1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về giá trị của thi thoại hàn quốc

11 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 485,65 KB

Nội dung

... thi thoi Hi ụng thi thoi Hi ụng thi thoi Hi ụng thi thoi Thi thoi loi t X H tựy lc Ch gia thi thoi tựy lc Tiu hoa kinh Hi ụng ch gia thi thoi ụng quc thi thoi ụng quc thi thoi Thi thoi thnh Phong... Vnh Ninh Trai thi thoi Lý Kin Xng H Sn thi bỡnh Phỏc Vn Kiu Phang Sn thi thoi Doón ỡnh K ụng thi tựng thoi Doón ỡnh K ụng thi tựng thoi Doón ỡnh K Tõy kinh thi thoi Kim Tim Hun mụng thi thoi Quyn... 91 92 Thi bỡnh b di Quc triu thi san Thi thoi tựng lõm Tõy Ph mn bỳt Thy thụn mn lc Huyn h ta m Nụng Nham thc Nhn c mn lc Hi n ta lc Th Am thi bỡnh Tự hi lc Nham Tu thi thoi T hi bu m Nam thi n

Nghiªn cøu khoa häc VÒ gi¸ trÞ cña thi tho¹i hµn quèc NguyÔn ®×nh phøc* Tóm tắt: Thi thoại Hàn Quốc ra đời khá sớm. Theo tư liệu hiện còn, sách Phá nhàn tập của Lý Nhân Lão hoàn thành vào năm 1220, được xem là bộ thi thoại đầu tiên xuất hiện trong lịch sử văn học Hàn Quốc. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, ở những giai đoạn sau, thi thoại Hàn Quốc vẫn không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời, từng bước phát huy tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển đa dạng phong phú của thi đàn Hàn Quốc giai đoạn cổ trung đại. Thi thoại Hàn Quốc tuy có mối quan hệ khá mật thiết với thi thoại Trung Quốc nhưng bản thân cũng có rất nhiều điểm khác biệt, độc đáo. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên những khác biệt độc đáo này? Bài viết này trên cơ sở tìm hiểu quá trình phát triển và thành tựu thi thoại của Hàn Quốc sẽ tập trung lý giải một số vấn đề nêu trên, đồng thời, trong quá trình lập luận, cũng có những phóng chiếu nhất định với tình hình phát triển của thi thoại ở Việt Nam. Từ khóa: Thi thoại, Thi thoại Hàn Quốc, Thi thoại Việt Nam, Thi thoại Trung Quốc 1. Thi thoại và thi thoại Hàn Quốc * Thuật ngữ “thi thoại” vốn mang hai nét nghĩa: Thứ nhất, chỉ một hình thức phê bình thi ca đặc biệt, không chỉ của thi học Trung Quốc mà là tài sản chung của nhân loại, đặc biệt là các nền thi học thuộc các nước đã và đang sử dụng chữ Hán; Thứ hai, chỉ một loại hình tiểu thuyết thời cổ, dùng kết hợp tản văn và văn vần, chuyên dùng vào việc thuyết xướng. Ở đây, chúng tôi chỉ dừng lại ở nội dung thứ nhất. Hứa Khải đời Tống trong Ngạn Chu thi thoại có đoạn chép: “Thi thoại là loại trứ tác chuyên biện luận cú pháp, dẫn cổ kim, ghi thịnh đức, chép việc lạ, đính chính sai lầm”. (“Thi thoại giả, biện cú pháp, bị cổ kim, kỷ thịnh đức, lục dị sự, chính ngoa ngộ”) Chúng ta đều biết, từ và sự là hai mảng chính của thi ca, trong đó sự chỉ giá trị nội dung, khía cạnh xã hội của tác phẩm; từ chỉ các thành tố cấu thành tác phẩm thơ, như * TS, Khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh 58 hình ảnh, tự pháp, từ pháp, cú pháp, chương pháp, thanh luật, đối ngẫu,… Xét định nghĩa của Hứa Khải, ngoài “biện cú pháp” và “chính ngoa ngộ” thuộc mảng từ, cả ba nội dung còn lại đều thuộc sự. Tất nhiên, không phải ngay từ đầu thi thoại đã bao gồm cả hai nội dung nêu trên, mà do ảnh hưởng từ chủ trương của Âu Dương Tu, tức thi thoại chỉ viết với mục đích “nhàn đàm”, nên nội dung của nó ở giai đoạn này nhìn chung khá tạp, tuy đối tượng vẫn là thơ nhưng người viết đồng thời có thể ghi chép những việc rất xa thơ, thậm chí hầu như không liên quan đến thơ. Càng về sau, nội dung của thi thoại càng được mở rộng, ngoài hai khía cạnh nêu trên, nhìn chung còn ghi chép các nội dung liên quan trực tiếp đến thi ca như thi phái, phong cách, nguồn gốc, diễn biến, thưởng thức, phê bình, khảo chứng, ảnh hưởng, tiếp nhận, khảo sát, đính chính,… Thi thoại xuất hiện sớm nhất vào đầu đời Tống ở Trung Quốc, với bộ thi thoại đầu tiên Lục Nhất thi thoại của Âu Dương Tu. Thể loại này ban đầu chỉ dùng cho thơ, nhưng Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc sau đó không ngừng mở rộng phạm vi, lan tỏa sang rất nhiều lĩnh vực khác như thể văn tứ lục có tứ lục thoại, tản văn có văn thoại, từ có từ thoại, khúc có khúc thoại, phú có phú thoại,… Không dừng lại ở đó, thi thoại còn vượt biên giới quốc gia, ảnh hưởng khá sâu rộng đến các nền thi học lân cận, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… Tác phẩm thi thoại sớm nhất ở Hàn Quốc xuất hiện dưới triều Cao Ly (918 - 1392). Trong lời tựa sách Đông nhân thi thoại, Khương Hy Mạnh viết: “Nền thi học xứ Đông ta (chỉ Hàn Quốc) đến nay đã hết sức phát triển, các tác giả thảy đều tự thành các nhà riêng, các thể thơ hoàn bị, duy chỉ có các nhà bình luận thơ là vắng bóng. Phải chờ đến những tác phẩm như Lịch Ông bái thuyết của Ích Trai tiên sinh, Phá nhàn của quan Đại gián họ Lý,… lần lượt xuất hiện, tinh hoa của thi học xứ Đông mới được khảo cứu tường tận”1. Theo khảo sát, thi thoại Hàn Quốc dưới thời Cao Ly hiện chỉ còn bốn tên sách, bao gồm Phá nhàn tập của Lý Nhân Lão (1152 1220), Bạch Vân tiểu thuyết của Lý Khuê Báo (1168 - 1241), Bổ nhàn tập của Thôi Tư (1188 - 1260) và Lịch Ông bái thuyết của Lý Tế Hiền (1287 - 1367). Trong đó, Bạch Vân tiểu thuyết của Lý Khuê Báo thực không do tác giả tự soạn, mà do người đời sau trích tuyển những lời bình luận từ Đông quốc Lý Tướng quốc tập biên tập lại mà thành. Do ra đời khá sớm, tương xứng với triều Tống ở Trung Quốc, lại chịu ảnh hưởng khá đậm từ lối viết thi thoại của Âu Dương Tu, nên mục tiêu “nhàn đàm” trong các tác phẩm này thể hiện khá đậm. Thôi Tư trong lời tựa sách Bổ nhàn tập viết: 1 Triệu Chung Nghiệp biên tập (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên, Thái Học xã ấn ảnh,quyển 1, tr.397-398. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 “Sách của Lý học sĩ Nhân Lão soạn xong, lấy tên là Phá nhàn. Tấn Dương công cho rằng, sách ấy nội dung chưa rộng, bèn lệnh cho tôi bổ thêm. Tôi cố lục tìm trong trí nhớ, được vài đôi câu cận thể và vài việc liên quan đến Phật giáo cùng chuyện nữ nhi, trong đó có vài chuyện có thể dùng lúc mạn đàm, chúng tuy đều không thật nhã nhưng vẫn ghi chép lại”2. Sách Đông nhân thi thoại của Từ Cư Chánh (1420 - 1492) là bộ thi thoại đầu tiên của Hàn Quốc dùng hai chữ “thi thoại” để đặt tên, về mặt thời gian, sách này ra đời sau Lịch Ông bái thuyết của Lý Tế Hiền đến hơn 140 năm. Không dừng lại ở hai chữ “thi thoại”, tác giả còn có ý thức dùng “Đông nhân” (người xứ Đông, chỉ Hàn Quốc) để phân biệt với Trung Quốc, tức nội dung tác phẩm này không chỉ chuyên bình luận thơ ca Hàn Quốc, do các nhà lý luận phê bình Hàn Quốc viết mà còn thể hiện ý thức tự giác của tác giả với nền thi học của đất nước. Sách từng được Thôi Thục Tinh bình rằng: “Từ khi có thi thoại tới nay, chưa từng có tác phẩm nào tinh xác đến vậy. 3 ” Có thể nói rằng, ước muốn so sánh thơ Hàn Quốc với thành tựu của thơ Trung Quốc của các nhà lý luận Hàn Quốc cũng chính bắt đầu nhen nhóm từ bộ thi thoại này. Giai đoạn Triều Tiên (1392 - 1910) của dòng họ Lý có thể xem là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thơ ca cũng như thi thoại Hàn Quốc. Xét số lượng thống kê gồm 123 bộ thi thoại của Triệu Chung Nghiệp trong Hàn Quốc thi thoại tùng biên, chúng ta dễ 2 Triệu Chung Nghiệp biên tập (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên, Thái Học xã ấn ảnh, quyển 1, tr.79. 3 Lời tựa phía sau của Thôi Thục Tinh viết cho sách Đông nhân thi thoại, xem Triệu Chung Nghiệp biên tập (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên, Thái Học xã ấn ảnh, quyển 1, tr.537. 59 Nghiªn cøu khoa häc dàng thấy rằng, ngoài 4 bộ thi thoại thuộc giai đoạn Cao Ly, 3 bộ là tư liệu của người Trung Quốc, 1 bộ do tác giả hiện đại Hàn Quốc soạn, còn lại tất thảy đều của các tác giả thuộc giai đoạn Triều Tiên. Trong đó, sách Thi thoại tùng lâm, 4 quyển do Hồng Vạn Tông biên tập, có thể xem là tuyển tập thi thoại các triều đại ra đời sớm nhất ở Hàn Quốc. Căn cứ theo lời tựa của sách có đoạn chép: “…Đạo thơ của xứ Đông ta tính từ Ân thái sư, không đời nào không có tác giả, đồng thời, đều tự thành các nhà riêng, nhưng các nhà bình luận lại rất hiếm, những tác phẩm bình đáng xem lại càng hiếm. Ví như các sách Bạch Vân tiểu thuyết, Lịch Ông bái thuyết của triều Cao Ly; các sách Chi Phong loại thuyết, Ư Vu dã đàm,… của triều ta, chẳng qua cũng chỉ vài mươi loại mà thôi. Tôi nghe tên bèn cất công đi tìm, có được trong tay lại không sách nào không xem. Thế nhưng, trong đó lại chép những chuyện chốn triều đình, nơi thôn dã quá nhiều, lời lẽ đã thô dã mà số quyển lại quá nhiều, không tiện thưởng lãm. Tôi bèn tập hợp tác phẩm của các nhà, nhưng chỉ tuyển chọn thi thoại, biên tập thành sách riêng, lấy tên là Thi thoại tùng lâm… Từ đây, có thể thấy rõ sự hưng thịnh của thi học xứ Đông ta vậy”1. Bài tựa này được viết vào năm 1712, so với bộ tuyển tập thi thoại đầu tiên của Trung Quốc là Lịch đại thi tuyển của Hà Văn Hoán ra đời năm 1770, rõ ràng có niên đại sớm hơn đến gần 60 năm. Mục Chứng chính của họ Hồng ở cuối sách so với Lịch đại thi thoại khảo sách của Hà Văn Hoán cũng có niên đại sớm hơn gần 60 năm. Ngoài ra, chủ trương chuyên chú vào thơ ca Hàn Quốc, trân trọng và ca ngợi thơ ca Hàn Quốc trong đối sánh với thơ ca và lý luận thơ ca Trung Hoa cũng là điểm trước nay được rất nhiều thế hệ độc giả Hàn Quốc đánh giá cao. Nhâm Phòng trong bài viết Đề thi thoại tùng lâm hậu thậm chí so sánh sách này ngang với Nghệ uyển chi ngôn của Vương Thế Trinh và Thi tẩu của Hồ Ứng Lân ở Trung Quốc, đồng thời còn nhận xét rằng, sách “kế thừa thành tựu của tiền nhân, đủ để chứng minh với Trung Hoa rằng, nước Đông xưa nay vốn nhiều nhà thơ.2” Sau họ Hồng, bộ Dương Ba đàm uyển, 8 quyển, cũng là một tuyển tập thi thoại chuyên sưu tầm thi thoại Hàn Quốc có giá trị. Thành tựu sưu tầm và chỉnh lý thi thoại Hàn Quốc giai đoạn hiện đại đáng chú ý nhất là công trình Hàn Quốc thi thoại tùng biên của tác giả Triệu Chung Nghiệp, một giáo sư thuộc Đại học Trung Nam. Sách gồm 17 quyển, thu thập, chỉnh lý tổng cộng 123 bộ thi thoại, tất nhiên, ở đây vẫn hỗn tạp một số công trình của Trung Quốc, đồng thời, đây cũng là con số thống kê chưa đầy đủ. Bởi nếu theo quan niệm của tác giả về thi thoại, các bộ Nhật đắc lục của Nam Công Triệt, Thi thoại của Lý Huyền Khuê, Thi lâm tỏa ngôn của Lý Diệp, Tạp ngôn của Kim Trạch Vinh,… đều có thể thu thêm vào. Ngoài ra, các bộ như Hải Đông thi thoại do Tiểu Thương văn khố thuộc Đại học Tokyo điển tàng, bản này có khá nhiều điểm khác biệt so với 4 bản đã thu trong Hàn Quốc thi thoại tùng biên; Kiến tiệp lục do Đông Dương văn khố điển tàng, Hải thượng thanh vân do thư viện Viễn Đông thuộc Đại học Berkeley, 2 1 Triệu Chung Nghiệp biên tập (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên, Thái Học xã ấn ảnh, quyển 5, tr.21. 60 Nhâm Phòng, Thủy thôn mạn lục, xem Triệu Chung Nghiệp biên tập (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên, Thái Học xã ấn ảnh, quyển 9. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc Hoa Kỳ điển tàng, đều có thể đưa vào phạm vi của thi thoại Hàn Quốc. Từ tình hình phát triển cũng như thành tựu của thi thoại Hàn Quốc, nếu phóng tầm mắt nhìn sang thi thoại Nhật Bản, chúng ta cũng dễ dàng phát hiện, thi thoại Nhật Bản cũng đa dạng, phong phú không kém cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo liệt kê của Trì Điền Dẫn trong Nhật Bản thi thoại tùng thư và Trương Bá Vĩ trong Trung Quốc cổ đại văn học phê bình phương pháp nghiên cứu, số lượng thi thoại Nhật Bản có tổng số đến 91 bộ. Thế nhưng, đây chưa phải là con số cuối cùng, bởi còn không ít tác phẩm chưa được thu thập và liệt kê. Lại nhìn sang tình hình phát triển của thi thoại Việt Nam, chỉ cần loáng qua, chúng ta dễ dàng phát hiện, rõ ràng nơi đây không phải mảnh đất lý tưởng để thi thoại phát triển. Dẫu rằng, trong suốt lịch sử phát triển của mình, thi thoại Việt Nam cũng để lại không ít dấu ấn bằng các bộ thi thoại nổi tiếng, ví như Thương Sơn thi thoại của Tùng Thiện Vương, Mân hành thi thoại của Lý Văn Phức, Chương Dân thi thoại của Phan Khôi, Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, Úc Viên thi thoại của Đông Hồ, Trường Xuyên thi thoại của Quách Tấn,… thế nhưng, số lượng này rõ ràng là quá ít so với thành tựu của thi thoại Hàn Quốc, Nhật Bản. Vậy đâu là nguyên nhân chính tạo nên hiện tượng này? Để trả lời câu hỏi này, rõ ràng hoàn toàn không đơn giản. Theo cảm nhận của chúng tôi, thứ nhất, đó phải chăng là đặc trưng của dân tộc Việt Nam ở phương diện này, đứng trước nền thi học đồ sộ của Trung Quốc, cha ông chúng ta chủ yếu chỉ mạnh về tiếp nhận và tiếp biến, thậm chí thực tế sử dụng nguyên nghĩa chiếm tỷ lệ khá nhiều. Thứ hai, nhìn từ một góc độ khác, chúng tôi Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 cho rằng, việc tiếp nhận chủ yếu theo kiểu đơn cực lối thơ lý tính Trình Chu, nói đúng hơn là thi đàn Việt Nam trước sau luôn bị thống trị bởi tư tưởng thi học “ôn nhu đôn hậu” của Nho gia, chưa từng có sự phát triển tự do, đa diện hay sự nở rộ của tất cả mọi trường phái, mọi chủ trương thi học có lẽ là nguyên nhân chính tạo nên thực tế này. Ngoài ra, cũng cần thấy tâm lý trọng thực nghiệm, nói đúng hơn là mạnh về thực tế hơn là trọng lý luận, giỏi về tư duy phân tích của các nhà thơ, nhà lý luận Việt Nam, điều này có thể có nguyên nhân sâu xa từ lối tư duy “vô ngôn đốn ngộ”, “bất lập văn tự” của Phật giáo Thiền tông từng thịnh hành ở Việt Nam rất nhiều thế kỷ, đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến người Việt Nam không thật mặn mà với việc ghi chép lại những bình luận của chính mình. 2. Giá trị độc đáo của thi thoại Hàn Quốc Về nội dung thi thoại Hàn Quốc, nhìn chung, hết sức phong phú và đa dạng, nhưng về cơ bản, có thể phân thành hai loại, tức lý luận phê bình và thực tế phê bình. Nhìn từ góc độ lý luận phê bình, bất kể những khái niệm cơ bản về thơ, ví như thể chế, phương pháp sáng tác cùng đặc trưng phong cách của thơ trong thi thoại Hàn Quốc đều có thể xem là sự tiếp nối và có những tiếp biến nhất định trên cơ sở các khái niệm của thi học truyền thống Trung Quốc. Ví dụ, tác giả Tào Thân trong Tẩu văn tỏa lục khi phê bình phong cách thơ của các nhà thơ Hàn Quốc, bắt đầu từ thời Cao Ly đã dùng các khái niệm thi học Trung Quốc như hồn hậu, trầm thống, công trí, hào tráng, hùng kỳ, nhàn thích, khô đạm,… Tác giả Hồng Vạn Tông trong Tiểu Hoa thi bình cũng sử dụng một loạt các khái niệm như thê uyển, hàn khổ, 61 Nghiªn cøu khoa häc tiêm xảo, thanh quảng, điển lệ, cổ phác, cao khiết, kỳ dật, kỳ diệu, cảm khái, lưu lượng, phú lệ, thê thiết, kỳ tráng,… Tất nhiên, thi thoại Hàn Quốc không phải không có những sáng tạo riêng, thể hiện sự độc đáo so với thi thoại Trung Quốc ở khía cạnh lý luận, đặc biệt là sự phát triển, sáng tạo ở nội hàm khái niệm. Ví dụ, tác giả Thân Khâm (1566 1682) trong Tình song nhuyễn đàm viết: Người xưa có câu: “Trong trời đất có thanh khí, khí ấy tản mạn nhập vào tính tình của thi nhân.” Thanh được xem là bản sắc của thơ; còn như kỳ, như kiện, cũng chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi. Còn như hiểm, quái, thâm trầm, chất thực, thì càng xa đạo thơ. Thanh ắt cao, cao ắt không thể đánh giá trên cơ sở thanh sắc. Thơ ắt phải đạt tới cái thanh ở bên ngoài thanh âm (vô thanh chi thanh), đạt tới cái sắc ở ngoài sắc (vô sắc chi sắc), khoáng đạt tự nhiên, thần và cảnh đan quyện vào nhau, thần ứng nơi đầu ngọn bút mà viết ra, chỉ như vậy mới không mê lầm, đi ra ngoài đạo thơ. Vậy nên xem các vị thi tướng ngày xưa, tác phẩm làm lúc nhàn dật vượt xa tác phẩm khi ứng đối, thanh âm nơi thảo dã vượt trội chốn cung son. Cho nên, những tác phẩm có ý làm ra thường kém xa những tác phẩm thuận theo tự nhiên.1 Thân Khâm luận thơ xem trọng “thanh” và “tự nhiên”. Ở đây, tự nhiên được hiểu trái ngược với “có ý làm ra”. Từ đời Đường về sau, các nhà lý luận phê bình Trung Quốc vẫn có người luận thơ xem trọng tự nhiên, ví như Nghiêm Vũ trong Thương Lang thi thoại định “bất giả ngộ” làm thượng phẩm của thơ; Lục Thời Ung cho rằng thơ ngũ ngôn cổ phong của Đỗ Phủ không thể sánh 1 Thân Khâm, Tình song nhuyễn đàm, xem trong Trần Vĩnh Minh ,…(2002), Hàn Quốc thi thoại trung luận Trung Quốc thi tư liệu tuyển túy, Trung Hoa thư cục, tr.112. 62 được với thơ ngũ ngôn thời Hán Ngụy đều ở chỗ “tự nhiên” và “hữu ý”. Trên thực tế, xem “thanh” là bản sắc của thơ chính là quan điểm thịnh hành ở đời Lục Triều, Trung Quốc, tiêu biểu nhất chính là quan điểm của Chung Vinh viết trong Thi phẩm. Ở đây, lý luận của Thân Khâm dường như quay trở lại thời Lục Triều, quan điểm của ông thực có phải là kế thừa trực tiếp từ lý luận truyền thống hay không, thực sự khó có thể phán đoán, thế nhưng, rõ ràng có sự khác biệt rất lớn so với lý luận thơ ca Trung Quốc từ Đường về sau. Liên quan đến khái niệm “phỏng cổ”, Lý Khuê Báo trong Bạch Vân tiểu thuyết có đoạn viết: “Phàm việc mô phỏng thơ của cổ nhân, ắt phải đọc kỹ thơ của cổ nhân trước, sau đó mới có thể thỏa chí. Nếu không, ngay cả việc sao chép đạo văn cũng khó. Ví như kẻ trộm, trước phải rình rập theo dõi nhà giàu, quen thuộc cửa nẻo tường rào nhà họ, sau đó mới khéo léo đột nhập vào nhà họ để trộm đồ mà khiến họ không hề phát giác. Nếu không làm thế, chỉ cần có chút động tĩnh là bị bắt ngay. Ta từ nhỏ đã thoải mái không tự câu thúc, nên đọc sách thường không kỹ, ngay đến lục kinh hay các sách trong tập bộ, sử bộ còn chỉ xem qua, không truy đến ngọn nguồn, huống hồ là văn chương! Bản thân đã không hiểu văn của họ, liệu có thể mô phỏng phong cách của họ, ăn cắp lời của họ ư? Vậy nên việc làm thơ không thể không trên cơ sở cũ để sáng tạo lời mới vậy”2. Ở đây xuất phát khái niệm “phỏng cổ”, Lý Khuê Báo đã đẩy vấn đề lên cao hơn, nhằm giải quyết vấn đề sao chép, mô phỏng thành tệ thơ của cổ nhân trên thi đàn Hàn Quốc. Theo ý ông, người ta không thể sáng 2 Xem Lý Khuê Báo, Bạch Vân tiểu thuyết, điều số 29. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc tạo nếu không có những hiểu biết sâu sắc hoặc những kế thừa từ truyền thống. Quan điểm này tuy không mới so với lý luận phê bình văn học Trung Quốc, nhưng rõ ràng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển lành mạnh của thi học Hàn Quốc đương thời. Từ hai ví dụ trên đây, có thể thấy rõ, việc sáng tạo ra những khái niệm hoàn toàn mới trong bối cảnh thi học Đông Á giai đoạn cổ trung đại thường rất khó, đôi khi một chủ trương, khái niệm, đối với nền thi học bản địa là mới mẻ, nhưng nhìn từ không gian thi học Đông Á lại chỉ là lặp lại hoặc tiếp biến từ truyền thống. Ví dụ trong thi học Việt Nam, ở giai đoạn nửa sau thế kỷ 19, Tuy Lý Vương trên cơ sở kế thừa thuyết thần vận trung tính của Tùng Thiện Vương nêu ra nội hàm thần vận ở mức độ tuyệt đối thông qua thuyết “thượng tĩnh”, nội hàm này tất nhiên chưa từng được phát biểu ở Trung Quốc, nhưng nếu xét từ quan hệ kế thừa, cả thuyết thần vận và “thượng tĩnh” đều không thể thoát ly hoàn toàn nội hàm thần vận của Vương Sĩ Trinh đời Thanh. Nhìn từ góc độ thực tế phê bình, lại có thể căn cứ vào đối tượng phê bình để phân thành hai loại chủ yếu, tức chuyên bình thơ Hàn Quốc, chuyên bình thơ Trung Quốc và mảng thơ ca giao hảo Trung Hàn. Ở mảng chuyên bình thơ Hàn Quốc, như đã nói ở trên, đi cùng chủ trương kiện toàn mảng văn hiến Hàn Quốc, phát triển nền thi học Hàn Quốc, tâm lý cùng ý thức tự hào của nền văn học nước nhà trong đối sánh với thi học Trung Hoa luôn thể hiện rất rõ. Lý Nhân Lão trong lời bạt cho Phá nhàn tập từng viết: “Bến sông Lệ ắt có vàng tốt, dưới sông Kinh há lại không có ngọc tốt! Đất nước ta cảnh giới gần chốn Bồng Lai, từ cổ đã được gọi là đất nước của thần tiên. Nơi đây linh Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 khí hun đúc, tài năng thi ca trong nước sản sinh nhiều vô kể, ví như trước có Thôi học sĩ Cô Vân, sau lại có Phác tham chính Dần Lượng,… Còn như lũ chúng ta, nếu không để tâm thu nhặt ghi chép, sau khi mất đi,tên tuổi ắt cũng mai một là điều chắc chắn vậy”.1 Cũng đồng quan điểm, Thôi Tư trong lời tựa tập Bổ nhàn tập viết: “Triều đại ta vốn dùng văn lập quốc, trong nước bậc hiền tài cực nhiều,… văn thời Hán, thơ thời Đường ở đây đều đạt đến chuẩn cực thịnh. Thế nhưng, các bậc danh hiền xưa nay để tâm vào việc biên tập văn tập chỉ độ vài mươi nhà, còn những tác phẩm ưu tú khác thảy đều mai một không còn thấy ai nhắc tới. Sách của Lý học sĩ Nhân Lão soạn xong, lấy tên là Phá nhàn. Tấn Dương công cho rằng, sách ấy nội dung chưa rộng, bèn lệnh cho tôi bổ thêm. Tôi cố lục tìm trong trí nhớ, chỉ được vài đôi câu cận thể”.2 Ở mảng chuyên phê bình thơ Trung Quốc và mảng thơ ca giao hảo Trung Hàn, đây là mảng có lượng khá lớn, thậm chí không thua kém mảng nội dung đề cập thơ ca Hàn Quốc. Điều này không chỉ chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa thi học Hàn Quốc và Trung Quốc giai đoạn cổ trung đại mà còn cho thấy ý thức luôn tích cực tham khảo và học tập thi học Trung Quốc của người Hàn Quốc ở giai đoạn này. Quan điểm của các tác giả Hàn Quốc về văn hóa Trung Quốc rõ ràng không chỉ có lợi cho các học giả Trung Quốc trong việc giải mã nền văn chương của chính mình mà còn có tác dụng thúc đẩy mảng nghiên cứu so sánh văn học Trung Hàn, góp phần 1 Xem Lý Nhân Lão, Phá nhàn tập, lời bạt. Triệu Chung Nghiệp biên tập (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên, Thái Học xã ấn ảnh, quyển 1, tr.79. 2 63 Nghiªn cøu khoa häc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nền thi học, hai dân tộc. Ở đây, theo chúng tôi, có không ít những quan điểm mà người Trung Quốc không muốn cũng phải thừa nhận. Ví dụ, Lý Túy Quang trong Chi Phong loại thuyết mục Đường thi có đoạn chép rằng: “Bài thơ Tầm Ung tôn sư ẩn cư có câu: “Hoa noãn thanh ngưu ngọa, tùng cao bạch hạc miên.” Lời chú thích ghi: “Thanh ngưu, loài sâu xanh thường bò trên lá hoa. Loài này có hai sừng, hình thù giống ốc sên, cho nên mới nói vậy.” Tôi cho rằng, thanh ngưu thực chất dùng điển trong sách Lão tử, lấy việc Tôn sư ẩn cư quyết không ra giúp đời, nên mới có ý trâu xanh (thanh ngưu) nằm nhàn chơi thư thái, lời chú ở đây rõ ràng là sai. Bài thơ Tặng Vương tôn sư của Vu Hộc có câu: “Thanh ngưu miên thụ ảnh, bạch khuyển phệ viên thanh”, thực cũng mang nghĩa này”1. “Thanh ngưu” là loài sâu xanh hay trâu xanh, các nhà chú thích Trung Quốc trước nay có quan điểm không giống nhau. Ở đây Lý Túy Quang phê bình lời chú của Dương Tề Hiền đời Nam Tống trong Lý thi tiên chú. Vương Kỳ đời Thanh trong Lý Bạch thi chú trước tiên dẫn sách Thần tiên truyện, “Lão tử cưỡi xe trâu đi vào nước Tần”, sau đó lại dẫn quan điểm của Dương Tề Hiền, cuối cùng đi đến kết luận: “Thanh ngưu, bạch hạc, chẳng qua chỉ dùng điển của Đạo gia mà thôi, không cần phải sáng tạo trong giải thích như thế.” Ở đây, rõ ràng họ Vương phản đối quan điểm của họ Dương, nhưng Lý Túy Quang sống ở giai đoạn cuối Minh, trước 1 Xem trong Trần Vĩnh Minh ,…(2002), Hàn Quốc thi thoại trung luận Trung Quốc thi tư liệu tuyển túy, Trung Hoa thư cục, tr.12. 64 Vương Kỳ khá xa, cho nên cách chú này chắc chắn là công lao của họ Lý. Vẫn trong Chi Phong loại thuyết mục Thi bình, Lý Túy Quang viết: “Hai câu khởi kết trong bài thơ Phụng Hoàng đài của Lý Bạch hoàn toàn học theo phép thơ của Thôi Hiệu. Cặp câu thứ hai cũng chỉ là những lời mang nội dung hoài cổ bình thường, đồng thời, ý thơ không khác gì đôi câu ngũ ngôn của chính Lý Bạch “Cổ điện Ngô hoa thảo, thâm cung Tấn ỷ la”. Đôi câu thứ ba trong quan hệ với “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ” dường như không có gì liên quan, nhưng câu trên đã viết “giang tự lưu”, ở câu này lại viết “nhị thủy trung phân”, dường như đã lặp. Theo thiển ý của tôi, bài thơ này của Lý Bạch không làm cũng được vậy”2. Đây là lời nhật xét khá gắt gao của Lý Túy Quang về một bài thơ của Lý Bạch. Bài thơ Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng đài của Lý Bạch có nội dung như sau: “Phụng Hoàng đài thượng phụng hoàng du, Phụng khứ đài không giang tự lưu. Ngô cung hoa thảo mai u kính, Tấn đại y quan thành cổ khâu. Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại, Nhị thủy trung phân Bạch Lộ châu. Tổng vị phù vân năng tế nhật, Trường Anh bất kiến sử nhân sầu”3. Còn bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu hầu hết mọi người đã quen thuộc, nay 2 Xem trong Trần Vĩnh Minh ,…(2002), Hàn Quốc thi thoại trung luận Trung Quốc thi tư liệu tuyển túy, Trung Hoa thư cục, tr.14. 3 Dịch nghĩa: Đài Phượng Hoàng cao, chim phượng đến chơi; phượng đi, đài vắng, nước sông trôi. Cung Ngô hoa cỏ chen đường lối, triều Tấn cân đai hóa núi đồi. Ba ngọn núi xanh trời khuất nửa, một vùng Bạch Lộ nước chia đôi. Chỉ vì mây nổi che vầng nhật, chẳng thấy Trường An não dạ người. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc không dẫn lại. Về quan hệ giữa hai bài thơ trên, Phương Hồi trong Doanh Khuê luật tủy cho rằng “cách luật, khí thế của cả hai bài thực khó phân định hơn thua”, Vương Phu Chi trong Đường thi bình tuyển cho rằng “thực đáng là kỳ phùng địch thủ”, Cù Hựu trong Quy điền thi thoại cho rằng, tinh thần “ưu quốc” của thơ Lý ở câu cuối vượt xa với nỗi buồn quê hương trong thơ Thôi,… Thế nhưng, anh em Vương Thế Trinh, Vương Thế Mậu lại cho rằng thơ Lý không bằng thơ Thôi. Trong Nghệ uyển chi ngôn, Vương Thế Trinh viết: “Bài thơ Anh Vũ châu (tức Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng đài) mô phỏng bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, rõ chán. Hai câu “Ngô cung”, “Tấn đại” thực không sánh được với thơ Thôi. Toàn bài luật thi, duy chỉ có hai câu cuối là ổn mà thôi”1. Vương Thế Mậu trong Nghệ Phố hiệt dư viết: “Bất kể lý do gì, hai đôi câu giữa của thơ Lý đều không thể sánh với thơ Thôi, ngay cả đôi câu cuối cũng đáng phải bàn luận. Cụ thể, “nhật mộ hương quan”, hứng mà phú vậy; “phù vật tế nhật”, tỷ mà phú vậy. Cứ từ đây mà suy ra, ba chữ “sử nhân sầu” tuy đồng nhau, nhưng cách dùng của ai thích đáng hơn? “Nhật mộ hương quan”, “yên ba giang thượng”, vốn không khiên cưỡng, đăng lâm nên tự nảy sinh sầu mà thôi, cho nên mới viết “sử nhân sầu”, tức yên ba khiến cho lòng người sầu vậy. Còn “phù vân tế nhật”, không thấy Trường An nên “trục khách” tự sầu mà thôi”.2 1 Xem trong Trần Vĩnh Minh ,…(2002), Hàn Quốc thi thoại trung luận Trung Quốc thi tư liệu tuyển túy, Trung Hoa thư cục, tr.15. 2 Xem trong Trần Vĩnh Minh,…(2002), Hàn Quốc thi thoại trung luận Trung Quốc thi tư liệu tuyển túy, Trung Hoa thư cục, tr.15. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Anh em họ Vương sống trước thời Lý Túy Quang, có thể trứ tác của họ có ảnh hưởng nhất định đến quan điểm của họ Lý, nhưng cách triển khai vấn đề vừa khác biệt vừa sâu sắc, vừa phủ định triệt để của họ Lý, rõ ràng chưa từng xuất hiện trong lý luận phê bình văn học Trung Quốc trước đó. Sách Đông thi tùng thoại bản Khuê Chương các bình thơ Vương Sĩ Trinh viết: “Cặp câu cuối trong thơ tứ tuyệt của Ngư Dương thường viết tự nhiên, không chút gò bó, ví như cặp “Tây phong hốt tống tiêu tiêu vũ, mãn lộ hòe hoa xuất cố quan” (Gió tây hốt thổi đẩy mưa sầu, đầy đường hoa hòe ra quan ải) trong bài thơ Vũ trung độ quan. Cặp câu cuối trong bài thơ Nhạc hạ tác của Vương Ngư Dương viết: “Mãi sơn tùy xứ hiếu, chung nhật luyến thanh huy” (Mua núi đâu cũng thích, cả ngày lưu luyến ánh sáng trời trong trẻo). Lời này tuy tự nhiên bình đạm, không chút đặc biệt, thế nhưng, để công nghiền ngẫm sẽ tự thấy hay”. Những bình phẩm liên quan đến thơ ca Trung Quốc như thế này có thể tìm thấy rất nhiều trong thi thoại Hàn Quốc, đặc biệt chúng đều chưa từng xuất hiện trong điển tịch Trung Quốc. Tóm lại, thi thoại Hàn Quốc là nguồn tư liệu cấp một hết sức quan trọng và cần thiết cho rất nhiều ngành nghiên cứu như: Hàn Quốc học, Thi học so sánh,… Trong bài viết này, do rất nhiều nguyên nhân, tất cả mọi vấn đề chỉ được trình bày một cách hết sức giản lược. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của báo cáo là cả một kho tư liệu đồ sộ, chứa đựng rất nhiều thông tin, nhưng cũng hết sức khó khai thác, vì phần lớn chúng đều được viết bằng chữ Hán theo thể thức văn ngôn. Chúng tôi hy vọng sau bài viết này, sẽ có thật nhiều tác giả tham gia vào công tác nghiên cứu đầy thú vị những cũng hết sức khó khăn này. 65 Nghiªn cøu khoa häc BẢNG KÊ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THI THOẠI HÀN QUỐC Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 66 Tên tác phẩm Phá nhàn tập Bạch Vân tiểu thuyết Bổ nhàn tập Lịch Ông bại thuyết Thanh Khâu phong nhã Đông nhân thi thoại Bút uyển tạp ký Dung Trai tùng thoại Sư hữu danh hành lục Thu giang lãnh thoại Tẩu văn tỏa lục Long Tuyền đàm tịch ký Tư Trai chính ngôn Bại quan tạp ký Thể ý thanh tam tự chú giải Thanh Giang thi thoại Tùng Khê mạn lục Nguyệt Đinh mạn bút Khiển nhàn tạp lục Đông Minh thi thuyết Cấn Ông vưu mặc Tùng Oa tạp thuyết Giao Sơn thi bình Hạc Sơn tiều đàm Tinh Tẩu thi thoại Ngũ Sơn thuyết lâm Văn Thiều mạn lục Phù Khê ký văn Chi Phong loại thuyết Thụy Ẩn thi thoại Tễ Hồ thi thoại Ư Vu dã đàm Hiệu Tần tạp ký Sơn trung độc ngôn Tình song nhuyễn đàm Khê cốc mạn bút Ky Ông mạn bút Học thi chuẩn đích Huyền Châu hoài ân lục Tiềm cốc bút đàm Chung Nam tùng chí Cúc Đường bài ngữ Hồ Cốc thi thoại, Thi bình Tiểu Hoa thi bình Tuần ngũ chí Tác giả Lý Nhân Lão Lý Khuê Báo Thôi Tư Lý Tề Hiền Kim Tông Trực Từ Cư Chánh Từ Cư Chánh Thành Hiện Nam Hiếu Ôn Nam Hiếu Ôn Tào Thân Kim An Lão Kim Chánh Quốc Ngư Thúc Quyền Doãn Xuân Niên Lý Tế Thần Quyền Ứng Nhân Doãn Căn Thọ Thẩm Thọ Khánh Trịnh Đấu Khanh Lý Ký Lý Ký Hứa Quân Hứa Quân Hứa Quân Xa Thiên Lộ Doãn Quốc Phức Kim Thời Nhượng Lý Túy Quang Khương Hàng Lương Khánh Ngộ Lưu Mộng Dần Cao Thượng Nhan Thân Khâm Thân Khâm Trương Duy Trung Hoằng Minh Lý Trực Doãn Tân Chi Kim Dục Kim Đắc Thần Kim Đắc Thần Nam Long Dực Hồng Vạn Tông Hồng Vạn Tông Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Nghiªn cøu khoa häc 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 Thi bình bổ di Quốc triều thi san Thi thoại tùng lâm Tây Phố mạn bút Thủy thôn mạn lục Huyền hồ tỏa đàm Nông Nham tạp thức Nhàn cư mạn lục Hối Ẩn tỏa lục Thứ Am thi bình Tù hải lục Nham Tẩu thi thoại Tả hải bầu đàm Nam thiên nhật lục Chiêu đại phong dao phụ lục thi thoại Lữ Am thi tắc Bằng trắc vận hộ học, Chứng chánh Nhật Bản vận, Đông âm giải Đồn Am thi thoại Đào cốc tạp trứ Hải Ông nhàn lục Đông quốc thi thoại vựng thành Thi thoại vựng thành Nhị tuần lục Tinh Hồ tái thuyết Quy Giản thi thoại Hải Đông thi thoại Hải Đông thi thoại Hải Đông thi thoại Thi thoại loại tụ Xư Hồ tùy lục Chư gia thi thoại tùy lục Tiểu hoa kinh Hải Đông chư gia thi thoại Đông quốc thi thoại Đông quốc thi thoại Thi thoại sao thành Phong Nham tập thoại Bút Uyển tản ngữ Thanh tỳ lục Đông quốc danh hiền sao Thu Trai thi thoại Dương Hải thi thoại Bách gia thi thoại sao Thiềm Tuyền mạn bút Dương Ba đàm uyển Đông nhân luận thi tuyệt cú Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 Hồng Vạn Tông Hứa Quân Hồng Vạn Tông Kim Vạn Trùng Nhâm Phòng Nhâm Cảnh Kim Xương Hợp Trịnh Tái Luân Nam Hạc Minh Thân Tĩnh Hạ Kim Xuân Trạch Kim Xuân Trạch Kim Xuân Trạch Tống Tương Kỳ Thái Bành Dẫn Thân Cảnh Duệ Thẩn Phưởng Thân Phưởng Lý Nghi Hiển Phác Lượng Hán Hồng Trọng Dần Hồng Trọng Dần Cụ Thụ Huân Lý Dực Nam Hy Thái Nam Hy Thái Nam Hy Thái Nam Hy Thái Nam Hy Thái Triệu Đức Nhuận Triệu Đức Nhuận Triệu Đức Nhuận Triệu Đức Nhuận Triệu Đức Nhuận Triệu Đức Nhuận Vãn Oa Liễu Quang Dực Thành Thiệp Lý Đức Mậu Lý Đức Mậu Triệu Tú Tam Phác Chỉ Nguyên Lý Ngọc Nhâm Liêm Nhâm Liêm Thân Vĩ 67 Nghiªn cøu khoa häc 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 Thanh vận thuyết Lý Học Quỳ Lan thất thi thoại Thành Hải Ứng Thi gia điểm đăng Lý Khuê Cảnh Thanh Khâu thi thoại thập di cảo Từ My Nguyễn Đường thi thoại Kim Chánh Hỷ Lục Phàm thi thoại Phác Vĩnh Phụ Vân Song thi thoại Phác Tính Dương Lâm Hạ bút ký Lý Dự Nguyên Thạch Lâm tùy bút Phác Hán Vĩnh Ninh Trai thi thoại Lý Kiện Xương Hồ Sơn thi văn bình Phác Văn Kiểu Phang Sơn thi thoại Doãn Đình Kỳ Đông thi tùng thoại Doãn Đình Kỳ Đông thi tùng thoại Doãn Đình Kỳ Tây kinh thi thoại Kim Tiệm Huấn mông thi thoại Quyền Lỗ Úc Hải Đông thi thoại Kim Mỗ Thị Văn chương tạp bình Phác Cầm Hiên Thanh Khâu thi bình Phác Cầm Hiên Nhật đắc lục Chính Tổ Tuyên Hoàng đế Thiên Hỷ Đường thi thoại Thân Thái Hạo Độc quốc triều chư gia thi Hoàng Huyền Triều Tiên cổ kim thi thoại Kim Viên Căn Đông thi thoại Hà Khiêm Trấn Thanh Khâu vận bát Hà Khiêm Trấn Thi lâm tùng thoại Hà Khiêm Trấn Di tự thi thoại Hà Khiêm Trấn Cổ kim thi thoại Hà Khiêm Trấn Đông Dương thi học nguyên lưu Hà Khiêm Trấn Tứ gia phẩm tự, Phẩm tắc sao, Ấn Trịnh Dung Lạc phẩm Ngọc Lưu sơn trang thi thoại Lý Gia Nguyên Nguồn: Triệu Chung Nghiệp, Hàn Quốc thi thoại tùng biên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Vĩnh Minh 陈永明,…(2002), Hàn 4. Trương Bá Vĩ 张伯伟 (2007), Đông Á Hán Quốc thi thoại trung luận Trung Quốc thi tư liệu tịch nghiên cứu luận tập (东亚汉 籍研究论 tuyển túy(韩国诗话中论中国诗资料选萃), 集), Đài Loan đại học xuất bản trung tâm. Trung Hoa thư cục. 5. Lý Nham 李岩 (1998), Trung Hàn văn học 2. Triệu Chung Nghiệp 赵 锺 业 biên tập quan hệ sử luận(中韩文学关系史论), Xã hội (1996), Hàn Quốc thi thoại tùng biên(韩国诗 khoa học Văn hiến xuất bản xã. 话丛编), Thái Học xã ấn ảnh. 6. Kim Đài Tuấn 金台俊 (1996), Triều Tiên 3. Lý Mai Hoa 李梅花 (2005), Nghiên cứu Hán văn học sử (朝鲜汉文学史) , Xã hội giao lưu văn hóa Tống, Cao Ly, Nhật từ thế kỷ X khoa học Văn hiến xuất bản xã. đến thế kỷ XIII(10-13 世纪宋丽日文化交流 研究), Hoa Linh xuất bản xã. 68 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 7(161) 7-2014 [...]... Qu Lan tht thi thoi Thnh Hi ng Thi gia im ng Lý Khuờ Cnh Thanh Khõu thi thoi thp di co T My Nguyn ng thi thoi Kim Chỏnh H Lc Phm thi thoi Phỏc Vnh Ph Võn Song thi thoi Phỏc Tớnh Dng Lõm H bỳt ký Lý D Nguyờn Thch Lõm tựy bỳt Phỏc Hỏn Vnh Ninh Trai thi thoi Lý Kin Xng H Sn thi vn bỡnh Phỏc Vn Kiu Phang Sn thi thoi Doón ỡnh K ụng thi tựng thoi Doón ỡnh K ụng thi tựng thoi Doón ỡnh K Tõy kinh thi thoi Kim... Hun mụng thi thoi Quyn L c Hi ụng thi thoi Kim M Th Vn chng tp bỡnh Phỏc Cm Hiờn Thanh Khõu thi bỡnh Phỏc Cm Hiờn Nht c lc Chớnh T Tuyờn Hong Thi n H ng thi thoi Thõn Thỏi Ho c quc triu ch gia thi Hong Huyn Triu Tiờn c kim thi thoi Kim Viờn Cn ụng thi thoi H Khiờm Trn Thanh Khõu vn bỏt H Khiờm Trn Thi lõm tựng thoi H Khiờm Trn Di t thi thoi H Khiờm Trn C kim thi thoi H Khiờm Trn ụng Dng thi hc nguyờn... Ngc Lu sn trang thi thoi Lý Gia Nguyờn Ngun: Triu Chung Nghip, Hn Quc thi thoi tựng biờn TI LIU THAM KHO 1 Trn Vnh Minh ,(2002), Hn 4 Trng Bỏ V (2007), ụng Hỏn Quc thi thoi trung lun Trung Quc thi t liu tch nghiờn cu lun tp tuyn tỳy, , i Loan i hc xut bn trung tõm Trung Hoa th cc 5 Lý Nham (1998), Trung Hn vn hc 2 Triu Chung Nghip biờn tp quan h s lun, Xó hi (1996), Hn Quc thi thoi tựng biờn

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w