Câu 5: Người gây thiệt hại cho người khác về sức khoẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại những chi phí gì?Trả lời:Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người đó những chi phí sau: Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Câu 6. Vừa qua, tôi có đọc một số bài báo viết về việc xét xử các vụ án dân sự, trong đó báo có đề cập đến việc tòa án xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại. Tôi xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Trả lời: Việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể là: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Hiện nay, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 1182005NĐCP ngày 1592005 của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, theo đó từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồngtháng. Như vậy, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần nếu các bên không thỏa thuận được là không quá 21.000.000 đồng (hai mốt triệu đồng).Câu 7. Vừa qua, tôi có dự phiên tòa xét xử lưu động tổ chức tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường. Khi tuyên án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã đọc bản án, trong đó có phần liên quan đến bồi thường thiệt hại của cá nhân do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.Tôi xin hỏi thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm những loại thiệt hại nào ? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu ?Trả lời: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Câu 8. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như thế nào ?Trả lời: Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể là: Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:+ Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;+ Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.Câu 9. Một người có hành vi chống trả người đang xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại được pháp luật hình sự và pháp luật dân sự quy định như thế nào?Trả lời:Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người, do phải chống trả một người khác đang có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại. Đây là những trường hợp phòng vệ tuỳ theo sự tương xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm hịa để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng.Trong luật hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Người có hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương pháp gây ra thiệt hại là quá mức cần thiết cho người xâm hại, trong khi không cần thiết phải gây thiệt hại như vậy. Trong luật dân sự, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng được xác định dựa trên yếu tố phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.Câu 10. T do uống rượu say xỉn, không tự chủ được hành vi đã quậy phá làm vỡ nhiều đồ đạc có giá trị của anh H. Khi T tỉnh rượu, anh H yêu cầu T phải bồi thường. T không chịu vì cho rằng, do say chứ T không cố ý phá phách, gây thiệt hại cho anh H. Xin hỏi, trong trường hợp này T có phải bồi thường cho anh H không ? Trả lời:Mặc dù không cố ý nhưng hành vi của T quậy phá, gây ra thiệt hại cho anh H là hành vi vi phạm pháp luật và T phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường thiệt hại cho anh H( người bị thiệt hại). Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp do dùng chất kích thích gây ra được quy định tại Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2005 như sau: Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Do vậy, T phải bồi thường thiệt hại cho anh H. Câu 11. N và nhóm bạn của mình rủ nhau ra sông thi bơi, lặn đã vô ý làm tấm lưới quây cá nhà bà T bị hở, do đó một số cá nhà bà T nuôi đã bơi ra ngoài. Vậy Bộ luật dân sự quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này như thế nào?Trả lời: Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từ
Trang 1I Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Được quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự, cụ thể:
“1 Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2 Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường
cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xây dựng trên nguyên tắc người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường Khi một người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản … của cá nhân hoặc pháp nhân thì phải có trách nhiệm bồi thường Có hai trường hợp là cố ý gây thiệt hại và vô ý gây thiệt hại:
- Cố ý gây thiệt hại là một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra Ví dụ: Một người thực hiện hành vi giết người với lỗi cố ý Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi giết người đã nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho tính mạng của người khác nhưng vẫn thực hiện.
- Còn vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn chặn được.Ví dụ: Một người uống rượu khi tham gia giao thông (lái xe ô tô) gây tai nạn để lại thương tích cho người khác Trong trường hợp này, người
Trang 2tham gia giao thông có thể biết trước hành vi uống rượu có khả năng gây ta tai nạn nhưng tự tin sẽ không gây ra tai nạn làm thiệt hại lợi ích của người khác.
Như vậy, lỗi là điều kiện đầu tiên phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Phải có thiệt hại xảy ra gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất tinh thần;
- Phải có hành vi trái pháp luật: là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động trái với các quy định của pháp luật;
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi mà pháp luật quy định vẫn phải bồi thường là trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải có trách nhiệm bồi thường Với quy định này pháp luật đã dự liệu các trường hợp gây ra thiệt hại dù không có lỗi vẫn phải bồi thường nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
bị thiệt hại.
2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại hại
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên
có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác”.
Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
Trang 3thường, phương thức bồi thường Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước
cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực
tế Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội.
3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân.
Xác định năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là một vấn đề quan trọng trong xác định đúng trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại Căn
cứ vào độ tuổi, tình trạng tài sản, và khả năng bồi thường thiệt hại của cá nhân, Điều
606 Bộ luật Dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường;
- Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi
Trang 4thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự.
- Người từ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hội không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Việc quy định người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã dựa trên nguyên tắc quy định rằng các chủ thể này phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi Bởi người dưới mười lăm tuổi thì trình độ nhận thức và khả năng điều khiển hành vi còn nhiều hạn chế nên cha, mẹ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do con mình đã gây ra trừ trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu.
4 Xác định thiệt hại
Tại Mục 2 Chương XXI Bộ luật Dân sự quy định có các loại thiệt hại sau:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Thông thường, khi tài sản bị xâm phạm, việc xác định thiệt hại thường dễ dàng hơn bởi vì sự thiệt hại về tài sản thì luôn luôn được định giá một cách cụ thể, hơn nữa thiệt hại về tài sản phần lớn là sự mất mát, hư hỏng, hoặc tài sản bị hủy hoại nên thường có số liệu cụ thể.
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Tuy nhiên
có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét
xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc
Trang 5mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
II Bất cập và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1 Nguyên tắc bồi thường
Các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về cơ bản đã tương đối đầy đủ Tuy nhiên quy định về giảm mức bồi thường tại Khoản 2 Điều 605:
“Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình” và Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn rất chung chung, chưa cụ thể hóa số tiền được giảm là bao nhiêu, điều này có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật mỗi nơi một khác, không có sự thống nhất Do đó, cần hoàn thiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bằng cách quy định số tiền được giảm bồi thường tối đa là bao nhiêu?
2 Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 607 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.”
Quy định thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm không quá dài cũng không quá ngắn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại Tuy nhiên, quy định về thời hiệu khởi kiện như trên sẽ không đảm bảo nguyên tắc bồi thường “toàn bộ và kịp thời” trong một số trường hợp đặc biệt khi hậu quả của hành vi xâm phạm không phải hai năm mới biểu hiện hết ra được Ví dụ: Công ty
Trang 6sản xuất bột ngọt VEDDAN xả thải ra môi trường từ những năm 1994 – 1995 gây hậu quả ô nhiễm nặng nề cho nguồn nước, nguồn đất nhưng phải đến hơn mười năm sau (năm 2006) Bộ Tài nguyên môi trường mới phát hiện ra những hậu quả nặng nề do công ty gây ra Như vậy, thời điểm gây thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian cụ thể nhưng những biểu hiện của thiệt hại phải rất lâu sau mới được phát hiện.
Để khắc phục những bất cập về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần bổ sung thêm những trường hợp đặc thù mà thời hiệu khởi kiện có thể kéo dài hơn theo từng trường hợp cụ thể Do đó, Điều 607 nên bổ sung như sau:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật quy định khác.”
3 Thời hạn hưởng bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại
Theo quy định tại Điều 612 BLDS, thời hạn hưởng bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được xác định:
1 Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.
2 Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này
có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết
và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Tuy nhiên, căn cứ vào những quy định tại các Điều 609, Điều 612 BLDS và căn cứ vào tiểu mục 1 của Mục II trong Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì còn nhiều vấn đề cần được bàn luận, đề nhằm mục đích hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng nói riêng.
Trang 7- Thứ nhất, pháp luật còn chưa dự liệu trong trường hợp người bị gây thiệt hại về sức khỏe mất hoàn toàn khả năng lao động có nghĩa vụ nuôi dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc cha mẹ già yếu thì quyền và lợi ích của những người này sẽ được giải quyết như thế nào?
- Thứ hai, quy định về thời hạn hưởng bồi thường cho người mất hoàn toàn khả năng lao động và tiền trợ cấp “cho đến khi chết” theo Khoản 2 Điều 612 còn chưa có tính khả thi Quy định như trên là chưa tính đến khả năng thực tế của người gây thiệt hại.
Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại cần bổ sung trách nhiệm bồi thường đối với những người mà người mất hoàn toàn khả năng lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và thời hạn hưởng bồi thường nên giới hạn một khoảng thời gian nhất định Như vậy mới đảm bảo tính khả thi của pháp luật và cũng đảm bảo được khả năng bồi thường của người gây thiệt hại.
4 Xác định thiệt hại
- Thứ nhất là xác định tổn thất về tinh thần thường không có cơ sở, các tòa
án thường dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết khác nhau Tổn thất tinh thần là khái niệm trìu tượng vì vậy cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể.
- Thứ hai: Việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn bất cập Theo quy định của BLDS 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì khoản chi phí mai táng phí được liệt kê cụ thể và Tòa án khi xét xử có thể dựa vào đó để xác định Tuy nhiên, nếu dựa vào các chi phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như tiền mua
áo quan, hoa lễ, khăn xô, thì cũng cần phải thấy rằng giá cả của các loại đồ tang lễ này trên thị trường sẽ khác nhau Do vậy, cần phải xác định cụ thể mức tổi thiểu và mức tối đa của các khoản tiền này.
- Thứ ba là việc xác định khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người
bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng không có căn cứ cụ thể nên khi áp dụng pháp luật
có sự không thống nhất Thông thường, để đưa ra mức cấp dưỡng này, Tòa án thường dựa vào hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng như mức thu nhập bình quân để quyết định Một số trường hợp, khi xét xử Hội đồng xét xử lại dựa vào mức lương tối thiểu để xác định mức cấp dưỡng, có trường hợp thì lại xác định mức cụ thể Để
Trang 8pháp luật được áp dụng thống nhất cần cụ thể hóa khoản tiền cấp dưỡng hoặc đưa
ra các căn cứ để xác định khoản tiền bồi thường này./.
Trang 9BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
Nguyễn Tất Viễn - Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Phạm Thị Hòa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
BIÊN SOẠN:
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Câu 1: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luậtdân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chiphí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất,
bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý đểngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhânphẩm, uy tín bị xâm hại
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc
người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị
thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân".
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồithường thiệt hại Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồithường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai
Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyềntuyệt đối của mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó củachủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó
Trang 10Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâmphạm Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự,hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư
- Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi Xét về hình thức lỗi
là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay
vô ý
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng
để mặc cho thiệt hại xảy ra
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình cókhả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặnđược
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung Con người phải chịu trách nhiệm khi
họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Bởi vậy, nhữngngười không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗitrong việc thực hiện các hành vi đó
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặcthiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái
pháp luật là nguyên tắc của thiệt hại xảy ra Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: "Người nào xâm phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường" Ở
đây chúng ta có thể thấy hành vi đó
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệthại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánhgiá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện Từ đó mới
có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm củangười gây thiệt hại
Trang 11Câu 2: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự được giải quyết trên những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận vềmức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một côngviệc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gâythiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặcngười gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khácthay đổi mức bồi thường
Câu 3: Năng lực bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời:
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan
nhà nước Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người khác có "khả năng" bồi thường
và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thểkhông do chính họ thực hiện Bộ luật Dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606 Bộ luật Dân sự) mà không quy định về năng lực
bồi thường của các chủ thể khác Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia
vào quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả
năng bồi thường của cá nhân cụ thể như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường;
- Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường màcon chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự
Người từ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằngtài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phầncòn thiếu bằng tài sản của mình;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà cóngười giám hộ thì người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được
Trang 12giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hội không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám
hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản củamình để bồi thường
Câu 4 A làm nghề lái xe ôm Một hôm, A cho B là người hàng xóm mượn xe
để về quê, từ quê lên, do uống rược say nên B đã lao xe vào gốc cây bên đường khiến
xe bị hư hỏng rất nặng Xe hỏng khiến A không thể chở khách được, thu nhập của A
bị giảm sút Vậy khi A có yêu cầu thì B có phải bồi thường thiệt hại cho A không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì B phải bồi thường thiệt hại cho A vì Bmượn tài sản của A, gây hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc khai thác lợi ích từ tài sản đó của
A, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của gia đình A Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thoảthuận trên cơ sở chi phí sửa chữa chiếc xe
Câu 5: Người gây thiệt hại cho người khác về sức khoẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại những chi phí gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây
thiệt hại cho sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người
đó những chi phí sau:
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bịmất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tếcủa người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhậptrung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệthại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
Trang 13thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bịthiệt hại.
- Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy địnhtại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đógánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khôngthoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quyđịnh
Câu 6 Vừa qua, tôi có đọc một số bài báo viết về việc xét xử các vụ án dân sự,
trong đó báo có đề cập đến việc tòa án xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm hại
Tôi xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?
Trả lời:
Việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005 Cụ thể là:
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khichết;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy địnhnêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thíchthuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người
mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệthại được hưởng khoản tiền này Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoảthuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu
Trang 14đắp tổn thất về tinh thần nếu các bên không thỏa thuận được là không quá 21.000.000 đồng(hai mốt triệu đồng).
Câu 7 Vừa qua, tôi có dự phiên tòa xét xử lưu động tổ chức tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường Khi tuyên án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã đọc bản án, trong đó
có phần liên quan đến bồi thường thiệt hại của cá nhân do danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm.
Tôi xin hỏi thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm những loại thiệt hại nào ? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu ?
Trả lời:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 611 Bộ
luật Dân sự năm 2005 như sau
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh
dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệthại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đógánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khôngthoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Câu 8 Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như thế nào ?
Trả lời:
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được quy
định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể là:
- Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bịthiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết
- Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụcấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
+ Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống
Trang 15sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợpngười từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập
Trả lời:
Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người, do phải chống trả một người khác đang
có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mìnhhoặc của người khác mà gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại Đây là những trườnghợp phòng vệ- tuỳ theo sự tương xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra
cho người có hành vi xâm hịa để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vượt quá
giới hạn chính đáng.
Trong luật hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của
nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trảlại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Người có
hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là
quá mức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự Hành vi chốngtrả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi xâm hại Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguyhiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương phápgây ra thiệt hại là quá mức cần thiết cho người xâm hại, trong khi không cần thiết phải gâythiệt hại như vậy
Trong luật dân sự, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng được xác định dựa trên yếu tố
"phòng vệ chính đáng" hay "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" Theo quy định tại
Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại
Câu 10 T do uống rượu say xỉn, không tự chủ được hành vi đã quậy phá làm vỡ nhiều đồ đạc có giá trị của anh H Khi T tỉnh rượu, anh H yêu cầu T phải bồi thường.
Trang 16T không chịu vì cho rằng, do say chứ T không cố ý phá phách, gây thiệt hại cho anh H Xin hỏi, trong trường hợp này T có phải bồi thường cho anh H không ?
Trả lời:
Mặc dù không cố ý nhưng hành vi của T quậy phá, gây ra thiệt hại cho anh H là hành
vi vi phạm pháp luật và T phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường thiệt hại cho anh H( người
bị thiệt hại)
Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp do dùng chất kích thích gây ra được quy
định tại Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2005 như sau: Người do uống rượu hoặc do dùng chất
kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi củamình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường
Do vậy, T phải bồi thường thiệt hại cho anh H
Câu 11 N và nhóm bạn của mình rủ nhau ra sông thi bơi, lặn đã vô ý làm tấm lưới quây cá nhà bà T bị hở, do đó một số cá nhà bà T nuôi đã bơi ra ngoài Vậy Bộ luật dân sự quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này như thế nào?
Trả lời:
Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: trong trường hợp nhiều người cùng gâythiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồithường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗingười; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằngnhau
Như vậy, N và nhóm bạn của mình đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Ttương ứng với mức độ lỗi của mỗi người Nếu không xác định được mức độ lỗi của mỗingười thì từng người phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau
Câu 12 Do ông B quên không đóng cửa vườn dưa nên con bò nhà anh D đã vào vườn và làm hư hại một phần vườn dưa nhà ông B Ông B yêu cầu anh D phải bồi thường thiệt hại do con bò gây ra, nhưng anh D không đồng ý vì cho rằng do lỗi của ông B không đóng cửa vườn Trong trường hợp này, việc bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi thì khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệthại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của
Trang 17mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hạikhông phải bồi thường.
Trong trường hợp trên, ông B tuy là người bị thiệt hại nhưng thiệt hại đó một phần dolỗi của ông vì ông quên không đóng cửa vườn, nên ông phải chịu một phần trách nhiệm đốivới thiệt hại xảy ra Còn anh D cũng có lỗi do đã không trông coi bò để bò phá vườn dưa, anhcũng phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra và phải bồi thường phần thiệt hại tươngứng với mức độ lỗi của mình
Câu 13 Trường hợp người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao gây thiệt hại cho người khác thì pháp nhân hay người gây thiệt hại phải bồi thường ?
Trả lời:
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tàisản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mìnhtham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Pháp nhân có thể là cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế
Theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005, trường hợp người của pháp
nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồithường thiệt hại cho người bị thiệt hại Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyềnyêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho mình một khoản tiền theo quyđịnh của pháp luật
Câu 14 Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công
vụ, gây thiệt hại cho người khác thì xử lý thế nào Ai là người phải bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.
Trang 18Khoản 5, Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm
2003 quy định:
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụgây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ
chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào các quy định trên khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luậttrong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ,công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hànhcông vụ Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công
vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ
quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật
Câu 15 Cơ quan điều tra huyện A đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can M về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 và ra lệnh tạm giam M để điều tra Lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện A phê chuẩn Nhưng sau qua trình điều tra, Viện kiểm sát nhân dân huyện A ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giam vì M không thực hiện hành vi phạm tội M có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại Hỏi trường hợp của M có được bồi thường thiệt hại không ? Nếu
có thì cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường ?