hàng ngày B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu B¸o c¸o tµi chÝnh Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký chung d, Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm: Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01- DN Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02- DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DN Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B04- DN Sæ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Hơn nữa do là một đơn vị trực thuộc Tổng cục hậu cần, nên cuối kỳ ngoài các báo cáo tài chính trên, bé phận kế toán phải còn phải lập và nép cho Tổng cục hậu cần những báo cáo mang tính chất đặc thù riêng như: * Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm: Báo cáo này cho thấy giá thành cụ thể của từng đơn vị sản phẩm từ đó công ty có kế hoạch sản xuất và điều chỉnh giá thành cho hơp lý. * Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố: Báo cáo cho thấy tỷ lệ từng yếu tố sản xuất trong tổng giá thành sản phẩm góp phần cân đối các yếu tố sản xuất cho hợp lý. * Báo cáo tình hình quân số và thu nhập của công nhân viên: Báo cáo cho thấy quân số và thu nhập bình quân của công nhân viên từ đó có thể so sánh với các năm trước và đặt kế hoạch cho năm sau để không ngừng nâng cao thu nhập của người lao động. III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX) TẠI CÔNG TY 20 1. Đặc điểm quản lý CPSX ở Công ty 20 Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý sản phẩm và giá thành sản phẩm, phải tiến hành phân loại chi phí và giá thành sản phẩm nhằm quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, tiết kiệm chi phí để phát hiện mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX làm căn cứ tính giá thành sản phẩm sau này. Đối tượng tập hợp CPSX: Công ty 20 là đơn vị sản xuất quy mô lớn, có dây chuyền công nghệ liên tục khép kín ngắn ngày, tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ riêng. Mặt khác khối lượng sản phẩm mà Công ty 20 sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại được phân chia thành một số nhóm sản phẩm nhất định. Do đó bộ phận kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm. Do sản phẩm của Công ty 20 rất đa dạng và số trang viết có hạn nên trong phạm vi đề tài em chỉ trình bày đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm quốc phòng hàng loạt. 2. Quy trình hạch toán CPSX tại Công ty 20 Hiện nay, Công ty 20 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất, việc tập hợp và phân bổ chi phí được tiến hành cho từng loại sản phẩm. Đến cuối kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, đồng thời căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Chøng tõ gèc vÒ chi phÝ vµ c¸c b¶ng ph©n bæ NhËt ký mua hµng NhËt ký thu, chi tiÒn NhËt ký chung Sæ chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh Sæ c¸i TK 621, 622, 627, 154, 152… B¶ng tÝnh gi¸ thµnh vµ c¸c b¶ng tæng hîp chi phÝ B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất Ghi chó Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp a, Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của hầu hết các loại sản phẩm. Nguyên vật liệu của Công ty 20 được chia thành: * Nguyên vật liệu chính: + Các loại vải (đối với ngành may): vải Gabađin len rêu nội, vải Gabađin len be, vải katê méc, vải katê sĩ lâm, vải phin mộc… + Các loại sợi (đối với ngành dệt): sợi Ne 32 cotton chảI thô, sợi ACC 32, sợi trục hồ… + NVL khác: Bông 100g/m2, mêx 1010, bạt mộc… * Vật liệu phụ: chỉ trắng 60/3, khuy bay rêu 11 ly, ken mót, khóa nhựa, chun 1cm, nhãn Công ty 20, nhãn cỡ… * Nhiên liệu: dầu Diezen, xăng Mogar 90, xăng Mogar 92, dầu máy, dầu F0 nhiệt trị cao.. * Phô tùng: băng Ðp méc, cước dán thoi 8448590, băng da, cáp treo Go ngắn, cáp treo Go dài, lược dệt, đầu tay đập… * Bao bì: Tói đựng tất quân trang, tói xách tay công ty, tói PE 94x72x60… Để thuân tiện cho việc cập nhật, xử lý và khai thác số liệu, Công ty 20 đã xây dùng một hệ thống mã nguyên vật liệu cho mỗi loại trên. Ví dô nh: Tên Vật liệu chính + VảI katê màu xanh lá cây mới + Sợi ACC32 Vật liệu phụ + Khuy nâu 15 ly + Chỉ xanh lá cây TC 60/3- 5000m/cuộn Phụ tùng + Băng Ðp méc ……………………………………. Mã hoá VLC VLC091 VLC315 PL PL102 PL225 PT PT045 Ở Công ty 20, chi phí nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp cho từng nhóm sản phẩm. Để tập hơp chi phí này, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cấp 2, 3, 4 theo nhóm sản phẩm, loại sản phẩm, tương tù nh TK 622 (Nêu ở phần trên) TK 6211- Chi phí NVL trực tiếp hàng quốc phòng TK 62111 – Chi phí NVL trực tiếp hàng quốc phòng - Đo may TK 62112 – Chi phí NVL trực tiếp hàng quốc phòng – Hàng loạt …………… TK 6212- Chi phí NVL trực tiếp hàng kinh tế TK 6213 – Chi phí NVL trực tiếp hàng xuất khẩu TK 6216 – Chi phí NVL trực tiếp hàng trung gian TK 6218 – Chi phí NVL trực tiếp khác Và sử dụng các sổ kế toán sau: sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 621, 62111… Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ở Công ty 20 tuỳ theo loại sản phẩm khác nhau mà có chủng loại và cách thức khai thác khác nhau. Thứ nhất, đối với hàng quốc phòng: đây là mặt hàng công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của cục quân nhu. Đối với mặt hàng này, nguyên vật liệu sử dông gồm: vải Gabađin, bông, mec, vải phin,chỉ, khuy… Trong đó, theo chỉ định của cục quân nhu, các loại vật liệu chính như: vải Gabađin cỏ úa, Gabađin len tÝm than, vải chéo pêcô xanh lá cây… được khai thác từ Công ty 28; các loại khuy nhựa, cúc đồng được khai thác từ K212 hoặc Z117; còn lại một số nguyên vật liệu như vải katê, vải phin, vải méc, vải bạt… do xí nghiệp dệt của Công ty cung cấp hoặc một số nguyên vật liệu như: chỉ, mec, khóa…được khai thác từ các công ty khác ngoài thị trường như: công ty LD Coast Phong Phú, công ty TNHH Hữu Nghị, công ty TNHH YKK,… Thứ hai, đối với hàng gia công xuất khẩu: nguyên vật liệu chính, phụ được phía đưa gia công cung cấp trên cơ sở định mức tiêu hao do hai bên cùng xây dưng. Công ty chỉ hạch toán các chi phí tiền lương và phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Thứ ba, đối với hàng kinh tế: các mặt hàng kinh tế bao gồm: các trang phục sản xuất theo yêu cầu của ngành đường sắt, cục thuế, hải quan… hoặc một số sản phẩm bán ra thị trường theo nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với mặt hàng này thì nguyên vật liệu chủ yếu được khai thác ngoài thị trường theo đúng chủng loại, mẫu mã do khách hàng yêu cầu. Ngoài ra, cũng có một số nguyên vật liệu được cung cấp bởi xí nghiệp dệt của Công ty nh: vải méc, vải phin… Không chỉ chủng loại nguyên vật liệu, cách thức khai thác nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm thuộc ba chủng loại mặt hàng trên khác nhau, mà nguyên tắc, thủ tục xuất nguyên vật liệu và việc tập hợp chi phí trong quá trình sản xuất ba loại mặt hàng này cũng có nhiều điểm khác nhau. Ở đây em xin trình bày thủ tục xuất nguyên vật liệu và quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với sản xuất hàng quốc phòng hàng loạt. b, Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho Công ty 20 áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền. - Ngày 01 tháng 10 năm 2005 phòng Tổ chức sản xuất cấp Lệnh sản xuất số 453 cho Xí nghiệp 1 để sản xuất 5000 bộ quân phục chiến sĩ nam lục quân (Biểu 01). Biểu 2.1 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sè 453/10KHTCSX BM.01.KH03 01/07/2001 LỆNH SẢN XUẤT Cấp cho: Xí nghiệp may 1 TT 1 Mặt hàng ĐVT Cỡ Số lượng Quân phục chiến sĩ nam LQ-K03 Cái 3 1500 Cái 4 2500 Cái 5 1000 Cộng Ngày cấp 01/10/2005 Ngày giao hàng 23/10/2005 Giám đốc Công ty 20 5000 Người nhận - Khi có lệnh sản xuất, căn cứ vào hệ thống định mức vât tư kỹ thuật của Cục quân nhu (Biểu 02) - định mức này được xây dựng dùa trên ước tính tiêu hao với từng loại sản phẩm và thực tế các kỳ sản xuất trước, phòng tổ chức sản xuất lập phiếu xuất kho (Biểu 03). Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: + Mét liên lưu tại chứng từ gốc ở phòng tài chính kế toán , + Mét liên lưu ở kế toán nguyên vật liệu, + Mét liên gửi cho xí nghiệp, + Và một liên chuyển xuống cho thủ kho cùng với lệnh sản xuất. Biểu 2.2 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ KỸ THUẬT SẢN PHẨM MAY MẶC (HÀNG LOẠT) (Cục quân nhu- TCHC ban hành) T T 1 Tên sản phẩm, nguyên liệu ĐVT Khổ vải Bé Cỡ 3 Định mức Cỡ 4 Cỡ 5 Mét 1.52 2,4 2,5 2,6 272 277 282 - Khuy nâu 15 ly Cuộ n Cái 15 15 15 - Khuy nâu 20 ly Cái 5 5 5 - Nhãn cỡ 3 Cái 2 2 2 - Nhãn cỡ 4 Cái 2 2 2 - Nhãn cỡ 5 Cái 2 2 2 Quân phục chiến sĩ nam LQ - Gabađin pêcô rêu - Chỉ T53- 60/3- 5000m/c …………….. Biểu 2.3 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sè 6/10 Ngày 03/10/2005 PHIẾU XUẤT KHO Người nhận hàng: XN1 Đơn vị: NXN92 – Xí nghiệp may 1 Địa chỉ: Gia Lâm Tên kho: Kho vật tư T T 1 Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Yêu Thực xuất cầu 12 500 Gabađin pêcô rêu K1,5 Mét Chỉ T53- 60/3- 5000m/c Mét 300 Khuy nâu 15 ly Cái 72 000 28 000 5 Khuy nâu 20 ly Nhãn cỡ 3 Cái Cái 3 000 6 Nhãn cỡ 4 Cái 5 000 7 Nhãn cỡ 5 Cái 2 000 2 3 4 Thành tiền Cộng Ngày tháng năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho - Căn cứ vào phiếu xuất kho cùng với lệnh sản xuất thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu. - Sau đó toàn bộ chứng từ được chuyển lên phòng tài chính kế toán để cập nhật số liệu vào máy. Trên phiếu xuất kho còng nh khi cập nhật số liệu vào máy, kế toán chỉ thông báo số lượng vật tư xuất. Cuối tháng, trên cơ sở chứng từ đã được cập nhật, máy sẽ tự động tính giá trị thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền. Căn cứ vào đơn giá bình quân gia quyền của vật liệu xuất dùng, sè lượng thực tế nguyên vật liệu xuất, kế toán xác định được giá trị xuất nguyên vật liệu, vào Bảng tính giá thành sản phẩm (Biểu số 04) cho từng Lệnh sản xuất và sổ chi tiết NVL- CCDC theo từng chủng loại vật liệu (Biểu số 05 ). Biểu 2.4 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 BẢNG TÍNH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CHO SẢN PHẨM K03 – QPCS nam lục quân Số lượng nhập kho 5000 sản phẩm TT I 1 II 2 3 4 5 6 7 8 Tên nguyên vật liệu Chi phí NVL chính Chéo pêcô rêu K1,5 Chi phí NVL phô Chỉ T53- 60/3- 5000m/c Khuy nâu 15 ly Khuy nâu 20 ly Nhãn cỡ 3 Nhãn cỡ 4 Nhãn cỡ 5 Tổng cộng Định mức NVL ĐVT Đơn giá xuất NVL 12.500 Mét 25.000 300 72.000 28.000 3.000 5.000 2.000 Mét Cái Cái Cái Cái Cái 15.700 42,7 52,7 1.014,4 1.014,4 1.014,4 Chi phí NVL trực tiếp 312.500.000 312.500.000 19.404.000 4.710.000 3.074.400 1.475.600 3.043.200 5.072.000 2.028.800 331.904.000 Biểu 2.5 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CHI TIẾT NVL- CCDC Tài khoản: 152 Ngày 31 tháng 10 năm 2005 Tên NVL- CCDC: Vải Gabađin pê cô rêu Đơn vị tính: m Quy cách: K 1,5 Chứng từ S H Diễn giải TK Đơn giá (đ) NT 3 03/10 4 03/10 Nhập SL Tồn đầu kì Xuất cho XN1 TT 27.000 621 25.000 Nhập của XN7 331 25.000 ………. Cộng p/s Tồn cuối kì 25.000 Xuất SL 12.50 0 450 TT Tồn SL TT 315 8.505.000 312.500.00 0 14.400.000 14.011,25 349.651.250 12.500 312.500.000 1.826,25 45.656.250 Sau đó kế toán căn cứ vào Sổ chi tiết NVL- CCDC để lập bảng tổng hợp xuất NVL (Biểu 2.6) Biểu 2.6 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 TỔNG HỢP HÀNG XUẤT Từ ngày 01/10/2005 đến ngày30/10/2005 ST T Mã khách NXN92 Tên khách hàng NXN92 – Xí nghiệp may 1 I 1 NVL phô BB005 Tói PE 40*60 2 PL018 Chỉ T53- 60/3- 5000m/c 3 PL102 4 PL103 II 1 …………. NVL chính VLC020 Gabađin pêcô rêu K1.5 2 VLC121 Số lượng Giá trị 1.332.844 3.480.117.257 103.068 2.680 812.530.815 1.538.963 3.677 67.107.897 Khuy nâu 15 ly 278.598 34.183.975 Khuy nâu 20 ly 36.100 7.385.699 Katê méc- K1,22 302.161,600 2.667.586.442 12.500 312.500.000 779 6.465.700 ………….. Tổng cộng 3.480.117.257 Ngày tháng năm 2005 Người lập biểu (Ký tên) Bảng tổng hợp xuất NVL- CCDC là căn cứ để kế toán lập Bảng phân bổ NVL (Biểu 2.7) Biểu 2.7 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 Ghi Cã BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 10 năm 2005 TK152 1521 1522 1523 1524 1525 NVL chính NVL phô Nhiên Phụ tùng Bao bì Cộng liệu thay thế 8.123.084.819 1.820.549.280 17.011.350 9.960.656.449 1.TK621-chi phí NVLTT Xí nghiệp 1 2.667.586.442 812.530.815 Xí nghiệp 2 1.560.442.015 25.115.647 ……….. 2.TK627CPSX chung Xí nghiệp 1 5.459.468 4.976.820 20.763.850 5.459.468 3.480.117.257 1.734.085 1.587.291.747 31.200.138 52.612.749 5.459.468 12.352.500 Xí nghiệp 2 12.018.473 12.018.473 ……….. 3.TK641-chi 876.000 876.000 phí bán hàng 4.TK642-chi 237.000 237.000 phí QLDN Cộng 18.123.084.819 3.826.008.748 4.976.820 20.763.850 17.011.350 21.991.845.587 Ngườilậpbảng (Đã ký) TK 153 CCDC Kế toán trưởng (Đã ký) 503.920 350.000 853.920 Máy cũng sẽ tự động chuyển số liệu từ chứng từ gốc và các bảng phân bổ vào các sổ liên quan nh NKC (Biểu 2.8) và Sổ cái TK 62112 (Biểu 2.9), Sổ cái TK621 (Biểu 2.10) Biểu 2.8 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Trang sè 25 Chứng từ Ngày Sè 01/10 6/10E N Diễn giải Số phát sinh Nợ Có Sè trang trước mang sang Nhập thành phẩm hàng Enter B Thành phẩm khẩu- Enter B 03/1 0 TK đ/ư xuất 155307 CPSX dở dang- xuất 154307 khẩu – Enter B PX6/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất 453 QPCS nam LQ –K03 (5000bô XN1) Chi phí NVL trực tiếp 62112 –Hàng QP - Hàng loạt Nguyên vật liệu chính 1521 Chi phí NVL trực tiếp - Hàng QP – Hàng loạt Vật liệu phụ 62112 400 000 00 400 000 000 312.500.000 312.500.000 19.404.000 1522 19.404.000 Cộng chuyển trang sau Ngày tháng Người ghi sổ Kế toán trưởng năm 2005 Giám đốc Biểu 2.9 TỔNG CUC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 62112 – Chi phí NVL trực tiếp – Hàng QP – Hàng loạt Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Số dư đầu kỳ Chứng từ Ngày Sè 01/10 7/9 Diễn giải Tk đ/ư Nhập trả lại hàng của 1522 PX7/9do và nhầm mã vật tư 01/10 7/9 Nhập trả lại hàng của 1521 PX30/9 do xuất quá 03/10 1/10 Xuất theo lệnh sản xuất sè 1521 452- áo Êm CB nam LQ (3220 cái) 03/10 1/10 Xuất theo lệnh sản xuất số 1522 452- áo Êm CB nam LQ (3220 cái) 03/10 2/10 Xuất vật tư theo lệnh sản 1521 xuất số 441- quân len nam(6070 cái) 03/10 2/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) 03/1 3/10 Xuất vật tư theo lênh sản 1521 0 xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bé) 03/1 3/10 Xuất vật tư theo lênh sản 1522 0 xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bé) 04/10 8/10 Xuất đóng gói hàng may 1525 gia công ……………. 31/10 19926 K/c chi phí vật liệu hàng 15412 QP 62112->15412 31/10 20042 K/c CF NVLTT hàng loạt – 15412 hàng QP 62112->15412 Tổng phát sinh trong kỳ Sô dư cuối kỳ Kế toán trưởng Số phát sinh Nợ Có 10.940.116 18.493.577 302.999.599 13.570.242 579.870.580 12.878.189 312.500.000 19.404.000 1.148.480 12.658.741.350 784.054.546 24.120.708.39 24.120.708.391 1 Ngày tháng năm2005 Người ghi sổ Biểu 2.10 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Chứng từ Ngày Sè 01/10 9/10 01/10 7/9 01/10 7/9 03/10 1/10 03/10 1/10 03/10 2/10 03/10 2/10 03/1 0 3/10 03/1 0 3/10 31/10 9981 31/10 9981 31/10 9982 Diễn giải Thanh toán tiền khai thác vật tư để sản xuất hàng tuỳ viên Nhập trả lại hàng của PX7/9do và nhầm mã vật tư Nhập trả lại hàng của PX30/9 do xuất quá Xuất theo lệnh sản xuất số 452áo Êm CB nam LQ (3220 cái) Xuất theo lệnh sản xuất số 452áo Êm CB nam LQ (3220 cái) Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) Xuất vật tư theo lênh sản xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bé) Xuất vật tư theo lênh sản xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bé) …………. K/c chi phí vật liệu hàng QP từ TK62111->TK15411 K/c chi phí vật liệu hàng QP từ TK62112>TK15412 K/c chi phí vật liệu hàng kinh tế từ TK 62132-> TK154232 Tổng số phát sinh Số dư cuối kỳ TK đ/ư 1111 Số phát sinh Nợ Có 68.095.900 1522 10.940.116 1521 18.493.577 1521 302. 999.599 1522 13.570..242 1521 579.870.580 12.878.189 1521 312.500.000 1522 19.404.000 15411 999.910..263 15412 5.428.718.640 154232 215.590.500 73.480.117.25 73.480.117.257 7 Kế toán trưởng Ngày tháng năm 2005 Người ghi sổ 2.2 Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp a, Phương pháp tính lương của công nhân lao động trực tiếp: Đối với tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động bao gồm: Lương chính, lương thêm giê, thưởng trong lương. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp nh: Phô cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm… Tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty được thanh toán làm 2 kỳ trong tháng. Kỳ 1 được trả vào ngày 15 và kỳ 2 được trả vào ngày 05 tháng sau. Hằng năm, các xí nghiệp đều có kế hoạch nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên vì vậy kế toán không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép vào giá thành sản phẩm. Hiện nay Công ty 20 áp dụng các hình thức trả lương sau: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. + Trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng sợi, phân xưởng dệt, phân xưởng nhuôm, phân xưởng may được hưởng lương theo đơn giá khoán do phòng tổ chức sản xuất kết hợp với phòng kỹ thuật xây dùng. Công thức tính lương theo sản phẩm: Tiền lương sản phẩm = Số lượng sản x Đơn giá tiền được hưởng trong tháng phẩm nhập kho lương sản phẩm Đối với mức lương tổ trưởng được hưởng trong tháng được tính theo công thức: Lương = Đơn giá x Số sản phẩm hoàn thành Sản phẩm lương tổ trưởng trong tháng của tổ phụ trách . Việc phân bổ tiền lương này được kế toán tiền lương tính toán dùa vào bảng thanh toán tiền lương từ các phân xưởng và các bộ phận khác gửi lên. Tại các xí nghiệp, sau khi có đơn giá khoán của công ty đưa xuống, kế toán lương cùng quản đốc phân xưởng và tổ trưởng xây dựng bảng đơn giá chi tiết cho từng công đoạn theo quy trình sản xuất sản phẩm dùa trên yêu cầu về kỹ thuật và thời gian hoàn thành. Đơn giá tiền lương công nhân sản xuất của một bộ quân phục chiến sĩ nam lục quân là 5060 đồng, được chia cho tõng công đoạn sau: T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Quy trình công nghệ Hệ sè Đơn giá Quay lén moi quần May tói dọc May cạp hoàn chỉnh May giàng gấu quần Vào vai, tra cổ Quay cổ, nắp tói, măng séc Diễu nắp tói, may đố tói Dán tói May sườn Tra mí, diễu măng séc May gấu áo Can chÌn may thép tay Tra tay hoàn chỉnh Pha sửa Thùa ……………. Cộng 2 3 6 2 2.1 1.05 1 2.1 3 2 2 1 2 1 1 210 315 630 210 226 113 105 226 315 210 210 105 210 105 105 100 5.060 Cách này đảm bảo việc phân phối tiền lương công nhân được công bằng, phản ánh chính xác sức lao động và trình độ tay nghề của từng người lao động qua từng công đoạn. Ngoài ra theo quy định của Tổng cục hậu cần các khoản nh: nghỉ hưởng BHXH, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ ốm đau, thai sản…được tính thêm 30% phô cÊp quốc phòng. Đồng thời tính thu 5% BHXH, 1% BHYT trên lương cơ bản theo chế độ Nhà nước quy định vào bảng thanh toán tiền lương. Mức lương bậc thợ quy định tại Công ty 20 là: - Bậc 1: Hệ số 1,4 x 350.000 = 490.000đ - Bậc 2: Hệ số 1.58 x 350.000 = 553.000đ - Bậc 3: Hệ số 1.78 x 350.000 = 623.000đ - Bậc 4: Hệ số 2.01 x 350.000 = 703.500đ - Bậc 5: Hệ số 3.27 x 350.000 = 1.144.500đ Tuỳ theo số sản phẩm công nhân làm được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Căn cứ và việc định giá cho mỗi chi tiết mà công nhân làm được để tính tiền trả cho họ. + Lương thời gian công nhân được hưởng được tính theo công thức sau: Lương = Mức lương cơ bản theo bậc thợ x 130% x Số ngày Thời gian 26 hưởng lương b, Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. TK 622 được mở chi tiết cấp 2, 3, 4 theo từng nhóm sản phẩm, loại sản phẩm (Nêu ở phần 4.2b). Các sổ kế toán được sử dụng: sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 622, sổ chi tiết tài khoản 622 theo từng nhóm sản phẩm, loại sản phẩm. Riêng đối với các khoản chi phí nhân công trực tiếp khác như chi phí cơm ca, chi phí lương khác… do được tập hợp chung cho các sản phẩm nên có tài khoản chi tiết riêng như: chi phí cơm ca được tập hợp trên tài khoản 6225, chi phí lương khác được tập hợp trên tài khoản 6228, chi phí bảo hiểm được tập hợp trên tài khoản 6229. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chi tiết theo từng phân xưởng, các nhân viên thống kê phân xưởng sẽ chấm công lao động cho từng công nhân, sau đó cuối tháng gửi lên phòng tài chính kế toán. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm báo cho các tổ trưởng lập bảng cân đối lương sản phẩm (Biểu số 2.11) theo số lượng nhập kho của từng tổ. Biểu 2.11 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 BẢNG CÂN ĐỐI LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 10 năm 2005 Tên sản phẩm: Quân phục CS nam LQ TT 1 2 3 4 Họ và tên Lương Thị Dung Phan Thị Hoa Lê Thu Hà Quay lén 210 2900 May tói 315 May cạp 630 May thép 105 Diễu nắp 105 300 2000 …………… …. Thành tiền 609.000 189.000 150 663.900 2854 Nguyễn Thị Linh 2950 609.420 212.945.761 Cộng Tổ trưởng sản xuất May gấu 226 Phòng sản xuất kinh doanh Ngày Tháng năm 2005 Giám đốc xí nghiệp Sau khi có Bảng cân đối lương sản phẩm, cùng với phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán lương tính tiền lương sản phẩm, lương thời gian và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ rồi vào bảng thanh toán lương của các xí nghiệp (Biểu số 12). Biểu 2.12 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 Xí nghiệp 1 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 10 năm 2005 T T Họ và tên Lương cơ bản Lương Sản phẩm Lương thời gian Phép Lễ, hội họp Số Số tiền Số Số tiền ngày ngày 2 49.000 1 24.500 Thanh toán Nép BHXH, BHXH BHYT 1 Lương Thị Dung 490.000 609.420 2 Phan Thị Hoa 553.000 807.610 3 Lê Thu Hà 627.000 750.700 24.500 4 Nguyễn Thị Linh 490.000 609.420 49.000 24.500 367.500 8 196.000 676.742 ……… Cộng 90.961.980 212.945.76 1 Giám đốc xí nghiệp 1 15 24.500 1 Tổ trưởng Tổng cộng 9.450 29.400 662.970 12.015 33.180 810.945 9.450 37.620 747.030 9.450 29.400 662.970 3.896.70 0 252.859.714 Chương trình kế toán máy sẽ tự động lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ (Biểu 13) theo quy định của Nhà nước, và lên số liệu các sổ liên quan: Sổ Nhật ký chung (Biểu sè 14), sổ cái TK 622 (Biểu sè 2.15) Biểu 2.13 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM Xà HỘI Tháng 10 năm 2005 TK Đối tượng 334 334.1 334.9 Lương CB 19% Lương Cơm ca 2.266.685.548 226.087.050 1.057.310.479 200.888.991 212.945.761 20.191.500 103.802.374 19.722.452 1.167.821.682 116.114.625 760.033.932 144.406.447 853.436.325 85.946.425 171.222.437 32.532.263 32.481.780 3.834.500 22.251.736 4.227.830 45.333.711 4.258.915 23.356.434 17.068.727 649.636 338.4 (2%) 18.300. 1.819. 14.241. 1.819. 420. 24.522.954 3.541.401 10.104.942 10.876.611 6.430.858 919.392 2.908.514 2.602.951 3.269. 472. 1.347. 1.450. 28.680.702 5.927.006 3.824. 1.269.722.100 273.544.332 190.458.315 57.691.575 25.394. 622 CF nhân công trực tiếp 1/ Xí nghiệp 1 2/ Xí nghiệp 3 3/ Xí nghiệp 5 4/ TT mẫu mốt 627 Chi phí sản xuất chung 1/ Xí nghiệp 1 2/ Xí nghiệp 3 3/ Xí nghiệp 5 321.542.887 45.969.612 145.425.722 130.147.553 15.998.850 2.277.000 6.512.850 7.209.000 180.123.890 25.963.053 75.583.063 78.577.774 34.223.539 4.932.980 14.360.782 14.929.777 642 Chi phí quản lý DN Trong đó TT mẫu mốt 296.350.293 22.147.250 191.204.680 38.431.801 51.604.383 4.110.000 30.786.400 338 161 338.8 Kinh phi công đoàn Nhà trẻ mấu giáo (qt) Nhà trẻ mẫu giáo Tổng 1.584.125 338 338.3 (15%) 137.254.659 13.644.297 106.808.835 13.644.297 3.157.230 338.2 (2%) 779.425.180 19.376.350 28.489.389 2.934.028.592 264.233.150 Biểu 2.14 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 10 năm 2005 Trang 26 Chứng từ Ngày Sè 31/1 0 31/10 31/10 Phân bổ Diễn giải TK Số phát sinh Nợ …………….. Chi phí NCTT (XN1) - Lương - Cơm ca - BHXH - BHYT - KPCĐ Chi phí NCTT (XN3) - Lương - Cơm ca - BHXH - BHYT - KPCĐ Chi phí NCTT (XN5) Lương - Cơm ca - BHXH - BHYT - KPCĐ ………………….. Cộng chuyển trang sau Người ghi sổ Kế toán trưởng 62211 3341 3349 3383 3382 3384 62212 3341 3349 3383 3382 3384 62212 3341 3349 3383 3382 3384 Có 252.859.714 212.945.761 20.191.500 13.644.297 4.258.915 1.819.240 1.428.342.754 1.167.821.682 116.114.625 106.808.835 23.356.434 14.241.178 971.915.014 853.436.325 85.946.425 13.644.297 17.068.727 1.819.240 45.971.754.60 45.971.754.600 0 Ngày tháng năm 2005 Giám đốc Biểu 2.15 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 10 năm 2005 Chứng từ Ngày Diễn giải TK đ/ư Sè 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ Phân bổ 31/10 Phân bổ Người lập bảng Số phát sinh Nợ ………………. Lương-chi phí NCTT (XN1) Lương- chi phí NCTT (XN3) Lương – chi phí NCTT (XN5) ………… Cơm ca – chi phí NCTT (XN1) ………………. BHXH- chi phí NCTT (XN1) BHXH- chi phí NCTT (XN3) BHXH- chi phí NCTT (XN5) ……………….. BHYT-chi phí NCTT (XN1) BHYT-chi phí NCTT (XN3) BHYT-chi phí NCTT (XN5) ………….. KPCĐ- chi phí NCTT (XN1) ………….. KC CFNV hàng QP 62211->15411 KC CFNV hàng QP 62212->15412 KC CFNV hàng QP 622131 -> 154131 KC CFNV hàng QP 62211 -> 154132 KC CFNV hàng QP 62211 -> 154133 KC CFNV hàng kinh tế 622232->154232 KC CFNV hàng kinh tế 622233->154233 …………. Cộng Có 3341 3341 3341 212.945.761 1.167.821.682 853.436.325 3349 20.191.500 3383 3383 3383 13.644.297 106.808.835 13.644.297 3384 3384 3384 1.819.240 14.241.178 1.819.240 3382 4.258.915 15411 15412 154131 154132 154133 154232 15.974.324 324.754.023 28.350.000 17.951.254 57.203.837 6.889.100 4.485.208 154233 147.177.966 1.989.671.853 Kếtoántrưởng 1.989.671.853 Ngày tháng năm 2005 Giám đốc 2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung a, Đặc điểm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí có liên quan tới việc phục vu sản xuất và những chi phí khác. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng b, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung: Tài khoản sử dụng: TK627- Chi phí sản xuất chung TK 627 được mở chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng – Lương TK 62715: Chi phí nhân viên phân xưởng – Cơm ca TK 62719: Chi phí nhân viên phân xưởng - BHXH TK 6272: Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng ………. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất quản lý PX ……….. TK 6274: CPSX chung khấu hao TSCĐ. …………. TK 6277: CPSX chung- Dịch vụ mua ngoài TK 6278: CPSC chung bằng tiền khác Thông thường chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tính và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức: lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các loại sổ: Sổ chi tiết TK627, Sổ Nhật ký chi tiền, Bảng phân bổ NVL-CCDC, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ và khấu hao TSCĐ, Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK627. b.1.Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản sử dụng TK 6271- chi phí nhân viên phân xưởng TK62717- chi phí nhân viên phân xưởng XN5 TK62711- chi phí nhân viên phân xưởng các XN còn lại Chi phí nhân viên phân xưởng gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý phân xưởng, nhân viên kỹ thuật và thống kê ở phân xưởng sản xuất chính và toàn bộ công nhân ở các phân xưởng phục vụ sản xuất. Cuối tháng kế toán xí nghiệp xác định tổng sè lương sản phẩm của khối gián tiếp được hưởng trong tháng theo công thức: Tiền lương sản phẩm Tiền lương sản phẩm của = x Tỷ lệ trích khối gián tiếp công nhân sản xuất Tỷ lệ trích tiền lương khối gián tiếp do phòng tổ chức sản xuất xây dựng. Tỷ lệ này biến động từ 10% - 15%. Trên cơ sở đó tính ra tiền lương một hệ số chức danh: Tiền lương một = Tiền lương sản phẩm khối gián tiếp được hưởng trong tháng hệ số chức danh Tổng sô ngày công theo hệ số chức danh của khối gián tiếp Tổng ngày công theo hệ số chức danh của khối gián tiếp = Hệ số lương cấp bậc x Ngày công lao động Tổng số ngày công lao động thực tế của cán bộ, nhân viên phân xưởng được tính dùa trên số ngày công làm theo chế độ, sô ngày làm thêm, số ngày nghỉ thứ7,…(Nếu nghỉ thứ 7 thì được tính 50% lương của ngày làm việc bình thường, nghĩa là bằng 0,5 ngày công chế độ). Sau khi tính được tiền lương 1 hệ số chức danh, căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán sẽ tính được tiền lương sản phẩm theo hệ số chức danh của từng nhân viên phân xưởng theo công thức: Lương sản phẩm Hệ số lương Số ngày Tiền lương = x x theo HSCD cấp bậc công thực tế 1 HSCD Sau đó căn cứ vào quỹ lương thực chi cho nhân viên phân xưởng và tổng quỹ lương được trích vào giá thành sản phẩm kế toán tiền lương tiến hành phân bổ chi phí tiền lương cho từng XN, phân xưởng trên “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương” (Biểu 2.13). Việc trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ tính tương tự công nhân trực tiếp sản xuất. Rồi từ đó vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627, sổ Cái TK 627. b.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Tài khoản sử dụng: TK 6272 – Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng TK62727- Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng XN5 TK62721 –Chi phí vật liệu quản lý PX các XN còn lại. Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu xuất dùng nh: vải để may bảo hộ lao động, sợi đốt máy dán chống thấm, vật tư thay thế, máy Ðp mex… Ngoài ra, khoản mục này có thể là chi phí mua nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng không qua nhập kho. Trình tự hạch toán khoản chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng được thực hiện tương tự như trình tự hạch toán khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu (Biểu số 2.5) kế toán vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627, sổ cái TK 627 b.3 Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng: Tài khoản sử dụng TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất - quản lý PX Đó là các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, các chi phí về nhiên liệu (dầu, mỡ, than…) cho quản lý phân xưởng, chi phí về quần áo bảo hộ lao động. Thông thường để tập hợp chi phí công cụ dụng cụ kế toán sử dụng TK6273. Tài khoản này được mở chi tiết cho xí nghiệp 5 (TK62737) và các xí nghiệp còn lại (TK62731). Trình tự hạch toán khoản chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng được thực hiện tương tự như trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu (Biểu 2.5) vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627, sổ cái TK 627 b.4 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản sử dụng: TK6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK62747 – Chi phí khấu hao TSCĐ XN5 TK62741 – Chi phí khấu hao TSCĐ các XN còn lại TSCĐ của xí nghịêp thuộc Công ty 20 gồm TSCĐ hữu hình như máy may, máy dệt, các thiết bị chuyên dùng, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vân tải… phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, dùa vào nguyên giá TSCĐ và số năm tính khấu hao để tính khấu hao hàng năm và tính được khấu hao hàng tháng, sau đó phân bổ cho chi phí khấu hao sản xuất chung cho từng sản phẩm. Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao tháng = Số năm tính khấu hao x 12 tháng Việc tính khấu hao cho toàn bộ tài sản được thực hiện trên bảng tính Excel. Đầu năm tài chính kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và sè năm sử dụng tính ra số khấu hao phải trích trong năm đó, sau khi số khấu hao cho cả năm được duyệt và ước tính số khấu hao cần trích, kế toán nhập dữ liệu vào máy để máy tự động lên số liệu vào các sổ nhật ký chung, sổ cái TK214, 6274, 627,… Ví dụ: Đầu năm 2005, máy vắt sổ JUKI có nguyên giá là 65.208.836 đồng, thời gian sử dụng là 5 năm, nh vậy sô khấu hao phải trích theo năm trình lên cấp trên duyệt của máy này là: Số khấu hao phải trích theo = 65.208.836 = 13.041.767,2 đồng năm của máy vắt sổ JUKI 5 Tương tù nh vậy kế toán tính được số khấu hao phải trích năm 2005 cho toàn bộ tài sản của công ty và lên bảng tính và phân bổ khấu hao (Biểu 2.16) Sau khi xác định được số khấu hao mỗi tháng, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tự động lên số liệu vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản TK6274, 627, 214… Biểu 2.16 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 TT I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 Tên TSCĐ Nhà cửa vật kiến trúc Trụ sở làm việc Máy móc thiết bị Khu thể thao cơ quan TTđào tạo dạy nghề Trường mầm nan …………. Phương tiện vân tải PAZ 672 NISAN TOYOTA ………… Cộng Số năm tính BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 10 năm 2005 Toàn doanh nghiệp NG TSCĐ 22.553.669.173 KH tháng 75.178.897 25 11.119.281.000 37.064.270 25 520.781.222 1.675.917 25 155.320.000 25 5.840.933.228 167.000.000 10 10 10 525.000.000 603.650.000 TK 627- CPSXC XN1 12.776.89 0 2.008.912 8.560.831 XN2 13.982.70 4 2.560.789 8.896.782 952.100 256.453 786.807 576.033 593.236 420.340 1.018.623 32.727.367 1.708.885 695.833 4.375.000 5.030.417 986.730 722.155 107.906.264 14.485.77 5 …. TK64 1 Cộng 64.736.20 9 10.115.809 15.001.327 74.852.018 TK64 2 TK24 1 TK14 2 TK335 b.5 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài nh: chi phí về điện, nước, điện tín, điện thoại… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Để tập hợp chi phí thuộc khoản mục này, kế toán sử dụng tài khoản 6277, chi tiết cho xí nghiệp 5 là tài khoản 62777, chi tiết các xí nghiệp khác là tài khoản 62771. Trình tự hạch toán: căn cứ vào chứng từ như: hóa đơn giá trị gia tăng thu tiền điện, nước, điện thoại,.. của nhà cung cấp, hợp đồng thuê máy móc thiết bị…, kế toán nhập số liệu vào Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK6277, 627 Ví dô, trong tháng 10 năm 2005 có phát sinh nghiệp vụ trả tiền điện kỳ 1 tháng 10/2005 bằng tiền mặt, kế toán xử lý nghiệp vụ này như sau: Căn cứ vào phiếu chi (Biểu sè ), kế toán nhập số liệu vào máy. Sau khi nhập xong số liệu, kế toán nhấn nót lưu, máy tự động chuyển số liệu trên chứng từ ngân hàng vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 62771, 6277 (Biểu 2.17), 11211… Biểu 2.17 Đơn vị: Công ty 20 Mẫu số: 02- TT Telefax: PHIẾU CHI Ngày 22 tháng 10 năm 2005 Quyển số: 3 Sè: 24 Nợ:6277 Có:1111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Luận - Điện lực Long Biên Địa chỉ: 41 Đức Giang, Gia Lâm Lý do chi: Trả tiền điện kỳ 1 tháng 10/2005 Số tiền: 12.815.500 Viết bằng chữ: Mười hai triệu, tám trăm mười lăm nghìn, năm trăm đồng Kèm theo: 01 Chứng từ gốc Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.17 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 6277 – Chi phí sản xuất chung – Chi phí dịch vụ mua ngoài Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Chứng từ Ngày Sè 05/1 08/10 0 108/1 25/10 0 31/10 1255 Diễn giải Số phát sinh Nợ Có Trả tiền điện kỳ 2 tháng 9/2005 11211 11.699.600 Trả tiền điện kỳ1 tháng 10/2005 1111 12.815.500 …………… P/B 62772: từ 62772 sang 15411 ……….. Tổng số phát sinh trong kỳ Sè dư cuối kỳ Kế toán trưởng 3.444.463 64.705.014 64.705.014 Ngày tháng năm 2005 Người ghi sổ b.6 Kế toán chi phí khác bằng tiền Khoản mục chi phí này gồm các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã tập hợp vào các chi phí đã nêu trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí vận chuyển,… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Kế toán sử dụng tài khoản 6278 để tập hợp các chi phí khác bằng tiền phát sinh tại các phân xưởng sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết cho xí nghiệp 5 (TK 62787) và chi tiết cho các xí nghiệp khác (TK 62781). Trình tự hạch toán: Căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, hoá đơn GTGT… kế toán nhập số liệu vào phân hệ kế toán tương ứng. Sau khi kết thúc quá trình nhập liệu, số liệu vừa được cập nhật trên các phiếu kế toán tự động chuyển lên sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản TK 627, 6278, và các sổ cái của các tài khoản có quan hệ đối ứng với TK6278 trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. c, Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung trên Bảng cân đối phát sinh các tiểu khoản (Biểu 18) để phục vụ cho việc tính giá thành sau này. Biểu 2.18 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 CÂN ĐỐI PHÁT SINH CÁC TIỂU KHOẢN Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/10 đến ngày 31/10/2005 TK 627 6271 62711 62715 62719 6272 6273 6274 6277 62771 62772 62773 62775 62778 6278 Tên tài khoản Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên PX – lương Chi phí nhân viên PX – cơm ca Chi phí nhân viên PX – BHXH Chi phí vật liệu quản lý PX Chi phí dụng cụ sản xuất quản lý PX Chi phí sản xuất chung khấu hao TSCĐ Chi phí sản xuất chung – Dvụ mua ngoài Chi phí sản xuất chung – Dvụ mua ngoài- Điện Chi phí sản xuất chung – Dvụ mua ngoài – Nước Chi phí sản xuất chung – Dvụ mua ngoài - Điện thoại Chi phí sản xuất chung – Dvụ mua ngoài- Thuê tài sản Chi phí sản xuất chung – Dvụ mua ngoài- khác Chi phí sản xuất chung – bằng tiền khác Tổng cộng Số phát sinh Nợ Có 169.878.416 169.878.416 69.806.652 69.806.652 45.696.612 45.969.612 2.277.000 2.277.000 23.609.340 23.609.340 5.459.468 5.459.468 12.352.500 12.352.500 14.485.775 14.485.775 64.705.014 64.705.014 8.663.895 8.663.895 632.708 632.708 646.957 646.957 52.881.454 52.881.454 1.880.000 3.069.007 169.878.416 1.880.000 3.069.007 169.878.416 Các bót toán kết chuyển được thực hiện vào cuối kì. Cuối kì, kế toán lấy số liệu từ Sổ Nhật ký chung để vào Sổ cái TK627 (Biểu 2.19) Biểu 2.19 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Chứng từ Ngày Sè 31/10 31/10 31/10 31/10 31/10 Diễn giải ……. Tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng Các khoản trích theo lương Trích khấu hao TSCĐ Phân bổ công cụ dụng cụ cho quản lý phân xưởng Phân bổ vật liệu cho quản lý phân xưởng ……… Tổng cộng TK đ/ư Số phát sinh Nợ Có 334 137.356.553 338 214 153 14.929.777 14.485.775 12.352.500 152 5.459.468 169.878.41 6 169.878.416 2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty 20 Để tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty 20 sử dụng tài khoản 154. Do đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm nên tài khoản 154 cũng đựơc mở chi tiết theo từng nhóm sản phẩm đó. Cụ thể: TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng quốc phòng) + TK 15411 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng quốc phòng - đo may) + TK 15411 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng quốc phòng – hàng loạt)…. TK 1542 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng kinh tế) Tk 1543 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng gia công xuất khẩu) TK 1546 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Hàng trung gian) Cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ các chi phí đó sang tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. ĐÓ thực hiện bót toán kết chuyển chi phí cuối kỳ, kế toán vào phân hệ kế toán tổng hợp, chọn mục “Bút toán kết chuyển chi phí tự động”, khi đó máy tự động chuyển số liệu từ các tài khoản chi phí sản xuất vào bên Nợ Sổ chi tiết tài khoản TK15411 (Biểu 2.20), sổ cái TK154… để phục vụ cho việc tính giá thành sau này. Biểu 2.20 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 15411 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Hàng quốc phòng – Hàng loạt Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/20050 Chứng từ Ngày Sè Diễn giải Dư đầu kỳ 31/10 K/c chi phí NVL trực tiếp – hàng QP – hàng loạt- Lệnh sản xuất số 453 31/10 K/c chi phí NC trực tiếp – hàng QP – hàng loạtLệnh sản xuất số 453 31/10 K/c CPSX chung - Lệnh sản xuất số 453 Nhập kho thành phẩm Cộng phát sinh Dư cuối kỳ TK đ/ư 621 Số phát sinh Nợ Có 75.850.500 331.904.000 622 324.099.241 627 169.878.416 15511 825.881.657 89.338.961 Biểu 2.21 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/20050 825.881.657 825.881.657 Chứng từ Ngày Sè 26/10 /10 /10 5/10PS 7/10 8/10 9/10 31/10 Diễn giải TK Số phát sinh Nợ Sè trang trước chuyển sang Tiền gia công tẩy nhuộm vải (HĐ 0037774 ngày 11/10/2005) Tiền gia công tẩy trắng khăn mặt HĐ 0037785 ngày 19/10/2005 Tiền gia công hàng QP HĐ 0085142 ngày 21/10/2005 Nhập thành phẩm hàng Poongshin tháng 10 năm 2005 Nhập thành phẩm theo HĐ số 0040049 ngày 28/9/2005 Nhập thành phẩm tháng 10/2005 Nhập thành phẩm tháng 10/2005 Nhập thành phẩm tháng 10/2005 ……. Cộng chuyển trang sau 331 552.918.297 331 95.846.233 3361 425.605.650 Có 15530 4 3.556.593.918 15562 759.729.050 155233 1.547.967.689 15562 1.862.052.106 15511 825.881.657 37.319.614.131 36.136.480.228 II. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 20 1. Đối tượng tính giá thành Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. chính vì vậy, việc tính đúng tính đủ các khoản chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là điều hết sức quan trọng. Muốn vậy, trước hết phải xác định được đối tượng tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Ở Công ty 20, mỗi một sản phẩm đều được hình thành dùa trên các định mức nguyên vật liệu và định mức nhân công khác nhau, do vậy đối tượng tính giá thành được xác định là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Cùng với việc xác định đối tượng tinh giá thành, do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty 20 là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, số lượng sản xuất lớn nhưng chu kỳ sản xuất ngắn nên để đảm bảo tính giá thành nhanh, kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý, Công ty 20 đã xác định kỳ tính giá thành là từng tháng. 2. Đánh gÝa sản phẩm dở dang Công ty 20 đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết vào giá thành sản phẩm. Đây là một phương pháp hợp lý vì: Chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành của hầu hết các sản phẩm. Mặt khác, thông thường số sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Công ty 20 là tương đối đồng đều. Công ty 20 chỉ tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang đối với hàng quốc phòng và hàng kinh tế, mà không đánh giá sản phẩm dở dang đối với hàng gia công xuất khẩu do đối với các sản phẩm thuộc loại mặt hàng này, nguyên liệu chính và phụ đều do phía đưa gia công cung cấp. Việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện ngay tại các xí nghiệp vào cuối tháng dùa trên khối lượng sản phẩm dở dang, định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính và đơn giá xuất tương ứng. Tại các xí nghiệp, sản phẩm dở dang gồm: + Sản phẩm làm dở dưới dạng nguyên liệu + Sản phẩm làm dở dưới dạng nửa thành phẩm Sau khi kiểm kê, xác định được khối lượng sản phẩm dở dang cho tưng loại, các xí nghiệp căn cứ vào hệ thống định mức vât tư của từng sản phẩm, đơn giá xuất các loại nguyên vật liệu tương ứng để xác định gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: + Đối với sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên vật liệu (Chưa cắt) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng NVL chưa cắt = x Đơn giá xuất tương ứng + Đối với sản phẩm dở dang dưới dạng nửa thành phẩm: Giá trị sản phẩm = dở dang cuối kỳ Số lượng NTP Định mức NVL x Đơn giá xuất tương ứng x Sau khi xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, các xí nghiệp gửi lên phòng tài chính kế toán của công ty. Kế toán căn cứ vào kết quả đó, phân loại theo từng nhóm sản phẩm và dùng để đối chiếu, kiểm tra với số dư tài khoản 154 chi tiết theo từng nhóm sản phẩm. Ví dô, theo Biên bản kiểm kê định kỳ sè 15 ngày 31/10/2005 tại xí nghiệp 1, cuối tháng 10/2005, sản phẩm dở dang gồm: ST T I 1 4 II 2 Tên ĐVT Nguyên vật liệu chưa cắt Vải Gabađin pêcô rêu Vải Katê kẻ Nửa thành phẩm đang nằm trên dây chuyền Quân phục chiến sĩ nam lục quân Cộng Mét Mét Bé Số lượng 2.667,25 1.826,25 841 258 258 Căn cứ vào đơn gía xuất vật tư, hệ thống định mức vật tư, xí nghiệp tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ nh sau: Giá trị nguyên vật liệu chưa cắt: ST T 1 4 Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Vải Gabađin pêcô rêu Vải Katê kẻ Tổng cộng Mét Mét 1.826,25 841 2.667,25 25.000 13.246,37 Thành tiền 45.656.250 11.140.197 56.796.447 Giá trị nửa thành phẩm: Sản phẩm ĐV T SL ĐM NVL ĐG TT 2. QP CS nam LQ + Vải Gabađim pêcô rêu + Vải katê kẻ Cộng Bé m m 258 2.56 0,637 45.975,53 13.246,37 32.542.906 30.365.918 2.176.988 32.542.906 Vậy tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 10/2005 của XN1 là: 56.796.447 + 32.542.906 = 89.338.961 (đồng) 3. Phương pháp tính giá thành: Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, và cũng là bước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu lùa chọn được phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý và xác định được lợi nhuận một cách chính xác từ đó quyết định có tiếp tục sản xuất mặt hàng đó nữa hay không. Công ty 20 áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp) theo công thức: Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành = + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Khối lượng sản phẩm hoàn thành Ở Công ty 20, sản phẩm quốc phòng chiến tỷ lệ lớn trong doanh thu, mỗi loại mặt hàng có số lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn. Giá bán các sản phẩm quốc phòng hàng năm do phòng kế hoạch xây dựng và trình lên cấp trên duyệt. Vì vậy, đối với loại sản phẩm này công ty phải tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, đầy đủ làm căn cứ xây dựng giá bán cho cục Quân nhu – TCHC. Đối với hàng gia công xuất khẩu: Nguyên vật liệu chính, phụ do khách hàng cung cấp công ty chỉ có nhiệm vụ may gia công, vì vậy không hạch toán giá trị nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm mà chỉ hạch toán chi phí chế biến bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với hàng kinh tế: Đây là những mặt hàng sản xuất mang tính cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, để ký được hợp đồng kinh tế với khách hàng và chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của công ty phải đạt chất lượng cao và giá thành hạ. Đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải hết sức kịp thời, chính xác để từ đó đề xuất cho giám đốc công ty có những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho công ty. Sau khi tổng hợp được toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ và xác định được toàn bộ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi giá thành kế toán tiến hành tổng hợp số phát sinh cho từng đối tượng tính giá thành nhập kho. Tính giá thành sản phẩm hàng QP- hàng loạt: Quân phục chiến sĩ nam LQK03 (Lệnh sản xuất số 453) Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 5000 sản phẩm Biểu 2.19 TỔNG CỤC HẬU CẦN Công ty 20 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Quân phục chiến sĩ nam LQ (K03) Lệnh sản xuất số 453- Số lượng 5000 bé Tháng 10 năm 2005 T T 1 2 3 Khoản mục CPSXDD CPSXPS CPSXDD Tổng giá CP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành CPNVLTT 75.850.500 331.904.000 89.338.961 338.038.433 CPNCTT 324.099.241 324.099.241 CPSX 169.878.416 169.878.416 chung Cộng 832.016.09 0 Người lập bảng Giá thành đơn vị 67.607,69 64.819,85 33.975,68 164.403,22 Ngày tháng năm 2005 Kế toán trưởng CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 20 1. Nhận xét chung Qua một thời gian tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, trên cơ sở sự hướng dẫn của cô giáo cùng sự quan tâm giúp đỡ của các phòng ban công ty, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, làm quen với thực tế, từ đó giúp em củng cố thêm kiến thức đã được học ở trường. Với lượng kiến thức đã học và qua nghiên cứu thực tế tại Công ty 20, cá nhân em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại Công ty 20 như sau: 1.1 Ưu điểm Thứ nhất, về bộ máy quản lý Công ty 20 đã trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, công ty đã ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong ngành may quân đội nói riêng và các ngành khác nói chung khi chuyển sang cơ chế thị trường. Là môt doanh nghiệp nhà nước có nhiều Xí nghiệp thành viên, sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng cao. Cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Các phòng ban rõ ràng phục vụ kịp thời đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ hai, về công tác kế toán Về tổ chức bộ máy kế toán: Bé máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy được năng lực chuyên môn của từng người. Đội ngò cán bộ kế toán đều trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao nên luôn nhanh chóng thích ứng với chế độ kế toán mới và các ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kế toán. nhờ vậy, phòng tài chính kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đó là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ và đề ra phương hướng sản xuất một cách nhanh chóng và hợp lý. Về hình thức kế toán áp dụng: Việc áp dụng hình thức nhật ký chung trong điều kiện công ty đã sử dụng phần mềm kế toán là hoàn toàn hợp lý vì nó đảm bảo yêu cầu chính xác, nhanh chóng của việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Về hệ thống sổ kế toán: Hệ thống sổ của Công ty 20 hiện nay tương đối hoàn chỉnh, điều này giúp cho việc theo dõi, quản lý chi tiết các thông tin về các nghiệp vụ phát sinh, từ đó đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ theo từng yêu cầu quản lý của công ty cũng như các bên liên quan. Thứ ba, về công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty 20 chiếm tỷ trọng cao (75% 80%), do đó công ty luôn chú trọng quản lý vật tư một cách chặt chẽ. Bằng việc nghiên cứu và xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu tương đối chuẩn xác nên việc quản lý vật liệu được tiến hành chặt chẽ ngay từ khâu cấp phát, do đó trong quá trình sản xuất, số hao hụt hay dư thừa nguyên vật liệu là rất Ýt. NgoàI ra, do có hệ thống định mức vật tư chuẩn nên việc tính giá thành sản phẩm của công ty cho khoản mục nguyên vật liệu được tiến hành đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Thứ tư, về công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Công ty 20 áp dụng cả hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian cho công nhân sản xuất. Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất được tính toán dùa trên đơn giá nhân công định mức đã xây dựng trên mức độ khó của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, do đó không những đảm bảo việc phân phối tiền lương cho công nhân được công bằng, phản ánh chính xác sức lao động và trình độ tay nghề của từng người lao động, mà còn là đòn bẩy kích thích công nhân không ngừng cố gắng nâng cao tay nghề để có thể đạt được mức lương cao. Thứ năm, về công tác tập hợp chi phí sản xuất chung Công ty 20 tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục nhỏ, điều này giúp công ty theo dõi chi tiết từng chi phí phát sinh trong kỳ, điều này giúp công ty có thể phát hiện và cắt giảm những khoản chi phí không thật cần thiết, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ sáu, về phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang Hiện nay Công ty 20 đang áp dụng thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Đây là một phương pháp tương đối hợp lý vì một mặt, ở Công ty 20, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn, mặt khác là số sản phẩm dở dang đầu kỳ và số sản phẩm dở dang cuôí kỳ tương đối đồng đều, do vậy đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này được tiến hành nhanh với khối lượng tính toán Ýt, không phức tạp. Thứ bảy, về việc xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành Công ty 20 xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty. Kỳ tính giá thành được xác định là từng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nên giúp công ty tổng hợp thông tin nhanh và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh sản xuất một cáchi phí kịp thời. Tóm lai, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty 20 đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung. Tuy nhiên, một vấn đề bao giê cũng tồn tại hai mặt, do đó bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. 1.2 Những tồn tại Thứ nhất, về việc xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc Công ty 20 xác định đối tượng chi phí sản xuất là từng nhóm hàng trên toàn bộ các xí nghiệp: hàng quốc phòng, hàng kinh tế, hàng gia công xuất khẩu thực chất là xác định đối tượng theo loại hoạt động kinh doanh. Do đó Công ty 20 chỉ xác định được giá thành của từng nhóm sản phẩm trên toàn bộ xí nghiệp mà không xác định được chính xác CPSX và giá thành sản phẩm của từng nhóm sản phẩm, loại sản phẩm ở từng XN, không thấy được hiệu quả sản xuất của từng XN. Điều này gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ thấp giá thành sản phẩm. Thứ hai, về việc trích khấu hao tài sản cố định Hiện nay, đầu mỗi năm Công ty 20 dùa trên các số liệu về nguyên giá, số năm sử dụng của từng tài sản cố định để tính ra số khấu hao cần trích cho cả năm trình lên cấp trên duyệt. Sau đó, căn cứ vào tổng số khấu hao được duyệt và kế hoạch tăng giảm tài sản cố định của năm đó để tính số khấu hao cần trích cho cả năm và dàn đều cho từng tháng. cuối năm, căn cứ vào số tài sản thực tế tăng giảm để điều chỉnh. Việc tính khấu hao như vậy thực sự còn nhiều điểm chưa hợp lý vì nó không phản ánh kịp thời tình hình tăng giảm khấu hao trong từng tháng và làm chi phí khấu hao ở tháng 12 không ổn định (Có thể rất cao hoặc rất thấp), kết quả là sẽ làm giá thành sản phẩm ở tháng 12 cũng không chính xác. Ngoài ra, việc tính khấu hao như vậy làm cản trở việc theo dõi chi tiết tình hình quản lý sử dông tài sản ở các xí nghiệp, không phản ánh được nhân tè năng suất lao động, công suất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Thứ ba, về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Mặc dù chi phí nguyên vật liệu chính của Công ty 20 chiếm tỷ trọng lớn và số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ tương đối đồng đều với số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, nhưng nếu xét với số lượng sản phẩm dở dang lớn thì việc công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp cũng chưa phải là phương pháp tối ưu. Sử dụng phương pháp này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tính ổn định của giá thành sản phẩm. Vì đối với những bán thành phẩm, chi phí bỏ ra không chỉ là chi phí vật liệu chính mà còn bao gồm cả chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, do đó nếu chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính vào giá trị sản phẩm dở dang, còn các chi phí khác tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ thì sẽ làm giá thành các sản phẩm giữa các kỳ được xác định không đúng với chi phí thực tế phát sinh để sản xuất các sản phẩm đó, từ đó sẽ làm kết quả kinh doanh giữa các kỳ cũng không ổn định. Trên đây là một số mặt chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 mà theo em công ty cần quan tâm khắc phục để đảm bảo sự chính xác, hợp lý trong việc xác định chi phí phát sinh và các chi phí kết tinh trong giá thành sản phẩm. 2. Mét số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Với nhận thức về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20, kết hợp với những lý luận kế toán đã được học, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 như sau: Ý kiến 1: Về việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Như đã trình bày ở phần trên, việc công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng nhóm sản phẩm: sản phẩm quốc phòng, (Gồm: sản phẩm quốc phòng hàng loạt, sản phẩm quốc phòng đo may,… ), sản phẩm kinh tế (Gồm: sản phẩm kinh tế – dệt kim, sản phẩm kinh tế – may,… ), sản phẩm gia công xuất khẩu (Gồm: sản phẩm xuất khẩu – Capital, sản phẩm xuất khẩu – En ter,… ), về cơ bản chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý, theo dõi và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, mà chưa đảm bảo được yêu cầu theo dõi tình hình quản lý và sử dụng chi phí ở các xí nghiệp, do đó không thể có căn cứ để so sánh năng lực sản xuất giữa các xí nghiệp, không thể xác định được nhân tố tích cực, tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để khắc phục hạn chế này, theo em công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm ở từng xí nghiệp. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ được chia thành các nhóm sau: nhóm sản phẩm sản xuất ở xí nghiệp 1 (Trong đó chia thành: nhóm sản phẩm quốc phòng - đo may, nhóm sản phẩm quốc phòng – hàng loạt …), nhóm sản phẩm sản xuất ở xí nghiệp 3 (Trong đó chia thành: nhóm sản phẩm quốc phòng – hàng loạt, nhóm sản phẩm xuất khẩu – capital…), nhóm sản phẩm sản xuất ở xí nghiệp 5… Theo em, với việc xác định đối tượng chi phí như vậy vừa đảm bảo yêu cầu theo dõi và hạch toán kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động, vừa đảm bảo yêu cầu theo dõi chi phí ở từng xí nghiệp, từ đó xác định được những mặt tích cực cũng như hạn chế của từng xí nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng chi phí cho quá trình quản lý sản xuất kinh doanh. Với việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nh vậy thì để tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, các tàI khoản 621, 622, 154 cũng cần được mở chi tiết theo các đối tượng này. Cụ thể là: các tài khoản này được mở chi tiết cấp 2 là theo xí nghiệp, cấp 3 là nhóm hàng, cÊp 4 là nhóm sản phẩm …Riêng tài khoản 627 được mở chi tiết cấp 1 theo khoản mục chi phí sản xuất chung, cấp 2 theo xí nghiệp, cấp 3 theo nhóm hàng, cấp 4 là nhóm sản phẩm … VÝ dô: kế toán mở chi tiết cho tài khoản 621 nh sau: TK 6211 TK 62111 TK 621111 TK 621112 TK 6213 TK62133 TK 6215 TK 6211513 TK 621523 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 – hàng QP Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 – hàng QP - đo may Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 – hàng QP – hàng loạt ………………………. Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 3 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 3 – hàng XK ………………………… Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 5 Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1 – hàng QP – dệt kim Chi phí NVL trực tiếp Xí nghiệp 1- hàng kế toán – dệt kim …………………………… Ý kiến 2: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất Hiện nay, hàng năm các xí nghiệp đều lập kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất, nhưng kế hoạch sản xuất là không dàn đều cho các tháng trong năm vì phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất. Thông thường, các xí nghiệp thường bố trí cho công nhân nghỉ phép vào thời kỳ Ýt việc và vào cuối năm nên tiền lương nghỉ phép ở các thời kỳ này thường phát sinh lớn, làm giá thành không ổn định. Hơn nữa, trên thực tế việc nghỉ phép cũng không thể đúng như kế hoạch vì còn phụ thuộc vào công nhân. vì vậy công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất sản phẩm. Để lập được kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép, công ty phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm và kế hoạch sản xuất để xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo công thức: Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CNSX Tổng số tiền lương chính phảI trả cho CNSX theo KH năm Trên cơ sở tỷ lệ trích trước kế toán tính ra số tiền trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau: Số tiền trích trước = Tỷ lệ trích trước tiền x Số tiền lương chính phải trả tiền lương nghỉ phép lương nghỉ phép của CNSX cho CNSX trong tháng Trình tự hạch toán: Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Sè tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 334 Có TK 335 Ý kiến 3: Về việc trích KPCĐ the tỷ lệ 2% chi phí nhân công thực tế Hiện nay, Công ty 20 tiến hành trích 2% KPCĐ trên lương chính là không đúng với chế độ. Mặc dù lương chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nhân công thực tế nhưng nếu không trích KPCĐ trên lương thực tế thì có nghĩa là đã làm giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm và giảm nguồn KPCĐ để chi tiêu cho hoạt động của công đoàn của công ty, giảm nguồn KPCĐ nép lên cơ quan quản lý cấp trên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động đồng thời không phản ánh đúng chi phí thực tế tính vào giá thành sản phẩm. Vì vậy, để theo đúng chế độ quy định, công ty nên trích 2% KPCĐ theo lương thực tế phải trả. Ý kiến 4: Về việc xác định lại số khấu hao phải trích hàng tháng. Do đầu mỗi năm, công ty đều phải tính khấu hao cho toàn bộ tài sản để trình lên cấp trên duyệt nên việc dàn đều khấu hao cho từng tháng là có thể chấp nhận được. Nhưng theo em công ty nên chia số khấu hao được duyệt cho 12 tháng để xác định số khấu hao cần trích hàng tháng chứ không nên dùa vào kế hoạch tăng giảm tài sản cố định để ước tính số khấu hao cần trích. Hàng tháng, căn cứ vào tình hình thực tế tăng giảm tài sản cố định công ty tiến hành trích hoặc thôi trích kháu hao cho tháng đó. Làm được như vậy, thì có thể phản ánh đúng, kịp thời tình hình tăng giảm tài sản đồng thời góp phần ổn định giá thành của các tháng, đặc biệt là tháng cuối năm. Ý kiến 5: Về việc đánh giá sản phẩm dở dang Hiện nay công ty đánh gía sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo em, để phản ánh chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, phản ánh đúng chi phí thực tế trong giá thành sản phẩm công ty nên đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản phẩm tương đương. Khi đó, các chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp được tính hết vào giá trị sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 1. Quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm tương đương Số lượng = Số lượng x Mức độ sản phẩm tương đương sản phẩm dở dang hoàn thành Mức độ hoàn thành ở đây được đánh giá dùa trên khối lượng sản phẩm dở dang, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá xuất tương ứng. Chẳng hạn mức độ hoàn thành với: Sản phẩm làm dở dưới dạng nguyên vật liệu là: 25% Sản phẩm làm dở dưới dạng thành phẩm là: 75% 2. Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang + Phân bổ chi phí nguyên vật liệu (CF NVL) chính trực tiếp: Tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là nh nhau theo công thức: CF NVL chính CF NVLchính = trực tiếp phân bổ đầu kỳ Số lượng sp hoàn thành + CF NVL chính x p/s trong kỳ Số lượng sp dở + Dang không quy đổi + Phân bổ chi phí chế biến chế biến cho sản phẩm dở dang Chi phí chế biến gồm: CF NVL phụ trực tiếp CF nhân công trực tiếp CF sản xuất chung CF chế biến CF chế biến CF chế biến = + p/s trong kỳ phân bổ cho đầu kỳ sản phẩm dở dang Số lượng sp hoàn thành + Số lượng sp dở Dang không quy x Số lương sp dở dang Số lương sp dở dang không quy đổi đổi 3. Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang Giá trị sp = CF NVL chính + CF chế biếnphân bổ dở dang cuối kỳ Muồn vậy cuối mỗi tháng, các xí nghiệp cần kiểm kê và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, sau đó chuyển tài liệu kiểm kê lên phòng tài chính kế toán để xác định mức độ phân bổ chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm dở dang. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang trải các chi phí bỏ ra và thu lợi nhuận đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nắm bắt đầy đủ kịp thời với các tín hiệu của thị trường các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý và cung cấp thông tin khác nhau. Trong đó kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các công cụ quản lý để quản lý để quản lý vốn, tài sản và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy để Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. nhận thức được vai trò quan trọng đó, tổ chức công tác hạch toán nói chung và hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm thích đáng. việc tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm và xác định chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm từ đó đưa ra các thông tin kế toán cho các nhà quản lý lùa chọn xác định phương hướng kinh doanh cho doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã tìm hiểu và viết về chuyên đề này. Qua thời gian thực tập em they việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra của chế độ kế toán mới. Mặc dù một số khâu, một số phần việc có những tồn tại nhất định. Nếu khắc phục được những tồn tại này thỉ công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa tới sự phát triển của Công ty 20. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths Nguyễn Thị Thu Liên cùng các anh chị trong phòng tài chính kế toán Công ty 20 đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán 2. Giáo trình kế toán quốc tế (Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân) 3. Giáo trình kế toán quản trị 4. Giáo trình kế toán doanh nghiệp 5. Lịch sử Công ty 20 6. Quy định về chế độ trả lương Công ty 20 7. Phần mềm kế toán Asia soft MỤC LỤC Mở đầu Mục lục Danh mục sơ đồ, bảng biểu Bảng các ký hiệu viết tắt trong bài CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT………3 I. Khái niệm về CPSX và tính giá thành sản phẩm – Vai trò của hạch toán CPSX, tính giá thành sản phẩm trong các DNSX………………………………………..3 1. Khái niệm và phân loại CPSX…………………………………………………3 2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm …………………………………..6 3. Mối quan hệ giữa CPSX và tính giá thành sản phẩm ………………………….7 4. Yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán CPSX, tính giá thành trong DNSX8 5. Nhiệm vụ hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong DNSX………….8 II. Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX, tính giá thành sản phẩm trong DNSX…………………………………………………………………………….9 1. Đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ……………………… 9 1.1 Đối tượng hạch toán CPSX…………………………………………………...9 1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm …………………………………………..9 2. Phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ………………….10 2.1 Phương pháp hạch toán CPSX……………………………………………… 11 2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang…………………………………..11 2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ……………………………………...13 III. Quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các DNSX…..15 1. Quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên………………………… 15 1.1 Hạch toán CP NVL trực tiếp……………………………………………..…16 1.2 Hạch toán CPNC trực tiếp…………………………………………………..17 1.3 Hạch toán CPSX chung……………………………………………………..18 1.4 Tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ……………………………….20 2. Quy trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ…………………………………21 IV. Hệ thống sổ sách sử dụng trong hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại DNSX………………………………………………………………………..24 1. Hình thức Nhật ký chung…………………………………………………….24 2. Hình thức Nhật ký – Sổ cái…………………………………………………...25 3. Hình thức Chứng từ ghi sổ…………………………………………………… 25 4. Hình thức Nhật ký chứng từ………………………………………………….26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20………………………………………………..27 I. Đặc điểm tình chung công ty 20……………………………………………...27 1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………………………27 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 20 …………………………….29 2.1 Ngành nghề kinh doanh……………………………………………………..29 2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuÊt kinh doanh của Công ty 20 ……… 30 2.3 Đặc điểm thị trường và đối thủ cạnh tranh………………………………….31 2.4 Đặc điểm nguồn vốn………………………………………………………...32 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty 20 …………………………….32 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán …...……………………………………..35 4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán…..………………………………………35 4.2 Chế độ kế toán áp dông ……………….……………………………………39 II HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 20 …………………………………………………………………………………..43 1. Đặc điểm quản lý chi phí sản xuất ở Công ty 20 …………………………….43 1.1 Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty 20 ……………………………………43 1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ………………………………………… 43 2. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty 20 ………………………….44 2.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp …………………………………………...45 2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp………………………………………58 2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung…………………………………………...66 2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty 20 …………………………..75 IV. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 20 .......................................…...78 1. Đối tượng tính giá thành …………………………………………………….78 2. Đánh giá sản phẩm dở dang……………………………………………….…78 3. Phương pháp tính giá thành ……………………………………………….…80 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 20 ..............................….…82 1. Nhận xét chung………………………………………………………….……82 1.1 Ưu điểm……………………………………………………………………..82 1.2 Tồn tại……………………………………………………………………….84 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 20 ………………………………………………………..85 Kết luận…………………………………………………………………………91 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ 1.6 Sơ đồ 1.7 Sơ đồ 1.8 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ 2.6 Biểu 2.1 Biểu 2.2 Biểu 2.3 Trang 14 15 16 18 19 20 21 23 30 31 32 38 42 44 48 49 50 Biểu 2.4 Biểu 2.5 Biểu 2.6 Biểu 2.7 Biểu 2.8 Biểu 2.9 Biểu 2.10 Biểu 2.11 Biểu 2.12 Biểu 2.13 Biểu 2.14 Biểu 2.15 Biểu 2.16 Biểu 2.17 Biểu 2.18 Biểu 2.19 Biểu 2.20 Biểu 2.21 Biểu 2.22 Biểu 2.23 51 52 53 54 55 56 57 61 62 63 64 65 70 71 72 73 74 76 77 81 CPSX XN TCHC XHCN QP HĐBT NVL CPSX TC- KT TSCĐ XDCB TK GTGT XK KT DN BHXH BHYT KPCĐ VLC PL PT TNHH LD BB PX NCTT CCDC NG BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI Chi phí sản xuất Xí nghiệp Tổng cục hậu cần Xã hội chủ nghĩa Quốc phòng Hội đồng bộ trưởng Nguyên vật liệu Chi phí sản xuất Tài chính kế toán Tài sản cố định Xây dựng cơ bản Tài khoản Giá trị gia tăng Xuất khẩu Kinh tế Doanh nghiệp Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Vật liệu chính Phụ liệu Phụ tùng Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Bao bì Phiếu xuất Nhân công trực tiếp Công cô dụng cụ Nguyên giá NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… [...]... Phn ỏnh chi phớ sn xut kinh doanh d dang cui k - Trỡnh t hch toỏn : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ TK 621 TK 631 Chi phí NVL trực tiếp TK 154 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 622 TK 632 Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 CPSX chung kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ S 1.8: Hch toỏn tng hp CPSX... Cụng ty, chu trỏch nhim trc cp trờn v giỏm c v thc hin cỏc ch nghip v cụng tỏc ti chớnh k toỏn ca ton Cụng ty Giám đốc Công ty Phó giám đốc sản xuất Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất Xí nghiệp may1 Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài chính kế toán Xí nghiệp may3 Xí nghiệp 5 dệt kim Phó giám đốc kỹ thuật Phòng xuất nhập khẩu Xí nghiệp may6 Phòng kỹ thuật chất lợng Công ty cổ phần 199 Xí nghiệp dệt 7 Phó giám... khụng sa cha c Giỏ thnh sn phm hon thnh D N: CPSXKD d dang cui k TK 154 m chi tit theo tng i tng k toỏn chi phớ sn xut b, Trỡnh t hch toỏn TK621 TK 154 Chi phí NVL trực tiếp TK 152, 111, Các khoản ghi giảm chi phí TK 155, 152 TK 622 Nhập kho Chi phí nhân công trực tiếp TK 157 TK 627 Giá thành thực tế Gửi bán TK 632 Chi phí sản xuất chung Tiêu thụ S 1.6: Hch toỏn tng hp CPSX sn phm theo phng phỏp KKTX... sau: + S tng hp: Nht ký s cỏi TK 621, 622, 627, 631, 154 + Cỏc s k toỏn chi tit: S chi tit CPSX sn phm, dch v CHNG II: THC TRNG K TON CHI PH SN XUT V TNH GI THNH SN PHM CễNG TY 20 i C IM TèNH HèNH CHUNG CA CễNG TY 20 1 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty 20 Tờn giao dch : Cụng ty 20 - Tờn giao dch quc t : GATEXCO- No 20 - Loi hỡnh doanh nghip: Doanh nghip nh nc - Tr s chớnh: S 35, Phan ỡnh... sau mt cỏch tun t C th cho n khi tớnh c giỏ thnh thc t ca thnh phm hon thnh giai on cui cựng Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 CPNVL chính Giá thành NTP GĐ2 CP khác GĐ1 CP khác GĐ2 CP khác GĐ i Giá thành NTP GĐ1 Giá thành NTP GĐ2 Giá thành thành phẩm Giá thành NTP GĐ (i-1) S 1.1: S phõn bc cú tớnh giỏ thnh NTP Trong ú: Giỏ thnh = Giỏ thnh NTP + CPSXDD + CPSXPS - CPSPDD NTP ca i G (i- 1) u k G... trả cho công nhân trực tiếp TK 338 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của nhân công trực riếp phát sinh S 1.4: Hch toỏn tng hp chi phớ nhõn cụng trc tip 1.3 Hch toỏn chi phớ sn xut chung: - Khỏi nim: Chi phớ sn xut chung l nhng chi phớ sn xut phỏt sinh trong phm vi phõn xng m ngay t u khụng th hch toỏn chi tit cho tng i tng hch toỏn chi phớ... toỏn khụng tớnh giỏ thnh na thnh phm cỏc giai on trong quy trỡnh cụng ngh sn xut m ch tng hp cỏc khon mc chi phớ tớnh giỏ thnh thc t sn phm hon thnh bc cui cựng CPSX của GĐ1 CPSX GĐ1 ở trong thành phẩm CPSX của GĐ2 CPSX GĐ2 ở trong thành phẩm CPSX của GĐi CPSX GĐi ở trong thành phẩm Giá thành sản phẩm S 1.2: S phõn bc khụng tớnh giỏ thnh NTP 2.3.3 Mt s phng phỏp tớnh giỏ thnh sn phm khỏc: - Tớnh... chớnh thc cho phộp cụng ty thnh lp 2 Xớ nghip mi l Xớ nghip 5 v Xớ nghip 6 n 1997 cụng ty li thnh lp thờm mt Xớ nghip mi Xớ nghip 7 (Xớ nghip dt Nam nh) - Giai on 4: Cụng ty may 20 tr thnh Cụng ty 20 (T nm 1998- nay) Khụng ngng a dng hoỏ kinh doanh v thớch nghi hn vi c ch th trng, ngy 1- 4 1998 trong quyt nh s 118/QQP ca B Quc Phũng Cụng ty may 20 tr thnh Cụng ty 20 Cụng ty cú nhiu phũng ban chc... TK 331, 111, 112, 411, TK 6111 TK 621 TK 631 Giá trị NVL dùng trực Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Giá trị vật liệu tiếp chế tạo sản phẩm TK 151, 152 Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ S 1.7: Hch toỏn tng hp chi phớ nguyờn vt liu trc tip 2.2 Hch toỏn chi phớ nhõn cụng trc tip Ti khon s dng TK 622 v cỏch tp hp chi phớ trong k ging nh phng phỏp KKTX Cui k,... giỏ tr gia cụng hng xut khu cng t 2. 4208 .384.000 ng S ln mnh ca Xớ nghip trong c ch th trng ũi hi phi chuyn sang một giai on mi - Giai on 3: Xớ nghip 20 tr thnh Cụng ty may 20 (2 1992) Ngy 12 2 1992 b quc phũng ra quyt nh s 74b/QP (do Thng tỏ o ỡnh Luyn ký) chuyn Xớ nghip may 20 thnh Cụng ty may 20 õy l bc phỏt trin nhy vt ca Cụng ty 20 sau ny C cu t chc ca cụng ty bao gm: 1 giỏm c, 3 phú giỏm c v ... toán tiền lương Kế toán TSCĐ XDCB Kế toán thành phẩm tiêu thụ xác định kết kinh doanh toán Kế toán tập hợp CF giá thành sản phẩm Thủ quỹ Kế toán thuế S 2.4: Bộ mỏy k toỏn Cụng ty 20 Cui thỏng, nhõn... cựng Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn CPNVL Giá thành NTP GĐ2 CP khác GĐ1 CP khác GĐ2 CP khác GĐ i Giá thành NTP GĐ1 Giá thành NTP GĐ2 Giá thành thành phẩm Giá thành NTP GĐ (i-1) S 1.1: S phõn bc... dang cui k - Trỡnh t hch toỏn : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ TK 621 TK 631 Chi phí NVL trực tiếp TK 154 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK 622 TK 632 Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 CPSX chung

Ngày đăng: 02/10/2015, 10:42

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan