1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý thiết bị bằng mã vạch

70 795 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

... : Quản Lý Thiết Bị Bằng Mã Vạch a Lãnh đạo : xem thông tin thiết bị, báo cáo b.Cán quản lý tài sản : - Quản lý danh mục hệ thống: Thông tin thiết bị, phụ kiện, môn , đơn vị sử dụng,… - Quản lý. .. Cần Thơ MSMV Mã Số Mã Vạch QLTB Quản lý thiết bị NDTT Ngƣời dùng trực tiếp KT Kế toán GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe SVTH:Nguyễn Thanh lam Luận văn tốt nghiệp : Quản Lý Thiết Bị Bằng Mã Vạch TÓM TẮT... văn tốt nghiệp : Quản Lý Thiết Bị Bằng Mã Vạch II.1.3 Mã Vạch a Khái niệm Mã số mã vạch công nghệ nhận dạng thu thập liệu tự động dựa nguyên tắc: đặt cho đối tƣợng cần quản lý dãy số (hoặc dãy

Trang 1

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ THIẾT BỊ BẰNG MÃ VẠCH

BÁO CÁO LUẬN VĂN

GVHD: TS.Nguyễn Thái Nghe MACB: 001352

SVTH: Nguyễn Thanh Lam MSSV: C1200422

Lớp: DI1295L1

Tháng 12 năm 2014 KHOA CNTT & TT

Trang 2

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 2 SVTH:Nguyễn Thanh lam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 5

TÓM TẮT 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 7

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 7

I.2 MỤC TIÊU 7

I.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI : 7

I.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 8

I.6 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 9

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10

II.1 KHÁI NIỆM : 10

II.1.1 Ngôn ngữ lập trình C# 10

II.1.2Linq 11

II.1.3 Mã Vạch 13

II.1.4 Barocde Image Generation Library 21

II.1.5Metro Framework 23

II.1.6 SQL server 23

II.1.7 T-SQL 24

II.1.8 ADO.NET 25

II.2 MÔ HÌNH NHIỀU TẦNG 26

II3 KẾT QUẢ VẬN DỤNG 27

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

III.1 MÔ TẢ HỆ THỐNG 28

III.1.1 Quy trình 29

III.1.2 Một số biểu mẫu 31

III.1.3 Mô tả quyền người dùng 31

III.1.4 Môi trường vận hành 32

III.1.5 Các ràng buộc về thực thi và thiết kế 32

III.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH 33

III.2.1 Mô hình dữ liệu mức quan niệm(CDM) 33

III.2.2 Mô hình dữ liệu mức logic(LDM) 34

III.2.3 Lưu đồ dòng dữ liệu (DFD) 35

Trang 3

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 3 SVTH:Nguyễn Thanh lam

III.3 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 42

III.3.1 Sơ đồ chức năng 42

III.4 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 45

III.4.1 Chức năng chương trình dành cho bộ phận quản lý tài sản 46

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 58

IV.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 58

IV.1.1 Về chương trình 58

IV.1.2 Người thực hiện 58

IV.3 Khả năng ứng dụng 58

IV.2 HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN 58

IV.1.1 Hạn chế 58

IV.1.2 Khó khăn 58

IV.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 59

PHỤ LỤC 1:MÔ HÌNH DỮ LIỆU VẬT LÝ (PDM) 60

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BIỂU MẪU DÙNG TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 4

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 4 SVTH:Nguyễn Thanh lam

LỜI CẢM ƠN

Gần 4 năm học tập tại trường ĐHCT, được sự truyền đạt tận tình của thầy cô cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, hôm nay em đã hoàn thành được đề tài luận văn hệ thống thông tin

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Nguyễn Thái Nghe -

giảng viên Khoa Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông, Bộ môn Hệ Thống Thông Tin, Trường Đại học Cần Thơ, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn này

Em xin gửi lời cảm ơn tới hội đồng phản biện là TS.Phạm Thị Xuân Lộc , Ths.Nguyễn Thanh Hải đã nhận lời phản biện cũng như đóng góp ý kiến cho đề tài của em và cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Công Nghệ Thông Tin

& Truyền Thông, TrườngĐại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý

báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành bài luận văn này nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để cho luận văn này hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt

Cần Thơ, tháng 12 năm 2014

Trang 5

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 5 SVTH:Nguyễn Thanh lam

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 6 SVTH:Nguyễn Thanh lam

TÓM TẮT

Trong vài năm gần đây với xu thế phát triển của Công nghệ thông tin việc quản lý sổ sách, thiết bị , văn bản ngày càng được thực hiện đơn giản và nhanh chóng.Hiện tại việc quản lý thiết bị trong trường học còn nhiều hạn chế, vì vậy để giúp cho việc quản lý thiết bị và tài sản trong trường học trở nên đơn giản và nhanh chóng là hết sức cần thiết Với mục tiêu trên , đề tài xây dựng “Hệ thống quản lý thiết bị bằng mã vạch” được thực hiện Khi mà hệ thống đưa vào sử dụng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của trường, góp phần giảm nhẹ công việc quản lý thiết bị của đội ngũ cán bộ quản lý và đem lai sự thuận lợi cho kế toán và người trực tiếp sử dụng thiết bị

Hệ thống có ba chức năng chính cho: Cán bộ quản lý, Kế toán, Người sử dụng trực tiếp thiết bị Trong đó chức năng cho cán bộ quản lý sẽ làm đơn giản các thao tác giúp cho việc quản lý nhẹ nhàng hơn Chức năng cho người dung kế toán giúp cán bộ Kế toán nhẹ nhàng và chính xác trong kiểm kê và quản lý tăng giảm tài sản Về chức năng của người dung trực tiếp giúp quản lý nhanh gọn trong việc đề nghị , yêu cầu với cán bộ quản lý Hệ thống đáp ứng đa phần các yêu cấu thiết yếu trong quản lý tài sản thiết bị trong các khâu : thanh lý, dịch chuyển tài sản, thống kê, báo cáo Hệ thống được xây dựng trên nền ứng dụng (application) với ngôn ngữ C#,

hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, ứng dụng component Metro Framework, và

sự hỗ trợ của một số thư viện LINQ, Barcode Image Generation Library, T-SQL, ADO.NET

Trang 7

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 7 SVTH:Nguyễn Thanh lam

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế hội nhập, các hàngrào bảo vệ cho các trường đại học trong nước sẽ dần được dỡ bỏ, các trường Đại học Việt Nam phải đối mặt với khuynh hướng cạnh tranh toàn cầu , cạnh tranh với các trường đại học lớn trên chính thị trường quốc nội Trong bối cảnh đó các trường đại học trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nâng cao trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh, tìm mọi cách để phát huy tối đa tiềm năng của mình nhằm đạt hiệu quả cao trong đào tạo Do đó việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý nhằm giảm tối đa chi phí cũng như nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời

kì hội nhập quốc tế

Đại Học Cần Thơ (DHCT) cũng không nằm ngoài xu thế đó cũng phải tự hoàn thiện về mọi mặt Trong đó mặt quản lý được Lãnh đạo rất chú trọng về con người và công cụ quản lý Trong DHCT hiện nay đã sử dụng một số phần mềm ứng dụng(quản lý đào tạo, kế toán,…) hiệu quả đạt được khi ứng dụng các phần mềm này rất cao

Nhu cầu sử dụng một HTTT quản lý thiết bị của Đại Học Cần Thơ là rất cần thiết và cấp bách hiện nay

I.2 MỤC TIÊU

Xây dựng một HTTT quản lý thiết bị có áp dụng mã vạch để quản lý thiết bị cho trường Đại Học Cần Thơ Hệ thống sẽ hỗ trợ về điều chuyển, thanh lý, kiểm kê, báo cáo, thống kê cho cán bộ quản lý Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị của các cán bộ quản lý, kế toán, người trực tiếp sử dụng

I.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI :

I.3.1 Về mặt triển khai sử dụng :

Đối tượng sử dụng phần mềm là các lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý thiết bị, kế toán và người dùng trực tiếp thiết bị trong trường Đại Học Cần Thơ

Phạm vi về mặt không gian triển khai của hệ thống: Khoa Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông trường Đại Học Cần Thơ

I.3.2 Về chức năng

Trang 8

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 8 SVTH:Nguyễn Thanh lam

a Lãnh đạo : xem thông tin thiết bị, báo cáo

- Quản lý kiểm kê , tính hao mòn tài sản

- Thực hiện thống kê, báo cáo

d Người dùng trực tiếp : quản lý tài sản ở đơn vị , gửi các yêu cầu báo cáo về tình trạng tài

e.Admin : Quản lý đăng nhập, backup, restore hệ thống

I.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Trang 9

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 9 SVTH:Nguyễn Thanh lam

I.6 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Trang 10

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 10 SVTH:Nguyễn Thanh lam

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

II.1 KHÁI NIỆM :

II.1.1 Ngôn ngữ lập trình C#

C# là một ngôn ngữ lập trình ứng dụng, ngôn ngữ biên dịch, ngôn ngữ đa năng được phát triển bởi hãng Microsoft, là một phần khởi đầu cho kế hoạch NET Microsoft phát triển C# dựa trên C, C++ và Java C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java…

Ngôn ngữ lập trình C# được đánh giá là dễ học và kết hợp được nhiều ưu điểm của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java và C++ Do đó ngôn ngữ C# đựơc sử dụng rộng rãi nhất C# có thể được viết với bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào như Notepad của Windows, và sau đó biên dịch với trình biên dịch dòng lệnh của C#, csc.exe luôn đi kèm với Net framework Do đó mà ngày nay, C# được rất nhiều các coder trên thế giới ưu chuộng và tìm hiều

Để giúp các bạn bước đầu tìm hiểu C# được dễ dàng, mình xin giới thiệu khóa học C# tại Stanford - Dạy kinh nghiệm lập trình Khóa học C# bên mình chia thành 3 hình thức cụ thể:

- C# for Base: Dành cho các học viên chưa có kiến thức hoặc chưa nắm chắc kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C#.NET

- C# for Developer: Dành cho các học viên đã nắm chắc kiến thức cơ bản muốn được học kinh nghiệm thực tế về phát triển phần mềm để

có thể join vào dự án phần mềm hoặc tự phát triển phần mềm phục vụ cho công việc hiện tại

- C# for Advanced: Dành cho những người nắm chắc ngôn ngữ lập trình C# và đã phát triển được các ứng dụng phần mềm, muốn chuyên sâu hơn về lập trình, sử dụng các công cụ thiết kế bên thứ ba, sử dụng các công cụ sinh mã nhanh

Thí dụ kinh điển Hello World

Dưới đây là một chương trình C# rất đơn giản, với thí dụ "Hello World" kinh điển:

2

3 {

4

Trang 11

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 11 SVTH:Nguyễn Thanh lam

public class ExampleClass

Đây là định nghĩa lớp.public, nghĩa là các đối tượng trong project khác có

thể tự do sử dụng lớp này Tất cả thông tin trong dấu ngoặc móc mô tả về lớp này

public static void Main()

Đây là điểm vào của chương trình Nó có thể được gọi từ đoạn code khác với

cú pháp ExampleClass.Main() (The public static void portion is a subject for a slightly more advanced discussion.)

System.Console.WriteLine("Hello world!");

II.1.2Linq

Để giảm gánh nặng thao tác trên nhiều ngôn ngữ khác nhau và cải thiện năng suất lập trình, Microsoft đã phát triển giải pháp tích hợp dữ liệu cho NET

Framework có tên gọi là LINQ (Language Integrated Query), đây là thư viện mở

rộng cho các ngôn ngữ lập trình C# và Visual Basic.NET (có thể mở rộng cho các ngôn ngữ khác) cung cấp khả năng truy vấn trực tiếp dữ liệu Object, CSDL và XML

LINQ là một tập hợp các thành phần mở rộng cho phép viết các câu truy vấn

dữ liệu ngay trong một ngôn ngữ lập trình, như C# hoặc VB.NET Khi tạo một đối tượng LINQ thì Visual Studio sẽ tự động sinh ra các lớp có các thành phần tương

Trang 12

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 12 SVTH:Nguyễn Thanh lam

ứng với CSDL của chúng ta Khi muốn truy vấn, làm việc với CSDL ta chỉ việc gọi

và truy xuất các hàm, thủ tục tương ứng của LINQ mà không cần quan tâm đến các câu lệnh SQL thông thường

Tóm lại LINQ ra đời để giảm công sức cho những quá trình đơn giản và

“chung chung” trước đây

Điểm mạnh (chưa chắc về độ mạnh, nhưng hay) của LINQ là “viết truy vấn cho rất nhiều các đối tượng dữ liệu” Từ CSDL, XML Data Object … thậm chí là viết truy vấn cho một biến mảng đã tạo ra trước đó Vì vậy mới có các khái niệm LinQ to SQL, LinQ to XML, …

Tuy nhiên so với mô hình Entity (Entity Framework), LINQ có yếu điểm là chậm và thiếu nhất quán

LINQ có từ bản NET 3.5, vậy nên tối thiểu chương trình của bạn phải chạy trên nền tảng này

Visual Studio 2008, hoặc các phiên bản Express của nó là các bộ công cụ phát triển tiêu biểu cho ứng dụng dùng LINQ

Trang 13

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 13 SVTH:Nguyễn Thanh lam

II.1.3 Mã Vạch

a Khái niệm

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự

động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ

và số), sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được Trong quản

lý hàng hoá người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch (MSMV) của hàng hoá

MÃ VẠCH ĐƯỢC ỨNG DỤNG ĐỂ MÃ HOÁ NHỮNG GÌ?

Có thể mã hoá đủ loại thông tin thành mã vạch Ví dụ:

1 Số hiệu linh kiện (Part Numbers)

2 Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID

Numbers, ManufactureID Numbers)

3 Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)

4 Nơi trữ hàng hoá

5 Ngày nhận

6 Tên hay số hiệu khách hàng

7 Giá cả món hàng

8 Số hiệu lô hàng và số xê ri

9 Số hiệu đơn đặt gia công

Bảng dưới đây mô tả công dụng mã hoá của các loại mã vạch thông dụng:

Trang 14

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 14 SVTH:Nguyễn Thanh lam

Cần mã kiểm lỗi EAN

Code 128 Công nghiệp chế tạo

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC MÃ VẠCH?

Để in ra mã vạch, cần phải xác định mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:

Nếu muốn in mã vạch trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v… hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode

Nếu là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset)

Trang 15

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 15 SVTH:Nguyễn Thanh lam

Nếu muốn in mã vạch lên nhãn và dán lên sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng rất nhiều như trong các khu công nghiệp chẳng hạn thì nên dùng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp Công nghệ này bao gồm máy in nhãn chuyên nghiệp (Label Printer hay barcode printer) và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp Không nên dùng các phần mềm văn phòng và các máy in văn phòng để in các nhãn hàng hoá vì các nhãn hàng hoá đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn công nghiệp rất khắc khe mà chỉ có công nghệ in nhãn chuyên nghiệp mới đảm trách nỗi (Xem thêm Máy in nhãn và Ribbon nhiệt)

Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC MÃ VẠCH?

Để đọc được các ký hiệu mã vạch người ta dùng một loại thiết bị gọi là máy quét mã vạch (barcode scanner), thực chất chính là một loại đầu đọc quang học dùng chùm tia sáng hoặc tia laser Ngay trong máy barcode scanner đã có một phần mềm dưới dạng Firmware dùng để đọc đủ loại mã vạch

Khi nhìn vào một ký hiệu mã vạch trên 1 món hàng, có khi ta thấy 1 dãy số nằm ngay bên dưới ký hiệu mã vạch đó nhưng cũng có khi không có gì cả Dãy số này chính là mã số mà ký hiệu mã vạch đã mã hoá Vấn đề có mã số hay không có

mã số là do phần mềm in mã vạch tạo ra giúp cho con người có thể nhận dạng được bằng mắt thường, nó chỉ quan trọng đối với con người chứ không quan trọng đối với máy vì máy không hiểu được các con số này mà chỉ có thể đọc được chính bản thân các ký hiệu mã vạch Do đó, để máy quét có thể đọc được mã vạch tốt thì khi

in ra, ký hiệu mã vạch phải rõ ràng, không mất nét, các vạch phải thẳng đứng không biến dạng

Mã vạch sau khi quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu Tùy theo công nghệ đang dùng và tùy theo loại máy quét, máy đọc mà phần mềm giải mã có thể là 1 phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét

và có thể được hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Notepad, Wordpad, hay là 1 phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị hoặc do người sử dụng viết chương trình ứng dụng

Phân loại mã vạch : có hai loại chính là Barcode 1D và Các loại Barcode 2D

Barcode 1D :

Trang 16

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 16 SVTH:Nguyễn Thanh lam

UPC (Universal Product Code)

UPC là 1 lọai ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973 Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhằm gán

mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm Người ta sử dụng UPC như “giấy phép bằng số” cho các sản phẩm riêng lẽ

UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được

Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt

Nhìn ký hiệu UPC như hình bên ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số:

Ký số thứ 1: Ở đây là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc còn gọi là “Family code” Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau:

* 5 - Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa

* 4 - Dành cho người bán lẽ sử dụng

* 3 - Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế

* 2 - Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản

* 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất

Năm ký số thứ 2: Trong mẫu này, tượng trưng là 12345, ám chỉ mã người bán (Vendor Code), mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất (Manufacturer code) Ở Hoa kỳ, mã này được cấp bởi hiệp hội UCC (The Uniform Code Council)

và mã được cấp cho người bán hoặc nhà sản xuất là độc nhất Như vậy khi hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng mã UPC thì chỉ cần biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa

Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm

Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của toàn

bộ số UPC

Trang 17

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 17 SVTH:Nguyễn Thanh lam

UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp

Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ

EAN (European Article Number)

EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là

ký số “mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)

EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số

Theo ký hiệu EAN-13 như hình vẽ phía trên, có thể phân chia như sau:

* 893 - Mã quốc gia Việt Nam

* 123456789 -9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng

* 7 - Mã kiểm tra tính chính xác của tòan bộ số EAN

EAN có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering), thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49

Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm

Trang 18

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 18 SVTH:Nguyễn Thanh lam

của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp

Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi

là LOGMARS

INTERLEAVED 2 OF 5

2 of 5 là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khỏang không gian không lớn lắm

Interleaved 2of 5

Theo 2 mẫu trên, ta thấy rằng cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu barcode nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu

20 ký số vào trong Code 39

Các lọai Barcode thông dụng khác

Trang 19

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 19 SVTH:Nguyễn Thanh lam

Codabar Code 93

Code 128-A HIBC

Các loại Barcode 2D

Người dùng mã vạch ngày càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode)

vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống Ký hiệu 2 chiều nhằm vào ba ứng dụng chính:

Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các lọai

mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ

Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như là 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF - Portable Data File) Do đó khi sử dụng lọai mã 2D, có thể không cần đến CSDL bên trong máy vi tính

Quét tầm xa: Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khỏang cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m)

Các ký hiệu barcode 2D có thể được chia làm 2 loại:

1/ Loại mã xếp chồng (Stacked Codes): như Code 16K, Code 49, PDF-417

Code 16K PDF-417 Code 49 (Với 2 “chồng” lưu trữ được 14 ký số) (18 digits cho 1 kích thước rất nhỏ) (2

“chồng lưu được 15 digits)

Trang 20

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 20 SVTH:Nguyễn Thanh lam

2/ Loại mã ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode,Softstrip, Vericode,

Với Data Matrix như thế này đây, khi giải mã các bạn sẽ được một đoạn văn như sau:

” Cac ban co tin la toi co the viet 1 quyen truyen bang ma vach khong? ”

Giới thiệu về mã vạch code 128 :

- Code 128 là một mã vạch mật độ cao rất tượng trưng Nó được sử dụng cho mã vạch chữ hoặc số-chỉ Nó có thể mã hóa tất cả 128 ký tự ASCII và, bằng cách sử dụng một nhân vật mở rộng (FNC4), các ký

tự Latin-1 được định nghĩa trong ISO / IEC 8859-1

- GS1-128 (trước đây gọi là UCC / EAN-128) là một tập hợp con của Code 128 và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong ngành công nghiệp vận chuyển và đóng gói như là một mã nhận dạng sản phẩm cho các cấp container và pallet trong chuỗi cung ứng Các mã vạch trước đây được định nghĩa như là ISO / IEC 15417: 2007

Trang 21

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 21 SVTH:Nguyễn Thanh lam

- Thông tin nhanh: Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý

- Thoã mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, Mã số

mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu

Bên cạnh đó, Công nghệ Mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của Doanh nghiệp vì:

+ Do có những tính ưu việt trên, Mã số mã vạch EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên

+ Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc

tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu

+ Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện

mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngoài ra, Mã số mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho; quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh

II.1.4 Barocde Image Generation Library

Giới thiêu :

- Barcode image generation library là một Open source

- Thư viện này giúp tạo ra hình ảnh mã vạch từ một chuỗi dữ liệu

Các loại code hỗ trợ :

Code 128 Code11 Code 39 (Extended / Full ASCII)

MSI ISBN Standard 2 of 5

Trang 22

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 22 SVTH:Nguyễn Thanh lam

Interleaved 2 of 5 PostNet UPC Supplemental 2

UPC Supplemental 5 Codabar ITF-14

Telepen Pharmacode FIM (Facing Identification Mark)

Trang tham khảo :

http://www.codeproject.com/Articles/20823/Barcode-Image-Generation-Library

Trang 23

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 23 SVTH:Nguyễn Thanh lam

CSDL được cấu thành từ các bảng có quan hệ với nhau dùng thể hiện các phân nhóm dữ liệu Bảng chứa các mẩu tin là các mẩu dữ liệu riêng rẽ bên trong phân nhóm dữ liệu Mẩu tin chứa các trường, mỗi trường thể hiện một bộ phận dữ liệu trong một mẩu tin

II.1.6 SQL server

Microsoft SQL server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được phát triển bởi Microsoft Vì SQL Server là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh

SQL server là một trong những ví dụ rất cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) SQL Server là một hệ thống quản lý CSDL (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý

dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS

SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường CSDL rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user SQL Server có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server

Trang 24

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 24 SVTH:Nguyễn Thanh lam

SQL Server phát triển dựa trên nhiều ấn bản như: Enterprise, Standard, Personal, Developer, Desktop Engine (MSDE), Win CE, Trial

- SQL có thể xóa những bản ghi trong CSDL

- SQL có thể cập nhật thêm những bản ghi vào CSDL

- SQL rất dễ học SQL server được sử dụng cho việc bổ trợ C#, java, và nhiều ngôn ngữ khác, nó làm nơi lưu trữ những thông tin trên các application viết bằng c# hay java,

II.1.7 T-SQL

Được chia làm 3 loại:

a) SQL Data Manipulation Language (DML): Những ngôn ngữ thao tác

dữ liệu

- SELECT - Hiển thị dữ liệu từ bảng trong CSDL

- UPDATE - Cập nhật dữ liệu vào các bảng trong CSDL

- DELETE - Xóa dữ liệu từ các bảng trong CSDL

- INSERT INTO - Thêm dữ liệu mới vào trong một bảng CSDL

- WHERE - Chỉ rõ đối tượng cần chọn

b) SQL Data Definition Language (DDL): Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu :

- CREATE TABLE - Tạo một bảng mới trong CSDL

- ALTER TABLE - Sửa một bảng trong CSDL

- DROP TABLE - Xóa một bảng trong CSDL

- CREATE INDEX - Tạo index (dùng để search key)

- DROP INDEX - Xóa index

Trang 25

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 25 SVTH:Nguyễn Thanh lam

c) Data Control Language (DCL): Ðây là những lệnh quản lý các quyền

truy cập lên từng object (table, view, stored procedure ) Thường có dạng sau:

- Cung cấp các lớp để thao tác CSDL trong cả hai môi trường là phi kết nối (Disconected data) và kết nối (Connected data)

- Tích hợp chặt chẽ với XML (Extensible Markup Language)

- Tương tác với nhiều nguồn dữ liệu thông qua mô tả dữ liệu chung

- Tối ưu truy cập nguồn dữ liệu (OLE DB & SQL server)

- Làm việc trên môi trường Internet (môi trường phi kết nối – Disconnected enviroment) ADO.NET bao gồm 2 Provider (2 bộ thư viện) thường dùng để thao tác với các CSDL là: OLE DB Provider (nằm trong System.Data.OLEDB) dùng để truy xuất đến bất kỳ CSDL nào có hỗ trợ OLEDB; SQL Provider (nằm trong System.Data.SQLClient) chuyên dùng để truy xuất đến CSDL SQL Server (Không qua OLE DB nên nhanh hơn)

Các thành phần chính của ADO.NET:

1 Connection: là đối tượng có nhiệm vụ thực hiện kết nối đến CSDL

để các đối tượng như Command thao tác với CSDL thông qua Connection này

2 Command: dùng để thực hiện các câu lệnh SQL thao tác với CSDL, như : Insert, Update, Select, Delete…

Trang 26

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 26 SVTH:Nguyễn Thanh lam

3 Datareader: dùng để đọc dữ liệu, chỉ xử lý một dòng dữ liệu tại một thời điểm

4 DataAdapter: Có chức năng như một chiếc cầu nối giữa nguồn (tệp)

dữ liệu và các bảng được cached trong bộ nhớ (đối tượng DataSet)

5 DataSet: là phần dữ liệu được lưu trong bộ nhớ,không quan tâm đến DB thuộc kiểu gì, và lấy dữ liệu từ DataAdapter để xử lý.DataSet xem như một DB trong bộ nhớ: bảng, quan hệ,…

II.2 MÔ HÌNH NHIỀU TẦNG

Hệ thống được phát triển theo mô hình 3 lớp:

Trong đó:

- Datasource: nguồn dữ liệu có thể sử dụng Ở đây dùng SQL Server

- DAL: Tầng truy xuất dữ liệu, tầng này sử dụng các đối tượng như DataSet, DataTable,SQLCommand, SqlConnection, để làm việc với nguồn dữ liệu Tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu mà sử dụng các trình điều khiển phù hợp như SqlClient, OleDb Tầng này có thể viết các lớp chứa các phương thức chung nhất để xử lý kết nối CSDL, thực thi câu lệnh truy vấn

- BLL: Tầng logic nghiệp vụ, tầng này viết các lớp chứa phương thức

xữ lý dữ liệu, các đối tượng ở tầng này tương tác với tầng DAL và

Trang 27

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 27 SVTH:Nguyễn Thanh lam

PL Tầng BLL cung cấp câu lệnh truy vấn dữ liệu có thể viết ở trong các lớp này hoặc sử dụng thủ tục Store Procedured ở cơ sở dữ liệu

- PL: Tầng giao diện cho người dùng có thể là giao diện dạng Windows Form, Webform, Mobile,

II3 KẾT QUẢ VẬN DỤNG

- Sử dụng ngôn ngữ C# con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để xây dựng một ứng dụng (aplication) Bất kể bạn là một nhà chuyên nghiệp hay là người mới lập trình ứng dụng (aplication)

- Tạo barcode bằng thư viện Barocde Image Generation Library

- MetroFramework cung cấp cho bạn một tập hợp các công cụ hoàn chỉnh để nhanh chóng phát triển các ứng dụng và hoàn toàn miễn phí

- Sử dụng SQL Server trong việc tạo CSDL là phù hợp nhất khi kết hợp cùng C#

Trang 28

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 28 SVTH:Nguyễn Thanh lam

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

III.1 MÔ TẢ HỆ THỐNG

Trường Đại Học Cần Thơ là một trường đại học lớn với số lượng phòng và khoa rất lớn Hiện nay, trường đang được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , số lượng sinh viên tham gia học ngày càng đông và vì vây cơ sở vật chất mua sắm mới rất nhiều vì vậynhu cầu tin học hóa công tác quản lý thiết bị , tài sản là rất cần thiết và được đặt lên hàng đầu Nắm vững được tài sản trong trường , các đơn vị sẽ có điều chỉnh, đầu tư hợp lí để bảo đảm công việc đào tạo được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao

DHCT quản lý tài sản thiết bị theo chế độ quản lý tài sản cố định trong các

cơ quan nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập và có sử dụng ngân sách nhà nước

Trang 29

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 29 SVTH:Nguyễn Thanh lam

III.1.1 Quy trình

III.1.1.1 Quy trình bàn giao tài sản

Trang 30

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 30 SVTH:Nguyễn Thanh lam

Giải thích quy trình :

giao, dịch chuyển hoặc thanh lý tài sản

Đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản, người sử dụng và bộ phận quản lý, giá trị hằng năm, nguyên giá,…

giá trị của tài sản hiện có Đầy đủ chính xác cho từng bộ phận và từng

người sử dụng

Phương tiện Kế toán tài sản, Quản trị thiết bị

Máy tính, mạng máy tính

và chương trình quản lý tài sản, thiết bị DHCT, Excel

liệu cập nhật

100%

Quá trình liên quan Hành chính, quản trị thiết

bị Bản sao hóa đơn mua Biên bản bàn giao

Giấy đề nghị thanh lý tài sản

Biên bản thanh lý tài sản Giấy đề nghị điều chuyển

III.1.1.2 Quy trình bàn giao tài sản

Sau khi tiến hành thêm mới tài sản vào hệ thống, người quản lý tài sản

sẽ bàn giao tài sản cho các đơn vị sử dụng thông qua các chứng từ bàn giao được

quyết định

III.1.1.3 Quy trình diều chuyển tài sản

Tài sản ở DHCT sẽ được điều chuyển trong các trường hợp tài sản dư thừa, không còn nhu cầu sử dụng khi thực hiện việc sắp xếp, giải thể, sáp nhập, hợp

Trang 31

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 31 SVTH:Nguyễn Thanh lam

nhất hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự

án kết thúc

NDTT QLTB QLTB

III.1.1.4 Quy trình thanh lý tài sản

Tài sản sẽ được thanh lý khi tài sản dư thừa, hết hạn sử dụng, không

có nhu cầu sử dụng nhưng không thể diều chuyển cho các đỏn vị khac sử dụng, tài sản hư hỏng không thể dử dụng được hoặc chi phí sữa chữa không đảm bảo hiệu quả

KTTS QLTB

III.1.2 Một số biểu mẫu

III.1.3 Mô tả quyền người dùng

1 Bộ phận quản lý thiết bị Thực hiện nhập mới danh mục, bàn giao tài sản,

điều chuyển tài sản, thanh lý tài sản, báo cáo tình hình về thanh lý, bàn giao, dịch chuyển tài sản theo thời gian

2 Bộ phận kiểm toán Thực hiện tính hao mòn tài sản, kiểm kê tài sản

theo định kỳ, báo cáo tình hình tài sản trong năm

4 Người dùng trực tiếp Tìm kiếm thông tin tài sản, đề nghị thanh lý, báo

mất tài sản, tài sản không sử dụng, xem danh danh mục đề nghị tài sản

Trang 32

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 32 SVTH:Nguyễn Thanh lam

III.1.4 Môi trường vận hành

III.1.5 Các ràng buộc về thực thi và thiết kế

Giao diện chương trình: Tiếng việt

Trang 33

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 33 SVTH:Nguyễn Thanh lam

III.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH

III.2.1 Mô hình dữ liệu mức quan niệm(CDM)

NTS_TS CUNG_CAP_TB

CT_TS_DIEU_CHUYEN

CUNG_CAP_PK

TB_DV

DV_BM TL_HAO_MON

XUAT_XU_PK XUAT_XU_TS

DVT_TS DVT_PK

NTS_PK

TAI_SAN MA_TS

TEN_TS HINH_TS THONG_SO_KT DON_VI_TINH XUAT_XU NAM_SX GIA THOI_GIAN_DUA_VAO_SD TINH_TRANG

TG_BAO_HANH CONG_SUAT_DIEN CONG_SUAT_NUOC TIEU_HAO_NHIEN_LIEU CHI_PHI_TAI_SAN BARCODE NGAY_TAO DE_NGHI Identifier_1

DON_VI_SU_DUNG MA_DV

TEN_DV DIA_CHI_DV CHI_CHU_DV Identifier_1

DON_VI_CUNG_CAP MA_DVCC TEN_DVCC DIA_CHI_DVCC GHI_CHU_CC SDT Identifier_1

DIEU_CHUYEN_TS MA_DC

NGAY_QUYET_DINH SO_QUYET_DINH THAM_QUYEN_DC Identifier_1

NHOM_TAI_SAN MA_NHOM TEN_NHOM THONG_TIN_NHOM Identifier_1

BO_MON MA_BM TEN_BM GHI_CHU_BM Identifier_1

NGUON_VON MA_NGUON_VON TEN_NGUON_VON GHI_CHU_NV Identifier_1

MUC_DICH_SD MA_MDSD TEN_MDSD Identifier_1 LY_DO_NHAP

MA_LDN TEN_LDN Identifier_1

CT_PHIEU_THANH_LY GIA_TL

NGAY_THANH_LY GHI_CHU_TL

GIANG_VIEN MA_GV HO_GV TEN_GV GIOI_TINH NGAY_SINH CMND SO_DT DIA_CHI_GV Identifier_1

XUAT_XU MA_XUAT_XU NOI_XUAT_XU Identifier_1

Trang 34

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 34 SVTH:Nguyễn Thanh lam

III.2.2 Mô hình dữ liệu mức logic(LDM)

III.2.2.1 Mô hình LDM

1 TAI_SAN(MA_TS, MA_NGUON_VON, MA_NHOM, MA_LDN, MA_DV,

MA_MDSD, MA_DVCC, MA_XUAT_XU, MA_DVT, TEN_TS, HINH_TS,

THONG_SO_KT, NAM_SX, GIA, THOI_GIAN_DUA_VAO_SD,

TINH_TRANG, TG_BAO_HANH, CONG_SUAT_DIEN,

CONG_SUAT_NUOC, TIEU_HAO_NHIEN_LIEU, CHI_PHI_TAI_SAN, BARCODE, NGAY_TAO, DE_NGHI)

2 PHU_KIEN(MA_PK, MA_DVCC, MA_NGUON_VON, MA_LDN, MA_TS,

MA_NHOM, MA_XUAT_XU, MA_DVT, TEN_PK, HINH_PK,

THONG_SO_KT_PK, NAM_SX_PK, GIA, THOI_GIAN_DUA_VAO_SD, TINH_TRANG_PK, TG_BAO_HANH, CONG_SUAT_DIEN,

10 BAN_GIAO(MA_BAN_GIAO, SO_VAN_BAN, GHI_CHU,

TINH_TRANG, THAM_QUYEN, NGAY_QD)

11 CT_BAN_GIAO(MA_TS, MA_BAN_GIAO, NGAY_BAN_GIAO,

MA_DV)

12 PHIEU_THANH_LY(MA_PHIEU_TL, NGUOI_MUA, NGAY_QD,

SO_QD, HINH_THUC_TL, THAM_QUYEN_TL, TINH_TRANG)

13 CT_PHIEU_THANH_LY(MA_PHIEU_TL, MA_TS, GIA_TL,

NGAY_THANH_LY, GHI_CHU_TL)

14 DIEU_CHUYEN_TS(MA_DC, NGAY_QUYET_DINH,

SO_QUYET_DINH, THAM_QUYEN_DC, TINH_TRANG)

15 CT_DIEU_CHUYEN(MA_DC, MA_TS, MA_DV_CHUYEN,

MA_DV_NHAN, NGAY_DICH_CHUYEN)

16 TY_LE_HAO_MON(MA_TY_LE_HAO_MON, LOAI_TS,

SO_NAM_SD)

17 TT_TS_CO_DINH(MA_TS_CO_DINH, MA_TS, MA_TY_LE_HAO_MON,

NGUYEN_GIA, GIA_TRI_CON_LAI, THOI_GIAN_SD,

NGAY_CAPNHAT)

18 DON_VI_SU_DUNG(MA_DV, MA_BM, TEN_DV, DIA_CHI_DV,

GHI_CHU_DV)

19 BO_MON(MA_BM, TEN_BM, GHI_CHU_BM)

20 GIANG_VIEN(MA_GV, MA_DV, HO_GV, TEN_GV, HINH_GV,

GIOI_TINH, NGAY_SINH, CMND, SO_DT, DIA_CHI_GV )

Trang 35

GVHD: TS Nguyễn Thái Nghe 35 SVTH:Nguyễn Thanh lam

III.2.2.2 Các ràng buộc tham chiếu

14 PHU_KIEN (MA_XUAT_XU)  XUAT_XU(MA_XUAT_XU)

15 PHU_KIEN (MA_DVCC)  DON_VI_CUNG _CAP(MA_DVCC)

16 PHU_KIEN (MA_NHOM)  NHOM_TAI_SAN(MA_NHOM)

17 PHU_KIEN (MA_NGUON_VON)  NGUON_VON(MA_NGUON_VON)

18 PHU_KIEN (MA_LDN)  LY_DO_NHAP(MA_LDN)

19 PHU_KIEN(MA_TS)  TAI_SAN(MA_TS)

20 CT_BAN_GIAO(MA_BAN_GIAO)  BAN_GIAO(MA_BAN_GIAO)

21 CT_PHIEU_THANH_LY(MA_PHIEU_TL)PHIEU_THANH_LY(MA_PHIEU_TL)

Ngày đăng: 30/09/2015, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[10] Phan Tấn Tài, Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin, Khoa CNTT & TT, Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin
[11] Website: http://vi.wikipedia.org/wiki/ Link
[12] Website: http://www.w3schools.com/ Link
[13] Website: http://stackoverflow.com/ Link
[14]Website:http://www.activebarcode.com/ Link
[15]Website: http://thielj.github.io/MetroFramework/ Link
[1] Bradley L.Jones, SAMS, C# in 21 Days Khác
[2] Đặng Văn Đức, Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML, Nhà xuất bản giáo dục Khác
[3] Erik Brown, Manning, Windows Forms Programming with C# Khác
[4] Giáo trình SQL, Khoa CNTT - Trường ĐHKH Huế [5] Lynn Beighley Head First SQL Khác
[6] Nguyễn Gia Tuấn Anh, CN Nguyễn Trung Kiên Hướng dẫn viết ứng dụng cơ sở dữ liệu bằng SQL Server Khác
[7] Nguyễn Văn Lâm, Phương Lan Lập trình Cơ Sở Dữ Liệu với C# MÔ HÌNH NHIỀU TẦNG Khác
[8] Ngọc Bích, Quỳnh Nga, Tường Thụy C# dành cho người tự học (tập 1), Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Khác
[9] Ngọc Bích, Quỳnh Nga, Tường Thụy C# dành cho người tự học (tập 2), Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w