đề thi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

34 5.1K 27
đề thi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

‘KHOA KINH TẾ VÀ LUẬTĐỀ THI MÔN LUẬT DÂN SỰ 2Thời gian làm bài: 90 phút. Sinh viên được phép tham khảo tài liệu giấy khi làm bài thiNội dung đề thiCâu 1 (4 điểm): Những quan điểm sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn. Nêucơ sở pháp lý.a.Giao dịch giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện là một giao dịch hợp pháp.b.Một cá nhân có hành vi đúng luật nhưng gây thiệt hại, thì đó chính là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sực.Tài sản dùng để ký cược là tài sản được dùng để bảo đảm cho bên mượn, bên thuê tài sản trả lại tài sản sau một thời gian nhất định.d.Nếu có hành vi vô tình xâm phạm, làm tổn thương nhân phẩm của người khác thì chỉ phải xin lỗi, nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.Câu 2 (3 điểm): Hãy trình bày về trách nhiệm pháp lý của bên bán khi giao tài sản không đúng số lượng và chất lượng theo thỏa thuận.Câu 3 Ông B thuê ông A vận chuyển tài sản, theo đó A sẽ vận chuyển cho B một lượng hàng thực phẩm chứa trong 01 tàu chở hàng từ cảng X đến cảng Y trước ngày 24122013. Các bên thống nhất thỏa thuận là: “A có nghĩa vụ bảo quản hàng trên đường vận chuyển, nếu xảy ra hư hỏng thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, trên đường A chở hàng thì gặp cơn bão lớn. Dù gắng chống chọi bằng mọi cách với cơn bão nhưng sau đó gần 70% số hàng trên tàu bị hư hỏng. Ông B đã yêu cầu ông A bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng. Ông A không đồng ý bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi gây ra số hàng hóa hư hỏng đó. Giữa A và B có tranh chấp.HỎI: 1. Giả sử thỏa thuận thuê chở hàng giữa B và A đươc xác lập bằng lời nói thì thỏa thuận này có được pháp luật công nhận không? Giải thích.2. Với nhận thức pháp lý của mình, anh chị có hướng giải quyết tranh chấp nói trên như thế nào? Đáp án mẫu:Câu 1 (4 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn, Nêucơ sở pháp lý:a.Sai: Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm)b.Sai: Điều 281 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm)c.Sai: Điều 359 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm)d.Sai: Điều 307, 308 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm)Câu 2 (3 điểm):Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 435 (1,5 điểm)Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 436 hoặc của Điều 437 (1,5 điểm)Câu 3 (3 điểm)1.Thỏa thuận giữa A sẽ được pháp luật công nhận trong trường hợp nội dung thỏa thuận đó là hợp pháp (0,5 điểm); dựa trên cơ sở Điều 122 (0,5 điểm) và Điều 536 Bộ luật Dân sự (0,5 điểm).2.Trình bày được như thế nào là sự kiện bất khả kháng (1 điểm) theo Điều 161; nêu được việc A không phải bồi thường nếu A đã áp dụng được tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra (0,5 điểm).Khoa : Luật Dân Sự Đại học Luật TP.HCMThời gian : 75 phút Được sử dụng tài liệuCâu I (4 điểm).Nhận định đúng sai và giải thích (có nêu cơ sở pháp lý):1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.2. Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng khi tính mạng của thân nhân bị xâm phạm bao gồm cha, mẹ, vợ (chồng), con.3. Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây ra.4. Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được rằng họ hoàn toàn không có lỗi.Câu II (2 điểm).Yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào đối với Trách nhiệm BTTH ngoài HĐ?Câu III (4 điểm):Ông A vừa mua được một con ngựa đua trông rất đẹp và khỏe. Nhưng tính khí nó rất hung hăng và chưa thuần phục. Anh B (từng là nài ngựa giỏi và hiện là người huấn luyện ngựa đua chuyên nghiệp) đến xin HĐ làm công cho ông A để huấn luyện con ngựa nói trên. Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con ngựa và cũng tỏ ý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa. Nhưng anh B quả quyết mình thừa sức để làm việc đó. Được ông A đồng ý, anh B nhảy lên lưng ngựa, bắt ngựa chạy thật nhanh rồi ghìm cương bắt nó dừng lại. Được 1 vòng thì con ngựa hất anh B té. Nhưng anh B đã ngã đúng thế nên không sao. Lần thứ 2 anh B lại nhảy lên lưng ngựa, một tay ghìm cương thật mạnh, một tay dùng roi quất mạnh vào mông ngựa, hai chân thúc vào hông ngựa và la quát, dụng ý làm ngựa bị đau và sợ để thuần phục. Nhưng do bị đánh đau khiến con ngựa lồng lên hất anh B xuống sân cỏ và vùng chạy ra ngoài. Kết quả là anh B bị té gãy xương cẳng tay. Con ngựa chạy bừa ra ngoài đạp anh C bị thương. Hãy xác định trách nhiệm của ông A và anh B trong việc gây thiệt hại kể trên trong 2 trường hợp sau:1) Anh B đã ký HĐ làm việc cho ông A.2) Giữa các bên chưa thiết lập HĐ làm việc.câu 1: đánh giá quan điểm sau theo các góc độ: quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử, pháp luật nước ngoài, quan điểm của các học giả, quan điểm cá nhân.Người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ đã chuyển giao.câu 2: bà A là chủ sở hữu căn nhà số X đường Y tp.T. Bà có việc phải đi công tác nên đã giao nhà cho bà B là người giúp việc trông coi, quản lí từ ngày 10102010. Ngày 20102010, do sự cố chập điện dẫn đến cháy nhà, lan sang làm cháy nhà ông C. Toàn bộ thiệt hại về nhà ở và tài sản của ông C ước tính khoảng 800 triệu đồng. Ông C yêu cầu bà A và bà B liên đới bồi thường, bà A không đồng ý vì nhà bị cháy trong khi bà đi vắng, bà B cũng không đồng ý vì cháy do chập điện chứ không phải do lỗi của bà. Ông C kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp.Giải quyết tình huống trên theo quy định của pháp luật và quan điểm cá nhân. Cho biết thực tiễn xét xử (tương tự) của Tòa ánKhoa : Luật Dân Sự Đại học Luật TP.HCMThời gian : 75 phút Được sử dụng tài liệuCâu I. Nhận định đúng sai và giải thích:1 Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại.

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ‘KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT ----------ĐỀ THI MÔN LUẬT DÂN SỰ 2 Thời gian làm bài: 90 phút. Sinh viên được phép tham khảo tài liệu giấy khi làm bài thi Nội dung đề thi Câu 1 (4 điểm): Những quan điểm sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn. Nêu cơ sở pháp lý. a. Giao dịch giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện là một giao dịch hợp pháp. b. Một cá nhân có hành vi đúng luật nhưng gây thiệt hại, thì đó chính là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự c. Tài sản dùng để ký cược là tài sản được dùng để bảo đảm cho bên mượn, bên thuê tài sản trả lại tài sản sau một thời gian nhất định. d. Nếu có hành vi vô tình xâm phạm, làm tổn thương nhân phẩm của người khác thì chỉ phải xin lỗi, nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật. Câu 2 (3 điểm): Hãy trình bày về trách nhiệm pháp lý của bên bán khi giao tài sản không đúng số lượng và chất lượng theo thỏa thuận. Câu 3 Ông B thuê ông A vận chuyển tài sản, theo đó A sẽ vận chuyển cho B một lượng hàng thực phẩm chứa trong 01 tàu chở hàng từ cảng X đến cảng Y trước ngày 24/12/2013. Các bên thống nhất thỏa thuận là: “A có nghĩa vụ bảo quản hàng trên đường vận chuyển, nếu xảy ra hư hỏng thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, trên đường A chở hàng thì gặp cơn bão lớn. Dù gắng chống chọi bằng mọi cách với cơn bão nhưng sau đó gần 70% số hàng trên tàu bị hư hỏng. Ông B đã yêu cầu ông A bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng. Ông A không đồng ý bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi gây ra số hàng hóa hư hỏng đó. Giữa A và B có tranh chấp. HỎI: 1. Giả sử thỏa thuận thuê chở hàng giữa B và A đươc xác lập bằng lời nói thì thỏa thuận này có được pháp luật công nhận không? Giải thích. 2. Với nhận thức pháp lý của mình, anh chị có hướng giải quyết tranh chấp nói trên như thế nào? Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng Đáp án mẫu: Câu 1 (4 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn, Nêu cơ sở pháp lý: a. Sai: Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm) b. Sai: Điều 281 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm) c. Sai: Điều 359 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm) d. Sai: Điều 307, 308 Bộ luật Dân sự 2005 và giải thích điều luật (1 điểm) Câu 2 (3 điểm): Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 435 (1,5 điểm) Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 436 hoặc của Điều 437 (1,5 điểm) Câu 3 (3 điểm) 1. Thỏa thuận giữa A sẽ được pháp luật công nhận trong trường hợp nội dung thỏa thuận đó là hợp pháp (0,5 điểm); dựa trên cơ sở Điều 122 (0,5 điểm) và Điều 536 Bộ luật Dân sự (0,5 điểm). 2. Trình bày được như thế nào là sự kiện bất khả kháng (1 điểm) theo Điều 161; nêu được việc A không phải bồi thường nếu A đã áp dụng được tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra (0,5 điểm). ------------------------------------------------Khoa : Luật Dân Sự - Đại học Luật TP.HCM Thời gian : 75 phút - Được sử dụng tài liệu Câu I (4 điểm). Nhận định đúng sai và giải thích (có nêu cơ sở pháp lý): 1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng khi tính mạng của thân nhân bị xâm phạm bao gồm cha, mẹ, vợ (chồng), con. 3. Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây ra. 4. Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được rằng họ hoàn toàn không có lỗi. Câu II (2 điểm). Yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào đối với Trách nhiệm BTTH ngoài HĐ? 2 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng Câu III (4 điểm): Ông A vừa mua được một con ngựa đua trông rất đẹp và khỏe. Nhưng tính khí nó rất hung hăng và chưa thuần phục. Anh B (từng là nài ngựa giỏi và hiện là người huấn luyện ngựa đua chuyên nghiệp) đến xin HĐ làm công cho ông A để huấn luyện con ngựa nói trên. Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con ngựa và cũng tỏ ý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa. Nhưng anh B quả quyết mình thừa sức để làm việc đó. Được ông A đồng ý, anh B nhảy lên lưng ngựa, bắt ngựa chạy thật nhanh rồi ghìm cương bắt nó dừng lại. Được 1 vòng thì con ngựa hất anh B té. Nhưng anh B đã ngã đúng thế nên không sao. Lần thứ 2 anh B lại nhảy lên lưng ngựa, một tay ghìm cương thật mạnh, một tay dùng roi quất mạnh vào mông ngựa, hai chân thúc vào hông ngựa và la quát, dụng ý làm ngựa bị đau và sợ để thuần phục. Nhưng do bị đánh đau khiến con ngựa lồng lên hất anh B xuống sân cỏ và vùng chạy ra ngoài. Kết quả là anh B bị té gãy xương cẳng tay. Con ngựa chạy bừa ra ngoài đạp anh C bị thương. Hãy xác định trách nhiệm của ông A và anh B trong việc gây thiệt hại kể trên trong 2 trường hợp sau: 1) Anh B đã ký HĐ làm việc cho ông A. 2) Giữa các bên chưa thiết lập HĐ làm việc. câu 1: đánh giá quan điểm sau theo các góc độ: quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử, pháp luật nước ngoài, quan điểm của các học giả, quan điểm cá nhân. "Người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ đã chuyển giao." câu 2: bà A là chủ sở hữu căn nhà số X đường Y tp.T. Bà có việc phải đi công tác nên đã giao nhà cho bà B là người giúp việc trông coi, quản lí từ ngày 10/10/2010. Ngày 20/10/2010, do sự cố chập điện dẫn đến cháy nhà, lan sang làm cháy nhà ông C. Toàn bộ thiệt hại về nhà ở và tài sản của ông C ước tính khoảng 800 triệu đồng. Ông C yêu cầu bà A và bà B liên đới bồi thường, bà A không đồng ý vì nhà bị cháy trong khi bà đi vắng, bà B cũng không đồng ý vì cháy do chập điện chứ không phải do lỗi của bà. Ông C kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp. Giải quyết tình huống trên theo quy định của pháp luật và quan điểm cá nhân. Cho biết thực tiễn xét xử (tương tự) của Tòa án ---------------------------------------Khoa : Luật Dân Sự - Đại học Luật TP.HCM Thời gian : 75 phút - Được sử dụng tài liệu Câu I. Nhận định đúng sai và giải thích: 3 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 1/ Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. 2/ Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho nừoơi bị thiệt hại. 3/ Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. 4/ Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Câu 2. Giải thích và nêu ý nghĩa của quy định tại khoản 2 điều 604 BLDS 2006. Câu II. Bài tập tình huống: Bài 1: Ông A bị bắt quả tang đang vận chuyển hàng trái phép qua biên giới nên bị bộ đội biên phòng Đồn 1 huyện X đã ra lệnh bắt tạm giam giữ ông A. Qua điều tra xác minh xác định được giá trị hàng hoá chưa đến mức phải truy cứu TNHS. vì vậy lệnh tạm giam giữ hủy bỏ và xử lý hành chính về hành vi của ông A. hỏi: 1. Ông A có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hay không? 2. Nếu có quyền yêu cầu đòi bồi thường thì ông sẽ được bồi thường những khoản thiệt hại nào? Ai sẽ bồi thường cho ông A? Bài 2: Cty A giao nhiệm vụ cho anh B vận chuyển hai chuyến hàng với tổng khối lượng là 16 tấn gạo. B tự ý chở toàn bộ số gạo trên thành 1 chuyến nên đã làm sập cầu ( tải trọng cầu là 10 tấn đã được cắm biển báo). Anh chị hãy chọn một trong những phương án sau đây để xác định ai là người phải chịu TN Bồi thường cho người bị thiệt hai do cầu bị sập và giải thích tại sao lại chọn phương án đó : 1. Anh B. 2. Công ty A. 3. Anh B và Cty A cùng liên đới. 4. Anh B và Cty A chiu trách nhiệm riêng rẽ. 5. Một phương án khác. 4 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng -------------------------------------Khoa : Luật Dân Sự - Đại học Luật TP.HCM Thời gian : 75 phút - Được sử dụng tài liệu I- Lý thuyết : 1. Anh chị hãy trả lời Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (không quá 6 dòng) các nhận định sau: a) Người có hành vi trái PL gây thiệt hại cho người khác thì trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm BT cho người bị thiệt hại b) Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi c) Trách nhiệm BTTH của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm của ngừoi giám hộ đương nhiên d) Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái PL 2. A cho B mượn xe Wave 100 phân khối để sử dụng dù biết rõ là B không có bằng lái. Trong khi sử dụng thì B gây tai nạn làm thiệt hại cho C. Hỏi : A có phải chịu trách nhiệm gì đối với khoản thiệt hại mà B gây cho C không? Vì sao? II- Bài tập Ông A thuê kỹ sư B khảo sát địa chất rồi thuê kiến trúc sư C vẽ thiết kế ngôi nhà 4 tầng. Sau đó thuê nhà thầu D xây dựng theo đúng thiết kế. Ngôi nhà xây xong, mới vừa bàn giao chưa dọn vào ở đã bị đổ sụp. Ngoài việc làm hỏng toàn bộ các hạng mục của ngôi nhà, nhà sập còn làm hỏng nặng 1 ngôi nhà kế bên của anh E. Anh E đòi ông A và nhà thầu liên đới bồi thường nhưng cả 2 đều không đồng ý. Ông A nói: nhà sập do lỗi của ông D xây kém chất lượng. Ông D cho rằng: mình đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm. Cơ quan giám định chuyên môn xác định, đi đến kết luận rằng: tuy bản vẽ đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết luận của bên khảo sát nhưng kết luận của bên khảo sát không 5 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng chính xác về kết cấu địa chất nên bản vẽ chân móng yếu và việc thi công có nhiều sai phạm. Nhà sập là do móng không đủ để chịu lực và chất lượng thi công kém. Căn cứ vào BLDS, anh chị hãy cho biết: 1. Lập luận của các bên ai đúng ai sai? Tại sao? 2. Ai phải bồi thường thiệt hại cho anh E? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý? -----------------------------------------------Câu I. Nhận định đúng sai và giải thích: 1. Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. SAI: Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái PL, có lỗi, hành vi trái PL của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617 BLDS. (Nguồn: trang 419 – Đề cương các môn học – ĐH Luật TP.HCM). 2. Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. SAI: Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng & thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm DS riêng rẽ. 3. Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. SAI: Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp nhân phải bồi thường (theo k1 & k2 Điều 621 BLDS). 6 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 4. Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. SAI : Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm: - Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1Đ614) - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền. Câu II. Giải thích và nêu ý nghĩa của quy định tại khoản 2 điều 604 BLDS 2005. Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005 qui định: “Trong trường hợp PL quy định người gây TH phải BT cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng qui định đó”. Về nguyên tắc, trách nhiệm BTTH ngoài HĐ phát sinh khi có đầy đủ 04 điều kiện: - Có TH thực tế xảy ra. - Có hành vi vi phạm PL - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thiệt hại - Người gây thiệt hại phải có lỗi (NQ03/2006/NQ-HĐTP) Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể mà PL qui định, ví dụ như Khoản 3 Điều 623 (BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra), Điều 624 (BTTH do làm ô nhiễm môi trường), thì việc BTTH được đặt ra ngay cả khi không có yếu tố lỗi. Đây là trường hợp chủ thể bị buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khách quan. Ở đây việc đặt ra trách nhiệm BTTH mà không xem xét đến yếu tố lỗi là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Ở một góc độ khác, góc độ của khoa học pháp lý, thì vấn đề nhận thức luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định lỗi của một chủ thể. Ví dụ: người mắc bệnh tâm thần được coi là không hề có lỗi ngay cả khi họ gây thiệt hại do họ không có nhận thức (mất NLHV-DS). Tuy nhiên, trong trường hợp này PL vẫn qui định họ phải bồi thường đ/v thiệt hại đã xảy ra, chỉ có điều việc bồi thường phải do người giám hộ thực hiện thay mà thôi (k3-Đ606). Câu III. Bài tập tình huống: Bài 1: 7 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng Ông A bị bắt quả tang đang vận chuyển hàng trái phép qua biên giới nên bị bộ đội biên phòng Đồn 1 huyện X đã ra lệnh bắt & tạm giam tạm giữ ông A. Qua điều tra xác minh xác định được giá trị hàng hoá chưa đến mức phải truy cứu TNHS. vì vậy lệnh tạm giam giữ hủy bỏ và xử lý hành chính về hành vi của ông A. hỏi: 1. Ông A có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hay không?  Theo qui định tại Điều 1 – NQ388/2003 và tại tiểu mục 1.1 – Mục 1- Phần I Thông tư liên tịch 04/2006 thì chỉ khi nào người bị tạm giữ, tạm giam “có quyềt định của cơ quan có thẩm quyền trong họat động tố tụng HS hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm PL” (là điều kiện cần) và “không thực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm PL nào” (là điều kiện đủ) thì mới được giải quyết bồi thường. Như vậy, trong trường hợp này, tuy ông A đã có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạm giam để xử lý hành chính song vì ông A đã có hành vi vi phạm pháp luật là “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” nên ông không được giả quyết bồi thường thiệt hại theo NQ388. 2. Nếu có quyền yêu cầu đòi bồi thường thì ông sẽ được bồi thường những khoản thiệt hại nào? Ai sẽ bồi thường cho ông A?  Nếu ông A không thực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm PL nào và thuộc trường hợp có quyền yêu cầu đòi bồi thường theo qui định thì ông sẽ được giải quyết bồi thường những khoản thiệt hại sau đây: a) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo K1-Điều 5 NQ388/2003: mức bồi thường được tính là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam được bồi thường 03 ngày lương tối thiểu tại thời điểm giải quyết bồi thường. b) Thiệt hại về vật chất (nếu chứng minh được) trong trường hợp bị tổn hại sức khỏe theo Điều 7 NQ388, gồm: - chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi SK và chức năng bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị oan trong thời gian điều trị. - Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị oan và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trong trường hợp người bị oan mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc. c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp TS của người bị oan bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị xâm hại (nếu chứng minh được thiệt hại đó) theo K2-Điều 8 NQ388 8 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng d) Bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất (nếu chứng minh được) theo Điều 9 NQ388 Ngoài các khoản được quyền yêu cầu bồi thường như đã nêu trên thì ông còn được hoàn lại các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, các khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền… theo qui định tại khoản 3 – Điều 8 NQ388. Vế cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho ông A được qui định tại Điều 10 – NQ388 theo nguyên tắc “cơ quan có trách nhiệm BTTH là cơ quan đã gây ra oan sau cùng” (tiểu mục 2.2-mục 2- Phần III – TTLT 04/2006). Trong trường hợp này nếu việc tạm giữ, tạm giam có phê chuẩn của VKS thì VKS đã phê chuẩn có trách nhiệm BT; nếu không có phê chuẩn của VKS thì cơ quan đã ra lệnh tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm bồi thường (K2-Điều 10 NQ388 và Mục 2- Phần III TTLT 04/2006). Riêng đối với TS bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại thì cơ quan đã ra QĐ thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu có trách nhiệm BT (khoản 8 – Điều 10 NQ388 và tiểu mục 2.5-mục 2- phần III TTLT 04/20006). Bài 2: Cty A giao nhiệm vụ cho anh B vận chuyển hai chuyến hàng với tổng khối lượng là 16 tấn gạo. B tự ý chở toàn bộ số gạo trên thành 1 chuyến nên đã làm sập cầu ( tải trọng cầu là 10 tấn đã được cắm biển báo). Anh chị hãy chọn một trong những phương án sau đây để xác định ai là người phải chịu TN Bồi thường cho người bị thiệt hai do cầu bị sập và giải thích tại sao lại chọn phương án đó : 1. Anh B. 2. Công ty A. 3. Anh B và Cty A cùng liên đới. 4. Anh B và Cty A chiu trách nhiệm riêng rẽ. 5. Một phương án khác  Phương án 1 là phương án đúng. Cty A là một pháp nhân. Quan hệ giữa anh Cty A và anh B là quan hệ giữa pháp nhân và người của pháp nhân (nhân viên của pháp nhân). Ở đây do chủ thể bị thiệt hại không phải là pháp nhân mà là người ngoài pháp nhân nên thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS về trách nhiệm DS bồi thường ngoài HĐ. Theo Điều 618 BLDS về bồi thường thiệt hại do người của PN gây ra thì : “PN phải bồi thường TH do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được PN giao”. Ở đây ta thấy thiệt hại thực tế xảy ra là do việc anh B tự ý chở toàn bộ số hàng trên thành một chuyến bất chấp nhiệm vụ được PN giao là phải vận chuyển thành 02 chuyến. Vì vậy 9 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng không được coi là “thiệt hại gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được PN giao” và không có cơ sở để áp dụng Điều 618 BLDS. Do đó ta loại trừ trách nhiệm bồi thường của PN. Anh B phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do mình gây ra do thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện sau (qui định tại NQ03/2006/NQ-HĐTP): i- có thiệt hại thực tế xảy ra ii- có hành vi vi phạm PL : hành vi bất chấp các qui định về ATGT đường bộ (không nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của bảng báo cấm) là hành vi vi phạm PL. iii- có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thực tế xảy ra : hậu quả sập cầu là hậu quả tất yếu gây ra bởi hành vi xem thường PL của anh B hay nói khác, chính hành vi trái PL của anh B là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả thiệt hại. iv- người gây thiệt hại có lỗi : Ở đây anh B đã phạm lỗi. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý nhưng cũng có thể là lỗi vô ý vi phạm các qui định ATGT đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy về mặt nguyên tắc, anh B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra đối với nhà nước cũng như đối vời những người bị thiệt hại do hậu quả sập cầu. Tuy nhiên theo qui định tại khoản 2 – Điều 605 về nguyên tắc BTTH thì nếu một người, do lỗi vô ý mà gây thiệt hại, và thiệt hại đó là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình, thì có thể được giảm mức bồi thường. --------------------------------------------------Đề số 2: I- Lý thuyết : 1. Anh chị hãu trả lời Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (không quá 6 dòng) các nhận định sau: a) Người có hành vi trái PL gây thiệt hại cho người khác thì trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm BT cho người bị thiệt hại b) Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi c) Trách nhiệm BTTH của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm của ngừoi giám hộ đương nhiên d) Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái PL 2. A cho B mượn xe Wave 100 phân khối để sử dụng dù biết rõ là B không có bằng lái. Trong khi sử dụng thì B gây tai nạn làm thiệt hại cho C. Hỏi : A có phải chịu trách nhiệm gì đối với khoản thiệt hại mà B gây cho C không? Vì sao? 10 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng  Ở đây thiệt hại gây ra bởi chiếc xe máy Wave 100 phân khối, do đó cần phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không: Để xác định nguồn NHCĐ cần phải căn cứ vào khoản 1-Đ623 và văn bản QPPL khác có liên quan hoặc qui định của cơ quan NN có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó (điểm b – mục 1 – phần III NQ03/2006/NQ-HĐTP). Theo qui định tại điểm 13 Điều 3 Luật GTĐB thì “phương tiện giao thông cơ giới” (được nêu trong k1-Đ623) gồm : xe ô-tô, máy kéo, xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy (không phân biệt dung tích xi-lanh) và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Như vậy chiếc xe Wave 100 CC được liệt vào nguồn nguy hiểm cao độ. A là chủ sở hữu chiếc xe nên đương nhiên là chủ SH nguồn nguy hiểm cao độ. Tại điểm b – mục 2 - phần III NQ03/2006/NQ-HĐTP có qui định: “Trong trường hợp chủ SH nguồn NHCĐ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn NHCĐ không theo đúng qui định của PL mà gây thiệt hại, thì chủ SH phải BTTH”. Ở đây theo qui định của PL về TTAT giao thông đường bộ thì người điều khiển xe môtô 100 phân khối trở lên khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái. Do đó, dù đã biết rõ là B không có bằng lái mà A vẫn cho mượn nên việc chuyển giao nguồn NHCĐ như trên là không đúng qui định của PL : A với tư cách là chủ SH nguồn NHCĐ phải có trách nhiệm BTTH cho C. II- Bài tập Ông A thuê kỹ sư B khảo sát địa chất rồi thuê kiến trúc sư C vẽ thiết kế ngôi nhà 4 tầng. Sau đó thuê nhà thầu D xây dựng theo đúng thiết kế. Ngôi nhà xây xong, mới vừa bàn giao chưa dọn vào ở đã bị đổ sụp. Ngoài việc làm hỏng toàn bộ các hạng mục của ngôi nhà, nhà sập còn làm hỏng nặng 1 ngôi nhà kế bên của anh E. Anh E đòi ông A và nhà thầu liên đới bồi thường nhưng cả 2 đều không đồng ý. Ông A nói: nhà sập do lỗi của ông D xây kém chất lượng. Ông D cho rằng: mình đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm. Cơ quan giám định chuyên môn xác định, đi đến kết luận rằng: tuy bản vẽ đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết luận của bên khảo sát nhưng kết luận của bên khảo sát không chính xác về kết cấu địa chất nên bản vẽ chân móng yếu và việc thi công có nhiều sai phạm. Nhà sập là do móng không đủ để chịu lực và chất lượng thi công kém. Căn cứ vào BLDS, anh chị hãy cho biết: 1. Lập luận của các bên ai đúng ai sai? Tại sao?  Ở đây có các chủ thể sau : - Ông A là chủ sở hữu ngôi nhà - Ông B là kỹ sư khảo sát địa chất 11 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng - Ông C là kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà - Ông D là nhà thầu xây dựng ngôi nhà - Ông E là hàng xóm, chủ nhà kế bên bị thiệt hại do nhà của ông A sập. Ở đây ông E hoàn toàn không có lỗi về việc sập nhà của ông A nên ông E chỉ là nạn nhân – người bị thiệt hại. Trong trường hợp này ông B, ông C, ông D đều là những người được ông A, với tư cách là chủ đầu tư kiên chủ SH ngôi nhà thuê để thực hiện mỗi người một phần việc cụ thể riêng rẽ trong quá trình xây dựng ngôi nhà, cả 3 đều không được ông A giao quản lý, sử dụng ngôi nhà thông qua bất kỳ một văn bản, hợp đồng nào. Từ đầu đến cuối chỉ có mình ông A là chủ SH của ngôi nhà. Theo qui định tại Điều 627 về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì : “Chủ SH… phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác”. Do vậy ông A với tư cách là chủ SH tuyệt đối của căn nhà trên phải có trách nhiệm bồi thường. Như vậy lập luận của ông A và ông D đều sai. Ông A sai vì cho dù ông D xây kém chất lượng đi nữa thì ông A vẫn phải có trách nhiệm bồi thườngnhư đã phân tích ở trên. Ông D sai vì cho dù đã bàn giao nhà cho ông A nhưng nếu do thi công kém chất lượng mà gây thiệt hại thì theo Đ616 BLDS thì ông D vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông E do đã có lỗi theo kết luận giám định. 2. Ai phải bồi thường thiệt hại cho anh E? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý? -Do anh E là nạn nhân và ông A là chủ nhà hoàn toàn không có lỗi trong việc sập nhà nên ta loại trừ trách nhiệm BTTH cho họ. -Kết quả giám định cho thấy bản vẽ thiết kế của ông C là đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết quả khảo sát do ông B chuyển sang nên có thể loại trừ lỗi của ông C. -Cũng theo kết luận giám định trên thì ông B có lỗi do “kết luận của bên khảo sát không chính xác về kết cấu địa chất” và ông D có lỗi do “việc thi công có nhiều sai phạm, chất lượng thi công kém”. Vậy ta xem xét trách nhiệm BTTH đối với 2 chủ thể B và D. Để xác định ai là người BTTH cho anh E ta phải căn cứ vào 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ theo qui định tại NQ03/2006/NQ-HĐTP: a) Có thiệt hại thực tế xảy ra : thỏa mãn b) Có hành vi vi phạm pháp luật : thỏa mãn. Ở đây hành vi vi phạm PL là các hành vi của ông B do năng lực yếu kém dẫn đến kết quả khảo sát địa chất là không chính xác, dẫn đến hãu quả làm chân móng yếu gây sập nhà. Hành vi vi phạm PL thứ hai là hành vi của ông D : “việc thi công có nhiều sai phạm” và “chất lượng thi công kém”. 12 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL và hậu quả thiệt hại : thỏa mãn. Ở đây cả hậu quả thiệt hại là hậu quả tất yếu do cả hai hành vi trên mang lại. Nói cách khác thì cả 2 hành vi vi phạm PL trên đều là nguyên nhân trực tiếp và quyết định dẫn đến thiệt hại. d) Người gây ra thiệt hại có lỗi : Rõ ràng các ông B và D đều có lỗi và lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý và cũng có thể là lỗi vô ý. Như vậy rõ ràng ông B và ông D tuy không có sự bàn bạc thống nhất về ý chí nhưng hậu quả xảy ra là không thể tách rời do đó cả hai ông B và D đều phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra về trách nhiệm BTTH. Như vậy, theo qui định tại Điều 627 BLDS thì ông A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông E. Sau khi bồi thường xong, ông A có quyền khởi kiện buộc ông B và ông D phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại cho mình. Nếu chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra theo qui định tại các Điều 608 và Điều 611 BLDS, ông A có thể đòi ông B và ông D bồi thường thiệt hại, không những về các thiệt hại vật chất mà còn về những tổn thất về tinh thần mà ông đã phải gánh chịu:. - Thiệt hại vật chất do : o tài sản bị hủy họai, bị hư hỏng (k2-Đ608) o chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại (k4-Đ608) o thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (điểm b-k1-Đ611) - Tổn thất về tinh thần do uy tín của ông bị xâm phạm (mất uy tín với gia đình, đồng nghiệp, hay với hàng xóm là ông E chẳng hạn), áp dụng k2-Đ611. ----------------------------------------------MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH THAM KHẢO 1. Cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH là những qui định của PL được ghi nhận trong BLDS, qui định các hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. SAI: Cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài những qui định của PL được ghi nhận trong BLDS, còn các qui định được ghi nhận trong các văn bản QPPL như Hiến pháp, các luật và bộ luật khác, các VB dưới luật như nghị quyết, nghị định (ví dụ: Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP; Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH; Nghị định 47/1997/ND0-CP…) 13 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 2. Chủ thể bị xâm hại chỉ có quyền yêu cầu chủ thể nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong phạm vi qui định của pháp luật. SAI: Chủ thể bị xâm hại có quyền yêu cầu cao hơn nếu có sự tự nguyện của bên gây thiệt hại. Bởi lẽ pháp luật DS luôn tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên. Ví dụ: PL qui định mức BT tổn thất về tinh thần do SK bị xâm phạm là không quá 30 tháng lương tối thiểu do NN qui định tại thời điểm giải quyết nhưng luật qui định rõ là chỉ được áp dụng nếu như “không thỏa thuận được” (K2-Đ609). 3. TN-BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có lỗi của bên vi phạm. SAI: Nguyên tắc trên chỉ áp dụng đ/v TNBTTH trong hợp đồng. Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng thì trách nhiệm BT đặt ra ngay cả khi chủ thể không có lỗi. Có thể lấy ví dụ khoản 3 Điều 623, Điều 624. Đây là loại trách nhiệm pháp lý khách quan. 4. Được lợi về TS không có căn cứ luật định là hệ quả của TN bồi thường thiệt hại ngoài HĐ. SAI: Mục đích của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng không phải là “để được lợi về tài sản” mà là nhằm khôi phục lại tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị xâm phạm. TN bồi thường ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ 4 điều kiện… (NQ03/2006/NQ-HĐTP) 5. Trách nhiệm DS là trách nhiệm bồi thường TH ngoài HĐ SAI: Trách nhiệm DS bao gồm 3 hình thức: trách nhiệm thực hiện một công việc cụ thể; trách nhiệm phạt vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Riêng trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại được chia làm hai loại : trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Như vậy trách nhiệm DS có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với trách nhiệm BTTH ngoài HĐ. Ví dụ: TN-BTTH ngoài HĐ được qui định từ Đ604 đến Đ630 trong khi trách nhiệm DS ngoài nhóm này còn có các qui định từ Đ302 đến Đ307. 6. Bất kỳ người nào gây thiệt hại cho người khác đều phải bồi thường SAI: Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm: - Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về TS. 14 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng - Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1- Đ614) - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. Ví dụ: Đ617 đoạn 2 - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền. 7. Trong mọi trường hợp nếu người gây thiệt hại có lỗi thì đều phải bồi thường toàn bộ thiệt hại SAI: Theo Điều 617 về BTTH trong trường hợp người bị hại có lỗi thì người gây thiệt hại mặc dù có lỗi nhưng chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình chứ không bồi thường toàn bộ thiệt hại. 8. BTTH do súc vật gây ra là trường hợp của BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra SAI: BTTH do súc vật gây ra không phải là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vì theo định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ tại K1-Đ623 thì súc vật không phải là nguồn NHCĐ. BTTH do súc vật gây ra được qui định tại Đ625 9. Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người này phải liên đới BT SAI: Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng & thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm DS riêng rẽ. Ví dụ:… 10. Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành TT ấy phải BTTH SAI: Chỉ khi nào người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây thiệt hại khi đang thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành TT thì cơ quan tiến hành TT mới phải bồi thường (Đ620). Nếu người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây thiệt hại khi họ đang nghỉ phép thì đó là trách nhiệm DS của cá nhân. 15 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 11. TN bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên SAI: TN bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi là trách nhiệm BTTH ngoài HĐ được qui định tại K2-Đ606 BLDS, không phải là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên. Theo Đ61 thì Cha mẹ không phải là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. 12. Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được bồi thường 1 phần thiệt hại SAI: Trong BLDS, lỗi được qui định tại Đ308, theo đó lỗi được chia làm 2 loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong một số trường hợp, khi khi bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì vẫn được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Đơn cử trường hợp được qui định tại điểm a – khoản 3 – Điều 623 về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong trường hợp này nếu thiệt hại xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì chủ sở hữu, người được chủ SH giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH. Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì họ mới không được bồi thường. 13. BTTH do CC-VC, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây ra là BTTH do người của pháp nhân gây ra. ĐÚNG: Vì các cơ quan tiến hành tố tụng có đầy đủ các yếu tố của 1 PN như : được cơ quan NN có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận; có TS độc lập với cá nhân và tổ chức khác; được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ PL. Theo Đ618 thì “PN phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được PN giao”. 14. Pháp nhân BTTH bao nhiêu thì người của PN đó phải hoàn trả bấy nhiêu SAI: Không có cơ sở pháp lý nào qui định điều này. Đ618 chỉ qui định : “nếu PN đã BTTH thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây TH phải hoàn trả một khoản tiền theo qui định của PL”. Mặt khác, theo qui định tại khoản 2 – Đ605 thì “người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. 15. Nếu pháp nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người của PN cũng có lỗi SAI: Trong trường hợp người của PN, khi thực hiện nhiệm vụ được PN giao, đã phát hiện và cảnh báo với người có thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình về việc có khả năng thiệt hại sẽ xảy ra nhưng bị phớt lờ và bị bắt buộc phải thực hiện đến cùng theo ý định ban đầu của PN và gây ra TH thì người đó hoàn tòan không có lỗi vì đã làm hết 16 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng trách nhiệm của mình. Trong trường hợp này PN đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm BTTH do có lỗi cố ý để cho thiệt hại xảy ra. 15. Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi. ĐÚNG: Theo qui định tại khoản 3 – Điều 623 về BTTH do nguồn NHCĐ gây ra thì : “Chủ SH, người được chủ SH giao chiếm hữu, sử dụng nguồn NHCĐ phải BTTH cả khi không có lỗi”. Nghĩa là ở đây không xem xét đến yếu tố lỗi. Việc có lỗi hay không không ảnh hưởng đến trách nhiệm BTTH. 16. Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái PL SAI: Theo qui định tại khoản 3 Điều 262 thì: “Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền SH”. Nói rộng hơn thì thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác trong các trường hợp sau thì không bị coi là trái PL: - Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Hành vi của anh A không phải là hành vi trái PL. Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1Đ614) - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền. 17. Gây TH mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái PL SAI: Nếu sự đồng ý đó là trái PL thì hành vi đó vẫn là trái PL. Ví dụ : TM, SK của con người được PL bảo vệ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến TM, SK của con người dưới bất kỳ hình thức nào. Ví dụ: một bệnh nhân bị bệnh nan y muốn được bác sỹ can thiệp để kết thúc sự sống. Nếu bác sỹ vì sự đồng ý của bệnh nhân mà thực hiện “cái chết êm ái” cho bệnh nhân đó thì đương nhiên là đã vi phạm PL 18/ Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. SAI: Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái PL, có lỗi, hành vi trái PL của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra – Điều 617 BLDS. (Nguồn: trang 419 – Đề cương các môn học – ĐH Luật TP.HCM). 17 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 19/ Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. SAI: Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hành vi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi còn lại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ là điều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng & thuận lợi hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thể này là hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt. Khoa học pháp lý gọi đây là trách nhiệm DS riêng rẽ. 20/ Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. SAI: Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viện hay một tổ chức khác đang trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người này gây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp nhân phải bồi thường (theo k1 & k2 Điều 621 BLDS). 21/ Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. SAI: Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm: - Có sự kiện BKK. Ví dụ: Bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhà anh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản. Người gây thiệt hại trong các trường hợp: PVCĐ (K1-Đ613); TTCT (K1Đ614) - Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. - Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vd: Anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết định cưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền. -----------------------------------------------------------------------I- LÝ THUYẾT 18 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 1. Phân biệt nghĩa vụ ngoài HĐ với trách nhiệm BTTH ngoài HĐ 2. So sánh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ với trách nhiệm BTTH do vi phạm HĐ 3. Phân biệt nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về TS không có căn cứ PL với nghĩa vụ BTTH ngoài HĐ do TS bị xâm phạm. 4. BTTH gây ra khi thực hiện công việc không có ủy quyền có gì khác so với BTTH ngoài HĐ? 5. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. 6. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. 7. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp người bị hại cũng có lỗi. 8. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 9. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. 10. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý. 11. Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ trong trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 12. BTTH do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có phải là BTTH do người của pháp nhân gây ra hay không? Vì sao? 19 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 13. BTTH do súc vật gây ra có phải là 1 trường hợp của BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không? Vì sao? II- BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHỌN LỌC 1/ Tùng mượn xe của Sơn và rủ Tuấn đi Sài Gòn chơi. Do Tuấn có bằng lái xe A1 nên Tùng đã giao xe cho Tuấn lái. Trên đường đi, gần đến đoạn ngã ba Vũng Tàu thì có 1 em bé bất ngờ băng ngang qua đường cách đầu xe của Tùng chừng 10m. Tùng phải lách xe sang trái đường. Cùng lúc đó có xe tải do Lanh lái lưu thông chiều ngược lại, do bất ngờ không kịp thắng nên đã tông vào xe của Tùng làm Tùng và Tuấn bị thương. Chiếc xe mượn của Sơn cũng bị hỏng nặng. Qua điều tra được biết xe của Tùng và của Lanh đều chạy đúng phần đường và trong giới hạn vận tốc cho phép. Hỏi thiệt hại xảy ra ai chịu trách nhiệm bồi thường? Giả sử cũng tình huống trên nhưng vào lúc xảy ra tai nạn, cảnh sát giao thông kiểm tra và phát hiện Tùng không mang bằng lái theo, đồng thời xe của Lanh cũng chở quá tải trọng cho phép thì trách nhiệm của các bên có gì thay đổi không? Tại sao? 2/ Quỳnh và Kiên cùng là lái xe trong cty ML. Ngày 10/01/2006 Quỳnh được cty giao nhiệm vụ chở hàng cho 1 đại lý ở Hà Nội. Kiên cũng được cơ quan cho nghỉ phép và đi nhờ xe do Quỳnh lái để về quê. Trên đường đi, Quỳnh chủ động giao tay lái cho Kiên và có dặn Kiên là không đi nhanh. Nhưng đi được 1 đoạn thì Kiên gây tai nạn. Gia đình nạn nhân đã gửi đơn kiện yêu cầu tòa án buộc Cty ML, Quỳnh và Kiên cùng liên đới bồi thường. Hãy giải quyết tranh chấp trên. 3/ Do có mâu thuẫn từ trước với Giàu nên Việt đã thuê 2 gã lưu manh là Dũng và Cường đến cửa hàng của Giàu để đánh dằn mặt. Anh Giàu bị đánh và bị thương nặng, phải đưa vào BV cấp cứu. Ngoài việc gây thương tích cho nạn nhân, chúng còn ngang nhiên đập phá cửa hàng làm thiệt hại nhiều hàng hóa, đồ đạc torng cửa hàng. Hãy cho biết thiệt hại trên của anh Giàu do những ai có trách nhiệm phải bồi thường và mỗi người phải bồi thường bao nhiêu? Nêu căn cứ PL? 4/ Ông Tích đang phơi rơm trên đường quốc lộ. Anh Mạnh lái xe honda trông thấy ông Tích từ xa, đã bóp còi nhưng vì ông Tích bị điếc nên không nghe thấy. Tai nạn GT xảy ra. Hỏi nếu thiệt hại xảy ra cho ông Tích là 20 triệu thì anh Mạnh có phải bồi thường không và bồi thường bao nhiêu? 20 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 5/ Danh là lái xe cho Cty A. Lợi dụng giờ nghỉ trưa Danh đã lấy xe của Cty đi việc riêng và để xảy ra tai nạn. Gia đình nạn nhân yêu cầu Cty A phải BTTH. Cty A phản đối vì cho rằng Danh đã sử dụng xe trái phép nhằm mục đích tư lợi, do đó chính cá nhân người gây thiệt hại phải BTTH chứ không phải là Cty – chủ sở hữu xe. Theo qui định của PL hiện hành, hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết vì sao giải quyết như vậy? 6/ Chị Rem đang đi honda về nhà thì gặp anh Út dắt đàn bò đi chiều ngược lại. Đàn bò có tất cả 5 con gồm 2 con bò lớn và 3 con bê cột chung lại với nhau. Trong lúc chị Rem đang cho xe tấp vào vệ đường phía bên tay phải của mình thì có 1 đoàn xe con đi ngược chiều với chị và tới gần sát chỗ đàn bò đang di chuyển. Do không còn đuờng đi nên họ bóp còi xe inh ỏi khiến đàn bò sợ hãi chồm vào người chị Rem làm chị ngất xỉu. Chị Rem bị gãy xương vai, tét đầu và phải nằm điều trị ở BV hết 15 ngày. Hỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị Rem thuộc về những ai? Vì sao? 7/ Ông Tuyền nuôi một con chó Phú Quốc 2 năm tuổi rất hung dữ và thường hay cắn người. Vì thế ông thuê anh Nhân là bác sỹ thú y tới chích ngừa và bẻ răng con chó để nó không cắn người nữa. Khi anh Nhân yêu cầu ông Tuyền giữ con chó để anh tiêm ngừa cho nó thì bất ngờ nó chồm lên cắn vào cổ và mặt anh Nhân làm anh bị thương. Anh Nhân kiện đòi ông Tuyền bồi thường cho anh số tiền anh đã bỏ ra để điều trị vết chó cắn nhưng ông Tuyền phản đối vì cho rằng việc con chó chồm lên cắn anh Nhân là việc hoàn toàn bất ngờ, ông không mong muốn và không kiểm soát được. Hơn nữa ông nói anh Nhân là bác sỹ thú y, hơn ai hết anh phải biết con chó có thể sẽ cắn anh trong khi tiêm cho nó, lẽ ra chính anh phải có biện pháp hữu hiệu để nó không cắn mình khi tiêm phòng. Mặt khác, anh Nhân hành nghề chích chó để lấy tiền nên đó chỉ là rủi ro nghề nghiệp, vì thế đã có bảo hiểm y tế lo, việc gì ông phải bồi thường? Hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết tại sao lại giải quyết như vậy? --------------------------------------------------------Re: Các câu hỏi nhận định - Bài giải tham khảo 1. Được lợi về TS không có căn cứ luật định là TN bồi thường thiệt hại ngoài HĐ. SAI: Vì trách nhiệm chỉ phát sinh khi có đủ 4 điều kiện (NQ03/2006) 2. Trách nhiệm DS là bồi thường TH ngoài HĐ SAI: Vì có nhiều loại trách nhiệm DS : trách nhiệm trong HĐ, trách nhiệm ngoài HĐ 3. Bất kỳ người nào gây thiệt hại đều phải bồi thường SAI: Vì phải có lỗi hoặc nếu luật có qui định 21 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 4. BTTH do súc vật gây ra là trường hợp của BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra SAI: BTTH do súc vật gây ra không phải là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vì theo định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ tại K1-Đ623 thì súc vật không phải. BTTH do súc vật gây ra được qui định tại Đ625 5. Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người này phải liên đới BT SAI: Còn trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại nhưng chịu trách nhiệm riêng rẽ 6. Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành TT ấy phải BTTH SAI: Chỉ bồi thường khi người đó có lỗi torng việc tiến hành TT mà thôi 7. TN bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên SAI: Vì phải xem thiệt hại đó xảy ra lúc nào, ở đâu. Vì nếu xảy ra thiệt hại khi đang ở trường học, bệnh viện và các cơ quan này cũng có lỗi thì các cơ quan đó phải chịu TNBT. Chỉ khi nào các cơ quan này không có lỗi thì cha mẹ, người GH mới đương nhiên phải bồi thường. 8. Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì họ chỉ được BT 1 phần thiệt hại SAI: Vì còn phải xác định mức độ lỗi của các bên mới quyết định được, Nếu lỗi chủ yếu là do người gây TH thì người này phải BT toàn bộ. Nếu lỗi chủ yếu bởi người bị TH thì người này phải tự chịu TN về TH của mình. Nếu xacá định được mức độ lỗi của cả 2 thì mỗi người phải BT tương xứng với phần lỗi của mình. Nếu không xác định được thì bồi thường phần bằng nhau. 9. BTTH do CC-VC, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành TT gây ra là BTTH do người của pháp nhân gây ra ĐÚNG: Vì các cơ quan tố tụng có đầy đủ các yếu tố của 1 PN như : được cơ quan NN có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận; có TS độc lập với cá nhân và tổ chức khác; được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ PL 10. Pháp nhân BTTH bao nhiêu thì người của PN đó phải hoàn trả bấy nhiêu SAI : Chỉ hoàn trả tương xứng với mức độ lỗi của cá nhân 11. Nếu pháp nhân có lỗi thì người của PN cũng có lỗi 22 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng SAI: Trong trường hợp người của PN thực hiện đúng qui định của PN nhưng vẫn gây ra TH thì PN đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm BTTH. 12. Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi ĐÚNG : Ở đây không xem xét đến yếu tố lỗi. Có lỗi hay không không ảnh hưởng đến trách nhiệm BTTH (ngoại trừ khác loại trừ) 13. Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái PL SAI: Nếu thực hiện hành vi gây thiệt hại để giảm bớt một thiệt hại khác lớn hơn trong tình thế cấp thiết; hoặc gây thiệt hại trong phạm vi phòng vệ chính đáng thì hành vi đó không trái PL 14. Gây TH mà có sự đồng ý của người bị hại là không trái PL SAI: Nếu sự đồng ý đó là trái PL thì hành vi đó vẫn là trái PL --------------------------------------------------------------A.CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. CÂU HỎI TỔNG HỢP: 1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự; 4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính; 5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng; 7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý; 9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại; 10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp; 11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm; 12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm; 13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; 14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; 15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; 23 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại; 17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại; 19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật; 20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận; 22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự; 23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự; 24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi; 27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi; 28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền; 29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B; 30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y; 31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự; 33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau: - Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống; - Chị H chết và bào thai không được cứu sống; - Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại; 24 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; 4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; 7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; 8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại; 10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; 11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện; 12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân; 13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân; 14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người; 16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; 17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng; 18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết; 20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại; 21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên; 25 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm; 24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại; 25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; 26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại; 27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại; 28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường; 29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại; 32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại; 33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết; 34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường; 36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường; 37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất; 38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường; 39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại; 40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm; ----------------------------------------B.BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON NGƯỜI GÂY RA 1. CÂU HỎI TỔNG HỢP: 1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết; 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng; 3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết; 4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết; 26 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 5. Xác định “chất kích thích” được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau: - Rượu; - Bia; - Đồ uống có ga; - Thuốc ngủ; - Thuốc giảm đau; - Ma túy; 6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người khác; 7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích; 8. Xác định trách nhiệm dân sự có so sánh trong các trường hợp sau: - A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say khi lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác; - A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, nhưng B không biết uồng, A đã ép B “nếu không uống sẽ không coi B là bạn”, vì thế B đã uống, kết quả B say khi B lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác; - A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say muốn về nhà, nhưng không có xe, A đưa cho B xe máy của mình, khi lái xe về nhà B đã gây tai nạn cho người khác; 9. So sánh trách nhiệm dân sự giữa nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người; 10. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; 11. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây thiệt hại; 13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi; 14. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự; 15. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn làm B chết và cơ quan tiếnh tố tụng do sai lầm đã tuyên B mức hình phạt tử hình và trên thực tế B đã bị thi hành án tử hình; 16. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một người oan sai do sai lầm của nhiều cơ quan tố tụng; 17. So sánh các trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại, cán bộ công chức gây thiệt hại, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt hại; 18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp sinh viên đại học Luật Hà Nội gây thiệt hại khi đang trong thời gian thực tập tại Tòa án; 19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp ông A một dân thường phát hiện ra B 27 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng một tội phạm đang bị truy nã và ông đã truy bắt B, trong quá trình truy bắt ông A đã gây thiệt hại cho người khác; 20. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: Xe congtenno tránh một cậu bé chạy qua đường, sau đó đâm vào cột điện cao thế. Cột điện cao thế đổ ập vào khu xăng dầu bên đường, do cháy nổ toàn bộ khu xăng dầu bùng nổ. Xăng dầu thất thoát ra bên ngoài tràn vào mương dẫn nước làm toàn bộ khu mặt nước nuôi cá gần đó. Các động vật thủy sinh ở khu nước nhiễm xăng dầu đã chết; 21. Xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi gây thiệt hại của những người sau: - Chánh án; - Thẩm phán; - Thư ký phiên tòa; - Kế toán, thủ quĩ của Tòa án; - Bảo vệ Tòa án. 22. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đào mộ và ăn cắp xác người chết trong ngôi mộ đó; 23. Xác định trách nhiệm trong trường hợp A là một thợ lái xe ủi làm đường, trong quá trình ủi đường A đã cho xe ủi sản phẳng một ngôi mộ năm trong mặt bằng làm đường; 24. So sánh trách nhiệm pháp lý trong trường hợp một người mắc bênh tâm thần 12 tuổi và một người mắc bệnh tâm thần 20 tuổi gây thiệt hại khi đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần; 25. So sánh trách nhiệm dân sự đối với người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học nội trú và người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: hàng hóa được chuyển từ nhà sản xuất đến các đại lý phân phối, từ các đại lý phân phối đến người bán lẻ, từ người bán lẻ đến người mua sản phẩm, từ người mua sản phẩm đến người dùng cuối cùng và hàng hóa đã gây thiệt hại cho người dùng cuối cùng do không đảm bảo chất lượng. 27. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; 2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá; 3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường; 4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là phòng vệ chính đáng; 28 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi thường; 6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường; 8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường; 9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại; 10. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; 11. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước khi họ dùng chất kích thích; 12. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E; 13. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 14. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại; 15. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 16. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là cán bộ, công chức gây thiệt hại; 17. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 18. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại; 19. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; 20. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường; 21. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo phải bồi thường; 22. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt; 23. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua 29 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường; 24. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới; 25. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một; 26. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác; 28. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai; 29. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường; 30. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án oan sai,Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường. -----------------------------------------------C.BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI 1. CÂU HỎI TỔNG HỢP: 1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người; 2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người; 3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người; 4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người; 5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người; 6. Phân biệt “thú dữ” là nguồn nguy hiểm cao độ và “gia súc”; 7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại; 8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết; 30 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hai do cây cối gây ra; 10. Xác định trách nhiệm dân sự do gia súc thả rông gây thiệt hại; 11. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A bị nhiễm H5N1 do nhà hàng xóm nuôi gia cầm; 12. Xác định trách nhiệm dân sự do ăn phải thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh được mua từ cáctrung tâm thương mại (chợ, siêu thị…); 13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp tầu chở gạo đâm vào tàu chở dầu do tàu chở gạo có lỗi. Dầu trên tầu chở dầu đã tràn ra sông gây ô nhiễm nặng; 14. Xác định các trường hợp chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi; 15. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đang lái xe máy bất ngờ xe bị nổ lốp làm A mất tay lái đâm phải B và gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B; 16. Xác định hậu quả pháp lý của người bị nhiễm vi rút từ vật nuôi dẫn tới tử vong hoặc thiệt hại về sức khỏe; 17. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp chị K bán hàng ở nơi cấm họp chợ và bị xe ô tô của C va quệt dẫn tới thiệt hại về tính mạng; 18. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; 19. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra; 20. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra; 21. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường; 22. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây xanh trên đô thị gãy đổ do gió bão làm thiệt hại tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người đi đường; 23. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp dây điện đứt làm chết ngườig đi đường; 24. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp X mới 14 tuổi leo lên cột điện và điện giật; 25. Xác định trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ sập cầu Cần Thơ; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cao ốc Pacific làm sập một phần trụ sở Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh; 27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá sấu nuôi sổng chuồng thoát ra sông tự nhiên và gây thiệt hại cho người khác; 28. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của người thứ ba; 29. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá nhà A bơi sang ao của nhà B và đã ăn hết cá của nhà B; 31 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 30. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dấn ự trong trường hợp A nuôi chuột cảnh và chuột cảnh đã thoát ra ngoài, sinh sôi rất nhanh cắn nát lúa và hoa màu của những người hàng xóm; 31. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau: - A cho B mượn xe máy và B gây thiệt hại; - A biết B không có giấy phép lái xe nhưng A vẫn cho B mượn và B gây thiệt hại; - A không biết B không có giấy phép lái xe vì thế A cho B mượn xe và B gây thiệt hại; - A cho B 16 tuổi mượn xe máy và B gây thiệt hại; - A cho B đã thành niên có giấy phép lái xe mượn xe máy, B gửi xe vào bãi xe công cộng và xe A phát nổ gây thiệt hại cho người khác; - A để xe máy ở ven đường, chìa khóa vẫn nằm trên ổ điện, B đi qua thấy vậy leo lên xe máy của A khởi động máy và xe máy lao vào một người đi đường gây thiệt hại; - A đưa xe cho B nhưng không nói rõ phanh tay của xe không sử dụng được, B là người có thói quen sử dụng phanh tay. Do đó khi gặp sự kiện bất ngờ, B bóp phanh tay nhưng không sử dụng được và xe dãdaam vào người đi ngược chiều gây thiệt hại. 32. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường từ trường trên các đường điện 500 KV và 220 KV gây thiệt hại về sức khỏe cho nhưng người dân sống gần khu vực đường điện. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi; 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi; 3. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi; 4. Xe A nổ do lửa cháy từ nhà bên cạnh. Chủ nhà bị cháy phải bồi thường; 5. Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chưở ưhux cây không phải bồi thường; 6. A có cây ăn quả lớn, C là con hàng xóm sang nhà A leo lên hái trộm quả, A quát Cxuoongs C giật mình ngã. Aphair bồi thường cho C; 7. M đổ rác thải xây dựng ra đường, N là người lưu hành trên đường, do rác thải của M chắn hết đường, M buộc phải lái xe sang bên chiều đường ngược lại và đã đụng xe với P đi ngược chiều. M phải chịu trách nhiệm bồi thường; 8. Cá sấu là nguồn nguy hiểm cao độ; 9. Đại bàng, diều hâu là nguồn nguy hiểm cao độ; 10. Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ; 11. Công trình đang xây dựng là nguồn nguy hiểm cao độ; 32 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 12. Xe đạp điện là nguồn nguy hiểm cao độ; 13. Điện lưới là nguồn nguy hiểm cao độ; 14. Dược liệu ở dạng thảo mộc có chưa độc tố mà gây thiệt hại thì không được xác định trường hợp cây cối gây thiệt hại; 15. Gây thiệt hại do ô nhiễcm môi trường bao gồm cả gây thiệt hại do hành vi con người và do tài sản gây ra; 16. Do A không làm chủ tốc độ dẫn tới gây thiệt hại, đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; 17. A đang lái xe bị hạt cát bay vào mắt dẫn tới không thể điều khiển xe và gây thiệt hại. A không phải chịu trách nhiệm; 18. A lái xe ô tô đâm vào hai người đi xe máy ngược chiều làm cả hai người chết. Một người đội mũ bảo hiểm, một người không đội mũ bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự của A đối với hai người này là như nhau; 19. Do sét đánh dây điện đứt làm chết người đang gặt lúa dưới đồng. Không phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này; 20. Người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy gây thiệt hại thì chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường; 21. A mua sữa, uống sữa và bị ngộ độc. A phải kiện nhà sản xuất để được bồi thường; 22. A mua sữa ở đại lý về làm sữa chua bán lại cho khách hàng. khánh hàng dùng sữa chua của A bị ngộ độc. A chỉ phải bồi thường nếu sữa mà A mua từ đại lý đạt chất lượng tốt; 23. A bị nhiễm vi rút H5N1 do nguồn bệnh từ các trang trại nuôi gia cầm cạnh nhà A. Trường hợp này A bị thiệt hại do các trang trại gây ô nhiễm môi trường; 24. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người dưới 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường; 25. Nhà đang xây dựng bị sụp đổ gây thiệt hại thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm; 26. Công ty cây xanh thành phố đang tỉa cành của các cây lớn, nhân viên của công ty đã treo biển thông báo không lưu hành trên đườngtrong thời gian chặt cành, nhưng X vẫn đi vào và đãbij cành cây rơi vào người thiệt hại về sức khỏe. Trường hợp này công ty cây xanh không phải bồi thường; 27. Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi cả hai con đã quần nát ruộng lúa của nhà C. B phải bồi thường thiệt hại; 28. Nhà máy hóa chất đưa nuớc thải ra sông tự nhiên gây ô nhiễm. Nhà nước là người có quyền yêu cầu bồi thường; 33 Trách nhiệm bồi thường thiệ hại ngoài hợp đồng 29. A bị dị ứng với nước hoa. Trong phòng làm việc kín, chạy máy lạnh cô B sức nước hoa rất mạnh. A bị dị ứng nặng. B phải bồi thường do gây ô nhiễm môi trường; 30. Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X. P không phải bồi thường ----------------------------------------------------- 34 [...]... nhiệm bồi thường thi t hại ngoài hợp đồng; 6 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thi t hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thi t hại theo hợp đồng; 7 Phân biệt giữa hành vi gây thi t hại và hành vi gây thi t hại trái pháp luật; 8 Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thi t hại có lỗi cố ý với người gây thi t hại có lỗi vô ý; 9 Phân loại thi t hại và ý nghĩa của việc phân loại thi t hại; ... bồi thường thi hại ngoài hợp đồng 16 Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thi t hại trái pháp luật với thi t hại; 17 Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thi t hại trong bồi thường thi t hại ngoài hợp đồng; 18 Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thi t hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thi t hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thi t hại; 19 Xác định các trường hợp. .. bồi thường thi t hại; 24 Trách nhiệm bồi thường thi hại ngoài hợp đồng 2 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; 3 Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thi t hại nhẹ hơn người gây thi t hại có lỗi cố ý; 4 Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thi t hại ngoài hợp. .. bị thi t hại; 21 Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thi t hại ngoài hợp đồng; 22 Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thi t hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thi t hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên; 25 Trách nhiệm bồi thường thi hại ngoài hợp đồng 23 Các bên trong bồi thường thi t hại ngoài hợp đồng. .. các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thi t hại ngoài hợp đồng 2 KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1 Thi t hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thi t hại; 2 Người gây thi t hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thi t hại phần vượt quá; 3 Người gây thi t hại trong tình thế cấp thi t thì không phải bồi thường; 4... Nếu được người bị thi t hại đồng ý, bên gây thi t hại không phải bồi thường thi t hại; 25 Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thi t hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; 26 Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thi t hại; 27 Không có thi t hại thì không có bồi thường thi t hại; 28 Người có... bồi thường thi t ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thi t hại trái pháp luật; 35 Thi t hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường; 36 Người có hành vi trực tiếp gây thi t hại mới phải bồi thường; 37 Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thi t hại còn hay mất; 38 Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thi t hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị... đồng; 5 Trách nhiệm bồi thường thi t haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 6 Chứng minh lỗi của người gây thi t hại là nghĩa vụ của bên bị thi t hại; 7 Chứng minh thi t hại là nghĩa vụ của người gây thi t hại; 8 Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thi t hại; 9 Thời hiệu khởi kiện bồi. .. gây thi t hại cho E; 13 Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thi t hại là người của pháp nhân gây thi t hại; 14 Chánh án gây thi t hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thi t hại; 15 Sinh viên gây thi t hại là người của pháp nhân gây thi t hại; 16 Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thi t hại là cán bộ, công chức gây thi t hại; 17 Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thi t hại. .. người cùng gây thi t hại và thi t hại do hành vi của nhiều người; 10 Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thi t hại; 11 Nguyên tắc bồi thường thi t hại do nhiều người cùng gây thi t hại; 13 Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thi t hại có lỗi; 14 Nguyên tắc bồi thường thi t hại do oan sai trong tố tụng hình sự; 15 So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn ... nhiệm bồi thường thi t hại nhẹ người gây thi t hại có lỗi cố ý; Trách nhiêm dân hợp đồng trách nhiệm bồi thường thi t hại hợp đồng; Trách nhiệm bồi thường thi t haị hợp đồng trách nhiệm dân hợp đồng; ... nhiệm bồi thường thi hại hợp đồng 16 Phân tích quan hệ nhân hành vi gây thi t hại trái pháp luật với thi t hại; 17 Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thi t hại bồi thường thi t hại hợp. .. dân hợp đồng với trách nhiệm hành chính; Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thi t hại hợp đồng; Phân biệt trách nhiệm bồi thường thi t hại hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thi t hại

Ngày đăng: 02/10/2015, 01:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ‘KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT

    • cơ sở pháp lý.

    • Câu 3

    • Ông B thuê ông A vận chuyển tài sản, theo đó A sẽ vận chuyển cho B một lượng hàng thực phẩm chứa trong 01 tàu chở hàng từ cảng X đến cảng Y trước ngày 24/12/2013. Các bên thống nhất thỏa thuận là: “A có nghĩa vụ bảo quản hàng trên đường vận chuyển, nếu xảy ra hư hỏng thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, trên đường A chở hàng thì gặp cơn bão lớn. Dù gắng chống chọi bằng mọi cách với cơn bão nhưng sau đó gần 70% số hàng trên tàu bị hư hỏng. Ông B đã yêu cầu ông A bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng. Ông A không đồng ý bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi gây ra số hàng hóa hư hỏng đó. Giữa A và B có tranh chấp.

    • Đáp án mẫu:

      • Câu 1 (4 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn, Nêu

      • Câu 2 (3 điểm):

      • Câu 3 (3 điểm)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan